Đánh giá hiệu lực diệt muỗi An. epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10sc với icon 2,5cs tại một điểm Nam Bộ - Việt Nam

KẾT LUẬN Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 15-20mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Hiệu lực diệt muỗi tức thời là 100%. Hiệu lực diệt tồn lưu sau 7-8 tháng đạt 70-75% (Ae.aegypti, An.dirus chủng phòng thí nghiệm) và đạt 65 - 78% (An.epiroticus chủng thực địa). Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực ngăn cản muỗi An.epiroticus vào nhà, ức chế đốt mồi và diệt muỗi, mặc dù muỗi An.epiroticus đã kháng với 2 loại hóa chất này. Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực phòng chống muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu ở Bạc Liêu tốt hơn màn tẩm ICON 2,5SC (liều 20mg/m2) đơn thuần. Sử dụng màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid (Fendona, ICON), đơn thuần hay phối hợp đều không gây phản ứng phụ gì và an toàn cho người sử dụng.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu lực diệt muỗi An. epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10sc với icon 2,5cs tại một điểm Nam Bộ - Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 226 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT MUỖI AN. EPIROTICUS KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MÀN TẨM HỖN HỢP FENDONA 10SC VỚI ICON 2,5CS TẠI MỘT ĐIỂM NAM BỘ - VIỆT NAM Nguyễn Anh Tuấn* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định liều lượng phối hợp giữa Fendona 10SC với ICON 2,5CS có hiệu lực diệt muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng cao. Đánh giá hiệu lực phòng chống muỗi An. epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS tại một điểm Nam Bộ -Việt Nam. Đánh giá tác dụng phụ của người tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp hóa chất và khả năng chấp nhận của cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Các thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu từ 7/2010 đến 7/2012. Kết quả: Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 15-20mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Hiệu lực diệt muỗi tức thời là 100%. Hiệu lực diệt tồn lưu sau 7-8 tháng đạt 70-75% (Ae.aegypti, An.dirus chủng phòng thí nghiệm) và đạt 65 - 78% (An.epiroticus chủng thực địa). Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS sau 6 tháng không giặt có khả năng ức chế đốt máu từ 83-88% so với đối chứng (thử nghiệm Tunnel). Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực ngăn cản muỗi An.epiroticus vào nhà, ức chế đốt mồi và diệt muỗi, mặc dù muỗi An.epiroticus đã kháng với 2 loại hóa chất này. Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực phòng chống muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu ở Bạc Liêu tốt hơn màn tẩm ICON 2,5SC (liều 20mg/m2) đơn thuần. Sử dụng màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid (Fendona 10SC/ICON2,5CS), đơn thuần hay phối hợp đều không gây phản ứng phụ và an toàn cho người sử dụng. Kết luận: Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 15-20mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Từ khóa: An. epiroticus, Fendona 10SC, Icon 2.5CS, Nam Bộ - Việt Nam ABSTRACT EVALUATING THE EFFECTIVE OF MIXTURE FENDONA 10SC WITH ICON 2,5 CS IMPREGNATED NETS FOR MOSQUITOES AN.EPIROTICUS CHEMICAL RESISTANCE AT A SOUTH PLACE OF VIETNAM Nguyen Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 226 - 233 Objective: Determine the coordinated dose between Fendona 10 SC and ICON 2.5 CS with high effective mosquito An.epiroticus resistance to chemical insecticides. Evaluate the effect