MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhờ những thay đổi có tính chiến lược trong đường lối xây dựng kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ ta, Thành phố Quy Nhơn đang bước vào một thời kỳ đổi mới toàn diện, trong đó các hoạt động đang chuyển từ tình trạng chậm phát triển sang một nhịp điệu mới sinh động và bước đầu đã đạt được nhiều hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình cải tạo, nâng cấp đô thị hiện có, mở rộng các khu đô thị mới, quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Hiện nay thành phố Quy Nhơn hiện đã được công nhận là thành phố loại I của cả nước.
Cũng như các thành phố khác trong cả nước, quy mô đô thị của thành phố Quy Nhơn đang được mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị ngày càng gia tăng. Thành phố Quy Nhơn đã và đang không ngừng phát triển kinh tế - xã hội mà còn ở các lĩnh vực dịch vụ. Quy Nhơn là một thành phố trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư. Chính những điểm mạnh trên cũng đã kéo theo ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà đặc biệt là CTR y tế không được quản lý chặt chẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng.
Hiện nay ngành y tế ở các bệnh viện với các quy mô khác nhau tập trung chủ yếu ở các khu đô thị với quy mô giường bệnh khá lớn. Khối y tế tư nhân từ phòng khám đến bệnh viện tư nhân đang hoạt động, ngoài ra nhiều công ty, xí nghiệp dược trong quá trình sản xuất cũng thải ra rất nhiều chất độc hại. Lượng chất thải y tế ngày càng tăng dần do sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lý chất thải tại hầu hết các bệnh viện chưa thực hiện triệt để từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý. Sự phân công trách nhiệm chưa được cụ thể, thiếu nhân viên được đào tạo về quản lý chất thải y tế, thiếu phương tiện vận chuyển, thu gom, sử dụng phương pháp đốt/chôn lấp đơn giản Vì thế các chất thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động bệnh viện đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng xã hội.
Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn kém, chính vì vậy dòng chất thải bệnh viện đã và đang hoà lẫn vào dòng chất thải khác, đặc biệt là dòng chất thải sinh hoạt. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý chất thải rắn bệnh viện tại thành phố Quy Nhơn cũng nằm trong bối cảnh chung, do đó việc cải thiện điều kiện quản lý chất thải bệnh viện tại thành phố Quy Nhơn nhằm chủ động phòng bệnh và bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức cấp bách.
Trước những hiện trạng thực tế trên, hiện trạng quản lý CTR y tế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đang là một vấn đề nan giải, gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Ngoài ra còn làm tốn kém kinh phí và gây ô nhiễm môi trường. Chính những lý do trên, nhằm góp phần làm cho công tác quản lý, thu gom cũng như vận chuyển, xử lý CTR y tế đạt được hiệu quả. Chính vì vậy mà đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu công tác quản lý CTR y tế để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giải quyết những vấn đề nan giải hiện nay của thành phố Quy Nhơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các số liệu thu thập và thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRYT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nhằm tìm hiểu rõ hơn về cách quản lý CTRYT.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRYT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý, ).
- Dự báo tốc độ phát sinh CTRYT trong những năm sắp tới (tính đến năm 2020).
- Đề xuất các giải pháp quản lý tối ưu để dạt được hiệu quả trong công tác quản lý CTRYT trên địa bàn TP. Quy Nhơn.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu cần nghiên cứu, các nội dung của luận văn tập trung chủ yếu vào các vấn đề trọng tâm của đề tài :
- Tổng quan về CTRYT & hệ thống các phương pháp quản lý CTR y tế.
- Tổng quan về thành phố Quy Nhơn phục vụ cho quá trình làm luận văn.
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT ở thành phố Quy Nhơn.
- Đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn y tế cho hiện tại và tương lai của thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Thu thập số liệu đã được thống kê về lượng CRT y tế phát sinh cũng như nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Mà điều đáng quan tâm là CTR y tế nếu không được quản lý tốt sẽ lây lan, truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm cho mọi người xung quanh khi tiếp xúc.
Đưa ra những dự báo phát sinh lượng CTR y tế trong tương lai (tính đến 2020) cũng như những ảnh hưởng của CTR y tế đến sức khoẻ cộng động và môi trường.
Việc lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đạt được hiệu quả. Do đó, làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của thành phố và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý CTR y tế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhằm đạt được những hiệu quả cao trong công tác thu gom, vận chuyển CTR y tế thì trước hết cần đưa ra sơ đồ hoá cụ thể cách quản lý CTR y tế cho thành phố Quy Nhơn.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Tham khảo tài liệu
Sưu tầm và thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu đã được nghiên cứu. Đây là bước không thể thiếu trong quá trình làm nghiên cứu. Số liệu thu thập đã được công bố rộng rãi có liên quan đến CTRYT.
Tìm hiểu các bài luận văn mẫu, các bài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia có liên quan đã được công nhận thông qua các phương tiện như: báo chí, internet,
Tham khảo các bài giảng có nội dung liên quan của các giáo viên các trường để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
4.2.2 Điều tra thực địa
Việc điều tra thực địa cũng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tận mắt quan sát hiện trạng CTRYT đang tồn tại trong khu vực. Từ đó đưa ra những nhận xét chính xác về công tác quản lý CTRYT tại thành phố Quy Nhơn. Công tác này được thực hiện thông qua các chuyến khảo sát thực tế tại các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế để hiểu rõ hơn về tình hình thu gom, lưu trữ CTR y tế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Phát phiếu thăm dò cho các đối tượng như: cán bộ chuyên môn, nhân viên vệ sinh của bệnh viện, nhân viên thu gom, người dân, để đưa ra ý kiến của từng cá nhân mà đưa ra ý kiến chung nhất.
Thu thập số liệu về lượng CRT y tế phát sinh tại các cơ quan quản lý.
5. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu luận văn là 12 tuần. Luận văn được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2010 đến 23 tháng 01 năm 2011.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu:
- Chất thải rắn y tế từ bệnh viện.
- Chất thải rắn y tế tại các trung tâm y tế.
- Chất thải rắn y tế từ nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm.
- Chất thải rắn y tế từ các phòng khám tư nhân.
- Chất thải rắn y tế từ các hộ gia đình và nhà thuốc tây.
Phạm vi nghiên cứu: do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào chất thải rắn y tế và phạm vi nghiên cứu trong địa bàn khu vực thành phố Quy Nhơn.
7. Y nghĩa khoa học, kinh tế và xã hội của đề tài
- Y nghĩa khoa học
Đề tài là cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về chất thải rắn y tế của thành phố Quy Nhơn giúp tham mưu cho các nhà quản lý trong việc quản lý và quy hoạch CTR y tế.
Xây dựng được biểu đồ CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện và các phòng khám tư nhân góp phần đơn giản hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.
Đề xuất được những giải pháp phù hợp nhất nhằm giải quyết được vấn đề CTR y tế của thành phố trong thời gian tới.
- Y nghĩa kinh tế
Cung cấp các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế một cách kinh tế và hợp lý nhất.
Đề xuất các biện pháp quản lý CTR y tế và phương pháp xử lý hiệu quả làm giảm chi phí mà nhà nước đầu tư.
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu CTR y tế và thực hiện tái sử dụng, tái chế trong lĩnh vực y tế.
- Y nghĩa xã hội
Giúp tạo môi trường trong sạch, giảm các tác động của chất thải rắn y tế, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khoẻ con người.
96 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g loại xe dùng trong công tác thu gom chất thải trong bệnh viện là các loại xe kéo tay không đảm bảo, dễ rơi vãi không đảm bảo môi trường. Chỉ có các bệnh viện lớn mới trang bị phương tiện thu gom này còn các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ thì hầu như không có.
Khu vực tập trung rác của các bệnh viện: Hầu hết các điểm tập trung rác nằm ngay trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Rất ít số bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn.
