Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao tính tự giác tích cực trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân sau 1 năm học thực nghiệm
Kết quả kiểm tra trình độ thể lực
Kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng thực
nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm dựa
vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong lực
lượng CAND theo tiêu chuẩn “Chiến sỹ Công
an khỏe” được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: sau một học kỳ thực
nghiệm, kết quả kiểm tra trình độ thể lực của đối
tượng thực nghiệm đã tăng đáng kể. Sự khác
biệt trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống
kê (P<0.05). Như vậy, có thể nhận xét các biện
pháp đã lựa chọn và xây dựng có hiệu quả cao
trong việc phát triển thể lực cho sinh viên Học
viện ANND.
KEÁT LUAÄN
Lựa chọn được 14 tiêu chí đánh giá hiệu quả
các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực học
tập môn GDTC cho sinh viên Học viện ANND.
Bước đầu ứng dụng các biện pháp đã lựa
chọn vào thực tế. Kết quả cho thấy, các biện
pháp lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc
nâng cao tính tự giác, tích cực học tập môn
GDTC, kết quả học tập môn GDTC và trình độ
thể lực cho sinh viên Học viện ANND.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao tính tự giác tích cực trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân sau 1 năm học thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC
134
ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ CAÙC BIEÄN PHAÙP NAÂNG CAO TÍNH TÖÏ GIAÙC
TÍCH CÖÏC TRONG GIÔØ HOÏC GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT CHO SINH VIEÂN
HOÏC VIEÄN AN NINH NHAÂN DAÂN SAU 1 NAÊM HOÏC THÖÏC NGHIEÄM
Tóm tắt:
Sử dụng 14 tiêu chí được lựa chọn đánh giá hiệu quả sau một năm ứng dụng các biện pháp
nâng cao tính tự giác, tích cực của sinh viên Học viện An ninh nhân dân. Kết quả cho thấy, các
biện pháp lựa chọn đã có tác dụng cao trong việc nâng cao tính tự giác, tích cực học tập, từ đó
nâng cao hiệu quả học tập cho đối tượng nghiên cứu .
Từ khóa: Biện pháp, tính tự giác, tích cực, giáo dục thể chất, Học viện An ninh nhân dân.
Evaluate effectiveness of measures to improve self-awareness and activenss in
physical education lessons for students at People's Security Academy after 1 year
of experimental study
Summary:
The topic has employed 14 selected criteria to evaluate effectiveness after one-year solution
application in order to improve self-awareness and activeness of students at People's Security
Academy. The results show that the selected measures have had a high effect in improving learning
self-awareness and activeness; thereby, it has improved learning efficiency for research subjects.
Keywords: Measures, self-awareness, activeness, physical education, People's Security
Academy.
*ThS, Học viện An ninh nhân dân; Email: nguyenvantrong@gmail.com
Nguyễn Văn Trọng*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Qua phân tích thực tế dạy và học GDTC tại
Học viện An ninh nhân dân (ANND) cho thấy
nhiều sinh viên thể hiện rõ sự căng thẳng, mệt
mỏi, chán nản, không có hứng thú đối với môn
học và thường cảm thấy mệt mỏi sau mỗi buổi
tập... Nguyên nhân chính là do sinh viên chưa
có hứng thú học tập, không phát huy được tính
tự giác, tích cực trong tập luyện, đồng thời giáo
viên chưa thể hiện rõ vai trò của mình để giúp
sinh viên phát huy tính tự giác, tích cực trong
luyện. Trước tình hình đó, Bộ môn Quân sự -
Võ thuật Học viện ANND đã nghiên cứu thực
trạng tính tự giác, tích cực học tập môn học
GDTC của sinh viên, từ đó đề xuất được 06 biện
pháp nâng cao tự giác, tích cực học tập cho đối
tượng nghiên cứu.
Để đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa
chọn, chúng tôi tiến hành ứng dụng các biện
pháp đã lựa chọn trong thực tế. Bài viết sẽ trình
bày kết quả đánh giá chi tiết hiệu quả ứng dụng
các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực
trong giờ học GDTC cho sinh viên Học viện
ANND sau một năm học thực nghiệm.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp
tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; phương
pháp phỏng vấn; phương pháp kiểm tra sư
phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm và
phương pháp toán học thống kê.
