Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Hố Nai, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 1ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, tốc độ Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của nhân loại. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Tính đến cuối năm 2002, Việt Nam có 71 khu công nghiệp bao gồm 67 KCN, 3 khu chế xuất (KCX), và 1 khu công nghệ cao [1]. Đến năm 2007, có 154 KCN [2]. Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa làm cho chất lượng sống của con người được nâng cao hơn. Song, nó cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên như: gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) Trong khi công tác quản lý môi trường (QLMT) của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế như: hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường (BVMT) còn chưa chặt chẽ, cụ thể và thiếu đồng bộ; các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT; công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường chưa được coi trọng. Cho nên, việc tìm ra phương hướng phát triển, quản lí cho các KCN đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà ít gây tác động đến môi trường tự nhiên như: áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của: KCN VISIP tại Bình Dương, KCN Thăng Long ở Hà Nội, KCN Long Bình ở Đồng Nai Hướng tới xây dựng KCN sinh thái của: KCN Linh Trung ở quận Thủ Đức, KCN Nhơn Trạch 2 đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý KCN hiện nay nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài . KCN Hố Nai - tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh chóng. Là một KCN đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nó cũng thải vào môi trường một lượng lớn chất gây ÔNMT không khí do bụi, khí thải, hơi xăng, dầu, khí độc hại, tiếng ồn, độ rung. Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt (NTSH) nước thải sản xuất (NTSX), nước mưa chảy tràn. Gây ÔNMT đất do chất thải rắn (CTR) nguy hại, không nguy hai, rác thải sinh hoạt. Gia tăng nguy cơ gây sự cố tiếng ồn (cháy, nổ). Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có những giải pháp phù hợp nhằm định hướng KCN Hố Nai phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, việc “đánh giá hiện trạng để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT cho KCN Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai” là việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo được sự phát triển bền vững cho KCN Hố Nai trong tương lai. 1.2. Mục tiêu đề tài Đề tài tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Đánh giá hiện trạng QLMT KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dựa trên các phương pháp quản lý hiệu quả hiện đang được áp dụng tại các KCN khác. 1.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau: - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của QLMT. - Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá hiện trạng QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu liên quan: + Tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. Khảo sát thực tế tại KCN Hố Nai để nắm rõ tình hình phát thải tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. + Tài liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học. - Phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ÔNMT tại các KCN là một vấn đề cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe của người lao động bên trong KCN và người dân bên ngoài KCN. Do đó, việc đánh giá hiện trạng QLMT cho KCN là một vấn đề hết sức cần thiết cho tỉnh Đồng Nai nói chung và KCN Hố Nai nói riêng. Từ đó tìm ra phương pháp tối ưu để hạn chế các tác động có hại đến môi trường cũng như sức khỏe của người lao động trong KCN và người dân xung quanh KCN. Đề tài cũng cung cấp các số liệu phân tích về các thành phần môi trường làm cơ sở cho việc so sánh công tác QLMT và kiểm soát ô nhiễm ở các KCN khác. 1.7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đồ án là KCN Hố Nai thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

doc105 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Hố Nai, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và tạo sinh khối. Nước thải sau khi được chuyển hóa các hợp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật từ bể (B06) tiếp tục dẫn qua bể phản ứng hóa lý (B07). Tại bể (B07), hỗn hợp nước thải với bùn cặn từ bể xử lý sinh học (B06) sẽ được trộn với hóa chất Super Jas Clean để loại bỏ các kim loại nặng, bùn cặn và các chất ô nhiễm hữu cơ còn lại. Hỗ hợp này được dẫn sang bể phản ứng kết hợp lắng (B08). Tại bể (B08) tổ hợp các bông bùn được hình thành lớn dần và lắng xuống đáy bể lắng, nước trong phía trên tràn qua máng thu nước răng cưa xung quanh bể và được dẫn qua bể khử trùng (B09). Nước thải sau khi qua bể lắng (B08) được đưa sang bể khử trùng (B09), tại bể khử trùng nước thải sẽ được để tiếp xúc với hóa chất khử trùng (dung dịch Chlorine 10%), nước thải sau khi qua bể (B09) đạt QCVN 24:2009/BTNMT; cột A với Kq = 1,1; Kf = 1,0 xả ra Suối Nhỏ. Bùn thải dưới đáy bể (B08) được thu gom bằng cách gạt bùn vào tâm bể, từ đây bùn được bơm đến bể nén bùn. Với cơ chế thủy lực thích hợp, bùn sẽ được nâng hàm lượng chất rắn từ 2% lên 5%, sau đó sẽ được bơm qua thiết bị ép bùn khung bản. Bánh bùn sau khi ép (nồng độ chất rắn đạt khoảng 25 – 30%) được đổ vào thùng chứa , sau đó thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển xử lý theo định kỳ. Còn nước thải phát sinh từ bể nén bùn và máy ép bùn được thu gom đưa trở về bể thu gom (PP01) để tiếp tục xử lý. Các tạp chất thô, cặn rắn, cát phát sinh từ song chắn rác và thiết bị tách cát sẽ được thu gom vào thùng chứa để xử lý cùng với bùn thải. 4.1.1.3. Hiệu quả xử lý của công nghệ Các thông số đầu vào đặc trưng của hệ thống XLNT tập trung của KCN : + Lưu lượng trung bình : Qtb = 4.000 (m3/ng.đêm) + Lưu lượng cực đại : Qmax = 4.200 (m3/ng.đêm) + Nồng độ : COD = 600 mg/l + Nồng độ : BOD5 = 300 mg/l + Nồng độ : SS = 300 mg/l + Nồng độ : Cr6+ = 0,5 mg/l + Tổng P : 15 mg/l + Tổng N : 80 mg/l + Tải lượng COD : LCOD = 2.400 kg/ngày + Tải lượng BOD5 : LBOD = 1.200 kg/ngày Hiệu quả xử lý của từng công đoạn, thiết bị trong quy trình công nghệ được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.1: Hiệu suất xử lý của quy trình công nghệ XLNT của KCN Stt Cụm xử lý Chỉ tiêu xử lý Hiệu suất xử lý (%) Nồng độ Trước xử lý Sau xử lý 01 Xử lý cơ học (song chắn rác, thiết bị tách cát, bể thu gom, bể cân bằng) COD (mg/l) 5 600 570 BOD(mg/l) 5 300 285 LCOD (kg/ngày) 5 2.400 2.280 LBOD (kg/ngày) 5 1.200 1.140 02 Xử lý sinh học COD (mg/l) 85 570 85,5 BOD (mg/l) 85 285 43 Tổng P (mg/l) 60 15 6,0 Tổng N (mg/l) 80 80 16 SS (mg/l) 48 300 156 LCOD (kg/ngày) 85 2.280 342 LBOD (kg/ngày) 85 1.140 172 03 Xử lý hóa lý (Bể trộn nhanh, bể phản ứng và lắng) COD (mg/l) 50 85,5 48 BOD (mg/l) 50 43 22 Tổng P (mg/l) 40 6,0 3,6 Tổng N (mg/l) 40 16 10 SS (mg/l) 70 156 46,8 LCOD (kg/ngày) 50 342 172 LBOD (kg/ngày) 50 172 88 04 Bể khử trùng Coliform 99 - <3.300 * Nhận xét : Như vậy với hiệu suất xử lý của từng công đoạn trong quy trình công nghệ xử lý như trình bày trong bảng trên, thì chất lượng nước thải sau khi xử lý đều đạt QCVN 24:2009/BTNMT; cột A với Kq = 1,1; Kf = 1,0. