Đánh giá hiện trạng thu gom – Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHồ Chí Minh và đề xuất biện pháp cải thiện

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự CNH – HĐH đất nước thì môi trường là một vấn đề được đặt lên làm mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nước ta nói riêng và toàn thể thế giới nói chung. Biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm nguồn nước, không khí là những vấn đề nan giải của các nhà môi trường cũng như toàn xã hội hiện nay. Hàng năm Việt Nam tạo ra hơn 15 triệu tấn CTR, trong đó CTRSH đô thị và nông thôn vào khoảng 12,5 triệu tấn, CTRCN khoảng 2,7 triệu tấn. Ngoài CTRYT 2,1 vạn tấn các chất thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và trong nông nghiệp (kể cả các hóa chất) là khoảng 4,5 vạn tấn. Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô, dân số và các khu công nghiệp. Với kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ năm 2006 đến 2010 là 12%, TPHCM đang phấn đấu để trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, đi trước và về trước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Bên cạnh nhiều lợi ích về kinh tế xã hội do phát triển kinh tế mang lại, cùng với chất lượng cuộc sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, TPHCM đang phải đối đầu với vấn đề về lượng CTR phát sinh ngày càng nhiều đang là mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan thành phố. Đối với quận 1 là một quận nội thành có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đa số lương CTRSH do Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1 đảm nhận công tác thu gom được thu về khu bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp và không hề được phân loại tại nguồn. Trong khi thành phần chính của CTRSH là CTR thực phẩm – không được tận dụng để tái chế. Do còn tồn tại khá những khuyết điểm như trên nên việc cần có một hệ thống quản lý CTRSHĐT hợp lý, góp phần tận dụng nguồn lợi to lớn từ CTR, giảm thiểu đến mức tối đa tác động tiêu cực cho mội trường, tiết kiệm đáng kể chi phí không cần thiết trong việc xử lý CTR là điều cần thiết. Đây cũng là lý do mà đề tài: “Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM và đề xuất biện pháp cải thiện” được thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp tốt hơn trong công tác thu gom vận chuyển CTRSH nói riêng và quản lý CTR nói chung. 2. Mục đích đề tài: Đề tài thực hiện một số mục tiêu sau: - Khảo sát hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận 1 - Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận - Đề xuất một số phương án cải thiện hoạt động quản lý CTRSH 3. Nội dung: Tìm hiểu về khối lượng CTR, thành phần, tỉ lệ CTR Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR Đánh giá hệ thống quản lý CTR và đề xuất các phương án quản lý CTR đối với quận 1. 4. Phương pháp thực hiện: 4.1. Phương pháp luận: Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ là nguồn tiền đề cho sự phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó CTRSH đã và đang xâm phạm mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp. 4.2. Phương pháp cụ thể: - Khảo sát thực địa, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường trên địa bàn đường Nguyễn Thị Minh Khai. - Đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến CTRSH có ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường. - Số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Excel, phần soạn thảo văn bản được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Word. 5. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận 1: Về hệ thống quản lý: Quản lý hành chính Quản lý kỹ thuật Về CTR : CTRSH 6. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trong địa bàn hoạt động của quận. 7. Ý nghĩa môi trường – xã hội: 7.1. Ý nghĩa môi trường Đánh giá tác động của CTRSH ảnh hưởng đến môi trường từ đó đưa ra phương án quản lý tốt hơn CTR tại quận 1 nói riêng và thành phố nói chung. 7.2. Ý nghĩa xã hội Góm phần cải thiện hơn những vấn đề mà CTRSH gây ra cho cuộc sống của chúng ta. 8. Cấu trúc: Đề tài bao gồm 5 chương , cấu trúc các chương như sau: Chương 1: Tổng quan hệ thống quản lý CTR Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận 1 Chương 3: Hiện trạng quản lý CTR quận 1 Chương 4: Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận 1 và đề xuất biện pháp cải thiện Chương 5: Kết luận – Kiến nghị

docx109 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom – Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHồ Chí Minh và đề xuất biện pháp cải thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng riêng của CTR còn lại (kg/m3) 82 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Thành phần CTR tại các chợ Hình 3.2 CTR sinh hoạt từ chợ Thành phần CTR chợ cũng thay đổi tùy theo loại hình kinh doanh. Loại hình chợ trên địa bàn Quận 1 chủ yếu là chợ thực phẩm và chợ tổng hợp nên tỷ lệ CTR thực phẩm chiếm khá cao (khoảng 74,12%). Đối với các chợ tổng hơp, ngoài CTR thực phẩm ra thì thành phần chủ yếu là nylon, vải và giấy. Còn đối với các chợ thực phẩm, thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là CTR thực phẩm, bên cạnh đó còn một số loại như: nylon, thủy tinh, carton. Thành phần CTR tại các chợ trên điạ bàn Quận được trình bày trong bảng 3.5: Bảng 3.5 Thành phần và khối lượng riêng CTR tại các chợ STT Thành phần % khối lượng ướt 1 Thực phẩm 74,12 2 Chất thải còn lại 25,88 a Nylon 14,32 b Nhựa 1,35 c Vải 1,41 d Cao su mềm 0,40 e Mốp xốp 0,66 f Giấy 2,09 g Thủy tinh 0,56 h Kim loại 0,16 i Carton 0,20 j Linh kiện điện tử 0,83 k Pin 0,83 l Vỏ sò, sành sứ 0,87 m Xà bần 1,74 Tổng cộng 100 Khối lượng riêng của CTR thực phẩm (kg/m3) 301 Khối lượng riêng của CTR còn lại (kg/m3) 89 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Thành phần CTR tại khu công cộng Thành phần CTR tại các khu vực công cộng chủ yếu vẫn là thực phẩm, nylon và giấy do mọi người thường có thói quen vào công viên thư giãn và ăn uống. Các loại như nhựa, mốp xốp chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng % khối lượng. Thành phần CTR tại các khu công cộng được trình bày trong bảng 3.6: Bảng 3.6 Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các khu công cộng: STT Thành phần % khối lượng ướt 1 Thực phẩm 69,35 2 Chất thải còn lại 30,65 a Nylon 19,12 b Nhựa 2,62 c Mốp xốp 2,62 d Giấy 6,3 Tổng cộng 100 Khối lượng riêng của CTR thực phẩm (kg/m3) 308 Khối lượng riêng của CTR còn lại (kg/m3) 73 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Hình 3.3 CTR phát sinh từ khu công cộng Thành phần CTR tại nhà hàng, khách sạn Với các loại hình kinh doanh nêu trên thì thành phần CTR chủ yếu vẫn là thực phẩm (chiếm tỷ lệ cao nhất là 74% trong tổng % khối lượng). Các loại khác như