Qua việc xem xét, đánh giá chất lượng môi
trường trầm tích trong vịnh Vũng Rô, tỉnh
Phú Yên, có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Thành phần cơ học trầm tích tại 3 khu
vực có đặc điểm trầm tích tương đối giống
nhau, với kiểu trầm tích bùn - bùn sét chiếm
ưu thế trong vịnh. Hàm lượng TOM trung
bình trong toàn vịnh 71,0 ± 7,5 mg/g (dao
động từ 52,9 - 75,5 mg/g), thành phần
chiếm chủ yếu là TOC.
- Hàm lượng các kim loại nặng dao động
không lớn giữa các điểm khảo sát. Hầu hết
hàm lượng các kim loại nặng đều khá thấp
và chưa vượt quá các GTGH theo QCVN
43:2012/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng
As trong môi trường trầm tích đã vượt
ngưỡng tác động ISQG của Canada từ 3-5
lần.
- Hàm lượng hydrocarbon dầu mỏ và
mật độ coliform còn khá nhỏ, điều này cho
thấy hầu hết các điểm chưa bị nhiễm bẩn
bởi các hoạt động từ trên bờ đưa vào vịnh.
Tuy nhiên, mật độ Vibrio spp. hiện diện
khá tại hầu hết các điểm khảo sát.
- Hàm lượng tổng Nitơ trong các lớp
trầm tích của hai cột mẫu có sự biến động
khác nhau giữa các lớp trầm tích, điều này
có khả năng liên quan đến thời gian và sự
biến động mật độ lồng nuôi hoạt động trong
vịnh.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng và xem xét khả năng ảnh hưởng của hoạt động nuôi lồng bè đối với chất lượng môi trường trầm tích vịnh Vũng Rô, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 84-93
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XEM XÉT KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI LỒNG BÈ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TRẦM TÍCH VỊNH VŨNG RÔ, TỈNH PHÚ YÊN
Hoàng Trung Du, Nguyễn Hữu Huân, Võ Hải Thi, Lê Trọng Dũng,
Lê Trần Dũng, Nguyễn Hữu Hải
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt Kết quả khảo sát, phân tích các mẫu trầm tích bề mặt thu vào tháng 5 năm
2014 trong vịnh Vũng Rô cho thấy phân bố thành phần cơ học trầm tích tại
các điểm khảo sát có kiểu trầm tích bùn và bùn sét chiếm ưu thế (độ hạt
trung bình từ 0,063 - 0,004 mm chiếm tỷ lệ > 40%). Hàm lượng tổng các
chất hữu cơ (TOM- total organic matter) tại các điểm khảo sát ít có sự thay
đổi giữa các vùng với giá trị trung bình là 71,04 ± 7,52 mg/g (dao động từ
52,92 - 75,56 mg/g). Theo độ sâu của cột mẫu trầm tích, hàm lượng TOM,
tổng carbon hữu cơ (TOC- total organic carbon) và tổng phốtpho tại vùng
nuôi và ngoài vùng nuôi không có sự dao động giữa các lớp trầm tích trong
khi hàm lượng tổng Nitơ có xu thế tăng dần từ lớp trầm tích phía dưới lên
phía trên (từ 6 cm lên 0 cm) ở cả hai cột trầm tích.
Hàm lượng các kim loại nặng dao động không lớn giữa các điểm khảo sát và
còn khá thấp: Cu từ 6,19 - 7,90 mg/kg; Pb từ 22,53 - 25,76 mg/kg; Zn từ
41,48 - 59,58 mg/kg; Cd từ 0,14 - 0,31 mg/kg và As từ 2,80 - 8,10 mg/kg.
Kết quả về hydrocarbon dầu mỏ cũng cho thấy hàm lượng khá nhỏ tại hầu
hết các điểm khảo sát với giá trị trung bình là 4,4 ± 1,7 mg/kg. Toàn bộ các
điểm khảo sát có mật độ Vibrio spp. khá cao, trung bình là 132.249 ± 69.948
cfu/100g. Theo QCVN 43:2012/BTNMT, hàm lượng các kim loại nặng
trong vịnh chưa vượt quá các giá trị giới hạn (GTGH).
ASSESSMENT ON ENVIRONMENTAL STATUS AND CONSIDERATION
FOR THE IMPACT OF CAGE AQUACULTURE ON SEDIMENT QUALITY
IN VUNG RO BAY, PHU YEN PROVINCE
Hoang Trung Du, Nguyen Huu Huan, Vo Hai Thi, Le Trong Dung,
Le Tran Dung, Nguyen Huu Hai
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract The results of investigated and analyzed sediment samples were collected
during May, 2014 in Vung Ro bay showed that the distribution of particles
sizes in the sediment samples had almost type of muddy and muddy – clay
sediments (the average particle sizes ranged from 0.063 - 0.004 mm, with the
proportion > 40%). Content of TOM in surface sediments slightly changed
among areas) with the average value of 71.04 ± 7.52 mg/g (ranged from
52.92 to 75.56 mg/g). The profile distribution of TOM, TOC and total P
contents in the depth of the sediment cores at inside and outside of farming
85
areas were not highly fluctuated among sediment layers. The differences of
the total N content in sediment layers showed that there was the gradually
increasing trend from the lower sediment layers upwards (higher from 6 cm
to 0 cm depths) in both of sediment cores.
