Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ đối với khả năng kiểm soát hen của bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Ch Minh

Sau 3 tháng theo dõi, tỷ lệ bệnh nhân có kiểm soát hen ở nhóm CT cao hơn so với nhóm KCT, (89,6% (CT) so với 69,8% (KCT), p < 0,001) đồng thời điểm. Kiểm soát hen nhóm CT ghi nhận cao hơn so với nhóm KCT (22,81 ± 2,30 so với 20,70 ± 3,35, p < 0,001). Sự khác biệt này được kh ng định khi kết quả hồi quy binary logistic cho thấy thực sự chỉ có sự can thiệp thông qua việc giáo dục của Dược sĩ mới có thể gia tăng khả năng kiểm soát hen của bệnh nhân sau 3 tháng (OR 3,910; 95%CI 2,166 9,085; p<0,001). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của B. J. Bereznicki (2008)(4), Plaza Vincente (2015)(22). Trong đó, nghiên cứu của B. J. Bereznicki (2008)(4) cho thấy, sau 6 tháng theo dõi điểm ACT của nhóm KCT thấp hơn nhóm CT có ý nghĩa thống kê - 16,8 ± 3,9 so với 18,5 ± 4,0, p < 0,01(4). Nghiên cứu của Plaza Vincente (2015)(22) khảo sát 3 nhóm, với nhóm 1 là nhóm tiêu chuẩn vàng, áp dụng chương trình chăm sóc hen tiêu chuẩn, nhóm 2 là nhóm CT bằng chương trình AEP - RSI và nhóm 3 là nhóm chứng được chăm sóc thường quy. Tình trạng kiểm soát hen thông qua ACT sau 12 tháng nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở nhóm 1 (21,18 ± 0,38) và nhóm 2 (20,42 ± 0,60) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 3 (19,56 ± 0,45), p = 0,042 và cả 3 nhóm 1, 2, 3 đều gia tăng điểm ACT (p< 0,001)(22). Sự tương đồng về kết quả có thể do tương đồng về thiết kế nghiên cứu (chia mẫu ngẫu nhiên, có đối chứng), đặc điểm bệnh nhân (tuổi, phân bố giới tính, BMI, trình độ học vấn), nội dung can thiệp (giáo dục về bệnh hen, thao tác hít thuốc, cách sử dụng thuốc). Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi có ưu điểm hơn các nghiên cứu tham khảo ở cách thức can thiệp tích cực, tần suất theo dõi, nhắc nhở bệnh nhân về dùng thuốc cũng như điều chỉnh thao tác hít thuốc khá thường xuyên, do đó sẽ giúp tăng khả năng kiểm soát hen

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ đối với khả năng kiểm soát hen của bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Ch Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 103 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƢỢC S ĐỐI VỚI KHẢ N NG KIỂM SOÁT HEN CỦA BỆNH NH N HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CH MINH Phạ u n h i*, Trần Hoàng Tiên*, i Thị Hương Quỳnh** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo s{t hiệu quả can thiệp gi{o dục của Dược sĩ đối với khả năng kiểm so{t hen của bệnh nh}n hen phế quản tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM Phương pháp nghiên cứu Thử nghiệm l}m s|ng, ngẫu nhiên có đối chứng, thực hiện trên bệnh nhân hen ngoại trú đủ 18 tuổi trở lên tại ph ng kh{m Thăm d chức năng hô hấp - bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM từ ng|y 25/08/ 2016 đến 25/05/2017. Bệnh nh}n được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm – nhóm Can thiệp (CT) – nhận sự tư vấn của dược sĩ v| tư vấn thường quy của b{c sĩ v| nhóm không Can thiệp (KCT) – chỉ nhận được sự tư vấn của b{c sĩ. Hiệu quả can thiệp được đ{nh gi{ bằng việc so sánh giữa 2 nhóm về tình trạng kiểm soát hen của bệnh nhân theo Asthma Control Test (ACT) ở thời điểm ban đầu v| sau 3 th{ng khảo s{t. Kết quả Sau 3 th{ng theo d i, có 173 bệnh nh}n thuộc nhóm CT v| 96 bệnh nh}n thuộc nhóm KCT. Điểm kiểm so{t hen ở nhóm CT (22,81 ± 2,30) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KCT (20,70 ± 3,35) (p 0,001). Đồng thời tỷ lệ bệnh nh}n kiểm so{t hen ở nhóm CT l| 89,6% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KCT l| 69,8%, p 0,001. Biện ph{p can thiệp gi{o dục của Dược sĩ mang lại ảnh hưởng tích cực đến tình trạng kiểm so{t hen của bệnh nh}n (OR 3,910; 95%CI 1,956 7,816; p 0,001) ết luận: Can thiệp của dược sĩ giúp cải thiện việc kiểm so{t hen của bệnh nh}n. Từ h a hen phế quản, kiểm so{t hen, can thiệp, Dược sĩ ABSTRACT PHARMACISTS’ INTERVENTION ON ASTHMA CONTROL ENHANCEMENT IN ASTHMATIC PATIENTS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY Pham Xuan Khoi, Tran Hoang Tien, Bui Thi Huong Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 103 - 110 Objectives: The aim of this study was to evaluate the effectiveness of patient education by pharmacists on asthma control enhancement in asthmatic patients at University Medical Center, Ho Chi Minh City. Method: A randomized, controlled trial was conducted on asthmatic outpatients aged 18 years or older at Screening Respiratory Function department from August 2016 to May 2017. Patients were randomized into intervention group (IG) and non-intervention group (NIG). Patients in IG were consulted by pharmacists and doctors. Patients in NIG received consultation from doctors only. We compared ACT scores of patients at the beginning of study and after 3 months between the two groups. Results: After 3 months, there were 173 patients in IG and 96 patients in NIG. IG’s asthma control score (22.81 ± 2.30) was statistically higher than NIG’s one (20.70 ± 3.35) (p 0.001). The prevalence of patients with *Khoa Dược, Đại học Lạc Hồng - Biên Hòa – Đồng Nai **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: huongquynhtn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 104 accquired control asthma in IG was higher than that in NIG (89.6% vs 69.8%, respectively, p<0.001). This result confirmed the positive effect of pharmacist’s education intervetion in increasing patient’s controlled asthma stage (OR 3.910; 95%CI 1.956÷7.816; p<0.001). Conclusion: Pharmacist intervention enhanced asthma control in asthmatic patients. Key word: asthma control, intervention, pharmacist MỞ ĐẦU Hen phế quản l| một bệnh lý đang có chiều hướng gia tăng. Trên thế giới, có h|ng triệu số ca mắc hen ghi nhận được(1,11,27), ph}n bố khắp c{c khu vực v| vùng lãnh thổ, đặc biệt l| c{c nước Ch}u Á m| điển hình l| Việt Nam(13,31). Người bị hen thường đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, về chi phí điều trị, nguy cơ tử vong cao v| quan trong nhất là suy giảm chất lượng cuộc sống (CLCS)(16,24,30). Nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe v| CLCS, việc kiểm so{t tình trạng hen của bệnh nh}n cần phải được ưu tiên h|ng đầu. Việc kiểm so{t có thể đạt được thông qua cải thiện kiến thức bệnh sinh, cải thiện kỹ năng dùng thuốc, tăng tính tu}n thủ, tăng khả năng nhận biết v| phòng tr{nh t{c dụng phụ(4,22). Chính vì thế, nhiều biện ph{p can thiệp đã được {p dụng ở c{c nước kh{c nhau trên thế giới, trong đó biện ph{p gi{o dục về hen, c{ch dùng thuốc điều trị v| tư vấn cho bệnh nhân về việc thay đổi lối sống được thực hiện bởi Dược sĩ đã được chứng minh có những hiệu quả tích cực(4,22). Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu đ{nh gi{ vai trò cụ thể của Dược sĩ cũng như việc gi{o dục bệnh nh}n về tu}n thủ dùng thuốc v| thay đổi lối sống đối với gia tăng khả năng kiểm so{t hen, chính vì lẽ đó nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo s{t tính hiệu quả của việc can thiệp thực hiện bởi Dược sĩ trong cải thiện khả năng kiểm so{t hen trên đối tượng bệnh nh}n hen phế quản. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nh}n được chẩn đo{n hen phế quản theo định nghĩa của ICD 10 Đủ 18 tuổi trở lên Kh{m ngoại trú tại phòng kh{m Thăm dò Chức Năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ ng|y 25/08/ 2016 đến 25/05/2017 Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nh}n không có đầy đủ thông tin về thuốc điều trị và thông tin cá nhân. Bệnh nhân không tỉnh táo, điểm nhận thức đ{nh gi{ bằng MMSE ≤ 17. Bệnh nh}n có chẩn đo{n COPD. Bệnh nh}n không biết chữ hoặc không có/không biết sử dụng điện thoại. Bệnh nh}n từ chối tham gia nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Thử nghiệm l}m s|ng ngẫu nhiên có đối chứng. C{c bệnh nh}n được đưa v|o nghiên cứu sẽ được chia ngẫu nhiên v|o hai nhóm – Can thiệp (CT) v| Không can thiệp (KCT). Trong đó nhóm CT sẽ nhận được Dược sĩ tư vấn bên cạnh sự tư vấn thường quy của b{c sĩ, nhóm KCT chỉ nhận được sự tư vấn của b{c sĩ m| không có can thiệp của dược sĩ. Nội dung can thiệp của Dược sĩ bao gồm c{c thông tin về bệnh hen, hướng dẫn về dùng thuốc, thao t{c sử dụng bình xịt thuốc, c{ch nhận biết v| phòng tr{nh biến cố có hại của thuốc (Adverse drug events, ADE), lời khuyên về thay đổi lối sống. Việc hướng dẫn thao t{c sử dụng bình xịt thuốc, nhận biết v| phòng tr{nh ADE, c{ch dùng thuốc sẽ di n ra trực tiếp tại bệnh viện. Sau đó, trong 3 th{ng, cứ c{ch 2 tuần l kể từ lần gặp đầu tiên, Dược sĩ sẽ gọi điện thoại cho bệnh nh}n để nhắc nhở về thay đổi lối sống, tr{nh t{c nh}n g}y hen, tu}n thủ dùng thuốc, nhắc nhở lại các thao tác sử dụng bình xịt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 105 Cỡ mẫu được ước tính theo công thức so sánh 2 số trung bình điểm Asthma Control Test (ACT): C = 7,85 (α = 0,05; độ tin cậy 95%; β = 0,2 v| power = 0,8), và lần lượt l| trung bình điểm kiểm so{t hen của bệnh nh}n đ{nh gi{ theo bộ c}u hỏi ACT ở nhóm KCT v| nhóm CT, l| độ lệch chuẩn điểm ACT nhóm KCT. Theo kết quả của nghiên cứu Bereznicki BJ (2008)(4), cỡ mẫu cho mỗi nhóm n = 83. Trên thực tế, chúng tôi chọn số lượng mẫu 181 bệnh nhân nhóm CT và 161 BN nhóm KCT. Thu thập các thông tin của bệnh nhân ở thời điểm ban đầu v| sau 3 th{ng khảo s{t (theo lịch tái khám hoặc trên điện thoại) về: - Thông tin c{ nh}n ban đầu: tên, tuổi, giới tính, BMI, trình độ học vấn, bệnh k m. - Thông tin điều trị ban đầu: bậc hen (Global Initiative for Asthma, GINA 2016)(8), thời gian mắc hen, thuốc sử dụng, thông tin kết quả điều trị: dựa vào tỷ lệ triệu chứng trước và sau điều trị, đ{nh gi{ kết quả điều trị sau 2 tuần tái khám hoặc phỏng vấn qua điện thoại. - Điểm kiểm so{t hen: đ{nh gi{ bằng bộ c}u hỏi Asthma Control Test tiếng Việt (ACT), được ban h|nh bởi bộ Y tế năm 2009 Phân tích số liệu Công cụ phân tích: SPSS 20.0 Sử dụng thống kê mô tả để x{c định tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, BMI, bệnh k m, tỷ lệ các nhóm thuốc sử dụng điều trị, bậc hen, thời gian mắc hen. Dùng phép kiểm χ2 để so s{nh tỷ lệ kiểm so{t hen của bệnh nh}n giữa 2 nhóm nghiên cứu tại, phép kiểm Independent t - test để so s{nh điểm ACT giữa 2 nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước v| sau khi can thiệp 3 th{ng, phép kiểm hồi quy binary logistic đa biến để tìm mối liên quan giữa c{c yếu tố nhi u đến tình trạng kiểm so{t hen. Kh{c biệt được coi l| có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 342 bệnh nhận