Bảng 3.15: Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý CTRYT
Tiêu chí quản lý chất thải BV
Bệnh viện TW
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện
Các trạm xá y tế
Phân thành 4 loại
Ï
Ï
Ï
Phân thành 2 loại
Chưa thực hiện
Mã hóa màu sắc túi đựng chất thải
Ï
Ï
Một số chưa thực hiện
Chưa thực hiện
Thùng chứa vật sắc nhọn
Đã thực hiện
Đã thực hiện
Chưa tốt
Chưa có
Thùng đựng chất thải
Ï
Ï
Một số chưa có
Chưa có
Phương tiện vận chuyển
Xe đẩy tay
Xe đẩy tay
Chưa có
Chưa có
Nơi lưu giữ chất thải bệnh viện
Bình thường
Bình thường
Không đảm bảo vệ sinh
Chưa có
(Nguồn: Sở y tế Bình Định, năm 2009 )
Tình hình phân loại chất thải rắn y tế hiện nay trên địa bàn thành phố đã được thực hiện nhưng lại chỉ tập trung đa số tại các bệnh viện lớn của thành phố Quy Nhơn còn ở các cơ sở thì việc thực hiện còn rất yếu. Việc thực hiện không đồng bộ như hiện nay là do các nguyên nhân sau:
Trong cơ cấu các cơ sở khám chữa bệnh chưa thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải để xây dựng kế hoạch quản lý mà trách nhiệm này được lồng ghép vào khoa chống nhiễm khuẩn của bệnh viện.
Hiện tại các bệnh viện hiện nay chưa có nhân viên phụ trách chính về công tác quản lý chất thải tại bệnh viện.
Nhân viên y tế trong các cơ sở y tế được đào tạo sơ xài về phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn, chưa hiểu rõ về mối nguy hại mà CTR y tế mang lại nên còn rất nhiều chất thải sinh hoạt lẫn lộn vào chẩt thải y tế nguy hại.
Nhiều nhân viên chưa có ý thức cao trong tầm quan trọng của việc phân loại chất thải nên thường phân loại một cách qua loa đại khái hoặc để chất thải sinh hoạt lẫn lộn với chất thải lâm sàng, cuối cùng hỗn hợp lẫn lộn đó cũng phải xử lý như là chất thải lâm sàng.
Trách nhiệm của các hộ lý, y công vừa đảm bảo vệ sinh khoa phòng và thu gom rác thải về nơi tập trung nên công tác thu gom nên chưa thực sự đảm bảo vệ sinh hoàn toàn và thiếu kiến thức về thu gom rác thải.
Các túi đựng chất thải nguy hại bệnh viện hiện nay chưa có vạch kẻ ngang ở mức 2/3 túi để quy định không được đựng quá vạch này.
Tình hình khám chữa bệnh của các cở sở khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất cung cấp cho quá trình quản lý chất thải bệnh viện nên gây ảnh hưởng rất nhiều cho công tác phân loại tại nguồn.
Việc phân loại chất thải sắc nhọn vào hộp chứa do các cở sở y tế tự chế cũng là nguyên nhân gây ra các rủi ro trong nghề nghiệp do các vật sắc nhọn có thể xuyên thủng qua thành và đáy của các hộp đựng này.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh không có phương tiện vận chuyển và nếu phân loại không đúng các vật sắc nhọn vào thùng kháng thủng thì đây chính là nguồn gốc chính gây các rủi ro do kim tiêm đâm vào tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên vận chuyển.
Nơi lưu giữ chất thải bệnh viện trừ các bệnh viện lớn còn hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh theo quy định.
Do việc thực hiện phân loại không đồng bộ như vậy sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các bước tiếp theo của toàn bộ quy trình xử lý chất thải rắn y tế:
Tăng nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường.
Làm gia tăng về số lượng chất thải y tế cần phải xử lý trên toàn tỉnh.
Làm tăng chi phí xử lý chất thải rắn y tế sau này.
3.7.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn ngoài bệnh viện
Thu gom và vận chuyển
Thu gom
Thông thường rác thải trong bệnh viện không được để quá 48 tiếng. Đối với những bệnh viện có khối lượng rác thải nhỏ, thời gian lưu trữ từ 3 đến 4 ngày thì cần phải chứa trong thùng, túi có nắp kín.
Công tác thu gom chất thải ngoài cơ sở khám chữa bệnh là do Công ty MTĐT chịu trách nhiệm.
Thu gom một lần một ngày đối với các cơ sở khám chữa bệnh nằm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, còn đối với các bệnh viện huyện có đăng ký với môi CTMTĐT thì thực hiện thu gom 1 tuần một lần.
Có 2 nhân viên của Công ty Môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và vẫn không được trang bị đồ bảo hộ lao động chuyên dụng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay chỉ có 19 cơ sở y tế có đăng ký xử lý chất thải cho công ty môi trường, còn hầu hết các cơ sở y tế đều tự động giải quyết chất thải bằng phương pháp chôn lấp thông thường.
Vận chuyển chất thải ngoài bệnh viện
Hiện nay Công ty Môi trường đô thị trang bị một xe chuyên dụng để chở chất thải bệnh viện, cả nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của công ty môi trường đô thị vẫn chưa được đào tạo và hướng dẫn kỹ càng về nguy cơ có liên quan đến thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.Việc phối hợp liên nghành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình xử lý chất thải bệnh viên. Nhân viên thu gom sẽ chịu trách nhiệm luôn công việc vận chuyển chất thải đến nơi xử lý cuối cùng.
Bảng 3.16: Các bệnh viện đã đăng ký thu gom và vận chuyển với CTMTĐT
TT
Tên cơ sở
Địa điểm
Vùng I
Vùng II
1.
BV đa khoa tỉnh
Quy Nhơn
Ï
2.
BV Y học cổ truyền
Quy Nhơn
Ï
3.
BV Lao
Quy Nhơn
Ï
4.
BV Tâm thần
Quy Nhơn
Ï
5.
BV TP. Quy Nhơn
Quy Nhơn
Ï
6.
BV Quân y 13
Quy Nhơn
Ï
7.
BV Phong – Da liễu
Quy Nhơn
Ï
(Nguồn: CTMTĐT, năm 2009)
Hình 3.3: Quá trình thu gom CTR y tế tại các bệnh viện
Các cơ sở khám chữa bệnh không đăng ký được với CTMTĐT là do các nguyên nhân chủ yếu chính là:
Do điều kiện tự nhiên và vị trí các cơ sở khám chữa bệnh nằm cách xa khu xử lý CTRYT tập trung của toàn tỉnh.
Chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho tỉnh để thực hiện xử lý chất thải nguy hại một cách đồng bộ.
Nhân viên chưa được đào tạo kỹ càng.
Tình hình các cở sở y tế còn nghèo nên chưa có điều kiện đăng ký xử lý chất thải.
Hiện tại thành phố chỉ có một lò đốt rác tập trung nên các cơ sở khám chữa bệnh nằm ở xa khu xử lý nên công ty Môi trường không thu gom được vậy nên các cở sở này đều tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại theo phương pháp thông thường vậy nên không an toàn cho cả con người, môi trường và cộng đồng xã hội.
Phương pháp xử lý chất thải y tế
Xử lý bằng phương pháp đốt:
Trên toàn tỉnh hiện có 1 lò đốt rác tập trung cho toàn tỉnh. Được sự hỗ trợ của Bộ y tế, đầu năm 2001 nghành y tế Bình Định đã được trang bị một lò đốt rác y tế HOVAL – MZ4 (thuộc dự án trang bị lò đốt chất thải rắn cho các bệnh viện).
Một vài thông tin về lò đốt HOVAL – MZ4 đã đươc lắp đặt tại tỉnh:
Các thông số kỹ thuật cơ bản:
Công suất đốt: 400kg/ngày
Nhiệt đô buồng đốt sơ cấp: 850oC
Nhiệt đô buồng đốt thứ cấp: 1000oC
Tiêu hao dầu Diezel: 7-16 kg/h (tối đa 49 kg/h)
Độ chênh lệch áp suất trong và ngoài lò: 5Pa
Các yêu cầu về chất thải đem đốt:
Tỷ trọng: 80-120kg/m3
Nhiệt lượng: 15MJ/kg
Thành phần:
Lượng ẩm: < 30%
Tro: < 20%
Thuỷ tinh: < 5%
Lượng Cacbon cố định: < 20%
Gỗ, bìa cacton và giấy: > 60%
Ve sinh môi trường: đạt các tiêu chuẩn cho phép: TCVN 5937 – 1995, TCVN 5938 – 1995, TCVN 5939 -1995, TCVN 5940 -1995.
