Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài nguyên bền vững ở Dăk Lăk

5.4) Cấu trúc, tăng trưởng,và tính chất đất ở kiểu lập địa rừng khộp úng ngập dài trong mùa mưa, và thiếu nước ở mùa khô Đối tượng này hạn chế về tăng trưởng, tái sinh, mật độ, hình thân cho thấy nó không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ trong lâm nghiệp. Do tính chất đất rất xấu cả về lý và hóa tính đất nên khả năng dự trữ và cung cấp dinh dưỡng đều rất kém, việc đề xuất cơ cấu cây trồng với đối tượng này cần phải có nhiều những nghiên cứu về kỹ thuật đồng bộ, kèm theo đó là vấn đề chính sách về kinh tế -xã hội.

pdf55 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài nguyên bền vững ở Dăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thời điểm 1982, 1992 cho thấy: Tổng diện tích rừng mất đi trong vòng 15 năm (1982 - 1996) lên đến 239.035 ha, như vậy bình quân mỗi năm mất đi khoảng 15.000ha rừng. Từ con số thống kê diện tích rừng bị mất đi đã chững minh một phần sự suy thoái môi trường do quá trình tàn phá tài nguyên. Do vậy các nguyên nhân cần thiết phải xem xét là: + Chuyển dịch đất rừng sang làm nông nghiệp, trong đó đáng lưu ý là việc phát triển không có quy hoạch diện tích cây công nghiệp như cà phê, hay việc mở rộng trồng cao su, điều...đã phá hoại nhiều diện tích rừng, trong đó thường tập trung vào các khu rừng non mới phục hồi sau nương rẫy, các khu rừng nghèo kiệt do quá trình khai thác lạm dụng quá mức. Thực tế cho thấy cùng với quá trình khai thác rừng, với hệ thống đường vận xuất đã là điều kiện để người dân tiến vào rừng sâu, tiếp tục công việc còn lại là phá đi các khu rừng đã nghèo kiệt, rừng non để canh tác nông nghiệp. + Quá trình khai thác lạm dụng vốn rừng lâu dài, bên cạnh việc mất đi diện tích rừng che phủ đáng kể nói trên, chất lượng rừng hiện còn cũng giảm sút mạnh do không tuân thủ quy trình quy phạm, khai thác càng quét ở các lâm phần chưa đủ luân kỳ, khai thác lâm sản trái phép. Hiện tại các có nhiều lâm phần nghèo kiệt về trữ lượng gỗ, loài cây kém giá trị chiếm ưu thế, mất đi tính đa dạng sinh học trong thực vật lẫn hệ động vật. + Tốc độ tăng dân số quá nhanh đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất, gây áp lực năng nề đến rừng tự nhiên trong các vùng sâu, xa. + Vấn đề canh tác nương rẫy: Thực chất canh tác nương rẫy trong từng cộng đồng với chu kỳ khép kín (du canh luân hồi) là một kiểu canh tác truyền thống, chứa đựng nhiều kinh nghiệm canh tác bền vững trong đó rừng - đất được phục hồi tốt theo chu kỳ bỏ hóa. (Vấn đề này sẽ được thảo kỹ trong báo cáo này ở phần sau). Tuy nhiên với sự chuyển dịch dân cư, tăng dân số cơ học vào các vùng sinh sống của cộng đồng, dẫn đến việc lấn chiếm đất nương rẫy để canh tác, đã phá vỡ chu kỳ nương rẫy của đồng bào, đẫy cộng đồng vào sâu hơn, phá các khu rừng mới để làm nương rẫy và cứ như vậy diện 13 tích rừng càng thu hẹp và đời sống đồng bào càng khó khăn vì điều kiện đất canh tác ngày càng xa hơn, lương thực thiếu hụt hơn. + Vấn đề chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng, thực ra cho đến nay rừng vẫn chưa có chủ thực sự. Một số lâm nông trường ít chú trọng công tác bảo vệ, nuôi dưỡng, tái sinh, trồng rừng, chỉ quan tâm đến chỉ tiêu khai thác, khai thác lạm dụng vốn rừng...Chính sách khóan rừng cho người dân chưa thực sự có hiệu quả, người dân chưa có trách nhiệm thực sự trong quản lý bảo vệ rừng do chưa thực sự làm chủ. + Cở sở hạ tầng ở các vùng rừng trọng điểm rất yếu kém đã hạn chế việc phát triển kinh tế xã hội, gây trở ngại trong thay đổi phương thức canh tác thích hợp, bền vững hơn. Từ những nguyên nhân của các chiều hướng biến động tài nguyên rừng nêu trên cho thấy một số giải pháp cần được đưa ra để duy trì, phát triển rừng góp phần phát triển nông - lâm nghiệp bền vững: + Vấn đề cơ bản là phát triển lâm nghiệp xã hội ở các cộng đồng. Dựa trên các dự án, cần tạo điều kiện nhất định về cơ sở vất chất, kỹ thuật để đồng bào phát huy tri thức bản địa, xây dựng và phát triển được các phương thức canh tác bền vững, từng bước nâng cao đời sống. + Trong công tác định canh định cư cần xem xét đến văn hóa truyền thống của đồng bào, vì thực tế một số đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên không có hình thức du cư, do đó công tác này cần chú trọng hơn để phát triển nông - lâm nghiệp phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nhân văn. Trong đó vấn đề đáng quan tâm là canh tác nương rẫy, thực tế cho thấy với qũy đất đai hạn chế như hiện nay (đất nương rẫy bị chuyển đổi sang cây công nghiệp), chu kỳ nương rẫy bị phá vỡ, nếu tiếp tục để tự phát thì còn nhiều khu rừng cấm, rừng phòng hộ sẽ bị phá vỡ do nhu cầu lương thực. Vì vậy tìm kiếm một cơ chế quản lý tài nguyên ở cộng đồng là cần thiết, đồng thời kết hợp với tri thức bản địa với tri thức hiện đại trong nông lâm nghiệp là giải pháp thích hợp để phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường. 14 + Tăng cường công tác khuyến nông - lâm, xây dựng mô hình để giúp công đồng thiểu số, nông thôn miền núi phát triển. + Nghiên cứu chính sách về quản lý bảo vệ rừng, rừng cần có chủ thực sự. + Cần có chính sách cụ thể thích đáng về lợi ích của người dân tham gia trồng rừng. Có chế độ ưu đải về tín dụng để trồng cây lâu năm, phát triển vùng sâu vùng xa. + Tăng cường công tác thực hiện luật pháp về bảo vệ rừng. + Đẩy mạnh giáo dục nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng. + Tăng cường công tác trồng rừng phòng hộ và sản xuất, giảm áp lực về gỗ củi lên rừng tự nhiên. + Tăng cường công tác chế biến gỗ. + Sắp xếp lại tổ chức lâm trường, tổ chức nhân dân tham gia vào nghề rừng. + Tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu thực nghiệm và điều chế rừng, biện pháp lâm sinh đối với từng kiểu rừng, trạng thái rừng cụ thể. 4.2. Biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản xuất qua qúa trình khai thác chọn Để đánh giá khả năng phục hồi rừng sản xuất qua khai thác, làm cơ sở xem xét việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác chọn hiện tại có bảo đảm cho rừng phát triển ở luân kỳ tiếp theo hay không, phục vụ cho việc quản lý rừng bền vững; báo cáo này tiến hành