Heavy metal contents slightly ranged among the investigated points and
were relatively low: Cu ranged from 6.19 to 7.90 mg/kg; Pb ranged from
22.53 to 25.76 mg/kg; Zn ranged from 41.48 to 59.58 mg/kg; Cd ranged
from 0.14 to 0.31 mg/kg and As ranged from 2.80 to 8.10 mg/kg. The results
of petroleum hydrocarbon also showed very low content with the average
value was 4.4 ± 1.7mg/kg. Total Vibrio spp. showed high density in most
points, and average value was 132,249 ± 69,948 cfu/100g. The contents of
heavy metals in the bay did not exceed the critical values in QCVN 43:
2012/BTNMT.
I. MỞ ĐẦU
Vịnh Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam,
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, với diện
tích 16,4 km² mặt nước biển khá thuận lợi
cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), chủ
yếu nuôi lồng bè. Từ năm 2005, tỉnh Phú
Yên đã quy hoạch xây dựng cảng Vũng Rô
mà không quy hoạch nuôi trồng thủy sản
(Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú
Yên năm 2005). Thời điểm này, tại Vũng
Rô có hơn 860 lồng/bè và được phát triển
mạnh từ đó tới nay. Theo báo cáo kiểm tra
tháng 8 năm 2012 của Sở NN và PTNT Phú
Yên, Vũng Rô có 355 bè với 8.660 lồng
nuôi tôm hùm và cá biển, chiếm khoảng 22
ha mặt nước. Từ trước năm 2012, việc nuôi
trồng thủy sản đều mang tính tự phát,
không có quy hoạch tại Vũng Rô khiến cho
tình hình môi trường vùng nuôi ngày càng
bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến dịch bệnh
trên các vật nuôi. Theo số liệu thực tế điều
tra về kinh tế xã hội vào năm 2014 tại vịnh
Vũng Rô (thuộc đề tài VAST06.04/14-15)
cho thấy việc nuôi lồng bè vẫn đang tiếp
diễn, mặc dù đã có quyết định của UBND
tỉnh Phú Yên về việc di dời. Theo báo cáo
của UBND xã Hòa Xuân Nam về kinh tế -
xã hội năm 2014, lồng bè nuôi trong vịnh
Vũng Rô vẫn còn 249 bè/6.435 lồng, trong
đó địa phương có 172 bè/3.470 lồng và
ngoài địa phương có 77 bè/2.965 lồng.
Trong NTTS bằng lồng ở nước mặn, lượng
dinh dưỡng và hữu cơ cao đưa vào môi
trường do lượng thức ăn dư thừa, sự bài tiết
của vật nuôi được thải trực tiếp ra môi
trường (Sowles và cs., 1994; Leung và cs.,
1999). Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến
những tác động của lồng bè nuôi trên nền
đáy do quá trình lắng đọng các chất hữu cơ
được thải ra từ quá trình nuôi (Sowles và
cs., 1994; Karakassis và cs., 1998). Những
sản phẩm thải ra có từ nhiều nguồn khác
nhau như là từ phân hủy thức ăn dư thừa
hay chất cặn lắng; hay là sản phẩm được
phân rã từ phần đã bị lắng xuống đáy xung
quanh khu vực lồng bè (Neori và cs., 2007;
Papageorgiou và cs., 2010). Việc thiết lập
các lồng nuôi còn gây ảnh hưởng đáng kể
lên dòng chảy, làm giảm sút và hạn chế lưu
lượng dòng chảy trong vùng; làm gia tăng
lắng đọng vật chất từ đó thúc đẩy nhanh
quá trình bồi tụ của vực nước. Như vậy, bên
cạnh hiệu quả kinh tế có được do việc khai
thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và NTTS ở
ven bờ thì biển và vùng bờ biển của tỉnh
Phú Yên cũng đang có những dấu hiệu suy
thoái môi trường và tài nguyên (Nguồn:
Sở TN-MT Phú Yên) (
vn/Hien-trang-moi-truong-doi-bo-bien-tinh
–PhuYen_C27_D2353.htm).