Ban chỉ đạo Quản lý và xử lý chất thải rắn y tế (Sở Y tế Bình Định) cho biết: Đến nay, lò đốt HOVAL MZ4 đã xử lý gần 60 tấn chất thải rắn của 19 đơn vị y tế (gồm: 2 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, 4 Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và 13 đơn vị cơ sở điều trị) trong tổng số 25 đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Lò đốt HOVAL MZ4 được đặt tại Bệnh viện Chuyên khoa Lao từ tháng 12-2001, với công suất 400 kg/ngày, do Bộ Y tế đầu tư từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Áo.
Bình quân mỗi ngày có 85-90 kg chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh được xử lý. Hiện nay số lượng chất thải rắn y tế được xử lý mỗi ngày tăng lên gấp đôi, từ 180-200 kg/ngày.
Công suất xử lý chất thải hiện nay vào khoảng 200kg/ngày, lò đốt này hiện nay không có hệ thống xử lý khí thải sau khi đốt nên nguy cơ gây ô nhiễm không khí là rất cao. Khi thực hiện thiêu đốt có thể sẽ sinh ra các loại khí thải như sau:
Oxytcacbon (CO2) sinh ra do quá trình đốt rác thải có có thành phần cacbon trong điều kiện không đủ oxy.
Dioxyt lưu huỳnh (SO2) đươc tạo ra khi đốt rác có chứa lưu huỳnh hoặc nhiên liệu đốt có chứa lưu huỳnh.
Các oxyt nitơ (NOx) hai oxyt nitơ quan trọng là NO và NOx do phản ứng giữa nitơ với oxy có trong không khí cấp vào lò đốt và phản ứng giữa oxy với nitơ hữu cơ có trong nhiên liệu đốt.
Bụi được tạo thành trong quá trình cháy do nhiên liệu cháy không hết hoặc nững chất không cháy được, bay theo khói thải.
Kim loại nặng có hàm lượng trong chất thải rất cao, các kim loại có hại cho sức khỏe và môi trường như Cadmi(Cd), Crôm(Cr), Thủy ngân(Hg), Chì(Pb). Các kim loại này có thể ở dạng khí hoặc bụi. Thủy ngân là kim loại rất dễ bay hơi, ngay ở nhiệt độ thấp.
Các khí axit do chất thải chứa Flo và Clo sẽ sinh ra khí axit là HCL và HF.
Dioxin và Firan: Khí thải từ lò đốt rác chứa các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là họ Dioxin và Furan là nguyên nhân là tăng tỷ lệ ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng bào thai, tăng tỷ lệ xảy thai và tăng các bệnh tật khác. Trong lò đốt rác người ta giả thuyết có 3 nguồn có thể tạo thành Dioxin là ngay trong rác thải đã chứ Dioxin/Furan, trong quá trình đốt các hợp chất mạch vòng thơm có chứa Clo hoặc trong quá trình đót các hợp chất Hydrocacbon và Clo. Có thể gói gọn trong quy luật như sau: Chất + vật liệu chứa Clo + nhiệt độ (250 – 4500C) à Dioxin
Tro và chất thải từ các thiết bị xử lý: tro xỉ là sản phẩm của nhuengc chất cháy không hết hoặc không thể cháy được, nằm lại ở đáy lò. Lượng tro sẽ phụ thuộc vào thành phần của rác thải đốt. Nếu trong rác thải chứa nhiều thành phần như thủy tinh, kim loại, hoặc hiệu quả đốt không cao thì lượng tro xỉ sẽ nhiều. Thông thường lượng tro xỉ chiếm từ 15 – 20 % lượng rác đốt.
Mặc dù vậy thiêu đốt vẫn là giải pháp thích hợp đối với việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Thiêu đốt có những ưu điểm mà các giải pháp khác không thể có được như:
Xử lý một cách triệt để nguồn lây nhiễm bệnh tạt như HIV/AIDS, viêm gan, viêm não, lao, thương hàn, tả v.v.
Giảm từ 75% đến 95% theo thể tích lượng rác phải chôn lấp. Như vậy cùng một diện tích đất để làm bãi chôn lấp có thể dùng được nhiều năm.
Có thể tái sử dụng nhiệt sinh ra do quá trình đốt để đun nước nóng, hơi nước và chuyển hóa thành năng lượng điện năng.
Theo biểu đồ dự đoán đến năm 2020 ta thấy lượng rác thải cần phải xử lý vượt quá công suất xử lý của lò đốt toàn tỉnh vì vậy nếu không có giải pháp cụ thể hơn thì lượng rác này sẽ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp khi đó sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và công đồng xã hội.
Trước kia đa phần chất thải rắn y tế được đem đi chôn lấp, nhưng hiện tại tỉnh Bình Định nhờ vốn đầu tư ODA đã có lò đốt HOVAL MZ4 được đặt tại Bệnh viện Chuyên khoa Lao từ tháng 12-2001, với công suất 400 kg/ngày. Lò đốt nàu xử lý hầu hết chất thải rắn y tế các bệnh viện trong tỉnh.
Bãi chôn lấp CTR của thành phố
Trước năm 1998 Bãi thải chung (diện tích 5 ha) nằm ở phía Tây Nam thành phố, cách không xa khu dân cư và chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn khác về gió, nước ngầm, dịch chiết, nước mặt, an ninh cháy nổ, lối vào ra…
Từ năm 1998, bãi thải chung của thành phố được bố trí một cách hợp lý hơn:
Nằm ở vùng núi Long Mỹ (huyện Tuy Phước), cách khu dân cư gần nhất 1,5 km, cách trung tâm thành phố 22km, cách quốc lộ 1A 3km.
Diện tích quy hoạch: 20ha
Không nằm trong quy hoạch phát triển không gian thành phố và của tỉnh đến năm 2010.
Có đường bê tông (dài 3km) từ quốc lộ 1A dẫn vào. Cách đường dây 35KV khoảng 2km.
Cách xa nguồn nước mặt gần nhất 1,5km. Hạn chế được ảnh hưởng của gió do có núi bao quanh.
Kế hoạch đang triển khai đối với bãi thải chung của thành phố:
Xây dựng hệ thống bể lọc, hồ sinh học ở hạ lưu bãi thải và hệ thống thu hồi nước rác, hút khí gas.
Thiết kế khu vực chứa rác thải y tế cóp kiểm soát.
Phân chia thành từng ô diện tích 500m2, thiết kế chốnh thấm.
San gạt, đầm nén rác, phun chế phẩm FM và phủ lớp đát dày 0,3m.
Khi đầy rác (từng ô), sẽ phủ đất dày 0,8m và trồng cây xanh.
Các bệnh viện tuyến huyện ở khá xa với nơi xử lý chất thải y tế đều đem chôn lấp tại bãi rác công cộng và có thể chôn lấp trong khu đất của khuôn viên bệnh viên. Trường hợp được chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đât phủ trên qúa mỏng không đảm bảo vệ sinh.
Chỉ riêng tại Bệnh viện Chuyên khoa Lao được đặt HOVAL MZ4, còn hầu hết các bệnh viện khác cũng như trung tâm y tế dự phòng chưa có lò đốt. Khi đó bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đất để chôn lấp.
Vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển.
Hiện tại còn một số ít bệnh viện chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được chôn lấp với chất thải sinh hoạt và được thải ra bãi rác sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến con người, môi trường và cộng đồng.
3.7.3 Những vấn đề khó khăn bất cập chung trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố hiện nay
Hệ thống phân tách chất thải y tế và chất thải sinh hoạt ở các một số ít tuyến huyện và trạm y tế cơ sở còn kém.
Bao bì đựng chất thải chưa thích hợp, và không đầy đủ, chưa có mẫu mã thống nhất và chưa được các bệnh viện thực hiện nghiêm túc.
Thiếu hệ thống để nhận dạng nguồn phát sinh và loại chất thải.
Sử dụng hệ thống thùng chứa chưa thống nhất và đồng bộ không theo đúng tiêu chuẩn quy định.