giấy (chủ yếu là giấy ăn và giấy từ nhà vệ sinh), nylon và vỏ sò là thành phần CTR đặc trưng của nhà hàng và khách sạn, chiếm một tỷ lệ tương đối (7 – 10%). Thành phần CTR tại nhà hàng, khách sạn được trình bày trong bảng 3.7: Bảng 3.7 Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ nhà hàng khách sạn: STT Thành phần % khối lượng ướt 1 Thực phẩm 73,78 2 Chất thải còn lại 26,22 a Nylon 7,07 b Nhựa 1,30 c Vải 1,01 d Cao su mềm 0,01 e Mốp xốp 0,12 f Giấy 10,16 g Thủy tinh 1,88 h Kim loại 0,04 i Lon đồ hôp 0,20 j Bông gòn 0,52 k Vỏ sò 3,91 Tổng cộng 100 Khối lượng riêng của CTR thực phẩm (kg/m3) 374 Khối lượng riêng của CTR còn lại (kg/m3) 109 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Thành phần CTR tại khu thương mại, siêu thị Khác với các nguồn xả thải nêu trên, đặc trưng thành phần chất thải của loại hình này là giấy (chiếm gần 44% trên tổng % khối lượng) và các loại nylon, nhựa. CTR thực phẩm tại các khu vực này chiếm tỷ lệ không cao (khoảng 20%). Thành phần CTR tại các khu thương mại và siêu thị được trình bày trong bảng 3.8 Bảng 3.8 Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các khu thương mại và siêu thị: STT Thành phần % khối lượng ướt 1 Thực phẩm 20,85 2 Chất thải còn lại 79,15 a Nylon 19,33 b Nhựa 11,69 c Mốp xốp 3,94 d Giấy 43,74 e Kim loại 0,45 Tổng cộng 100 Khối lượng riêng của CTR thực phẩm (kg/m3) 298 Khối lượng riêng của CTR còn lại (kg/m3) 70 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Hình 3.4 CTR có thành phần nhựa và xốp Hệ thống quản lý hành chính Đơn vị quản lý Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1thực hiện hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: -Hoạt động công ích: Quét dọn, thu gom và vận chuyển các loại CTR đô thị trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức quản lý mạng lưới nhà vệ sinh công cộng; quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, công trình giao thông theo chỉ tiêu giao và phân cấp quản lý của thành phố; quản lý, bảo dưỡng nâng cấp nhà thuộc sở hữu nhà nước phân cấp giao; quận quản lý, tổ chức ký hợp đồng cho thuê và thu tiền thuê nhà theo quy định của Nhà Nước; đầu tư khai thác và phát triển quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước. -Hoạt động kinh doanh khác: tổ chức dịch vụ vệ sinh công cộng trong địa bàn khu dân cư; khảo sát thi công vườn hoa, cây kiểng; san lấp mặt bằng và sửa chữa phương tiện chuyên dùng theo hợp đồng kinh tế; khảo sát, thiết kế trên các lĩnh vực: xây dựng mới các nhà vệ sinh công cộng theo quy hoạch; tráng bê tông và bê tông nhựa nóng các ngõ hẻm và lắp đặt hệ thống thoát nước (theo phân cấp); xử lý CTR trên địa bàn quận 1 và chế biến phân từ CTR; tổ chức các dịch vụ vệ sinh và ươm trồng cung ứng cây hoa kiểng; tổ chức cung ứng nhiên liệu cho xe chuyên dùng của công ty và các đối tượng khác theo yêu cầu; kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh phụ tùng thay thế các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ; sản xuất các sản phẩm về dụng cụ lao động thuộc ngành vệ sinh môi trường bằng nhựa và kim loại (trừ tái chế phế thải nhựa, kim loại); dịch vụ mai táng và kinh doanh nghĩa trang; khảo sát, thiết kế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình: cảnh quan đô thị (hoa viên, công viên, tiểu đảo), công trình giao thông (đường, vỉa hè), công trình đường ống cấp, thoát nước, xây dựng nhà ở; tổ chức và quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật; đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà; dịch vụ vệ sinh công nghiệp và dân dụng; xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường; sản xuất, mua bán các loại trang thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành vệ sinh môi trường (không hoạt động tại trụ sở công ty); cho thuê trang thiết bị phục vụ ngành vệ sinh môi trường; nạo vét cống rãnh, kênh rạch; quét dọn, thu gom và vận chuyển CTR; xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ (xe ô tô, xe tải, xe chuyên dụng); mua bán, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ (không hoạt động tại trụ sở công ty); tổ chức triễn lãm thương mại; mua bán tranh ảnh; xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ ; lập dự án đầu tư, quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; lập tổng dự toán và dự toán công trình ; thẩm định: Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán, dự toán công trình ; thiết kế quy hoạch xây dựng ; dịch vụ vệ sinh nhà cao tầng ; kinh doanh cung ứng vật tư, thiết bị dịch vụ vệ sinh nhà cao tầng đô thị ; đo vẽ địa chính ; cho thuê văn phòng ; mua bán hàng trang trí nội thất ; quản lý dự án ; doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư. Bảng3.9 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT VẬT TƯ KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH – LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƯ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH – LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ ĐỘI DUY TU XÂY DỰNG ĐỘI VỆ SINH ĐỘI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỘI HOA KIỂNG ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 + 2 + 3 + 4 ĐỘI CÔNG VIÊN CỬA HÀNG TRÚC ĐÀO ĐỘI COMPOSITE ĐỘI VẬN CHUYỂN XƯỞNG TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐỘI THI CÔNG XÂY DỰNG Nhân lực Là quận trung tâm của thành phố với khá nhiều cơ quan, đoàn thể quan trọng nên công tác quản lý CTR của quận được thành phố đặc biệt quan tâm. Vì vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành quản lý CTR tương đối hùng hậu với 405 cán bộ đội vệ sinh và 60 cán bộ đội vận chuyển đảm nhận công tác thu gom – vận chuyển CTR của quận. Ngoài ra còn có đội thu gom dân lập hoạt động dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân quận 1. Bảng 3.10 Bảng phân công công việc của công nhân trong ngày Tổ vệ sinh TSLĐ Ca ngày Ca đêm KTCT Trực tổ Nghỉ hằng tuần Tổ 1 32 10 11 2 1 5 Tổ 2 36 10 14 2 1 6 Tổ 3 78 20 36 2 1 19 Tổ 4 58 17 23 2 1 8 Tổ 5 46 16 18 2 0 10 Tổ 6 59 19 20 2 1 15 Tổ 7 35 10 12 2 2 5 (Nguồn: Cty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1). Hệ thống quản lý kỹ thuật Lưu trữ tại nguồn Tại nhà: CTRSH chủ yếu được lưu trữ trong các thùng nhựa có bao nylon bọc bên ngoài để thuận tiện cho công tác thu gom. CTR tại các hộ dân hiện nay vẫn được thu gom toàn bộ mà không được áp dụng phương án phân loại tại nguồn, CTRSH, CTRNH cũng như CTR ở dạng phế liệu đều không được để riêng nên rất khó khăn cho công tác phân loại CTR tại BCL. Khu công cộng:CTR tại khu công cộng đều được thu gom trực tiếp tại các thùng composite 120l và 240l đặt dọc các tuyến đường, tại cơ quan, trường học cũng như bệnh viện…CTR tại các thùng này sẽ được công nhân lấy trong quá trình thu gom trên các tuyến