Việc khảo sát về môi trường vịnh Vũng
Rô đã được tiến hành từ khá lâu (hơn 10
năm trước), tuy nhiên nghiên cứu đối với
chất lượng môi trường trầm tích đã không
được đặt ra. Nghiên cứu địa hình, động lực
thủy văn và môi trường nước trong vùng
vịnh Vũng Rô đã được thực hiện (Bùi Hồng
Long, 2004. Báo cáo tổng kết đề tài cấp
TTKHTN năm 2002 - 2003 “Xây dựng cơ
86
sở khoa học cho việc khai thác sử dụng hợp
lý các vũng vịnh ven biển Việt Nam-vùng
triển khai nghiên cứu vịnh Vũng Rô, Phú
Yên”). Từ đó đến nay đã có 1 số nghiên
cứu tại Vũng Rô như là đề tài “Điều tra,
đánh giá thực trạng hệ sinh thái rạn san hô
vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên và đưa ra
giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng”,
thuộc dự án SEMLA trong thời gian 2008-
2009 do Viện Hải dương học đã thực hiện
hay hoạt động quan trắc của Trung tâm
quan trắc môi trường Phú Yên đối với các
vùng nuôi trong tỉnh, nhưng chất lượng môi
trường trầm tích hầu như chưa được quan
tâm.
Vì vậy, bài báo này sẽ đánh giá hiện
trạng và xem xét khả năng ảnh hưởng của
hoạt động nuôi lồng bè tới chất lượng môi
trường trầm tích vịnh Vũng Rô, tỉnh Phú
Yên. Nội dung bài báo là cơ sở khoa học để
các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát
triển có biện pháp quản lý thực sự đem lại
hiệu quả cho môi trường biển ven bờ vịnh
Vũng Rô.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Khu vực khảo sát và thời gian thu mẫu
Mẫu trầm tích bề mặt (dày 0 - 2 cm ) trong
vịnh Vũng Rô được thu tháng 5 năm 2014
tại 3 khu vực: đỉnh vịnh (vùng 1: Trạm
VR1, VR3), khu vực giữa (vùng 2: trạm
VR5, VR6) và gần cửa vịnh (vùng 3: trạm
VR7, VR8) (Hình 1). Các trạm thu mẫu
trên được đặt trong các vùng nuôi, ngoài
vùng nuôi lồng bè, và phía ngoài cửa vịnh.
Bên cạnh đó, 02 cột mẫu trầm tích được thu
trong và ngoài khu vực nuôi. Vị trí các trạm
thu mẫu được trình bày trong hình 1.
Hình 1. Bản đồ vị trí thu mẫu trầm tích trong vịnh Vũng Rô, Phú Yên
Fig. 1. Map of sampling stations for sediment samples in Vung Ro bay, Phu Yen
2. Phương pháp thu và phân tích mẫu
2.1. Phương pháp thu mẫu:
Mẫu trầm tích bề mặt được thu bằng cuốc
trầm tích (kích thước 20 cm x 15 cm), mẫu
được bảo quản lạnh bằng thùng đá và đưa
về phòng thí nghiệm phân tích. Các chỉ tiêu
phân tích gồm: Thành phần cơ học trầm
tích, TOM, TOC, tổng Nitơ, tổng Phốt pho;
hydrocarbon dầu mỏ, các kim loại nặng
(Zn, Cu, Pb, Cd, As); vi sinh vật: tổng
Coliform, tổng Vibrio spp.
Cột mẫu trầm tích được thu bằng thiết bị
ống phóng trọng lực (do Đức sản xuất). Cột
mẫu được phân chia thành các lớp dày
87
khoảng 2 cm (với cột mẫu khoảng 30 cm)
với mục đích xem xét biến động các thành
phần chất hữu cơ giữa các lớp khác nhau
của cột mẫu. Các chỉ tiêu phân tích gồm:
TOM, TOC, tổng N, và tổng P.
2.2. Phương pháp phân tích:
Thành phần (%) cơ học được phân tích dựa
theo Quy phạm tạm thời điều tra địa chất
địa mạo biển - Bộ KHCN, 1983 tại phòng
Địa chất - Địa mạo biển.
TOM trong trầm tích được phân tích
theo phương pháp đốt ở nhiệt độ cao với lò
nung Lindberg/Blue tại 500oC (Charles và
Simmons, 1986).
TOC được phân tích bằng phương pháp
oxi hóa ướt bằng K2Cr2O7 (Soil Survey
Laboratory Methods Manual, 1992), tổng N
và tổng P được phá mẫu với chất oxy hóa
mạnh K2S2O8 (LG602, 2004; Grasshoff và
cs., 1999).
Hydrocarbon dầu mỏ được chiết bằng
phương pháp chiết Soxhlet với dung môi
dichlromethane. Mẫu sau khi chiết xong,
qua các công đoạn xử lý (Method 3560,
US.EPA) và phân tích trên máy sắc ký khí
HP-6890 với đầu dò FID theo mô tả trong
tài liệu U.S EPA SW-846 (2007).
Kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Cd, As) được
vô cơ hóa theo mô tả trong tài liệu của
Bettinellia và cs., 2000. Sau đó, các kim
loại nặng được phân tích trên hệ thống máy
quang phổ phát xạ ghép khối phổ (ICP-MS)
của hãng Agilent.
Tổng Coliform được xác định bằng
phương pháp nhiều ống nuôi cấy trong môi
trường MacConkey Broth Purple; Tổng số
Vibrio được xác định bằng phương pháp đổ
đĩa, nuôi cấy trong môi trường Thiosulfate
Citrate Bile Salt Sucrose (TCBS Agar)
(APHA, 2005).