điều tra thực vật và đất rừng ở rừng sau khai thác 5-10 năm và việc xem xét được đối chứng với rừng ổn định. Đối tượng nghiên cứu là kiểu rừng sản xuất chủ yếu hiện nay: rừng lá rộng thường xanh khu vực Dăk Nông, Đăk R’Lăp. a) Biến đổi cấu trúc cơ bản của rừng lá rộng thường xanh sau khai thác chọn: Từ số liệu ô tiêu chuẩn dạng bản, đầu tiên tính toán được các chỉ tiêu điều tra lâm phần: 15 Biểu 4: Các chỉ tiêu bình quân lâm phần lá rộng thường xanh sau khai thác và ổn định St t Chỉ tiêu bình quân lâm phần Rừng sau khai thác chọn Rừng ổn định 1. Chiều cao bình quân H (m) 15.3 17.9 2. Đường kính bình quân D1.3 (cm) 24.5 30.0 3. Mật độ trên ha: N (cây/ha) 350 560 4. Số loài chủ yếu/ ha 13 21 5. Tổng tiết diên ngang/ha: G (m2/ha) 18.70 37.53 6. Trữ lượng / ha: M (m3/ha) 150 393 Sau khai thác chọn các chỉ tiêu bình quân lâm phần đều giảm xuống, trong đó giảm mạnh nhất là mật độ và trữ lượng. Ngoài ra sau khai thác không chỉ giảm số lượng cá thể mà còn làm mất đi một số loài cây giá trị, giảm tính đã dạng thực vật. Cấu trúc số cây theo cỡ kính (N/D) ở rừng ổn định có dạng một đỉnh ở cỡ kính nhỏ, sau đó giảm số cây khi đường kính tăng lên, biểu thị quy luật rõ nét của rừng có quá trình tái sinh liên tục, khác tuổi cao độ. So sánh cấu trúc N/D của rừng sau khai thác với rừng ổn định, qua đồ thị cho thấy về số lượng cá thể giảm xuống ở mọi cấp kính, chứng tỏ ngoài việc khai thác các cây thành thục, trong quá trình chạt hạ và vận xuất đã làm thiệt hại một lượng lớn cây non và tái sinh. Tuy nhiên cấu trúc rừng sau khai thác về cơ bản vẫn duy trì 16 sự đồng dạng với rừng ổn định, có nghĩa là có khả năng phục hồi rừng chạt chọn, duy trì sự sản xuất, tái sinh liên tục cho các luân kỳ sau. Biểu 5: Phân bố số cây theo cỡ kính rừng sau khai thác chọn và rừng ổn định Cỡ N (cây/ha) kính (cm) Rừng ổn định Rừng sau khai thác 15 0 0 25 400 280 35 70 50 45 30 20 55 40 0 65 20 N (c/ha) 560 350 Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H) khá phức tạp, có nhiều đỉnh, thể hiện sự vươn lên cạnh tranh ánh sáng khá gay gắt ở các thế hệ. Tuy vậy nó cũng có quy luật khá rõ là xuyên qua các đỉnh răng cưa đó có thể vẽ một 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 15 25 35 45 55 65 N ( c/ h a) D1.3 (cm) Phán bäú säú cáy theo cáúp kênh Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 17 đường cong có đỉnh lệch trái, đây là nơi tích tụ tán cây của các loài cây không thể vươn lên tầng trên, tụ tán và chèn ép tái sinh dưới tán rừng. Tương tự như phân bố N/D, phân bố N/H của rừng sau khai thác so với rừng ổn định, qua đồ thị cho thấy về số lượng cá thể giảm xuống ở mọi cấp chiều cao, chứng tỏ ngoài việc khai thác các cây thành thục, trong quá trình chạt hạ và vận xuất đã làm thiệt hại một lượng lớn cây non và tái sinh. Tuy nhiên cấu trúc N/H rừng sau khai thác về cơ bản vẫn duy trì sự đồng dạng với rừng ổn định, biểu hiện dạng một đỉnh lệch trái, cho thấy có khả năng phục hồi rừng chạt chọn, duy trì sự sản xuất, tái sinh liên tục cho các luân kỳ sau. Biểu 6: Phân bố N/H rừng sau khai thác và ổn định Cỡ H N (cây/ha) (m) Rừng ổn định Rừng sau khai thác 5 0 10 7 10 0 9 50 30 11 60 50 13 80 70 15 50 50 17 70 70 19 60 40 21 40 10 23 30 10 25 70 10 27 20 29 10 31 10 N (c/ha) 560 350 18 Ngoài cấu trúc cá thể đã xem xét, vấn đề sinh thái loài và cấu trúc tổ thành loài rừng sau khai thác có ý nghĩa quan trọng khi xem xét khả năng phục hồi hệ sinh thái rừng, chất lượng rừng. Sử dụng chỉ tiêu quan trọng IV% (Importance value) để xác định loài ưu thế cho các lâm phần. Mỗi loài giá trị IV% được tính: IV% = (N% + G%) / 2 Xem loài ưu thế là loài có ý nghĩa sinh thái trong lâm phần, với tỷ lệ IV% > 5%. Kết quả tính chung cho lâm phần trước và sau khai thác: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 N ( cá y/ h a) H (m) Phán bäú säú cáy theo cåî chiãöu cao Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 19 Biểu 7: Tỷ lệ tổ thành loài ưu thế ở rừng sau khai thác và ổn định Loài ưu thế IV% Rừng ổn định Rừng sau khai thác Dẻ 16.17 40.78 Kháo 15.23 9.70 Trâm 6.00 Sưng 5.88 Nhãn rừng 5.14 Trám 12.49 Quế rừng 5.73 Sau khai thác thành phần loài ưu thế đã có sự thay đổi, có 2/5 (40%) loài là còn duy trì được loài ưu thế như ở lâm phần ổn định. Tiếp tục xem xét biến đổi tổ thành ưu thế trong các thế hệ, với 3 thế hệ được xem xét: + Thế hệ non: Phân bố trong phạm vi cỡ kính: 10 - 25 cm. + Thế hệ trung niên: Phân bố trong phạm vi cỡ kính: 25 - 40 cm. + Thế hệ thành thục: Phân bố trong phạm vi cỡ kính: > 45 cm. - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 Deí Khaïo Trám Sæng Nhaîn ræìng Traïm Quãú ræìng IV % So saïnh tyí lãû täø thaình chung Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 20 Biểu 8: Tỷ lệ tổ thành loài ưu thế ở rừng sau khai thác và ổn định ở thế hệ non Loài ưu thế IV% Rừng ổn định Rừng sau khai thác Nhọc 39.25 9.47 Kháo 15.66 17.69 Thầu tấu 4.53 Máu chó 4.23 Săng mã 4.23 Dẻ 29.85 Trâm 11.94 Xoan 11.19 Quế rừng 6.58 Thành ngạnh 5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 IV % Loaìi æu thãú So saïnh tyí lãû täø thaình loaìi æu thãú åí thãú hãû non Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 21 Biểu 9: Tỷ lệ tổ thành loài ưu thế ở rừng sau khai thác và ổn định ở thế hệ trung niên Loài ưu thế IV% Rừng ổn định Rừng sau khai thác Quế rừng 16.97 6.90 Chò xót 15.19 Xoan đào 10.24 Dẻ 10.14 59.94 Trám 8.69 13.46 Nhọc 8.43 Máu chó 7.84 Trâm 7.22 Chôm chôm rừng 6.94 Bứa 6.90 Chẹo 6.76 Kháo 6.03 22 Biểu 10: Tỷ lệ tổ thành loài ưu thế ở rừng sau khai thác và ổn định ở thế hệ thành thục Loài ưu thế IV% Rừng ổn định Rừng sau khai thác Dẻ 34.28887 Chò xót 33.98995 Trám 11.46837 50.505 Xoài rừng 11.01743 Trâm 9.235373 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 IV % Loaìi æu thãú So saïnh tyí lãû täø thaình loaìi åí thãú hãû trung niãn Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 23 Nhìn chung thành phần loài ở các thế hệ đã có sự thay đổi, nhưng vẫn còn duy trì được một tỷ lệ nhất định sự trùng hợp loài cây ưu thế so với rừng ổn định. Tỷ lệ tổ thành loài ưu thế sau khai thác phù hợp với rừng ổn định chiếm từ 20 - 40 % trong các thế hệ. Phân bố số loài rừng sau khai