đường. Tuy nhiên do ý thức người dân chưa cao nên xung quanh khu vực đặt thùng vệ sinh tương đối thấp. Công tác thu gom Hiện nay công tác thu gom CTRSH trên địa bàn quận 1 được đảm nhận bởi 2 hệ thống là hệ thống thu gom công lập và dân lập. Hệ thống thu gom công lập Công tác quét dọn thu gom này được thực hiện bởi đội vệ sinh của công ty. Đội vệ sinh gồm 7 tổ phụ trách thu gom quét dọn trên địa bàn 10 phường của quận: Tổ 1: phường Tân Định Tổ 2: phường Đa Kao Tổ 3: phường Bến Nghé Tổ 4: phường Bến Thành Tổ 5: phường Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Cư Trinh Tổ 6: phường Nguyễn Thái Bình – Cầu Ông Lãnh Tổ 7: phường Cầu Kho – Cô Giang Công ty thực hiện quét dọn CTR ở các tuyến đường và hẻm lớn trên địa bàn toàn quận, thu gom CTRSH của hộ dân, chợ… theo hợp đồng đã đăng ký. Khối lượng CTR thu được trung bình 260 – 270 tấn/ngày. Hệ thống thu gom dân lập Đây chủ yếu là các cá nhân đã thực hiện công tác thu gom CTRSH hộ dân và vệ sinh tại các hẻm từ rất lâu theo hợp đồng đã ký kết và được sự quản lý của UBND phường. Đội thu gom dân lập chỉ hoạt động tại một số phường nhất định như địa bàn tổ 1 (11 xe tay/ngày); tổ 4 (9 xe tay/ngày); tổ 5 (21 xe tay/ngày) và tổ 7 (3 xe tay/ngày). Sau khi thu gom và quét dọn CTR, lượng CTR này được tập kết đến các điểm hẹn theo thời gian quy định chuyển cho xe ép của công ty Dịch vụ công ích quận 1 chuyển đến BCL. Phương tiện quét dọn – thu gom CTR do công nhân thu gom được đựng trong thùng 660l đặt tại điểm hẹn theo giờ quy định để xe cơ giới thu gom và vận chuyển về TTC Hạnh Thông Tây vào ban ngày và chở thẳng đến BCL Đa Phước và Phước Hiệp vào ban đêm. Mỗi công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động theo đúng quy định của Sở Tài nguyên Môi trường ban hành: nón, găng tay, giày, khẩu trang, đèn báo hiệu, chuông lắc tay, quần áo phản quang. Hình 3.5 Phương tiện thu gom công lập Hình 3.6 Phương tiện thu gom dân lập Phương thức quét – thu gom CTRSH trên địa bàn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn phát sinh sẽ có một phương thức thu gom phù hợp. CTR từ các hộ dân sẽ được gia đình lưu trữ trong túi nylon và được tập trung trước cửa nhà cho công nhân thu gom trực tiếp vào xe tay của mỗi công nhân hoặc được lưu trữ tại các thùng 240l đặt trên đường – theo quy định của công ty là từ 15h – 17h. Công ty cũng thực hiện công việc quét dọn tại một số chợ, chung cư trên địa bàn theo hợp đồng đăng ký. Phần lớn thời gian của công tác quét dọn được giành cho việc quét trên tất cả các tuyến đường lớn nhỏ và một số hẻm lớn của quận. Thời gian thu gom: 2 ca + Ca ngày: bắt đầu lúc 5h (một số tổ là 4h30) đến 14h30 + Ca đêm: bắt đầu lúc 17h đến 1h30. Lịch quét dọn sẽ do từng tổ tự sắp xếp cho phù hợp với địa bàn hoạt động cũng như lực lượng lạo động của tổ mình. Tại mỗi tổ sẽ có một số công nhân đảm nhận công việc vệ sinh xe tay sau khi thu gom. Bảng 3.11 Quy trình quét dọn thu gom CTR đường phố ca ngày tại phường Bến Thành – Tổ vệ sinh 4 TUYẾN QUÉT DỌN TỪ ĐẾN THỜI GIAN QUÉT DỌN Số công nhân Số xe tay THEO TUYẾN TỔNG CỘNG Chợ Bến Thành Trong lòng chợ 7h20' 7h20' 3 12 Lê Lợi Q.Thị Trang NKK. Nghĩa 3h30' 7h20' 2 2 N.Kỳ K. Nghĩa Lê Lợi Hàm Nghi 1h5' Hàm Nghi Q.Thị Trang NKK. Nghĩa 1h15' Quách Thị Trang Vòng xoay Q.Thị Trang 25' Huỳnh T.Kháng Q.Thị Trang NKK. Nghĩa 1h5' Lưu Văn Lang Phan Bội Châu Ng.Trung Trực 1h55' 6h45' 2 3 Lê Thánh Tôn Ng.Trung Trực NKK. Nghĩa 1h15' N.Kỳ K. Nghĩa Lê Lợi Nguyễn Du 1h20' Ng.Trung Trực Nguyễn Du Lê Lợi 2h15' Lý Tự Trọng Trương Định CMT8 3h40' 6h30' 2 3 Đặng Trần Côn Lý Tự Trọng Nguyễn Du 45' Nguyễn Du Trương Định CMT8 2h5' Lý Tự Trọng Trương Định NKK. Nghĩa 3h10' 5h50' 2 4 Thủ Khoa Huân Nguyễn Du Lê Thánh Tôn 2h40' Phạm Hồng Thái P.Châu Trinh CMT8 2h50' 6h40' 2 2 Lê Lai P.Châu Trinh Ng.Thị Nghĩa 2h15' Lê Anh Xuân P. Hồng Thái Lý Tự Trọng 1h35' CMT8 Ng. Thị Nghĩa Ng.Thị M.Khai 4h50' 6h50' 2 2 Ng. Thị Nghĩa CMT8 Lê Lai 2h Nguyễn Du Trương Định NKK. Nghĩa 3h30' 5h50' 2 2 N.Kỳ K. Nghĩa Nguyễn Du Ng.Thị M.Khai 2h20' Lê Thánh Tôn Ng.Trung Trực Lê Anh Xuân 7h45' 7h45' 2 6 Phan Châu Trinh Lê Thánh Tôn Q.Thị Trang 3h35' 7h10' 2 4 Phan Bội Châu Lê Thánh Tôn Q.Thị Trang 3h5' Mặt tiền chợ Cửa Nam 30' Nguyễn An Ninh P.Châu Trinh Trương Định 1h55' 6h 2 3 Trương Định P.Hồng Thái Ng.Thị M.Khai 4h5' Lê Lai Ng. Thị Nghĩa Nguyễn Trãi 4h10' 6h45' 2 5 Ng.Văn Tráng Lê Lai Lê Thị Riêng 2h5' Chợ Ng.V.Tráng 30' Lê Thị Riêng CMT8 Tôn Thất Tùng 4h35' 7h15' 2 3 Bùi Thị Xuân Tôn Thất Tùng CMT8 2h40' Sương N.Ánh CMT8 Tôn Thất Tùng 2h45' 7h35' 2 3 Tôn Thất Tùng Sương N.Ánh Ng.Thị M.Khai 1h50' Ng.Thị M.Khai Tôn Thất Tùng CMT8 3h Huyền Trân CC Nguyễn Du Ng.Thị M.Khai 4h15' 7h5' 2 2 Ng. Thị M.Khai Huyền Trân CC CMT8 2h50' Bảng 3.11 thể hiện quy trình thu gom CTR đường phố trên địa bàn phường Bến Thành do tổ 4 đảm nhận công tác quét dọn thu gom hằng ngày được khoảng 27 tấn. Hằng ngày công nhân thu gom trung bình 7h với tổng cự ly thu gom khoảng 800 – 1200km thực hiện được trung bình 3 – 4 xe tay. Công tác quét dọn được thực hiện trên tất cả các tuyến đường, tùy theo cự ly, diện tích mặt đường và tốc độ phát sinh CTR mà các tổ có sự phân công số công nhân lao động cho phù hợp. Thời gian thu gom, số công nhân thực hiện, lượng CTR thu được trên 55 tuyến đường được khảo sát trong địa bàn quận 1 được thể hiện trong bảng 3.12. Thời gian quét dọn tỉ lệ với chiều dài và diện tích đoạn đường, tuy nhiên lượng CTR thu được lại phụ thuộc vào số hộ dân và CTR hộ dân trên đoạn đường đó. Bảng 3.12 Thống kê lịch thu gom tại một số tuyến đường trong ngày Tên đường Chiều dài Ca ngày Ca đêm Thời gian quét Số công nhân Số xe tay Thời gian quét Số công nhân Số xe tay Võ Thị Sáu 600m 3h45' 4 4 2h45' 4 2 Hai Bà Trưng 2,9km 16h5' 10 15 15h25' 22 15 Trần Quang Khải 900m 14h30' 5 6 14h10' 7 7 Đinh Tiên Hoàng 1,2km 7h35' 7 5 12h25' 8 8 Hoàng Sa 2,45km 13h5' 9 8.5 11h10' 11 11 Điện Biên Phủ 1,1km 7h5' 6 4 10' 9 11 Phùng Khắc Khoan 600m 5h20' 2 2 3h 2 5 Nguyễn Văn Thủ 1,1km 4h55' 5 4 9h40' 6 3 Nguyễn Đình Chiểu 1,2km 6h20' 5 4 7h15' 6 7 Mạc Đĩnh Chi 950m 7h55' 5 3 7 6 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1,3km 6h20' 4 1 6h5' 3 5 Ng.Thị Minh Khai 4km 23h10' 11 11 20h10' 10 8 Hàm Nghi 800m 10h15' 10 7 14h20' 7 6 Huỳnh Thúc Kháng 600m 4h5' 4 1 6h30' 7 9 Tôn Thất Đạm 500m 6h40' 3 1 5h15' 3 2 Lê Lợi 700m 11h20' 6 6 10h25' 5 11 Hồ Tùng Mậu 550m 3h30' 3 1 4h 2 2 Pasteur 1,6km 13h15' 8 4 7h30' 6 15 Nguyễn Huệ 800m 11h40' 3 5 4h 1 3 Tôn Đức Thắng 1,8km 16h 9 8 16h50' 8 12 Lê Thánh Tôn 1,8km 15h25' 10 9 12h45' 7 22 Lý Tự Trọng 1,8km 13h35' 8 8 16h30' 7 12 Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1,5km 16h15' 15 9 11h 5 9 Đồng Khởi 1km 7h 3 3 9h45' 5 12 Nguyễn Du 1,9km 10h30' 8 4 10h45' 5 11 Nguyễn Hữu Cảnh 