Thiếu phương tiện bảo hộ cho nhân viên liên quan tới xử lý chất thải.
Thiếu các khu vực an toàn để lưu giữ chất thải trong các điểm tập trung chất thải của bệnh viện.
Sử dụng các phương pháp thực hành xử lý chất thải y tế chưa thích hợp như đốt chất thải ngoài trời hoặc chôn bào thai trong khuôn viên bệnh viện.
Các lò thiêu tại chỗ của một số bệnh viện họat động ở nhiệt độ thấp không có khả năng đốt cháy toàn bộ chất thải trong khu đất bệnh viện.
Thiếu các nhân viên được đào tạo về xử lý chất thải y tế.
Phân cấp trách nhiệm thiếu cụ thể và chưa có diễn đàn để cho mọi nhân viên và các khoa cùng phối hợp thảo luận trong việc xử lý chất thải y tế.
Những bất cập trong công tác quản lý gây ảnh hưởng thế nào đến môi trường:
Khi công tác quản lý môi trường của các cấp không được chặc chẽ đã làm cho vấn đề tệ nạn tăng: trộm ve chai ban, thải chất thải bừa bãi.
Gây nhiễm khuẩn cho các bệnh nhân xung quanh, làm tình hình dịch càng trở nên nghiêm trọng.
Công tác quản lý của các cấp thiếu khoa học cũng đồng nghĩa với việc thả lỏng việc quản lý chất thải rắn trong lĩnh vực ngành.
Những nguy hại từ các chất thải y tế làm lây lan đến những người tiếp xúc, làm mất mỹ quan môi trường xung quanh. Đồng thời, làm cho văn hóa bệnh viện giảm.
Việc quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế tư nhân hiện nay vẫn đang còn bị thả lỏng và chất thải y tế tại các phòng khám tư nhân này được thải chung vào dòng thải của chất thải sinh hoạt.
Như vậy việc quản lý và xử lý chất thải bệnh viện phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Ban chỉ đạo xử lý chất thải.
Việc lập kế hoạch quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.
Viện tổ chức thực hiện tại bệnh viện.
Có nguồn tài chính dành riêng cho việc quản lý và xử lý chất thải.
Nhân viên của bệnh viện phải được đào tạo.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. QUY NHƠN
4.1 Mục đích của các giải pháp
Hiện nay tình hình công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập vì thành phố Quy Nhơn đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp trong khu vực nên còn thiếu thốn về tài chính và nguồn lực để triển khai các chương trình về kinh tế - xã hội, đặc biệt là quản lý chất thải bệnh viện. Nên việc đề ra các giải pháp để cải thiện tình hình quản lý CTR y tế là vấn đề cấp thiết hiện nay và cho những năm sắp tới.
Những năm gần đây số người khám chữa bệnh tại các bệnh viện cũng như các phòng khám tại thành phố Quy Nhơn gia tăng, các bệnh ngày càng nhiều. Các ca tai nạn giao thông, phẫu thuật tăng lên đáng kể. Kéo theo đó tình hình quản lý CTR y tế khá phức tạp, không quản lý chặt chẽ nguồn chất thải mà tập trung chung một nơi. Trước những khó khăn đang gặp phải, cần có giải pháp hợp lý để CTR y tế được thu gom và xử lý triệt để một cách hiệu quả.
Mục đích trước mắt của các giải pháp cần đạt được:
Tại các bệnh viện phải nâng cao hiểu biết tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn. Toàn bộ các cơ sở trên địa bàn thành phố phải thực hiện đầy đủ việc phân loại tại nguồn, nắm bắt rõ những thông tin về các tác hại mà CTR y tế đem lại khi tiếp xúc.
Đề ra giải pháp về phương pháp xử lý cho các cơ sở khám chữa bệnh ở cách xa khu xử lý tập trung của tỉnh.
Đảm bảo tại các cở sở khám chữa bệnh đều có cán bộ chuyên trách về môi trường.
4.2 Các giải pháp cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn y tế hiện nay
Mô hình quản lý chất thải rắn y tế hiệu quả là: Chất thải rắn y tế được phân loại ra và quản lý theo cấp từ bệnh viện trung ương, địa phương đến các phòng khám tư nhân. Việc phân loại, thu gom và vận chuyển cũng như xử lý riêng biệt được thể hiện theo hình sau:
Sơ đồ quản lý và xử lý chất thải rắn y tế có hiệu quả hiện nay
Hình 4.1 Sơ đồ quản lý CTRYT có hiệu quả
4.2.1 Quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường bằng pháp luật và thực hiện bằng quyền lực của bộ máy nhà nước, nhằm thực hiện cụ thể chính sách về môi trường và phát triển bền vững.
Nội dung của công tác quản lý:
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống khắc phục suy thoái môi trường, sự cố môi trường.
Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật baoe vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Các công cụ quản lý môi trường gồm có:
Phân tích chi phí – hiệu quả;
Đánh giá tác động đến môi trường;
Đánh giá khả năng và sự cố môi trường;
Kiểm toán môi trường;
Đánh giá công nghệ;
Các chỉ số về phát triển bền vững;
Các công cụ dùng cho hành động:
Hệ thống quản lý chất thải phù hợp và hiệu quả.
Chính sách môi trường (kể cả chính sách của quốc gia, địa phương và xí nghiệp).
Các công cụ kinh tế như: thuế ô nhiễm, tiền phạt ô nhiễm, tiền phụ cấp giảm ô nhiễm, tiền ký quỹ để giảm ô nhiễm, côta phát thải v.v…
4.2.2 Trách nhiệm Nhà Nước trong công tác môi trường bệnh viện
Sơ đồ tổ chức mạng luới quản lý bảo vệ môi trường trong ngành y tế.
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức mạng lưới quản lý bảo vệ môi trường ngành y tế
4.2.2.1 Bộ y tế
Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền của Bộ y tế các văn bản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường.
Bộ y tế cần đưa ra các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản pháp luật khác về vấn đề thu gom, vận chuyển cũng như xử lý chất thải rắn y tế nhắm bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Cần phối hợp chặc chẽ với các cơ sở ngành trong các công tác kiểm tra, xử phạt hành chính đối với công tác xử lý chất thải rắn y tế.
Kiểm tra chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch biện pháp về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành mình và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
4.2.2.2 Các đơn vị trực thuộc
Vụ YTDP: là đầu mối tổng hợp tình hình bảo vệ môi trường chung của ngành và công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi truờng.
Thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cơ sở y tế thuộc khu vực Viện phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung dưới sự chỉ đạo của Bộ y tế.
Tập trung nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu và chuyển giao công nghệ tiến bộ về bảo vệ môi trường cho các cơ sở y tế.
4.2.2.3 Sở y tế
Đưa ra các kế hoạch về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế cho các đơn vị y tế trong thành phố nhờ ngân sách hàng năm trình UBND xét duyệt, chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
Cần hướng dẫn các cơ sở y tế tổ chức thực hiện theo các văn bản pháp luật của chính phủ, của Bộ KHCN về lĩnh vực mà cơ sở phụ trách.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ các đơn vị y tế thực hiện các quy định về bảo vệ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế.
4.2.2.4 Trung tâm y tế dự phòng thành phố
Hướng dẫn công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường, tổ chức các lớp hội thảo tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ nhân viên y tế.
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học của địa phương, của các viện VSDt, viện VSYTCC về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế.
4.2.3 Giải pháp về cải thiện tình hình quản lý tại các cơ sở khám chữa bệnh
4.2.3.1 Thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải
Giám đốc cơ sở y tế thành lập ra ban chỉ đạo xử lý chất thải để xây dựng kế hoạch xử lý chất thải.
Ban chỉ đạo bao gồm:
Lãnh đạo bệnh viện;
Các trưởng khoa trong bệnh viện;
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn;
Trưởng phòng Y tá – Điều dưỡng;
Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện;
Phòng quản trị của Bệnh viện;
Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm một người phụ trách công tác quản lý chất thải bệnh viện. người phụ trách công tác quản lý chất thải chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc xây dựng một kế hoạch và hàng ngày kiểm tra giám sát hệ thống xử lý chất thải.