được chọn v| đồng ý tham gia v|o nghiên cứu, trong đó có 181 bệnh nh}n nhóm CT v| 161 bệnh nh}n nhóm KCT. Sau th{ng thứ 3 theo dõi, nhóm CT còn 173 bệnh nh}n v| nhóm KCT còn 96 bệnh nh}n. Đặc điểm ban đầu của bệnh nhân Đặc điểm nền v| đặc điểm dùng thuốc ban đầu ban đầu của bệnh nh}n trình b|y trong bảng 1 v| bảng 2. c đi b n đầ c i n bện n n ng i n c c đi m Ph n nh m iá trị p CT (n=173) KCT (n=96) N % N % Nữ giới 107 61,8 64 66,7 0,342 Tuổi 40,92 ± 15,49 43,27 ± 13,36 0,161 T 1 - 60 148 85,5 84 87,5 0,656 ≥ 60 25 14,5 12 12,5 BMI (kg/m 2 ) 22,09 ± 2,58 22,95 ± 3,04 0,034 Trình độ học vấn Tiểu học 11 6,4 7 7,3 0,257 Trung học cơ sở 39 22,5 23 24,0 Phổ thông trung học 59 34,1 35 36,5 Đại học – Cao đẳng 61 35,3 30 31,2 Sau đại học 3 1,7 1 1,0 Bậc hen (G NA 2016 3,16 ± 0,85 3,10 ± 0,99 0,938 Bệnh m Trào ngƣợc dạ dày – thực quản 59 36,6 26 29,2 0,235 Viêm mũi dị ứng 99 61,5 50 56,2 0,413 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 106 c đi m Ph n nh m iá trị p CT (n=173) KCT (n=96) N % N % Viêm xoang 29 18,0 14 15,7 0,647 Cơ địa dị ứng 53 30,8 34 35,4 0,440 Kiểm soát hen Có (ACT ≥ 20 39 22,5 31 32,3 0,081 Không (ACT < 20) 134 77,5 65 67,7 Điểm ACT an đầu 16,34 ± 4,00 17,25 ± 4,23 0,077 : c đi d ng c c i n bệnh nhân nghiên c u c đi m Ph n nh m iá trị p CT (n=173) KCT (n=96) N % N % Phối hợp hác đƣờng d ng Có phối hợp 163 94,2 84 90,3 0,239 Ch dạng h t 10 5,8 9 9,7 Tỷ lệ sử dụng thuốc dạng h t Chủ vận beta 2 có tác dụng ngắn (SABA) 60 34,7 37 39,4 0,448 Corticosteriod đƣờng xông hít (ICS) 7 4,0 3 3,2 0,725 SMART (single maintenance and reliever therapy) 87 50,3 49 52,1 0,774 ICS/chủ vận beta 2 có tác dụng kéo dài (LABA) 78 45,1 41 43,6 0,818 Kháng cholinergic 12 6,9 10 10,6 0,293 Thuốc đƣờng uống – tại chỗ Đối kháng leucotrien (LTRA) 159 97,5 78 89,7 0,013 Corticosteroid đƣờng uống (OCS) 24 14,7 13 14,9 0,963 Theophyllin 4 2,5 3 3,4 0,696 LABA 4 2,5 6 6,9 0,101 Ức chế ơm proton (PP 18 11,0 11 8,0 0,452 Kháng 1 17 10,4 17 19,5 0,054 Kháng sinh 13 8,0 9 10,3 0,529 Corticosteroid ịt mũi 5 3,1 8 9,2 0,068 T nh trạng iểm soát hen sau tháng Tình trạng kiểm so{t hen sau 3 th{ng của bệnh nh}n được thể hiện trong bảng 3. Tuy nhiên sự xuất hiện c{c yếu tố nhi u như chỉ số BMI 22,09±2,58 ở nhóm CT v| 22,95 ± 3,04 ở nhóm KCT, p=0,034 v| việc điều trị bằng thuốc nhóm LTRA (97,5% ở nhóm CT v| 89,7% ở nhóm KCT, p=0,013) nên để đ{nh gi{ ảnh hưởng thực sự của yếu tố Can thiệp bởi Dược sĩ, chúng tôi tiến h|nh ph}n tích hồi quy tìm liên hệ giữa yếu tố Can thiệp k m theo c{c yếu tố nhi u đến tình trạng kiểm so{t hen sau 3 th{ng (bảng 4). ảng 3: Tình trạng kiểm so{t hen sau 3 th{ng theo d i i m soát h n Ph n nh m iá trị p CT (N = 173) KCT (N =96) N % N % Có (điểm ACT ≥ 20 155 89,6 67 69,8 < 0,001 Kh ng (điểm ACT 20 18 10,4 29 30,2 Điểm ACT sau 3 tháng 22,81 ± 2,30 20,70 ± 3,35 < 0,001 n ư ng c các yếu t đến n ng ki oá en áng i m soát h n iá trị p OR hoảng tin c 5 Yếu tố can thiệp 3,910 1,956÷7,816 < 0,001 Yếu tố ch số hối cơ thể (BM 0,987 0,876÷1,104 0,779 Yếu tố điều trị ằng LT A 1,360 0,378÷4,896 0,638 BÀN LUẬN Đặc điểm nền của bệnh nhân trong nghiên cứu Tỷ lệ nữ giới tham gia v|o nghiên cứu nhiều hơn so với nam giới, nhóm CT (nữ - 61,8%) v| nhóm KCT (nữ - 66,7%). Kết quả n|y tương tự như nghiên cứu thực hiện trước đ}y(12,14,22). Điều n|y có thể giải thích do ảnh hưởng của nội tiết tố (estrogen tăng tiết c{c yếu tố g}y viêm ở đường dẫn khí như yếu tố Interleukin 17A)(7), v| phơi nhi m trong công việc h|ng ng|y do nữ giới thường có công việc