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chất lượng nước thải đầu vào và ra có thể thay đổi nên cần phân tích mẫu thường xuyên để có giải pháp quản lý và xử lý kịp thời. 4.1.2. Chất lượng nước thải Để đánh giá chất lượng nước thải thải ra từ KCN, tiến hành phân tích mẫu ở các vị trí:trạm trung chuyển nước thải của KCN, đầu vào trạm XLNT tập trung của KCN và đầu ra trạm XLNT tập trung của KCN. Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải . Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009 (CộtA). Kq=1,1;Kf=1,0 Số lần vượt tiêu chuẩn Trạm trung chuyển nước thải của KCN pH - 7,36 6,6-9,9 ĐTC SS Mg/l 165 55 3 BOD5 mgO2/l 71 33 2,2 COD mgO2/l 316 55 5,7 T.N Mg/l 3,67 16,5 ĐTC T.P Mg/l 3,11 4,4 ĐTC Cd Mg/l 0,019 0,006 3,2 Ni Mg/l KPH 0,22 ĐTC Zn Mg/l 0,245 3,3 ĐTC Pb Mg/l 0,395 0,11 3,6 Cr (III) Mg/l KPH 0,055 ĐTC Cr (VI) Mg/l KPH 0,22 ĐTC As mg/l 5,614 0,006 935,7 Hg mg/l 2,325 0,006 387,5 T.Coliform MPN/100ml 1.100.000 3.300 333,3 Đầu vào trạm XLNT tập trung của KCN pH - 7,4 6,6-9,9 ĐTC SS Mg/l 131 55 2,4 BOD5 mgO2/l 47 33 1,4 COD mgO2/l 148 55 2,7 T.N Mg/l 7,48 16,5 ĐTC T.P Mg/l 3,38 4,4 ĐTC Cd Mg/l KPH 0,006 ĐTC Ni Mg/l 0,707 0,22 3,2 Zn Mg/l 0,271 3,3 ĐTC Pb Mg/l 0,061 0,11 ĐTC Cr (III) Mg/l 1,442 0,055 26,2 Cr (VI) Mg/l 0,218 0,22 ĐTC As mg/l 4,468 0,006 744,7 Hg mg/l 1,360 0,006 226,7 T.Coliform MPN/100ml 240.000 3.300 72,7 Đầu ra trạm XLNT tập trụng của KCN pH - 8,35 6,6-9,9 ĐTC SS Mg/l 71 55 1,3 BOD5 mgO2/l 22 33 ĐTC COD mgO2/l 59 55 1,1 T.N Mg/l 6,36 16,5 ĐTC T.P Mg/l 0,54 4,4 ĐTC Cd Mg/l 0,008 0,006 1,3 Ni Mg/l 0,062 0,22 ĐTC Zn Mg/l 0,019 3,3 ĐTC Pb Mg/l KPH 0,11 ĐTC Cr (III) Mg/l 0,071 0,055 1,3 Cr (VI) Mg/l 0,006 0,22 ĐTC As mg/l 0,345 0,006 57,5 Hg mg/l 0,061 0,006 10,2 T.Coliform MPN/100ml 24.000 3.300 7,3 Chú thích: ĐTC: đạt tiêu chuẩn KPH: không phát hiện * Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Nồng độ các chỉ tiêu cơ bản trong nước thải đầu ra của KCN Hố Nai đa số đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2009 cột A, tuy nhiên các chỉ tiêu như: SS, BOD5, COD, Cd, Pb, As, Coliform, Hg, còn vượt quy chuẩn. Ở đầu ra trạm XLNT tập trung của KCN ta thấy: SS vượt chuẩn 1,3 lần; COD vượt chuẩn 1lần; Cd vượt chuẩn 1,3 lần; Cr (III) vượt chuẩn 1,3 lần; As vượt chuẩn 57,5 lần; Hg vượt chuẩn 10,2 lần; T.Coliform vượt chuẩn 7,3 lần, trong đó: Hg, As, T.Coliform vượt chuẩn cao nhất. Nếu thải ra môi trường thì rất có hại cho sức khỏe của con người, ví dụ: nếu nhiễm As sẽ bị rồi loạn thần kinh, ung thư...; còn nếu nhiễm Hg sẽ gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh tạo nên sư run rẩy, khó khăn trong cách diễn đạt và năng hơn có thể gây chết người. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty Cổ phần KCN Hố Nai sẽ cố gắng khắc phục và vận hệ thống XLNT tập trung của KCN để khắc phục các chỉ tiêu trên cho đạt quy chuẩn quy định. 4.1.3. Chất lượng nước mặt (nguồn tiếp nhận) Để đánh giá được chất lượng nước mặt tại khu vực thải ra của KCN, tiến hành lấy mẫu phân tích ở các vị trí: tại nguồn xả suối giữa gần công ty Bình Hòa và tại vị trí cách nguồn xả thải của KCN 500m về phía hạ lưu. Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008 Cột B, Giới hạn B1 Số lần vượt tiêu chuẩn Suối giữa gần công ty Bình Hòa pH - 7,4 5,5-9 ĐTC SS mg/l 45 50 ĐTC BOD5 mgO2/l 15 15 ĐTC COD mgO2/l 47 30 1,6 T.N mg/l 1,78 2,3 ĐTC T.P mg/l 2,22 0,3 7,4 Cd mg/l 0,012 0,01 1,2 Ni mg/l KPH 0,1 ĐTC Zn mg/l 0,111 1,5 ĐTC Pb mg/l 0,042 0,05 0,8 Cr (III) mg/l KPH 0,5 ĐTC Cr (VI) mg/l KPH 0,04 ĐTC As mg/l 0,421 0,05 8,4 Hg mg/l 0,052 0,001 52 T.Coliform MPN/100ml 24.000 7.500 3,2 Cách điểm xả thải của KCN 500m về phía hạ lưu pH - 7,81 5,5-9 ĐTC SS mg/l 146 50 2,9 BOD5 mgO2/l 5 15 ĐTC COD mgO2/l 9 30 ĐTC T.N mg/l 1,08 2,3 ĐTC T.P mg/l 0,87 0,3 2,9 Cd mg/l 0,005 0,01 ĐTC Ni mg/l 0,006 0,1 ĐTC Zn mg/l 0,042 1,5 ĐTC pb mg/l 0,024 0,05 0,5 Cr (III) mg/l KPH 0,5 ĐTC Cr (VI) mg/l KPH 0,04 ĐTC As mg/l KPH 0,05 ĐTC Hg mg/l KPH 0,001 ĐTC T.Coliform MPN/100ml 2.400 7.500 ĐTC * Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu trong nước mặt đạt QCVN 08: 2008 cột B. Tuy nhiên, các chỉ tiêu như: BOD5, COD, Cd, Pb,As, Hg, T.P, Coliform vẫn còn vượt chuẩn. Ở vị trí suối giữa gần công ty Bình Hòa ta thấy: COD vượt chuẩn 1,6 lần, T.P vượt chuẩn 7,4 lần, Cd vượt chuẩn 1,2 lần, As vượt chuẩn 8,4 lần, Hg vượt chuẩn 52 lần, T.Coliform vượt chuẩn 3,2 lần. Còn ở vị trí xả thải cách KCN Hố Nai 500m về phía hạ lưu thì chỉ còn SS vượt chuẩn 2,9 lần, T.P vượt chuẩn 2,9 lần. Pb vượt chuẩn 0,8 lần. Cho thấy khả năng tự làm sạch của con suối còn tốt, nhưng nếu các chỉ tiêu trên không được xử lý triệt để trước khi xả ra con suối thì tới một lúc nào đó, khả năng tự làm sạch của nó sẽ không còn. 4.1.4. Chất lượng nước ngầm Hoạt động của KCN cò thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở lưu vực xung quanh KCN. Để đánh giá chất lượng nước ngầm tiến hành lấy mẫu phân tích ở các vị trí: lấy ở nhà dân cách trạm trung chuyển nước thải 100m và lấy ở nhà dân cách đường số 6 khoảng 50m. Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008 Số lần vượt tiêu chuẩn Lấy ở nhà dân cách trạm trung chuyển nước thải 100m pH - 6,47 5,5-8. ĐTC Nitrat mg/l 0,007 15 ĐTC Độ cứng mgO2/l 41 500 ĐTC Fe mg/l 0,145 5 ĐTC Cd mg/l 0,004 0,005 ĐTC Pb mg/l 0,014 0,01 1,4 Cr (VI) mg/l KPH 0,05 ĐTC As mg/l KPH 0,05 ĐTC T.Coliform MPN/100ml 23 3 7,7 Lấy ở nhà dân cách đường số 6 khoảng 50m pH - 7,52 5,5-8. ĐTC Nitrat mg/l KPH 15 ĐTC Độ cứng mgO2/l 165 500 ĐTC Fe mg/l 0,601 5 ĐTC Cd mg/l 0,005 0,005 ĐTC Pb mg/l 0,029 0,01 2,9 Cr (VI) mg/l KPH 0,05 ĐTC As mg/l KPH 0,05 ĐTC T.Coliform MPN/100ml <3 3 ĐTC * Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu trong nước ngầm đều đạt QCVN 09: 2008 chỉ có một số chỉ tiêu như: T.Coliform, Pb, Cd vượt chuẩn một vài lần. Ở vị trí nhà dân cách trạm trung chuyển nước thải 100m ta thấy: Pb vượt chuẩn 1,4 lần, T.Coliform vượt chuẩn 7,7 lần. Còn ở vị trí nhà dân cách đường số 6 khoảng 50m thì Pb vượt chuẩn 2,9 lần. 4.1.5. Nước mưa chảy tràn Hiện tại hệ thống thoát nước mưa của KCN Hố Nai đã được đầu tư hoàn chỉnh, tách riêng biệt vối hệ thống thoát nước thải. Dọc hệ thống cống thoát nước mưa, có bố trí các hố ga có song chắn rác để lắng sơ bộ các chất rắn lơ lững và cuối cùng thoát trực tiếp ra hệ thống cống thải tập trung của KCN Hố Nai. Để đánh giá chất lượng nước mưa chảy tràn tiến hành lấy mẫu phân tích ở cống thoát nước mưa cuối đường số 10. Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mưa chảy tràn Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009 Số lần vượt tiêu chuẩn Cống thoát nước mưa cuối đường số 10 ( gần công ty Tân Trung Dũng ) pH - 7,21 6,.6-9,9 ĐTC SS mg/l 29 55 ĐTC BOD5 mgO2/l 4 33 ĐTC COD mgO2/l 24 55 ĐTC T.N mg/l 1,.61 16,5 ĐTC T.P mg/l 0,33 4,4 ĐTC Cd mg/l 0,007 0,006 1,2 Ni mg/l 0,031 0,22 ĐTC Zn mg/l 0,564 3,3 ĐTC Pb mg/l KPH 0,11 ĐTC Cr (III) mg/l KPH 0,055 ĐTC Cr (VI) mg/l KPH 0,22 ĐTC As mg/l KPH 0,006 ĐTC Hg mg/l KPH 0,006 ĐTC T.coliform MPN/100ml 4.600 3.300 1,4 * Nhận xét chung: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước mưa chảy tràn cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu trong nước ngầm đều đạt QCVN 24: 2009 chỉ có chỉ tiêu T.P,coliform vượt chuẩn 1,4 lần, Cd vượt chuẩn 1,2 lần. 4.2. Khí thải Theo bảng thống kê tình hình xây dựng vận hành hệ thống xử lý khí thải của các doanh nghiệp trong KCN Hố Nai ta thấy: Hiện tại trong KCN Hố Nai có 90 nhà máy có khí thải công nghiệp nhưng chỉ có 23 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải, còn lại 67 doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải và chỉ có 1 doanh nghiệp được cơ quan nhà nước thẩm định (xem phụ lục 1 bảng 5). Để đánh giá chất lượng không khí tiến hành lấy mẫu phân tích ở các vị trí: tại Ngã tư 9-10, tại Ngã tư 5-2 và tại Ngã tư 5-6 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng không khí STT Thông số Đơn vị Kết quả (1) Kết quả (2) Kết quả (3) QCVN 19:2009 1 Nhiệt độ 0C 35,.5 37 34,6 - 2 Độ ẩm % 59,7 53,3 60,2 - 3 Tốc độ gió m/s 1,08 1,42 0,67 - 4 Hướng gió Độ lệch so với hướng Bắc 280 6.280 280 - 5 Độ ồn dBA 59,2-73,.6 62,3-66,4 54,6-77,8 - 6 Bụi mg/m3 0,43 0,38 0,58 0,3 7 SO2 mg/m3 0,174 0,164 0,282 0,35 8 NO2 mg/m3 0,106 0,095 0,153 0,2 9 CO mg/m3 6,8 5,6 9,7 30 Chú thích: (1): Kết quả phân tích chất lượng không khí tại Ngã tư 9-10 (2): Kết quả phân tích chất lượng không khí tại Ngã tư 5-2 (3): Kết quả phân tích chất lượng không khí tại Ngã tư 5-6 * Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 19:2009; cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trường không khí trong KCN Hố Nai đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có chỉ tiêu Bụi vượt chuẩn 0,3 lần, SO2 vượt chuẩn 0,35 lần, NO2 vượt chuẩn 0,2 lần, CO vượt chuẩn 30 lần. Khí CO rất có hại cho con người đặc biệt nguy hại với thai nhi và người bệnh tim do áp lực của Hêmôglobin trong máu đối với oxit cacbon lớn hơn 200 lần so với ôxy, nên CO cản trở vận chuyển ôxy từ máu vào tới các mô. Vì thế, để vận chuyển cùng một lượng ôxy cần thiết phải bơm máu nhiều hơn. Cho nên cần phải có biện pháp xủ lý triệt để hơn nữa các khí ô nhiễm trên. 4.3. Chất thải rắn CTR phát sinh tại các nhà máy trong KCN Hố Nai đều được phân loại tại nguồn, sau đó các nhà máy tự hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Theo chỉ thị 04/CT-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ Phần KCN Hố Nai đang tiến hành các bước để tiếp nhận nguồn chất thải sinh hoạt và nguy hại vào năm 2011. 4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH phát sinh tại các nhà máy được thu gom, tập trung đúng nơi quy định sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. 4.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Chất thải loại này cũng được các công ty, nhà máy trong KCN Hố Nai thu gom, phân loại tại nguồn và tập trung đúng nơi quy định. Một số chất thải rắn như: vải vụn, sợi, mạt kim loại, vụn kim loại… Các nhà máy sẽ sử dụng để tái chế hoặc bán cho các ngành công nghiệp khác có nhu cầu. Các chất thải rắn không có khả năng tái chế, các nhà máy tự thỏa thuận hợp đồng với các đơn vị có chưc năng thu gom và xử lý. 4.3.3. Chất thải nguy hại Theo quy định, các nhà máy tại KCN Hố Nai có phát sinh chất thải nguy hại đều phải tiến hành lập thủ tục đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, để từ đó có cơ sở hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Hiện nay, trong KCN Hố Nai có 56 Doanh nghiệp đăng ký Chủ nguồn thải còn 34 doanh nghiệp chưa có sổ đăng ký chủ nguồn thải. Một số công ty đã đăng ký chủ nguồn thải nhưng chưa làm hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom do có một số khó khăn khách quan là số lượng CTNH của các doanh nghiệp ít, nên các đơn vị có chức năng thu gom không làm hợp đồng vì KCN Hố Nai xa chi phí đi lại cao không đủ chi phí để thực hiện thu gom. Hiện tại Công ty Cổ phần KCN Hố Nai đang liên hệ với các đơn vị có chức năng để làm hợp đồng tập trung tạo điền kiện cho các Doanh nghiệp trong KCN hố Nai thực hiện theo đúng luật cũng như các đơn vị thu gom khỏi gặp khó khăn (xem phụ lục 1 bảng 6). Bảng 4.7: Bảng thống kê tình hình thu gom CTR tại KCN Hố Nai STT Loại hình CTRSH kg/ngày CTRCN kg/ngày CTNH kg/ngày Tổng kg/ngày 1 Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô 17.402 288.820 11.559,3 317.781,3 2 Công nghiệp nhẹ 22.903 184.327 9.792,1 217.022,1 3 Công nghiệp lắp ráp linh kiện điện, điện tử 3.378 32.795 1.640 37.813 4 Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm 150 680 24 854 5 Công nghiệp may mặc 395 980 147.7 1.522,7 6 Công nghiệp chế biến gỗ 1.112 2.715 200 4.027 7 Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc 600 1.750 105 2.455 8 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. 150 0 0 150 9 Tổng khối lượng chất thải rắn 46.090 512.067 23.468,1 581.625,1 Theo bảng thống kê tình hình thu gom chất thải rắn tai KCN Hố Nai ta thấy: ∑CTRSH của loại hình công nghiệp nhẹ là cao nhất 22.903 kg/ngày, chiếm 49,7% tổng lượng CTRSH của toàn KCN. ∑CTRCN của loại hình công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô là cao nhất 288.820 kg/ngày, chiếm 56,4% tổng lượng CTRCN của toàn KCN. ∑CTRNH của loại hình công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô là cao nhất 11.559,3 kg/ngày, 49,3% tổng lượng CTNH của toàn KCN. 4.4. Tiếng ồn và rung Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc và thiết bị sản xuất của các nhà máy điển hình như các nhà máy gia công cơ khí có sử dụng các máy móc (máy dập, máy tiện, máy cắt, máy nén khí…). Hiện tại, trong KCN Hố Nai để giảm thiểu tiếng ồn và rung đều do các nhà máy trong KCN Hố Nai tự khắc phục như: bố trí các máy móc gây ồn trong khu sản xuất cách xa các khu vực khác, đối với công nhân trực tiếp vận hành máy thì dùng nút bịt tai chống ồn. 4.5. Phòng chống sự cố cháy nổ Để phòng chống sự cố cháy nổ KCN Hố Nai đã thực hiện các biện pháp sau: - Thành lập đội Phòng