Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường.
Bình Dương, sau 36 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Song hành với những tác động tích cực từ quá trình phát triển công nghiệp và KCN của Bình Dương trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Bình Dương và sức khỏe cộng đồng.
Qua con số thống kê, hàng ngày Bình Dương đổ ra môi trường khoảng 633 tấn CTR đô thị và 883 CTR công nghiệp. CTR công nghiệp và CTNH xuất hiện gần như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nhưng hiện chỉ có khoảng 15,3% khối lượng CTR công nghiệp và CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định. Một con số quá thấp và câu hỏi đặt ra là con số 84,7% còn lại được thu gom, vận chuyển và xử lý như thế nào? Và hiện tại chỉ có các doanh nghiệp lớn hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 mới quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, con số này chỉ chiếm khoảng 14,5% số qoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh [11]
Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Bình Dương hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Các chất thải nguy hại không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Chính vì những lý do đó mà tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nguy hại và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề ra các giải pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Dương.
2.2. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án:
· Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn nguy hại và cách thức quản lý hiện nay của tỉnh Bình Dương.
· Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
· Phân tích các bên liên quan đến việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh.
· Tính toán và dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh của tỉnh Bình Dương trong tương lai.
· Đề xuất các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm:
1) Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2) Các bên liên quan nào liên quan đến quản lý CTRCNNH và đánh giá hiệu quả chính sách quản lý CTRCNNH ở Bình Dương.
3) Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ở tỉnh Bình Dương.
4) Xây dựng các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu:
· Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài
· Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến CTRCNNH
· Thu thập các tài liệu về tỉnh Bình Dương
+ Bản đồ phân bố dân cư và các KCN
+ Các đặc điểm về địa hình, kinh tế, xã hội, các hoạt động công nghiệp
+ Tài liệu về những định hướng phát triển, các chính sách về CTRCNNH trong tương lai của tỉnh
+ Các dự án hiện tại và tương lai của tỉnh
+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực
+ Tình trạng CTRCNNH hiện nay ở Bình Dương
+ Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCNNH
+ Danh mục các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề hoạt động trong các KCN của tỉnh
+ Các cơ quan, đối tượng liên quan đến CTRCNNH
4.2. Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA).
SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác. Gồm các bước:
− Bước 1: Xác định mục tiêu dự án, phạm vi dự án
− Bước 2: Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ (tích cực hay tiêu cực trong dự án)
− Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan.
Qua đó ta có thể đặt ra các câu hỏi dưới đây để đánh giá ảnh hưởng và tác động của từng bên có liên quan và tìm ra sách lược phối hợp:
+ Ai có trách nhiệm trực tiếp đến quyết định hay vấn đề quan trọng của dự án?
+ Ai giữ vị trí có trách nhiệm trong tổ chức được hưởng lợi?
+ Ai có ảnh hưởng trong vùng dự án (cả về địa lý và lĩnh vực dự án)
+ Ai sẽ bị dự án tác động?
+ Ai sẽ ủng hộ dự án, khi họ được tham gia?
+ Ai sẽ phản đối dự án nếu họ không được tham gia?
+ Ai đã được tham dự (về lĩnh vực cũng như về địa lý) trong quá khứ?
+ Ai đến bây giờ chưa được tham gia nhưng cần tham gia?
− Bước 4: Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất
4.3. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải.
· Phương pháp xây dựng hệ số phát thải: thu thập tài liệu, tìm kiếm các hệ số phát thải của các nước, trong WHO, trong các nghiên cứu đã qua.
· Phương pháp tính toán lượng CTRCNNH: Sử dụng mô hình toán để dự báo tốc độ phát sinh CTRCNNH tỉnh Bình Dương. Dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp số cộng):
xấp xỉ nhau (i= z n).
Mô hình dự báo theo phương trình:
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân
L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3, năm)
5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài:
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và quản lý CTRCNNH dựa trên các dữ liệu có cơ sở khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở dự báo khối lượng CTRCNNH phát sinh trong tương lai, xây dựng các giải pháp quản lý và kiểm soát CTRCNNH trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vượt bậc, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp khá cao. Cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất đã dẫn đến một lượng lớn rác thải được thải ra môi trường nhất là CTRCNNH. Đã đặt ra vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát, bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy đề tài này sẽ góp phần giải quyết vấn đề quản lý CTRCNNH cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.3. Tính mới của đề tài:
− Đánh giá được thực trạng xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH ở tỉnh Bình Dương từ trước đến nay.
− Dự báo được tình hình CTRCNNH của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 dựa vào hệ số phát thải.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
− Đề tài chỉ xét đến hiện trạng CTRCNNH, dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025.
− Địa điểm: các KCN tỉnh Bình Dương
− Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011.
7. Tổng quan về các nghiên cứu đã qua:
Vấn đề quản lý, thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại đã được quan tâm và giải quyết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan
Tại Việt Nam, vấn đề CTRCNNH cũng đã được Chính phủ và các nhà nghiên cứu môi trường rất quan tâm trong thời gian gần đây. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là nơi có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Vùng KTTĐ phía Nam hiện chiếm tới 40% GDP cả nước, trở thành vùng KTTĐ mạnh nhất nước. Vì đây là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, CTRCNNH đã được nghiên cứu qua các đề tài như:
· Năm 2007, tác giả Nguyễn Xuân Trường đã thực hiện chuyên đề: “Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Trong báo cáo này, tác giả thu thập số sẵn có ở các địa phương và điều tra bổ sung từ các nhà máy của 10 ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến hành xử lý số liệu và xây dựng hệ số phát thải trung bình từ hệ số phát thải của từng nhà máy trên. Qua đó tác giả đã xây dựng được 3 loại hệ số phát thải: (1) khối lượng chất thải rắn(kg)/ đơn vị sản phẩm, (2) khối lượng chất thải (kg)/ số lượng công nhân, (3) khối lượng chất thải (kg)/ đơn vị diện tích giúp cho quá trình tính toán lượng CTR dễ dàng hơn.
· Tác giả Huỳnh Thị Ánh Mai với đề tài:“Nghiên cứu và phát triển các biện pháp khả thi để tái chế, tái sử dụng CTRCN và CTRCNNH tại Tp.HCM đến năm 2010” đã cho thấy cái nhìn về hiện trạng hệ thống quản lý, kiểm cũng như các biện pháp đang được áp dụng cho việc tái chế và sử dụng soát CTRCN và CTRCNNH tại các cơ sở trên địa bàn Tp. HCM. Đồng thời đưa ra các công nghệ, các biện pháp kỹ thuật thích hợp và khả thi phù hợp với điều kiện Tp. HCM để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu CTRCN – CTRCNNH.
· Tác giả Đoàn Vũ Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại KCX Tân Thuận”. Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu từ các công ty, cơ sở sản xuất tại KCX Tân Thuận. Qua đó cho thấy hiện trạng CTRCN, hiện trạng quản lý CTRCN và đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài. Với tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp nhanh chóng và xếp vị trí thứ 3 trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam sau Tp.HCM, Đồng Nai thì vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt lên hàng đầu nhất là CTRCNNH & CTRCNNH. Do đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến CTRCNNH & CTRCNNH như:
· Tác giả Nguyễn Văn Phước với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề** xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương.
· Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình dịch vụ nhằm thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu”. Trong đề tài này tác giả đã thu thập số liệu thực tế cho thấy hiện trạng quản lý và xử lý CTRCN, CTRCNNH. Tìm hiểu nghiên cứu các công nghệ xử lý CTRCNNH từ nhiều nguồn và đã đưa ra mô hình thu gom xử lý CTRCN, CTRCNNH phù hợp với 4 tỉnh quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
· Năm 2007, tác giả Lê Thùy Trang với nghiên cứu “Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng được hệ số phát thải, hàm phát sinh của các ngành công nghiệp điển hình ở tỉnh Bình Dương. Đồng thời dự báo được thành phần khối lượng CTRCNNH và đề ra các biện pháp quản lý CTRCNNH đến năm 2020.