3. Xử lý số liệu và đánh giá chất lượng
trầm tích
Số liệu, đồ thị được biểu diễn trên phần
mềm Microsoft Excel. Đánh giá hiện trạng
chất lượng môi trường trầm tích dựa theo
QCVN 43: 2012/BTNMT.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng môi trường trầm tích
Qua kết quả phân tích về thành phần cơ học
trầm tích (Bảng 1a) tại các điểm cho thấy
kiểu trầm tích bùn - bùn sét chiếm ưu thế
trong vịnh (theo phân loại của Wentworth,
1922). Kết quả về thành phần cơ học trầm
tích trong vịnh Vũng Rô cho thấy cả 3 khu
vực đỉnh vịnh, giữa và gần cửa vịnh có đặc
điểm trầm tích tương đối giống nhau (Bảng
1a).
Kết quả khảo sát trong báo cáo tổng kết
đề tài cấp TTKHTN năm 2002 - 2003 “Xây
dựng cơ sở khoa học cho việc khai thác sử
dụng hợp lý các vũng vịnh ven biển Việt
Nam-vùng triển khai nghiên cứu vịnh Vũng
Rô, Phú Yên” do Bùi Hồng Long chủ trì
cho thấy là phân bố trầm tích bùn cát trong
vịnh Vũng Rô chủ yếu tập trung xung
quanh khu vực Hòn Nưa và ở độ sâu
10 m
thành phần chủ yếu là bùn và bùn – sét.
Cũng theo nghiên cứu này vịnh Vũng Rô
được phân chia một cách tương đối thành 3
tiểu vùng khác nhau đó là: Vùng đỉnh có
nhiệt độ cao, độ muối thấp vào mùa khô;
Vùng giữa là vùng chuyển tiếp giữa vùng
ngoài và vùng đỉnh; Vùng gần cửa vịnh là
vùng có nước tầng mặt chịu ảnh hưởng lớn
của khối nước ven bờ từ phía Nam đi lên.
Hàm lượng TOM ít có sự thay đổi giữa
các vùng với giá trị trung bình trong toàn
vịnh 71,04 ± 7,52 mg/g (dao động từ 52,92
- 75,56 mg/g). Kết quả này cho thấy lượng
hữu cơ tích lũy trong trầm tích đáy là khá
cao so với một số vùng nuôi khác (Hoàng
Trung Du và cs., 2006; Yuan và cs., 2012),
trong đó chủ yếu là TOC và tổng nitơ hữu
cơ (Bảng 1b) (Hình 2).
Hàm lượng các kim loại nặng cũng dao
động không lớn giữa các điểm khảo sát
trong vịnh Vũng Rô (Hình 3). Hàm lượng
Cu dao động từ 6,19 - 7,90 mg/kg; Pb từ
22,53 - 25,76 mg/kg; Zn từ 41,48 - 59,58
mg/kg; Cd từ 0,14 - 0,31 mg/kg và As từ
2,80 - 8,10 mg/kg (Bảng 2). Nhìn chung
hàm lượng kim loại nặng trong vịnh Vũng
Rô còn khá thấp so với các vùng biển ven
88
bờ Việt Nam (Theo báo cáo tổng kết đề tài
KC.09.21/06-10: “Nghiên cứu đánh giá khả
năng tích lũy các chất gây ô nhiễm trong
môi trường trầm tích biển Việt Nam” do
Đào Mạnh Tiến chủ trì thực hiện năm 2010)
và so cả với các vũng vịnh Nam Trung Bộ
(Lê Thị Vinh và cs., 1998; Phạm Văn Thơm
và cs., 2002; Lê Thị Vinh, 2012).