liên quan đến nội trợ, lau dọn, hoặc nh}n viên văn phòng, do đó tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa, khí lạnh của m{y Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 107 lạnh. Đ}y chính l| những t{c nh}n g}y nên tình trạng hen cho bệnh nh}n(10). Độ tuổi trung bình của nhóm CT l| 40,92 ± 15,49 tuổi v| của nhóm KCT l| 43,27 ± 13,36 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh chủ yếu l| từ 18 – 60 tuổi với tỷ lệ 85,5% ở nhóm CT v| 87,5% ở nhóm KCT. Kết quả về tuổi trung bình trong nghiên cứu tương tự c{c nghiên cứu trước đ}y(14,22,26). Sự tương đồng về nhóm tuổi v| tuổi trung bình của nghiên cứu có thể giải thích do 18 - 60 tuổi l| độ tuổi lao động, bệnh nh}n có thể tiếp xúc nhiều với c{c yếu tố môi trường như hóa chất, khói bụi, phấn hoa, thời tiết nên d mắc phải bệnh lý hen phế quản. Chỉ số BMI trung bình của nhóm CT l| 22,09 ± 2,58 (kg/m2) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KCT l| 22,95 ± 3,04 (kg/m2) (p = 0,034). Chỉ số BMI gia tăng thường dẫn đến sự xuất hiện tình trạng hen, v| l|m xuất hiện đợt hen cấp tính do có sự gia tăng c{c yếu tố g}y viêm như TNF v| Interleukin(3,21,25). Chỉ số BMI không tương đồng giữa 2 nhóm nghiên cứu là một trong những yếu tố gây nhi u sẽ được hiệu chỉnh khi đ{nh gi{ tiêu chí của nghiên cứu. Có ba mức học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu l| trình độ THPT, trình độ Đại học - Cao đ ng v| trình độ THCS với tỷ lệ lần lượt l| 34,1%; 35,3% v| 22,5% (nhóm CT) v| 36,5%; 31,2%; 24,0% (nhóm KCT). Đặc điểm n|y tương tự như kết quả của c{c t{c giả Huỳnh Anh Kiệt(12), Vincente P(22). Nghiên cứu can thiệp cải thiện CLCS thông qua việc gi{o dục nên nhận thức của bệnh nh}n đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả của can thiệp v| cải thiện tình trạng bệnh lý, do đó yếu tố học vấn luôn được đ{nh gi{ trong hầu hết kiểu nghiên cứu n|y. Một số nghiên cứu cũng chứng minh được sự liên quan giữa trình độ học vấn v| chỉ số CLCS, mức độ nặng của bệnh hen, tình trạng cấp cứu do hen, khả năng kiểm so{t hen như của c{c t{c giả N. K Leidy (1998)(20) hay. Carol. A Mancuso (2010)(17). Nghiên cứu ghi nhận được bậc hen trung bình nhóm CT l| 3,16 ± 0,85 v| nhóm KCT l| 3,10 ± 0,99. Đối với c{c nghiên cứu tại Việt Nam, đa số bệnh nh}n thường tới bệnh viện kh{m khi tình trạng bệnh nặng, nên bậc hen thường cao hơn so với c{c nghiên cứu kh{c thực hiện trên thế giới(14,22). Việc đ{nh gi{ bậc hen trung bình giúp đ{nh gi{ mức độ nặng của bệnh, đồng thời phản {nh khả năng kiểm so{t hen của của bệnh nh}n(9). Tình trạng mắc viêm mũi dị ứng (VMDU) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo sau l| tình trạng GERD, cơ địa dị ứng. Theo c{c t{c giả Celeste Porsbjerg, Vanessa L. Clark thì tình trạng hen, VMDU, viêm xoang, GERD v| cơ địa dị ứng có liên hệ chặt với nhau v| người bệnh hen thường có k m một trong c{c bệnh lý trên(29,23). Chính yếu tố đa bệnh k m n|y sẽ g}y khó khăn kiểm so{t tình trạng hen của bệnh nh}n. Đặc biệt, trong c{c bệnh lý vừa nêu thì tình trạng VMDU thường phổ biến nhất v| g}y ra ảnh hưởng nặng nề nhất đối với khả năng kiểm so{t hen của bệnh nh}n(6). Tỷ lệ không kiểm so{t hen (77,5% ở nhóm CT v| 67,7% ở nhóm KCT, p = 0,081) cao hơn so với tỷ lệ có kiểm so{t hen. Đồng thời điểm ACT ban đầu ghi nhận được ở nhóm CT v| KCT lần lượt l| 16,34 ± 4,00 v| 17,25 ± 4,23 (p=0,077). Kết quả n|y tương tự nghiên cứu của t{c giả E. Mehuys v| Bonnie J. Bereznicki, Vicente Plaza(4,19,22). Tỷ lệ chưa kiểm so{t hen cao v| điểm hen trung bình dưới 20 chứng minh được yêu cầu cấp thiết tìm ra c{ch thức giúp gia tăng khả năng kiểm so{t hen cho bệnh nh}n. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nh n Về phối hợp thuốc hít v| đường uống/ xịt mũi, đa số bệnh nh}n phải phối hợp vừa thuốc đường hít v| thuốc đường uống hoặc thuốc xịt mũi (94,2% ở nhóm CT v| 90,3% ở nhóm KCT, p=0,239). Kết quả n|y tương đồng với bậc hen trung bình v| tình trạng chưa kiểm so{t hen của mẫu nghiên cứu. Xét về c{c thuốc đường hít, nhóm thuốc được ghi nhận có tỷ lệ kê đơn nhiều nhất l| nhóm SMART (budesonid phối hợp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 108 formoterol) v| phối hợp ICS/LABA. Việc sử dụng phối hợp ICS v| LABA đường hít sẽ giúp gia tăng hiệu quả giãn phế quản v| kh{ng viêm của từng thuốc th|nh phần. Thêm v|o đó, xu hướng gia tăng sử dụng SMART như một thuốc vừa ngừa cơn, vừa cắt cơn hen (do formoterol l| LABA có thời gian bắt đầu tác dụng nhanh) l| một lựa chọn phù hợp vì sẽ tăng sự thuận tiện khi sử dụng v| khả năng tu}n thủ, tính hiệu quả của liệu ph{p SMART trong điều trị v| tăng khả năng kiểm so{t hen so với sử dụng ICS đơn độc(15,22). Xét về c{c thuốc đường uống, nhóm thuốc được ghi nhận có tỷ lệ kê đơn nhiều nhất l| nhóm LTRA (hoạt chất montelukast) (97,5% ở nhóm CT v| 89,7% ở nhóm KCT, p=0,013). Việc sử dụng LTRA phối hợp với nhóm ICS/LABA hoặc SMART tăng cao trong nghiên cứu đang l| một xu hướng điều trị mới vì đ}y l| nhóm thuốc có nhiều ưu điểm, như hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản v| VMDU(28), một bệnh k m chiếm tỷ lệ cao đã được ghi nhận trong nghiên cứu, tăng chỉ số FEV1, giảm tình trạng kích ứng khí quản do hoặc không do c{c yếu tố dị nguyên, giảm viêm tại c{c vị trí m| ICS không tới được cải thiện triệu chứng, tăng kiểm so{t hen(2,5). Bên cạnh LTRA, tỷ lệ sử dụng PPI v| thuốc kh{ng Histamin H1 kh{ cao, do mẫu nghiên cứu có bệnh k m l| GERD v| c{c bệnh lý dị ứng như viêm xoang, VMDU v| cơ địa dị ứng. Nghiên cứu đồng thời cũng ghi nhận có 8,0% (CT) v| 10,3% (KCT) bệnh nh}n được kê thuốc kh{ng sinh, 3,1% (CT) v| 9,2% (KCT) nhằm kiểm so{t tình trạng hen bội nhi m trong viêm bệnh nh}n được kê corticosteroid xịt mũi. Trong nghiên cứu này, việc sử dụng LTRA là một yếu tố gây nhi u do có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân. Yếu tố này sẽ được hiệu chỉnh trong đ{nh gi{ hiệu quả can thiệp của dược sĩ. T nh trạng iểm soát hen sau tháng Sau 3 th{ng theo dõi, tỷ lệ bệnh nh}n có kiểm so{t hen ở nhóm CT cao hơn so với nhóm KCT, (89,6% (CT) so với 69,8% (KCT), p < 0,001) đồng thời điểm. Kiểm so{t hen nhóm CT ghi nhận cao hơn so với nhóm KCT (22,81 ± 2,30 so với 20,70 ± 3,35, p < 0,001). Sự kh{c biệt n|y được kh ng định khi kết quả hồi quy binary logistic cho thấy thực sự chỉ có sự can thiệp thông qua việc gi{o dục của Dược sĩ mới có thể gia tăng khả năng kiểm so{t hen của bệnh nh}n sau 3 th{ng (OR 3,910; 95%CI 2,166 9,085; p<0,001). Kết quả n|y tương tự như c{c nghiên cứu của B. J. Bereznicki (2008)(4), Plaza Vincente (2015)(22). Trong đó, nghiên cứu của B. J. Bereznicki (2008)(4) cho thấy, sau 6 th{ng theo dõi điểm ACT của nhóm KCT thấp hơn nhóm CT có ý nghĩa thống kê - 16,8 ± 3,9 so với 18,5 ± 4,0, p < 0,01(4). Nghiên cứu của Plaza Vincente (2015)(22) khảo s{t 3 nhóm, với nhóm 1 l| nhóm tiêu chuẩn v|ng, {p dụng chương trình chăm sóc hen tiêu chuẩn, nhóm 2 l| nhóm CT bằng chương trình AEP - RSI v| nhóm 3 l| nhóm chứng được chăm sóc thường quy. Tình trạng kiểm so{t hen thông qua ACT sau 12 th{ng nghiên cứu tình trạng kiểm so{t