· Tác giả Nguyễn Thanh Phong với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chomn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương.
· Tác giả Đỗ Diệu Hằng với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại tại chi nhánh 3 - Công ty thuốc sát trùng Việt Nam huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương”, 2005, đã cho thấy được tình hình phát sinh và xử lý CTRCNNH từ các hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại chi nhánh 3, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý CTRCNNH tại chi nhánh 3 công ty thuốc sát trùng Việt Nam từ thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRCNNH đến xử lý CTRCNNH bằng lò đốt.
Các nghiên cứu trên góp phần giúp cho ta thấy được hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hoặc chất thải rắn nguy hại của một khu vực nào đó và các phương pháp quản lý thích hợp để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại gây ra. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa cho ta thấy được cái nhìn tổng quan về hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn của tỉnh, việc quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả tốt và hiện nay vấn đề ô nhiễm do CTRCNNH gây ra vẫn đang diễn ra, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà quản lý.
Để bổ sung vào các vấn đề còn hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương hiện nay như thế nào? Bằng cách nào để quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại tại Bình Dương đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường? Để trả lời các câu hỏi đó, trong đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết các vấn đề sau:
a. Hiện trạng chất thải nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao?
b. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao?
c. Các bên liên quan nào liên quan trong quản lý CTRCNNH trên đại bàn tỉnh?
d. Khối lượng chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đến năm 2025 sẽ như thế nào?
e. Làm thế nào để quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đạt kết quả tốt nhất
123 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường do hậu quả của việc phân lọai và tồn trữ trên.
Các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH:
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước & Môi trường Bình Dương (KLH xử lý CTR Nam Bình Dương)
Đây là Dự án xây dựng KLH theo mô hình xử lý chất thải hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các công đoạn của quá trình xử lý chất thải từ phân loại, tái chế, xử lý hóa lý, đốt – tiêu hủy và chôn lấp an toàn.
Các loại CTNH dạng rắn, bùn như: các loại than đá, hắc ín thải, hóa chất thải, các chất hấp thụ và bả lọc thải… được đóng kiện vào bao bì chuyên dụng, vận chuyển bằng xe tải thùng kín chuyên dụng, xe cẩu có phủ bạt…
CTNH sau khi được thu gom và vận chuyển về kho lưu trữ của khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. Tại đây chất thải sẽ được đội ngũ nhân viên thí nghiệm của Xí nghiệp đánh giá sơ bộ tính chất vật lý, hóa học, sinh học, độ phóng xạ. Sau đó được phân loại và tùy vào tính chất của từng loại chất thải mà đem đi xử lý bằng các biện pháp thích hợp như: đột, tiêu hủy, chôn lấp an toàn, xử lý hóa lý,…
Kho lưu trữ dùng để tiếp nhận và lưu chứa chất thải công nghiệp được thiết kế cho cả hai dạng chất thải cò bao bì và không có bao bì, có mái che, tường bao quanh, hệ htống thoát nước có lắp đặt các máy bơm để bơm nước mưa và nước vệ sinh công nghiệp đến khu xử lý nước thải. Nhu cầu về kho bãi lưu chứa chất thải công nghiệp được thiết kế đảm bảo có thể lưu chứa chất thải từ 7 -14 ngày.
Công ty TNHH TM – DV và xử lý môi trường Thái Thành
Công nghệ xử lý hiện nay của công ty chỉ bao gồm 1 lò đốt với công suất 200kg/h, phần còn lại của công nghệ chú trọng đến việc thu hồi các phế liệu có giá trị tái chế, tái sử dụng, Thực tế lượng chất thải xử lý trong 6 tháng qua không vượt ngưỡng 200 kg/ngày
Công ty TNH H TM – DV môi trường Việt Xanh
Chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại các loại được trang bị trên 30 xe vận chuyển (Trong tải 1 Tấn đến 11 tấn, xe bồn, xe đông lạnh, xe thùng kín).
CTRCNNH được xử lý bởi những quy trình công nghệ xử lý hiện tại như đốt, xay nghiền, ép… Công ty còn chú trọng thu hồi dung môi và chì, nhưng chưa tận dụng nguồn bùn công nghiệp có hàm lượng hữu cơ cao để sản xuất phân bón. Ngoài ra công ty còn kết hợp thu gom chất thải của các tỉnh thành khác nên thực tế lượng chất thải thu gom và xử lý cho địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ đạt 4,082 tấn/ngày.
Quy trình vận hành xử lý CTNH của các đơn vị xử lý CTRCN và CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
Hình 3.4. Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương: công suất xử lý P = 415,6 tấn/tháng (13,853 tấn/ngày) bao gồm CTRCN và CTNH
Bao bì nhựa
Phân loại
Chôn lấp hợp vệ sinh
Chất thải
Phân loại
Chất thải sinh hoạt (6,1154 tấn/ngày)
Nhựa, giấy, kim loại
CTR
Dung môi thải
Dầu nhớt thải
Hóa chất lỏng thải
(7,35 tấn/ngày)
Bùn (3,73tấn/ngày)
Nước thải (16,6m3/tháng )
Hệ thống xử lý nước thải
Bùn
Đốt
Chôn lấp an toàn
Tro (22,05 tấn/tháng)
Hóa rắn
Lưu kho
Rửa
Tái sử dụng để chứa CT
Băm, nghiền
Hạt nhựa thứ phẩm
Làm bình, chậu hoa, xô nhựa…
Bán
Bán
Bán đơn vị thu mua tái chế
Nhựa các loại
Giấy, kim loại
Bao bì, nhựa không dính (CTNH)
Bao bì, nhựa dính (CTNH)
Thùng, can nhựa
Không dính (CTNH)
Dính (CTNH)
CTR (4,5tấn/tháng)
Bùn (0,33tấn/tháng)
Lỏng (0,77tấn/tháng)
Giấy không dính chất thải
Kim loại
Nhựa và bao bì
Thùng, can nhựa
Rửa
Bán cho đơn vị thu mua
Tái chế, tái sinh, tái sử dụng làm thùng chứa
Chất thải
Phân loại
+ mạt cưa
Hình 3.5. Công ty TNHHTM và xử lý môi trường Thái Thành (Công suất 5,6 tấn/tháng tương đương 0,187 tấn/ngày)Đốt
Tro
Hóa rắn
Lưu kho
Hình 3.6. Công ty TNHHTM – DV Môi trường Việt (công suất 500 tấn/tháng tương đương 16,67 tấn/ngày)
Chất thải
Thu hồi, tái sử dụng
Chưng cất
Bao bì nhựa không dính
Phân loại
Hệ thống xử lý nước thải
Bùn
Đốt
Chôn lấp an toàn
Tro
Hóa rắn
Lưu kho
CTR các loại
Thùng, can , nhựa các loại
Chất thải lỏng (Dung môi, Dầu nhớt)
Bùn thải
Nước thải
Rửa
Tái sử dụng để chứa CT
Băm, nghiền
Hạt nhựa thứ phẩm
Làm bình, chậu hoa, xô nhựa…
Bán
Bán
Bán đơn vị thu mua tái chế
Nhựa các loại
Kim loại
Bao bì, nhựa không dính (CTNH)
Bao bì, nhựa dính (CTNH)
Thùng, can nhựa
Không dính (CTNH)
Tim
Chất thải
Phân loại
Giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất, bao bì dính chất thải
Các bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH
Cộng đồng sống gần bãi chôn lấp:
Ô nhiễm môi trường tại nước ta đã và đang gia tăng mứa độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm. Chất thải rắn đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp. Trong đó, các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt.