650m 3h 2 2h 4 8 Lê Duẩn 1,4km 6h30' 3 4 1h30' 1 Lê Lai 1km 1h45' 1 5h55' 2 1 Trương Định 750m 4h5' 2 2 6h30' 2 3 Nguyễn Trãi 1,7km 11h 7 9 18h45' 7 12 Tôn Thất Tùng 550m 7h50' 6 10 4h35' 5 3 Lê Thị Riêng 500m 4h35' 3 3 4h10' 2 3 Bùi Thị Xuân 800m 6h15' 3 1 7h10' 3 4 Cống Quỳnh 850m 12h30' 7 15 13h5' 7 11 Đề Thám 800m 11h40' 7 12 10h5' 6 6 Trần Hưng Đạo 2,1km 45h 17 29 34h25' 13 23 Nguyễn Cư Trinh 650m 8h5' 4 12 8h40' 5 11.5 Phạm Ngũ Lão 1,3km 18h55' 7 5 13h5' 4 12 Yersin 600m 8h10' 5 1 14h15' 5 4 Nguyễn Thái Học 500m 8h15' 4 7 6h40' 3 12 Nguyễn Văn Cừ 1,4km 12h 3 9 13h15' 5 9 Trần Đình Xu 800m 5h20' 2 6 6h10' 5 7 Ký Con 550m 6h 2 1 4h45' 2 5 Lê Thị Hồng Gấm 500m 11h30' 5 2 7h15' 4 5 Võ Văn Kiệt 2,7km 17h25' 13 8 14h15' 17 20 Calmette 600m 2h50' 2 3 3h 2 1 Nguyễn Thái Bình 550m 2h 1 2 4h20' 2 6 Nguyễn Công Trứ 1km 12h45' 5 7 7h30' 2 2 Cô Bắc 700m 10h5' 5 19 5h45' 3 7 Cô Giang 650m 7h20' 5 11 7h30' 5 11 Nguyễn Cảnh Chân 600m 4h35' 2 5 4h45' 2 2 Hồ Hảo Hớn 600m 2h55' 2 2 4h 2 1 Công tác trung chuyển Điểm hẹn Hiện nay quận 1 có 76 điểm hẹn phục vụ công tác tập kết CTR sau khi quét dọn để chuyển lên xe ép chở về TCC hoặc BCL. Điểm hẹn được chọn thường rộng, mật độ xe thấp, không ảnh hưởng đến lưu thông. Tại mỗi điểm hẹn thường tập trung không quá 3 xe tay – trừ một số điểm tách biệt với giao thông trên đường. Bảng 3.13 Khối lượng CTR thu gom được trong ngày tại các điểm hẹn Tổ vệ sinh Ca ngày Ca đêm Tổng cộng Điểm hẹn Thời gian Số xe công Số xe tư Điểm hẹn Thời gian Số xe công Số xe tư Tổ 1 Lý Văn Phức 9h 8 xe Lý Văn Phức 17h 5 xe 4 xe Hai Bà Trưng 9h30 7 xe Mã Lò 17h30 6 xe + 1 xe hẻm Trần Quang Khải 11h30 4 xe 18h 1 xe Hoàng Sa 12h 8 xe Hoàng Sa 18h 7 xe 6 xe 16h 3 xe Trần Quang Khải 18h 1 xe Mã Lò 14h30 26 xe 23h30 4 xe 16h 3 xe 1 xe Nguyễn Hữu Cầu 21h30 15 xe Trần Nhật Duật 22h20 11 xe 1 xe Hai Bà Trưng 22h20 4 xe 23h30 1 xe Đinh Tiên Hoàng 24h 4 xe Tổng ca 59 xe 1 xe 60 xe 11 xe 131 xe Tổ 2 ĐBP - PKK 9h 3 xe Hoàng Sa - NĐC 15h30 2 xe 11h30 3 xe 17h 5 xe 15h 5 xe Vòng xoay ĐBP 17h 8 xe ĐBP - MTL 9h10 3 xe 20h30 5 xe 11h40 5 xe NĐC - MĐC 17h30 2 xe 15h 10 3 xe 21h15 3 xe Hoàng Sa - MĐC 9h15 1 xe 21h45 3 xe 11h30 2 xe NĐC - PKB 17h30 8 xe 15h 1 xe 21h15 7 xe Hoàng Sa - NĐC 9h15 4 xe 1h30 6 xe 11h50 6 xe ĐBP - PKB 18h 4 xe 15h 4 xe 20h30 8 xe 22h30 1 xe 0h30 8 xe Trần Cao Vân 22h 5 xe Nguyễn Văn Giai 22h 2 xe 1h 5 xe NBK - NĐC 1h 3 xe Tổng ca 40 xe 85 xe 125 xe Tổ 3 HBT - MTB 8h10 4 xe NH.Cảnh - TĐ.Thắng 17h 8 xe 10h30 5 xe 1h 5 xe 15h30 4 xe Lê Duẩn - NBK 17h 5 xe Hai Bà Trưng 8h10 2 xe 1h 3 xe 10h30 2 xe HBT - MTB 17h35 8 xe 15h30 2 xe 22h 6 xe Hàm Nghi - TTĐ 8h20 4 xe 0h30 5 xe 10h15 3 xe Ng.Đ.Kế - Ng.Huệ 17h45 10 xe 15h15 5 xe 22h10 2 xe Chu Mạnh Trinh 10h20 5 xe 0h10 4 xe 11h 2 xe Alexanders 18h10 2 xe 15h20 5 xe Hàm Nghi - TTĐạm 18h10 6 xe 16h 2 xe 22h 10 xe Lê Thánh Tôn 15h40 2 xe 0h 6 xe Lê Lợi - Pasteur 18h20 3 xe 22h50 3 xe 0h10 7 xe Ngô Văn Nam 18h30 3 xe Ng.Du - HBT 18h30 6 xe Hàn Thuyên 18h30 4 xe 0h20 5 xe Chu Mạnh Trinh 18h30 7 xe 1h 2 xe LT.Trọng - HBT 22h 4 xe Lê.T.Tôn - Thi Sách 22h30 1 xe Đinh Tiên Hoàng 22h30 4 xe Mạc Đĩnh Chi 22h30 5 xe 0h30 2 xe Ng.Thiệp - Ng.Huệ 22h40 5 xe 0h20 2 xe Lê Duẩn - HBT 0h30 5 xe Tổng ca 47 xe 148 xe 195 xe Tổ 4 Phan Bội Châu 6h30 6 xe HTCC 16h10 2 xe rác hẻm 8h30 15 xe CMT8 16h 3 xe rác hẻm 8 xe 10h30 9 xe 21h20 6 xe 15h 14 xe 24h30 5 xe Công viên Lê Lai 8h 2 xe Hàm Nghi 16h40 8 xe rác hẻm Ng.T.M.Khai 8h10 2 xe 22h 9 xe 10h30 4 xe 24h10 12 xe 14h30 4 xe Nguyễn Du 17h 10 xe rác hẻm Nguyễn Thị Nghĩa 13h30 4 xe 21h 12 xe 24h15 9 xe Nguyễn Thị Nghĩa 17h20 6 xe rác hẻm 21h30 9 xe 1 xe Công viên Lê Lai 1h 4 xe Phan Bội Châu 2h 3 xe 4h 3 xe Phố ăn đêm PBC - PCT Nhặt rác từ 16 - 24h vệ sinh suốt tuyến từ 24h30 - 2h Tổng ca 60 xe 101 xe 9 xe 170 xe Tổ 5 Trần Hưng Đạo 5h50 1 xe Nguyễn Văn Cừ 15h30 1 xe 12 xe 9h30 11 xe CV Phong Châu 16h 3 xe 14h 6 xe Nguyễn Cư Trinh 16h20 8 xe Nguyễn Thái Học 6h 5 xe 23h 5 xe 9h 7 xe Nguyễn Thái Học 16h30 8 xe 13h30 6 xe 2 xe Lương Hữu Khánh 20h30 9 xe 8 xe Phạm Ngũ Lão 7h 6 xe 17h 10 xe 9h 5 xe THĐ - Bùi Viện 21h 8 xe 10h 7 xe 23h50 8 xe 13h40 9 xe Phạm Ngũ Lão 21h 10 xe Nguyễn Trãi 7h 3 xe 1 xe 24h10 11 xe 1 xe Cống Quỳnh 7h 3 xe THĐ - Cống Quỳnh 21h 8 xe 9h 2 xe 1 xe 1h 13 xe Nguyễn Cư Trinh 7h10 2 xe Nguyễn Trãi - TĐ.Xu 23h 3 xe 14h10 5 xe Rạp K.Hoàn 9h 1 xe 10h 3 xe 1 xe 14h 4 xe 1 xe Nguyễn Văn Cừ 10h20 7 xe 12h 6 xe CV Phong Châu 10h30 5 xe 14h30 5 xe Tổng ca 98 xe 17 xe 102 xe 21 xe 238 xe Tổ 6 Nguyễn Thái Học 6h 2 xe 146 Võ Văn Kiệt 16h 11 xe Cô Giang 6h30 5 xe 17h30 8 xe 12h 4 xe 19 h 8 xe 146 Võ Văn Kiệt 7h30 11 xe 20h30 6 xe 9h30 6 xe 21h30 4 xe 11h 8 xe 23h 7 xe 13h 2 xe 1h 8 xe 14h30 4 xe Hàm Nghi - NKKN 17h 6 xe 15h30 6 xe 21h30 6 xe BCD - Ký Con 8h30 4 xe 23h 3 xe 10h30 3 xe NT.Bình - PĐ.Chính 15h15 2 xe 14h 4 xe Hàm Nghi - TT.Đạm 17h30 5 xe Cô Bắc 9h30 4 xe 21h 5 xe 11h30 4 xe 23h 3 xe 14h30 2 xe 1h 2 xe Hàm Nghi - Pasteur 10h30 6 xe BCD - Ký Con 17h30 4 xe 14h30 3 xe 21h30 3 xe Cô Bắc 21h30 4xe Phạm Ngũ Lão 21h30 3 xe 23h30 6 xe 1h 1 xe Tổng ca 78 xe 105 xe 183 xe Tổ 7 225 VVK 9h 8 xe 2 xe Cô Giang 16h10 6 xe THĐ - NVC 9h30 4 xe 225 Võ Văn Kiệt 16h20 2 xe 12h40 5 xe 21h20 2 xe 15h 2 xe 0h10 1 xe THĐ - NC.Chân 9h40 4 xe THĐ - NVC 16h30 5 xe 12h50 4 xe 21h30 5 xe 15h10 2 xe 2 xe 0h30 3 xe 100 Cô Giang 13h30 10 xe 11 xe THĐ - NC.Chân 16h40 2 xe 3 xe 15h 5 xe THĐ - TĐ.Xu 17h 1 xe 21h30 3 xe 0h20 1 xe THĐ - HH.Hớn 22h 5 xe 0h30 2 xe THĐ - NK.Nhu 22h 6 xe 1h 3 xe Tổng ca 44 xe 15 xe 47 xe 3 xe Trạm trung chuyển Là khu vực trung tâm thành phố, quỹ đất hiện có hầu hết dùng cho sinh hoạt và dịch vụ nên công ty không có trạm trung chuyển. Để giải quyết vấn đền này, CTR công ty thu gom được trước khi chuyển đến BCL sẽ được chuyển đến TTC Gò Vấp (gần chợ Hạnh Thông Tây) tại đây lượng CTR này sẽ do Cty Môi trường đô thị Thành phố xử lý. Công tác vận chuyển Phương tiện vận chuyển Hiện tại đội vệ sinh có 24 xe cơ giới từ 4 – 10 tấn phục vụ cho công việc tiếp nhận CTR thu gom được của tổ vệ sinh. Phương thức vận chuyển CTR Cũng như công việc thu gom, vận chuyển CTR cũng gồm 2 ca: Ca 1: Từ đội xe khởi hành lúc 5h gồm 7 chuyến thu gom. Ca 2: Từ đội xe khởi hành lúc 14h gồm 12 chuyến thu gom. Ngoài ra CTR được tập trung tại các thùng công cộng sẽ do xe 4 tấn thu gom riêng bắt đầu lúc 4h gồm 13 chuyến. Việc thu gom CTR tại điểm gồm 2 – 3 chuyến và việc thu gom được thực hiện liên tuyến – thu gom linh động giữa các tổ sao cho thuận tiện trong công việc tập kết CTR và cự ly thu gom được rút ngắn tối đa. Sau khi kết thúc ca thu gom, xe về đội sẽ được vệ sinh, rửa xe để sẵn sàng cho ngày làm việc tiếp theo. Các tuyến thu gom ca ngày Liên tuyến tổ 1 + 2 + 3: xe 7 tấn Chuyến 1: Nguyễn Thái