Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thực tiễn phát triển của các nư*ớc trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn. Mỗi Khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của Khu công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển Khu công nghiệp. Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các Khu công nghiệp thường chỉ là đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu quả khắc phục ô nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển, tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trong Khu công nghiệp đã hiệu quả hơn nhờ vào các biện pháp quản lý môi trường. Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh chóng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều Khu công nghiệp và Khu kinh tế, trong đó Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp này nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, do đó các vấn đề về môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Quảng Phú. Để giảm những tác động môi trường do họat động sản xuất của Khu Công Nghiệp này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi” được tác giả chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp tại Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 2.Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kể từ khi Đảng và Nhà nư*ớc có chủ trư*ơng xây dựng chương trình quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp đến nay, đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các nhà quản lý Khu công nghiệp của nư*ớc ta đã tổ chức những hội thảo về quản lý và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp, đề xuất các biện pháp cải thiện và quản lý môi trư*ờng trong các Khu công nghiệp, chính sách bảo vệ môi trường trong Khu công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường . Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hiện trạng môi trường của các Khu công nghiệp, các giải pháp hoạt động giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở một số địa phư*ơng và nghiên cứu đưa ra các giải pháp quy hoạch, giải pháp quản lý môi trường trong Khu công nghiệp nhưng đề tài đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện tại Khu công nghiệp Quảng Phú thì chưa được thực hiện. 3. Mục đích của đề tài: Mục tiêu của đồ án là đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Quảng Phú, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý, đề xuất các hướng cải thiện môi trường cho Khu công nghiệp Quảng Phú. 4. Nhiệm vụ của đề tài. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường của Khu công nghiệp Quảng Phú, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đưa ra các hướng khắc phục. Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài bao gồm: - Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại KCN Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch tại KCN Quảng Phú. - Thu thập hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú. - Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú. - Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN Quảng Phú. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đồ án đã được thực hiện trên cơ sở các phương pháp sau đây: - Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường khu công nghiệp Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Quảng Phú về phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải từ đó, xem xét, đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất. - Phương pháp phân tích hệ thống quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú về các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý đang áp dụng. - Vận dụng các nguyên lý của các công cụ quản lý môi trường để tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường.

doc122 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾP NHẬN MÁY LỌC RÁC TINH BỂ TÁCH DẦU HỐ THU TẬP TRUNG KCN QUẢNG PHÚ SONG CHẮN RÁC MÁY ÉP BÙN BỂ CHỨA BÙN Al2(SO4)3 VÁNG DẦU BỂ KHỬ TRÙNG MƯƠNG TRUNG BỂ LẮNG BỂ ĐIỀU HÒA NaOH hoặc H2SO4 BÙN MANG ĐI XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH THU GOM VÀ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH Hình 4.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác thô. Tại đây, rác có kích thước lớn hơn 10mm được loại bỏ, lượng rác này sẽ được công ty có chức năng thu gom xử lý. Cát thô lắng xuống đáy mương tiếp nhận và được thu gom xử lý định kỳ. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác sẽ được tập trung vào hố thu trước khi bơm qua lưới chắn rác tinh. Lưới chắn rác tinh có nhiệm vụ giữ lại toàn bộ rác có kích thước lớn hơn hay bằng 2mm. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp làm giảm lượng chất lơ lửng có trong nước thải. Thiết bị chắn rác tinh hoạt động liên tục và rác được đưa vào thùng chứa, hàng ngày sẽ được đưa đi xử lý. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể tách dầu. Dầu mỡ là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học. Dầu mỡ được tách dựa trên phương pháp trọng lực, dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi trên bề mặt, được gạn vào hố và chảy vào thùng thu dầu. Nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa về nồng độ và lưu lượng bằng máy khuấy chìm, đồng thời sẽ hạn chế quá trình yếm khí. Nếu mực nước trong bể điều hòa vượt quá 5.5m, nước thải sẽ tự động tràn qua ống dẫn tới hồ chứa nước sau xử lý. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng. Cánh khuấy sẽ khuấy gồm hỗn hợp sút, canxi, magie hydroxyte và bột nhẹ. Hóa chất sử dụng là HN377 có tác dụng kết tủa các kim loại nặng, nâng cao pH cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn. Hỗn hợp nước thải và hóa chất tiếp tục chảy sang bể tạo bông. Tại đây hóa chất HN378 gồm một số chất trợ lằng, trợ keo như poly acryamide anion, poly alumicloride, KMnO4, NaSiF được châm vào giúp cho quá trình tạo bông và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4 còn có tác dụng oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ trước khi đưa vào bể sinh học và oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ để bông không bị vỡ. Sau đó nước thải tiếp tục chảy vào ống trung tấm của bể lắng đứng. Bể lắng đứng có nhiệm vụ lắng các bông cặn từ bể tạo bông và một phần chất lơ lửng trong nước thải. Sau khi qua bể lắng, nước thải đã được lắng cặn chảy vào ngăn thu nước trước khi vào bể SBR là công trình xử lý sinh học hiếu khí, tại đây, giai đoạn quan trọng nhất xảy ra, vi sinh vật có tong bùn hoạt tính giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình lắng cũng xảy ra ngay tại bể này, giúp xử lý một phần nito, photpho, tiết kiệm diện tích, tăng cường hiệu quả lắng và không cần phải tuần hoàn bùn. Cuối cùng nước thải qua bể tiếp xúc khử trùng gồm 4 ngăn trước khi xả vào hồ chứa. Chất khử trùng được xử dụng là NaOCl. Lượng bùn trong bể và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể chứa bùn được sục khí thường xuyên để bùn được đều, không bị ngẹt bơm, lại tránh lên men kỵ khí. Bùn được bơm vào máy ép bùn băng tải. Bùn được bơm vào ngăn hòa trộn của máy ép bùn cùng với polymer. Polymer sử dụng là poly acrylamide cation, có tác dụng kết dính bùn để thuận lợi cho quá trình ép. Phần bùn khô ép được thu gom xử lý, còn phần nước sau ép theo ống dẫn chảy về hố thu. Ngoài ra, nếu lưu lượng bùn trong bể chứa bùn vượt mức sẽ chảy tràn qua ống dẫn, tới hố thu. Hình 4.7 Công trình Hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú 4.3.1.2 Khí thải. Các biện pháp giảm thiểu khí thải mà KCN Quảng Phú đang áp dụng. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông gây ra: Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu khí thải do các phương tiện vận chuyển dễ khuếch tán vào môi trường không khí, hiện tại tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau đây. Các công ty đã bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại tại KCN. Xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào các Nhà máy tại KCN đúng tải trọng cho phép. Thường xuyên phun nước tại các tuyến đường tại KCN. Diện tích cây xanh xung quanh KCN hiện nay chiếm 5% diện tích KCN góp phần giảm bụi và khí thải phát tán ra môi trường xung quanh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Để hạn chế tác động của các tác nhân gây ảnh hưởng môi trường không khí trong quá trình hoạt động sản xuất tại KCN, Các doanh nghiệp trong KCN đang thực hiện các biện pháp sau: Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN. Các nhà máy tại KCN chọn các công nghệ tiên tiến và sử dụng chu trình khép kín, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu có nhiều chất độc hại bằng các nguyên liệu, nhiên liệu có ít chất độc hại hơn, Các nhà máy nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành hệ thống thiết bị đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các nhà máy thường xuyên tiến hành công việc bảo dưỡng máy móc và thiết bị. Các nhà máy tại KCN trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà máy. Các nhà máy trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý mùi và khói bụi, trồng cây xanh với mật độ khoảng từ 8% - 10% tổng diện tích trong khuôn viên nhà máy; sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiều chất thải đầu ra. Giảm thiểu tiếng ồn: Để giảm thiểu tiếng ồn gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường xunh quanh, hiện tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau: Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN. Các nhà máy tăng cường móng và máy để giảm tiếng ồn dao động. Bố trí hợp lý các loại máy móc thiết bị có khả năng gây ồn hợp lý nhằm giảm sự cộng hưởng tiếng ồn. Các nhà máy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bôi trơn động cơ…để giảm thiểu ồn do máy móc thiết bị. Các nhà máy trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân. Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để giảm thiểu tiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh. Các biện pháp giảm thiểu tác động do rung. Để chống rung do máy móc thiết bị gây ra, KCN đã yêu cầu các Nhà máy thực hiện các giải pháp ngay từ khâu lắp đặt thiết bị ban đầu như kỹ thuật đúc móng đặt máy, đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rảnh đổ cát khô tránh rung theo mặt nền. Ngoài ra còn tăng cường lắp đặt đệm cao su chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. Kế hoạch giám sát môi trường không khí tại KCN Quảng Phú. Xác định và kiểm soát hiệu quả của việc giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN. Kiểm tra thường xuyên các dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc tại các nhà máy trong KCN nhằm đảm bảo tiếng ồn, độ rung trong các khu vực sản xuất. Các kết quả giám sát được so sánh với TCVN để đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý, nếu thấy có sự cố bất thường kịp thời phân tích, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết. 4.3.1.3 Chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp. Theo báo cáo của chủ đầu tư kinh hạ tầng KCN Quảng Phú thì lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm 2010 là khoảng 596.612,4 tấn/năm, tương đương với 1.635 tấn/ngày bao gồm: Gỗ vụn, bao bì, nhựa phế phẩm, thùng carton, bã đậu nành, mảnh chai, sắt thép phế liệu, bã malt, bã bùn,..... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp xử lý như sau: Đối với gỗ vụn, mùn cưa được các doanh nghiệp thu gom để đốt lò hoặc bán cho các doanh nghiệp khác để làm chất đốt. Bã đậu nành, bã nha, đầu cá, vỏ tôm được các đơn vị bán cho các thu gom để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Đối với thùng carton, sắt thép phế liệu, bao bì nilông, nhựa phế phẩm ... được thu gom và bán cho các đơn vị để tái chế, tái sử dụng. Một số loại chất thải công nghiệp khác không thể tái chế, tái sử dụng được các đơn vị hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại KCN Quảng Phú khoảng 59,7 tấn/năm bao gồm (Giấy vụn, bao nilông, thức ăn thừa...) lượng chất thải này được các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi thu gom, xử lý với tần suất 3 lần/tuần. Chất thải rắn nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng khoảng 2 tấn/năm bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, mực in công nghiệp và mực in văn phòng thải, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng thải, dầu thủy lực tổng hợp thải, dầu động cơ bôi trơn, Ăcquy hỏng... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý như sau: Các doanh nghiệp thu gom và tập kết tại vị trí nhất định trong kho, có mái che và tường bao quanh nhằm hạn chế đến mức tối đa sự phát tán ra môi trường. Tập kết với số lượng nhất định, các đơn vị hợp đồng với đơn vị là Công ty Cổ phần môi trường Quảng Ngãi xử lý. Một số doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Ban quản lý KCN thường xuyên theo dõi và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với công ty dịch vụ môi trường, đảm bảo 80% chất thải rắn sinh hoạt tại các Nhà máy, 70% chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại được quản lý thu gom và xử lý theo quy định. 4.3.2 Các phương án dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường của KCN Quảng Phú. 4.3.2.1 An toàn vệ sinh lao động. Ngoài các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, KCN còn chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khoẻ công nhân như: Chấp hành đúng các điều lệ về an toàn và vệ sinh lao động. Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên trong các nhà máy như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, nút tai, bao tay …. Thường xuyên tập huấn về an toàn lao động cho cán bộ, công nhân trong Công ty, doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân trong công ty, doanh nghiệp. 4.3.2.2 Phòng chống cháy nổ. Các biện pháp phòng chống cháy nổ đang được thực hiện tại các doanh nghiệp trong KCN gồm: Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị định kỳ đảm bảo vận hành đúng công suất và phòng chống cháy nổ xảy ra. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện phòng chống chập điện. Lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin báo động. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng để chống cháy. Đối với các thiết bị điện được tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, có thiết bị bảo vệ quá tải, các mô tơ đều có hộp che chở bảo vệ. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục về phòng cháy chữa cháy. 4.3.3 Công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo quy định thì chủ đầu tư KCN Quảng Phú định kỳ 6 tháng nộp báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt (sông Trà Khúc, kênh Bằng Lăng và cầu Sông Kênh), nước ngầm, chất lượng nước thải, khí thải và chất thải rắn lên ban quản lý về Sở TNMT để theo dõi và kiểm tra. Hiện nay, các doanh nghiệp trong KCN Quảng Phú thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo môi trường theo quy định: báo cáo chất lượng môi trường KCN định kỳ 6 tháng/lần; báo cáo hiện trạng môi trường KCN 1năm/lần; các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan chức năng như Cục Môi trường, Sở TN- MT và ban quản lý KCN… Trên địa bàn KCN Quảng Phú có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp đã thực hiện công tác báo cáo tình hình kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường. Bảng 4.2 Danh sách một số doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường nhưng chưa đạt trên địa bàn KCN Quảng Phú. STT Tên doanh nghiệp Vấn đề chưa đạt Biện pháp yêu cầu khắc phục Thời hạn khắc phục 1 CT TNHH SX và TM An Phú Kết quả giám sát chất lượng nước. Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 2 CT TNHH Tân Hải Kết quả giám sát chất thải nguy hại Khai báo chính xác tình hình xả thải chất thải nguy hại. Hoàn thành sau 20 ngày 3 CT TNHH Việt Quang Kết quả giám sát chất lượng môi trường nước ngầm Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước ngầm tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 4 DNTN Bình Dung Kết quả giám sát chất lượng không khí. Lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 5 Xí Nghiệp Hưng Định Kết quả giám sát các thành phần môi trường. Lập báo cáo và lấy mẫu phân tích tình hình xả thải và chỉ tiêu chất lượng các thành phần môi trường tại nhà máy. Hoàn thành sau 30 ngày 6 CT Lâm Nghiệp Nam Phong Kết quả giám sát chất lượng không khí. Lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí tại nhà máy. Hoàn thành sau 30 ngày 7 CT cổ phần bao bì Việt Phú Kết quả báo cáo tình hình chất lượng nước thải. Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 8 Xí nghiệp may Đông Thành Kết quả báo cáo tình hình chất lượng nước thải. Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 9 CT TNHH Lâm sản Gia Long Kết quả giám sát chất thải rắn Khai báo chính xác tình hình xả thải chất thải rắn. Hoàn thành sau 20 ngày 10 CT TNHH Hải Phong Kết quả giám sát các thành phần môi trường. Lập báo cáo và lấy mẫu phân tích tình hình xả thải và chỉ tiêu chất lượng các thành phần môi trường tại nhà máy. Hoàn thành sau 30 ngày 11 XN khai thác CB lâm sản Tam Nguyên Kết quả giám sát các thành phần môi trường. Lập báo cáo và lấy mẫu phân tích tình hình xả thải và chỉ tiêu chất lượng các thành phần môi trường tại nhà máy. Hoàn thành sau 30 ngày 12 CT TNHH Dược Phẩm Hoàng Nguyên Kết quả giám sát các thành phần môi trường. Nhanh chóng lấy mẫu phân tích Hoàn thành sau 30 ngày 13 CT TNHH SX bao bì Tịnh Tiến Kết quả báo cáo tình hình chất lượng nước thải. Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 14 CT TNHH TM&DV chế biến thủy sản Hưng Phong Kết quả báo cáo tình hình chất lượng nước thải. Nhanh chóng phân tích lại chất lượng nước tại nhà máy. Hoàn thành sau 20 ngày 4.3.4 Công tác thanh tra môi trường. Ban quản lý KCN Quảng Ngãi thường xuyên phối hợp với thanh tra môi trường của Bộ TN&MT và Sở TN&MT để thực hiện thanh tra môi trường tại các doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phải chấp nhận chế độ thanh tra môi trường thường xuyên, định kỳ, đột xuất của cấp thẩm quyền. Công tác thanh tra môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất được tổ chức định kỳ 1 lần/năm do ban quản lý KCN phối hợp với Bộ TN&MT, Chi cục bảo vệ môi trường, thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi tiến hành kiểm tra. Kế hoạch thanh tra định kỳ thường tập trung vào các nội dung nắm lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các đơn vị tại các KCN, quá trình thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường. Đồng thời sẽ tập trung kiểm tra quá trình thực hiện xử lý giảm thiểu ô nhiễm từ các loại phát thải bao gồm về nước thải, về khí thải, về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Đối với các doanh nghiệp nếu xảy ra các sự cố, tranh chấp, khiếu kiện về môi trường, vi phạm các quy định bảo vệ môi trường thì phải chịu sự thanh tra môi trường đột xuất của ban quản lý KCN phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền Bộ TN&MT, Sở TN&MT. 4.3.5 Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện tại KCN Quảng Phú đang áp dụng hình phạt cho các doanh nghiệp trong KCN theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp thực hiện không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã xác nhận thì bị phạt hành chính từ 500.000 – 2.000.000 đồng. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh thì bị phạt hành chính từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Đối với các doanh nghiệp có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép thì phạt hành chính từ 100.000 – 300.000.000 đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục. Đối với các doanh nghiệp có hành vi xả mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường thì phạt hành chính từ 500.000 – 2.000.000 đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục. Đối với các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm đất, nước và không khí phạt tiền từ 10.000.000 đến dưới 500.000.000 và buộc trong thời hạn ngắn nhất phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm. Đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về môi trường mà không chịu trách nhiệm thì buộc phải di dời ra khỏi KCN. Đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định về chất thải rắn thì bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 200.000.000 đồng; Vi phạm các quy định về chất thải nguy hại thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 150.000.000 đồng. Đồi với các doanh nghiệp vi phạm các quy định về tiếng ồn và độ rung thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 100.000.000 đồng. 4.3.6 Công tác truyền thông môi trường. Hiện nay công tác truyền thông môi trường tại KCN Quảng Phú cũng đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một số công tác truyền thông môi trường cho các doanh nghiệp đã được thực hiện tại KCN như: Mở lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý chất thải rắn công nghiệp cho cán bộ quản lý do Sở Tài Nguyên- Môi trường Quảng Ngãi, Chi Cục Bảo Vệ Môi trường tỉnh Quảng Ngãi tổ chức. Tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ môi trường do Sở TN-MT Quảng Ngãi và Công ty TNHH Môi trường Vietgreen phối hợp tổ chức. Mở lớp tập huấn và cung cấp các tài liệu tập huấn về môi trường cho doanh nghiệp trong KCN Quảng Phú. Ban Quản lý cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường nhân các sự kiện đặc biệt về môi trường trong năm như: Ngày môi trường thế giới (05/6); Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn: (22/9), Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (22/4 – 29/4). Ban quản lý cũng thường xuyên khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, phân tích lợi ích của việc áp dụng các dây chuyền công nghệ tiên tiến. 4.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường. 4.4.1 Đánh giá chung. Trên cơ sở về hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú có thể đánh giá công tác quản lý môi trường KCN trong thời gian qua cho thấy một số điểm yếu như sau: Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng hay vai trò của các bên có liên quan chưa được phân biệt rõ khiến cho những người có trách nhiệm đùn đẩy nhau trong công tác quản lý. Các cán bộ quản lý môi trường địa phương, bao gồm cả Ban quản lý KCN không thể có mặt thường xuyên tại từng cơ sở công nghiệp để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm và chưa có tiêu chuẩn phù hợp cho từng nguồn ô nhiễm. Các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương không đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát tất cả các cơ sở doanh nghiệp trong KCN, thiếu cán bộ quản lý môi trường trong KCN. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Ngãi chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, các vấn đề bên trong KCN chỉ có thể quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng quản lý môi trường của từng KCN. Việc xử phạt các trường hơp vi phạm Luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm môi trường. Chưa có những qui định thống nhất về môi trường dành riêng cho KCN, chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho KCN. 4.4.2 Nhận xét hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú. 4.4.2.1 Điểm mạnh bên trong KCN. Nắm được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa đất nước hiện nay. KCN Quảng Phú đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên môn về môi trường. Nhà máy xử lý nước thải tập trung chuẩn bị đưa vào hoạt động với công suất hiện tại đạt được 6000 m3/ngày đã giải quyết được một lượng lớn nước thải đầu ra của các nhà máy trong KCN. Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Quảng Phú đa dạng nhưng chủ yếu là các ngành ít gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường nên đã tự nguyện cam kết thực hiện các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời đã có nhiều doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. 4.4.2.2 Những thách thức cần vượt qua. Thành phần lao động làm việc trong KCN có trình độ học vấn thấp nên việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không thể thực hiện nhanh chóng. Nhân viên trong các nhà máy, xí nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Nhiều nhà máy có ngành nghề gây ô nhiễm chính trong KCN chưa xử lý tốt nguồn thải của mình. Nhiều doanh nghiệp chấp hành chưa tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường nên chưa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Các phong trào về bảo vệ môi trường chưa được phát động và duy trì một cách thuờng xuyên và liên tục nên chưa tạo được sức lan tỏa, động viên mọi người tích cực tham gia. Hiện tại KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho toàn KCN, cần cố gắng hoàn thành sớm để đưa vào hoạt động. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ, TỈNH QUẢNG NGÃI. 5.1 Giải pháp quy hoạch xây dựng phát triển KCN gắn liền với bảo vệ môi trường. 5.1.1 Mục tiêu. Tất cả các hoạt động sản xuất của KCN đều gắn liền với việc bảo vệ môi trường, tất cả các loại chất thải từ các nhà máy trong KCN đều phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải. Tạo lập và nâng cao hình ảnh “Khu công nghiệp thân thiện với môi trường” nhằm gián tiếp đạt được các mục tiêu về kinh tế. 5.1.2 Các định hướng quy hoạch. Đối với các dự án đã hoạt động cần phải rà soát lại giấy phép về môi trường, đồng thời giám sát môi trường tại các công ty, nhà máy, các thiết bị giảm thiểu tác động ô nhiễm cho môi trường. Đặc biệt là đối với các nhà máy có loại hình có khả năng gây ô nhiễm cao. + Đối với các nhà máy chế biến thủy sản cần có các hệ thống xử lý giảm mùi trong quá trình sản xuất. + Đối với các nhà máy chế biến lâm sản cần có các thiết bị hỗ trợ giảm ồn, bụi trong khu vực nhà máy. Đối với các dự án chuẩn bị hoạt động cần phải kiểm tra, yêu cầu bắt buộc các nhà đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường các dự án đầu tư. Dải cây xanh cách ly KCN. Đảm bảo ít nhất 15% tổng diện tích đất KCN phải trồng cây xanh, hiện tại diện tích cây xanh trong KCN chỉ chiếm gần 5%. Quy định diện tích cây xanh cần thiết đối với mỗi nhà máy, tiến hành trồng cây ngay sau khi có quy hoạch, các doanh nghiệp phải đảm bảo diện tích cây xanh từ 8 – 10% diện tích quy hoạch. Hiện nay có nhiều nhà máy chưa có trạm xử lý nước thải cục bộ, vì vậy cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại các nhà máy trong KCN, góp phần đảm bảo đầu ra nước thải sản xuất tại KCN đạt tiêu chuẩn. Xây dựng hệ thống quan trắc tự động để dễ dàng quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại KCN để có hệ thống cơ sở dữ liệu và kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Ứng dụng các công cụ tin học gis, viễn thám để đơn giản hóa công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại doanh nghiệp. 