cháy chữa cháy của KCN, định kỳ tập luyện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy của KCN 4.6. Tổng hợp các vấn đề môi trường còn tồn tại trong KCN Hố Nai - 57/90 doanh nghiệp chưa có hệ thống XLNT cục bộ; - 8 doanh nghiệp có hệ thống XLNT nhưng chưa được cơ quan nhà nước thẩm định; - 20 doanh nghiệp chưa có văn bản đấu nối hạ tầng; - Các chỉ tiêu: SS, COD, Cd, Pb, As, Hg, Cr(III), T.Coliform trong nước thải còn vượt tiêu chuẩn cho phép; - Các chỉ tiêu: SS, COD, Pb, As, Hg, T.Coliform trong nước mặt còn vượt tiêu chuẩn cho phép; - Các chỉ tiêu: Cd, Pb, T.Coliform trong nước ngầm còn vượt tiêu chuẩn cho phép; - 90 nhà máy có phát sinh khí thải nhưng chỉ có 23 nhà máy có hệ thống xử lý khí thải và 1 nhà máy là công ty TNHH ắc quy GS VN được cơ quan nhà nước thẩm định; - Các chỉ tiêu: Bụi, SO2, NO2, CO còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Chủ yếu là do các doanh nghiệp thuộc nhóm: công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô; công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp các linh kiện điện, điện tử và công nghiệp chế biến gỗ chưa có hệ thống xử lý khí thải; - 34/90 doanh nghiệp chưa lặp sổ đăng ký chủ nguồn thải. Do đó, trong chương 5 tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý các chất ô nhiễm trên. CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLMT TẠI KCN HỐ NAI Dựa trên các kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy: - Về nước thải thì các chỉ tiêu như: SS, COD, Cd, Pb, As, Hg, T.Coliform còn vượt tiêu chuẩn cho phép. - Về khí thải thì các chỉ tiêu như: bụi, SO2, NO2, CO cũng vượt tiêu chuẩn cho phép. - Về CTR còn 34 doanh nghiệp chưa lặp sổ đăng ký chủ nguồn thải. Cho nên, trong chương này tôi sẽ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLMT tại KCN Hố Nai như: - Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT + Biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT không khí. + Biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT nước. + Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do CTR. + Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung. + Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ mang tính cuối đường ống. Để KCN Hố Nai phát triển theo hướng bền vững và lâu dài tôi xin đề xuất 2 giải pháp sau: - Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001. - Hướng tới xây dựng KCN Hố Nai thành KCN sinh thái. 5.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT 5.1.1. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT không khí 5.1.1.1. Biện pháp chung Các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc chung lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của KCN đã đặt ra. - Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp sẽ được áp dụng những công nghệ xử lý cho từng loại hình sản xuất, khí thải sau khi xử lý đạt Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 và các khí độc hại khác, trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi, lò sấy, … nhằm bảo đảm Tiêu chuẩn/Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động. Các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào KCN bảo đảm tỷ lệ diện tích trồng cây xanh tối thiểu đạt 15% diện tích của nhà máy, xí nghiệp, nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí tại từng nhà máy, xí nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong KCN thay thế các nhiên liệu có nhiều chất độc hại, bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (như sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao thay thế bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, hoặc từ dùng dầu chuyển sang dùng khí đốt như khí LPG, khí hóa than, khí gas... ). Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít phát sinh bụi. Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và giảm thiểu ô nhiễm tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. 5.1.1.2. Các biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí Các nhà máy, xí nghiệp trong KCN có thể lựa chọn các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí theo đặc thù của ngành sản xuất. Các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí cho các nhà máy, xí nghiệp trong KCN được trình bày trong bảng sau: Bảng 5.1: Phương án khống chế và hiệu suất xử lý ô nhiễm không khí STT Ngành sản xuất Phương án khống chế ô nhiễm Hiệu suất xử lý (%) 01 Ngành điện gia dụng, điện tử và điện lạnh - Lọc bụi tĩnh điện - Hấp thụ hơi axít bằng dung dịch kiềm. - Thông thoáng nhà xưởng. 90 - 98 02 Ngành chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí - Hấp thụ hơi axít bằng kiềm (khu vực làm sạch bề mặt kim loại). - Thông thoáng nhà xưởng; 80 – 95 03 Ngành hương liệu hóa mỹ phẩm - Sử dụng máy Ozon khử mùi hôi; - Thông thoáng nhà xưởng. 70 - 80 04 Ngành dệt may, may mặc, chế biến gỗ và trang trí nội thất - Xyclon lọc bụi và lọc bụi tay áo; - Thông thoáng nhà xưởng. 90 – 95 05 Ngành sản xuất sơn công nghiệp - Lọc bụi tĩnh điện; - Hấp phụ hơi dung môi; - Thông thoáng nhà xưởng. 90 – 98 06 Ngành vật liệu xây dựng - Tổ hợp Xyclon để xử lý bụi; - Hấp thụ HF bằng dung dịch kiềm; - Lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp; - Thông thoáng nhà xưởng. 80 - 90 07 Khói thải lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện - Xyclon lọc bụi; - Hấp thụ khí thải bằng dung dịch kiềm; - Phát tán qua ống khói; - Thay đổi nhiên liệu đốt. 80 – 95 Trên đây là các công nghệ xử lý khí thải có thể áp dụng cho từng ngành nghề sản xuất khác nhau, nhằm khống chế, kiểm soát và xử lý ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Trong đó, các doanh nghiệp dựa vào đặc tính khí thải phát sinh của nhà máy, xí nghiệp để lựa chọn các phương pháp xử lý khí thải cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của từng doanh nghiệp. Như vậy, nếu sử dụng các biện pháp trên đây thì các chất ô nhiễm như: bụi, SO2, NO2, CO sẽ được giảm thiểu đáng kể. 5.1.2. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT nước Biện pháp để khống chế và giảm thiểu ÔNMT đối với nước thải gồm: việc kiểm soát và xử lý triệt để NTCN, NTSH và nước mưa chảy tràn. Cụ thể như sau: 5.1.2.1. Phương án thoát nước và quản lý nguồn nước thải a. Phương án thu gom nước thải và thoát nước mưa Hệ thống thu gom nước thải của KCN: Nước thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp sẽ được thu gom và xử lý cục bộ đạt yêu cầu đấu nối của KCN, sau đó xả ra hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN dẫn về trạm XLNT tập trung để xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT cột A với Kq = 1,1; Kf = 1,0 trước khi xả ra Suối Nhỏ. Nước mưa chảy tràn được thu gom theo hệ thống cống thoát nước mưa riêng (so với hệ thống thoát nước thải) từ các nhà máy, xí nghiệp, sau đó dẫn về hệ thống cống thoát nước mưa chung và được xả trực tiếp ra Suối Nhỏ. Nước thải công nghiệp Nước mưa chảy tràn Hệ thống XLNT cục bộ Hệ thống XLNT tập trung KCN Suối Nhỏ Hố ga Hệ thống thoát nước chung Hình 7: Sơ đồ phương án thoát nước và XLNT của KCN b. Quản lý nước thải Để đảm bảo cho hệ thống XLNT tập trung của KCN hoạt động ổn định, toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp được xử lý cục bộ đạt yêu cầu đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN, nồng độ cho phép các thông số trong nước thải đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Hố Nai được trình bày trong (phụ lục 1 bảng 7). Để quản lý chất lượng nước thải ra từ các doanh nghiệp trước khi các doanh nghiệp này xả vào cống chung của KCN thì KCN Hố Nai cần lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải bao gồm các thiết bị đo đặt ở vị trí nước thải đầu ra của các doanh nghiệp và trạm xử lý nước thải tập trung của KCN; dùng để thu nhận dữ liệu ban đầu và chuyển về trạm trung tâm để xử lý số liệu tổng hợp. Tại các trạm này sử dụng các phần mềm thu nhận và quản lý dữ liệu nhằm phục vụ việc phân tích và tổng hợp số liệu về chất lượng nước thải ở những nơi được đo. Hệ thống có thể xác định được mức độ ô nhiễm của nước qua những thông số về độ pH, lượng chất rắn lơ lửng, nhu cầu ôxy hóa học, lưu lượng nước... Thay vì kiểm tra định kỳ như trước đây, hệ thống này có thể kiểm soát chất lượng nước một cách liên tục, thu thập và phân tích dữ liệu cho ra kết quả ngay lập tức. Hình ảnh từ các camera, các số liệu đo đạc được truyền về Trạm điều hành. Từ trạm điều hành, các cán bộ có thể theo dõi hình ảnh vận hành hệ thống xử lý nước thải, theo dõi nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp, đồng thời có thể lấy mẫu nước thải từ xa khi chủ nguồn nước thải xử lý nước không đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường thông qua thiết bị lấy mẫu tự động. 5.1.2.2. Phương án XLNT tại nguồn Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN gồm có NTSH và NTSX. Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom và xử lý cục bộ tại các nhà máy, xí nghiệp, cụ thể như sau: a. Nước thải sản xuất NTSX phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Đặc tính nước thải sẽ phụ thuộc vào loại hình sản xuất, do đó tùy thuộc vào đặc tính nước thải mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn những công nghệ xử lý khác nhau, sao cho việc XLNT là hiệu quả nhất về kinh tế và đáp ứng được yêu cầu đấu nối vào trạm XLNT tập trung của KCN. b. Nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh từ nhà ăn, bồn rửa chén có chứa dầu mỡ được thu gom đưa về bể tách dầu, sau đó dẫn về hệ thống XLNT cục bộ tại nhà máy, xí nghiệp. Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại, sau đó thu gom dẫn về hệ thống XLNT cục bộ tại nhà máy, xí nghiệp để xử lý cùng với NTSX. 5.1.2.3. Phương án XLNT tập trung của KCN Nước thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp sau khi xử lý sơ bộ đạt yêu cầu đấu nối sẽ được thu gom toàn bộ dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT; cột A với Kq = 1,1; Kf = 1,0 trước khi xả ra Suối Nhỏ. * Công nghệ xử lý [18] Do công nghệ xử lý cũ đạt hiệu quả chưa cao: tốn hóa chất, không có hệ thống tách dầu, cần diện tích lớn cho bể xử lý sinh học và khó vận hành. Dẫn đến còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn cho phép như: SS, COD, Cd, Pb, As, Hg, T.Coliform… Từ những nhược điểm trên, tôi xin đề xuất công nghệ này nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trên. Nước thải Cặn rác Song chắn rác Chôn lấp Hầm bơm Chôn lấp Cát Bể lắng cát Thải bỏ theo quy dịnh Dầu thải Bể tách dầu Nước dư Axit, kiềm, phèn polime Bể chứa nước thải Keo tụ tạo bông Bùn Thải bỏ theo quy định Máy ép Bể chứa bùn hóa lý Dưỡng khí, chất dinh dưỡng Bể lắng hóa lý Bể trung hòa, pha trộn dinh dưỡng Bùn tuần hoàn Bể nén bùn Bùn dư ca8n5 Bể SBR Hóa chất khử trùng Thiết bị ép bùn khung bản Bể khử trùng Sông Đồng Nai TCVN 5945-2005 cột A Phân Compost Hình 8: Sơ đồ phương án công nghệ XLNT tập trung của KCN Hố Nai Song chắn rác: Dùng loại chất thải có kích thước lớn, tránh tắc nghẽn bơm, đường ống, kênh dẫn và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Đặt song chắn rác làm sạch bằng cơ giới nhằm tự động hóa dây chuyền. Trong dây chuyền công nghệ không sử dụng máy nghiền rác, để không gia tăng hàm lượng SS trong nước thải, tránh nâng cao công suất trạm xử lý, và có thể gây tắc nghẽn hệ thống phân phối khí của bể điều hòa. Bể lắng cát: Nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Trong nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này. Vì vậy trong trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát. Bể lắng cát thường được đặt phía sau song chắn rác và trước bể lắng đợt 1. Đôi khi người ta đặt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên, việc đặt sau song chắn có lợi cho việc quản lý bể lắng cát hơn. Trong bể lắng cát các thành phần cần loại bỏ, lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân của chúng. Có hai loại: bể lắng cát không thổi khí và bể lắng cát thổi khí. Bể lắng cát thổi khí đảm bảo cặn hữu cơ ở trạng thái lơ lửng, hiệu quả lắng cát tốt, tách bớt cặn hữu cơ bám quanh hạt cát, cát sạch hơn, thành phần vô cơ chiếm 90 – 95%, cát để lâu không gây mùi hôi Chọn thiết kế bể lắng cát không thổi khí vì lượng cặn có trong nước thải không lớn lắm, vẫn đảm bảo hiệu quả nếu thiết kế hợp lý lại tiết kiệm năng lượng cho phần sục khí. Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và thành phần các chất trước khi vào các công trình xử lý tiếp theo nhằm tăng tính ổn định của hệ thống xử lý. Sử dụng hệ thống sục khí để tránh tình trạng kị khí, giảm mùi, ngoài ra cũng để khuấy trộn đều các thành phần trong nước thải… Bể điều hòa có tác dụng dự trữ nước để các công trình hoạt động 24h/ngày: vì lưu lượng nước cần phải xử lý là không đổi, khi đó thể tích bể điều hòa lớn, các công trình phía sau nhỏ. Bể chứa nước thải: bể chứa nước thải chỉ có tác dụng chứa nước thải trong 1h, nhằm chứa nước phục vụ cho bể keo tụ tạo bông. Bể keo tụ tạo bông: Hệ thống XLNT hiện hữu không có bể keo tụ tạo bông nên các kim loại nặng như: Cr (III), As, Hg, Cd, Pb còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong phương án này sẽ đề xuất xây dựng bể keo tụ tạo bông để tạo điều kiện cho các hạt lơ lửng trong nước có khả năng kết dính với nhau giúp quá trình lắng xảy ra nhanh hơn. Bể còn được cung cấp chất hóa học giúp xử lý các chất hóa học (Đặc biệt là Crôm) có trong nước thải công nghiệp. Để xử lý Crôm cần khử Crôm hóa trị 6 xuống Crôm hóa trị 3 sau đó keo tụ hydroxit Crôm hóa trị 3. Hóa chất được sử dụng là FeSO4.7H2O. Vì việc khử Cr xảy