4.2.3.2 Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện
Thành lập ban xử lý chất thải bệnh viện để đưa ra phương án xử lý chất thải cho toàn bệnh viện. Cần định rõ trách nhiệm của các nhân viên lâm sàng, cận lâm sàng về việc xử lý chất thải. Cần có cấu trúc tổ chức và phân công trách nhiệm rõ ràng cho cả khối lâm sàng và cận lâm sàng.
Bổ nhiệm cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải để giám sát và điều phối kế hoạch xử lý chất thải. Việc bổ nhiệm này không làm giảm đi trách nhiệm chung của người giám đốc trong việc bảo đảm cho chất thải y tế và chất thải sinh hoạt được xử lý theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế.
Đảm bảo cho kế hoạch xử lý chất thải luôn được cập nhật và phù hợp.
Phân bổ đủ kinh phí và nhân lực để đảm bảo cho kế hoạch xử lý chất thải được thực hiện một cách có hiệu quả.
Thống nhất các quy trình đánh giá tính hiệu quả và hiệu xuất của hệ thống xử lý chất thải và đảm bảo sự cải tiến liên tục của hệ thống.
Đảm bảo đào tạo và huấn luyện đầy đủ cho các nhân viên tham gia xử lý chất thải.
Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình xử lý chất thải trong cở sở y tế của mình và đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý chát thải về Bộ Y tế.
4.2.3.3 Trách nhiệm của người phụ trách công tác quản lý chất thải
Người phụ trách công tác quản lý chất thải chịu trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động của hệ thống quản lý chất thải hàng ngày, trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện.
Về phương diện thu gom chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau:
Kiểm tra các phương tiện chứa đựng chất thải trong bệnh viện và việc vận chuyển tới nơi tập trung chất thải hàng ngày của bệnh viện.
Liên hệ với bộ phận cung ứng để đảm bảo có đầy đủ các phương tiện thích hợp như túi nilon, thùng đựng và các phương tiện bảo hộ, xe đẩy chất thải.
Phối hợp với các trưởng khoa nhắc nhở hộ lý thay thế ngay các túi nilon và thùng đựng mới khi cần thiết.
Trực tiếp giám sát công việc của hộ lý và các nhân viên được phân công thu gom và vận chuyển chất thải.
Điều tra hoặc xem xét lại các báo cáo vè những rủi ro gây thương tích cho nhân viên trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải.
Về phương lưu trữ chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau: Đảm bảo cho khu vực tập trung chất thải của bệnh viện được sử dụng theo đúng quy định.
Về phương diện vận chuyển, tiêu hủy chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau:
Điều phối và chỉ đạo mọi hoạt động tiêu hủy chất thải.
Chỉ đạo phương pháp vận chuyển chất thải trong bênh viện cũng như ra khỏi bệnh viện đảm bảo chất thải sau khi thu gom trong bệnh viện được vận chuyển đến nơi tiêu hủy bằng phương tiện đúng theo quy định.
Đảm bảo chất thải không lưu giữ quá thời gian tối thiểu trong bệnh viện theo đúng quy định và duy trì việc vận chuyển chất thải đều đặn, do vậy người phụ trách chất thải phải liên hệ thường xuyên với các tổ chức đảm nhiệm việc vận chuyển.
Về phương điện đào tạo nhân viên, người phụ trách công tác quản lý chất thải bệnh viện có các nhiệm vụ sau:
Phối hợp cùng với các phòng chức năng lập kế hoạch trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và triến khai thực hiện việc đào tạo cho mọi nhân viên bệnh viện có liên quan đến quy trình quản lý và xử lý chất thải y tế.
Đảm bảo nhân viên bệnh viện hiểu được trách nhiệm của họ trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải.
Liên hệ các trưởng khoa để đảm bảo rằng tất cả cán bộ y tế được đào tạo về phân loại, thu gom, vận chuyển, và lưu giữ chất thải.
Hướng dẫn cho mọi nhân viên biết xử lý các tình huống khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố và cách phòng tránh.
4.2.3.4 Trách nhiệm của trưởng khoa:
Trưởng khoa chịu trách nhiệm về việc phân loại, bảo quản và xử lý chất thải đã phát sinh ra trong khoa:
Đảm bảo mọi bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, y công và các nhân viên khác hiểu được các thủ tục, quy định về thu gom, bảo quản chất thải.
Đảm bảo cho nhân viên trong khoa được đào tạo về các quy trình thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải.
Đảm bảo cho nhân viên trong khoa được đào tạo về các quy trình thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải.
Giám sát cùng với người phụ trách công tác xử lý chất thải các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công trong khoa thực hiện đúng quy trình phân loại thu gom chất thải và xử lý ban đầu đúng theo quy chế quản lý chất thải.
4.2.3.5 Trách nhiệm của trưởng phòng y tá điều dưỡng
Trưởng phòng y tá điều dưỡng chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo cho nhân viên điều dưỡng, hộ lý, những nhân viên mới vào bệnh viện về kỹ thuật, quy định phân loại, lưu giữ vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
Trưởng phòng y tá – điều dưỡng phối hợp với các trưởng khoa chống nhiễm khuẩn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.
4.2.3.6 Hộ lý các khoa, buồng bệnh có trách nhiệm
Đặt các thùng chứa từ các buồng bệnh, buồng phẫu thuật vào thùng chứa chất thải chung của khoa.
Buộc túi nilon khi chất thải đến mức 2/3 túi.
Thu bỏ chất thải rơi vãi vào thùng theo đúng quy định nếu có rơi vãi ra ngoài.
Cọ rửa thùng đựng chất thải hàng ngày.
4.2.3.7 Nhân viên đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm
Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến nơi lưu giữ chất thải tập trung của bệnh viện. không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.
Vận chuyển chất thải 2 ngày một lần: vào buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết.
4.2.3.8 Bảo vệ cá nhân
Các bệnh viện, cơ sở y tế cần đảm bảo rằng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân được cung cấp đầy đủ, được nhân viên sử dụng và bảo dưỡng. Nhân viên phải nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động.
Quần áo bảo hộ, găng tay phải được cung cấp đầy đủ cho tất cả mọi nhân viên làm công việc xử lý, buộc các túi đựng chất thải, vận chuyển, đưa chất thải vào lò và tiêu hủy chất thải y tế.
Do nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn da của nhân viên y tế khi làm sạch các dịch cơ thể, cần phải mặc áo choàng và đeo găng tay dùng một lần rồi bỏ đi. Trong một vài trường hợp phải che mặt để phòng ngừa nguy cơ bắn téo dịch vào mắt.
Đi giầy có đế và thành giầy để đề phòng thùng hoặc túi đựng chất thải vô tình rơi vào chân. Những nơi lưu giữ chất thải, nhân viên cần đi giầy để tránh dẫm phải các vật sắc nhọn rơi trên mặt đất hoặc bị ngã nơi sàn nhà trơn.
Tránh để các túi đựng chất thải phải tiếp xúc với cơ thể. Trong trường hợp xét thấy có thể bị cọ xát vào cơ thể phải dùng dụng cụ bảo vệ ở chân hoặc cơ thể.
Khi đưa chất thải và lò đốt bằng tay cần mang kính che mặt và đội mũ bảo vệ.
Nhân viên lò đốt cần phải đeo khẩu trang che bụi trong các trường hợp lấy bụi, tro ra sau khi đốt.
Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng nhằm giảm các nguy cơ khi tiếp xúc với chất thải y tế. Cần có sẵn các thiết bị tắm rữa thuận tiện cho nhân viên tiếp xúc bằng tay với các chất thải. Các thiết bị này đặc biệt quan trọng ở nơi lưu giữ, nơi đốt chất thải.
4.2.3.9 Báo cáo tai nạn và sự cố
Cơ sở y tế cần báo cáo ngay bằng quy trình báo cáo chính thức và phải lưu giữ hồ sơ báo cáo về tai nạn và sự cố. Nôi dung báo cáo bao gồm: tính chất của tai nạn hay sự cố, ở đâu, khi nào, và những nhân viên liên quan trực tiếp.