Thực nghiệm được tiến hành trên 47 sinh
viên Học viện ANND lớp 48B10. Thời điểm
thực nghiệm: Học kỳ 2 năm học 2016 – 2017.
135
Sè §ÆC BIÖT / 2020
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Biện pháp nâng cao tính tự giác, tích
cực học tập môn học GDTC cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng,
kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu, quan sát
sư phạm và phỏng vấn trên diện rộng, bộ môn
đã lựa chọn được 06 biện pháp nâng cao tính tự
giác, tích cực học tập môn học GDTC cho sinh
viên Học viện ANND gồm:
Biện pháp đối với nhà quản lý:
Biện pháp 1. Xây dựng quy chế quản lý chặt
chẽ và phù hợp với môn GDTC.
Biện pháp 2. Cải tiến nội dung chương trình
cho phù hợp với đặc thù của SV và điều kiện
thực tiễn của Học viện.
Biện pháp 3. Cải tạo, nâng cấp sân bãi, bổ
sung dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy
và hoạt động TDTT.
Biện pháp đối với giáo viên:
Biện pháp 1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm
của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Biện pháp 2. Đổi mới phương pháp giảng
dạy cho sinh động, hấp dẫn để nâng cao tính tự
giác tích cực trong giờ học của SV.
Biện pháp đối với sinh viên:
Biện pháp 1. Tăng cường giáo dục ý nghĩa
mục đích của môn học GDTC.
Các biện pháp đã được xây dựng nội dung cụ
thể theo các phần: Mục đích, nội dung và tổ
chức thực hiện.
2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả
các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích
cực học tập môn GDTC cho sinh viên Học
viện An ninh nhân dân
Việc lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả
các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực
học tập môn học GDTC cho sinh viên Học
viện ANND được tiến hành thông qua tham
khảo tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các chuyên
gia và phỏng vấn bằng phiếu hỏi trên diện
rộng. Kết quả xác định được 14 tiêu chí đánh
giá gồm:
Tiêu chí 1: Thái độ đối với môn học.
Tiêu chí 2: Tâm trạng đối với kết quả môn học.
Tiêu chí 3: Chú ý nghe giáo viên giảng bài.
Tiêu chí 4: Chú ý quan sát động tác mẫu của
giáo viên và của bạn.
Tiêu chí 5: Cố gắng hoàn thành bài tập giáo
viên giao ở trên lớp.
Tiêu chí 6: Tham gia tập luyện ngoại khóa.
Tiêu chí 7: Không bỏ giờ học GDTC.
Tiêu chí 8: Đến lớp đúng giờ.
Tiêu chí 9: Sốt sắng khi được giao nhiệm vụ.
Tiêu chí 10: Chịu khó hỏi han giáo viên về
bài học.
Tiêu chí 11: Nhiệt tình giúp đỡ bạn bè trong
giờ học.
Tiêu chí 12: Theo dõi các thông tin có liên
quan đến TDTT.
Tiêu chí 13: Kết quả học tập môn GDTC.
Tiêu chí 14: Trình độ thể lực chung.
Tính tự giác,
tích cực là tiền đề
để sinh viên hoàn
thành các bài tập
thể chất với
cường độ cao
BµI B¸O KHOA HäC
136
Các hoạt động
rèn luyện thân thể
trong lực lượng
công an nhân dân
rất đa dạng cả về
nội dung và hình
thức
3. Tổ chức thực nghiệm
Mục đích: Xác định hiệu quả của các biện
pháp đã lựa chọn trong việc nâng cao tính tự
giác, tích cực của SV Học viện ANND trong giờ
học GDTC.
Yêu cầu: Các đơn vị liên quan tạo điều kiện
và phối hợp triển khai các biện pháp một cách
nghiêm túc.
Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng
phương pháp thực nghiệm so sánh tự đối chiếu.