ra hiệu quả ở môi trường có pH thấp (pH < 3) nên Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+. Sau quá trình khử Cr6+ thành Cr3+, NaOH được thêm vào nhằm nâng pH lên khoảng 8 – 9,9 tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết tủa Cr(OH)3. Phản ứng tổng quát: Cr6+ + Fe2+ + H+ Cr3+ + Fe3+ Cr3+ + 3OH Cr(OH)3 Bể SBR: Rời bể keo tụ tạo bông, nước sẽ đước dẫn qua bể lắng hóa lý, rồi qua bể trung hòa, pha trộn dinh dưỡng vào bể SBR. Tại bể SBR, sau khi kết thúc quá trình phản ứng, nước được lắng rồi khử trùng trước khi thải ra môi trường. Bể thổi khí: Dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan và các chất lơ lửng có trong nước thải. Hiệu quả xử lý có thể đạt 90%. Thông qua quá trình này khử một phần nitrate (30% - 40%). Vì lưu lượng xử lý Q = 4.000m3/ngđ > 1.000 m3/ngđ số lượng bể 2 bể. Chọn 2 bể thổi khí. Bể khử trùng: Nước sau bể lắng đợt 2 được đưa qua bể khử trùng. Tại bể này nước được khử trùng nhằm đảm bảo nước trước khi xả ra nguồn tiếp nhận không còn vi trùng, virut gây và lây lan bệnh. Các phương pháp khử trùng thường dùng clo, ozon, tia cực tím. Trong phương án xử lý này không dùng ozon, tia cực tím để khử trùng do chi phí cao, do đó lựa chọn clo để khử trùng vừa tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo được tiêu chuẩn xả thải. Cl2 + H2O HCl + HOCl Axit Hypocloric (HOCl) là một axit rất yếu, không bền và dể phân hủy thành HCl và oxy nguyên tử HOCl HCl + O Hoặc có thể phân ly thành H+và OCl- HCOl H++ OCl- Cả HCOl, OCl- và oxy nguyên tử đều là những chất oxi hóa mạnh có khả năng khử trùng nước. Xử lý bùn Bể nén bùn là quá trình làm tăng nồng độ cặn bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp, làm cho khối lượng phải vận chuyển và thể tích ở các công trình sau giảm đi. Trong phương án này lựa chọn thiết bị băng tải. Phương án thi công xây dựng công trình Lựa chọn phương án hợp khối các công trình để giảm chi phí xây dựng cũng như để tiết kiệm diện tích. * Ưu điểm: - Có hệ thống tách dầu và các chất nổi; -Bể điều hòa giúp ổn định quá trình xử lý -Có hệ thống xử lý bùn cặn - 2 modum xử lý sinh học, hiệu quả xử lý cao, tránh sự cố -Tương đối dễ vận hành và quản lý, đảm bảo tính kĩ thuật -Không tốn chi phí xây dựng bể lắng. - Các công trình không quá lớn nên tiết kiệm diện tích. Nước dư 5.1.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do CTR Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp CTR CTR không nguy hại CTR nguy hại Trạm trung chuyển CTR Đơn vị thu gom Xử lý theo quy định CTR sinh hoạt Để giải quyết vấn đề CTR phát sinh từ hoạt động của KCN Hố Nai, CTNH sẽ được thu gom, xử lý tuân thủ theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và Quyết định số 23/2006/QĐ.BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sơ đồ nguyên lý quản lý CTR của KCN được thể hiện ở hình sau: Hình 9: Sơ đồ quản lý CTR không nguy hại và CTNH 5.1.3.1. Biện pháp thu gom và phân loại Chủ đầu tư KCN sẽ yêu cầu các Chủ doanh nghiệp trong KCN cam kết thực hiện việc thu gom và phân loại CTR tại nguồn phát sinh. Trong từng mỗi nhà máy, xí nghiệp trong KCN sẽ được xây dựng một khu lưu chứa CTR, trong khu này sẽ được phân làm 03 khu nhỏ, mỗi khu chứa một loại chất thải khác nhau. Ngoài ra, trang bị 03 loại thùng chứa chất thải chuyên dụng, chứa 03 loại CTR khác nhau, trên mỗi thùng có ghi chú từng loại chất thải được chứa trong mỗi thùng, hoặc được sơn màu khác nhau tùy theo quy định, thường là : Thùng màu xanh : được sử dụng để chứa các loại CTRSH thông thường; Thùng màu vàng : được sử dụng để chứa các loại CTRCN không nguy hại; Các thùng màu đỏ : được sử dụng để chứa các loại CTNH khác nhau. Các thùng chứa đều được lót bên trong bằng túi nilon để thuận lợi cho việc thu gom. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, thu dọn tại các khu vực để thùng chứa chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất chất thải tràn lan gây ÔNMT. Các thùng chứa CTR ở khu lưu chứa CTR trong các nhà máy, xí nghiệp sẽ được xe chuyên dụng của KCN vận chuyển về trạm trung chuyển CTR tập trung của KCN theo định kỳ. 5.1.3.2. Biện pháp không chế ô nhiễm tại trạm trung chuyển CTR tập trung Trạm khu trung chuyển CTR tập trung của KCN được xây dựng với diện tích 4.000 m2 có tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước, mái che lợp tôn, xung quanh có hệ thống thoát nước mưa và được chia làm 3 khu. Khu lưu giữ CTRCN không nguy hại: Được xây dựng tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước, mái che lợp tôn, có diện tích là 1.500 m2, thuận tiện cho công tác vận chuyển chất thải. Khu lưu trữ CTRSH : Được xây dựng tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước rỉ rác, mái che lợp tôn, có diện tích là 1.500 m2, thuận tiện cho công tác vận chuyển chất thải. Khu lưu giữ CTR nguy hại: Được xây dựng có diện tích 1.000 m2, tường bao, nền bê tông chống thấm, mái lợp tôn. Tại bãi trung chuyển, CTRSH thông thường và CTRCN không nguy hại được đổ đúng khu vực quy định cho từng loại chất thải. Riêng CTNH sẽ được lưu trữ trong những thùng chuyên dụng có nắp đậy và sếp vào khu lưu chứa CTNH. Tại khu lưu chứa CTRSH thông thường và CTRCN không nguy hại, sẽ được rải vôi và phun chế phẩm để khử mùi, duyệt côn trùng. Sau khi chất thải được tập trung về trạm trung chuyển, Chủ dự án sẽ thuê các đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý theo định kỳ, 2 ngày/lần đối với CTRCN thông thường, còn đối với CTRSH thì 1 ngày/lần và đối với CTNH 2 lần/tuần. 5.1.3.3. Giảm thiểu phát thải Khuyến khích các Nhà đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, các loại hình công nghiệp sạch, máy móc thiết bị trong quy trình công nghệ sản xuất mới hoàn toàn, tự động hóa sản xuất và nâng cao tây nghề của công nhân vận hành. Đối với các nhà máy, xí nghiệp phát sinh nhiều CTR : Cải tiến các quy trình công nghệ và vận hành máy móc; Thay đổi nguyên liệu đầu vào; Sử dụng nguyên liệu hợp lý, thu hồi và tái sử dụng tại chỗ; Khuyến khích sử dụng những phương pháp thay thế, hoặc sử dụng những nguyên, nhiên liệu thay thế giảm phát thải hoặc phát thải nhưng ít độc hại hơn. Ví dụ: Chuyển đổi các công đoạn mạ kim loại có sử dụng xyanua sang sử dụng dung dịch mạ bằng axit, như vậy sẽ giảm được lượng CTNH chứa xyanua. 5.1.4. Biện pháp khống chế tiếng ồn và độ rung Áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn, độ rung từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tùy thuộc vào từng loại hình công nghiệp, quy trình sản xuất mà các nhà máy có thể áp những những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung khác nhau. Tăng cường trồng cây xanh dọc hai bên đường giao thông để ngăn cản tiếng ồn. Đồng thời tiến hành lập các chốt bảo vệ ở những đường chính vào KCN để kiểm soát tốc độ và khối lượng vận chuyển của các phượng tiện giao thông vận tải ra vào KCN. 5.1.5. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ Các bồn chứa, bình đựng nhiên liệu cần bảo đảm thiết kế bộ phận an toàn, có thiết bị theo dõi nhiệt độ, báo cháy; Chọn vị trí chứa nhiên liệu không có độ nhạy cảm môi trường cao, tránh khu vực dân cư, rừng; Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom riêng biệt; Khu vực kho chứa nhiên liệu có đê bao quanh tránh tràn nhiên liệu khi có sự cố; Trang bị hệ thống PCCC và tập huấn cho công nhân phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra và nhận thức được vấn đề BVMT. Chủ dự án phối hợp với đội PCCC ở cấp huyện và cấp tỉnh để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố. 5.2. Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001 5.2.1. Nội dung Để KCN Hố Nai đạt được tiêu chuẩn ISO 14001 thì tất cả các nhà máy trong KCN Hố Nai cần nổ lực đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu về cải thiện, bảo vệ làm cho môi trường sạch – đẹp – an toàn và sản xuất tiết kiệm bằng nhận thức và nâng lực không ngừng được nâng cao. Để đạt được, Ban giám đốc của từng nhà máy cần cam kết: - Tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các yêu cầu khác liên quan. - Xác định đầy đủ các tác động môi trường có ý nghĩa gây ra bởi họat động, sản phẩm và dịch vụ cuûa nhà máy mình. - Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng, nguyên vật liệu. - Tăng cường các biện pháp quản lý chất thải hiệu quả. - Cải tiến liên tục công tác QLMT nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp. - Thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ –công nhân viên về bảo vệ và QLMT. 5.2.2. Thực hiện Hiện nay, KCN Hố Nai có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, kỹ thuật chuyên môn tốt. Vì vậy, để thực hiện chương trình QLMT hiệu quả thì những việc làm sau là cần thiết: - Đưa công tác BVMT trực tiếp vào công việc của từng thành viên theo quy trình và thủ tục rõ ràng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công việc nói chung và công tác BVMT nói riêng. - Đại diện lãnh đạo của từng nhà máy có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, điều hành, giám sát và khắc phục hệ thống QLMT, báo cáo kết quả hoạt động cho ban lãnh đạo xem xét và làm cơ sở cải tiến hệ thống QLMT. - Chính sách môi trường cần được lập thành văn bản. Thực hiện, duy trì và thông tin liện lạc tới các nhân viên và nhà thầu về chính sách bằng cách: - Tóm tắt chính sách môi trường cho các nhân viên, nhà thầu mới. - Tóm tắt lại chính sách môi trường trong các cuộc họp với nhân viên hoặc nhà thầu. - Đưa chính sách môi trường lên các bảng thông báo, các biểu ngữ hoặc dạng thẻ trong căn tin. - Cung cấp thông tin về chính sách môi trường trên các bản tin của công nhân. - Đưa chính sách môi trường vào hợp đồng làm việc. - Để chính sách môi trường tại các khu vực như căn tin, nơi để máy photocopy hoặc máy fax. Công bố chính sách môi trường ra cộng đồng bằng cách đưa chính sách môi trường vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của KCN Hố Nai, thư viện tỉnh Đồng Nai và trên trang Web. - Để thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống QLMT, ban lãnh đạo của từng nhà máy cần xác định các nguồn lực cần thiết cũng như vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ công nhân viên. Để tiến tới đạt chứng chỉ ISO 14001 thì việc chuẩn bị là hết sức cần thiết do đó mỗi nhà máy trong KCN Hố Nai cần thành lập Ban ISO bao gồm: - Một trưởng ban: là lãnh đạo Công ty (có thể là giám đốc hoặc phó giám đốc) - Hai Phó trưởng ban: trong đó một Phó trưởng ban là người chuyên trách về môi trường trong công ty, một Phó trưởng ban là chuyên viên môi trường thuộc một tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty. - Các thành viên: bao gồm các kỹ sư thuộc ban ATLĐ & MÔI TRƯỜNG, các phòng ban khác trong công ty và các tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty. 5.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực QLMT Cần thành lập một bộ phận chuyên trách về QLMT có trách nhiệm QLMT và tăng cường công tác đào tạo cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực QLMT KCN, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ÔNMT. Bộ phận chuyên trách về QLMT với cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình sau: Phòng QLMT Tổ vệ sinh môi trường và quản lý cây xanh Tổ kiểm, tra giám sát môi trường ở các nhà máy, xí nghiệp Tổ vận hành trạm XLNT Hình 10 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng QLMT của KCN Hố Nai Bố trí nhân sự của phòng QLMT như sau: Lãnh đạo phòng : 03 người Tổ vệ sinh môi trường và quản lý cây xanh : 10 người Tổ kiểm tra, thanh tra : 6 người Tổ vận hành trạm XLNT tập trung : 12 người Tổng cộng : 41 người Thường xuyên kiểm tra công tác BVMT tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN có khả năng xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT. Thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp theo quy định. Khắc phục ÔNMT do hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp gây ra theo quy định. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho cán bộ công nhân viên và các Chủ doanh nghiệp. Cụ thể: - Giáo dục cho cán bộ công nhân viên và các Chủ doanh nghiệp ý thức BVMT sống và làm việc là “Bảo vệ chính mình”. Luôn nhận thức môi trường là tài sản, là nguồn sống nên cần giữ gìn và bảo vệ; - Đối với các Chủ doanh nghiệp sẽ được tuyên truyền, học tập và ký cam kết về vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và BVMT tại nhà máy, xí nghiệp của mình; - Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý các nguồn nước, nhiên liệu (khí đốt, điện...) cho các Chủ doanh nghiệp; - Tổ chức tập huấn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức BVMT cho các Chủ doanh nghiệp trong KCN. Phổ biến các văn bản pháp luật về BVMT đến từng người lao động; - Thường xuyên phát động quét dọn, tổng vệ sinh trong phạm vi dự án. Công tác này cần đảm bảo thường xuyên, không chỉ diễn ra vào dịp có những ngày lễ lớn (Quốc khánh, Tết, ngày môi trường thế giới 5/6...); - Giáo dục cán bộ công nhân viên ý thức không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, không vứt đầu mẩu thuốc lá, bã kẹo cao su, khạc nhổ bừa bãi,… - Có các hình thức khen thưởng, phê bình và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm đối với BVMT cũng như gây ÔNMT; - Phát động ý thức trồng và bảo vệ cây xanh ở từng nhà máy, xí nghiệp, nghiêm cấm mọi hành vi phá hủy cây xanh vì các mục đích cá nhân; - Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT; - Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT; - Các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nước thải sẽ nộp phí XLNT cho Chủ dự án, còn Chủ đầu tư sẽ nộp phí BVMT. 5.2.4. Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường Giáo dục môi trường trong KCN Hố Nai là một trong những nội dung, biện pháp giáo dục môi trường cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn, sinh động và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức về BVMT cho các cán bộ công nhân viên chức trong KCN. Những thông tin về bảo vệ môi trường như tờ rơi, tranh cổ động, áp phích tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn… được dán trên các bảng thông tin đặt nơi có nhiều công nhân viên chức qua lại như nhà ăn, phòng họp, nhà căng tin… sẽ có tác dụng tốt trong việc truyền đạt những thông tin về môi trường đến công nhân viên chức trong KCN. Việc tổ chức phong trào “Xanh, Sạch, Đẹp” trong KCN là hướng công nhân viên chức vào những việc làm cụ thể về BVMT trong thực tiễn sản xuất và cũng trên cơ sở đó nâng cao thêm một bước nhận thức BVMT cho công nhân viên chức và người lao động. Thông qua phong trào BVMT trong công ty, người lao động sẽ tự giác làm chủ trong việc ngăn ngừa giảm thiểu sự ÔNMT tại nơi mình làm việc và cũng ngăn ngừa sự ô nhiễm cho môi trường xung quanh KCN. Như vậy, giáo dục môi trường trong các nhà máy sẽ góp phần mang lại những hiệu quả về BVMT và cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho KCN như tạo ra những sản phẩm sạch có chất lượng cao, tăng thêm uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng, môi trường lao động trong KCN cũng được cải thiện hơn. 5.3 Hướng tới xây dựng KCNST Trong những KCN đã phát triển ở nước ta, KCN Hố Nai là KCN mới thành lập còn non trẻ (1998), tập hợp nhiều CSSX, cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau và góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, KCN Hố Nai đã có 90 CSSX đi vào hoạt động. Nếu phân loại theo loại hình công nghiệp, các CSSX này tập trung vào 8 loại hình chính sau: công nghiệp may mặc; công nghiệp lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô; công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc và các loại hình công nghiệp nhẹ khác. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi CSSX sẽ phát sinh các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) khác nhau. Khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng mỗi loại chất thải này tùy thuộc vào đặc tính của chất thải và hàm lượng những thành phần có giá trị còn lại trong chất thải. Mặc dù chưa có tính hệ thống, nhưng thực tế hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế chất thải tự phát tại từng nhà máy vẫn là những bằng chứng có tính thuyết phục cao về khả năng thực hiện "Chương trình trao đổi chất thải công nghiệp" tại KCN này. Kết quả khảo sát trên 90 CSSX có phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại KCN Hố Nai cho thấy: - 70 cơ sở tái sử dụng phế phẩm, phế liệu trong chính dây chuyền công nghệ sản xuất của cơ sở mình. Các loại phế phẩm có thể tái sử dụng tại CSSX thường tập trung vào các loại phế liệu kim loại như: sắt, thép, đồng, nhôm, phoi kim loại, vụn thủy tinh, nhựa phế phẩm, dây điện phế phẩm. - 7 cơ sở đã có hoạt động trao đổi chất thải với nhau như: dây điện phế phẩm của công ty HHKT Axis Star VN, của công ty TNHH Leadtek, của công ty HHCN Eagle, của công ty TNHH Tam Hưng trao đổi với công ty TNHH điện và điện tử Yow Gua. Nhựa phế phẩm của công ty Tuico trao đổi với công ty CP Nhựa 04. Mặc dù hiện tại chưa có hình thức tái sử dụng NTSX của các nhà máy trong KCN Hố Nai, nhưng điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với "không có khả năng thực hiện được". Một trong những phương án khả thi, thực tế đã được áp dụng tại KCN Biên Hòa 2, là tái sử dụng nước thải sau xử lý làm nước tưới cây trong khuôn viên nhà máy và KCN. Như vậy, với tổng diện tích 225.71 ha, trong đó diện tích trồng cây xanh của toàn KCN Hố Nai chiếm 16,79%, tiêu chuẩn nước tưới cây 0,5l/m2/ngày, lượng nước thải tái sử dụng được vào khoảng 390 m3/ngày. Trong trường hợp này, "quá trình trao đổi chất thải công nghiệp" không phải xảy ra giữa các CSSX trong KCN, mà giữa CSSX hay KCN với môi trường tự nhiên. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT cho KCN Hố Nai – tỉnh Đồng Nai được thực hiện và đã đạt được một số kết quả có thể tóm tắt như sau: - Sự ra đời và phát triển của KCN Hố Nai đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và xã hội cho tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung trong những năm qua. Trong quá trình hoạt động, ban giám đốc của KCN khá quan tâm đến vấn đề môi trường như: diện tích cây xanh là 33,8 ha chiếm 16,8% diện tích của KCN, cơ sở vật chất phục vụ công tác BVMT đã được đầu tư như hệ thống XLNT có đầu tư phòng thí nghiệm, hệ thống xử lý khí thải, thiết bị PCCC. Vấn đề an toàn lao động cũng được đặc biệt chú trọng. - Tuy vậy, một số vấn đề về QLMT vẫn còn tồn tại trong KCN Hố Nai như:. + Hệ thống XLNT tập trung vận hành chưa tốt nên có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép QCVN 24:2009 cột A Kq=1,1;Kf=1,0 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (suối Nhỏ – sông Đồng Nai). + Chưa có trạm trung chuyển chất thải rắn như luật quy định. + Hiện nay chỉ có nhân viên phòng môi trường và một số ít các cấp lãnh đạo nắm rõ về vấn đề môi trường, còn công nhân tại các nhà máy chưa được đào tạo kiến thức về BVMT và chưa hình dung được tầm quan trọng của việc BVMT. + Các phong trào tuyên truyền về môi trường cũng chưa được phát huy một cách mạnh mẽ. - Chính những điều này cũng ảnh hưởng đến phần nào công tác QLMT tại KCN. - Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các công cụ QLMT và dựa trên thực trạng QLMT tại KCN Hố Nai, đề tài đã đưa ra những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao năng lực công tác này cho KCN. Các giải pháp đề xuất bao gồm: các biện pháp khống chế và giảm thiểu ÔNMT, cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001, hướng xây dựng KCNST. 6.2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số kiến nghị như sau: - Để cải tiến công tác QLMT tại KCN Hố Nai, các giải pháp sau cần được KCN tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện: - Cải tạo hệ thống XLNT, khí thải, trạm trung chuyển chất thải rắn như luật quy định. - Xây dựng hệ thống QLMT ISO 14001. - Tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực QLMT. - Thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông môi trường. - Từ đó định hướng cho KCN Hố Nai trở thành KCNST để bảo đảm cho sự phát triển bền vững và lâu dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi Dung Do An.doc
  • docPhu Luc.doc
  • docTai Lieu Tham Khao.doc
  • docTrang Bia.doc
  • dwgMat Bang KCN Ho Nai.dwg
  • docMuc Luc.doc
Tài liệu liên quan