Bảng 1a. Kết quả phân tích thành phần (%) cơ học mẫu trầm tích trong vịnh Vũng Rô
Table 1a. Grain size (%) distribution of sediment samples in Vung Ro Bay
Phân loại trầm tích
theo Wentworth, 1922
Kích thước
hạt (mm) VR1 VR3 VR2 VR4 VR5 VR6 VR7 VR8
Sỏi > 2 2,56 0,18 7,61 0 0,21 0,13 0 0
Cát 0,063-2 1,03 1,58 47,55 0,33 2,07 0,43 0,73 1,52
Bùn 0,004-0,063 87,23 89,12 41,03 89,7 89,28 90,16 88,02 89,97
Bùn sét < 0,004 9,18 9,12 3,81 9,97 8,44 9,28 11,25 8,51
Bảng 1b. Giá trị trung bình của hàm lượng chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật
trong môi trường trầm tích vịnh Vũng Rô
Table 1b. Average contents of organic matters and density of bacteria
in sediment of Vung Ro bay
Vùng Giá trị TOC Tổng N Tổng P TOM Vibrio spp. Coliform
(mg/g) (mg/g) (mg/g) (mg/g) (cfu/100g) (MPN/100g)
Vùng 1
(n=3)
Trung bình 1,807 0,119 0,045 74,87 118.221 0
Độ lệch chuẩn 0,117 0,020 0,007 0,55 85.727 0
Vùng 2
(n=3)
Trung bình 1,612 0,100 0,053 67,10 144.525 0
Độ lệch chuẩn 0,392 0,028 0,022 12,35 72.870 0
Vùng 3
(n=2)
Trung bình 1,947 0,136 0,042 71,25 115.871 8.321
Độ lệch chuẩn 0,351 0,007 0,021 0,64 62.486 11.767
Bảng 2. Hàm lượng trung bình của các kim loại nặng và hydrocarbon dầu mỏ
trong trầm tích tại vịnh Vũng Rô
Table 2. Average concentration of heavy metals and petroleum hydrocarbon
in sediment of Vung Ro bay
Giá trị Cu Pb Zn Cd As Hydrocarbon dầu mỏ
(mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg)
Trung bình 6,55 24,27 48,98 0,21 2,87 4,4
Độ lệch 0,56 1,24 6,65 0,06 0,37 1,7
Cực đại 7,90 25,76 59,58 0,31 3,67 8,1
Cực tiểu 6,19 22,53 41,48 0,14 2,42 2,8
Số mẫu 8 8 8 8 8 8
QCVN
43:2012/BTNMT
108
112
271
4,2
41,6
-
ISQG/TEL 18,7 30,2 124 0,7 0,72 -
QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trầm tích nước mặn và nước lợ.
ISQG (Interim Sediment Quality Guideline): Hướng dẫn chất lượng trầm tích của Canada theo
CCME EPC- 2001; - TEL: Ngưỡng gây ảnh hưởng
89
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
VR1 VR3 VR2 VR4 VR5 VR6 VR7 VR8
H
àm
lư
ợ
n
g
(µ
g/
g)
Vị trí thu mẫu
TOC
Tổng N
Tổng P
Hình 2. Phân bố hàm lượng TOC, tổng N, tổng P trong trầm tích vịnh Vũng Rô, Phú Yên
Fig. 2. The distribution of TOC, TN, TP contents in sediment of Vung Ro bay, Phu Yen
Hình 3. Phân bố hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích vịnh Vũng Rô, Phú Yên
Fig. 3. The distribution of heavy metal contents in sediment of Vung Ro bay, Phu Yen
Kết quả về hydrocarbon dầu mỏ cũng
cho thấy thông số này có hàm lượng khá
nhỏ tại hầu hết các điểm khảo sát, trung
bình cho toàn vịnh là 4,4 ± 1,7 mg/kg (dao
động từ 2,8 - 8,1 mg/kg). Ngoài ra, kết quả
phân tích vi sinh vật đã chỉ ra rằng hầu hết
các điểm không bị nhiễm vi khuẩn coliform
ngoại trừ điểm VR8. Trong khi đó, toàn bộ
các điểm khảo sát có mật độ Vibrio spp.
khá cao, trung bình toàn vùng là 132.249 ±
69.948 cfu/100g (dao động từ 47.043 -
225.289 cfu/100g). Sự hiện diện mật độ lớn
Vibrio spp. tại toàn bộ các điểm khảo sát rất
có thể liên quan mật thiết tới ảnh hưởng của
hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với môi
trường trầm tích trong vùng vịnh (Pham Thi
Du và cs., 2004).
0
10
20
30
40
50
60
VR1 VR3 VR2 VR4 VR5 VR6 VR7 VR8
Vị trí thu mẫu
H
àm
lư
ợn
g
(m
g/
kg
)
Cu
Pb
Zn
Cd
As
90
2. Đánh giá chất lượng môi trường trầm
tích
Theo nghiên cứu trước đây cho thấy kim
loại nặng (Cu, Zn) đã hiện diện trong môi
trường nước biển vịnh Vũng Rô (Bùi Hồng
Long, 2004). Nhìn chung, hàm lượng các
kim loại nặng trong trầm tích vịnh còn khá
thấp và chưa vượt quá các GTGH theo quy
chuẩn QCVN 43:2012/BTNMT (Bảng 2).
Theo CCME EPC - 2001, hầu hết hàm
lượng các kim loại nặng đều nhỏ hơn chỉ số
ISQG (Bảng 2) trừ As. Hàm lượng As đã
vượt ngưỡng tác động ISQG của Canada từ
3-5 lần theo tài liệu của CCME -2001 về
tiêu chuẩn hàm lượng các kim loại trong
môi trường biển và vùng cửa sông đảm bảo
cho thủy sinh.
3. Khả năng ảnh hưởng của hoạt động
nuôi lồng bè tới chất lượng môi trường
trầm tích
Trong quá trình NTTS ở vùng ven biển,
lượng dinh dưỡng và chất hữu cơ do thức
ăn dư thừa, bài tiết của vật nuôi được thải
trực tiếp ra môi trường (Leung và cs.,
1999). Phản ánh rõ nét là ảnh hưởng từ chất
thải hữu cơ do NTTS bao gồm: thức ăn dư
thừa, cặn bã và chất thải hoạt động sống,
hóa chất sử dụng,... đã gây ra hàng loạt các
vấn đề môi trường (Hargrave và cs., 1993;
Karakassis và cs., 1998, Hoàng Trung Du
và cs., 2006).