Học (tổ 5) – Nguyễn Thái Học (Tổ 6) – Cô Giang – Cô Bắc – Võ Văn Kiệt – Lê Lai (tổ 4) – Điện Biên Phủ_Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ_Mai Thị Lựu – Hoàng Sa_Nguyễn Đình Chiểu. Chuyến 2: Hai Bà Trưng_Bà Lê Chân (tổ 1) – Điện Biên Phủ_Phùng Khắc Khoan (tổ 2) – Phan Bội Châu (tổ 4) – Chu Mạnh Trinh (tổ 3) – Hoa Lư (tổ 2) – Điện Biên Phủ_Mai Thị Lựu – Hoàng Sa_Nguyễn Đình Chiểu – Chợ ĐaKao – Trần Quang Khải (tổ 1). Chuyến 3: Bờ kè Nguyễn Văn Nguyễn – Bà Lê Chân_Mã Lộ - Điện Biên Phủ_Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ_Mai Thị Lựu – Hoàng Sa_Nguyễn Đình Chiểu. Liên tuyến tổ 4 + 5: xe 10 tấn Chuyến 4: Phan Bội Châu (tổ 4) – Nguyễn Thái Học (tổ 5) – Phạm Ngũ Lão (chợ) – Cống Quỳnh (Vòng xoay) – 100 Trần Hưng Đạo – 166 Trần Hưng Đạo – 210 Trần Hưng Đạo – 258 Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão (chợ) – Cống Quỳnh (vòng xoay) – Nguyễn Văn Cừ - Công viên Phong Châu. Chuyến 5: Nguyễn Thái Học (tổ 5) – Nguyễn Thị Nghĩa – Phạm Ngũ Lão (chợ) 166 Trần Hưng Đạo – 210 Trần Hưng Đạo – 258 Trần Hưng Đạo – Cống Quỳnh (vòng xoay) – Công viên Phong Châu – Nguyễn Thị Minh Khai (tổ 4) – Phan Bội Châu (tổ 4). Liên tuyến tổ 6 + 7: xe 10 tấn Chuyến 6: Hai Bà Trưng_Mạc Thị Bưởi (tổ 3) – Hàm Nghi (tổ 3) – Nguyễn Văn Cừ_Trần Hưng Đạo (tổ 7) – Nguyễn Cảnh Chân_Trần Hưng Đạo – Trần Đình Xu_Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn_Trần Hưng Đạo – Cô Bắc_Đề Thám – Võ Văn Kiệt (tổ 6) – Hàm Nghi (tổ 6) Chuyến 7: Nguyễn Văn Cừ_Trần Hưng Đạo (tổ 7) – Nguyễn Cảnh Chân_Trần Hưng Đạo (tổ 7) – Hồ Hảo Hớn_Trần Hưng Đạo – Cô Bắc (tổ 6) – Cô Giang (tổ 7) – Võ Văn Kiệt (tổ 6) – Hàm Nghi. Bảng 3.14 Thống kê cự ly của các chuyến thu gom ca ngày Tên chuyến Thời gian Khối lượng Cự ly Chuyến 1 2h30’ 38 xe 5,47km Chuyến 2 1h45’ 54 xe 4,2 km Chuyến 3 1h35’ 51 xe 1,46 km Chuyến 4 1h55’ 66 xe 5km Chuyến 5 1h50’ 67 xe 6,1 km Chuyến 6 2h5’ 59 xe 7,7 km Chuyến 7 1h30’ 55 xe 3,2 km Các chuyến thu gom có cự ly trung bình 5km với lượng CTR thụ được ở mỗi chuyến là tương đương nhau. Chính vì phụ thuộc khối lượng CTR nên chuyến 3 cự ly thu gom chỉ có 1,46km vì địa bàn thu gom của chuyến này là các chợ nhóm ở phường Tân Định với CTR khá lớn. Các tuyến thu gom ca đêm Tổ vệ sinh 1 + 2: xe 7 tấn Chuyến 1: Vòng xoay ĐBP (tổ 2) – Lý Văn Phức (tổ 1) – Mã Lộ (tổ 1) – Trần Nhật Duật (tổ 2) – Bở kè Nguyễn Văn Nguyễn (tổ 1) – Hàn Thuyên (tổ 3) – Alexandre De Rhodes. Chuyến 2: Nguyễn Hữu Cầu (tổ 1) – Trần Nhật Duật (tổ 1) – Trần Quang Khải_Nguyễn Hữu Cầu – Mạc Đĩnh Chi (tổ 3) – Chu Mạnh Trinh (tổ 3) – Đinh Tiên Hoàng (tổ 3) – Hai Bà Trưng (tổ 1) – Bà Lê Chân_Trần Quang Khải – Nguyễn Hữu Cầu_Trần Quang Khải – Đinh Tiên Hoàng_Trần Quang Khải. Tổ vệ sinh 3: xe 10 tấn Chuyến 3: Nguyễn Bỉnh Khiêm_Lê Duẩn – Nguyễn Hữu Cảnh – Chu Mạnh Trinh – Hai Bà Trưng_Nguyễn Du – Hai Bà Trưng_Mạc Thị Bưởi – Ngô Đức Kế_Nguyễn Huệ - Hàm Nghi_Hồ Tùng Mậu – Lê Lợi_Pasteur. Chuyến 4: Lê Thánh Tôn – Hai Bà Trưng_Mạc Thị Bưởi – Ngô Đức Kế_Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ_Nguyễn Thiệp – Lê Lợi_Pasteur – Hàm Nghi_Tôn Thất Đạm – Lê Lợi_Pasteur – Ngô Đức Kế_Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ_ Nguyễn Thiệp – Hai Bà Trưng_ Mạc Thị Bưởi – Hàn Thuyên_Pasteur – Lê Duẩn_Hai Bà Trưng – Chu Mạnh Trinh – Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm_Lê Duẩn. Tổ vệ sinh 4: xe 10 tấn Chuyến 5: Các Mạng Tháng 8 – Huyền Trân Công Chúa – Hàm Nghi – 116 Nguyễn Du – Lê Lai – Khách sạn New world. Chuyến 6: Nguyễn Du – Cách Mạng Tháng 8 – Lê Lai – Hàm Nghi – Nguyễn Du – Cách Mạng Tháng 8. Tổ vệ sinh 5: xe 10 tấn Chuyến 7: Nguyễn Văn Cừ – Công viên Phong Châu – 166 Trần Hưng Đạo – 258 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học – Phạm Ngũ Lão (chợ) – Lương Hữu Khánh. Chuyến 8: Lương Hữu Khánh – Phạm Ngũ Lão (chợ) – Trần Hưng Đạo_Bùi Viện – Nguyễn Trãi_Trần Đình Xu – Nguyễn Cư Trinh – Đề Thám_Trẩn Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão. Tổ vệ sinh 6: xe 10 tấn Chuyến 9: Chu Mạnh Trinh (tổ 3) – Hai Bà Trưng_Mạc Thị Bưởi (tổ 3) – Hàm Nghi_Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tổ 6) – Nguyễn Công Trứ_Tôn Thất Đạm – Ký Con_Võ Văn Kiệt – Chân cầu Ông Lãnh. Chuyến 10: Hàm Nghi_Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hàm Nghi_Tôn Thất Đạm – Ký Con – Phạm Ngũ Lão (bến xe buýt) – Hàm Nghi_Hồ Tùng Mậu (tổ 3) – Hàm Nghi_Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tổ 6) – Hàm Nghi_Tôn Thất Đạm – Nguyễn Thái Bình – Phạm Ngũ Lão (bến xe buýt). Tổ vệ sinh 7: xe 7 tấn Chuyến 11: Võ Văn Kiệt (tổ 6) – Cô Giang (tổ 7) – Nguyễn Văn Cừ_Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cảnh Chân_Trần Hưng Đạo – Trần Đình Xu_Trần Hưng Đạo – Cô Giang – Cô Bắc (tổ 6). Chuyến 12: Võ Văn Kiệt (tổ 6) – Cô Bắc – Cống Quỳnh_Trần Hưng Đạo (tổ 5) – Nguyễn Văn Cừ_Trần Hưng Đạo (tổ 7) – Nguyễn Cảnh Chân_Trần Hưng Đạo – Cô Bắc – Võ Văn Kiệt (tổ 6). Bảng 3.15 Thống kê cự ly của các chuyến thu gom ca đêm Tên chuyến Thời gian Khối lượng Cự ly Chuyến 1 1h45’ 55 xe 4,74km Chuyến 2 3h15’ 60 xe 6,15 km Chuyến 3 2h 57 xe 3,76 km Chuyến 4 3h40’ 72 xe 6,96 km Chuyến 5 3h30’ 46 xe + 18 thùng 240l 3,19 km Chuyến 6 4h5’ 53 xe 3,2 km Chuyến 7 1h30’ 47 xe 5,6 km Chuyến 8 3h20’ 54 xe 4,1 km Chuyến 9 2h25’ 48 xe 3,65 km Chuyến 10 2h50’ 40 xe + 6 thùng 240l + 4 thùng 120l 4 km Chuyến 11 3h 53 xe + mía 5 km Chuyến 12 2h45’ 59 xe 5 km Các tuyến có cự ly thu gom là tương đương nhau, trung bình khoảng 5km. Các tuyến thu gom CTR tại thùng công cộng Tuyến Phạm Ngũ Lão: xe 4 tấn Bảng 3.16 Tuyến thu CTR thùng Phạm Ngũ Lão STT Cơ quan Địa chỉ Thời gian Khối lượng Chuyến 1 1 Thùng rác công cộng Trần Hưng Đạo (2 bên) 15h55 8 thùng 240 l Chuyến 2 1 Rác điểm tổ 7 Trần H.Đạo – Hồ H.Hớn 22h00 11 xe 2 Thùng rác công cộng Trần Hưng Đạo (2 bên) 22h20 8 thùng 240l 3 Rác điểm tổ 7 219 Trần Hưng Đạo 22h15 2 xe Cộng 13 xe + 8 thùng 240l Chuyến 3 1 Rác lau đường tổ 7 Trần H.Đạo (chợ Nancy) 0h40 1 xe 2 Rác lau đường tổ 7 Trần H.Đạo – Ng.C.Chân 0h50 5 xe 3 Rác lau đường tổ 7 Trần H.Đạo – Trần Đ.Xu 1h00 3 xe 4 Rác lau đường tổ 5 Trần H.Đạo – Trần Đ.Xu 1h10 4 xe 5 Rác lau đường tổ 7 Trần H.Đạo – Hồ H.Hớn 1h15 6xe Cộng 19 xe Tuyến sáng: xe 4 tấn Bảng 3.17 Tuyến thu CTR thùng sáng STT Cơ quan Địa chỉ Thời gian Khối lượng Chuyến 1 1 Chợ Bến Thành Phan Bội Châu 3h40 7xe 2 Rác điểm tổ 6 Chợ cầu Ông Lãnh 4h00 13 xe 3 Thùng rác công cộng Trần Hưng Đạo 4h15 8 thùng 240l 4 Thùng rác công cộng Chu Mạnh Trinh 4h40 5 thùng 240l 5 Rác điểm tổ 1 Trần Quang Khải 5h00 4 xe Cộng 24 xe + 13 thùng 240l Chuyến 2 1 Rác tổ 5 Trần H.Đạo – Bùi Viện 6h00 1 xe 2 Rác điểm tổ 5 100 Trần Hưng Đạo 6h10 2 xe 3 Chợ Bến Thành Trần H.