Những sự cố về thùng chứa chất thải hoặc phân loại không thích hợp cũng phải báo cáo cán bộ phụ trách đến để điều tra và cũng cần báo cáo cho cán bộ chống nhiễm khuẩn.
Việc điều tra cần xác định nguyên nhân và có biện pháp thích hợp để đề phòng tái xuất hiện.
4.2.3.10 Xử lý tai nạn do các vật sắc nhọn
Các cơ sở y tế đề ra các biện pháp xử trí thương tổn do chất thải là các vật sắc nhọn. Gồm các vấn đề sau:
Thông báo ngay cho ngườii có trách nhiệm.
Nếu có thể, ghi chép lại chủng loại, nguồn gốc chát thải để xác định khả năng gây nhiễm trùng.
Được xử lý ngay ở khoa chấn thương và khoa cấp cứu càng sớm càng tốt.
Thu dọn chất thải và tẩy uế bằng các biện pháp thích hợp.
Điều tra, xem xét áp dụng các biện pháp sữa chữa.
4.2.3.11 Xử lý chất thải rơi vãi
Khi xử lý chất thải rơi vãi, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn cho người thu gom và cần có quần áo bảo hộ thích hợp cần có các thiết bị thu dọn chất thải, bỏ chất thải và các thùng chứa mới. không dùng tay để nhặt chất thải là vật sắc nhọn và rất dễ bị chấn thương. Sau đó để chất thải này trong thùng chứa chất thải và chuyển tới nơi xử lý. Cuối cùng, cần tẩy uế nơi chất thải bị rơi vãi.
Có thể dùng chất sát khuẩn chứa 0.1% chlorine để làm sạch chất thải rơi vãi. Nên dùng chất sát khuẩn ở dạng viên hoặc hạt vì ở dạng dung dịch nếu để lâu chung sẽ giảm tác dụng và thường phải thay thế. Khi dùng thuốc sát khuẩn, cần phải thận trọng đối với khí Clo thải ra và lượng thuốc sử dụng, nhất là khi dùng một lượng lớn. Tai nạn có thể xảy ra ở nơi ít thông khí.
4.2.3.12 Tránh và giảm thiểu chất thải
Giảm nguy cơ về khan hiếm vị trí để chôn lấp và sự cạn kiệt của tài nguyên;
Giảm chi phí để xử lý rác thải cao do lượng rác thải quá lớn;
Hạn chế sự phá huỷ môi trường do các tác nhân gây độc có trong chất thải;
Các chất thải thu gom thường chứa tỷ lệ lớn chất thải hữu cơ, chúng có thể sử dụng làm phân compost để bón cây, ủ giun,… cải thiện độ màu của đất;
Các chất thải còn chứa một lượng các vật liệu tổng hợp có thể sử dụng được khi tách ra khỏi dòng chất thải và xem chúng như vật liệu ban đầu.
Các biện pháp và giảm thiểu chất thải bệnh viện:
Xúc tiến chiến dịch giáo dục các đối tượng tham gia vào quá trình phát sinh chất thải (bệnh nhân, cán bộ nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, học sinh sinh viên tham gia học tập, khách vãng lai).
Nghiên cứu dòng thải (số lượng và thành phần), tạo lập cơ sở dữ liệu;
Xem xét thị trường (hệ thống thu hồi/tái sinh, các vật liệu có thể tái sinh,…),
Thực hiện phân loại tại nguồn, tổ chức thu hồi kết hợp với các thông tin thị trường;
Khuyến khích sự cộng tác của các đối tác (xí nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân,…) tham gia vào việc thu hồi, chứa đựng, sản xuất và mua bán – trao đổi sản phẩm – vật liệu.
Tham gia góp ý giảm thiểu việc đóng gói, thiết kế lại sản phẩm phù hợp.
Khuyến khích nghiên cứu tận dụng và cách tân để tạo ra những lợi ích mới cho hàng hoá, vật liệu sau khi chúng đã qua sử dụng lần đầu.
Việc tái sử dụng và tái chế chất thải bệnh viện:
Một số vật liệu có thể tái sinh, tái chế từ rác thải bệnh viện;
Sách, báo, tạp chí, giấy gói hàng, bìa catton, các vật liệu bằng giấy khác, vải vụn,… không bị nhiễm khuẩn;
Chai nhựa và các sản phẩm bằng nhựa, bao nilon không bị nhiễm khuẩn;
Chai lọ thuỷ tinh dùng trong sinh hoạt của cán bộ nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, học sinh thực tập và khách vãng lai;
Các sản phẩm bằng nhôm, đồng,… không bị nhiễm khuẩn;
Gỗ thu hồi từ việc dỡ bỏ, sữa chữa nhà cửa, tủ, bàn, ghế,…
Thức ăn thừa, rau, trái cây, cành cây, lá cây,… và các chất hữu cơ khác có thể làm phân compost;
Đất, đá, bê tông,… thu hồi sau xây dựng.
Phương pháp để tăng mức độ tái sử dụng, tái chế:
Thực hiện phân loại tại nguồn, tổ chức thu hồi kết hợp với các thông tin thị trường;
Khuyến khích nghiên cứu tận dụng và cách tân để tạo ra những loại ích mới cho hàng hoá, vật liệu sau khi đã qua sử dụng lần đầu;
Chính sách về công nghệ xử lý vật liệu có thể tái sinh;
Thu hồi và xuất khẩu các loại nguyên liệu có thể tái sinh đã qua kiểm soát đảm bảo chúng không độc hại;
Đánh dấu vật liệu có thể tái sinh;
Công nghệ làm phân compost, ủ giun…
4.2.3.13 Mã hóa màu sắc và thùng đựng chất thải
Tiến hành mã hóa màu sắc các túi và thùng đựng chất thải cho các cơ sở y tế vùng sâu vùng xa theo quy định chung của Quy chế quản lý chất thải y tế gồm có:
Túi đựng chất thải.
Thùng/ Hộp chứa chất các vật sắc nhọn.
Các thùng đựng chất thải.
4.2.3.14 Phân loại và vận chuyển các túi thùng đựng chất thải
Trách nhiệm của các điều dưỡng viên và nhân viên các khoa là phân loại chất thải tại nguồn thải và tất cả chất thải lâm sàng chỉ được đựng trong túi nilon mầu vàng. Đồng thời phải buộc kín các túi chất thải đã chứa đến mức 2/3.
Việc phân loại được thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh và cho tới khi chất thải được tiêu hủy.
Chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt phát sinh trong bệnh viện và các cơ sở y tế không được trộn lẫn với nhau. Nếu không may bị trộn lẫn với nhau thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý như là chất thải lâm sàng.
Khi các túi đựng chất thải đã đạt quy định (2/3 túi) cần phải buộc hàn kín lại.
Nhân viên vận chuyển chất thải thường có nguy cơ bị tổn thương cao vì vậy cần phải nắm được các vấn đề sau:
Trước tiên phải kiểm tra túi hoặc thùng đựng chất thải đã buộc kín chưa.
Các túi đựng chất thải chỉ được nhấc lên ở phần cổ túi đựng chất thải lên. Cần hạn chế tối đa vận chuyển bằng tay vì đây là nguy cơ gây tổn thương rất cao.
Không được kẹp túi vào cơ thể và không vận chuyển quá nhiều túi một lúc.
Kiểm tra đảm bảo các thùng đựng chất thải không bị vỡ sau khi vận chuyển.
Thực hiện các quy trình vệ sinh và khử khuẩn thích hợp khi không may làm đổ chất thải.
Để hạn chế việc vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực khác, cần thiết kế đường vận chuyển tại khoa, phòng và nơi lưu giữ chất thải tập trung toàn bệnh viện.
4.2.3.15 Nơi lưu giữ chất thải trong bệnh viện
Nơi lưu giữ chất thải bệnh viện phải có các đủ điều kiện như sau:
Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, nơi công cộng.
Hạn chế được đường vận chuyển ngoài trời từ nơi thu gom ban đầu.
Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
Nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
Có mái che, có hàng rào bảo vệ có cửa và có khóa, tường ốp gạch men kính.
Không để xúc vật, các loài gặm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.
Điện tích đủ rộng để lưu giữ chất thải trong thời gian cho phép.
Có phương tiện rửa tay và rửa dụng cụ.
