This paper presents some results of assessing submarine landslide status by using
seabed topography 3D model and fault structure on South Central Vietnam’s continental shelf. On
the 3D model, landslide evidences occur as narrow and straight steps along continental slope at the
depths of 700 - 800 m, 1,200 - 1,300 m and 1,500 - 1,700 m; some landside blocks occur as different
dome forms on the middle slope and slope foot. The landslide evidences are also identified on the
perpendicular seismic profile to slope surface and it is especially clear in the new-multibeam data
of marine survey in 2013 of national project KC09.11/11-15. Besides, the results of analyzing
structural map of fault and reflected seismic profiles also show that, circular failure modes can
occur along the continental slope in study. The boundary of failure blocks can be fault on the crest
of slope and unconformable surfaces. The different analytical results from the fault structure map
in Quaternary also show that it is hard for plane failure mode on the fault surfaces to occur in this
area, because the dip angle of fault is always higher than slope angle. However, the occurrence of
perpendicular faults to slope surface can break slope surface and increasingly cause submarine
landslide in this area.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm bằng mô hình 3D hình thái địa hình đáy biển và cấu trúc đứt gãy trên thềm lục địa nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
348
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 348-357
DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5821
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ NGẦM BẰNG MÔ HÌNH 3D
HÌNH THÁI ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN VÀ CẤU TRÚC ĐỨT GÃY TRÊN
THỀM LỤC ĐỊA NAM TRUNG BỘ
Phí Trường Thành*, Trần Tuấn Dũng
Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: thanhgislab@gmail.com
Ngày nhận bài: 27-5-2014
TÓM TẮT: Bài báo này trình bày một số kết quả của việc đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
bằng mô hình 3D hình thái địa hình đáy biển và cấu trúc đứt gãy trên thềm lục địa Nam Trung Bộ.
Trên mô hình 3D, dấu hiệu trượt lở xuất hiện dọc theo sườn lục địa, tạo thành những dải sụt bậc
hẹp, nằm ở các độ sâu 700 - 800 m, 1.200 - 1.300 m và 1.500 - 1.700 m và một số khối trượt dạng
gò đồi phân bố rải rác trên các bậc thềm đó. Các dấu hiệu này cũng được phát hiện trên các tuyến
địa chấn cắt ngang sườn và đặc biệt rõ nét trên số liệu Multibeam mới đây trong chuyến khảo sát
năm 2013 của đề tài cấp Nhà nước KC09.11/11-15. Bên cạnh đó, kết quả phân tích theo cấu trúc
đứt gãy trên bình đồ và mặt cắt địa chấn còn cho thấy, dọc sườn dốc có thể xuất hiện các bề mặt
trượt dạng cung tròn mà ranh giới trong là các đứt gãy và đáy là các bề mặt lớp hoặc ranh giới mặt
bất chỉnh hợp. Kết quả phân tích cấu trúc đứt gãy tuổi Đệ tứ cũng xác định được khu vực này khó
có thể xảy ra kiểu trượt theo bề mặt đứt gãy, bởi vì góc cắm của các đứt gãy thường lớn hơn góc
nghiêng của sườn dốc. Tuy nhiên, sự có mặt của hệ thống đứt gãy phương vuông góc với bề mặt
sườn dốc, sẽ làm phá vỡ tính liên kết và tăng nguy cơ trượt lở ở đây.
Từ khóa: Mô hình 3D, sườn lục địa, dấu hiệu trượt lở, trượt lở ngầm, trượt cung tròn.
MỞ ĐẦU
Khu vực ngoài thềm lục địa Nam Trung Bộ
(vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa), nằm cách
bờ biển khoảng 70 - 100 km (kinh tuyến
109030’), chiều sâu đáy biển thay đổi khá đột
ngột từ 300 m xuống 1.500 m. Theo các số liệu
địa chấn, góc dốc của địa hình mép rìa thềm
hiện tại nằm trong khoảng 15 - 450 (Trần Tuấn
Dũng, 2010). Sự thay đổi đột ngột của địa hình
đáy biển cùng với độ dốc của nó có thể gây ra
hiện tượng trượt lở đất đá ở đây. Bên cạnh
những yếu tố địa hình, khu vực này còn phát
triển các hệ thống đứt gãy kiến tạo trẻ dọc kinh
tuyến 109030’. Đi kèm chúng là các quá trình
phun trào núi lửa trẻ và động đất với cường độ
đạt tới 6 độ richter, càng làm tăng nguy cơ
trượt lở đất trong khu vực.