Kết quả phân tích cột mẫu trầm tích cho
thấy hàm lượng TOM, TOC và tổng P theo
độ sâu của cột trầm tích tại vị trí B1 (trong
vùng nuôi) và B3 (ngoài vùng nuôi) dao
động không lớn giữa các lớp trầm tích
(Bảng 3). Trong khi đó, phân bố hàm lượng
tổng Nitơ giữa các lớp trầm tích khác nhau
khá rõ (Hình 4). Tại cột mẫu B1, tổng Nhc
ở lớp tầng trên cùng (0 - 2 cm) lại có giá trị
nhỏ hơn so với cột mẫu B3. Nguyên nhân
có thể là do hầu hết các chất hữu cơ trong
vùng nuôi không lắng đọng ngay tại khu
vực nuôi, mà được chuyển tải ra xa và ảnh
hưởng tới cả khu vực gần cửa vịnh. Điều
này khá phù hợp với nghiên cứu trước đây
là vùng nước giữa vịnh là vùng chuyển tiếp
giữa vùng ngoài và vùng trong, do dòng
chảy có dạng xoáy nên tạo sự trao đổi nước
tốt từ bên trong ra vùng ngoài cửa vịnh (Bùi
Hồng Long, 2004). Mặt khác, xu thế tăng
nhanh hàm lượng Nitơ từ lớp trầm tích phía
dưới lên phía trên của cả hai cột trầm tích
có thể là do sự gia tăng mật độ và số lượng
lồng bè nuôi ở trong vịnh Vũng Rô đã tăng
đáng kể từ năm 2005 đến 2012 như đã trình
bày ở trên. Mật độ Vibrio khá cao trong
toàn bộ các mẫu trầm tích, nhưng
QCVN43:2012/BTNMT lại không có đề
cập tới thông số trên. Tuy nhiên các phân
tích về vi khuẩn Vibrio spp. cho thấy chúng
thường xuất hiện cao ở những vùng nuôi
trồng và gây bất lợi cho vật nuôi trong vùng
(Võ Hải Thi và cs., 2003).
Nghiên cứu về các quá trình của Nitơ
trong các lồng nuôi ven biển cho thấy rằng
67- 89% lượng Ni tơ bổ sung vào các hệ
thống lồng nuôi bị thất thoát ra bên ngoài
môi trường (Leung và cs., 1999; Nordvarg
và Johanson, 2002). Việc sử dụng thức ăn
truyền thống bằng nguồn cá tạp thường có
chỉ số FRC dao động lớn từ 17-30 (Lai Van
Hung và Le Anh Tuan, 2008), khi tính toán
lượng N và P thải ra với trung bình FRC là
25 cho thấy để có được 1 tấn tôm hùm
thương phẩm sử dụng bằng nguồn thức ăn
cá tạp, tôm, cua, ghẹ, sò thì sau mỗi vụ
nuôi lượng tổng N và P thải ra môi trường
tương ứng là 1.480,36 kg và 487,6 kg theo
thứ tự. Đây có thể là nguyên nhân làm gia
tăng hàm lượng Nitơ trong vịnh Vũng Rô.
Ngoài ra, tác động của lồng bè nuôi trên
nền đáy do quá trình lắng đọng các chất
hữu cơ được thải ra từ quá trình nuôi sẽ
ngày càng gia tăng (Hoàng Trung Du và
cs., 2006) và làm thay đổi thành phần các
yếu tố sinh địa hóa trong trầm tích (C, N)
và có thể gây tác động xấu đối môi trường
thủy vực (Hevia và cs., 1996; Karakassis và
cs., 2000; Mazzola và cs., 2000).