Trong điều kiện đa dạng sinh học, bất kỳ bãi chôn lấp chất thải là việc loại bỏ sau đó của một số từ 30 đến 300 loài (vi sinh dân số của đất không bao gồm) trên mỗi ha khu vực dự định tổ chức một bãi rác.
Vì vậy, cộng đồng sống gần các bãi chôn lấp rác thường mắc các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn v.v... Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải. Ngoài ra còn mắc các dị tật bẩm sinh, một số loại bệnh ung thư, thiếu cân, đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da,… do loại chất thải rắn gây ra.
Cộng đồng dân cư làm nghề bới rác bãi chôn lấp rác là nơi mang nhiều mối nguy hiểm cao. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của những người tham gia bới rác.
Ngoài ra, các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mĩ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.
Dân cư sống gần các làng nghề, các khu công nghiệp, gần nguồn nước sông:
Khi các KCN không đảm bảo được đầu ra theo đúng tiêu chuẩn như: khói bụi, mùi hôi, chất lượng nước thải khi xả thải không đạt chuẩn….Thì khi cộng đồng dân cư sống gần các KCN tiếp xúc lâu ngày, chất thải nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính, có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền.
Biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau:
Biểu hiện ở đường tiêu hoá: tăng tiết nước bọt hay khô miệng, kích thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da,
Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi,
Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, truỵ mạch, ngừng tim,
Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt/
Rối loạn bài tiết: vô niệu
Công nhân trong các nhà máy sản xuất có CTNH:
Các nhà máy sản xuất hoá chất, điện tử, dệt nhuộm….thì nguy cơ cháy nổ xảy ra là rất cao do sự các sự cố về kỹ thuật xảy ra. Khi sự cố cháy, nổ xảy ra con người dễ bị phỏng do nhiệt độ cao, gây tổ thương da, làm mất oxy gây ngạt, có thể dẫn đến tử vong đối với con người và động vật. Ngoài ra, cháy làm phá huỷ vật liệu dẫn đến phá huỷ công trình. Một số chất dễ cháy hay sản phẩm sinh ra từ quá trình cháy là chất độc nên gây ô nhiễm môi trường khí, nước, đất.
Các nhà máy có các CTRCNNH là các hoá chất gây phản ứng hoá học, các loại hoá chất này có thể đi qua cơ thể con người theo 3 đường: hô hấp, da, tiêu hoá và công nhân khi tiếp xúc lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như ảnh hưởng đến phổi và mặt, cháy da, dị ứng….
Tóm lại: CTNH có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng ở mức độ khó lường trước nếu không được quản lý, xử lý hợp lý. Và để làm giảm thiểu các tác hại do CTNH gây ra, chúng ta có thể kiểm soát đầu vào và đầu ra của các dòng nguyên nhiên liệu, phân loại chất thải tại nguồn, áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng các KCN sinh thái, tách khu dân cư và KCN riêng biệt…..
Chương IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để đạt được những hiệu quả tốt trong công tác quản lý CTRCNNH trong chương này trình bày:
Đề xuất các quy trình quản lý CTRCNNH
Đề xuất các biện pháp an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và quản lý CTRCNNH
Đề xuất các biện pháp hộ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH
Chương IV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG
Kế hoạch quản lý CTRCNNH cho tỉnh Bình Dương
Mục tiêu môi trường
Đáp ứng định hướng lâu dài theo chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh, quy hoạch kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2025.
Hoàn thiện hệ thống quản lý hành chánh và kỹ thuật CTNH về cơ cấu tổ chức và nhân sự theo hướng hiện đại hóa,
Hoàn thiện các văn bản pháp lý hỗ trợ, hệ thống giám sát, kiểm tra, xử phạt trong hoạt động quản lý CTNH
Nâng cao khả năng phân loại, giảm thiểu tại nguồn, thu gom, xử lý CTNH,
Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý CTNH về trình độ quản lý và chuyên môn.
Mục tiêu xã hội
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vệ sinh CTRCN - CTNH, Hướng tới mục tiêu doanh nghiệp tự nguyện, tích cực tham gia bảo vệ môi trường cùng Nhà nước; Bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường đô thị trở thành hành vi không thể thiếu được đối với toàn bộ công đồng doanh nghiệp.
Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN – CTNH.
Xã hội (người trả tiền dịch vụ) chấp nhận, hài lòng với chất lượng dịch vụ và các sản phẩm có liên quan đến quản lý CTRCN, CTNH cung cấp từ các đơn vị công ích, các đơn vị cung ứng dịch vụ khác.
Đề xuất quy trình quản lý CTRCNNH
Toàn bộ hệ thống thu gom và vận chuyển CTR CN/CTNH từ các KCN đến các khu xử lý trải qua nhiều giai đoạn: Chất thải từ các nhà máy → thu gom → xe vận chuyển → các khu xử lý. Mỗi một giai đoạn như vậy cần có sự quản lý phù hợp của các cấp có thẩm quyền và các cơ quan có chức năng đảm trách.
Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN và CTNH trên địa bàn Tỉnh Bình Dương được đề xuất như sau:
Hình 4.1. Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTNH
Thuyết minh:
Chủ nguồn thải (các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất) phải tiến hành lưu trữ và phân loại CTRCN và CTNH tại nguồn, đồng thời có trách nhiệm giao CTR CN/CTNH cho xe thu gom kèm theo đầy đủ các chứng từ cần thiết.
Đơn vị thu gom/ vận chuyển có thể do công ty dịch vụ công ích hoặc các công ty tư nhân đấu thầu để đảm trách thực hiện công tác này và chịu sự quản lý của Sở Tài nguyên Môi trường. Sau khi tiến hành thu gom CTRCN, CTNH từ các nhà máy, phải thực hiện lưu kho, phân loại (đối với đơn vị không có chức năng vận chuyển phải hợp đồng với đơn vị vận chuyển), vận chuyển CTRCN-CTNH đi xử lý.
Đối với chất thải rắn công nghiệp có thể tái sinh tái chế, các doanh nghiệp có thể tự hợp đồng với các đơn vị tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển.
CTRCN không còn giá trị tái sinh tái chế và CTNH được vận chuyển theo lộ trình và lịch trình đã đề ra và thường xuyên liên lạc thông tin dữ liệu với cấp quản lý, CTRCN và CTNH phải được thu gom và vận chuyển riêng biệt.
Đối với các nhà máy nằm ngoài KCN, biện pháp quản lý CTRCN hoàn toàn tương tự nhưng phần CTR cần xử lý sẽ chuyển trực tiếp đến khu xử lý thông qua các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển.
Đối với các làng nghề sản xuất có phát sinh CTNH, cần hợp đồng với đơn vị thu gom để được thu gom và xử lý theo đúng quy định như đối với CTRCN.
Khi đến khu xử lý, CTRCN/CTNH sẽ được giao lại cho khu xử lý với đầy đủ chứng từ có liên quan.