Có dụng cụ bảo hộ cho nhân viên
Có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.
Có hệ thống cống nước.
Nên dốc, dễ thoát nước vào ống, không thấm nước.
Thông khí tốt.
Có điện chiếu sáng.
Về diện tích lưu giữ chất thải tùy theo mức độ phát sinh chất thải tại đơn vị mà xây dựng nơi lưu giữ chất thải cho phù hợp. Theo nghiên cứu của Bội y tế và tính toán của Vụ điều trị, diện tích tối thiểu khu lưu giữ chất thải y tế là 1 – 1.4 m2/100 giường bệnh và khu lưu giữ chất chất thải sinh hoạt là 4.0 – 5.0 m2/100 giường bệnh.
4.2.4 Giải pháp quản lý chất thải rắn y tế ngoài cơ sở khám chữa bệnh
Thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý, để đảm bảo cho rác thải không được lưu giữ quá lâu ta thực hiện thu gom theo nguyên tắc chia thành 2 khu vực khác nhau và rác thải sẽ được thu gom theo 3 vùng:
Vùng I cách nơi xử lý cuối cùng 20Km: công tác thu gom được thực hiện hai ngày một lần cho.
Vùng II cách nơi xử lý cuối cùng 40Km: công tác thu gom được thực hiện ba ngày một lần cho vùng 2.
Vùng III cách nơi xử lý cuối cùng 40 - 50Km: công tác thu gom được thực hiện bốn ngày một lần cho vùng 3.
Hình 4.3: Các vùng thu gom rác
Mỗi vùng phải có 2 nhân viên thực hiện cả công tác thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý chất thải.
Người thu gom các lái xe và những người lao động chân tay phải biết và được huấn luyện về đặc tính và nguy cơ của các chất thải mà họ đang vận chuyển.
Các nhân viên phải được cung cấp và mang quần áo, giầy bảo hộ theo quy định và phải được tiêm văcxin phòng ngừa.
Việc thu gom chất thải về lò đốt tập trung của thành phố là rất khó khăn. Dựa vào tình hình hiện nay, cách đánh giá từng mô hình xử lý chất thải đã nêu và lượng rác thải đã dự báo trong tương lai thì lượng CRTYT cần xử lý sẽ vượt quá công suất xử lý của lò đốt.
Phương án trang bị lò đốt công suất nhỏ cho các bệnh viện này: trang bị mỗi cơ sở một lò đốt công suất nhỏ cho các cơ sở khám chữa bệnh hiện tại.
Hình thành nên cụm bệnh viện ở khu vực chưa có lò đốt và thành lập lò đốt tập trung cho các cở sở khám chữa bệnh chưa được đăng ký với CTMTĐT. Tiến hành thu gom rác thải tại các bệnh viện trong ngày hoặc trong tuần sau đó đem về khu xử lý tập trung này.
Việc đầu tư lò đốt nhỏ tại các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ cải thiện tình hình quản lý hiện nay, vừa trợ giúp cho lò đốt rác y tế tập trung của thành phố đang có nguy cơ bị quá tải. Ngoài ra, khi lò đốt tập trung gặp sự cố thì không bị gián đoạn cho việc đốt chất thải của các cơ sở.
4.2.5 Đề xuất mô hình xử lý cho tình hình hiện nay của thành phố:
Hiện nay hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh nằm cách nhau khá xa theo điều tra bệnh viện cách xa trung tâm thành phố nhất vào khoảng 150Km vì vậy việc thu gon chất thải về lò đốt rác tập trung của tỉnh là rất khó khăn. Dựa vào tình hình hiện nay, cách đánh giá từng mô hình xử lý chất thải đã nêu và lượng rác thải đã dự báo trong tương lai thì lượng CRTYT cần xử lý sẽ vượt quá công suất xử lý của lò đốt . Vì vậy ta lựa chọn phương pháp thiêu đốt để cải thiện tình hình xử lý chất thải y tế hiện nay cho các bệnh viện không đăng ký xử lý với công ty MTĐT còn các cơ sở y tế ở vùng sâu vùng xa có thể thực hiện xử lý chất thải y tế theo hố chôn lấp chất thải y tế. Có 2 phương án được đưa ra:
Phương án 1: Trang bị lò đốt công suất nhỏ cho các bệnh viện chưa có lò đốt: trang bị mỗi cơ sở một lò đốt công suất nhỏ cho các cơ sở khám chữa bệnh hiện tại.
Lượng rác y tế độc hại của các cơ sở khám chữa bệnh không đựơc thu gom và xử lý là 46000Kg/năm.
Ước lượng chi phí cho phương án:
Chi phí mua lò: 4*270.000.000 = 1.080.000.000đ
Chi phí nhiên liệu: 0.5*150*365*14000 = 383.250.000đ
Chi phí điện: Giả sử mỗi ngày chạy 2/3 công suất, thời gian còn lại để bảo trì lò : 4*18*1*365*1500 =39.565.000đ
Chi phí nước: 4*1.5*18*365*4000 =157.680.000đ
Chi phí hóa chất: 0.0125*150*365*15000 = 10.265.625đ
Chi phí vận hành:
Nhân công: = 4*1500000*12 = 72.000.000đ
Tổng chi phí: 1.742.760.625đ
Chi phí xử lý cho 1kg CTRYT trong 5 năm: 1.742.760.625/5*46000 = 7.577đ
Phương án 2: Thành lập lò đốt tập trung cho các cở sở khám chữa bệnh chưa đựoc đăng ký với CTMTĐT. Đem chất thải từ các bệnh viện này xử lý tại lò đốt tập trung. Tiến hành thu gom rác thải tại các bệnh viện trong ngay hoặc trong tuần sau đó đem về khu xử lý tập trung này.
Lượng rác thải cần xử lý là: 46000Kg/năm
Ước lượng chi phí cho phương án:
Chi phí mua lò: 800.000.000đ
Chi phí nhiên liệu: 0.3*150*365*14000 = 229.950.000đ
Chi phí điện: Giả sử lò chạy 2/3 công suất mỗi ngày, thời gian còn lại để bảo trì: = 18*3*365*1500 = 27.565.000đ
Chi phí chi phí nước: 1,5*18*365*4000 = 37.420.000đ
Chi phí hóa chất : 0.0125*150*365*1500 = 10.265.625đ
Chi phí nhân công, thu gom, vận chuyển:
Nhân công :2*1500000*12 = 36.000.000đ
Vận chuyển: 8*8600*365 = 25.112.000đ
Mua xe: 100.000.000đ
Tổng chi phí xử lý là 1.266.312.625đ
Chi phí phải trả cho 1Kg CTRYT trong 5 năm là : 1.266.312.625/5*46000 = 5.505đ
Bảng 4.1: So sánh 2 phương án
Tiêu chí so sánh
Phương án 1
Phương án 2
Về kinh tế
Chi phí đầu tư cao
Chi phí đầu tư thấp hơn phương án 1
Về môi trường
Gây ô nhiễm nhiều khu vực
Gây ô nhiễm ít khu vực
Về quản lý, giám sát
Khó quản lý và giám sát
Dễ quản lý và giám sát
Xã hội
Khó chấp nhận hơn
Dễ chấp nhận hơn
Về nhân lực
Cần nhiều nhân lực
Cần ít nhân lực
Về xử lý
Xử lý không đồng bộ
Xử lý đồng bộ
Dựa vào các tiêu chí trên ta chọn phương án thành lập lo đốt rác y tế tập trung cho cụm bệnh viện ở khu vực chưa có lò đốt, việc hình thành thêm một cụm xử lý nữa vừa cải thiện tình hình quản lý hiện nay vừa trợ giúp cho lò đốt rác y tế tập trung của toàn tỉnh đang có nguy cơ bị quá tải. Có hai cụm xử lý chất thải y tế tập trung thì khi bảo thực hiện bảo dưỡng lò đốt sẽ không làm gián đoạn quá trình xử lý của toàn tỉnh. Vì công nhân vận hành lò đốt cần phải có kỹ thuật cao trong quá trình xử lý rác thải nên phương án 1 đòi hỏi nhiều nhân viên hơn nên ưu điểm của phương án 2 đòi hỏi ít nhân công vận hành lò đốt hơn nên có thể đào tạo kỹ lưỡng và có lợi về kinh tế.