Đạo – Hồ H.Hớn 1h15 6xe 4 Chợ Thái Bình Phạm Ngũ Lão 6h40 7 xe 5 Rác điểm tổ 5 Nguyễn Trãi 7h00 3 xe 6 Rác điểm tổ 5 Nguyễn Cư Trinh 7h00 3 xe 7 Rác điểm tổ 5 Cống Quỳnh – Ng.Trãi 7h10 3xe Cộng 29 xe Chuyến 3 1 Rác điểm tổ 1 Lý V.Phức – Võ T.Sáu 9h00 5 xe 2 Rác công cộng Trần Hưng Đạo 10h 8 thùng 240l 3 Rác điểm tổ 3 Hàm Nghi 10h30 4 xe 4 Rác điểm tổ 3 Hai Bà Trưng 11h00 7 xe Cộng 16 xe + 8 thùng 240 l Tuyến Đa Kao : xe 4 tấn Bảng 3.18 Tuyến thu CTR thùng Đa Kao 1 STT Cơ quan Địa chỉ Thời gian Khối lượng Chuyến 1 1 Rác điểm tổ 2 Ng.Đ.Chiểu – P.K.Khoan 15h00 1 xe 2 Rác điểm tổ 2 19 Nguyễn Đình Chiểu 15h45 2 xe 3 Rác điểm tổ 2 Mạc Đĩnh Chi (khu Liên Cơ) 16h15 1 xe 4 Rác điểm tổ 2 Đinh Tiên Hoàng (Hoa Lư) 17h00 4 xe 5 Rác điểm tổ 2 Ng.Đình Chiểu (MĐC) 17h15 2 xe 6 Rác điểm tổ 2 Điện Biên Phủ (PK.Khoan) 17h30 4 xe Cộng 14 xe Chuyến 2 1 Chợ Đa Kao Mặt tiền chợ 19h00 3 xe 2 Rác điểm tổ 2 Phan Liêm (HKN) 19h30 1 xe 3 Rác điểm tổ 2 Ng.Văn Thủ - Mai T.Lựu 19h40 1 xe 4 Rác điểm tổ 2 9 Đinh Tiên Hoàng 20h00 1 xe 5 Rác điểm tổ 2 Ng.Đình Chiểu (MĐC) 20h40 3 xe 6 Rác điểm tổ 2 Trần C.Vân – PK.Khoan 21h00 3 xe 7 Rác điểm tổ 2 Hàm Nghi 21h25 5 xe 8 Rác điểm tổ 2 Ng.Văn Thủ (PK.Khoan) 21h40 2 xe 9 Rác điểm tổ 2 Điện Biên Phủ (PK.Khoan) 21h45 2 xe 10 Rác điểm tổ 2 NĐC (KS Hoàng Yến) 21h55 1 xe Cộng 22 xe Chuyến 3 1 Rác điểm tổ 2 Mạc Đĩnh Chi (vàng son) 22h50 2 xe 2 Rác điểm tổ 2 Mạc Đĩnh Chi (NĐC) 23h05 1 xe 3 Rác điểm tổ 2 Mạc Đĩnh Chi – TC.Vân 23h35 2 xe 4 Rác điểm tổ 2 Điện Biên Phủ (PK.Khoan) 24h05 3 xe 5 Rác điểm tổ 2 Đinh Tiên Hoàng (NV.Giai) 24h15 2 xe 6 Rác điểm tổ 2 Ng.Đình Chiểu (MTL) 24h35 4 xe Cộng 14 xe Bảng 3.19 Tuyến thu CTR thùng Đa Kao 2 STT Cơ quan Địa chỉ Thời gian Khối lượng Chuyến 1 1 Rác điểm tổ 2 Phan Liêm (HK.Ninh) 14h50 1 xe 2 Rác điểm tổ 2 N.Đ.Chiểu – N.B.Khiêm 15h30 1 xe 3 Rác điểm tổ 2 16 Ng.Thị Minh Khai 15h40 3 xe 4 Rác điểm tổ 2 18 Ng.Thị Minh Khai 15h50 2 xe 5 Rác điểm tổ 2 Điện Biên Phủ (MTL) 16h30 4 xe 6 Rác điểm tổ 2 C/c 1A – 1B NĐC 16h45 2 xe Cộng 13 xe Chuyến 2 1 Rác điểm tổ 2 8A Nguyễn Bỉnh Khiêm 20h20 3 xe 2 Rác điểm tổ 2 Vòng xoay ĐBP 21h00 6 xe 3 Rác điểm tổ 2 Ng.Đình Chiểu (MTL) 21h30 5 xe Cộng 14 xe Chuyến 3 1 Thùng rác công cộng Pasteur 23h50 4 thùng 240l 2 Rác điểm tổ 2 N.B.Khiêm – N.Đ.Chiểu 24h20 5 xe 3 Rác điểm tổ 2 N.Văn Giai – M.T.Lựu 24h30 6 xe Cộng 11 xe + 4 thùng 240l Tuyến khách sạn: xe 4 tấn Bảng 3.20 Tuyến thu CTR thùng khách sạn STT Cơ quan Địa chỉ Thời gian Khối lượng 1 Rác điểm tổ 5 Cống Quỳnh 24h10 7 xe 2 Rác điểm tổ 4 Nguyễn Trãi 1h00 3 xe Cộng 10 xe CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM – VẬN CHUYỂN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSHSH trên địa bàn quận 1 Lưu trữ CTRSH tại nguồn – tốc độ phát sinh Là một quận trung tâm thành phố, công ty đã đầu tư khá nhiều thùng nhựa 120l và 240l trên khắp các tuyến đường trong quận nhằm phục vụ cho việc chứa CTR công cộng, tuy nhiên một vài hộ dân đã tận dụng chứa CTR hộ gia đình của nhà mình ra ngoài không đúng thời gian thu gom của công ty là từ 15h đến 17h dẫn đến hiện tượng thùng chứa quá tải nên Hình 4.1: CTR được để bên ngoài thùng CTR được để nhiều trên vỉa hè gây ảnh chứa trên đường Nguyễn Thị Minh Khai hưởng đến giao thông cũng như mất mỹ quan đô thị tại một số tuyến đường. Công tác thu gom Hệ thống thu gom công lập (thu được khoảng 93.5% lượng CTR toàn quận) Hằng ngày, Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1 đảm nhận công tác thu gom – quét dọn CTRSH trên khoảng 130 tuyến đường lớn nhỏ - kể cả hẻm trong địa bàn, đồng thời thực hiện công tác thu gom CTR hộ dân cũng như công sở, trường học đảm bảo góp phần giữ gì vệ sinh của quận đảm bảo trên 90% lượng CTRSH trong địa bàn được thu gom. Trung bình một ngày hai công nhân – 1 người quét chính và một người đi cua ở 2 hoặc 3 khu vực khác nhau làm khoảng 10 tiếng/ca có thời gian giải lao giữa các lần quét nên tổng thời gian lao động trung bình 7h30’ quét dọn và thu gom được khoảng 4 xe tay ứng với 4 – 5 lần quét/ca. Sau mỗi lần quét xe tay sẽ được đẩy đến điểm hẹn cho xe cơ giới thu gom. Với cường độ quét dọn khá dày đặc như hiện nay góp phầm đảm bảo đường phố quận 1 luôn trong tình trạng vệ sinh, với lượng CTR trong xe Hình 4.2: Công tác phân loại CTR ban đêm tay không nhiều cũng góp phần giúp thời gian tiếp nhận CTR tại điểm hẹn sẽ nhanh chóng cũng như lượng xe tay không quá nhiều gây ảnh hưởng giao thông. Các điểm hẹn tại trung tâm không quá 3 xe và không qua 10’ trong một lần tập kết CTR. Tuy nhiên lượng CTRSH phát sinh tại mỗi phường lại khác nhau, phụ thuộc nhiều vào thành phần các hộ dân sống trong địa bàn phường. Lượng CTR do tổ 4, tổ 6 đảm nhận thu gom được là khá lớn vì tại đây thành phần người dân chủ yếu là bà con tiểu thương với rất nhiều chợ lớn và nhỏ, thành phần CTR thu gom được chủ yếu là CTR hữu cơ nhưng cũng chính vì vậy mà vấn đề vệ sinh tại những phường này còn rất nhiều tồn tại. CTR tại những khu vực này nếu không được thu gom nhanh chóng sẽ gây ra mùi khó chịu và phát sinh nước thải ra xung quanh khu vực tập trung. Hiện nay toàn quận có khoảng 22 công viên lớn nhỏ chiếm 50% diện tích cây xanh toàn thành phố và hầu hết các tuyến đường có tỉ lệ che phủ cao nên lượng CTR thu gom được này phần lớn là lá cây, cành khô – là lượng CTR có những thành phần cần thiết để ủ compost. Thực tế lượng CTR hoàn toàn có khả năng thu gom riêng nhưng lại được thu gom chung với CTRSH gia đình. Hiện nay, CTRSH được thu gom một cách đại trà mà không qua phân loại khiến cho công tác phân loại CTR trước khi chôn lấp tại BCL gặp rất nhiểu khó khăn. Mặc dù phân loại CTR tại nguồn đã thực thực hiện thí điểm trên địa bàn nhưng bản thân công ty Dịch vụ công ích lại không đầu tư cơ sở vật chất để thu gom riêng mà CTR sau khi được phân loại tại gia đình lại được đổ chung vào xe tay khiến công tác phân loại CTR tại nguồn không có tác dụng. Hệ thống thu gom dân lập (thu được khoảng 6.5% lượng CTR toàn quận) Hệ thống thu gom dân lập đã góp một phần rất lớn trong công tác thu gom – xử lý CTRSH trên địa bàn quận vì nhiệm vụ chính của hệ thống này là thu gom CTRSH hộ dân tại các hẻm nhỏ, làm vệ sinh các hẻm này và các chợ nhóm trong địa bàn một số phường mà xe tay lớn không thể vào được vì phương tiện thu gom của hệ thống rất linh hoạt: xe tự chế, xe ba – gác, xe máy… Phương tiện thu gom của hệ thống thu gom dân lập chủ yếu là tự chế, tuy có thể chứa được lượng CTR nhiều hơn so với thùng 660l nhưng những phương tiện này hầu hết đã xuống cấp, có nhiều xe tay còn có hiện tượng nhiễu nước thải xuống đường trong khi vận chuyển làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Mặc dù đã thống nhất thời gian thu gom cho phù hợp với đội thu gom công lập vì phụ thuộc thời gian tập kết tại điểm hẹn nhưng hệ thống thu gom dân lập vẫn còn chậm trễ trong việc