Ưu điểm:
Phương án này thể hiện sự phân công trách nhiệm và chủ trương xã hội hóa để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia,
Phù hợp với các KCN đã hình thành
Các cơ sở có nhiều đầu mối để chuyển giao CTRCN, CTNH nên có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất
Góp phần làm gia tăng chất lượng dịch vụ do có sự cạnh tranh
Nhược điểm:
Đòi hỏi cơ quan QLNN phải tập trung nhiều nguồn lực để quản lý, kiểm tra, giám sát
Khó kiểm soát đối với các CSSX nhỏ lẻ nằm ngoài KCN
Sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong quản lý kỹ thuật CTNH dễ làm cho hệ thống bị xé vụn, vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước
Có thể xuất hiện hình thức cạnh tranh tiêu cực giữa các đơn vị dịch vụ thu gom
Phân công trách nhiệm:
Chủ nguồn thải:
Chịu trách nhiệm thu gom, lưu trữ CTRCN và CTNH tại nguồn (phải có kho lưu trữ tại cơ sở)
Tiến hành phân loại thành phần chất thải theo quy định, đồng thời phải có cán bộ phụ trách về vấn đề môi trường và quản lý quá trình phân loại chất thải,
Có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRCN, CTNH,
Đơn vị thu gom, vận chuyển:
Phải có chứng từ đăng ký thu gom / xử lý CTRCN và CTNH
Đối với những đơn vị chỉ thu gom nhưng không có chức năng xử lý CTRCN, CTNH, phải có nhà kho lưu giữ chất thải tạm thời hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý,
Có nhiệm vụ vạch tuyến thu gom và sắp xếp thời gian vận chuyển CTRCN, CTNH,
Xe thu gom phải được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom CTRCN và CTNH, đồng thời phải có các biện pháp ứng phó sự cố trên đường vận chuyển (PCCC, chất hấp phụ …)
Mỗi xe thu gom phải đảm bảo có ít nhất 2 người: 1 tài xế và 1 nhân viên, Nhân viên tham gia công tác thu gom vận chuyển CTRCN và CTNH phải được đào tạo các quy định về vận chuyển và ứng phó các sự cố liên quan đến CTNH,
Phải có đầy đủ thiết bị thu gom, phù hợp với từng loại chất thải riêng biệt, CTNH phải được thu gom riêng,
Các quy định an toàn trong việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTNH:
Khi vận chuyển CTNH, phương tiện vận tải cần phải được gắn dấu hiệu cảnh báo có nội dung và hình thức phù hợp với tính chất, đặc tính của từng loại CTNH để thông báo rằng đang chuyên chở CTNH, Các dấu hiệu cảnh báo được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý CTNH,
Vận chuyển CTNH đã được đóng gói:
Các loại phương tiện để vận tải: xe tải và xe tải nhỏ có thùng (Box van), xe tải có thành (Flatbed truck), xe tải container tiêu chuẩn (Container truck),
Nếu sử dụng xe tải có thành để vận chuyển CTNH đã được đóng gói sẵn thì xe phải được che phủ bằng vải nhựa hay vải bạt không thấm nước khi trên xe đã chất hàng, khi đổ, hay khi vận chuyển,
Các thiết bị dụng cụ trợ giúp cho việc xếp dỡ, lên xuống phương tiện, di chuyển các thùng CTNH phải được trang bị cùng phương tiện vận tải, Các thiết bị này phải phù hợp, không gây hư hỏng cho thùng chứa CTNH khi thao tác,
Vận chuyển CTNH rắn, để rời:
Các loại phương tiện để vận chuyển: xe tải container tiêu chuẩn (Container truck), xe thu gom chất thải chuyên dụng (Skip truck), xe ben (Tipping truck),
Xe container tiêu chuẩn được sử dụng để vận chuyển loại CTNH này phải được thiết kế sao cho CTNH chứa trong được an toàn, không bị rơi vãi khi nâng hạ, khi chuyên chở và khi dỡ container khỏi xe, Nếu container là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa,
Xe thu gom chất thải chuyên dụng: xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho chất thải được chứa an toàn, không rơi vãi khi vận chuyển, Nếu xe là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa,
Xe ben: thùng xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho CTNH chứa được an toàn và không bị rơi vãi trong khi vận chuyển, Chất ghải trên xe phải được phủ bạt hoặc vải nhựa không thấm nước trong quá trình vận chuyển,
Vận chuyển CTNH lỏng, dễ cháy:
Mọi phương tiện vận tải và các thiết bị trợ giúp kèm theo dùng vận chuyển CTNH lỏng dễ cháy phải được thiết kế, cấu tạo và bảo vệ sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường không gây ra nguồn phát sinh tia lửa hay nguồn nhiệt và hạn chế được đến mức thấp nhất việc phát sinh sự cố,
Đơn vị xử lý:
Phải có chứng từ đăng ký xử lý CTRCN, CTNH,
Phải ký hợp đồng trực tiếp với chủ nguồn thải / đơn vị thu gom vận chuyển,
Hợp đồng với đơn vị tiêu hủy để giải quyết phần bùn tro không thể xử lý / tái chế,
Đầu tư các công nghệ xử lý CTNH phù hợp,
Đào tạo công nhân vận hành theo quy mô công suất, loại chất thải tiếp nhận xử lý,
Trang bị đầy đủ trang thiết bị đáp ứng nhu cầu xử lý CTRCN và CTNH, Phải có một bộ tài liệu ghi chi tiết chất thải gì được lưu giữ, lưu giữ ở đâu, ,,, Bộ tài liệu này phải được bảo quản và cập nhật số liệu, luôn sẵn sàng để những người có trách nhiệm có thể xem được ngay, hoặc sẵn sàng khi có yêu cầu phục vụ cho giải quyết sự cố khẩn cấp,
Đơn vị tiêu hủy:
Phải có chứng từ đăng ký tiêu hủy CTRCN, CTNH
Vị trí bố trí tiêu hủy chất thải phải nằm trong quy hoạch của Tỉnh (nếu thuộc phạm vi địa bàn Tỉnh),
Đầu tư máy móc, thiết bị để tiêu hủy chất thải CTRCN, CTNH theo đúng quy định,
Phải quy hoạch và xây dựng kế hoạch chôn lấp chất thải,
Kho lưu trữ tạm thời chờ chôn lấp
Xử lý đóng rắn chất thải trước khi chôn lấp
Đầu tư xây dựng các ô chôn lấp chất thải
Thực hiện chôn lấp chất thải theo đúng quy định (Quyết định số 27/2004/QĐ-BXD ngày 9/11/2004 về việc ban hành TCXDVN 320:2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế”)
Xây dựng kế hoạch quản lý BCL và thu gom xử lý nước rỉ rác, đồng thời xây dựng.
Đề xuất các biện pháp an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và quản lý CTRCNNH
Quản lý CTRCNNH
Quản lý CTRCNNH là một quy trình kiểm soát bắt đầu từ quá trình phát sinh CTRCNNH đến quá trình xử lý và cuối cùng là thải bỏ (chôn lấp). Xu hướng hiện nay là thực hiện mọi cách giảm thiểu lượng CTRCNNH phát sinh và giảm thiểu tính độc của chất thải.
Tuy nhiên vẫn luôn luôn tồn tại một lượng chất thải chủ yếu là từ quá trình sản xuất của con người. Do đó việc xử lý và thải bỏ cuối cùng Chất thải nguy hại vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tránh các tác động nguy hại của chất thải đến con người và môi trường.
Theo thứ tự ưu tiên, một Hệ thống Quản lý Chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
Giảm thiểu chất thải tại nguồn
Thu gom lưu giữ và vận chuyển chất thải nguy hại
Tái sinh, tái sử dụng
Xử lý
Chôn lấp
Giảm thiểu chất thải tại nguồn
Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng chất thải hay độc tính của Chất thải nguy hại (Sản xuất sạch hơn).
Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kì chất thải nguy hại nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa ra môi trường. Thông thường, có hai biện pháp chính để giảm thiểu chất thải tại nguồn. Để giảm thiểu CTRCNNH ta cần:
Cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất: Công tác này nhằm giảm thiểu tối đa việc hình thành các sản phẩm lỗi và có thể giảm đáng kể các nguyên phụ liệu dư thừa không cần thiết. Các công tác chủ yếu trong cải tiến quản lý và vận hành sản xuất bao gồm:
Quản lý và lưu trữ nguyên vật liệu và sản phẩm
Cải tiến về điều độ sản xuất
Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn
Tách riêng ác dòng chất thải
Huấn luyện nhân sự
Thay đổi quá trình sản xuất: Nhằm mục đích giảm thải các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất đây là hình thức giảm thiểu chất thải được xem là íat toán kém nhất. Các hình thức thay đổi quá trình sản xuất bao gồm:
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Thay đổi về kỹ thuật/ công nghệ: Cải tiến quy trình sản xuất ; Điều chỉnh các thông số vận hành; Cải tiến về máy móc thiết bị; Tự động hoá máy móc thiết bị
Thu gom, lưu giữ và vận chuyển Chất Thải Nguy Hại
Thu gom, đóng gói và dán nhãn chất thải nguy hại Quy trình này rất quan trọng đối với quá trình công nghệ xử lý sau này, cũng như trong an toàn vận chuyển và lưu giữ. Việc thu gom đóng gói sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nổ, gây độc cho các quá trình tiếp theo như lưu giữ và vận chuyển và nhận diện chất thải nguy hại.
