Đề tài đã xác định được lượng CTCNNH phát thải trong các KCX/KCN tại TP.HCM
trong năm 2015 là 47.942 tấn, (trung bình là 137 tấn/ngày); hệ số phát thải là 17,5 tấn/ha.
Đồng thời đã dự báo lượng CTCNNH phát sinh từ các KCX/KCN năm 2020 là khoảng
115.803 tấn/năm (trung bình là 330 tấn/ngày) ứng với hệ số phát thải là 28,3 tấn/ha. Với công
suất hiện nay, TP.HCM hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý
CTCNNH trong tương lai. Tuy nhiên, vì tính chất liên vùng trong hoạt động quản lý
CTCNNH, Tp. HCM vẫn cần có thêm các dự án đầu tư tái chế và xử lý CTCNNH nhằm đảm
bảo tốt hơn nữa công tác quản lý CTNH nói chung và CTCNNH nói riêng.
Đề tài cũng đã nhận diện những hạn chế còn gặp phải của hệ thống quản lý CTCNNH
hiện nay của TP.HCM. Có 3 điểm chính là sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các bên có liên
quan: chủ nguồn thải, đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNNH với các cơ quan
quản lý nhà nước trực tiếp như Sở TNMT TP.HCM, Ban quản lý các KCX/KCN trong quá
trình theo dõi đường đi của CTCNNH vì các lý do khách quan và chủ quan; sự thiếu đồng bộ
giữa hệ thống hỗ trợ kỹ thuật với nhu cầu phát sinh thực tế và sự thiếu thốn về kinh phí quản
lý. Đây cũng chính là 3 thách thức lớn mà hệ thống QLCTCNNH sẽ gặp phải trong tương lai.
Lợi ích của việc quản lý tổng hợp chất thải rắn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó chỉ
thực sự phát huy tính toàn diên khi công tác quản lý từng loại chất thải được thực hiện hiệu
quả. Vì vậy, cần thiết phải có thêm nhiều các nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa hệ thống
quản lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng.
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trong khu chế xuất/ khu công nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 18
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRONG KHU CHẾ XUẤT/KHU CÔNG NGHIỆP
Ở TP. HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Vũ Thụy Hà Anh
Trường Đại học Sài Gòn
Ngày gửi bài: 03/9/2016 Ngày chấp nhận đăng: 04/10/2016
TÓM TẮT
Là đầu tàu kinh tế của cả nước, hiện nay, ước tính mỗi ngày TP. Hồ Chí Minh thải ra trung bình 350 -
500 tấn chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cần phải xử lý [1]. Đây thực sự là một vấn
đề bức bối cần phải giải quyết trong chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn của Thành phố. Việc xác định phát
thải của hơn 1.200 nhà máy nằm trong 17 khu công nghiệp/khu chế xuất (KCN/KCX) ở TP. Hồ Chí Minh đang
hoạt động [2], sẽ góp phần hoàn thiện phương thức quản lý chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH). Bài viết
đã dự báo được khối lượng CTCNNH phát sinh trong tương lai, đồng thời đã nhận diện được những thuận lợi và
khó khăn trong công tác quản lý CTCNNH trong các KCX/KCN hiện nay.
Từ khóa: quản lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp nguy hại, khu chế xuất/khu công nghiệp.
SITUATION ASSESSMENT, FORECAST ARISING AND INDUSTRIAL WASTE
MANAGEMENT HAZARDOUS IN EXPORT PROCESSING ZONE/ INDUSTRIAL
PARKS IN HO CHI MINH CITY IN 2016 - 2020
ABSTRACT
As the leader of the national economy, at present, it is estimated every day Ho Chi Minh city average
emission 350-500 tonnes of industrial solid waste and hazardous industrial waste that must be treated. This really
is a frustrating problem need to solve in the strategy of integrated management of solid waste of the HCM city.
The determination of the emission of more 1000 factories in 17 export processing zone /industrial park in Ho
Chi Minh city will contribute to the improvement of management practices of hazardous industrial waste. The
article has forecasted the volume of hazardous industrial waste generated in the future. Besides, the article
identified the advantages and disadvantages of Hazardous industrial waste management in the present.