5.2 Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải. 5.2.1 Quản lý và xử lý chất thải rắn. Khối lượng chất thải rắn từ mỗi nhà máy là quá nhỏ để xây dựng nhà máy xử lý cục bộ tại từng nhà máy cũng như để xây dựng một nhà máy xử lý rác tập trung cho KCN, theo quan điểm kinh tế. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra công tác ký kết, thực hiện thu gom xử lý chất thải rắn của từng công ty, nhà máy với công ty có trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý. Rác thải sinh hoạt là loại rác thải ra do hoạt động của công nhân và dịch vụ, xử lý rác thải sinh hoạt có thể xử lý theo phương pháp xử lý rác bình thường hoặc thải bỏ theo đường thu gom thải bỏ của tổ chức quản lý chất thải sinh hoạt địa phương. Hiện tại chất thải rắn trong KCN Quảng Phú được phân loại và ký kết hợp đồng xử lý với Công ty Cổ phần môi trường Quảng Ngãi. Phân loại là khâu quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn, ảnh hưởng đến mức độ tái sử dụng và công nghệ xử lý. Vì vậy cần có các biện pháp thu gom, phân loại cụ thể và hiệu quả hơn như: Tại mỗi nhà máy cần phân loại chất thải rắn thành các loại: rác kim loại, rác thủy tinh, rác khó phân hủy, dễ phân hủy bởi các sinh vật, rác cháy được và không cháy được để có thể dễ dàng tái chế hoặc tái sử dụng. Tái sử dụng chất thải rắn và các hóa chất độc hại làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác là phương pháp giảm thiểu chất thải và tận dụng nguyên liệu. VD: vụn sắt, nhôm…cho các lò nấu sắt nhôm, nhựa cho các ngành nấu nhựa thứ cấp khác. Trong ngành sản xuất chế biến lâm sản, đối với bột gỗ có thể sử dụng để tạo ván ép, cây gỗ vụn có thể bán để làm nguyên liệu đốt. Có thể áp dụng các phương pháp trao đổi chất thải rắn trực tiếp trong KCN như: Chất thải rắn bã mía của nhà máy đường, bột gỗ của nhà máy chế biến lâm sản có thể sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất giấy. Chất thải trong nhà máy thủy sản như đầu cá, vỏ tôm làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thực phẩm gia súc. Việc trao đổi chất thải như vậy giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí vận chuyển, xử lý. 5.2.2 Quản lý và xử lý nước thải. Hiện tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN đang dần được hoàn thành, chính vì vậy các bước chuẩn bị để đưa trạm xử lý vào hoạt động là rất cần thiết. Quy định về đấu nối nước thải. Về nguyên tắc, tất cả các doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý nước thải nội bộ và xử lý ra loại B mới được thải vào hệ thống thu gom nước thải chung KCN. Các doanh nghiệp có lượng nước thải quá ít, chưa có điều kiện xây trạm xử lý nước thải nội bộ có thể thương lượng với công ty hạ tầng hỗ trở tiếp nhận xử lý không qua xử lý sơ bộ…, được ban quản lý KCN Quảng Phú cho phép. Tất cả các doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống thu gom nước mưa, thu gom nước thải và hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, sau khi công ty hạ tầng kiểm tra mới được phép đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN. Vị trí và kết cấu kết nối phải theo hướng dẫn của công ty hạ tầng. Có thể khóa đường ống xả thải khi cần thiết. Quy định về thu phí xử lý nước thải. Việc thu phí xử lý nước thải nhằm đảm bảo có đủ chi phí duy trì cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động và khoản chi cho các công tác đảm bảo môi trường khác liên quan đến quản lý ô nhiễm về nước thải. Giá thành xử lý nước thải được thiết lập cho 1m3 nước thải đầu vào là loại B đầu ra là loại A trên cơ sở tính đủ các chi phí thực tế. Quá trình xử lý nước thải 2 bên ký hợp đồng kinh tế (ban quản lý KCN và các doanh nghiệp), trong đó quy định khá chặt chẽ trách nhiệm của mỗi bên và chế tài xử lý vi phạm. Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý khí thải cục bộ của từng nhà máy, đảm bảo chất lượng khí trước khi thải vào môi trường của KCN cũng như bên ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn quy định. 5.2.3 Quản lý môi trường không khí. Rà soát kiểm tra việc xử lý khí thải của các nhà máy trong KCN, tất các các nguồn thải đều phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5939-2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ và TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ trước khi xả thải. Khuyến khích các nhà máy tại KCN lựa chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến và sử dụng chu trình khép kín, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu có nhiều chất độc hại bằng các nguyên liệu, nhiên liệu có ít chất độc hại hơn. 5.3 Chương trình giám sát chất lượng môi trường. Hiện nay việc giám sát chất lượng môi trường KCN Quảng Phú vẫn chưa đạt được hiệu quả giám sát cao nguyên nhân do chương trình giám sát và việc tổ chức giám sát chưa được thực hiện tốt về các thông số quan trắc, tần suất quan trắc, thiết bị quan trắc, nhân lực phục vụ cho quan trắc, kinh phí cho quan trắc môi trường…Để chương trình giám sát chất lượng môi trường đạt hiệu quả tốt hơn ban quản lý KCN cần bổ sung và cải thiện chương trình giám sát môi trường hiện nay. Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng và rõ các điểm quan trắc, giám sát môi trường, số liệu quan trắc môi trường phải được cập nhật, lưu giữ. Chương trình giám sát môi trường cần tập trung vào các đối tượng chính sau: không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, đất và sức khỏe cộng đồng với các thông số và tần suất giám sát như: a. Giám sát môi trường không khí - Không khí bên trong nhà máy của từng doanh nghiệp, tại các phân xưởng sản xuất. - Không khí xung quanh nhà máy: + Các điểm đo cách ống khói nhà máy ở những khoảng cách phù hợp, theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. + Các điểm đo tại những điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. + Thông số cần giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, Cl2, H2S, CH3-S-CH3 - Không khí tại khu vực hệ thống xử lý nước thải cần giám sát: mùi, khí CH4, H2S. - Tần suất giám sát : Khí thải : 04 đợt/năm; không khí : 02 đợt/năm - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998). b. Giám sát môi trường nước thải. - Công trình xử lý nước thải (Đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải). - Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải của nhà máy: Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận nước thải. Thông số cần giám sát: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, Phenol, Độ màu, tổng kiềm. - Tần suất giám sát : Nước thải : 04 đợt/năm; nước mặt : 02 đợt/năm - Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường (QCVN 08/–2008/BTNMT). c. Giám sát chất lượng nước ngầm - Thông số chọn lọc: pH, độ màu, độ cứng, TDS, Clorua, Florua, Nitrat, Nitrit, Sunfat, Mangan, tổng Sắt, Chì, Thuỷ ngân, Kẽm, E.Coli, Tổng Coliform; - Số điểm giám sát: xung quanh khu vực nhà máy; - Tần số khảo sát: 06 tháng /lần. - Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường (QCVN 09/–2008/BTNMT) và Tiêu chuẩn nước sạch kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). d. Giám sát môi trường đất - Lựa chọn vị trí giám sát môi trường đất tại vùng đất bị ô nhiễm do bụi than, khí độc hoặc vùng đất bị ngập bởi nước thải. - Yếu tố giám sát: hàm lượng mùn, kim loại nặng và dầu mỡ. - Tần suất giám sát : 02 đợt/năm - Tiêu chuẩn so sánh : Quy chuẩn kỹ thuật Đối với các doanh nghiệp khi không tuân thủ theo chương trình giám sát chất lượng môi trường hoặc kết quả giám sát không đạt tiêu chuẩn thì xử phạt theo các mức quy định của KCN (Nghị định số 117/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) và phải thực hiện các biện pháp khắc phục, buộc phục hồi, cải tạo lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. 5.4 Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất. Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn. Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị. Giảm ô nhiễm. Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn. Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn. Các biện pháp SXSH đề xuất áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp trong KCN: Một số giải pháp về những thay đổi trong vận hành nhằm giảm sự phát sinh ra chất gây ô nhiễm được liệt kê như sau: - Giảm tiêu hao nguyên vật liệu và sự mất mát sản phẩm bằng các biện pháp chống thất thoát do tràn, rò rỉ; - Kiểm tra các bộ phận trước khi chúng được vận hành để giảm thiểu các phế phẩm; - Tách riêng các chất thải để tăng cường khả năng thu hồi hoặc tái sinh; - Tối ưu hóa các thông số vận hành như: nhiệt độ, áp suất, thời gian phản ứng,... để giảm bớt các sản phẩm phụ thuộc hoặc phát sinh chất thải; - Tăng cường công tác huấn luyện nhân viên về giảm thiểu chất thải; - Đánh giá nhu cầu từng bước vận hành và loại trừ các bước không cần thiết; - Thu hồi các vật liệu bị tràn hay thất thoát để sử dụng lại; - Cải thiện công tác quản lý kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm để tránh hư hỏng và quá hạn; - Cải thiện chu kỳ bảo dưỡng để tránh tổn thất do hư hỏng máy móc, thiết bị; - Tắt điện, khóa nước cẩn thận khi không sử dụng. Ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn: giảm thiểu lượng chất thải phát sinh do chảy tràn và thất thoát xảy ra lúc đầu. Tách riêng các dòng chất thải: sự tách riêng tại nguồn có thể giảm bớt lượng chất thải nguy hại. Rèn luyện nhân sự: các công nhân đóng vai trò chủ chốt. Một chiến dịch hiệu quả nhằm giảm thiểu chất lượng chất thải sinh ra đòi hỏi phải được kết hợp với một chương trình huấn luyện nhân viên có hiệu quả, chỉ dẫn nhân viên phải làm thế nào để phát hiện ra sự rò rỉ, tràn hay thất thoát nguyên vật liệu. Những người vận hành quá trình và các nhân viên bảo trì cần phải được tập huấn bổ sung chuyên sâu về các phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Bảo toàn năng lượng điện: thực hiện các phương pháp quản lý nội tại như tắt hết các thiết bị và đèn khi không sử dụng đến, đặt các đầu dẫn không khí lạnh và máy điều hòa không khí ở những nơi có bóng râm, cải thiện việc điều tra dầu bôi trơn cho các thiết bị có gắn motor, đặt chế độ giờ và nhiệt nhằm kiểm soát tốt hơn nhiệt và độ mát. Thay đổi nguyên vật liệu đầu vào - Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không độc hại. - Làm sạch nguyên vật liệu thô trước khi sử dụng để giảm thiểu lượng chất thải sinh ra. Tái chế và tái sử dụng - Đối với rác thải sinh hoạt, lựa ra giấy, bao nilon, lọ thủy tinh… để bán cho các cơ sở có nhưu cầu sử dụng để tái chế. - Đối với các loại bột cưa, gỗ vụn có thể chế tạo thành ván ép sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, vật dụng gia đình như bàn, ghế… Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với sản xuất sạch hơn. Ban quản lý KCN cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp về các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó thì ban quản lý KCN và các cơ quan có thẩm quyền cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí và các thiết bị kỹ thuật để các doanh nghiệp có thể đễ dàng tiếp cận và áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn. 5.5 Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN:  - Theo Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tuỳ theo quy mô và tính chất, các dự án đầu tư vào KCN có thể được phê duyệt về mặt BVMT bởi các cơ quan thẩm quyền cấp trung ương, cấp tỉnh hay cấp huyện và Ban Quản lý KCN (khi được uỷ quyền). Như vậy, một thực tế đang diễn ra là ngoài Ban Quản lý KCN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại KCN còn nhiều cơ quan khác có thẩm quyền chức năng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, xử phạt trong công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp KCN. Chính sự chồng chéo này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về mặt môi trường tại các KCN và gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian đến cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để công tác quản lý hành chính về mặt môi trường đạt hiệu quả như mong muốn. - Tăng cường nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan trong từ thực tế quản lý môi trường tại KCN. Biện pháp này giúp huy động tất cả các thành phần trong KCN tham gia vào việc BVMT, trong đó đặc biệt quan tâm tới lãnh đạo các doanh nghiệp trong KCN, chính họ là những người quyết định các nội dung để triển khai thực hiện công tác BVMT trong doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng dân cư xung quanh KCN (đối tượng chịu tác động trực tiếp) cũng hết sức quan trọng, do vậy cần tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ thông tin và phản biện xã hội để nâng cao nhận thức về của cộng đồng dân cư xung quanh KCN. Ban Quản lý KCN và Sở Tài nguyên môi trường cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường cho cán bộ nhân viên các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư xung quanh KCN. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các doanh nghiệp trong KCN gây ô nhiễm môi trường mà chưa có các biện pháp khắc phục cụ thể. - Ban Quản lý KCN chỉ đạo Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Quảng Ngãi khẩn trương thực hiện và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú. Đối với chủ đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp: - Tiếp tục và đẩy nhanh tiến độ thực những cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt. - Khẩn trương hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Quảng Phú. - Cử cán bộ có chuyên môn phụ trách, theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác BVMT tại các doanh nghiệp, kịp thời báo cáo lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng để có các biện pháp xử lý phù hợp.  - Khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, vốn đầu tư các dự án, các thành phần kinh tế khác, các nguồn vốn vay. Đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp: - Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và cam kết của doanh nghiệp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt (trong đó chú ý đến việc hoàn thành các công trình xử lý chất thải, diện tích cây xanh và giám sát môi trường) - Đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, vừa tiết kiệm nguyên, nhiên liệu vừa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. - Định kỳ hàng năm, lập kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường cụ thể của doanh nghiệp để có cơ sở triển khai và gửi về Ban quản lý để theo dõi, kiểm tra. - Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp về ý thức BVMT và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. 5.6 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường tại KCN. 5.6.1 Tổ chức khóa tập huấn cho cán bộ quản lý trong KCN. Việc quản lý và bảo vệ môi trường tại các nhà máy của các doanh nghiệp trong KCN là một trong những nhiệm vụ của công tác quản lý tại KCN. Để bảo vệ môi trường, nhận thức và hành động của các nhân viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của môi trường. Vì vậy ban quản lý KCN cần thường xuyên tổ chức khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ môi trường ở các nhà máy cho các cán bộ quản lý của các nhà máy nhằm nâng cao năng lực quản lý, nhằm giúp họ hiểu được tầm quan trọng của môi trường từ đó đưa ra được kế hoạch quản lý phù hợp. Mục tiêu lâu dài của khóa tập huấn: Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức của các cán bộ quản lý ở các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất về vai trò của môi trường trong công tác quản lý. Mục tiêu trước mắt của khóa tập huấn: - Nâng cao nhận thức về hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành của Trung ương và địa phương. - Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường. - Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về quản lý. Nội dung chính của khóa tập huấn: Khóa tập huấn đưa ra đánh giá về tác động của các hoạt động sản xuất tại các nhà máy và các hoạt động khác lên môi trường, các giải pháp áp dụng để thực hiện công tác bảo vệ môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của các Công ty đối tác trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường. - Bổ sung các kiến thức về quản lý nhà máy, bảo vệ môi trường cảnh quan của KCN. - Kiến thức về môi trường, quản lý môi trường và xử lý chất thải. - Áp dụng các phương pháp lồng ghép bảo vệ môi trường với hoạt động sản xuất của nhà máy. - Xây dựng các chương trình hành động cụ thể và điều chỉnh các vấn đề chưa hợp lý, bổ sung các vấn đề còn thiếu của hệ thống văn bản pháp lý cơ chế, chính sách về môi trường tại KCN. 5.6.2 Tăng cường nhân lực quản lý bảo vệ môi trường. Cần tăng cường đội ngũ nhân lực quản lý môi trường cho KCN khuyến khích các doanh nghiệp nhận kỹ sư môi trường để trực tiếp quản lý và xử lý môi trường cho doanh nghiệp. 5.6.3 Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương (giữa Bộ TN&MT, Sở TN&MT và Ban quản lý KCN) trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường KCN. Tăng cường phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan gồm: Sở TN&MT, Cảnh sát môi trường, UBND Thành phố với ban quản lý KCN trong kiểm tra, giám sát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. 5.7 Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường. Giáo dục môi trường trong KCN là một trong những nội dung, biện pháp giáo dục môi trường cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn, sinh động và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ngãi. Sở TN&MT cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý môi trường ở các cấp địa phương và KCN, nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ các cấp có liên quan. Ban quản lý KCN. Truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp là một trong những việc cần thiết và hiệu quả nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay trong KCN. Vì vậy, ban quản lý KCN cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo về công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN Quảng Phú. Ban Quản lý cần thường xuyên ban hành các văn bản yêu cầu các Doanh nghiệp KCN và Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp như: Vì một thế giới xanh – sạch – đẹp. Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Xây dựng một KCN thân thiện với môi trường. Yêu cầu các Doanh nghiệp tăng cường công tác bảo vệ môi trường bằng hình thức sử dụng băng rôn, áp pích, khẩu hiệu, phát động ra quân trồng cây, dọn vệ sinh nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên, cán bộ, người lao động tại các KCN về công tác bảo vệ môi trường. Ban lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp trong KCN. Những thông tin về bảo vệ môi trường như tờ rơi, tranh cổ động, áp phích tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn… được dán trên các bảng thông tin của các công ty đặt nơi có nhiều công nhân, nhân viên qua lại như nhà ăn, phòng họp, nhà căng tin… sẽ có tác dụng tốt trong việc truyền đạt những thông tin về môi trường đến công nhân, nhân viên trong công ty. Việc tổ chức phong trào “Xanh, Sạch, Đẹp” trong công ty là hướng các nhân viên trong công ty vào những việc làm cụ thề về bảo vệ môi trường trong thực tiễn sản xuất và cũng trên cơ sở đó nâng cao thêm một bước nhận thức bảo vệ môi trường cho nhân viên và người lao động. Thông qua phong trào bảo vệ môi trường trong công ty, người lao động sẽ tự giác làm chủ trong việc ngăn ngừa giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường tại nơi mình làm việc và cũng ngăn ngừa sự ô nhiễm cho môi trường xung quanh công ty. Như vậy, giáo dục môi trường cho các công ty, doanh nghiệp trong KCN sẽ góp phần mang lại những hiệu quả về bảo vệ môi trường và cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và KCN nói chung như tạo ra những sản phẩm sạch có chất lượng cao, tăng thêm uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng, môi trường lao động của các doanh nghiệp trong KCN cũng được cải thiện hơn. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong giai đoạn 5 năm (2006-2010) mỗi năm tốc độ tăng trưởng công nghiệp hơn 53%, công nghiệp chiếm tỷ trọng 55,3% trong kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt trên 4.258 tỷ đồng, là một trong 10 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 14 triệu đồng/người/năm. Theo kế hoạch năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 34-35%, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 22 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.200 USD); thu ngân sách nhà nước 14.370 tỷ đồng. Từ những thành quả đạt được như trên thì sự đóng góp của các KCN của tỉnh Quảng Ngãi là điều không thể phủ nhận. Chính vì vậy mỗi KCN đều phải tìm ra hướng phát triển sao cho tốt nhất để có thể cạnh tranh với các KCN khác. KCN Quảng Phú là một điển hình, KCN đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua. Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo của KCN khá quan tâm đến vấn đề môi trường. Cơ sở vật chất phục vụ công tác BVMT cũng đã được ban quan lý đặc biệt đầu tư. Vấn đề an toàn lao động, phòng ngừa sự cố cũng được đặc biệt chú trọng đạt tiêu chuẩn. Tuy vậy, một số vấn đề về QLMT vẫn còn tồn tại trong KCN như nhân lực quản lý môi trường chưa tốt, hệ thống các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chưa đạt tiêu chuẩn, chương trình giám sát môi trường còn nhiều thiếu sót. Đề tài đã đưa ra những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao năng lực công tác quản lý môi trường cho ban quản lý cũng như các doanh nghiệp trong KCN. Hệ thống các giải pháp đồng bộ được đề xuất bao gồm quy hoạch xây dựng phát triển KCN gắn liền với bảo vệ môi trường, cải tiến hệ thống xử lý chất thải, áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, nâng cao năng lực quản lý môi trường, giáo dục và tuyên truyền môi trường. KIẾN NGHỊ KCN Quảng Phú hiện đã có nhiều quan tâm trong công tác kiểm soát ô nhiễm, đồng thời đã thực hiện một phần của trao đổi chất thải của các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải cho KCN, ví dụ như chất thải bã mía của nhà máy đường, bột gỗ của nhà máy chế biến lâm sản sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất giấy. Đây là tiền đề quan trọng để có thể xây dựng KCN Quảng Phú thành KCN sinh thái. Vì vậy cần nghiên cứu và đề xuất mô hình triển khai xây dựng KCN Quảng Phú thành KCN than thiện với môi trường theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Báo cáo quy hoạch tổng thể KCN Quảng Phú, 2010. Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Báo cáo hiện trạng môi trường KCN Quảng Phú, 2010. Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Báo cáo giám sát môi trường KCN Quảng Phú, 2010. Chi cục bảo vệ môi trường Quảng Ngãi, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2010. Quyết định số 402/TTg ngày 17/04/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của KCN Quảng Phú. Phan Thu Nga, 2005, Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý thống nhất môi trường trong khu công nghiệp. Phạm Ngọc Đăng, 2000, Quản lý môi trường Đô thị và KCN, NXB Xây Dựng. Nguyễn Thị Vân Hà, Quản lý chất lượng môi trường, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM. Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quảng Phú. Các trang wed: PHỤ LỤC. Phụ lục A – TCVN 5949-2005 – Tiêu chuẩn nước thải - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B C 1 Nhiệt độ oC 40 40 45 2 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9 5 đến 9 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu - 4 Mầu sắc, Co-Pt ở pH=7 20 50 - 5 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 100 6 COD mg/l 50 80 400 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200 8 Asen mg/l 0,05 0,1 0,5 9 Thủy ngân mg/l 0,005 0,01 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 1 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 0,5 12 Crom (IV) mg/l 0,05 0,1 0,5 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 2 14 Đồng mg/l 2 2 5 15 Kẽm mg/l 3 3 5 16 Niken mg/l 0,2 0,5 2 17 Mangan mg/l 0,5 1 5 18 Sắt mg/l 1 5 10 19 Thiếc mg/l 0,2 1 5 20 Xianua mg/l 0,07 0,1 0,2 21 Phenol mg/l 0,1 0,5 1 22 Dầu mở khoáng mg/l 5 5 10 23 Dầu động thực vật mg/l 10 20 30 24 Clo dư mg/l 1 2 - 25 PCBs mg/l 0,003 0,01 0,05 26 Hóa chất bảo vệ thực vật: Lân hữu cơ mg/l 0,3 1 27 Hóa chất bảo vệ thực vật: Clo hữu cơ mg/l 0,1 0,1 28 Sunfua mg/l 0,2 0,5 1 29 Florua mg/l 5 10 15 30 Clorua mg/l 500 600 1000 31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10 15 32 Tổng nitơ mg/l 15 30 60 33 Tổng phôtpho mg/l 4 6 8 34 Coliform MPN/100ml 3000 5000 - 35 Xét nghiệm sinh học (Bioassay) 90% cá sống sót sau 96 giờ trong 100% nước thải - 36 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 - 37 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 - Phụ lục B –TCVN 5939-2005 – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp TT Thông số Giá trị giới hạn A B 1 Bụi khói 400 200 2 Bụi chứa silic 50 50 3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50 4 Antimon và hợp chất, tính theo Sb 20 10 5 Asen và hợp chất, tính theo As 20 10 6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5 7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5 8 CO 1000 1000 9 Clo 32 10 10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10 11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30 12 HCl 200 50 13 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF 50 20 14 H2S 7,5 7,5 15 SO2 1500 500 16 NOx, tính theo NO2 1000 580 17 NOx (cơ sở sản xuất axit), tính theo NO2 2000 1000 18 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 100 50 19 Hơi HNO3 (cơ sở sản xuất axit), tính theo NO2 2000 1000 20 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500 Phụ lục C - Các hình ảnh về KCN Quảng Phú. Nhà máy đường Quảng Ngãi. Nhà máy sản xuất sữa Nhà máy bia Sài Gòn Quảng Ngãi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam_muc luc_header.doc
  • docbia-OK.doc
  • docnhan xet cua GVHD-OK.doc
  • docnhiem vu-OK.doc
Tài liệu liên quan