of the bed net impregnated Fendona 10 SC with ICON 2.5 CS in preventing mosquito An.epiroticus resistance to chemical insecticides at a South place of Vietnam and assess the side effects of person contact directly with the chemical mixture and the acceptability of the community * Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Anh Tuấn, ĐT: 0904158081, Email : tuanngoc9096@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 227 Method: A study on effectiveness of mixture Fendona 10 SC with ICON 10CS impregnated nets for mosquitoes An.epiroticus chemical resistance was conducted both in the laboratory and fields in An Trach, Dong Hai district, Bac Lieu province from 7/2010 to 7/2012 Results: The initial results follows: The Impregnated nets (mixed 10-20 mg Fendona + 10 mg ICON) on the me display had a high killing effect: The knock-down effect was 100%, the residual effect after 7-8 months reached to 70-75% (for Ae.aegypti, An.dirus strains in the laboratory) and 65-78% (for An.minimus, An.epiroticus strains in the field),. Six months after bednets treatment the non-washed nets could produce blood inhibition from 83-88% as compared with control (in tunnel tests). The Impregnated nets (mixed 10 mg Fendona + 10 mg ICON) on the me effective prevent mosquitoes An.epiroticus home, inhibiting primer and burning mosquito, although mosquitoes An.epiroticus resistant to 2 chemicals.The Impregnated nets (mixed 10 mg Fendona + 10 mg ICON) on the 1m2 effective anti-mosquito screen An.epiroticus resistance to chemical insecticides in the study at Bac Lieu better display soaked ICON (dose 20 mg/m2) alone. Impregnated nets with the mixture of pyrethroid chemical group (Fendona 10 SC/ ICON 2,5CS), used as alone or in combination do not cause any side effects and safe for users. Conclusion: Impregnated nets with the mixture of Fendona 10 SC and ICON 2.5 CS (contains 15-20 mg 10 mg Fendona + ICON) on 1m2 with high effective in killing mosquitoes. Key word: An. epiroticus, Fendona 10 SC, Icon 2,5CS, Nam Bo - Viet Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ tính ưu việt của các hoá chất nhóm pyrethroid thế hệ mới có độc tính thấp với động vật máu nóng(9), có tác dụng ức chế thần kinh côn trùng mạnh(10), có khả năng diệt côn trùng cao với liều rất nhỏ, nên chúng đã được sử dụng trong phòng chống véc tơ sốt rét và đã đạt được kết quả khả quan(4,6,7,8,9, 11). Song sau nhiều năm sử dụng các hóa chất nhóm pyrethroid, đã xuất hiện loài muỗi tăng khả năng thích ứng với hóa chất, tăng sức chịu đựng (An.minimus), có loài đã kháng (An.epiroticus) dẫn đến làm giảm hiệu lực diệt muỗi, khó khăn cho công tác phòng chống véc tơ(1,5). Gần đây, trên thế giới một trong hướng nghiên cứu mới là sử dụng phối hợp các hóa chất với nhau(3). Việc sử dụng đồng thời các hóa chất có phương thức tác động khác nhau đối với côn trùng có thể làm tăng hiệu lực diệt, tăng khả năng diệt muỗi và đây là một trong số ít ỏi các giải pháp được áp dụng để kiềm chế đối phó với hiện tượng kháng hóa chất của các loài vec tơ, khắc phục tình trạng muỗi có dấu hiệu kháng hóa chất hoặc tăng sức chịu đựng với hóa chất(2,3,15). Nghiên cứu, lựa chọn hóa chất phù hợp đáp ứng với thực tế để nâng cao hiệu quả phòng chống An.epiroticus kháng hóa chất là việc làm cần thiết có y nghĩa thực tiễn phù hợp với mục tiêu của chương trình Quốc gia PCSR. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu lực diệt muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS tại một điểm Nam Bộ Việt Nam nhằm mục đích: Xác định liều lượng phối hợp giữa Fendona 10SC với ICON 2,5CS có hiệu lực diệt muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng cao. Đánh giá hiệu lực phòng chống muỗi An. epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS tại một điểm Nam Bộ -Việt Nam. Đánh giá tác dụng phụ của người tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp hóa chất và khả năng chấp nhận của cộng đồng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm, thời gian Phòng thí nghiệm Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -Côn trùng Trung ương Tại thực địa: Xã An Trạch, huyện Đông Hải, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 228 tỉnh Bạc Liêu. Thời gian: Từ 7/2010 đến 7/2012. Hóa chất, vật liệu Hóa chất: Fendona 10SC, ICON 2,5CS Vật liệu: Màn tuyn và nhà bẫy Muỗi: An.dirus (chủng phòng thí nghiêm) và An.epiroticus (chủng thực địa). Trong phòng thí nghiệm: tại Viện Sốt rét – KST – CT TW Xác định liều lượng tối ưu của hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS có khả năng diệt muỗi cao để tẩm màn (so với liều đơn thuần). Xác định thời gian gây ngã KT50 và KT90 trong buồng thử Glass Chamber vµ Peet - Grady với 2 loài muỗi Ae.aegypti và An.dirus (chủng phòng thí nghiệm). Xác định hiệu lực diệt tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS trong điều kiện phòng thí nghiệm với muỗi An. dirus. Xác định khả năng ức chế đốt mồi khi sử dụng màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS bằng thử nghiệm Tunnel(14). Sử dụng hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS đã lựa chọn (trong PTN) để tẩm màn tại thực địa. Đánh giá tác động của việc sử dụng hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS để tẩm màn tại thực địa bằng các chỉ số: Muỗi đốt máu, muỗi trú đậu trong nhà ban ngày, muỗi vào nhà đốt người ban đêm sau khi tẩm bằng các kỹ thuật mồi người bắt muỗi ban đêm, soi bắt muỗi ban ngày. Xác định hiệu lực diệt tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS với An.epiroticus tại thực địa Sử dụng nhà bẫy (Hình 1) để đánh giá tác động của hóa chất đối với muỗi An.epiroticus bằng các chỉ số: Số muỗi vào nhà, tỷ lệ muỗi no máu, tỷ lệ muỗi chết và tỷ lệ muỗi ra khỏi nhà dưới tác động của hóa chất. Hình 1. Toàn cảnh nhà bẫy muỗi ở xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu Đánh giá tác dụng phụ của người tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (theo dõi các triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, sốt, ngứa ngáy, ho, buồn nôn, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, nôn, kích thích mắt, ỉa chảy và dị ứng da). Các kỹ thuật được áp dụng Kỹ thuật tẩm màn theo quy trình của Viện Sốt rét – KST – CT TƯ. Kỹ thuật thử nghiệm sinh học WHO/CDS/CPC/MAL/98.12, WHO/VBC/89.981, WHO/2005.11(12,13,14). Kỹ thuật điều tra muỗi của Viện Sốt rét – KST – CT TƯ. Sử dụng phương pháp thống kê kiểm định bằng t-Test và sử dụng chương trình Epi info-6 để phân tích số liệu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 229 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả thử nghiệm sinh học xác định mức độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất nhóm pyrethroid Bảng 1. Tỷ lệ% muỗi chết trong thử nghiệm sinh học xác định độ nhạy cảm của một số loài muỗi với một số hóa chất nhóm pyrethroid TT Loài muỗi thử Số muỗi thử Tỷ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ Alphacypermethrin 30mg/m 2 lambdacyhalothrin 0,05% 1 Ae.aegypti (PTN) 100 100 100 2 An.dirus (PTN) 100 100 100 3 An.minimus (Thực địa) 100 100 100 4 An.epiroticus (Thực địa) 100 72 76 Điều kiện thử nghiệm trong PTN: Nhiệt độ 22 0 C – 23 0 C, Ẩm độ : 75% Điều kiện thử nghiệm ở thực địa Nhiệt độ 23 0 C – 24 0 C, Ẩm độ : 80% Kết quả ở