Keywords: Hazardous waste management, hazardous industrial waste, export processing zone /industrial park.
1. MỞ ĐẦU
Mục tiêu của “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050”, được phê duyệt tại Quyết định 2149/QĐ-TTg ngày 12/12/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, đề ra đến năm 2020 là 70% CTNH phát sinh trong các KCX/KCN phải
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường [3]. Mục tiêu này đòi hỏi cần phải có một hệ
thống quản lý CTCNNH chặt chẽ từ khâu phát sinh, thu gom vận chuyển và xử lý/hậu xử lý.
TP. Hồ Chí Minh với số lượng KCX/KCN nhiều và tỷ lệ lấp đầy cao được xem là một nguồn
phát thải CTCNNH đáng kể. Đặc biệt khi TP. Hồ Chí Minh đã định hướng chiến lược phát
triển công nghiệp từ nay đến năm 2020 là tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp cơ khí;
điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm, công
nghiệp hỗ trợ với bảy ngành công nghiệp được ưu tiên là: dệt may, da giầy, nhựa, chế biến
nông lâm thủy sản, khai thác chế biến nhôm, thép, hóa chất thì mức độ và tốc độ phát sinh
CTCNNH sẽ gia tăng đáng kể. Tuy đã có những nghiên cứu và dự báo về khối lượng, thành
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 19
phần CTCNNH phát sinh trong các KCX/KCN trong thời gian qua, nhưng những thay đổi về
định hướng phát triển công nghiệp, cơ chế quản lý nhà nước và các văn bản pháp quy, đã
đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện lại việc dự báo lại lượng CTCNNH phát sinh trong các
KCX/KCN nhằm cập nhật các số liệu đáng thực tế tin cậy cho công tác quản lý CTCNNH nói
riêng hiện nay và phục vụ cho quy hoạch trong tương lai.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bên cạnh các phương pháp thường sử dụng như khảo sát thực tế, xử lý số liệu thì 3
phương pháp nghiên cứu chủ đạo thực hiện đề tài là thu thập số liệu, dự báo bằng hệ số phát
sinh và SWOT.
2.1. Phương pháp thu thập số liệu từ
Từ các bên có liên quan: chủ nguồn thải, đơn vị thu gom, xử lý CTNN và cơ quan quản
lý nhà nước (Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) TP.HCM). Cụ thể: báo cáo CTNH hằng
năm mà chủ nguồn chất thải nộp lên Sở TNMT cùng với báo cáo giám sát môi trường định kỳ
của các KCX/KCN, báo cáo hoạt động hằng năm của các đơn vị thu gom, xử lý CTNH lớn
đang hoạt động, báo cáo tổng kết hằng năm của Sở TNMT TP.HCM, các dữ liệu trong các sổ
Đăng ký chủ nguổn chất thải nguy hại (ĐK CNCTNH) do Sở TNMT cấp. Việc phân tích, so
sánh, đối chiếu từ các nguồn cho tác giả có cái nhìn tổng quát một cách khách quan hơn.
2.2. Phương pháp dự báo bằng hệ số phát sinh
Dự báo là sự tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích
khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Vì vậy, quan trọng là việc thu thập, xử lý số liệu
trong quá khứ và hiện tại để có thể xác định xu hướng đối tượng cần dự báo trong tương lai
[4]. Có nhiều phương pháp dự báo, thường được sử dụng nhiều nhất là phương pháp ngoại
suy. Bản chất của phương pháp này là sự kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm
dự báo cho tương lai. Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ
và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai. Phương pháp
ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là không tính được ảnh hưởng
của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo. Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả cũng sử
dụng phương pháp này để tiến hành dự báo khối lượng CTCNNH phát sinh trong tương lai
nhờ vào công thức:
KL CTCNNH (tấn/năm) = K (tấn/ha) * S (ha)
Tuy cùng sử dụng một phương pháp, nhưng kết quả dự báo lần này cho tính chính xác
hơn các tính toán dự báo đã từng thực hiện trong quá khứ bởi có cơ sở dự báo sát với thực tế
hơn: hiện trạng phát sinh tại TP.HCM từ các dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 2007 -
2015 sẽ xác định hệ số phát thải thải K. Sau đó, dựa trên dự báo tốc độ phát triển kinh tế của
TP. HCM trong tương lai, dự báo hệ số phát thải thải Ki cho các năm trong giai đoạn 2016 -
2020 [5]. Diện tích của các KCX/KCN được xác định dựa trên bản điều chỉnh quy hoạch phát
triển mới KCX/KCN của TP.HCM.