Nghiên cứu trượt lở ở khu vực này đã được
thực hiện qua 2 đề tài: Đề tài thứ nhất cấp Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2009-2010): “Nghiên cứu, dự báo các nguy cơ
trượt lở đất đá dọc dải ven biển và trên thềm
lục địa Nam Trung Bộ trên cơ sở phân tích các
tài liệu địa chất và địa vật lý”, do TS. Trần
Tuấn Dũng - Viện Địa chất và Địa vật lý biển
làm chủ nhiệm. Đề tài này đã phân tích, đánh
giá được hiện trạng trượt lở dọc dải ven biển và
thềm lục địa trong khu vực nghiên cứu. Các kết
quả phân tích bước đầu đã xác định được một
số yếu tố liên quan đến trượt lở ngầm và đưa ra
được sơ đồ phân vùng nguy cơ tiềm ẩn trượt lở
Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
349
ngầm cũng như những cảnh báo về hiện tượng
trượt lở trên thềm lục địa Nam Trung Bộ. Thứ
hai là đề tài Khoa học và Công nghệ độc lập
cấp Nhà nước (2007-2010): “Nghiên cứu đánh
giá độ nguy hiểm của động đất và sóng thần ở
ven biển và hải đảo Việt Nam và đề xuất các
giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả”, do
GS. Bùi Công Quế làm chủ nhiệm. Đề tài này
đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc kiến tạo - địa
động lực trên khu vực Biển Đông và lân cận,
xác định được các vùng phát sinh động đất và
các vùng nguồn có khả năng gây động đất sóng
thần. Nội dung của Đề tài này đã đề cập đến
vấn đề trượt lở ngầm và phân tích một số đặc
trưng trường sóng địa chấn liên quan đến trượt
lở ngầm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở
đây mới chỉ dừng lại ở việc xác định các biểu
hiện trượt lở trên một số mặt cắt địa chấn.
Trong khi đó, nghiên cứu trượt lở ngầm
trên thế giới đã được quan tâm từ nhiều thập
niên của thế kỷ trước. Các nghiên cứu đã chỉ rõ
nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt lở và mối
quan hệ, tác động qua lại của nó với các hoạt
động động đất, núi lửa và sóng thần [1-4].
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho rằng,
sự dịch chuyển của những đứt gãy ngoài khơi
hoặc trượt lở ngầm cũng có thể là nguồn gây ra
sóng thần [5, 6]. Gần đây, các kết quả nghiên
cứu của [7, 8] còn cho rằng áp suất lỗ rỗng cao
và động đất mạnh có thể cũng là nguồn kích
hoạt gây trượt lở. Các kết quả nghiên cứu trên
đã định lượng được phạm vi phân bố, diện tích
và thể tích của các khối trượt bằng việc phân
tích các tài liệu đo sâu hồi âm đáy biển
(Multibeam, Echo sounder), Sonar quét sườn,
địa chấn phản xạ ..., làm cơ sở cho việc dự
đoán các dạng tai biến tiềm năng liên quan.
Tiếp theo, trong nghiên cứu này, chúng tôi
sử dụng tổ hợp các nguồn tài liệu Multibeam và
địa chấn phản xạ để phân tích đánh giá hiện
trạng trượt lở ngầm, làm cơ sở việc dự đoán tai
biến trượt lở tiềm năng trên thềm lục địa Nam
Trung Bộ.
CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN
Hiện tượng trượt lở ngầm xảy ra phổ biến
trên những sườn địa hình có độ dốc nhất định
cả ở trên lục địa và dưới biển. Nguyên nhân
gây ra hiện tượng trượt lở này có thể là do dịch
chuyển kiến tạo, động đất, núi lửa hay trượt
trọng lực của những khối đất, đá có thành phần
vật chất không đồng nhất ... Ranh giới giữa các
khối trượt có thể là bề mặt đứt gãy, khe nứt,
mặt lớp hoặc bề mặt vỏ phong hóa. Những
khối trượt lở thường có kích thước khác
nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân tác
động đến chúng.
Cơ sở tài liệu
Để thực hiện nghiên cứu này, các nguồn tài
liệu sử dụng gồm:
Các tuyến địa chấn phản xạ minh giải:
trong báo cáo đề tài Khoa học và Công nghệ
độc lập cấp Nhà nước (2007-2010): “Nghiên
cứu đánh giá độ nguy hiểm của động đất và
sóng thần ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam
và đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ
hậu quả” do Bùi Công Quế là chủ nhiệm.