bảng 1 cho thấy 3 loài muỗi Ae.aegypti, An.dirus, An.minimus đều nhạy cảm với cả 2 hóa chất tỷ lệ muỗi chết đạt 100% và An.epiroticus đã kháng với 2 hóa chất nhóm pyrethroid, tỷ lệ muỗi chết đạt 72-76%. Trong thử nghiệm này các mẫu được pha từ việc trộn hỗn hợp giữa Fendona 10SC với ICON 2,5CS trên cơ sở lấy hóa chất ICON 2,5CS làm gốc và giảm liều lượng thay vào đó là Fendona 10SC. Sau đó trộn đều với nhau tạo ra hỗn hợp sao cho hỗn hợp thu được có tổng liều không vượt quá ngưỡng khuyến cáo của WHO (20- 30mg/m2) (bảng 2). Liều lượng pha các mẫu hỗn hợp các hóa chất pyrethroid Bảng 2. Các mẫu hỗn hợp đã được pha để thử nghiệm TT Ký hiệu mẫu pha Liều lượng phối hợp trên 1m 2 Fendona ICON ICON Tổng liều 1 F0 (Fendona) 25 0 25 2 I0 (ICON) 0 20 20 3 IF1 (Fendona + ICON) 20 10 30 4 IF2 (Fendona + ICON) 15 10 25 5 IF3 (Fendona + ICON) 10 10 20 Xác định liều tối ưu của hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS có khả năng diệt muỗi so với liều đơn thuần Bảng 3. Kết quả thử nghiệm (KT50 và KT50) trong buồng thử Glass Chamber và Peet - Grady, xác định thời gian ngã gục (KT50 và KT50). TT Mẫu hỗn hợp hóa chất Thời gian ngã gục KT50/ KT90 Tỷ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ Ae.aegypti An.dirus An.minimus An.epiroticus 1 IF1 2’55”/ 3’55” 2’25”/ 3’15” 3’25”/ 4’15” 4’25”/ 6’15” 100 2 IF2 3’25”/4’40” 3’15”/4’10” 4’15”/5’10” 5’35”/7’45” 100 3 IF3 3’30”/ 4’45” 3’20”/4’15” 4’15”/5’15” 5’40”/7’45” 100 4 F0 3’10”/ 4’15” 2’45”/ 3’45” 3’45”/ 4’45” 5’15” / 7’05” 100 5 I0 4’25”/ 5’15” 4’00”/ 5’00” 5’00”/ 6’00” 6’45” / 8’50” 100 Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Các mẫu phối hợp đều có tác dụng diệt cao hơn các mẫu đơn thuần, Thời gian ngã gục 50% muỗi (KT50) đạt từ 2’25”- 5’40” và thời gian ngã gục 90% muỗi (KT90) từ 3’15” - 7’45”. Tỷ lệ muỗi chết tức thời sau 24 giờ là 100%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 230 Hiệu lực tồn lưu của màn tẩm với các loài muỗi thử nghiệm Bảng 4. Hiệu lực tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS với muỗi Ae.aegypti TT Mẫu màn tẩm hóa chất Tỷ lệ (%) muỗi chết sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng 2 - 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 1 IF1 100 100 100 100 100 90 80 75 2 IF2 100 100 100 100 94 85 75 70 3 IF3 100 100 100 95 85 75 70 70 4 F0 100 100 100 80-90 65-70 - - - 5 I0 100 100 100 90-100 76 60 60 - Bảng 5. Hiệu lực tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS với muỗi An.dirus TT Mẫu màn tẩm hóa chất Tỷ lệ (%) muỗi chết sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng 2 - 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 1 IF1 100 100 100 100 100 95 90 75 2 IF2 100 100 100 100 94 85 75 72 3 IF3 100 100 100 95 85 75 70 70 4 F0 100 100 100 100 80-90 65-70 - - 5 I0 100 100 100 90-100 76 60 - - Bảng 6. Hiệu lực tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS với muỗi An.minimus TT Mẫu màn tẩm hóa chất Tỷ lệ (%) muỗi chết sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng 2 - 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 1 IF1 100 100 100 100 100 85-90 70-75 65-78 2 IF2 100 100 100 100 94 85 75 65- 72 3 IF3 100 100 100 95 85 75 70 70 4 F0 100 100 100 80 65 65 - - 5 I0 100 100 100 90-100 76 60-65 - - Bảng 7. Hiệu lực tồn lưu của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS với muỗi An.epiroticus TT Mẫu màn tẩm hóa chất Tỷ lệ (%) muỗi chết sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng 2 - 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 1 IF1 100 100 100 100 100 85-90 75-80 70-75 2 IF2 100 100 100 100 92 84 75 65-75 3 IF3 100 100 100 100 