2.3. Phương pháp SWOT
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 20
Đây là một công cụ dùng để đánh giá một đối tượng cụ thể dựa trên nguyên lý hệ thống,
thường được sử dụng để nhận diện khó khăn và thuận lợi [6]: Quan trọng nhất trong phương
pháp này là việc xác định ranh giới hệ thống. Bằng việc nghiên cứu kỹ toàn bộ hệ thống quản
lý chất thải rắn (CTR) và CTCNNH, tác giả đã xác định được ranh giới hệ thống quản lý
CTCNNH trong các KCX/KCN như sau:
Phạm vi cụ thể: các KCX/KCN tại TP.HCM
Phạm vi hệ thống: Các giai đoạn thu gom, phân loại, vận chuyển CTCNNH
Hệ thống này được biểu diễn trong sơ đồ sau:
Trong đó, các bên có liên quan (bên trong và bên ngoài hệ thống) được xác định:
Hệ thống quản lý CTCNNH được biểu thị bằng vòng tròn.
Các thành phần có liên quan bên trong là các yếu tố nằm trong vòng tròn hệ thống:
CTCNNH, chủ nguồn thải, CĐTXDCSHT, Trạm trung chuyển, đơn vị thu gom, vận chuyển,
xử lý, nhân lực, tài chính. Đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình quản lý
CTCNNH trong từng KCX/KCN.
Các thành phần có liên quan bên ngoài là các yếu tố nằm trong vòng tròn hệ thống:
Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ.
Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý CTCNNH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 21
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ dữ liệu quản lý Sổ ĐKCN CTNH do Sở TNMT cấp, tác giả đã tiến hành thống kê
trên phần mềm excel để có được các kết quả như sau:
Hình 3. Tỷ lệ các Doanh nghiệp có Sổ ĐKCN CTCN trong các KCX/KCN tại TP.HCM
năm 2015
22
83
12
0
74
96
75
94
86
51
70
63
72
88
76
57
0
20
40
60
80
100
120
Tỷ lệ các DN có Sổ ĐKCN CTNH trong KCX/KCN tại
TP.HCM năm 2015
An Hạ
Bình Chiểu
Cát Lái II
Đông Nam
Hiệp Phước
Lê Minh Xuân
Linh Trung I
Linh Trung II
Tân Thuận
Tân Bình
Tân Tạo
Tân Phú Trung
Hình 1. Số lượng sổ ĐKCNCTNH cấp mới
cho các doanh nghiệp trong KCX/KCN
hàng năm
Sổ
Hình 2. Số lượng Doanh nghiệp có
ĐKCNCTNH trong các KCX/KC
DN
%
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 22
Ta nhận thấy có sự gia tăng đột biến số lượng đăng ký Sổ chủ nguồn CNNH vào những
năm 2011, 2012, 2013. Điều này có thể được giải thích do sự ra đời của một loạt các văn bản
pháp quy về quản lý CTNH như Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, nay được thay bằng Thông
tư 36/2015/TT-BTNMT và Nghị định 117/2009/NĐ-CP, nay được thay thế bằng Nghị định
179/2013/NĐ-CP trong nỗ lực siết chặt công tác quản lý CTNH nói chung và CTCNNH nói
riêng. Mặt khác, các KCX/KCN có tỷ lệ các doanh nghiệp có sổ chủ nguồn CNNH thường là
những KCX/KCN có tỷ lệ lấp đầy cao và đi vào hoạt động ổn định lâu năm.