Đối tượng thực nghiệm:
Đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm cho SV
Lớp 48B10 với 47 sinh viên (41 nam, 6 nữ)
Thời gian thực nghiệm: Học kỳ 2 năm học
2016 – 2017 từ 2/2017 đến 6/2017.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra
đánh giá được tiến hành tại thời điểm trước và
sau thực nghiệm, sử dụng 14 tiêu chí đã được
lựa chọn trong quá trình nghiên cứu.
4. Hiệu quả ứng dụng các biện pháp
4.1. Kết quả kiểm tra về cảm xúc, chú ý, ý
chí và hành vi của sinh viên với môn học Giáo
dục thể chất
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn
tọa đàm để thu thập số liệu của 12/14 tiêu chí đầu
tiên. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên đối
tượng thực nghiệm bằng cùng một bảng hỏi ở
thời điểm trước và sau thực nghiệm. Mỗi câu hỏi
đưa ra đều có 3 phương án trả lời tương ứng với
3 mức độ.
+ Mức 1: Có phương án trả lời mang tính tích
cực, tốt.
+ Mức 2: Có phương án trả lời mang tính
trung bình (bình thường).
+ Mức 3: Có phương án trả lời thiếu tích cực,
chưa tốt.
Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Sau một học kỳ thực
nghiệm, các tiêu chí về xúc cảm, chú ý, ý chí và
hành vi của SV đối với môn học GDTC của sinh
viên đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất
cả các tiêu chí kiểm tra (P < 0.05). Các biểu hiện
cảm xúc học tập, chú ý, sự nỗ lực ý chí và biểu
hiện bằng hành vi của sinh viên với giờ học
GDTC ở thời điểm sau thực nghiệm đều tốt hơn
so với thời điểm trước thực nghiệm. Như vậy,
có thể thấy các biện pháp lựa chọn đã có hiệu
quả tốt trong việc nâng cao tính tự giác, tích cực
học tập môn học GDTC cho sinh viên Học viện
ANND.
4.2. Kết quả điểm học tập của sinh viên
So sánh điểm học tập môn học GDTC học kỳ
1 (chưa áp dụng các biện pháp) và học kỳ 2
(thực nghiệm ứng dụng các biện pháp đã lựa
chọn) của sinh viên Lớp 48B10 Học viện
ANND. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Khi so sánh về kết quả
lĩnh hội (kết quả môn học và thể lực chung) của
đối tượng thực nghiệm thời điểm kết thúc học
kỳ 1 (chưa áp dụng các biện pháp) và học kỳ 2
137
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 1. So sánh tiêu chí về xúc cảm, chú ý, ý chí và hành vi của SV
đối với môn học GDTC thời điểm trước và sau thực nghiệm (n=47)
Các
biểu
hiện
Tiêu chí đánh
giá
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
So sánh
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3
mi % mi % mi % mi % mi % mi % c2 P
Biểu
hiện ở
xúc
cảm
học tập
Thái độ đối
với môn học 7 14.89 24 51.06 16 34.04 16 34.04 25 53.19 6 12.77 8.97 <0.05
Tâm trạng đối
với kết quả
môn học
10 21.28 33 70.21 4 8.51 18 38.3 28 59.57 1 2.13 6.06 <0.05
Biểu
hiện
chú ý
Chú ý nghe
giáo viên
giảng bài
8 17.02 23 48.94 16 34.04 17 36.17 23 48.94 7 14.89 77.02 <0.05
Chú ý quan sát
động tác mẫu
của giáo viên
và của bạn
9 19.15 24 51.06 14 29.79 15 31.91 24 51.06 8 17.02 6.53 <0.05
Biểu
hiện sự
nỗ lực
ý chí
Cố gắng
hoàn thành
bài tập giáo
viên giao ở
trên lớp
7 14.89 22 46.81 18 38.3 11 23.4 26 55.32 10 21.28 6.83 <0.05
Tham gia tập
luyện ngoại
khóa
5 10.64 19 40.43 23 48.94 10 21.28 25 53.19 12 25.53 7.82 <0.05
Biểu
hiện
bằng
hành vi
Không bỏ
giờ học
GDTC
9 19.15 18 38.3 20 42.55 12 25.53 23 48.94 12 25.53 6.17 <0.05
Đến lớp đúng
giờ 11 23.4 17 36.17 19 40.43 14 29.79 24 51.06 9 19.15 7.6 <0.05
Sốt sắng khi
được giao
nhiệm vụ