84 80 70-72 65-70 4 F0 100 100 100 80-90 87 75 65 65 5 I0 100 100 100 90-100 76 70 65 - Kết quả ở bảng 4,5,6,7 cho thấy màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5C có hiệu lực tồn lưu đạt 7-8 tháng, tỷ lệ muỗi chết từ 70-75% (Ae.aegypti, An.dirus) và 65-78% (Ae.aegypti, An.dirus). Kết quả này cho thấy cao hơn so với mẫu màn tẩm ICON 2,5CS đơn thuần. Kết quả xác định khả năng ức chế đốt mồi của màn tẩm (thủ nghiệm Tunnel)(14). Thử nghiệm tunnel được tiến hành với lời muỗi Ae.aegypti (chủng nuôi trong phòng thí nghiệm) cho thấy mẫu màn tẩm sau 6 tháng không giặt có khả năng ức chế đốt mồi từ 83- 88% so với mẫu màn đối chứng và cao hơn hẳn những mẫu màn tẩm ICON 2,5CS liều đơn thuần. Bảng 8. Khả năng ức chế đốt máu của các mẫu màn tẩm với Ae.aegypti TT Màn tẩm mẫu hóa chất Số muỗi thử Số muỗi đốt máu Tỷ lệ (%) ức chế đốt máu Tỷ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ 1 I0 100 40 60 65 2 IF1 100 12 88 100 3 IF2 100 17 83 100 4 IF3 100 15 85 100 5 Đối chứng 100 85 15 5 Kết quả thử nghiệm tại thực địa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 231 Phân chia điểm thử nghiệm: Chia làm 3 điểm + Thí nghiệm Tẩm màn hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5C (10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2. + Đối chứng dương: Tẩm màn ICON 2,5CS liều 20mg/m2 + Đối chứng âm: Không tẩm Kết quả điều tra muỗi tại các điểm Kết quả điều tra muỗi bằng các phương pháp tại 3 điểm cho thấy chủ yếu thu thập được bằng phương pháp mồi người ban đêm với mật độ An.epiroticus rất cao (18-30 con/giờ/người) (bảng 9). Bảng 9. Mật độ muỗi An.epiroticus tại các điểm điều tra bằng phương pháp mồi người ban đêm Các điểm thử nghiệm Mật độ muỗi An.epiroticus (c/g/người) Trước khi tẩm Sau khi tẩm 1 tuần Thử nghiệm: Tẩm màn hỗn hợp Fendoana + ICON 20-25 15-20 Đối chứng dương: Tẩm màn ICON đơn thuần 25-30 20-25 Đối chứng âm: Điểm không tẩm màn 18-25 25-30 Kết quả thử nghiệm trong nhà bẫy Thử nghiệm trong nhà bẫy Trước khi thử nghiệm các nhà bẫy được kiểm tra để đẩm bảo tiêu chuẩn: không có động vật ăn côn trùng, đảm bảo đủ độ kín để muỗi không thoát ra ngoài và mức độ thu hút muỗi của các nhà bẫy là như nhau. Thử nghiệm được tiến hành trong 3 tuần liên tiếp trong 3 nhà bẫy: mỗi nhà đặt 1 loại màn, hai người tình nguyện sẽ ngủ ở trong mỗi nhà từ 19giờ đến 5 giờ sáng. Luân chuyển các loại màn và các nhóm người ngủ giữa các nhà bẫy được thực hiện 2 ngày một lần nhằm giảm thiểu sai số gây ra do sự thu hút muỗi khác nhau giữa những người ngủ tình nguyện và các nhà bẫy. Vào các buổi sáng, tiến hành thu thập muỗi và để riêng muỗi sống, muỗi chết trong màn, trong bẫy hiên, trong Phòng nhà bẫy. Muỗi được bảo quan riêng biệt theo vị trí bắt và riêng từng nhà bẫy, những con muỗi sống sẽ được để trong cốc nghỉ theo dõi 24 giờ, trên mỗi cốc có để bông thấm dung dịch đường glucose 10%, khống chế nhiệt độ, độ ẩm thích hợp trong thời gian theo dõi. Bảng 10. Thử nghiệm trong nhà bẫy (tiến hành trong 3 tuần) Tuần Ngày Luân chuyển màn đặt trong các nhà bẫy Luân chuyển người ngủ trong các nhà bẫy Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 1 -> 3 1 M0 M1 M2 A B C 2 M0 M1 M2 A B C 3 M1 M2 M0 B C A 4 M1 M2 M0 B C A 5 M2 M0 M1 C A B 6 M2 M0 M1 C A B 7 Vệ sinh nhà bẫy Vệ sinh nhà bẫy (M0: Màn không tẩm M1: Màn tẩm đơn M2: Màn tẩm hỗn hợp) Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy có sử dụng các loại màn: Bảng 11.Số lượng An.epiroticus bắt được trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Các chỉ số Các loại màn thử nghiệm Đối chứng Màn tẩm đơn ICON 2,5CS Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC + ICON 2,5CS Tổng số An.epiroticus (18 đêm) 750 452 426 Số lượng trung bình/đêm 41,67 25,11 23,61 Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà (%) - 39,73 43,20 Tỷ lệ muỗi bay ra ngoài nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Bảng 12. Tỷ lệ (%) muỗi An.epiroticus bay ra ngoài ở các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Các chỉ số Các loại màn thử nghiệm Đối chứng Màn tẩm đơn ICON 2,5CS Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC + ICON 2,5CS Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 232 Tổng số An.epiroticus (18 đêm) 750 452 426 Tổng số muỗi bắt trong bẫy hiên 297 146 126 Tỷ lệ (%) muỗi bay ra ngoài 39,60 32,3 29,57 Hiệu lực ức chế muỗi đốt mồi của các loại màn Bảng 13. Tỷ lệ An.epiroticus đốt mồi trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Các chỉ số Các loại màn thử nghiệm Đối chứng Màn tẩm đơn ICON 2,5CS Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC + ICON 2,5CS Tổng số An.epiroticus (18 đêm) 750 452 426 Số muỗi bụng có máu 191 51 28 Tỷ lệ (%) muỗi đốt mồi 25,46 11,28 6,57 Hiệu lực ức chế muỗi đốt mồi (%) - 55,69 74,19 Hiệu lực bảo vệ cá nhân - 73,30 85,34 Tỷ lệ muỗi chết trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Bảng 14. Tỷ lệ (%) An.epiroticus chết trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau Các loại màn thử nghiệm Đối chứng Màn tẩm đơn ICON 2,5CS Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC + ICON 2,5CS Tổng số An.epiroticus (18 đêm) 750 452 426 Số muỗi chết 236 341 382 Tỷ lệ (%) muỗi chết 31,47 75,44 89,67 Hiệu lực diệt (%) - 14 19,47 Tỷ lệ (%) chết trong số no máu 10,47 86,27 92,86 Tỷ lệ (%) chết trong số muỗi đói 40,61 95,26 98,24 Kết quả đánh giá tác dụng phụ của người tiếp xúc trực tiếp với các mẫu hóa chất Phỏng vấn và theo dõi các triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, sốt, ngứa ngáy, ho, buồn nôn, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, nôn, kích thích mắt, ỉa chảy và dị ứng da đã được theo dõi ở tất cả những người trực tiếp pha hóa chất, tẩm màn và thử nghiệm trực tiếp tiếp xúc với các mẫu hóa chất này ở thời điểm sau 24 giờ, 1 tuần và những người tham gia ngủ ở trong màn ban đêm khi thử nghiệm tại các nhà bẫy đều cho thấy hoàn toàn không có phản ứng phụ nào, hóa chất này an toàn cho người sử dụng. BÀN LUẬN Trong thử nghiệm này chúng tôi sử dụng liều đơn của Fendona là 25mg/m2, ICON là 20mg/m2. Các mẫu hỗn hợp được pha bằng cách trộn hỗn hợp giữa Fendona với ICON trên cơ sở lấy hóa chất ICON làm gốc và giảm liều lượng thay vào đó là Fendona. Kết quả thử nghiệm cho thấy 3 mẫu màn IF1, IF2 và IF3 có tác dụng tốt hơn so với mẫu màn tẩm ICON (Io) đơn thuần. Hiệu lực diệt tức thời là 100%, hiệu lực diệt tồn lưu đạt 7 - 8 tháng. Các thử nghiệm ở nhà bẫy khi sử dụng màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn cho thấy: Hiệu lực ngăn cản muỗi An.epiroticus vào nhà bẫy có sử dụng màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS là 32,58 - 41,61% so với đối chứng (bảng 11). Tỷ lệ muỗi An.epiroticus bay ra khỏi nhà bẫy có sử dụng màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS là 29,83% khác có nghĩa so với nhà bẫy sử dụng màn không tẩm (39,52%) hay tẩm ICON 2,5CS đơn thuần (32,3%) (bảng 12). Hiệu lực ức chế muỗi An.epiroticus đốt mồi của màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS là cao hơn hẳn so với màn không tẩm hay tẩm ICON 2,5CS đơn thuần (bảng 13). Tỷ lệ muỗi An.epiroticus chết trong các nhà Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 233 bẫy khi sử dụng màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS cao hơn so với đối chứng (bảng 14). Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON ) trên 1m2 màn có hiệu lực ngăn cản muỗi An.epiroticus vào nhà, ức chế đốt mồi và có tác dụng diệt muỗi mặc dù muỗi An.epiroticus đã kháng với 2 loại hóa chất này. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung và CS(3) và một số tác giả khác khi nghiên cứu thử nghiệm với màn permanet 2.0 và 3.0(2,3). KẾT LUẬN Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 15-20mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Hiệu lực diệt muỗi tức thời là 100%. Hiệu lực diệt tồn lưu sau 7-8 tháng đạt 70-75% (Ae.aegypti, An.dirus chủng phòng thí nghiệm) và đạt 65 - 78% (An.epiroticus chủng thực địa). Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực ngăn cản muỗi An.epiroticus vào nhà, ức chế đốt mồi và diệt muỗi, mặc dù muỗi An.epiroticus đã kháng với 2 loại hóa chất này. Màn tẩm hỗn hợp Fendona 10SC với ICON 2,5CS (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực phòng chống muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu ở Bạc Liêu tốt hơn màn tẩm ICON 2,5SC (liều 20mg/m2) đơn thuần. Sử dụng màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid (Fendona, ICON), đơn thuần hay phối hợp đều không gây phản ứng phụ gì và an toàn cho người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Bé và cs (2006-2008) “Xác định mức độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét với một số hóa chất diệt côn trùng tại các điểm nghiên cứu cố định (Sentinel) Việt Nam” Báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38, Công Trình khoa học- Viện Sốt rét – KST – CT TƯ, tập 1, p 279, NXB Y học Hà Nội, năm 2011 2. Vũ Thị Biên, Nguyễn Anh Tuấn (2007-2008)” Đánh giá hiệu lực diệt muỗi của màn tẩm hỗn hợp(fendona 10SC + Deltamethrin) trong phòng thí nghiệm” Báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38, Công Trình khoa học- Viện Sốt rét – KST – CT TƯ, tập 1, p 302, NXB Y học Hà Nội. Năm 2011. 3. Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung và cs (2008-2009) “Hiệu lực phòng chống muỗi An.epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng của màn tẩm Permanet2.0 và 3.0 ở một xã ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long” Báo cáo tại Hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38, Công Trình khoa học- Viện Sốt rét – KST – CT TƯ, tập 1, p 324, NXB Y học Hà Nội. Năm 2011. 4. Trần Đức Hinh, Lê Đình Công, Lê Khánh Thuận (1998-2000). “ So sánh hiệu lực diệt tần lưu của màn tẩm permethrin, alphacypermethrin, delatamethrin, lambdacyhalothrin, entofenprox ở Việt Nam ”, Kỷ yếu công trình NCKH 1996-2000, NXB Y Học Hà Nội. 5. Hồ Đình Trung và CS (2003-2010) “ Thực trạng độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt rét với hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam” Báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38, Công Trình khoa học- Viện Sốt rét – KST – CT TƯ, tập 1, p 267, NXB Y học Hà Nội, năm 2011 6. Viện Sốt rét – KST – CT TƯ (2007). Đặc san phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Tài liệu Hội nghị Quốc tế về phòng chống bệnh sốt rét. 7. Ellisa N, Cutis CF. Đánh giá tác dụng khác nhau của deltamethrin so sánh với permethrin trong tẩm màn. Pest Sci 1995, 44, 363-7. 8. Lenggeler C, Snow RW. Màn tẩm hóa chất làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở trẻ em vùng bờ biển Kenya. Trop Med Intl Helth 1996:1:139-146. 9. Zaim.M, Aitio A. Nakashima N. An toàn của màn tẩm hóa chất nhóm perethroid. Med Vet. Entomol, 2000:14:1-5. 10. Hougarrd JM, Ducon S, Zaim M . Bifenthrin một hóa chất nhóm pyrethroid hữu ích cho tẩm màn phòng chống muỗi. J.Med. Entomol . 