3.1. Tình hình phát sinh CTCNNH tại các KCX/KCN tại TP.HCM hiện nay
Từ chi tiết nội dung của sổ ĐKCN CTNH của các doanh nghiệp do Sở TNMT cấp, tác
giả đã thống kê được khối lượng CTCNNH phát sinh cụ thể t rong từng KCX/KCN tại
TP.HCM qua các năm. Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Sự gia tăng khối lượng CTCNNH phát sinh từ các KCX/KCN qua các năm
Stt KCX/KCN 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 An Hạ 0 0 0 0 0 0 0 0 87,00
2 Bình Chiểu 36 740,36 740,54 741,69 759,03 784,82 804,27 835,25 890,59
3 Cát Lái II 0 0 0 0 0 0 7,51 38,01 83,26
4 Đông Nam 0 0 0 0 0 0 0 0 0
5 Hiệp Phước 96,37 152,70 172,20 822,39 833,31 841,10 877,09 937,18 1.035,85
6 Lê Minh Xuân 30,65 2,135,13 3.033,54 4,356,35 4.924,36 4.944,59 5.003,19 5.043,77 5.115,90
7 Linh Trung I 378,20 437,65 441,07 451,76 522,56 591,10 598,70 640,80 678,61
8 Linh Trung II 474,64 485,47 490,16 501,36 606,32 626,66 649,95 675,64 707,21
9 Tân Thuận 1.993,28 2,150,46 2.304,25 3,519,79 4.209,23 5.147,55 5.999,14 7.027,29 7.941,80
10 Tân Bình 404,26 527,45 643,37 664,79 711,26 728,27 803,70 883,71 958,72
11 Tân Tạo 145,17 431,37 1.188,84 1,765,56 1.777,85 2.832,10 2.904,10 3.006,15 3.096,28
12 Tân Phú Trung - 32,78 33,13 37,22 37,71 38,35 65,71 96,97 139,25
13 Tân Thới Hiệp 0,06 4,75 13,18 14,62 15,62 17,10 30,28 50,89 88,04
14
Tây Bắc Củ
Chi
0,35 54,80 59,22 6,664,18 6.676,07 6.683,25 6.701,15 6.721,38 6.753,88
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 23
Stt KCX/KCN 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
15 Vĩnh Lộc 444,50 680,96 690,68 1,020,39 1.063,56 1.072,45 1.454,01 1.859,32 2.575,17
16 KCNC - 0,19 0,77 1,35 4,14 2.411,32 5.906,33 1.631,34 17.790,41
Tổng cộng (tấn) 4.707,84 7.834,07 9.811,00 20.561 22.141 26.719 31.805 39.448 47.942
Ta nhận thấy số lượng CTCNNH gia tăng đột biến vào năm 2010 và năm 2012.
Từ các số liệu của bảng 1, tác giả tính ra hệ số phát sinh CTCNNH của các KCX/KCN
trong năm 2015 là 137 tấn/ngày. Số liệu này thấp hơn số liệu lượng CTCNNH gom trung bình
350 – 400 tấn/ngày của Sở TN&MT TP.HCM báo cáo [7]. Tuy nhiên, điều này có thể lý giải
như sau:
Kết quả này do tác giả thống kê theo thông tin của Sổ ĐKCN CTNH (từ năm 2007 đến
năm 2015), do đó, số liệu thu được sẽ thấp hơn khối lượng CTCNNH phát sinh thực tế do:
Không thống kê được lượng phát sinh của các Doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng
không phải làm sổ ĐKCNT CTNH;
Số liệu khối lượng CTNH do Doanh nghiệp tự khai nên Doanh nghiệp thường có xu
hướng khai ít đi so với phát sinh thực tế.
Mặt khác, kết quả số liệu về khối lượng và thành phần CTNH do Sở TN&MT TP.HCM
thực hiện thông qua các chương trình điều tra khảo sát (2007, 2008, 2009 và năm 2010) cho
thấy khối lượng CTRCN – CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp của hơn 17.000 cơ sở
Hình 4. Thể hiện sự gia tăng CTCNNH từ năm 2007 đến năm 2015 của các
KCN/KCX TP.HCM
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 24
công nghiệp (lớn, vừa, nhỏ) nằm trong và ngoài 16KCX/KCN, 01KCNC và 27CCN chiếm
khoảng 80% trên tổng số khối lượng CTRCN-CTNH phát sinh trên địa bàn TP.HCM.