Số liệu đo sâu Multibeam: được thu thập
bởi hệ thống đo đa tia SeaBeam 3030, gắn trên
tàu HQ 885 của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và
Nghiên cứu biển (Đoàn 6 Hải quân) trong
chuyến khảo sát năm 2013 của đề tài
KC09.11/11-15 “Nghiên cứu, cảnh báo nguy
cơ trượt lở ngầm trên thềm lục địa Nam Trung
bộ” do TS. Trần Tuấn Dũng làm chủ nhiệm.
Phương pháp
Trong nghiên cứu này, một tổ hợp các
phương pháp được sử dụng:
Phương pháp xây dựng và phân tích mô
hình số 3D hình thái cấu trúc địa hình đáy biển;
Minh giải tài liệu Multibeam;
Phương pháp tích hợp GIS.
Ngoài ra, trong nghiên cứu còn sử dụng các
tiêu chí phân tích hiện tượng trượt lở trên các
băng địa chấn trong đề tài Khoa học và Công
nghệ độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL 2007G/45
(Bùi Công Quế và nnk, 2010).
1) Tồn tại hiện tượng các ranh giới phản
xạ bị cắt cụt một cách đột ngột;
2) Tồn tại các trường sóng hỗn độn không
quy luật dạng chaostic và các mặt phản xạ bị
uốn nếp biến dạng liên quan với khối đất đá bị
trượt lở dập vỡ;
Phí Trường Thành, Trần Tuấn Dũng
350
3) Tồn tại các mặt ranh giới dốc, với góc
đổ trên vài chục độ liên quan đến địa hình sườn
dốc của đáy biển cổ;
4) Tồn tại các dấu hiệu trường sóng phản
ánh sự có mặt của các đứt gãy kiến tạo và các
mặt trượt;
5) Tồn tại các dấu hiệu bất chỉnh hợp địa
chấn phản ánh các khối trượt lở nằm không
chỉnh hợp (không song song) trên các thành tạo
trầm tích sát đáy biển.
HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ TRÊN THỀM
LỤC ĐỊA NAM TRUNG BỘ
Dấu hiệu trượt lở trên mô hình số địa hình
3D
Dấu hiệu trượt lở trong khu vực nghiên cứu
thể hiện rõ theo hai phương chính trên mô hình
số 3D, đó là: phương á kinh tuyến và phương
Tây Bắc - Đông Nam, từ khoảng vĩ độ 110 đến
140. Theo phương á kinh tuyến, dấu hiệu trượt
lở ngầm được thể hiện là những bậc thềm hẹp,
ở các độ sâu khoảng 700 ∼ 800 m, 1.200 ∼
1.300 m và 1.500 ∼ 1.700 m, khá thẳng và rất
rõ ràng (hình 1 và hình 2). Theo phương Tây
Bắc - Đông Nam, dấu hiệu trượt lở không
nhiều như phương trên nhưng cũng rất dễ nhận
thấy ở hình 1a. Các dấu hiệu trượt lở theo hai
phương này có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động
kiến tạo của hệ thống đứt gãy phương kinh
tuyến 1090 và đứt gãy phương Tây Bắc - Đông
Nam. Bên cạnh những dấu hiệu sụt bậc mang
tính hệ thống do tác động của các hoạt động
kiến tạo, trên sườn và chân dốc lục địa còn phát
hiện thấy những khối trượt dạng gò đồi lớn,
nhỏ nằm rải rác. Đây có thể là những khối trượt
trọng lực trên các bề mặt lớp hoặc bề mặt bất
chỉnh hợp của các khối đá không đồng nhất.
Khối nhô lớn nhất quan sát được trong khu vực
nghiên cứu nằm ở khoảng tọa độ 109,830 -
12,380.
Hình 1. Biểu hiện trượt lở ngầm trên thềm lục địa Nam Trung Bộ trong các khoảng tọa độ:
a) 11,5 - 120 và 109,4 - 110,20; b) 12 - 12,50 và 109,4 - 110,20 c) 13 - 13,50 và 109,4 - 110,20,
d) 13,5 - 140 và 109,4 - 110,20
Dấu hiệu trượt lở ở hình 1 được thể hiện rất rõ trên các mặt cắt địa hình ở hình 2.
Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
351
Hình 2. Sơ đồ vị trí tuyến mặt cắt và các mặt cắt địa hình
Dấu hiệu trượt lở trên tài liệu Multibeam
Mô hình số 3D địa hình đáy biển và một số
mặt cắt địa hình dọc theo sườn lục địa Nam
Trung Bộ đã thể hiện rất rõ các dấu hiệu trượt
lở ở đây. Ngoài ra, các dấu hiệu này còn được
phát hiện thấy trên tài liệu Multibeam trong
chuyến khảo sát năm 2013 của đề tài
KC09.11/11-15. Kết quả phân tích trượt lở trên
nguồn tài liệu này, trong phạm vi từ tọa độ
109047,620 - 11026,81' đến 110007,52' -
11043,94' (hình 3a) cho thấy, bề mặt đáy biển bị
phân dị mạnh mẽ bởi các khối có màu sắc khác
nhau. Ngăn cách giữa các chúng là những dải
màu hẹp nhạt hơn thể hiện tách giãn của địa
hình đáy. Màu sắc của các khối thay đổi từ Tây
sang Đông và từ Tây Nam đến Đông Bắc, phản
ánh xu thế trượt sụt của các khối này. Dấu hiệu
trượt sụt này được thấy rõ trên mặt cắt địa hình
ở hình 3b.
Hình 3. Hình ảnh các khối trượt trên bề mặt địa hình đáy biển trong phạm vi tọa độ 109047,62' -
11026,81' và 110007,52' - 11043,94' được minh giải từ tài liệu Multibeam
Phí Trường Thành, Trần Tuấn Dũng
352
Hình 4. Hình ảnh 3D bề mặt đáy biển thể hiện rõ các khối trượt sụt di chuyển theo hướng từ Tây
sang Đông và TN-ĐB trên tài liệu Multibeam trong phạm vi tọa độ ở hình 3a
Dấu hiệu trượt lở trên băng địa chấn
Kết quả minh giải dấu hiệu trượt lở trên các
mặt cắt địa chấn (Bùi Công Quế và nnk, 2010)
được thể hiện ở hình 5.
Hình 5. Dấu hiệu trượt lở trên các mặt cắt địa chấn tuyến VOR-93-102, VOR-93-103, VOR-93-
104, VOR-93-105, 83-61, VOR-93-112 (Bùi Công Quế và nnk, 2010)
Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
353
Kết quả minh giải dấu hiệu trượt lở trên các
mặt cắt địa chấn phản xạ ở hình 5 cho thấy,
hiện tượng trượt lở xuất hiện trên hầu hết các
mặt cắt này, dọc theo sườn lục địa Nam Trung
Bộ. Hình ảnh của các tuyến mặt cắt địa chấn ở
hình 5 được dựng trong không gian 3D ở
hình 6, từ một chương trình được các tác giả
viết bằng ngôn ngữ lập trình VB6 và một số
Module phụ trợ khác kèm theo.
Hình 6. Vị trí tuyến mặt cắt địa chấn trên hình 5 được thiết lập trong không gian 3D
Sau khi các mặt cắt địa chấn được thiết lập
trong không gian 3D, ranh giới đáy của khối
trượt được kết nối và thể hiện ở hình 8a. Do
nguồn tài liệu chưa được cập nhật đầy đủ, nên
chúng tôi chỉ mô phỏng hình dạng đáy của khối
trượt trong không gian 3D theo những tài liệu
hiện có. Chẳng hạn, trong phạm vi các tuyến từ
VOR-93-102 đến VOR-93-106, dấu hiệu trượt
lở xuất hiện liên tục ở các mặt cắt địa chấn nên
khối trượt được kết nối dọc toàn tuyến. Còn lại
các mặt cắt khác nằm riêng biệt, việc mô phỏng
đáy của khối trượt được tiến hành theo các kết
quả phân tích trong đề tài ĐTĐL 2007G/45
(Bùi Công Quế và nnk, 2010). Ngoài ra, sự tồn
tại của hệ thống các đứt gãy phương vuông góc
với khối trượt dọc sườn dốc được mô phỏng từ
tuyến địa chấn VOR-93-301 (hình 7), có thể
làm phá vỡ liên kết và chia nhỏ các khối, làm
tăng nguy cơ trượt của sườn (hình 8b).