2002:39:526-33. 11. Hougarrd JM, Ducon S, Zaim M . Sao sánh 7 hóa chất tẩm màn chống muỗi trong phòng thí nghiệm. Bull. WHO. 2003:81:324 - 33. 12. WHO/CDS/CPC/MAL/98.12 13. WHO/VBC/89.981 14. WHO/CDS/WHOPES/GCDPP/2005.11. 15. WHO/CDS/WHOPES/GCDPP/2006.1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 234 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI NGOẠI KÝ SINH Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN VÀ BÙ GIA MẬP Lê Thành Đồng*, Mai Đình Thắng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để có cơ sở khoa học trong việc dự báo dịch bệnh do các nhóm ngoại ký sinh truyền, Viện Sốt sét - KST - CT TP. HCM dự định điều tra toàn khu vực về phần loài và sự phân bố nhóm ngoại ký sinh, bước đầu Viện tiến hành đề tài “Xác định thành phần loài và sự phân bố một số loài ngoại ký sinh ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên và Bù Gia Mập”. Đối tượng nghiên cứu: là các nhóm ngoại ký sinh có mặt tại điểm nghiên cứu (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). Phương pháp nghiên cứu là điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Đã thu thập được 2.779 cá thể ngoại ký sinh. Trong đó ở Nam Cát Tiên là 1.352 cá thể, gồm 22 loài, thuộc 12 giống, 5 họ; ở Bù Gia Mập là 1.427 cá thể, gồm 29 loài, thuộc 15 giống, 6 họ. Tỷ lệ đa dạng sinh học chung của Nam Cát Tiên/ Việt Nam là 7,38, sinh cảnh vùng đệm có số loài ngoại ký sinh nhiều hơn ở rừng già 1,57 (22 loài/14 loài). Tỷ lệ đa dạng sinh học chung của Bù Gia Mập/ Việt Nam là 9,73, sinh cảnh vùng đệm có số loài ngoại ký sinh nhiều hơn ở rừng già 2,64 (29 loài/11 loài). Có mặt 7 loài có vai trò lây truyền bệnh cho người. Kết luận: Thành phần loài ngoại ký sinh ở 2 vườn quốc gia là phong phú, có tỷ lệ đa dạng sinh học cao, có mặt các loài có vai trò lây truyền bệnh cho người. Từ khóa: ngoại ký sinh, vườn quốc gia. ABSTRACT DETERMINATION ON SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF A ECTOPARASITIC SPECIES IN NATIONAL PARK OF NAM CAT TIEN AND BU GIA MAP Le Thanh Dong, Mai Dinh Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 234 - 239 Hypothesis: In order to obtain scientific basis to predict diseases transmitted by ectoparasite species, Institute of Malariology - Parasitology - Entomology in HCM city intends to investigate in large scale in the South region on the species and the distribution of ectoparasite groups in large scale in the South region; in the first stage, the Institute conducted the topic "Detemination on species composition and distribution of a ectoparasite species in National Parks of Nam Cat Tien and Bu Gia Map". Subjects and methods: the subjects of study are ectoparasites present in each group study (Nam Cat Tien commune, Tan Phu district, Dong Nai province and the commune Bu Gia Map commune, Bu Gia Map district, Binh Phuoc province). Research method is a cross-sectional survey. Results: The results obtained 2,779 individual ectoparasites. In Nam Cat Tien is 1,352 individuals, including 22 species, 12 genera, 5 families; Bu Gia Map is 1427 individuals, including 29 species, belonging to 15 genera, 6 families. The general rate of biodiversity of Cat Tien / Vietnam is 7.38, in forest side landscape there are more ectoparasite species than the jungle 1.57 (22 species/14 species). General rate of biodiversity of Bu Gia * Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM Tác giả liên lạc: TS Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email : lethanhdong@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_luc_diet_muoi_an_epiroticus_khang_hoa_chat_die.pdf
Tài liệu liên quan