Do hoạt động thu gom, xử lý CTNH mang tính liên vùng nên thống kê số liệu một cách
đầy đủ và chính xác gặp nhiều khó khăn nếu đơn vị thu gom, xử lý không báo cáo trung thực,
cụ thể là những trường hợp (1): Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTCNNH của
TP.HCM thu gom từ các tỉnh đưa về TP.HCM để xử lý tái chế có thể không báo cáo số liệu
chính xác cho Sở TN&MT TP.HCM mà chỉ báo cáo số lượng đã thu gom, xử lý của
TP.HCM; (2): Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTCNNH của các tỉnh khác thu gom từ
TP.HCM về địa chỉ nhà máy tại tỉnh đó để xử lý tái chế không báo cáo số liệu cho Sở
TN&MT TP.HCM mà báo cáo số lượng đã thu gom, xử lý cho Sở TN&MT tại tỉnh đó.
Từ đó, cho thấy những thống kê mà tác giả đã tiến hành là chính xác và phù hợp với báo
cáo của Sở TN&MT TP. HCM và thực tế.
3.2. Dự báo Lượng CTCNNH phát sinh từ các KCX/KCN tại TP. HCM trong tương lai
Với các giả thiết đến năm 2020 như sau:
Các KCN nào đã lấp đầy thì vẫn hoạt động bình thường.
Các KCN hiện nay có tỷ lệ lấp đầy khoảng 70% sẽ lấp đầy 100%.
Các KCN còn lại được lấp đẩy khoảng 50%.
Các KCN trong danh sách quy hoạch mở rộng sẽ được lấp đầy khoảng 15%.
Bảng 2. Ước tính diện tích các KCX/KCN đang hoạt động tại Tp. HCM năm 2020
STT KCX/KCN
Quy hoạch
(ha)
2015 2020
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
lấp đầy
(%)
Diện tích
(ha)
1 An Hạ 23,51 25 30,88 50 61,76
2 Bình Chiểu 27,34 100 27,34 100 27,34
3 Cát Lái II 124,00 87,73 108,79 100 124,00
4 Đông Nam 342,53 70 239,77 100 342,53
5
Hiệp Phước 311,40 95,5 297,39 100 311,40
Hiệp Phước (GĐ2) 597,00 17,93 107,04 50 298,50
6
Lê Minh Xuân 100,00 100 100,00 100 100,00
Lê Minh Xuân (GĐ2) 120,00 0 0 15 18,00
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 25
STT KCX/KCN
Quy hoạch
(ha)
2015 2020
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
lấp đầy
(%)
Diện tích
(ha)
7 Linh Trung I 62,00 92,02 57,05 100 62,00
8 Linh Trung II 61,70 93,18 57,49 100 61,70
9 Tân Thuận 300,00 81,7 245,10 100 300,00
10 Tân Bình 129,96 100 129,96 100 129,96
11 Tân Tạo 380,15 100 380,15 100 380,15
12 Tân Phú Trung 542,64 26,09 141,57 50 271,32
13 Tân Thới Hiệp 28,00 100 28,00 100 28,00
14
Tây Bắc Củ Chi 220,00 97,23 213,91 100 220,00
Tây Bắc Củ Chi (GĐ2) 173,24 0 0 15 25,99
15
Vĩnh Lộc 259,24 100 259,24 100 259,24
Vĩnh Lộc (GĐ2) 200,00 0 0 15 30,00
16
KCNC 300,00 100 300,00 100 913,00
KCNC (GĐ2) 613,00 0 0 15 91,95
17 Cơ khí ôtô 99,34 21 20,86 50 49,67
18 Phong Phú 148,40 0 0 15 22,26
Tổng Cộng 2.744,54 4.106,50
Từ bảng 1 và 2, xác định hệ số phát thải CTCNNH trong năm 2015:
Ứng với tốc độ phát triển kinh tế của TP.HCM trong giai đoạn 2015 – 2020 là 10% mỗi
năm, tác giả tính được hệ số phát thải CTCNNH K cho các năm. Từ đó ước tính được lượng
CTCNNH phát sinh trong tương lai.