91
Bảng 3. Kết quả phân tích các thành phần hữu cơ trong cột mẫu trầm tích
Table 3. The analysis results of organic components in sediment cores
Giá trị Cột mẫu trầm tích B1 Cột mẫu trầm tích B3
TOM TOC Tổng N Tổng P TOM TOC Tổng N Tổng P
(mg/g) (mg/g) (µg/g) (µg/g) (mg/g) (mg/g) (µg/g) (µg/g)
Trung bình 63,9 1,898 63,3 44,3 65,3 1,387 121,0 43,9
Độ lệch chuẩn 8,4 0,157 48,3 18,0 3,8 0,148 62,0 9,7
Cực đại 46,9 1,588 27,9 16,1 57,2 1,118 70,5 13,3
Cực tiểu 74,2 2,093 192,9 72,6 70,59 1,686 258,4 55,8
Số mẫu 16 16 16 16 16 16 16 16
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
30
0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0
L
ớ
p
tr
ầ
m
tí
c
h
(c
m
)
Hàm lượng (µg/g)
Tổng Nhc - cột B1
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
30
0.0 100.0 200.0 300.0
L
ớ
p
tr
ầ
m
t
íc
h
(c
m
)
Hàm lượng (µg/g)
Tổng Nhc- cột B3
Hình 4. Phân bố của hàm lượng tổng Nitơ trong cột mẫu trầm tích
(Cột B1: trong vùng nuôi; cột B3: ngoài vùng nuôi)
Fig. 4. The distribution of total nitrogen in sediment cores
(Core B1: in the area of cage farming; core B3: outside area of cage farming)
IV. KẾT LUẬN
Qua việc xem xét, đánh giá chất lượng môi
trường trầm tích trong vịnh Vũng Rô, tỉnh
Phú Yên, có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Thành phần cơ học trầm tích tại 3 khu
vực có đặc điểm trầm tích tương đối giống
nhau, với kiểu trầm tích bùn - bùn sét chiếm
ưu thế trong vịnh. Hàm lượng TOM trung
bình trong toàn vịnh 71,0 ± 7,5 mg/g (dao
động từ 52,9 - 75,5 mg/g), thành phần
chiếm chủ yếu là TOC.
- Hàm lượng các kim loại nặng dao động
không lớn giữa các điểm khảo sát. Hầu hết
hàm lượng các kim loại nặng đều khá thấp
và chưa vượt quá các GTGH theo QCVN
43:2012/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng
As trong môi trường trầm tích đã vượt
ngưỡng tác động ISQG của Canada từ 3-5
lần.
- Hàm lượng hydrocarbon dầu mỏ và
mật độ coliform còn khá nhỏ, điều này cho
thấy hầu hết các điểm chưa bị nhiễm bẩn
bởi các hoạt động từ trên bờ đưa vào vịnh.
Tuy nhiên, mật độ Vibrio spp. hiện diện
khá tại hầu hết các điểm khảo sát.
- Hàm lượng tổng Nitơ trong các lớp
trầm tích của hai cột mẫu có sự biến động
khác nhau giữa các lớp trầm tích, điều này
có khả năng liên quan đến thời gian và sự
biến động mật độ lồng nuôi hoạt động trong
vịnh.
Lời cảm ơn. Tập thể tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới chủ nhiệm đề tài VAST06.04/14-15
và VAST03.05/15-16 đã hỗ trợ kinh phí
trong quá trình điều tra - khảo sát, phân tích
92
mẫu và tham khảo các số liệu liên quan tới
khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA, 2005. Standard methods for
examination of water and wastewater.
21st ed. American Publish Health Asso-
ciation, Washington D.C.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú
Yên năm 2005, 149 trang.
Bettinellia M., G. M. Beone, S. Speziaa
and C. Baffi, 2000. Determination of
heavy metals in soils and sediments
by microwave-assisted digestion and
inductively coupled plasma optical
emission spectrometry analysis. Analy-
tica Chimica Acta, 424 (2): 289-296.
Bộ Khoa học và Công nghệ, 1983. Quy
phạm tạm thời điều tra địa chất địa mạo
biển.
CCME, 2001. Canadian environmental
quality guideline – Protocol for the
derivation of Canadian sediment quality
guideline for the protection of aquatic
life. 32 pp.
Charles M. J. and M. S. Simmons, 1986.
Methods for the determination of carbon
in soils and sediments: A review.
Analyst., 111: 385-390.
Grasshoff K., 1999. Methods of seawater
analysis. Verlag Chemie, Wieheim. 600
pp.
Hargrave B. T., D. E. Duplisa, E. Pfeiffer
and D. J. Wildish, 1993. Seasonal
changes in benthic fluxes of dissolved
oxygen and ammonium associated with
marine culture Atlantic salmon. Mar.
Ecol. Prog. Ser., 96: 249-257.
Hevia M., H. Rosenthal and R. J. Gowen,
1996. Modeling benthic deposition under
fish cage. J. Appl. Ichthyology, 12: 71-
74.
Hoàng Trung Du, Ricardo P. Babaran,
Nygiel B. Amanda, Wilfredo L. Campos,
Wenresti G. Gallardo, 2006. Những tác
động môi trường của lồng nuôi trong
vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, Việt Nam.
Trong kỷ yếu hội thảo: “Tổng kết đề án
VS/RDE/02: Giải pháp quản lý môi
trường ven biển để phát triển bền vững”,
Nha Trang tháng 5/2006, tr. 124 - 136.
Karakassis I., M. Tsapakis and E.
Hatziyanni, 1998. Seasonal variability in
sediment profile beneath fish farm cage
in the Mediterranean. Mar. Ecol. Prog.
Ser., 162: 243-252.
Karakassis I., M. Tsapakis, E. Hatziyanni,
K. N. Papadopoulou and W. Plaiti, 2000.
Impacts of cage farming of fish on the
seabed in the Mediterranean coastal
areas. ICES Journal of Marine Science,
57: 1462-1471.