Thu gom đóng gói thường được thực hiện bởi chủ nguồn thải, có thể tận dụng bao bì nguyên liệu, hoặc các loại bao bì khác đảm bảo chất lượng bảo quản
Việc dán nhãn Chất thải nguy hại được quy định rất kỹ theo TCVN 6706, 6707-2000 bao gồm các loại nhãn báo nguy hiểm và các loại nhãn chỉ dẫn bảo quản.
Lưu giữ Chất thải nguy hại
Việc lưu giữ Chất thải nguy hại tại nguồn hay tại nơi tập trung chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết. Trong quá trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm:
Lựa chọn vị trí kho lưu giữ
Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu giữ
Vấn đề khi phải lưu trữ ngoài trời
Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu giữ
Bố trí trong kho lưu giữ
Công tác an toàn vệ sinh
Vận chuyển chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được vận chuyển từ nơi lưu giữ đến nơi xử lý là việc không thể tránh khỏi. Do đó việc quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển là đảm bảo tính an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển.
Quy trình vận chuyển có thể thực hiện bằng các hình thức sau:
Vận chuyển bằng đường bộ
Vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển bằng đường thủy
Lộ trình vận chuyển phải thực hiện sao cho ngắn nhất tránh tối đa các sự cố giao thông vàtránh các sự cố ô nhiễm môi trường trên đường đi, và rút ngắn tối đa lượng thời gian nếu có thể.
Tái sinh, tái chế CTNH
Để có thể tận dụng tối đa các nguồn nguyên vật liệu cũng như hạn chế các loại chất thải phát sinh, người ta thường chọn biện pháp tái sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên vấn đề tái sinh nếu không được kiểm soát kỹ sẽ gây ra các tác động xấu đến môi trường và con người không thể lường trước được.
Từ việc xem xét khả năng gây rủi ro do các hoạt động tái chế, tái sinh chất thải mà các hình thức tái sinh chất thải nguy hại được sắp xếp ưu tiên như sau:
Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy
Tái sinh bên ngoài nhà máy
Bán cho mục đích tái sử dụng
Tái sinh năng lượng
Hiện có rất nhiều phương pháp tái sinh tái chế Chất thải nguy hại dựa trên việc áp dụng các quá trình hoá lý, hoá học hay quá trình nhiệt để thu hồi hay gia tăng nồng độ chất ô nhiễm phục vụ cho quá trình tái sinh, tái chế tiếp theo. Các phương pháp bao gồm:
Hấp thu băng than hoạt tính
Trao đổi ion
Chưng cất
Điện phân
Thuỷ phân
Trích ly băng chất lỏng hay xúc tác
Tách bằng màng
Hấp thụ khí, hơi
Bay qua lớp phim ngưng tụ hay hấp phụ mỏng
An toàn trong lưu giữ CTRCNNH
Để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu giữ CTRCNNH cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Đóng gói CTRCNNH theo chủng loại trong bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật sau:
Bảo đảm nguyên vẹn, bao bì không có biểu hiện rạn nứt.
Không phản ứng hoặc hư hại do chất chứa đựng bên trong
Đủ cứng và dày để chịu được va đập và chấn động trong khi vận chuyển
Phải được kiểm tra thường xuyên để có biện pháp sửa chữa, thay thế kịp thời
Dán nhãn CTR nguy hại: CTR nguy hại sau khi đóng gói phải được dán nhãn theo các quy định sau:
Nhãn được ghi bao gồm các thông tin sau: Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải; Tên chất thải; Đặc tính nguy hại chính như: Dễ nổ, dễ cháy, ăn mòn, phản ứng, phóng xạ; Địa điểm cần chuyển đến.
Dấu hiệu cảnh báo nguy hại, phòng ngừa phải theo đúng TCVN 6707 - 2000, dán bên ngoài bao bì tất cả các loại CTNH. Nếu một loại chất thải có nhiều tính nguy hại đồng thời phải dán đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo nguy hại tương ứng.
Nhãn và dấu hiệu cảnh báo nguy hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết trên đó theo đúng quy định, kích cỡ tối thiểu là 10cm x 10cm.
Khi dán nhãn hoặc dấu hiệu cảnh báo nguy hại không được để gấp nếp hoặc bị che phủ bởi nhãn khác. Nếu bề mặt bao bì không đủ chỗ, có thể dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng. Không được để nhãn rách hay rơi mất.
Đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt nhằm tránh các sự cố hay giảm tổn hại nếu có sự cố xảy ra cần:
Phải tách biệt hóa chất độc hại với khu vực có người ra vào thường xuyên;
Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường và chừa lối đi lại bên trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thông thoáng;
Sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay thiết bị cứu ứng khác;
Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ.
Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối với từng loại hóa chất. Kiện hàng nào lưu trước phải sử dụng trước;
Kho hàng phải thường xuyên kiểm tra rò rỉ;
Giữ sàn nhà kho sạch sẽ;
Bảo trì máy móc thiết bị, thường xuyên đảm bảo ở tình trạng hoạt động tốt;
Lập hồ sơ kho, nhận dạng, số lượng từng loại hóa chất….
Cấm: Việc sạc bin, ép plastic hay hàn chì không được tiến hành trong kho lưu trữ; Không để lẩn rác, đặc biệt là các vật liệu dể cháy như giấy, vải, bao bì trống trong kho bãi. Chúng phải được để xa khu lưu trữ;
Ngoài ra còn đáp ứng các nguyên tắc an toàn cho kho lưu trữ:
Kho lưu trữ CTNH phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích.
Phòng chống cháy nổ, chảy tràn
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN thì các nguyên tắc thiết kế nhà kho được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định ở một số TC khác. Ngoài những quy định chung về kết cấu, thiết kế các kho lưu trữ CTNH cần đăc biệt quan tâm đến tổ chức phòng chống cháy nổ
Tính chịu lửa, nhiệt
Tính ngăn cách cháy;
Các hệ thống thoát hiểm;
Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt
Hệ thống chửa cháy;
Hệ thống còi, biển báo động;
Phòng trực chống cháy, nổ, đổ tràn hóa chất….
Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH
Chỉnh sửa, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH
Ban hành Các văn bản pháp lý về quản lý CTNH
Cần khẩn trương hoàn tất quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTNH, trong đó làm rõ quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau;
Quy định cụ thể các điều kiện tham gia quản lý CTNH, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm thứ cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường;
Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTNH khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ;
Ban hành các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH,
Xây dựng quy chế quản lý CTNH
Quy chế quản lý CTNH nhất thiết phải có sự tham gia của các ngành:
Sở Tài nguyên và Môi trường – Chi cục BVMT:
Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn,
Thực hiện công tác cấp sổ đăng ký CTNH, các loại giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH,
Thẩm định các dự án xử lý, chôn lấp CTNH,
Kiểm tra, giám sát quá trình phát sinh và xử lý CTNH,
Ban Quản lý các KCN:
Quy chế cần thiết phải nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) trong công tác quản lý CTNH, cụ thể:
Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) thực hiện các công tác quản lý về CTNH trong KCN,
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH trong KCN,
BQL các KCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ (3 tháng/lần) về Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình thực hiện công tác quản lý CTNH trong các KCN,
Sở Giao thông vận tải:
Sở Giao thông vận tải là đơn vị có chức năng quy hoạch các tuyến đường để vận chuyển CTNH,
Ngành Công an (CSMT):
Đây là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trong quá trình vận chuyển CTNH từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, hoặc xử lý cuối cùng,
Xây dựng các quy định về xử lý CTNH
Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh CTNH hoặc bên tiếp nhận, quản lý, xử lý CTNH trên địa bàn Tỉnh Bình Dương phải lập hồ sơ đăng ký với Sở TNMT Tỉnh.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTNH phải chịu trách nhiệm phân loại, thu gom, bảo quản, xử lý hoặc hợp đồng chuyển giao CTNH cho bên tiếp nhận.