K2015
(tấn/ha)
4.7942
2.744,
54
17,5 (tấn/ha)
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 26
Bảng 3. Ước tính lượng CTCNNH phát sinh tại các KCX/KCN đến năm 2020
Năm Hệ số phát thải K
(Tấn/ha/ngày)
Diện tích
(ha)
Lượng CTCNNH
(Tấn/ngày)
Lượng CTCNNH
(Tấn/năm)
2016 0,05 2.061,77 103 37.628
2017 0,05 2.146,93 107 39.055
2018 0,05 2.249,77 112 40.880
2019 0,05 2.381,30 119 43.435
2020 0,05 2.481,24 124 45.260
Hình 5. Ước tính khối lượng CTCNNH Phát sinh tại các KCX/KCN
giai đoạn 2016 - 2020
3.3. Nhận diện những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CNCNNH hiện nay
và trong tương lai
Bằng việc phân tích các thành phần bên trong và ngoài hệ thống quản lý CTCNNH và
trả lời các câu hỏi chuyên biệt liên quan của phương pháp SWOT, tác giả đã xác định các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà hệ thống quản lý hiện nay đang gặp phải.
Nội dung S Điểm mạnh W điểm yếu
Chính sách
Có các NĐ, QĐ, TT về việc quản lý
và xử phạt liên quan đến CTCNNH
của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có Quy định rõ trách nhiệm của các
bên có liên quan: chủ nguồn thải, các
đơn vị thu gom vân chuyển, xử lý,
tái chế CTNH, chủ đầu tư XD CSHT
KCX/KCN, BQL KCX/KCN,
Cần có thêm những văn bản hướng
dẫn cụ thể.
Sự chồng chéo giữa các văn bản
và phạm vi hoạt động quản lý của
các cơ quan.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 27
Nhân lực
Sự phối hợp
giữa các cơ quan
quản lý nhà
nước
Nhận thức của
cộng đồng
Kinh phí
Hệ thống hỗ
trợ kỹ thuật
Phân loại, tồn
trữ tại nguồn
Thu gom:
Vận chuyển
Tái chế - tái sử
dụng
Tại các cơ quan quản lý nhà nước có
chuyên môn và trình độ.
Có sự hỗ trợ từ các nhà Khoa học và
chuyên gia đến từ các Viện và Trung
tâm nghiên cứu, trường ĐH trong và
ngoài nước cũng như các tổ chức
NGOs.
Bắt đầu có sự phối hợp về công tác
giữa các bên: Sở TNMT và BQL các
KCX/KCN.
Bắt đầu thu hút sự quan tâm của
người dân về vấn đề liên quan đến
CTCNNH.
Ý thức BVMT của các Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
khá tốt. (Phần lớn là Châu Âu và
Châu Mỹ).
Chủ yếu là từ nhà nước và các sự án
tài trợ.
Có mạng lưới thu gom rộng, linh
động.
Yêu cầu gắn thiết bị GPS định vị để
quản lý đường đi của đơn vị thu gom
xử lý.
Nhiều hoạt động tái chế, tái sử dụng
được khuyến khích.
Số lượng còn thiếu và mỏng.
Còn tình trạng kiêm nhiệm không
đúng chuyên môn tại các địa
phương.
- Chưa nhịp nhàng và đồng bộ.
- Thiếu sự chia sẻ về số liệu quản
lý.
- Các bên chỉ kết nối với nhau khi
cùng tham gia vào 1 đề tài hoặc
dự án cụ thể nào đó.
Hạn chế trong tầm nhìn và nhận
thức về BVMT nói chung và quản
lý CTCNNH nói riêng của ban
lãnh đạo của phần lớn doanh
nghiệp.
Còn thiếu nhiều.
Các chủ đầu tư XDCSHT chưa
quan tâm xây dựng và vận hành
trạm trung chuyển chất thải trong
KCX/KCN do mình quản lý.
Chủ nguồn thải bị lệ thuộc vào
thời gian thu gom, vận chuyển của
các đơn vị có giấy phép.
Thiếu các phương tiện vận chuyển
CTCNNH đúng kỹ thuật và an toàn.
Hệ thống quản lý GPS của cơ quan
QLNN thường xuyên bị lỗi, không
hoạt động nên kiểm soát không
hiệu quả.
Mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát
Công nghệ lạc hậu.
Chưa tận dụng hết tiềm năng kinh
tế của CTCNNH.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 28
Xử lý – hậu xử
lý
Chưa có bãi chôn lấp an toàn riêng
cho CTCNNH.
Thiếu các phương pháp xử lý hiện
đại và triệt để hơn đối với 1 số loại
CTCNNH chuyên biệt.