Lai Van Hung and Le Anh Tuan, 2008.
Lobster sea cage culture in Vietnam.
Proceeding of Tropical Spiny Lobster
Aquaculture Symposium in Nha Trang,
ACIAR Proceeding, 132: 10-17.
Leung K. M. Y., J. C. W. Chu and R. S. S.
Wu, 1999. Nitrogen budgets for the
areolated grouper Epinephelelus areo-
latus culture under laboratory conditions
and in open-sea cages. Mar. Eco. Prog.
Ser., 186: 271-281.
Lê Thị Vinh, 2012. Kim loại nặng trong
môi trường vịnh Vân Phong. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Biển, tập 12, số
2, tr. 12-13.
Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn
Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Phạm Văn
Thơm, 1998. Hàm lượng kim loại nặng
trong vật lơ lửng và trầm tích vịnh Bình
Cang – Nha Trang. Tuyển tập Nghiên
cứu Biển, tập 9, tr. 95-105.
LG602, 2004. Standard Operating
Procedure for Total Nitrogen in
Sediments by Alkaline Persulfate
Oxidation Digestion (Lachat Method).
Revision 04, August 2004, 12 pp.
Mazzola A., S. Mirto, T. L. Rosa, M.
Fabiano and R. Danovaro, 2000. Fish–
farming effects on benthic community
structure in coastal sediment: Analysis of
meiofaunal recovery. ICES Journal of
Marine Science, 57: 1454-1461.
Neori A., M. D. Krom, and J. v. Rijn, 2007.
Biogeochemical processes in intensive
zero-effluent marine fish culture with
93
recirculating aerobic and anaerobic
biofilters. Journal of Experimental
Marine Biology and Ecology, 349 (2):
235-247.
Nordvarg L. and T. Johanson, 2002. The
effects of fish farm effluents on the
water quality in the Aoland archipelago,
Baltic Sea. Aquaculture Engineering, 25:
253-279.
Papageorgiou N., I. Kalantzi, and I.
Karakassis, 2010. Effects of fish farming
on the biological and geochemical
properties of muddy and sandy
sediments in the Mediterranean Sea.
Marine Environmental Research, 69 (5):
326-336.
Phạm Văn Thơm, Dương Trọng Kiểm,
Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Lê
Thị Vinh, 2002. Đánh giá ảnh hưởng của
kim loại nặng từ nhà máy đóng tàu
Huyndai-Vinashin đến vùng Tây Nam
vịnh Vân Phong. Tuyển tập Nghiên cứu
Biển, số 12, tr. 83-90.
Pham Thi Du, Do Huu Hoang, Hoang
Trung Du and Vo Hai Thi, 2004.
Combined culture of mussel: A tool for
providing live feed and improving
environmental quality for lobster
aquaculture in Vietnam. Proceeding of a
workshop held at the Institute of
Oceanography, Nha Trang, Vietnam,
July 2004. ACIAR Proceeding No. 120,
CSIRO, Australia, pp. 57-58.
Soil Survey Laboratory Methods Manual,
1992. Soil Survey Investigations Report
No. 42, U.S. Department of Agriculture,
Washington, DC, 716 pp.
Sowles J. W., L. Churchil and W. Silvert,
1994. The effect of benthic carbon
loading on the degradation of bottom
conditions under farm sites. pp. 31-46.
In: Modeling benthic impacts of organic
enrichment from marine aquaculture.
Can. Tech. Rep. Fish.Aquat.Sci.1949.xi
+125p.B.T.Hargrave
(
/benthicCloading1994.pdf)
Thông tư số 10/2012/TT- BTNMT. Ban
hành quy chuẩn quốc gia về môi trường:
QCVN 43:2012/BTNMT và QCVN44:
2012/BTNMT. Hà Nội, 2012, 6 trang.
US, EPA, SW-846, 2007. Test methods
for evaluating solid waste, Physical/
ChemicalMethods:
waste/hazard/testmethods/sw846/online/
index.htm.
Võ Hải Thi, Lê Lan Hương, Dương Văn
Thắng, Lê Hoài Hương, 2003. Biến động
số lượng Vibrio theo mùa trong các khu
vực nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau và Trà
Vinh. Tuyển tập Nghiên cứu Biển tập
XIII, tr. 143-150.
Wentworth C. K., 1922. In the Journal of
Geology: "A Scale of Grade and
Class Terms for Clastic Sediments"
(
ace-images/charts/wentworth-1922-grain
-size.html).
Yuan-Chao Angelo Huang, Sou-Chung
Huang, Hernyi Justin Hsieh, Pei-Jie
Meng, Chaolun Allen Chen., 2012.
Changes in sedimentation, sediment
characteristics, and benthic macrofaunal
assemblages around marine cage culture
under seasonal monsoon scale in a
shallow water bay in Taiwan. Journal of
Experimental Marine Biology and
Ecology, vol. 422-423: 55-63.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_hoangtrungdu_trang84_93_0885_2070870.pdf