Hình 7. Mặt cắt địa chấn VOR-93-301 dọc thềm lục địa Nam Trung Bộ
Phí Trường Thành, Trần Tuấn Dũng
354
Hình 8. Hình ảnh 3D bề mặt đáy khối trượt được minh giải từ hình 6 và hình 7
DỰ ĐOÁN TIỀM NĂNG TRƯỢT LỞ
TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM TRUNG BỘ
Dự đoán tiềm năng trượt lở dựa vào tài liệu
địa chấn
Căn cứ vào dấu hiệu trường sóng trên các
mặt cắt địa chấn phản xạ cùng với độ dốc của
sườn, chúng tôi giả thiết rằng, trên bề mặt sườn
lục địa Nam Trung Bộ có thể xảy ra hiện tượng
trượt lở theo kiểu trượt cung tròn mà ranh giới
phía trên của khối là các đứt gãy và ranh giới
đáy của khối có thể là các mặt lớp hoặc bề mặt
bất chỉnh hợp (hình 9).
Hình 9. Mô phỏng kiểu trượt cung tròn trên bề mặt sườn dốc
của tuyến mặt cắt địa chấn VOR-93-106
Ranh giới đáy của khối trượt lở tiềm năng
được kết nối tương tự các mặt cắt trong hình 8
và được thể hiện trong không gian 3D như
hình 10.
Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
355
Hình 10. Mô phỏng khối trượt tiềm năng trong không gian 3D
Đánh giá tiềm năng trượt lở dựa vào cấu
trúc đứt gãy
Dựa vào sơ đồ cấu trúc đứt gãy tuổi Đệ Tứ
khu vực thềm lục địa Nam Trung Bộ (được
tổng hợp từ các đề tài nghiên cứu kết hợp giữa
Viện Địa chất Địa vật lý biển (đề tài
KC09.11/11-15), Viện Dầu khí Việt Nam và từ
các nguồn khác (hình 11a), chúng tôi mô phỏng
hình thái và phương phát triển của chúng trong
không gian 3D (hình 11b).
Kết quả phân tích trượt lở trên các cấu trúc
đứt gãy này cho thấy, trong khu vực sườn lục
địa Nam Trung Bộ khó có thể xảy ra kiểu trượt
lở theo bề mặt đứt gãy vì các bề mặt đứt gãy
thường có góc dốc lớn hơn góc nghiêng của
sườn (hình 11b). Có chăng, ở đây chỉ xảy ra
hiện tượng trượt sụt theo các bề mặt này. Tuy
nhiên, sự tồn tại của các đứt gãy có phương
vuông góc với khối trượt dọc theo sườn được
mô phỏng từ tuyến địa chấn VOR-93-301 có
thể làm phá vỡ liên kết và chia nhỏ khối này
làm tăng nguy cơ trượt lở (hình 11c).
Hình 11. Sơ đồ vị trí đứt gãy trong Đệ Tứ (a) và hình ảnh 3D của nó trong khu vực (b), (c)
Phí Trường Thành, Trần Tuấn Dũng
356
MỘT SỐ KẾT LUẬN
Các kết quả nghiên cứu trong bài báo cho
thấy, dấu hiệu trượt lở xuất hiện ở nhiều nơi
trên bề mặt sườn dốc ngoài thềm lục địa.
Trên mô hình số 3D địa hình đáy biển và
các mặt cắt địa chấn phản xạ, dấu hiệu trượt lở
xuất hiện tạo thành các bậc thềm hẹp, chạy dọc
sườn dốc ở các khoảng độ sâu 700 ∼ 800 m,
1.200 ∼ 1.300 m và 1.500 ∼ 1.700 m nước. Các
dấu hiệu trượt lở sụt bậc dạng tuyến này có thể
xảy ra do hoạt động kiến tạo của hệ thống đứt
gãy kinh tuyến 1090 và các đứt gãy phương Tây
Bắc - Đông Nam. Quá trình trượt lở có khả
năng xảy ra cao, vì ở đây tồn tại những đứt gãy
có phương Á vỹ tuyến, vuông góc với khối
trượt, làm phá vỡ liên kết và chia nhỏ khối, dẫn
đến làm tăng nguy cơ gây trượt.
Trên tài liệu Multibeam, dấu hiệu trượt lở
được thể hiện rõ bởi sự phân dị màu sắc giữa
các khối địa hình theo độ sâu đáy biển. Ranh
giới giữa các khối là các dải màu hẹp rõ ràng,
thể hiện các khe tách giãn. Sự thay đổi gradient
màu của các khối theo độ sâu đáy biển, thể hiện
xu hướng dịch chuyển của các khối trượt sụt từ
phía Tây Nam đến Đông Bắc.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các khối
trượt có thể xảy ra trên các bề mặt lớp, bề mặt
bất chỉnh hợp và xảy ra kiểu trượt cung. Trong
khu vực này rất khó có thể xảy ra kiểu trượt
theo bề mặt đứt gãy cạnh sườn vì góc dốc của
các đứt gãy thường lớn hơn góc nghiêng của bề
mặt sườn, có chăng ở đây chỉ xảy ra hiện tượng
trượt sụt trên sườn theo các bề mặt đứt gãy.