Chính sách
Nhân lực
Nội dung quản
lý
Cộng đồng
Hệ thống kỹ
thuật
Kinh phí
O Cơ hội
- Sự hỗ trợ từ các Trường, viện
nghiên cứu trên địa bàn Tp.HCM và
các tổ chức NGOs.
- Hoàn thiện hơn nhờ kinh nghiệm
quản lý thực tế.
- Sự ủng hộ của cộng đồng khi nhận
thức của người dân ngày càng nâng
cao.
- Sự đầu tư của nhà nước và xã hội.
- Thêm các nguồn xà hội hóa.
T Thách thức
- Hệ thống hành chính còn trong
giai đoạn hoàn thiện chính sách hỗ
trợ
- Đảm bảo đủ về số lượng và chất
lượng nhân lực.
- Càng cụ thể, chi tiết ứng với các
nhóm đối tượng khác nhau.
- Sự đồng thuận hợp tác thực hiện
của các nhóm, bên có liên quan.
- Chưa đồng bộ và đáp ứng với
yêu cầu thực tế.
- Nguồn kinh phí cần phải ổn định
trong bối cảnh kinh tế nhiều thăng
trầm.
4. KẾT LUẬN
Đề tài đã xác định được lượng CTCNNH phát thải trong các KCX/KCN tại TP.HCM
trong năm 2015 là 47.942 tấn, (trung bình là 137 tấn/ngày); hệ số phát thải là 17,5 tấn/ha.
Đồng thời đã dự báo lượng CTCNNH phát sinh từ các KCX/KCN năm 2020 là khoảng
115.803 tấn/năm (trung bình là 330 tấn/ngày) ứng với hệ số phát thải là 28,3 tấn/ha. Với công
suất hiện nay, TP.HCM hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý
CTCNNH trong tương lai. Tuy nhiên, vì tính chất liên vùng trong hoạt động quản lý
CTCNNH, Tp. HCM vẫn cần có thêm các dự án đầu tư tái chế và xử lý CTCNNH nhằm đảm
bảo tốt hơn nữa công tác quản lý CTNH nói chung và CTCNNH nói riêng.
Đề tài cũng đã nhận diện những hạn chế còn gặp phải của hệ thống quản lý CTCNNH
hiện nay của TP.HCM. Có 3 điểm chính là sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các bên có liên
quan: chủ nguồn thải, đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNNH với các cơ quan
quản lý nhà nước trực tiếp như Sở TNMT TP.HCM, Ban quản lý các KCX/KCN trong quá
trình theo dõi đường đi của CTCNNH vì các lý do khách quan và chủ quan; sự thiếu đồng bộ
giữa hệ thống hỗ trợ kỹ thuật với nhu cầu phát sinh thực tế và sự thiếu thốn về kinh phí quản
lý. Đây cũng chính là 3 thách thức lớn mà hệ thống QLCTCNNH sẽ gặp phải trong tương lai.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 29
Lợi ích của việc quản lý tổng hợp chất thải rắn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó chỉ
thực sự phát huy tính toàn diên khi công tác quản lý từng loại chất thải được thực hiện hiệu
quả. Vì vậy, cần thiết phải có thêm nhiều các nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa hệ thống
quản lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phòng quản lý chất thải rắn, 2014, Báo cáo tổng kết năm, Sở Tài nguyên và Môi trường
Tp. HCM.
[2]. Quản lý cơ sở sản xuất đang hoạt động, 2015, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công
nghiệp Tp. HCM (HEPZA).
[3]. Quyết định số 2149/QĐ-TTg, 2009, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
[4]. Nguyễn Sỹ Linh, 2010, Tổng quan về Phương pháp dự báo và khả năng áp dụng một số
mô hình trong dự báo biến động tài nguyên và môi trường ở Việt Nam, Viện chiến lược, chính
sách tài nguyên và môi trường.
[5]. Quyết định 2631/QĐ_ TTg ngày 31/12/2013, Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
[6]. Chế Đình Lý, 2010, Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường, ĐHQG.
[7]. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 của ngành tài nguyên và môi trường, 2015, Sở Tài
nguyên và Môi trường TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_10_18_29_1229_2070718.pdf