thác theo thế hệ giảm so với rừng ổn định, chứng tỏ qua khai thác như hiện nay có nguy cơ làm nghèo đi khá nhiều sự đa dạng loài trong cấu trúc tổ thành. Biểu 11: Phân bố số loài theo thế hệ ở rừng sau khai thác và ổn định Thế hệ Số loài ở rừng ổn định Số loài rừng sau Khai thác 10 -25 cm 15 9 25 - 40 cm 11 6 >40 cm 5 2 0 10 20 30 40 50 60 Deí Choì xoït Traïm Xoaìi ræìng Trám IV % Loaìi æu thãú So saïnh tyí lãû täø thaình loaìi åí thãú hãû thaình thuûc Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 24 Từ các biến động cấu trúc rừng sau khai thác cho thấy: Rừng sau khai thác vẫn duy trì đưọc kiểu dạng cấu trúc rùng đồng dạng với rừng ổn định, như vậy về số lượng cá thể, rừng có khả năng ổn định cho luân kỳ tiếp theo. Có sự gỉam sút đáng kể tổ thành loài chung và trong các thế hệ, tổ thành ưu thế còn duy trì đưọc sự phù hợp chiếm 20-40%, do đó trong quá trình nuôi dưỡng cần có giải pháp điều chỉnh tổ thành, xúc tiến tái sinh, phục hồi trở lại các loài ưu thế sinh thái bền vững. Thực tế cho thấy rừng để lại sau khai thác khá nghèo kiệt, cường độ khai thác trong thực tế quá cao so với quy trình và các thiết kế hiện nay (quy định dưới 45% kể cả lượng đổ vỡ). Trong khi đó thực tế từ số liệu quan sát tính được: Cường độ khai thác = (393 - 150) x 100 / 393 = 62% Với cường độ quá cao này đã phá vỡ cấu trúc tán cây, tạo nên nhiều lỗ trống lớn tạo điều kiện cho các loài cây ưa sáng lấn chiếm, tổ thành rừng thay đổi theo chiều hướng xấu, thời gian phục hồi kéo dài. Nếu lấy suất tăng trưởng là 2.5% thì lượng tăng trưởng của rùng sau khai thác chỉ đạt 3.75 m3/ha/năm. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 -25 cm 25 - 40 cm >40 cm Sä ú lo aì i Thãú hãû Phán bäú säú loaìi theo thãú hãû Ræìng äøn âënh Ræìng sau khai thaïc 25 Và như vậy thời gian để rừng phục hồi lại trữ lượng ban đầu: L = ( 393 - 150 )/ 3.75 = 65 năm Với cường độ khai thác cao, lạm dụng như vậy đã làm cho thời gian rừng phục hồi kéo quá dài, trong khi đó nếu theo quy định luân kỳ trong khoảng 25 - 35 năm như hiện nay sẽ không bảo đảm cho rừng đủ thời gian phục hồi. Khai thác mạnh, cường độ cao, chọn lọc các loài cây giá trị trong thực tế hiện nay đã làm rừng khó phục hồi, giảm sút chất lượng và sự ổn định sinh thái. Do đó các khu rừng đã qua khai thác chọn như không thể sử dụng luân kỳ như hiện nay, nõ sẽ không bảo đảm phục hồi được tài nguyên. Qua đây có thể thấy chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đối với các khu rừng đã qua khai thác, nghèo kiệt là cần thiết, nhằm có cơ sở bảo vệ và phục hồi rừng, trách tình trạng lạm dụng, hạ cấp rừng, đến mất rừng như vừa qua. b) Biến đổi tính chất đất ở rừng sau khai thác 10 năm: Để đánh giá tác động của khai thác chọn đến biến đổi độ phì đất, các phẫu diện đất được lấy theo hệ thống ô tiêu chuẩn ở rừng sau khai thác và rừng ổn định. Tinh chất của đất dưới rừng sau khai thác 10 năm : Phẫu diện đại diện được bố trí tại sườn gần đỉnh đồi. Có độ cao địa hình 700 m; độ dốc 8 - 10o , có hướng dốc theo hướng Băc - Tây Bắc. Thực vật rừng chủ yếu là các loài : Giẻ, Trám, cây bụi khác, thảm tươi chủ yếu là loài mây, cây tái sinh.... Khu điều tra toàn bộ là đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan. Bảng tả phẫu diện số 1 : - Lớp thảm mục dày đến 4 cm. - Tầng 0 - 30 Cm : Màu nâu đỏ, thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; xốp; hơi ẩm, rễ cây khá nhiều. 26 Tâng 30 - 60 Cm : Màu nâu đỏ, đất hơi ẩm; thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; xốp; hơi ẩm, ít rễ cây.; chuyển lớp giữa các tầng đất từ từ. Tầng 60 - 90 Cm : Màu nâu đỏ; thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; hơi ẩm; hơi chặt so với các tầng trên; rễ cây rất ít. chuyển lớp từ từ. Biểu 12: Tinh chất lý hóa học của đất ở rừng sau khai thác Tầng đất Phẫu diện số 1. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Tỉ trọng 1.86 2.00 2.53 pHKCL 4.19 4.23 4.77 Mùn 4.16 2.30 1.46 Chất tổng số : N% P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.16 0.015 0.15 0.09 0.02 0.05 0.06 0.015 0.04 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) K2O (mg/100gdất) 2.20 3.78 2.50 3.78 2.20 8.82 Chất trao đổi :(Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 2.23 2.12 2.33 1.91 1.69 4.24 Số liệu bảng trên cho nhận xét: Đất có tỉ trọng thấp ở các tầng; đất chua ở 2 tầng trên, chua ít ở tầng dưới; Mùn ở tầng mặt khá , trung bình ở 2 tầng dưới; dinh dưởng tổng số : có đạm, kali mức trung bình; nhưn 27 g 2 tầng dưới đều nghèo. Riêng lân đều nghèo ở cả 3 tầng; lân và kali dễ tiêu đều nghèo ở cả 3 tầng. Tinh chất của đất dưới rừng ổn định: Phẫu diện đại diện được bố trí tại sườn đồi. Có độ cao địa hình 700 m; độ dốc 8 - 10o , có hướng dốc theo hướng Nam - Tây Nam. Thực vật rừng chủ yếu là các loài : Chò xót, Trâm, cây bụi khác, thảm tươi chủ yếu là loài mây, cây tái sinh.... Toàn bộ là đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan. Bảng tả phẫu diện số 4 : - Tầng 0 - 30 Cm : Màu nâu nhạt, thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; xốp; hơi ẩm, rễ cây khá nhiều; mùn khá. - Tâng 30 - 60 Cm : Màu nâu đỏ, đất hơi ẩm; thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; hơi ẩm, hơi chặt; ít rễ cây; ít mùn; chuyển lớp giữa các tầng đất từ từ. - Tầng 60 - 90 Cm : Màu nâu đỏ; thành phần cơ giới đất thuộc cấp hạt : sét ; kết cấu viên; hơi ẩm; hơi chặt ; rễ cay rất ít; chuyển lớp từ từ. Biểu 13: Tinh chất lý hóa học của đất của phẫu diện đất ở rừng ổn định Tầng đất Phẫu diện số 4. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Tỉ trọng 2.18 2.75 2.11 pHKCL 3.98 3.91 3.95 Mùn 4.32 2.02 2.32 Chất tổng số : N% P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.195 0.04 0.02 0.094 0.10 0.03 0.05 0.07 0.03 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) K2O (mg/100gdất) 2.50 8.82 1.40 6.30 2.50 12.5 28 Tầng đất Phẫu diện số 4. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Chất trao đổi : (Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 2.12 3.82 0.85 1.30 1.27 3.82 Số liệu bảng trên cho thấy : Đất có tỉ trọng trung bình thấp ở các tầng; đất chua ở cả 3 tầng đều chua ; Mùn ở tầng mặt khá, trung bình ở 2 tầng dưới; dinh dưỡng tổng số : có đạm mức trung bình; nhưng 2 tầng dưới đều nghèo. Riêng kali đều nghèo ở cả 3 tầng; lân và kali dễ tiêu đều nghèo ở các tầng đất. Sự biến động độ phì đất ở 2 đối tượng sử dụng đất trên : Qua kết quả phân tích đất ở 2 phẫu diện đại diện cho thấy biến động của đất như sau : Về lý tính đất ít có biến động, kết cấu đất trong các tầng của các phẫu diện đều là kết cấu viên. Tỷ trọng đất không thấy biến động giữa các đối tượng. Về hóa tính của đất có sự biến động khá rõ ở cả 2 đối tượng đất. + Hàm lượng mùn ở đất còn rừng có biến động khác biệt giữa tầng trên với tầng dưới, và ở mức khá về mùn, ở đất rừng sau khai thác hàm lượng giảm rõ rệt. + Trị số pH ở các tầng đất không có biến động lớn song tính chua ở rừng ổn định chua hơn so với 2 đối tượng kia. + Về dinh dưỡng tổng số : Đạm , lân, kali tổng số của tầng 0-30 cm của cả 2 đối tượng đều ở mức trung bình và có sự sai khác khá rõ về hàm lượng (các tầng dưới đều mức nghèo ). + Dinh dưỡng dễ tiêu : Hàm lượng lân dễ tiêu không có khác biệt nhiều giữa các phẫu diện, song đều ở mức rất nghèo . Riêng kali dễ tiêu của đất rừng ổn định cao hơn đất rừng sau khai thác. 29 + Lượng can xi, ma giê ở cả 2 phẫu diện có sự phân bố đồng đều, riêng ở tầng 30-60 cm đều có trị số thấp hơn. Nhìn chung với rừng sau khai thác, biến động dinh dưỡng chủ yếu là hàm lượng mùn, hàm lượng mùn giảm hơn nhiều so với rừng ổn định do những tác động khi lấy đi phần lớn lớp cây thành thục và tạo nên những lỗ trống lớn trong rừng. Việc khai thác chọn, trước hết có ảnh hưởng đến bề mạt đất : kết cấu đất, thành phần cơ giới, độ xốp, làm biến động quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong đất... Tuy nhiên quá trình khai thác chọn đã như một tác động hữu ích vào đất làm thúc đẩy mạnh hơn các quá trình sinh, hóa , cơ giói trong đất, góp phần vào việc cải thiện tính chất đất. Trong kết quả phân tích đất ở 2 đối tượng trên cho thấy : đã cải thiện được pH đất ( phẫu diện 4 có pH từ 3,91 - 3,98; còn phẫu diện 1 có pH từ 4,19 - 4,77 ), khả năng tích lũy mùn khá mạnh, tích lũy các dinh dưỡng tổng số cho tầng trên khá . 4.3. Diễn biến rừng và tính chất đất trong chu kỳ nương rẫy Tây Nguyên với nhiều tộc người thiểu số sinh sống, suốt hàng thế kỹ nền văn hóa, tri thức bản địa trong canh tác đã định hình, tự điều chỉnh để thích ứng với môi trường mà họ đang sinh sống. Với đac điểm nguồn nước khan hiếm, mặt nước thấp hơn địa hình 20m. mạch nước ngầm sâu, do vậy người bản địa không thể nào khống chế nguồn nước để canh tác ruộng nước, do đó đã định hình nền nông nghiệp nương rẫy. Làm rẫy chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế sản xuất của họ. Nhìn chung có hai phương thức canh tác nương rẫy được hình thành ở hai khu vực khác nhau: khu vực thứ nhất là những vùng cao, hẻo lánh như ở Bắc Tây Nguyên, Tây Nam của Đăk Lăk và một số vùng người Mạ và Kơ Ho ở Lâm Đồng, làm rẫy theo phương thức du canh có chu kỳ và sử dụng kĩ thuật chọc tỉa là chính; khu vực thứ hai ở các vùng thấp hơn, với địa hình như thung lũng hay cao nguyên tương đối bằng phẳng, nới cư trú của người Ê Đê, Gia Rai, Ba Na...canh tác nương rẫy chủ yếu là luân canh theo khoảnh hay còn gọi là rẫy bán định canh, sử dụng cuốc là chính. 30 Rẫy ở Tây Nguyên thường trồng theo lối xen canh. Diện tích lớn nhỏ tùy thuộc vào số lao động và lượng tiêu thụ lương thực của mỗi gia đình. Năng suất lúa không ổn định vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, và thường canh tác theo một lịch trình kinh nghiệm. Khâu chọn đất canh tác được xem trọng, họ trách phá rừng đầu nguồn, trong khi phát rẫy thường để lại những cây to, và rễ những cây bị chặt được để lại đất để giữ đất. Chu kì bỏ hóa phụ thuộc vào độ phì của đất và diện tích đất canh tác của từng làng, thông thường họ bỏ hóa từ 8 đến 10 năm. Theo Đỗ Đình Sâm (1998), có 3 kiểu du canh: tiến triển, quay vòng và hỗ trợ. + Du canh tiến triển: Không quay vòng, rừng phục hồi rất kém do sử dụng đất đến kiệt. + Du canh quay vòng: truyền thống hầu hết của các dân tộc thiểu số, theo chu trình: Rừng - Rẫy - Bỏ hóa - Rừng - Rẫy. + Du canh hỗ trợ: thường ở vùng thấp, ngoài nương rẫy còn có ruộng nước. Hiện tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về canh tác nương rẫy, có người cho rằng đây là phương thức lạc hậu, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, cho năng suất thấp; nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây vẫn là phương thức có hiệu quả đối với các nước vùng nhiệt đới ẩm, và đứng về góc độ sinh thái nhân văn nhiều tác giả xem nương rẫy như là một hệ nông nghiệp chủ yếu và đóng vai trò quan trọng, chứa đựng sự đa dạng về truyền thống, văn hóa và con người....nơi mà thực tiễn truyền thống đang bị phá vỡ bởi những hoạt động khai thác của một nền văn hóa xa lạ (Lê Trọng Cúc, 1996). Để góp phần xem xét diễn thế tài nguyên rừng cũng như diễn biến về độ phì đất trong chu trình canh tác nương rẫy truyền thống (phương thức du canh quay vòng - một phương thức chủ yếu của đồng bào các dân tộc ở Đăk Lăk), làm cơ sở cho việc đề xuất phương thức canh tác hợp lý, trong báo cáo này, sử dụng phương pháp không gian thay thế thời gian để thu thập dữ liệu và rút ra kết quả. 31 Đối tượng khảo sát được đồng nhất là rừng lá rộng thường xanh bị phá đi làm nương rẫy, trên nền đất bazan, với địa hình có độ dốc 10 -150, độ cao so với nước biển 700-800m. a) Biến động độ phì đất trong chu kỳ nương rẫy truyền thống: Đất nương rẫy sau bỏ hóa 2 năm : Phẫu diện đại diện được bố trí tại khu vực nương rẫy đã bỏ hóa 2 năm là phẫu diện số 5, trên sườn dốc, hướng dốc Tây - Tây Nam; độ dốc 10 - 15 o ; thực vật rừng chủ yếu là : Dẻ, Lành ngạnh, Thầu tấu, Cỏ lào, Cỏ lác...đất nâu vàng trên Bazan. Tầng 0 - 30 cm: Màu nâu nhạt, kết cấu viên - hạt, thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, tầng đất có lẫn than củi, ít mùn. Tầng 30 - 60 cm : Màu nâu đỏ, kết cấu viên, thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, có lẫn than củi, có tổ mối, ít mùn, chuyển lớp từ từ. Tỗng 60 - 90 cm : Màu nâu đỏ, kết cấu viên , thành phần cơ giới: sét hơi ẩm, hơi chặt, không có lẫn than củi, ít mùn, chuyển lớp từ từ. Biểu 14: Tính chất đất ở rừng phục hồi sau nương rẫy 2 năm (phẫu diện số 5): Tầng đất Phẫu diện số 5. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Tỉ trọng 2.20 2.57 2.26 pHKCL 3.86 3.81 3.83 Mùn 3.67 2.52 1.69 Chất tổng số : N% P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.13 0.12 0.02 0.14 0.11 0.02 0.077 0.10 0.015 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) 2.50 4.00 3.70 32 Tầng đất Phẫu diện số 5. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm K2O (mg/100gdất) 8.82 5.04 5.04 Chất trao đổi : (Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 3.39 4.24 1.48 1.91 1.91 1.90 Đất nương rẫy sau bỏ hóa 4 năm : Phẫu diện đại diện được bố trí tại khu vực nương rẫy đã bỏ hóa 4 năm là phẫu diện số 3, tại chân đồi, hướng dốc Đông Bắc; độ dốc 5 o ; thực vật rừng chủ yếu là : Bưởi bung, Thầu tấu, Cỏ lào, Cỏ 3 cạnh...đất nâu vàng trên Bazan. Tầng 0 - 30 cm: Màu nâu xám, kết cấu hạt, thành phần cơ giới: thịt ; hơi ẩm, đất xốp , trong tầng đất có lẫn than củi, ít mùn. Tỗng 30 - 60 cm : Màu nâu vàng, kết cấu viên, thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, ít mùn, chuyển lớp từ từ. Tỗng 60 - 90 cm : Màu nâu vàng; kết cấu viên , thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, rất ít mùn, chuyển lớp từ từ. Biểu 15: Tính chất đất ở rừng phục hồi sau nương rẫy 4 năm (phẫu diện số 3): Tầng đất Phẫu diện số 3. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Tỉ trọng 1.91 2.26 1.83 pHKCL 4.30 4.21 4.34 Mùn 4.49 2.46 2.19 Chất tổng số : N% 0.17 0.13 0.11 33 Tầng đất Phẫu diện số 3. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.09 0.02 0.12 0.02 0.08 0.03 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) K2O (mg/100gdất) 3.30 11.24 1.80 8.82 2.80 6.30 Chất trao đổi : (Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 4.66 3.82 3.39 2.12 2.12 1.91 Đất nương rẫy sau bỏ hóa 8 năm : Phẫu diện đại diện được bố trí tại khu vực nương rẫy đã bỏ hóa 8 năm là phẫu diện số 2, trên sườn dốc, hướng dốc Đông - Đông Bắc; độ dốc 10 o ; thực vật rừng chủ yếu là : Dẻ, Kháo, Mây, Dứa rừng, ...đất nâu đỏ trên Bazan. Tỗng thảm mục dày 2 cm. Tầng 0 - 30 cm: Màu nâu xám, kết cấu viên - hạt, thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, xốp , mùn. trung bình, rễ cây khoảng 5%. Tỗng 30 - 60 cm : Màu nâu đỏ, kết cấu viên, thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, có tổ mối, ít mùn, chuyển lớp từ từ. Tỗng 60 - 90 cm : Màu nâu đỏ, kết cấu viên , thành phần cơ giới: sét ; hơi ẩm, hơi chặt, ít mùn, chuyển lớp từ từ. Biểu 16: Tinh chất đất rừng phục hồi sau nương rẫy 8 năm (phẫu diện 2) Tầng đất Phẫu diện số 2. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Tỉ trọng 2.00 2.16 2.53 pHKCL 3.92 3.88 3.95 34 Tầng đất Phẫu diện số 2. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm Mùn 5.04 2.46 2.02 Chất tổng số : N% P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.26 0.11 0.03 0.11 0.10 0.02 0.08 0.02 0.02 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) K2O (mg/100gdất) 2.20 12.50 2.20 6.30 1.80 5.04 Chất trao đổi : (Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 2.33 2.33 1.98 1.98 4.66 2.97 Sự biến động độ phì đất giữa 3 đối tượng nương rẫy bỏ hóa 2, 4, 8 năm: Qua kết quả phân tích đất ở 3 phẫu diện đại diện cho nhận xét về biến động của đất trên các đối tượng như sau : Về lý tính đất ít có biến động, kết cấu đất trong các tầng của các phẫu diện đều là kết cấu viên - hạt. Tỷ trọng đất ít có biến động giữa các phẫu diện dất của các đối tượng. Về hóa tính của đất có sự biến động khá rõ ở cả 3 đối tượng đất: + Hàm lượng mùn ở đất phục hồi sau nương rẫy 2 năm có biến động khác biệt giữa tầng trên với tầng dưới và ở mức khá về mùn ( 3,67 % ), ở đất rừng phục hồi sau nương rẫy 4 năm cao hơn ( 4,49% ) ; còn với đất được phục hồi sau bỏ hóa nương rẫy 8 năm là 5,04%. Khả năng đất rừng được phục hồi sau nương rẫy cho thấy là lượng mùn ở tầng mặt cao nhất còn các tầng 35 dưới mức độ không khác biệt nhiều, có sự đồng đều giữa các tầng đất của phẫu diện. + Trị số pH ở các tầng đất không có những biến động lớn song tính chua ở đất rừng phục hồi sau nương rẫy 4 năm ít chua hơn so với 2 đối tượng phục hồi sau nương rẫy 2 và 8 năm . + Về dinh dưỡng tổng số : Đạm và lân trong đất ở các đối tượng được phục hồi khá mạnh và đồng đều giữa các tầng đất. Riêng kali tổng số của các phẫu diện đều ở mức rất nghèo. + Dinh dưỡng dễ tiêu : Hàm lượng lân dễ tiêu không có khác biệt nhiều giữa các phẫu diện và đều ở mức rất nghèo . Riêng kali dễ tiêu của đất rừng được phục hồi khá và đồng đều giữa các tầng trên các đối tượng bỏ hóa sau nương rẫy. + Lượng can xi, ma giê ở cả 3 phẫu diện của các đối tượng bỏ hóa được phân bố không đồng đều, các tầng trên có trị số cao hơn các tầng dưới. Nguyên nhân của sự phục hồi dinh dưỡng đất trên là sự phục hồi của lớp thảm thực vật rừng đã che phủ, bảo vệ mặt đất và tác động đến đặc tính đất ( rõ nhất là hàm lượng mùn có trị số cao hơn nhiều ở đất có thời gian bỏ hóa 8 năm, lân dễ tiêu phục hồi mạnh ở các tầng đất trên các đối tượng ). Đối tượng điều tra tại địa phương là rừng thường xanh, điều kiện khô hạn không quá dài, các loài cây rừng chủ yếu ưa sáng, mọc nhanh... nên đây là điều kiện khách quan để xác định thời gian sử dụng lại đất cho chu kỳ 2. Tuy nhiên, kết quả phân tích đất ở các phẫu diện 2, 3, 5 trên các đối tượng đất đã được bỏ hóa 2, 4, 8 năm cho thấy rằng : Thời điểm để phục hóa 4 năm là thời gian mà đất được cải thiện nhiều nhất. Cụ thể : về pH của đất ở đối tượng bỏ hóa 2 năm có phản ứng chua khá mạnh, đến đất bỏ hóa 4 năm có phản ứng chua ít hơn, song đến đất bỏ hóa 8 năm thì phản ứng đất lại chua hơn. Cũng như phẫu diện trong đất rừng ổn định, pH đất có thể còn chịu tác động của thành phần hỗn hợp hữu cơ phức tạp khi thành phần loài cây rừng tăng mạnh. Về mức độ tích lũy mùn : từ đất bỏ hóa 2 năm đến đất bỏ hóa 4 năm có sự biến động mạnh về sự tích lũy ( Mùn ở tầng 0-30 cm của phẫu diện 36 5 có trị số 3,67 %, ở phẫu diện 3 có trị số 4,49%, trong khi đó ở phẫu diện 2 sau thời gian 4 năm mùn đạt 5,04% ). Về phục hồi dinh dưỡng đất ở các đối tượng cũng cho thấy : sau bỏ hóa 4 năm có mức độ phục hồi khá mạnh về đạm tổng