Với kết quả ban đầu, nghiên cứu đã phần
nào đưa ra được bức tranh tổng thể về nguy cơ
trượt lở ngầm trên thềm lục địa Nam Trung Bộ.
Tuy nhiên, để có được kết quả đánh giá định
lượng và chính xác hơn, nghiên cứu cần phải
phân tích thêm các mặt cắt địa chấn nông phân
giải cao ở tỷ lệ lớn hơn và một số tài liệu địa
chất và địa vật lý khác .
Lời cảm ơn: Các tác giả cảm ơn Đề tài
KC09.11/11-15 đã hỗ trợ các điều kiện cần
thiết để hoàn thành nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Greene, H. G., Murai, L. Y., Watts, P.,
Maher, N. A., Fisher, M. A., Paull, C. E.,
and Eichhubl, P., 2006. Submarine
landslides in the Santa Barbara Channel as
potential tsunami sources. Natural Hazards
and Earth System Science, 6(1): 63-88.
2. Lopez-Venegas, A. M., ten Brink, U. S., and
Geist, E. L., 2008. Submarine landslide as
the source for the October 11, 1918 Mona
Passage tsunami: Observations and
modeling. Marine Geology, 254(1): 35-46.
3. Tappin, D. R., Watts, P., McMurtry, G. M.,
Lafoy, Y., and Matsumoto, T., 2001. The
Sissano, Papua New Guinea tsunami of
July 1998-offshore evidence on the source
mechanism. Marine Geology, 175(1): 1-23.
4. Ten Brink, U. S., Lee, H. J., Geist, E. L.,
and Twichell, D., 2009. Assessment of
tsunami hazard to the US East Coast using
relationships between submarine landslides
and earthquakes. Marine Geology, 264(1):
65-73.
5. Mercado, A., and McCann, W., 1998.
Numerical simulation of the 1918 Puerto
Rico tsunami. Natural Hazards, 18(1): 57-
76.
6. Tinti, S. (Ed.), 1993. Tsunamis in the World
(Vol. 1). Springer. 236 p.
7. Locat, J., Lee, H., ten Brink, U. S.,
Twichell, D., Geist, E., and Sansoucy, M.,
2009. Geomorphology, stability and
mobility of the Currituck slide. Marine
Geology, 264(1): 28-40.
8. Kokusho, T., and Takahashi, T., 2008.
Earthquake-induced submarine landslides
in view of void redistribution. Proceedings
of the 2nd international conference on
geotechnical engineering for disaster
mitigation and rehabilitation
(GEOMAR08), Liu, Deng and Chu (eds.),
p. 1-12.
Đánh giá hiện trạng trượt lở ngầm
357
ASSESSING SUBMARINE LANDSLIDE STATUS BY USING SEABED
TOPOGRAPHY 3D MODEL AND FAULT STRUCTURE ON SOUTH
CENTRAL VIETNAM’S CONTINENTAL SHELF
Phi Truong Thanh, Tran Tuan Dung
Institute of Marine Geology and Geophysics-VAST
ABSTRACT: This paper presents some results of assessing submarine landslide status by using
seabed topography 3D model and fault structure on South Central Vietnam’s continental shelf. On
the 3D model, landslide evidences occur as narrow and straight steps along continental slope at the
depths of 700 - 800 m, 1,200 - 1,300 m and 1,500 - 1,700 m; some landside blocks occur as different
dome forms on the middle slope and slope foot. The landslide evidences are also identified on the
perpendicular seismic profile to slope surface and it is especially clear in the new-multibeam data
of marine survey in 2013 of national project KC09.11/11-15. Besides, the results of analyzing
structural map of fault and reflected seismic profiles also show that, circular failure modes can
occur along the continental slope in study. The boundary of failure blocks can be fault on the crest
of slope and unconformable surfaces. The different analytical results from the fault structure map
in Quaternary also show that it is hard for plane failure mode on the fault surfaces to occur in this
area, because the dip angle of fault is always higher than slope angle. However, the occurrence of
perpendicular faults to slope surface can break slope surface and increasingly cause submarine
landslide in this area.
Keywords: 3D model, continental slope, lanslide evidences, submarine landslide, circular
failure.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5821_20930_1_pb_9762_2079659.pdf