4.2.6 Giải pháp nguồn tài chính
Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động quản lý CTRYT và bảo vệ môi trường có thể tiềm kiếm từ các nguồn sau:
Nguồn ngân sách của thành phố.
Tiền vận động đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp,công ty, xí nghiệp liên doanh đóng trên địa bàn các địa phương thực hiện phong trào các quỹ quyên góp công cộng.
Viện trợ nước ngoài cho các dự án phát triển cộng động và dự án môi trường…
Tiến hành thu phí hợp lý để tái đầu tư và chi phí vận hành, thu gom, xử lý rác thải.
Tiền phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được sử dụng vào việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào, theo sự hướng dẫn của sở Tài chính.
Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn y tế: với mô hình quản lý chất thải rắn hợp lý sẽ huy động được nguồn vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ môi truờng từng bước giải quyết khó khăn về kinh phí tài trợ. Bên cạnh đó, xã hội hóa công tác quản lý chất hải rắn còn thể hiện rõ vai trò hợp tác giữa nhân dân và Nhà nước trong công cuộc bảo vệ môi trường.
4.2.7 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng
Để cải thiện tình hình quản lý CTRYT và bảo vệ môi trường cần có sự hợp tác giữa nhiều đối tượng có liên quan bao gồm các cơ quan tổ chức nhà nước, các tổ chức tư nhân, các nhà quản lý. Cần kết hợp tốt giữa quản lý Nhà nước với việc xã hội hóa bảo vệ môi trường tạo điều kiện để các vấn đề về môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của người dân có liên quan ở cấp độ thích hợp, nhằm phát huy quyền làm chủ và nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường. việc phát huy cộng đồng dân cư tham gia quản lý chất thải rắn là cần thiết vì nó sẽ gắn kết quyền lợi được hưởng với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với môi trường sống, đồng thời giúp Nhà Nước nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh tế trong vấn đề quản lý CTRYT nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Vai trò của cộng đồng ở đây là hết sức quan trọng, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của việc quản lý.
Xây dựng mạng lưới phổ biến, nâng cao đổi mới nhận thức môi trường với sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ, các tuyên truyền viên môi trường thí điểm, các chương trình cung cấp thông tin về môi trường cho cộng đồng, ví dụ như hình thức phổ biến nội quy, quy định và các chế tài về bảo vệ môi trường.
Để người dân hiểu rõ hơn về tác nguy cơ và ảnh hưởng của các CTRYT với mọi trường xã hội và cộng đồng cần phải nâng cao trình độ nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường thông qua các lớp học bồi dưỡng, phương tiện thông tin đại chúng, các băng rôn, áp phích tờ rơi và các bảng biểu. Tăng số lượng các bài báo, bài phóng sự về những vấn đề cấp bách của môi trường tạo điều kiện để người dân được tiếp xúc và khám phá nhiều hơn về môi trường xung quang, từ đó hướng con người đến các hoạt động tích cực vừa mang lại lợi ích cho con người, vừa đảm bảo phát triển bền vững.
Bên cạnh chương trình bài giảng, các thầy cô giáo có thể chuẩn bị các tranh vẽ để trẻ em có thể nhận biết được các ký hiệu của CTRYT để tránh trường hợp các em đi thu gom và sử dụng lại các CTRYT nguy hại có thể dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe. Đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền có hiệu quả để giúp trẻ em có thể phân biệt được CTRYT nguy hại với các loại chất thải khác.
Vận động, khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân thực hiện phân loại chất thải y tế trước khi giao cho cơ quan có chức năng và hạn chế để rác thải y tế lẫn vào rác thải sinh hoạt.
Hướng tới xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường chính là tăng cường hoạt động của cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm qua, tình hình khám chữa bệnh của thành phố Quy Nhơn luôn đặt trong tình trạng quá tải, ngoài những ca bệnh tại các BV đóng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn còn tiếp nhận một lượng lớn người bệnh từ các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên... Thực tế này khiến cho ngành y tế thành phố nói riêng và Bình Định nói chung luôn trong tình trạng đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế. Trong tình hình hiện nay với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng thì sẽ dẫn đến lượng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế cũng sẽ tăng theo.
Pháp luật và cách xử lý chất thải y tế phải thực hiện nghiêm hơn bao giở hết nhằm giáo dục, cưỡng chế. Đó là tiển đề tạo nên thói quen tốt về bảo vệ môi trường dần dần sẽ mang lại ý thức tự giác cho xã hội và trên quan điểm này môi trường sẽ được cải thiện. là một bộ phận quan trọng góp phần cải tạo làm sạch môi trường.
Luận văn đã đánh giá cơ bản tình hình phát sinh và công tác quản lý CTRYT để có thể đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình quản lý rác thải y tế cho thành phố hiện nay.
Nâng cao nhận thức cho nhân viên trong ngành và tăng cường nhân viên phụ trách để đảm bảo vệ sinh cho môi trường các cơ sở khám chũa bệnh. Tăng cường cán bộ chuyên trách cho các cơ sở y tế để có thể lập kế hoạch quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện.
Tiến hành thu gom chất thải theo quy định không để chất thải y tế lưu giữ quá lâu. Tăng cường trang thiết bị bảo hộ lao động chuyên cho các nhân viên phụ trách thu gom và vận chuyển CTRYT nguy hại.
Do điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế nên vẫn còn một số cơ sở y tế không đăng ký thu gom và xử lý chất thải y tế với CTMTĐT. Vì vậy luận văn đã đề xuất giải pháp hình thành lò đốt rác tập trung cho các cơ sở nằm cách xa khu xử lý tập trung của thành phố.
Hạn chế của luận văn là chưa cải thiện được tình hình quản lý CTRYT đối với các cở ở y tế tư nhân tập trung ch ủ yếu ở thành phố Quy Nhơn.
2. Kiến nghị
Nhìn chung, công tác quản lý CTRYT tại thành phố Quy Nhơn trong những năm qua đặc biệt là những năm gần đây có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính vì vậy, chúng ta phải tìm ra các giải pháp để công tác quản lý được tốt hơn.
Dựa vào đánh giá hiện trạng công tác quản lý đã phân tích được như trên, luận văn có một vài kiến nghị như sau:
Giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của chất thai y tế đến môi trường và sức khỏe con người.
Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm về xả thải chất thải tại các cở sở khám chữa bệnh.
Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.
Điều chỉnh lại thời gian thu gom và vận chuyển chất thải cho hợp lý. Nhằm đảo bảo cho tính thông tin giữa các quy trình công việc được liền mạch và thông suốt, nên nhấn mạnh tính liên kết giữa các tổ, nhóm thông qua mối quan hệ giữa các tổ chức, nhóm trưởng các nhóm với nhau.
Dựa vào tình hình phát triển kinh tế và dân số để phân tích rõ hơn lượng chất thải phát sinh trong các năm sắp tới.
Thành lập thêm một lò đốt rác tập trung nữa cho cụm bệnh viện khu vực phía Bắc là vấn đề cấp thiết của tỉnh để có thể xử lý triệt để lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại các bệnh viện ở khu vực này.
Tiếp tục tiến hành nghiên cứu đề ra biện pháp để có thể quản lý đựơc lượng rác phát sinh tại các cơ sở y tế tư nhân tập trung tại thành phố Quy Nhơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sở y tế Bình Đình, Tài liệu tập huấn “ Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế ”, 2002.
Sở khoa học công nghệ Bình Định, Niên giám thống kế tỉnh Bình Định năm 2005, Bình Định, 2005
Bộ Y tế, Quy chế quản lý chất thải y tế , bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 27/08/1999
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Tài liệu điều tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
Bộ Y tế, Tài liệu về một số kết quả điều tra của Dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO
Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn-Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001.
Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2000.
Báo cáo. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại (giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020).
Bộ KHCNMT, Một số vấn đề quản lý chất thải rắn Việt Nam, Hà Nội, 9/2002.
Lê Huy Bá, Môi Trường, Nxb ĐHQG TPHCM, 2002.
PHỤ LỤC
Một vài hình ảnh về chất thải rắn y tế