báo cáo sản lượng thu gom CTR hàng tháng cho UBND phường khiến việc thống kê lượng CTR thu gom được và tốc độ phát sinh CTR của quận gặp khá nhiều khó khăn. Công tác vận chuyển Công tác vận chuyển của đội xe là hoàn toàn độc lập với đội thu gom, trong một chuyến thu gom, đội xe có thể linh động lấy CTR tại nhiều điểm hẹn của nhiều tổ khác nhau nhằm đảm bảo lượng CTR tối đa lấy được trong một chuyến và thuận lợi trong công việc di chuyển. Nhờ sự linh động này mà công tác vận chuyển đã tránh được nhiều vấn đề mà các quận khác dễ gặp phải như tắc đường, đừng lại quá lâu tại một điểm hẹn hay đến điểm hẹn không đúng thời gian quy định. Sau khi xe ép hoàn thành công việc tiếp nhận CTR tại các điểm hẹn, có hai công nhân làm công việc quét dọn lại những chất thải rơi vãi và 1 xe nước thực hiện công việc rửa đường, phun EM khử mùi hôi nhằm đảm bảo vệ sinh đường phố trước và sau khi thực hiện việc tiếp nhận CTR. Tuy nhiên một vài lộ trình thu gom lại không hợp lý, các điểm thu gom nằm khá xa nhau khiến tài xế phải đi vòng rất nhiều lần trong một chuyến thu gom. Đề xuất giải pháp cải thiện CTRSH không chỉ là chất thải, nó còn là nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết sử dụng đúng phương pháp. Quản lý CTRSH không chỉ là công việc của riêng một công ty, cơ quan hay cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn thể xã hội. Để công tác quản lý CTRSH đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân. Một số biện pháp chúng ta có thể áp dụng như sau: Biện pháp kỹ thuật Về công tác thu gom Trước khi việc phân loại CTR tại nguồn được triển khai đại trà, công ty cần từng bước thay đổi phương thức thu gom nhằm mục đích cải tiến hơn công tác thu gom CTRSH. Từng bước cơ giới hóa công tác quét dọn – thu gom. Đầu tư thay mới những phương tiện thu gom đã xuống cấp, thường xuyên vệ sinh xe tay, đảm bảo vệ sinh cũng như vấn đề mỹ quan đô thị. Đầu tư hệ thống bô rác kín hai ngăn để chứa CTRSH của hộ dân, vừa đáp ứng cho công tác phân loại CTR tại nguồn, vừa đảm bảo vấn đề vệ sinh đô thị, CTR lưu chứa lâu không bị bốc mùi khó chịu hay phân hủy gây sản sinh vi sinh vật gây bệnh cho môi trường xung quanh khu vực lưu chứa. Hiện nay việc thu gom được thực hiện bởi từ 2 công nhân trở lên trong một phạm vi nhất định. Tại các tuyến đường trung tâm nên có một xe tay riêng chuyên thu gom CTR đường phố do một công nhân trực tiếp đảm nhận để thuận tiện cho việc phân loại CTR tại BCL thay vì thu gom chung với CTR hộ dân như hiện nay. Về công tác vận chuyển Kiểm tra lại lộ trình thu gom, thay đổi thứ tự các điểm tập kết CTR sao cho tài xế không còn phải đi đường vòng nữa. Biện pháp kinh tế Hiện nay phí thu gom trung bình của công ty là 15.000đ/hộ/tháng. Tuy nhiên mức tiêu dùng mỗi hộ dân là khác nhau nên lượng CTRSH thải ra hằng ngày của mỗi gia đình cũng là khác nhau. Ta nên đưa ra một định mức thu phí vệ sinh của hộ gia đình cũng như cơ quan, trường học theo khối lượng CTRSH họ thải ra hằng ngày. Phối hợp với lực lượng dân phòng – thanh niên xuang phong… của quận nghiêm chỉnh xử phạt các hành vi vi phạm môi trường và khen thưởng những tấm gương tốt trong phong trào bảo vệ môi trường quận. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn Sự cần thiết phải phân loại CTR tại nguồn CTRSH có thành phần rất đa dạng: giấy loại, nhựa tổng hợp, thủy tinh, cao su, thức ăn thừa… có thành phần hóa học phức tạp gồm chất vô cơ, chất hữu cơ… khó phân hủy.Phân loại CTR giúp việc xử lý CTR được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, phân loại CTR còn có một số lợi ích như: Lợi ích kinh tế Tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Giảm diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp do khối lượng CTR đem chôn lấp được giảm một cách đáng kể. Bên cạnh đó còn giảm chi phí cho việc xử lý CTR cũng như những vấn đề phát sinh sau xử lý. Lợi ích môi trường Giảm các tác động tiêu cực đến môi trường như giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… Diện tích BCL thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí BCL Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng ô nhiễm do việc khai thác tài nguyên mang lại. Lợi ích xã hội Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Hình thành ở mỗi cá nhân thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường. Phương pháp phân loại CTRSH tại nguồn Chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ 100% kinh phí cho chương trình phân loại CTR tại nguồn ở mỗi hộ dân. Có cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện phân loại. Bước đầu thực hiện phân loại, CTR của mỗi hộ dân sẽ được đựng trong 2 thùng riêng biệt: + Thùng 1: chứa CTR hữu cơ là CTR xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hằng ngày của người dân + Thùng 2: chứa CTR vô cơ và những thành phần có thể tái chế Tại khu công cộng nên để thùng chứa 2 ngăn và phải có ghi chú rõ ràng cho nhân dân biết loại CTR nào nên bỏ vào thùng nào. Về sau khi phương pháp tái chế CTR tại nguồn đã được thực hiện phổ biến ta có thể thực hiện phân loại các CTR có khả năng tái chế ngay tại nguồn. Như vậy sẽ giảm được một phần chi phí khá lớn cho việc thực hiện phân loại lần 2. Trồng trọt Sản xuất Compost CTR hữu cơ Không có khả năng tái chế Cơ sở tái chế BCL Nguồn phát sinh CTRSH Có khả năng tái chế Trạm phân loại lần 2 CTR còn lại Hình 4.3: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn Thực hiện tái chế - tái sử dụng CTR Sự cần thiết của việc tái chế - tái sử dụng CTR Bảo tồn nguồn lợi sản xuất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất. Ngăn ngừa sự phát tán những chất độc hại vào môi trường Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp Kích thích phát triển những quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn Tránh phải thực hiện các quy trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn lấp CTR Phương pháp thực hiện tái chế Để thực hiện tốt biện pháp này, trước tiên quận phải đảm bảo công tác phân loại CTR tại nguồn. CTR sau khi phân loại được thu hồi và lựa chọn phương pháp tái chế - tái sử dụng phù hợp với từng loại CTR cụ thể. CTR hữu cơ: thực hiện phương pháp ủ kỵ khí – biogas hay phương pháp ủ hiếu khí – compost. CTR vô cơ sẽ được phân loại lần 2 đem tái chế tái sử dụng. Những vật liệu có thể tái chế: + Tất cả chai nhựa có ký hiệu tái chế 1 – 7 + Chai lọ thủy tinh + Hộp giấy đựng sữa và nước trái cây + Bình nhôm, thép và bình phun + Báo, tạp chí, giấy bìa cứng… Nghiên cứu phát triển công nghệ - thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày Không riêng gì quận 1 – TPHCM nói riêng và cả nước nói chung thì phương pháp chôn lấp là giải pháp hiện tại cho vấn đề giải quyết lượng CTRSH phát sinh hằng ngày. Tuy nhiên giải pháp này ngày càng gặp nhiều khó khăn và hậu quả là khó giải quyết. Cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và kêu gọi đầu tư phát triển, xây dựng các mô hình, phương thức xử lý CTRSH mới thay cho phương pháp chôn lấp đã lỗi thời hiện nay. Khi mà chôn lấp CTR không còn là phương pháp thích hợp trong giai đoạn hiện nay thì giảm thiểu sự phát sinh của CTR là một trong những giải pháp trước mắt mà mỗi chúng ta có thể thực hiện được trong khi chờ một công nghệ mới hơn thay thế cho phương pháp chôn lấp CTR như hiện nay. Cách đơn giản nhất để giảm nguồn thải là ngăn không cho chúng biến thành chất thải. Ngăn ngừa nguồn thải hay giảm lượng CTR là thiết kế sản xuất, mua sắm, sử dụng vật liệu – sản phẩm, bao bì – sao cho giảm số lượng và sự độc hại của chúng. Giảm nguồn CTR phát sinh còn bao gồm cả việc tái sử dụng, góp phần làm giảm chi phí tiêu hủy và xử lý CTR. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng Phối hợp với phòng hoặc sở giáo dục lồng ghép giáo dục ý thức học sinh – sinh viên về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức các lớp ngoại khóa về phương thức đơn giản để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo từng cấp học cụ thể. Kết hợp với các phương tiện truyền thông, báo đài, truyền hình thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường trên địa bàn quận, các cuộc vận động ra quân làm sạch vệ sinh trên địa bàn dân cư đang sinh sống. Vận động người dân thực hiện văn minh đô thị, xây dựng gia đình xanh – sạch – đẹp, hưởng ứng cuộc vận động tiêu dùng xanh, giảm thiểu chất thải sinh hoạt tại gia đình. Hằng năm thực hiện khen thưởng – cảnh cáo từng trường hợp cụ thể. Tuyên truyền cho nhân dân thấy được tầm quan trọng của CTR, phân tích về lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn, vận động nhân dân phân loại CTR tại từng hộ gia đình để thuận tiện cho công tác phân loại CTR của thành phố nói chung và quận 1 nói riêng. Công ty Dịch vụ công ích phối hợp với UBND quận hỗ trợ cho nhân dân những trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại CTR tại nguồn và cử cán bộ có chuyên môn thường xuyên xuống từng gia đình hướng dẫn cho nhân dân thực hiện tốt nhất việc phân loại CTR tại nguồn. Bản thân công ty Dịch vụ công ích cần đầu tư trang thiết bị thu gom phục vụ công tác thu gom CTR đã được phân loại, vạch lại tuyến thu gom – vận chuyển cho phù hợp với hế hoạch phân loại CTR này. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận Sau 8 tuần thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM và đề xuất biện pháp cải thiện”.có thể kết luận như sau về hệ thống quản lý chất thải rắn quận 1: Hằng ngày quận 1 thải ra môi trường một lượng CTR khá lớn khoảng 275 tấn/ngày bao gồm CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ, chung cư, CTR công cộng… tức bình quân 1.2kg/người. Có khoảng 75 – 80 % khối lượng CTR phát sinh là CTR thực phẩm trong thành phần CTR của quận, tức chiếm từ 206.25 – 220 tấn/ngày. 10% khối lượng CTR còn lại có khả năng tái chế và tái sử dụng. Cũng có nghĩa nếu áp dụng phân loại CTR tại nguồn, tái chế những thành phần có khả năng tái chế ta sẽ tiết kiệp được một quỹ đất rất lớn dành cho việc chôn lấp CTR, đồng thời hạn chế được rất nhiều tác động kèm theo của việc chôn lấp như xử lý nước rỉ rác, giải quyết hiện tượng hiệu ứng nhà kính do khí BCL gây ra. Với đội ngũ trên 400 công nhân thực hiện thu gom – quét dọn trên tất cả các tuyến đường, các công viên, chợ và thu CTR từ hộ dân, quân 1 đã đảm bảo thu gom 100% lượng CTR phát sinh hằng ngày, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị của quận cũng như thành phố. Một ngày đội vận chuyển thực hiện tổng cộng 33 chuyến thu gom, đảm bảo toàn bộ lượng CTR phát sinh trong ngày đều được xử lý. Công nhân được trang bị dụng cụ lao động cũng như bảo hộ lao động tương đối đầy đủ. Phương tiện lao động thường xuyên được vệ sinh, kiểm tra, sửa chữa và thay thế. Bố trí điểm hẹn và thời gian thu gom phù hợp với hiện trạng giao thông trên địa bàn, đoạn đường thu gom được vạch là ngắn nhất, góp phần tiết kiệm thời gian cũng như chi phí di chuyển. Do quận chưa thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn nên công tác thu gom tại trạm trung chuyển còn gặp nhiều khó khăn do thời gian lưu trữ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Kiến nghị Để công tác thu gom vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn, cần lưu ý một số điểm sau: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Phát triển trình độ quản lý đội ngũ lãnh đạo. Đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý CTR nói chung và công tác thu gom – vận chuyển CTR nói riêng. Phối hợp với đội thu gom dân lập thực hiện công tác thu gom toàn diện, đầu tư trang thiết bị nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. Vận động công ty, xí nghiệp… thực hiện biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lượng CTR phát sinh thải ra môi trường. Khuyến khích người dân đăng ký hợp đồng thu gom nhằm đảm bảo công tác thu gom được thực hiện 100%. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích của phân loại CTR tại nguồn. Xây dựng chương trình phân loại CTR tại nguồn phù hợp với điều kiện hiện có trên địa bàn. Kết hợp pháp luật trong công tác quản lý CTR, áp dụng chế độ khen thưởng – xử phạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO MC Graw – Hill Inc (1993), George, Tchobanoglous, Hilary Teise, Samuel Vigi, Intergated Soilid Waste Managerment, Engineering Ptinciples and management issues. Bộ khoa học và công nghệ (2010). Môi trường và phát triển bền vững, Trung tâm INFOTERRA Việt Nam, Hà Nội. Bộ tài nguyên và môi trường (2011). Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định mới nhất xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, Lao Động, Tp.HCM. Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001). Quàn lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng, Hà Nội. Bradley F.Smith (2008). Xử lý và hủy bỏ chất thải rắn, Tìm hiểu môi trường, Eldon D.Enger, Bradley F.Smith, Lao động xã hội, Hà Nội, 507 – 527. Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1 (6/2011), Báo cáo vận chuyển CTR, Đội vận chuyển. Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1 (6/2011), Lịch thu gom CTR theo tổ, Đội vệ sinh. Phan Văn Hạnh (2004). Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và quản lý RSH quận Gò Vấp TPHCM. Đề xuất phương án quản lý khả thi. Đồ án tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Tp.HCM. Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM – Chi cục bảo vệ môi trường TPHCM, 4.2011, Đảng ủy quận 1, 4/2011, Ủy ban nhân dân quận 1 – tp.HCM, 4/2011,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCTR quan 1.docx
  • pdfCTR quan 1.pdf
Tài liệu liên quan