hen ở nhóm 1 (21,18 ± 0,38) v| nhóm 2 (20,42 ± 0,60) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 3 (19,56 ± 0,45), p = 0,042 v| cả 3 nhóm 1, 2, 3 đều gia tăng điểm ACT (p< 0,001)(22). Sự tương đồng về kết quả có thể do tương đồng về thiết kế nghiên cứu (chia mẫu ngẫu nhiên, có đối chứng), đặc điểm bệnh nh}n (tuổi, ph}n bố giới tính, BMI, trình độ học vấn), nội dung can thiệp (gi{o dục về bệnh hen, thao t{c hít thuốc, c{ch sử dụng thuốc). Ngo|i ra, nghiên cứu của chúng tôi có ưu điểm hơn c{c nghiên cứu tham khảo ở c{ch thức can thiệp tích cực, tần suất theo dõi, nhắc nhở bệnh nh}n về dùng thuốc cũng như Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 109 điều chỉnh thao t{c hít thuốc kh{ thường xuyên, do đó sẽ giúp tăng khả năng kiểm so{t hen. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn kh{c biệt với nghiên cứu của E. Mehuys (2008). Điểm ACT trong nghiên cứu của E. Mehuys sau 3 th{ng (20,3 ± 3,2 ở nhóm CT v| 20,0 ± 3,8 ở nhóm KCT, p > 0,05) v| sau 6 th{ng (20,2 ± 3,5 - CT v| 19,7 ± 4,8 - KCT, p>0,05) không kh{c biệt có ý nghĩa, mặc dù sự gia tăng điểm ACT ở nhóm CT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KCT(19). Sự kh{c biệt n|y có thể do đặc điểm mẫu của t{c giả E. Mehuys có số lượng bệnh nh}n kiểm so{t hen cao hơn (53,3% ở nhóm CT v| 48,9% ở nhóm KCT), độ tuổi trung bình của bệnh nhân thấp hơn (35,2 ở nhóm CT v| 36,3 ở nhóm KCT) v| tỷ lệ bệnh nh}n có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên thấp hơn nghiên cứu chúng tôi. Những bệnh nh}n có tuổi t{c c|ng cao, thì thường quan t}m đến sức khỏe k m theo mức học vấn cao sẽ d d|ng ph{t huy ảnh hưởng của can thiệp bằng biện ph{p gi{o dục. Thêm v|o đó, bệnh nh}n đang có tình trạng kiểm so{t hen tốt thường ít quan t}m đến c{c kiến thức cung cấp về bệnh, do đó ảnh hưởng của biện ph{p can thiệp cũng sẽ không cao như những bệnh nh}n đang có tình trạng kiểm so{t hen chưa tốt hoặc kém(19). KẾT LUẬN Biện ph{p can thiệp với hình thức gi{o dục bệnh nh}n về bệnh hen, kỹ thuật sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, c{ch dùng thuốc, phòng tr{nh c{c biến cố có hại, được thực hiện bởi Dược sĩ thực sự giúp cải thiện khả năng kiểm so{t hen của bệnh nh}n. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ABS (Australian Bureau of Statistics) 1995. National Health Survey: Respiratory diseases and other conditions. Canberra: ABS. 2. Barnes NC et al (2000). Effects of antileukotrienes in the treatment of asthma. Am J Respir Crit Care Med, 161: pp S73-6 3. Barros R et al (2016). Obesity increases the prevalence and the incidence of asthma and worsens asthma severity. Clin Nutr, 36(4): 1068-1074 4. Bereznicki BJE et al (2008). Pharmacist-initiated general practitioner referral of patients with suboptimal asthma management. Pharm World Sci, 30: 869–875. 5. Bjermer L et al (2008). Evaluating combination therapies for asthma: pros, cons, and comparative benefits. Ther Adv Respir Dis, 2: 149-61 6. Blaiss MS (2005). Rhinitis-Asthma Connection: Epidemiology and Pathophysiology Basis. Allergy and Asthma Proc, 26 (1): 35- 40. 7. Fuseini H et al (2017). Mechanisms Driving Gender Differences in Asthma. Curr Allergy Asthma Rep, 17:19 8. Global Initiative for Asthma (2016). Global Strategy for Asthma Management and Prevention. 9. Graham DM, Blaiss MS et al (2000). Impact of changes in asthma severity on health-related quality of life in pediatric and adult asthma patients: results from the asthma outcomes monitoring system. Allergy Asthma Proc, 21(3): 151–158 10. Hansen S et al (2015). Gender differences in adult-onset asthma: results from the Swiss SAPALDIA cohort study. Eur Respir J, 46(4): 1011-20 11. 12. Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan (2013). Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S). Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1): 137-141. 13. Lâm HT, Rönmark E et al (2011). Increase in asthma and a high prevalence of bronchitis: results from a population study among adults in urban and rural Vietnam. Respir Med, 105(2): 177-185. 14. Lê Văn Nhi (2010). Đ{nh gi{ mức độ kiểm soát hen phế quản bằng bảng trắc nghiệm ACT. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(2): 232- 238. 15. Lin J et al (2017). A multicenter, cross-sectional, observational study of budesonide/formoterol maintenance and reliever therapy in real-world setting. Respir Med, 127: 45-50 16. Loftus PA, Wise SK (2016). Epidemiology of asthma. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 24(3): 245-249. 17. Mancuso CA et al (2010), Knowledge, Attitude and Self-Efficacy in Asthma SelfManagement and Quality of Life. J Asthma, 47(8): 883–888. 18. Maricoto T et al, (2016), Educational interventions to improve inhaler techniques and their impact on asthma and COPD control: a pilot effectivenessimplementation trial. J Bras Pneumol, 42(6): 440-443 19. Mehuys E et al, (2008). Effectiveness of pharmacist intervention for asthma control improvement. Eur Respir J 2008, 31: 790–799 20. Nice KL et al (1998). Psychometric performance of the Asthma Quality of Life Questionnaire in a US sample. Quality of Life Research, 7: 127-134. 21. Papaioannou AI et al, (2016). Predictors of future exacerbation risk in patients with asthma. Postgrad Med, 128(7): 687-692 22. Plaza–Vincente, Meritxell P, et al, (2015). A repeated short educational intervention improves asthma control and quality of life. Eur Respir J, 46(5):1298-307 23. Porsbjerg C et al (2017). Co-morbidities in severe asthma: Clinical impact and management. Respirology, 22(4): 651-661 24. Sembajwe.G et al (2010). National income, self-reported wheezing and asthma diagnosis from the World Health Survey. Eur Respir J, 35(2): 279-286. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 110 25. Sozener ZC et al (2016). Obesity-asthma phenotype: Effect of weight gain on asthma control in adults. Allergy Asthma Proc, 37: 311–317. 26. Thái Thị Thùy Linh, Lê Văn Nhi (2011). Đ{nh gi{ chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hen phế quản trước v| sau khi điều trị theo GINA qua bộ câu hỏi của Juniper. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1): 447-452. 27. The Global Asthma Report (2014). New Zealand: Global Asthma Network, Aukland, New Zealand. 28. Trần Hải Yến, Phùng Chí Thiện, (2014). Đ{nh gi{ hiệu quả điều trị của montelukast kết hợp seretide ở bệnh nh}n viêm mũi dị ứng có hen phế quản. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (1): 33-38. 29. Vanessa C et al (2017). Multidimensional assessment of severe asthma: A systematic review and meta-analysis. Respirology, 2017 Aug: 3 30. Wijesinghe M, Weatherall M, Perrin K, et al, (2009). International trends in asthma mortality rates in the 5- to 34-year age group: a call for closer surveillance. Chest, 135(4): 1045-1049. 31. Zainudin BMZ et al (2005). Asthma control in adults in Asia- Pacific. Respirology, 10: 579–586. Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_can_thiep_cua_duoc_si_doi_voi_kha_nang_kie.pdf
Tài liệu liên quan