số , lân và ka li dễ tiêu. Lượng ion can xi, magiê di động trong đất được cố định trong đất mạnh từ sau bỏ hóa 4 năm. b) Diễn thế rừng sau nương rẫy: Với hệ thống ô tiêu chuẩn bố trí theo thời gian bỏ hóa 2, 4, 8 năm, xử lý để xem xét khả năng phục hồi của thảm thực vật: Một điều dễ nhận thấy là năng lực tái sinh rừng sau nương rẫy rất mạnh, xét về cấu trúc rừng, thì ở thời điểm 8 năm cấu trúc tầng cây tái sinh đã tham gia hình thành tầng cây gỗ lớn, tạo nên hoàn cảnh rừng. (Xem đồ thị) Biểu 17: Động thái cấu trúc chiều cao rừng phục hồi sau nương rẫy Cỡ H N/ha N/ha rừng sau nương rẫy (m) rừng ổn định 2 năm 4 năm 8 năm 3 13000 21250 5 1000 1750 20 7 10 130 9 50 110 11 60 70 13 80 20 15 50 17 70 19 60 21 40 23 30 25 70 27 20 29 10 31 10 N (c/ha) 560 14000 23000 350 37 Động thái cấu trúc tổ thành loài thay đổi rõ rệt, giai đoạn rừng phục hồi 2 năm chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, nhưng cũng đã xuất hiện cây gỗ lớn, vào giai đoạn 4 năm số loài cây ưa sáng đã giảm, lúc này tổ thành ưu thế xuất hiện nhiều loài tương đồng với rừng ổn định, đến giai đoạn 8 năm tổ thành loài ổn định hơn, hầu như không còn các loài cây tiên phong sau nương rẫy, thành phần loài tiếp cận tốt với các loài cây gỗ lớn, ưu thế trong rừng ổn định. Điều này cho thấy, với chu kỳ nương rẫy 8-10 năm, rừng phục hồi thành lớp rừng non có khả năng phát triển tiếp cận được với các kiểu rừng ban đầu. 0 20 40 60 80 100 120 140 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 N ( cá y/ h a) Cåî H (m) Âäüng thaïi phán bäú säú cáy theo cåî chiãöu cao ræìng phuûc häöi sau næång ráùy Ræìng äøn âënh Ræng phuûc häöi sau næång ráùy 8 nàm 38 Biểu 18: Động thái cấu trúc loài cây ưu thế sau nương rẫy IV% ở rừng sau nương rẫy Loài ưu thế 2 năm 4 năm 8 năm Rừng ổn định Dẻ 25.00 11.96 32.92 16.17 Thầu tấu 16.07 10.87 Lành ngạnh 7.14 5.43 Sổ 7.14 Bình linh 5.36 Cò ke 5.36 7.61 Trắc 8.70 Nhãn rừng 6.52 Bằng lăng 5.43 4.82 Dấu dầu 3 lá 5.43 Trâm lá nhỏ 5.65 6.00 Sóng rắn 5.17 Kháo 15.23 Sưng 5.88 Nhãn rừng 5.14 39 Số loài tập trung nhiều ở thời điểm 4 năm, sau đó giảm xuống do sự đào thải các loài cây tiên phong, thành phần loài ở thời điểm 8 năm tương đối ổn định, nhưng vẫn còn thấp so với rừng ổn định, do đó để ổn định tổ thành loài của kiểu rừng phải cần một thời gian sinh trưởng, mới hình thành đầy đủ mối quan hệ sinh thái loài như quần thể ban đầu. Biến đổi mật độ trong chu kỳ nương rẫy từ đồ thị cho thấy tập trung ở thời điểm 4 năm, lúc này năng lực tái sinh diễn ra mạnh nhất, bao gồm nhiều loài cây tiên phong và cây gỗ cứng, sau đó mật độ giảm nhanh khi đi đến tuổi 8, giai đoạn 4-8 năm có thể xem là lúc diễn ra sự canh tranh và phát triển mạnh mẽ các loài cây gỗ lớn, cứng, đào thải các cây tiên phong ban đầu, mật độ cây non đã tiếp cận với mật độ rừng ổn định. Tốc độ sinh trưởng chiều cao rừng sau nương rẫy mạnh, bình quân tăng trưởng > 1m /năm về chiều cao. Rừng phục hồi 8 năm chiều cao bình quân lâm phần đã đạt gần bằng 1 / 2 chiều cao bình quân ở rừng ổn định. 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2 nàm 4 nàm 8 nàm Ræìng äøn âënh Ty í l ãû t äø t h aì n h lo aì i % Thåìi gian phuûc häöi ræìng sau næång ráùy Âäüng thaïi cáúu truïc täø thaình loaìi trong chu kyì næång ráùy Deí Tháöu táúu Laình ngaûnh Säø Bçnh linh Coì ke Tràõc Nhaîn ræìng Bàòng làng Dáúu dáöu 3 laï Trám laï nhoí Soïng ràõn Khaïo Sæng Nhaîn ræìng 40 Biểu 19: Biến đổi số loài, mật độ, chiều cao lâm phần phục hồi sau nương rẫy A (năm) Số loài chủ yếu N (c/ha) H (m) 2 17 14000 2.2 4 24 23000 4 8 14 350 9 0 5 10 15 20 25 30 2 4 8 Än âënh Sä ú lo aì i Thåìi gian boí hoïa Âäüng thaïi phán bäú säú loaìi 41 0 5000 10000 15000 20000 25000 2 4 8 Än âënh Sä ú c áy / h a Thåìi gian boí hoïa Biãún âäøi máût âäü 42 Từ khảo sát động thái rừng và đất sau nương rẫy cho thấy: Đứng về góc độ phục hồi độ phì đất thì thời gian bỏ hóa 4 năm đất rừng đã có khả năng phục hồi tốt về độ phì. Về hiện trạng rừng, tại thời điểm 8 năm sau nương rẫy, rừng hình thành hoàn cảnh, và tiếp cận tốt với rừng ổn định. Từ thời điểm này rừng có khả năng phục hồi nguyên trạng thông qua công tác khoanh nuôi bảo vệ. Qua phân tích trên cho thấy kinh nghiệm truyền thống của đồng bào trong canh tác nương rẫy theo chu kỳ là quý báu, rừng và đất được phục hồi tốt trước khi trở lại chu kỳ sau, bảo đảm tính ổn định bền vững trong hệ sinh thái canh tác nương rẫy, đất đai được sử dụng khép kín. Thực tế nhiều nơi hiện nay do áp lực dân số, chuyển đổi đất nương rẫy thành đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng...đã phá vỡ chu kỳ, không gian nương rẫy, buộc đồng bào phải vào rừng xa hơn để phá rừng làm rẫy mới. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2 4 8 Än âënh H ( m ) Thåìi gian boí hoïa Sinh træåíng chiãöu cao bçnh quán lám pháön 43 Như vậy trong trường hợp ở các vùng còn qũy đất đai, chưa có áp lực cao của dân số, có thể lấy canh tác nương rẫy như là một khởi điểm và sử dụng khoa học nông nghiệp hiện đại - thích hợp để tăng năng suất cây trồng. Để làm điều này cần có quy định với cộng đồng về diện tích đất đai cho nương rẫy, và phương thức du canh quay vòng nông lâm kết hợp là hợp lý; phải xây dựng biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì đất trong nương rẫy, như vậy có khả năng rút ngắn chu kỳ 4 năm nhằm nâng cao khả năng sử dụng đất bỏ hóa. Đối với các vùng nương rẫy bỏ hóa, không sử dụng thì biện pháp khoanh nuôi rừng, xúc tiến tái sinh là có cơ sở thành công, rừng sau 8 năm có thể ổn định và phát trển tốt. 4.4. Cấu trúc-tăng trưởng và tính chất đất ở kiểu lập địa rừng khộp úng ngập dài trong mùa mưa, và thiếu nước ở mùa khô Rừng khộp là loại rừng thưa với thành phần chủ yếu là cây họ dầu (Dipterocarpaceae) rụng lá vào mùa khô. Riêng Đăk Lăk theo tài liệu xử lý trên hệ thống GIS, tổng diện tích loại rừng hiện nay này là 347.583 ha. Rừng khộp phân bố trên nhiều loại đất khác nhau: phù sa cổ, bazan, đất feralit trên các đá trầm tích và macma chua...tuy nguồn gốc và tính chất đất khác nhau, nhưng nhìn chung có các đăc điểm chung: đất xương xẩu, tỷ lệ đá lẫn nhiều, mùa mưa ngập úng, mùa nắng chai cứng, đất chua đến hơi chua, hàm lượng mùn