CTNH phải được lưu trữ tạm thời tại các cơ sở phát sinh chất thải bằng thiết bị chuyên dụng và được cấp giấy phép vận chuyển CTNH thì mới được vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển, không được để rò rỉ, rơi vãi, phát tán chất thải ra ngoài môi trường xung quanh. Tổ chức, cá nhân vận chuyển CTNH phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý, bồi thường và trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.
CTNH phải được xử lý bằng công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa, lý, sinh học của từng loại chất thải để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
Cơ sở xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Có khoảng cách an toàn về môi trường và sức khỏe, không nằm trong ranh giới TX, TT, Huyện và các khu đô thị thương mại, khu dân cư đã được quy hoạch,
Đã đăng ký danh mục CTNH được xử lý với Sở TNMT và được phê duyệt,
Đã đăng ký và được Bộ TNMT hoặc Sở TNMT thẩm định công nghệ xử lý CTNH
Có phương án và trang thiết bị phù hợp để phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người làm việc trong cơ sở xử lý chất thải và dân cư ở ven cơ sở,
Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ đảm bảo xử lý CTNH đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Bộ Xây dựng và Bộ TNMT.
Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH
Hiện nay, mức độ nhận thức và kiến thức về chất thải nguy hại của các bên tham gia, trừ một số ngoại lệ, nói chung còn rất thấp, thập chí không tồn tại. Vì vậy, cần có những cải thiện trong nhận thức và kiến thức về lĩnh vực này.
Các chủ nguồn thải và các công ty quản lý CTNH thường thiếu nhận thức và kiến thức về:
Quy chế quản lý chất thải nguy hại;
Tác động tiềm năng của chất thải nguy hại;
Các định nghĩa cơ bản và phân loại chất thải nguy hại;
Nhu cầu tách riêng, lưu giữ và dán nhãn phù hợp;
Kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp,
Các chủ nguồn thải CTNH cũng thiếu kiến thức về tránh phát sinh, tái sử dụng và thu hồi CTNH, bao gồm công nghệ sạch. Các công ty quản lý CTNH cũng cần tăng kiến thức về:
Xử lý chất thải nguy hại;
Thu gom và vận chuyển;
Các kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trường hợp đổ tràn và tai nạn giao thông.
Cán bộ của Sở TNMT, BQL KCN, Phòng TNMT các huyện cần có năng lực để:
Đào tạo và nâng cao nhận thức của chủ nguồn thải CTNH, các công ty quản lý CTNH và cộng đồng;
Đào tạo nhân viên của mình và những người có thẩm quyền khác trong địa phương.
Ngoài ra cũng cần đào tạo về kiểm soát, cưỡng chế và những nhiệm vụ khác được giao cho Sở TNMT, BQL các KCN,
Do đó, cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về CTRCN và CTNH cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Tỉnh Bình Dương:
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên của cơ sở sản xuất nhằm phổ biến kiến thức về hệ thống quản lý CTRCN và CTNH.
Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong đơn vị: Về giảm thiểu chất thải tại nguồn; Về phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn:
Kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý CTRCN và CTNH trong phạm vi mỗi cơ sở sản xuất.
Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý CTRCN, CTNH: Kiến thức về quản lý nhà nước; Các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTR, CTRCN, CTNH; Tác động và các khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn; Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTRCN, CTNH….
Ngoài ra phát huy vai trò cộng đồng tham gia quản lý CTNH là một công việc thực tiễn giúp cho: cộng đồng có vai trò và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với công tác quản lý môi trường nói chung và CTNH nói riêng. Các mô hình quản lý CTNH thành công trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng.
Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN-CTNH được đề xuất như sau:
Các cộng đồng tham gia giám sát:
Công ty KDHT
Công đoàn KCN
Hiệp hội DN KCN
MTTQ Q-H, P-X
Các tổ chức hoạt động MT
Các báo, đài, …
Các cơ quan QLNN:
Sở TN-MT
CCBVMT
BQL các KCN
UBND H-T
UBND P-X
Xây dựng cơ chế
Tác động liên tục, có định hướng các hình thức tổ chức
Tổ chức chuyển tải, tiếp nhận, xử lý thông tin
Các thông tin liên quan về thành phần, đối tượng, hoạt động của hệ thống quản lý CTR-CTNH trong và ngoài KCN
Giám sát toàn diện
Hình 4.2. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN, CTRCNNH
Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ
Hiện nay, giải pháp kinh phí hỗ trợ cho hoạt động quản lý trên địa bàn Tỉnh Bình Dương hiện nay vẫn là nguồn kinh phí từ 1% ngân sách dành cho sự nghiệp BVMT. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này không đủ cho các hoạt động môi trường trong điều kiện hiện nay. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường đối với CTNH, chúng tôi đề xuất thêm một phương án tham khảo về việc thu phí đối với CTNH.
Hiện nay, hệ thống phí CTNH theo cơ chế thị trường bao gồm 4 thành phần chính:
Phí phát sinh CTNH;
Phí thu gom, vận chuyển CTNH;
Phí lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH;
Lệ phí hành chánh quản lý CTNH.
Xuất phát từ các mục đích thu phí và sử dụng phí khác nhau đối với thành phần phí CTNH nên cơ chế thu phí hợp lý nhất là dựa trên nguyên tắc: các thành phần phí CTNH nào nhằm mục đích sử dụng cho công tác quản lý nhà nước về CTNH sẽ do cơ quan nhà nước trực tiếp thu phí, còn những thành phần phí nào nhằm mục đích sử dụng cho việc vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTNH sẽ do các đơn vị vận hành trực tiếp thu. Theo nguyên tắc này thì cơ cấu thu và sử dụng phí được phân chia như sau:
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí chất thải nguy hại
Cơ quan quản lý phí của nhà nước sẽ trực tiếp thu 2 loại phí:
Phí phát sinh chất thải nguy hại;
Lệ phí hành chánh quản lý chất thải nguy hại.
Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTNH sẽ trực tiếp thu 2 loại phí:
Phí thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại;
Phí xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại.
(CHI CỤC BVMT)
Đơn vị có chức năng xử lý, tiêu huỷ CTNH sẽ trực tiếp thu lại phần phí xử lý, tiêu huỷ CTNH từ các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH.
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chánh quản lý CTNH
Ngoài ra ta có thể xây dựng, thành lập "thị trường trao đổi chất thải" giúp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các chất thải phát sinh từ công nghiệp nhằm:
Giảm chi phí quản lý chất thải cho công nghiệp
Giảm chi phí mua nguyên liệu thô cho người sử dụng cuối cùng
Cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị tái chế,
Gia tăng sự biến đổi các chất thải độc hại và nguy hiểm trước khi đến công đoạn xử lý cuối cùng dẫn đến giảm rủi ro phát thải chúng và môi trường,
Sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả,
Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải tác động đến môi trường,
Đề xuất các giải pháp chuyển đổi KCN đang hoạt động sang KCN sinh thái
Đặc điểm một khu công nghiệp sinh thái
Có sự trao đổi các sản phẩm với nhau; Có dịch vụ thu gom tái chế chung; Các doanh nghiệp thành viên ứng dụng công nghệ môi trường và sản xuất các sản phẩm “sạch”; Khu công nghiệp đươc thiết kế theo hướng sử dụng năng lượng sạch (sử dụng năng lượng khí hoá lỏng);
Khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng hoặc các công trình xây dựng thân thiện với môi trường; Khu công nghiệp đa năng, Mô hình kỹ thuật, mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp không chất thải gồm có bốn bước chính:
Bước thứ nhất: phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu,
Bước thứ ha: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn,
Bước thứ ba: xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN,
Bước thứ tư: xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh.
Sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của hệ sinh thái công nghiệp không chất thải hay khu công nghiệp sinh thái.
Xây dựng tiêu chí hệ thống quản lý CTNH định hướng KCNST phù hợp với các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Các KCN VSIP 1, Việt Hương 1 + 2, Mỹ Phước 1, Sóng Thần 1 + 2 hiện là những KCN đã hoàn chỉnh về mặt hạ tầng kỹ thuật, do vậy việc nâng cấp chuyển đổi từ KCN hiện hữu sang KCNST tương đối thuận lợi. Để chuyển đổi từ KCN trên sang KCNST một số tiêu chí đề xuất các sau:
Nhóm tiêu chí 1: Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi CTNH
Nhóm tiêu chí 2: Cải thiện, nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về BVMT
Nhóm tiêu chí 3: Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN
Nhóm tiêu chí 4: Cải thiện công tác quản lý – xử lý CTNH tại các cơ sở sản xuất trong KCN
Nhóm tiêu chí 5: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý – xử lý CTNH ở quy mô KCN
Nhóm tiêu chí 6: Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT (EMS), phòng chống sự cố toàn KCN
Nhóm tiêu chí 7: Xây dựng hệ thống quan trắc và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi trường xung quanh KCN
Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH
Hiện nay, công tác quản lý các thông tin liên quan đến CTNH trên địa bàn Tỉnh Bình Dương còn rất nhiều khó khăn:
Việc đăng ký chủ nguồn thải do Sở TNMT cấp. Do đó các thông tin về CTNH chỉ có chủ nguồn thải và Sở TNMT nắm giữ, các cơ quan quản lý nhà nước khác muốn tìm thông tin về CTNH để phục vụ cho công tác quản lý rất khó khăn,
Các thông tin liên quan về CTNH được lưu trữ trên giấy tờ, do đó rất khó quản lý và kiểm tra thông tin khi cần.
Để công tác quản lý được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dữ liệu là rất cần thiết, nhằm giúp cho thông tin dữ liệu được cập nhật và truy xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác,…
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Mặt trái của phát triển nhanh nền kinh tế tỉnh Bình Dương là các vấn đề về môi trường mà nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CTRCNNH đang trở thành mối đe dọa lớn cho tính mạng con người cũng như các tác động đối với môi trường. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất các giải pháp phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương là rất cần thiết.
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2011 đến tháng 07/2011. Các kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
Đã tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó cho thấy khối lượng CTRCNNH của 10 nhóm ngành chính chủ yếu của Tỉnh: hoá chất; may mặc; giấy; giầy da; nhựa, cao su; gỗ; dược phẩm, chế biến thực phẩm; bột giặt, chất tẩy rửa, xà phòng; ngành sơn, vecni, mực in thì ngành công nghiệp may mặc dệt nhuộm, nhựa cao su, hoá chất, biến thực phẩm là những ngành tạo ra lượng CTRCNNH là nhiều nhất.
Đã xác định khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại và dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh của tỉnh Bình Dương đến năm 2025. Qua đó cho thấy đến năm 2025, khối lượng CTNH hàng năm của Bình Dương là 146554.37 tấn/năm.
Đã tìm hiểu các bên liên quan và công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, liên quan đến phát sinh CTNH có: các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành CN chủ yếu trên địa bàn tỉnh; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế; các hộ gia đình. Liên quan đến quản lý có: sở tài nguyên môi trường, ban quản lý các KCN, chi cục bảo vệ môi trường,… Liên quan đến tác động của CTNH có: Cộng đồng sống gần bãi chôn lấp, sống gần các làng nghề, các khu công nghiệp, gần nguồn nước sông; công nhân trong các nhà máy sản xuất có CTRCNNH. Qua đó thấy được vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan đối với CTRCNNH. Cũng như thấy được những ảnh hưởng mà CTRCNNH gây ra đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Đã đánh giá được hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH trên địa bàn Tỉnh cũng như những khó khăn còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRCNNH như: thiếu hụt văn bản, quy hoạch và quản lý chưa phù hợp với sự phát triển của tỉnh.
Đã đề xuất các giải pháp quản lý CTRCNNH phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Trong đó các giải pháp chính bao gồm: về các quy trình quản lý về hành chính, kỹ thuật và các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường được tăng cường đã góp phần nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và cộng đồng.
Kiến nghị:
Đối với các cơ quan nhà nước:
Đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm, tái sinh, tái sử dụng chất thải, ít tốn năng lượng tạo ra sản phẩm, ít khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu chất thải và xử lý tốt chất thải là tiêu chí cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như cạnh tranh trên thị trường trong cả nước.
Sở tài nguyên và Môi trường xem xét và rà soát quy chế quản lý CTRCNNH để Uỷ ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay để các đơn vị có thể triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Đồng thời nâng cao vai trò của Ban quản lý các KCN trong công tác quản lý CTRCNNH tại các KCN trên địa bàn Tỉnh nhằm tăng cường hiệu quả hiệu quả quản lý với các yêu cầu sau:
Đẩy mạnh công tác thẩm định thủ tục cấp giấy phép đăng ký chủ nguồn thải, giấy phép liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiệu huỷ CTRCNNH tại các KCN trên địa bàn Tỉnh.
Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai báo, đăng ký, quản lý, và xử lý CTRCNNH tại các doanh nghiệp nhằm từng bước đưa công tác quản lý CTRCNNH vào nề nếp.
Triển khai các chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị có liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư, trường học,…
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp nhằm bổ sung các kiến thức về CTRCNNH.
Đối với các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRCNNH cần:
Hình thành đội ngũ cán chuyên trách về môi trường.
Thực hiện tốt công tác tập kết, phân loại, giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh.
Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý CTRCNNH: đăng ký quản lý CTRCNNH, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRCNNH, quản lý CTRCNNH ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được xử lý hoàn toàn.
Từng bước cải thiện và nâng cấp các hệ thống tái chế, xử lý CTRCNNH đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Phước. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Viện Tài nguyên và Môi trường, trường đại học quốc gia Tp.HCM
[2]. Nguyễn Xuân Trường (2007). Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,chuyên đề,
[3]. Lê Thùy Trang (2007). Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sỹ, Viện Tài nguyên – Môi trường, trường đại học quốc gia Tp.HCM.
[4]. (2010). Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2010, báo cáo, 10-12, 61 – 65.
[5]. Lâm Minh Triết – Lê Thanh Hải (2006). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
[6]. Võ Đình Long – Nguyễn Văn Sơn (9/2008). Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, trường đại học công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 80 – 84.
[7]. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009, 2010
[8]. Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương từ
[9]. WHO. (1993). Rapid Inventory. from
[10].
[11].
[12].