10 21.28 18 38.3 19 40.43 12 25.53 23 48.94 12 25.53 6.77 <0.05
Chịu khó hỏi
han giáo viên
về bài học
6 12.77 21 44.68 20 42.55 11 23.4 22 46.81 14 29.79 6.81 <0.05
Nhiệt tình
giúp đỡ bạn bè
trong giờ học
6 12.77 20 42.55 21 44.68 10 21.28 23 48.94 14 29.79 8.04 <0.05
Theo dõi các
thông tin có
liên quan đến
TDTT
8 17.02 19 40.43 20 42.55 12 25.53 22 46.81 13 27.66 9.04 <0.05
BµI B¸O KHOA HäC
138
Bảng 2. So sánh kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên thực nghiệm
ở thời điểm trước và sau thực nghiệm (n=47)
Thời điểm x d Cv t p
Học kỳ 1 6.18 0.61 9.87
2.341 < 0.05
Học kỳ 2 7.15 0.51 6.77
(thực nghiệm ứng dụng các biện pháp đã lựa
chọn) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê theo hướng kết quả học tập của sinh viên học
kỳ 2 tốt hơn. Như vậy, có thể khẳng định các
biện pháp đã lựa chọn có tác dụng tốt tới kết quả
học tập của sinh viên.
4.3. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực
Kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng thực
nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm dựa
vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong lực
lượng CAND theo tiêu chuẩn “Chiến sỹ Công
an khỏe” được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: sau một học kỳ thực
nghiệm, kết quả kiểm tra trình độ thể lực của đối
tượng thực nghiệm đã tăng đáng kể. Sự khác
biệt trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống
kê (P<0.05). Như vậy, có thể nhận xét các biện
pháp đã lựa chọn và xây dựng có hiệu quả cao
trong việc phát triển thể lực cho sinh viên Học
viện ANND.
KEÁT LUAÄN
Lựa chọn được 14 tiêu chí đánh giá hiệu quả
các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực học
tập môn GDTC cho sinh viên Học viện ANND.
Bước đầu ứng dụng các biện pháp đã lựa
chọn vào thực tế. Kết quả cho thấy, các biện
pháp lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc
nâng cao tính tự giác, tích cực học tập môn
GDTC, kết quả học tập môn GDTC và trình độ
thể lực cho sinh viên Học viện ANND.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Học viện ANND (2011), Quyết định số
112/QĐ-HVAN ngày 6/6/2011 quy định
“Chương trình giảng dạy trình độ ĐH hệ chính
qui theo học chế tín chỉ”.
2. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý
luận và phưong pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp
thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn
Muôn (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT.
5. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học,
Nxb ĐHSP, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 6/11/2020, phản biện ngày
17/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)
Bảng 3. Kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng thực nghiệm
thời điểm trước và sau thực nghiệm
TT Nội dung
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Độ tin cậy
x ±d x ±d t P
Nam n = 41 n = 41
1 Chạy 100m (s) 14.6 0.52 13.9 0.44 2.51 <0.05
2 Chạy 1500m (s) 391.4 13.7 368.7 17.9 2.76 <0.05
3 Bật xa tại chỗ (cm) 235.1 16.6 259.8 19.4 3.21 <0.05
4 Co tay xà đơn (l) 11.8 1.43 15.4 1.42 3.3 <0.05
Nữ n = 6 n = 6
5 Chạy 100m (s) 18.5 0.52 17.51 0.74 2.55 <0.05
6 Chạy 800m (s) 261.5 15.5 243.3 17.4 2.21 <0.05
7 Bật xa tại chỗ (cm) 160.2 13.4 177.2 12.4 3.09 <0.05
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cac_bien_phap_nang_cao_tinh_tu_giac_tich_c.pdf