thấp... Vũ Biệt Linh (1997) và các cộng sự đã phân chia rừng khộp thành 4 nhóm sinh thái và đề xuất hướng khai thác sử dụng: Nhóm I: úng ngập dài trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Cả mùa mưa lẫn mùa khô thời gian sinh trưởng thuận lợi cho cây đều hạn chế. Nhóm II: Mức độ ngập ít hơn, tầng glây sâu hơn, nhưng phát triển bộ rễ cây vẫn còn hạn chế, tầng đất thường nhiều đá. Nhóm III: Đất thoát nước, tầng đất dày, không có hiện tượng glây, cây rừng sinh trưởng thuận lợi. 44 Nhóm IV: Đất thoát nước, nhưng quá mỏng, luôn thiếu nước và quá nghèo dinh dưỡng, cây rừng sinh trưởng kém. Trong các loại rừng tự nhiên lá rộng ở Việt Nam, rừng khộp là loại rừng có tổ thành và cấu trúc đơn giản, thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt (khô hạn, ngập úng, bạc màu trơ sỏi đã, lữa rừng thường xuyên...). Trong điều kiện này tuy rừng sinh trưởng chậm nhưng khó có thể thay thế bằng loài cây nào khác. Trong 4 nhóm trên, các tác giả đề xuất nhóm I chuyển sang làm nông nghiệp, nhóm IV là đối tượng khoanh nuôi bảo vệ, nhóm II và III là đối tượng kinh doanh của ngành lâm nghiệp. Dựa vào cơ sở đó, trong báo cáo này tiến hành khảo sát cấu trúc, tăng trưởng, tính chất đất của nhóm I để làm cơ sở cho việc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp. Về sinh trưởng chiều cao và đường kính qua đồ thị cho thấy rất kém, ứng với đường kính 40cm, chiều cao chỉ đạt 12m. y = 1.4436x0.5764 R² = 0.7422 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 H ( m ) D1.3 (cm) Tæång quan H / D 45 Biểu 20: Phân bố số cây theo cỡ kinh Cỡ D1.3 (cm) N/ha 15 0 25 70 35 20 45 20 55 20 65 10 N c/ha 140 Biểu 21: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao Cỡ H (m) N (c/ha) 5 10 7 60 9 10 11 0 13 20 15 40 N/ha 140 0 10 20 30 40 50 60 70 80 15 25 35 45 55 65 N ( c/ h a) Cåî D1.3 (cm) Phán bäú säú cáy theo cåî kênh 46 Cấu trúc rừng không ổn định, mật độ thưa, không duy trì được tái sinh, nên khả năng sản xuất liên tục của rừng hầu như hạn chế. Tổ thành loài đơn giản, chủ yếu là Dầu đồng và Cà chắc với chất lượng và hình thân xấu. Biểu 22: Tổ thành loài rừng khộp nghèo kiệt Loài G% N% IV% Dầu đồng 69.84 64.29 67.06 Cà chắc 14.37 7.14 10.76 Nhàu 7.30 7.14 7.22 Gáo 5.17 7.14 6.16 Thầu tấu 2.60 7.14 4.87 Quao 0.73 7.14 3.94 0 10 20 30 40 50 60 70 5 7 9 11 13 15 N ( cá y/ h a) Cåî H (m) Phán bäú säú cáy theo cåî chiãöu cao 47 Dựa vào kết quả đo đếm tăng trưởng trong 1 định kỳ 10 năm trên ô tiêu chuẩn, xác định được các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân lâm phần: Biểu 23: Sinh trưởng - tăng trưởng bình quân lâm phần rừng khộp nghèo kiệt Stt Chỉ tiêu Giá trị 1. Chiều cao bình quân H (m) 10.5 2. Đường kính bình quân D (cm) 29.9 3. Trữ lượng M (m3/ha) 75 4. Mật độ N (cây/ha) 140 5. Số loài 6 6. Zd (cm/năm) 0.29 7. Zh (m/năm) 0.15 8. ZM (m3/ha/năm) 1.425 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 DÇu ®ång Cµ ch¾c Nhµu G¸o IV % Loµi u thÕ Tû lÖ tæ thµnh loµi u thÕ ë rõng khép nghÌo kiÖt 48 Từ biểu 23 cho thấy đối tượng này có mật độ rất thưa, năng suất kém, hầu như không tăng trưởng, do tăng trưởng về chiều cao quá kém nên hình thân cây xấu, đoạn thân sản phẩm rất it. Ngoài ra do tình trạng khắc nghiệt nên tái sinh hầu như không tìm thấy trên lâm phần. Hạn chế về tăng trưởng, tái sinh, mật độ, hình thân của đối tượng này cho thấy nó không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ trong lâm nghiệp. Phẫu diện đại diện ( Phẫu diện 1K ) được đào tại vùng rừng khộp úng ngập dài vào mùa mưa, và khô hạn trong mùa khô nên đất chai cứng, mất kết cấu. Độ cao địa hình 200 m. Thực vật rừng chủ yếu là : Cây họ dầu, Le, cỏ lá tre... Biểu 24: Kết quả phân tích đất rừng khộp (phẫu diện số 1K) Tầng đất Phẫu diện số 1K. Chỉ tiêu phân tích 0 - 30 Cm 30 - 60 Cm 60 - 90 Cm pHKCL 4.30 4.39 4.42 Mùn 1.06 0.60 0.47 Chất tổng số : N% P2O55 (%) K2O ( % ) : 0.065 0.04 0.075 0.034 0.03 0.15 0.028 0.025 0.22 Chất dễtiêu : P2O55 (mg/100gdất) K2O (mg/100gdất) 3.30 4.40 3.10 3.50 2.86 1.85 Chất trao đổi : (Lđl/100g đất) Ca++ Mg++ 2.12 2.86 3.39 4.88 5.39 7.42 49 Số liệu biểu trên cho nhận xét: Đất có phản ứng chua, ở các tầng đều đạt mức 4,3 - 4,42; Hàm lượng mùn ở các tầng đều rất nghèo, cao nhất là tầng 0 -30 cm chỉ đạt 1,06%; Dinh dưởng tổng số : đạm và lân ở các tầng đều rất nghèo, Riêng kali mức nghèo ở tầng 0-30 cm, nhưng trong các tầng dưới lại mức trung bình. Dinh dưỡng dễ tiêu : Lân và Kali đều ở mức rất nghèo. Lượng can xi, ma giê trong các tầng đất khá cao, điều này được biểu hiện về kết cấu của đất khi đất có thời kỳ bị ngập úng và thời kỳ khô hạn. Đối với đất rừng khộp này rừng sinh trưởng kém : Do tính chất đất rất xấu cả về lý và hóa tính đất nên khả năng dự trữ và cung cấp dinh dưỡng đều rất kém, việc đề xuất cơ cấu cây trồng với đối tượng này cần phải có nhiều những nghiên cứu về kỹ thuật đồng bộ, kèm theo đó là vấn đề chính sách về kinh tế -xã hội. Trong phạm vi hẹp của chuyên đề chúng tôi có những đề nghị sau: - Giải pháp lâu dài : Theo điều tra thực tế thì rừng khộp còn chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình, nên việc khoanh nuôi bảo vệ rừng khộp là rất cần thiết và có tính chất lâu dài. Cần tiến hành việc quy hoạch, điều chế rừng, trồng rừng dưới tán, tăng cường bảo vệ cho mọi diện tích rừng hiện có thuộc nhóm lập địa II , III và IV. - Chỉ đối với một số diện tích rừng khộp nghèo bị ngập úng, sinh trưởng kém, gần khu dân cư và với diện tích nhỏ mới có thể chuyển đổi sang trồng cây nông nghiệp: có thể trồng lúa nước 1 vụ, còn lại vụ hạn trồng bắp lai. Việc sử dụng đất này cần phải có đầu tư về : thủy lợi, phân bón, chọn giống. Một số diện tích đất rừng nghèo có thể cải tạo để trồng cây Điều, là loài cây có yêu cầu sinh thái khá phù hợp với điều kiện vùng Ea súp, dễ tính có thể chịu được điều kiện dinh dưỡng đất xấu, ít đầu tư, phù hợp với điều kiện nông dân nghèo sống trong các vùng sâu, xa. Tuy nhiên, khâu quyết định cần thiết là khâu chọn tạo giống năng suất cao và phẩm chất tốt; kết hợp với những biện pháp thâm canh cây trồng. 