PHỤ LỤC A
Danh sách các KCN tỉnh Bình Dương
TT
Khu công nghiệp
Địa điểm
Quy mô (ha)
Lĩnh vực đầu tư
Sóng Thần 1
Dĩ An
180,3
Công nghiệp có nguyên liệu và sản phẩm nặng, cồng kềnh cần chuyên chở bằng phương tiện đường sắt,
Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị,
Lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng bằng bêtông và thép; Gốm sứ xây dựng…
Công nghiệp thực phẩm: nước giải khát, bánh kẹo, rượu bia,
Công nghiệp nhẹ: dệt, may mặc, điện, điện tử, hương liệu, dược liệu
Sóng Thần 2
Dĩ An
319
Sản xuất sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các sản phẩm bao bì đóng gói,
Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, máy móc, thiết bị vận chuyển,
May mặc, giày dép, sản phẩm da, lông thú, len, dụng cụ thể thao,
Chế biến thực phẩm, hàng gia dụng, các sản phẩm gỗ, mây tre lá,
Các ngành công nghiệp chế biến khác,
Sóng Thần 3
KLH
533
Chế biến gỗ; sản xuất in ấn bao bì từ giấy và bìa, sản xuất bê tông trộn sẵn, sản xuất bao bì nhựa, thép không rỉ, mực in, cơ khí, bao bì giấy, thùng carton, sản xuất gia công các loại làm khuôn mẫu…
Tân Đông Hiệp A
Dĩ An
47
Công nghiệp gia công lắp ráp cơ khí,
May mặc, điện, điện tử,
Gia công chế biến hàng tiêu dùng và xuất
khẩu từ nông lâm sản,
Sản xuất bao bì,
Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp sạch khác,
Tân Đông Hiệp B
Dĩ An
-
Công nghiệp điện, gia công và lắp ráp cơ khí,
Công nghiệp điện, vi điện tử,
Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu từ nông lâm sản,
Dệt may, thêu,
Dược, dược liệu, dụng cụ y tế,
Sứ vệ sinh, gốm sứ cao cấp,
Thuỷ tinh, dụng cụ quang học,
Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp sạch khác,
Bình Đuờng
Thuận An
24
KCN hỗn hợp, đặc biệt thu hút các ngành công nghiệp sạch và kho chứa hang
Việt Nam – Singapore
Thuận An
500
Điện & điện tử, phụ tùng ôtô, dược phẩm và y tế, cơ khí chính xác, chế biến thực phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ, kho bãi và giao nhận, vật liệu xây dựng,
Việt Hương
Thuận An
45
Gia công sản xuất may mặc, giày dép và phụ liệu giầy, thực phẩm, chỉ sợi, hoá chất, nhựa, bao bì, …
Đồng An 2
Thuận An
158
Sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp gia dụng, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm, công nghiệp cơ khí và VLXD…
Kim Huy
KLH CN-DT-DV Bình Dương
205
Chế biến gỗ, sản xuất đồ nội thất gia dụng, văn phòng và trường học, sản xuất khung xe đạp và các loại phụ tùng
Đại Đăng
KLH CN-DT-DV Bình Dương
274
Sản xuất các sản phẩm từ nhôm, thép và inox, cao su, nhựa và cao su tổng hợp, thủy tinh, phale, cấu kiện kim loại, thiết bị văn phòng, phụ tùng xe ô tô và linh kiện điện tử, sản xuất gia công các loại vải nhám, giấy nhám, vật liệu mài, vật liệu đánh bóng, vật liệu cắt và thủy mài, cơ khí, xi mạ, mực in, sơn, thuốc nhuộm màu và các chất màu khác, bao bì giấy, thùng carton…
Phú Gia
TDM
133
Điện – điện tử, cơ khí, VLXD, dệt may, may mặc, giày da, đồ gỗ xuất khẩu, hàng thủ công lương thực và thực phẩm, thức ăn gia súc, một số ngành sản xuất khác không gây ô nhiễm môi trường, dược phẩm, đồ chơi…
Nam Tân Uyên
Tân Uyên
330,5
Chế biến gỗ, điện – điện tử, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, sản xuất giấy, sản xuất sơn và mực in, sản xuất gia công đá tự nhiên, xi mạ, sản xuất hóa chất, gốm sứ, sản xuất gia công nồi hơi các loại, kho hàng nông sản…
Việt Hương 2
Bến Cát
500
Giầy dép và phụ liệu giầy,
Dệt nhuộm, may mặc,
Chế biến gỗ, các sản phẩm nội thất bằng gỗ,
Hoá nhựa, cao su,
Sản xuất, lắp ráp máy công nghệ và linh phụ kiện,
Hàng gốm sứ, mỹ nghệ,
Ngành sản xuất linh kiện địên tử ,
Ngành công nghiệp tự động hóa,
Mỹ Phuớc
Bến Cát
377
Dệt nhuộm, phụ kiện giày, gỗ, xi mạ, may mặc, chế biến giấy, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, in ấn, nhựa, cơ điện, điện tử, cơ khí, đồ gỗ, dược phẩm, giày thể thao, hàng mỹ nghệ, hóa chất, thương mại, dịch vụ, kính các loại, lưới đánh cá, và phụ kiện, mạ kim hoàn, phụ tùng cơ khí, sản phẩm nhôm, sữa dinh dưỡng, thuộc da, tôn, sắt xây dựng, xe điện đánh golf…
Mỹ Phước 2
Bến Cát
477
Thực phẩm, beer, cafe, cơ khí, linh kiện máy, điện tử, đồ gỗ gia dụng, may mặc, nhựa, sơn các loại, phân bón sinh học, thiết bị y tế, dược phẩm, thức ăn gia súc, pha lê, cửa sắt, nông dược, bao bì, bình ă quy…
Mỹ Phước 3
Bến Cát
987
Vỏ xe ô tô, điện gia dụng, may mặc, thủy tinh, nhựa, cơ khí, hồ tiêu, két sắt, mút xốp, túi xốp, in ấn, thực phẩm, chất phụ gia trong chế biến cao su, cầu thang inox, hộp số các loại, dây giày, nông sản, bo mạch, đồ gỗ, dụng cụ y tế, nữ trang, đá quý, sản xuất gia công album, khung hình, ví da, thắt lưng…
Rạch Bắp – An Điền
Bến Cát
278,6
Sản xuất que hàn, lâm sản, hàng mỹ nghệ, cơ khí, điện tử, gỗ và cacsanr phẩm về gỗ, dệt may, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, các ngành nghề hạ chế đầu tư: thuộc da công đoạn đầu, dệt nhuộm…
Thới Hoà
Bến Cát
200
KCN hỗn hợp
An Tây
Bến Cát
500
Điện – điện tử, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm và thực phẩm (không CB thủy sản tươi sống), cơ khí chính xác, ô tô, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhẹ, sạch (không dệt nhuộm, chế biến giấy), VLXD mới…
Bình An
Dĩ An
24
KCN Dệt may
Mai Trung
Bến Cát
50
Chế biến gỗ mỹ nghệ, trang trí nội thất, lắp ráp cơ khí, điện tử…
KLH CN-DT-DV Bình Dương
213
CB gỗ, SX đồ nội thất gia dụng, văn phòng và trường học, sản xuất khung xe đạp và các loại phụ tùng…
Đất Cuốc
Tân Uyên
212
Hóa chất, xi mạ, gốm sứ, nhựa, sản xuất giấy trang trí, plastic, phân bón NPK, băng keo giấy, gia công cắt giấy cách điện các loại, cơ khí, SX chất kết dính…
Bàu Bàng
Bến Cát
999
Điện tử, tin học, viễn thông, lương thực, thực phẩm, nông lâm sản, cơ khí chính xác có xi mạ, gốm sứ, thủy tinh, pha lê, dụng cụ y tế, thể dục thể thao, đồ chơi trẻ em, dệt, sợi, may mặc, công nghiệp da, giả da, giày da (không thuộc da tươi), dược phẩm, mỹ phẩm, nông dược, thuốc thú y, nhựa, cao su (không CB cao su tươi), gỗ, trang trí nội thất, VLXD, bao bì chế biến, in ấn, giấy (không SX bột giấy từ thanh tre nứa…), tái chế chất thải
Nguồn: Website Tỉnh Bình Dương và BQL KCN Tỉnh Bình Dương, 2009
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG
Hình 1. Lò đốt chất thải
HInh
Hình 2. Nơi lưu giữ chất thải
Hình 3: bê tông hoá CTRCNNH thành gạch
Hình 4: Hệ thồng xử lý nước rỉ rác và xe vận chuyển CTNH
Hình 5. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Hình 6. Rác nilon được phân loại ra từ rác thải sinh hoạt