50 5) KẾT LUẬN: 5.1) Thống kê biến động tài nguyên rừng Từ những nguyên nhân của các chiều hướng biến động tài nguyên rừng cho thấy một loạt giải pháp cần được đưa ra để duy trì, phát triển rừng góp phần phát triển nông - lâm nghiệp bền vững, trong đó hết sức quan tâm phát triển lâm nghiệp xã hội ở các cộng đồng, xem xét đến văn hóa truyền thống của đồng bào, tăng cường công tác khuyến nông - lâm, nghiên cứu chính sách về quản lý bảo vệ rừng, rừng cần có chủ thực sự.... 5.2) Biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản xuất qua qúa trình khai thác chọn Từ các biến động cấu trúc rừng sau khai thác cho thấy: Rừng sau khai thác vẫn duy trì đưọc kiểu dạng cấu trúc rùng đồng dạng với rừng ổn định. Có sự gỉam sút đáng kể tổ thành loài chung và trong các thế hệ, tổ thành ưu thế còn duy trì đưọc sự phù hợp chiếm 20-40%. Thực tế cho thấy rừng để lại sau khai thác khá nghèo kiệt, cường độ khai thác trong thực tế quá cao (62%) và như vậy thời gian để rừng phục hồi lại trữ lượng ban đầu lên đến 65 năm. Nhìn chung với rừng sau khai thác, biến động dinh dưỡng chủ yếu là hàm lượng mùn, hàm lượng mùn giảm hơn nhiều so với rừng ổn định do những tác động khi lấy đi phần lớn lớp cây thành thục và tạo nên những lỗ trống lớn trong rừng. Tuy nhiên quá trình khai thác chọn đã như một tác động hữu ích vào đất làm thúc đẩy mạnh hơn các quá trình sinh, hóa , cơ giói trong đất, góp phần vào việc cải thiện tính chất đất. 5.3) Diễn biến rừng và tính chất đất trong chu kỳ nương rẫy Từ khảo sát động thái rừng và đất sau nương rẫy cho thấy: 51 Đứng về góc độ phục hồi độ phì đất thì thời gian bỏ hóa 4 năm đất rừng đã có khả năng phục hồi tốt về độ phì. Về hiện trạng rừng, tại thời điểm 8 năm sau nương rẫy, rừng hình thành hoàn cảnh, và tiếp cận tốt với rừng ổn định. Từ thời điểm này rừng có khả năng phục hồi nguyên trạng thông qua công tác khoanh nuôi bảo vệ. Như vậy trong trường hợp ở các vùng còn qũy đất đai, chưa có áp lực cao của dân số, có thể lấy canh tác nương rẫy như là một khởi điểm và sử dụng khoa học nông nghiệp hiện đại - thích hợp để tăng năng suất cây trồng. Đối với các vùng nương rẫy bỏ hóa, không sử dụng thì biện pháp khoanh nuôi rừng, xúc tiến tái sinh là có cơ sở thành công, rừng sau 8 năm có thể ổn định và phát trển tốt. 5.4) Cấu trúc, tăng trưởng,và tính chất đất ở kiểu lập địa rừng khộp úng ngập dài trong mùa mưa, và thiếu nước ở mùa khô Đối tượng này hạn chế về tăng trưởng, tái sinh, mật độ, hình thân cho thấy nó không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ trong lâm nghiệp. Do tính chất đất rất xấu cả về lý và hóa tính đất nên khả năng dự trữ và cung cấp dinh dưỡng đều rất kém, việc đề xuất cơ cấu cây trồng với đối tượng này cần phải có nhiều những nghiên cứu về kỹ thuật đồng bộ, kèm theo đó là vấn đề chính sách về kinh tế -xã hội. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẤT PHẪU Tầng Tỷ pHKCL Mùn ( % ) Dinh dưỡng tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100gđất ) Trao đổi ( Lđl/100g đất ) DIỆN đất ( Cm ) trọng N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ 1 0 - 30 30 - 60 60 - 90 1,86 2.00 2.53 4.19 4.23 4.77 4.16 2.30 1.46 0.16 0.09 0.06 0.015 0.02 0.05 0.15 0.05 0.04 2.20 2.50 2.20 3.78 3.78 8.82 2.23 2.37 1.69 2.12 1.91 4.24 2 0 - 30 30 - 60 60 - 90 2.00 2.16 2.53 3.92 3.88 3.95 5.04 2.46 2.02 0.26 0.11 0.08 0.11 0.10 0.02 0.03 0.02 0.02 2.2 2.2 1.8 12.5 6.30 5.04 2.33 1.98 4.66 2.33 1.98 2.97 3 0 - 30 30 - 60 60 - 90 1.91 2.26 1.83 4.30 4.21 4.34 4.49 2.46 2.19 0.17 0.13 0.11 0.09 0.12 0.08 0.02 0.02 0.03 3.30 1.80 2.80 11.24 8.82 6.30 4.66 3.39 2.12 3.82 2.12 1.91 4 0 - 30 30 - 60 60 - 90 2.18 2.75 2.11 3.98 3.91 3.95 4.32 2.02 2.32 0.195 0.094 0.05 0.04 0.10 0.07 0.02 0.03 0.03 2.5 1.40 2.50 8.82 6.30 12.50 2.12 0.85 1.27 3.82 1.30 3.82 5 0 - 30 30 - 60 60 - 90 2.20 2.57 2.26 3.86 3.81 3.83 3.67 2.52 1.69 0.13 0.14 0.077 0.12 0.11 0.10 0.02 0.02 0.015 2.50 4.00 3.70 8.82 5.04 5.04 3.39 1.48 1.91 4.24 1.91 1.90 6 0 - 30 30 - 60 60 - 90 2.10 2.07 2..23 4.24 4.28 4.35 5.09 1.08 0.98 0.20 0.10 0.074 0.11 0.12 0.08 0.02 0.02 0.02 2.50 2.80 2.50 18.90 5.04 10.08 4.66 2.12 2.76 2.54 5.08 2.12 7 0 - 30 30 - 60 60 - 90 2.26 2.29 2.33 4.36 4.28 5.15 2.16 2.17 1.21 0.16 0.09 0.06 0.10 0.08 0.05 0.17 0.04 0.04 2.90 2.57 2.30 3.84 3.72 4.59 2.12 2.43 2.83 2.10 1.95 3.41 1K 0 - 30 30 - 60 60 - 90 - - - 4.30 4.39 4.42 1.06 0.60 0.47 0.065 0.034 0.028 0.04 0.03 0.025 0.075 0.15 0.22 3.30 3.10 2.86 4.40 3.50 1.85 2.12 3.39 5.30 2.86 4.88 7.42 Danh sách tên loài cây: Stt Tên loài Việt Nam Tên khoa học 1 Ba bét Mallotus cochinchinensis 2 Bưỡi bung Acronychia pedunculata 3 Bưa Garcinia sp 4 Bời lời Litsea glutinosa 5 Baằng lăng Lagerstroemia calyculata 6 Binh linh Vitex pubescens 7 Cà chắc Shorea obtusa 8 Cám Parinari annamense 9 Cầy Irvingia malayana 10 Cốc rừng Spondias pinata 11 Chôm chôm rừng Nephelium sp 12 Chẹo Engelhardtia serrata 13 Chò xót Schima crenata 14 Cò ke Grewia paniculata 15 Cuống vàng Gonocaryum subrostratum 16 Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus 17 Dấu dầu 3 lá Euodia lepta 18 Dẻ Lithocarpus sp 19 Gáo Adina cordifolia 20 Giấy Grewia asiatica 21 Kháo Machilus odoratissimus 22 Lành ngạnh đỏ ngọn Cratoxylon polyanthum 23 Lành ngạnh lông Cratoxylon prunifolium 24 Lòng máng Pterospermum diversifolium 25 Máu chó Knema conferta 26 Mít rừng Artocarpus chaplasha 27 Ngái Ficus hispida 28 Nhãn rừng Walsura sp 29 Nhàu Morinda villosa 30 Nhọc Polyalthia cerasoides 31 Nhọc lá lớn Polyalthia corticosa 32 Nhợc lá nhỏ Polyalthia sp 33 Quao Sterospermum neuranthum 34 Quế rừng Cinnamomum iners 54 Stt Tên loài Việt Nam Tên khoa học 35 Sưng Semecarpus annamensis 36 Săng mã Carallia brachiata 37 Sổ Dillenia ovata 38 Sóng rắn Albizia lebbekoides 39 Sâng Pometia sp 40 Sóc Glochidion sphaerogynum 41 Cam lang Barringtonia paucifolia 42 Dung Symplocos sp 43 Sếu Celtis orientalis 44 Hồng quao Rhodoleia championi 45 Thầu tấu Aporosa microcalyx 46 Trám Canarium album 47 Trâm Syzygium acumini 48 Trâm đỏ Syzygium zeylanicum 49 Trâm lá nhỏ Syzygium odoratum 50 Trắc Dalbergia sp 51 Vừng Careya sphaerica 52 Xoài rừng Mangifera foetida 53 Xoan Melia azedarach 54 Xoan đào Prunus arborea 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_quan_ly_rung_va_dat_rung_lam_co_so_de_xu.pdf