Đánh giá hiệu quả của châm cứu trên nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp

KẾT LUẬN Qua châm cứu trên 34 bệnh nhân cường giáp bằng cách sử dụng nhóm huyệt Nội quan - Thần môn - Tam âm giao với thời gian lưu kim 30 phút chúng tôi đưa ra kết luận sau: 1. Châm cứu nhóm huyệt Nội quan - Thần môn - Tam âm giao có tác dụng làm chậm nhịp tim 91,18% ở bệnh nhân cường giáp có nhịp tim nhanh, trong số đó 67,65% bệnh nhân có hiệu quả tốt (nhịp tim < 90 lần / phút). Qua châm cứu chúng tôi còn ghi nhận: - Thời gian bắt đầu tác dụng: sau châm 5 phút. - Thời gian tác dụng tối đa: sau châm từ 30 phút đến 3 giờ. - Thời gian kéo dài tác dụng: sau châm từ 21 đến 24 giờ. 2. Mối liên quan giữa hiệu quả của châm cứu: - Đối với một số đặc điểm lâm sàng: Châm cứu làm cải thiện một số triệu chứng cơ năng (hồi hộp, mệt ngực.) 79,4% và hiệu quả này không liên quan đến tuổi giới, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. - Đối với nồng độ T3,T4,TSH huyết tương: + Tăng T3, T4 máu có tương quan nghịch chiều với hiệu quả của châm cứu, trong đó tăng T4 máu có tương quan khá chặt chẽ hơn (r = - 0,38). + Tăng TSH máu có tương quan thuận chiều và ít chặt chẽ với hiệu quả của châm cứu. TSH càng tăng thì đáp ứng với châm cứu tốt hơn (r = 0,26) .

doc7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của châm cứu trên nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÂM CỨU TRÊN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN CƯỜNG GIÁP Nguyễn Thị Tân Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn nhịp tim mà nhịp nhanh là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân cường giáp. Bên cạnh chỉ định thuốc kháng giáp, việc sử dụng thuốc tim mạch là mối quan tâm của thầy thuốc lâm sàng đặt ra trước những bệnh nhân cường giáp này. Trong khi chờ đợi tác dụng của thuốc kháng giáp, cần có thời gian khá dài (10 - 15 ngày) bệnh nhân phải sử dụng một số thuốc làm chậm nhịp tim như các thuốc ức chế b... Nhưng trên thực tế, một số bệnh nhân không thể dùng các thuốc đó (hen phế quản, loét dạ dày tá tràng, hạ đường máu , phụ nữ mang thai...). Một số tài liệu trong và ngoài nước về Y học cổ truyền có đề cập đến phương pháp sử dụng một số huyệt châm cứu để điều hòa nhịp tim trong các rối loạn về tim mạch. Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu tác dụng của châm cứu làm chậm nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp. Mục đích của đề tài nhằm: 1. Đánh giá thời gian bắt đầu, thời gian tác dụng tối đa và kéo dài tác dụng của châm cứu trên nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp. 2. Đánh giá mối liên quan giữa hiệu quả của châm cứu với một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ T3,T4, TSH huyết tương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Gồm 34 bệnh nhân được chẩn đoán cường giáp chưa điều trị hoặc đang điều trị trong tuần đầu. Bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Trung ương Huế từ 3/2000 - 6/2001. 2. Phương pháp tiến hành: Cho bệnh nhân nghỉ ngơi 15 phút trước khi châm cứu. Đo điện tâm đồ (chủ yếu ở chuyển đạo DII), bắt mạch trước khi châm. Tiến hành châm: + Huyệt vị sử dụng: huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao hai bên. + Phương pháp châm cứu: châm tả, vê kim, cách 5 phút vê kim một lần + Thời gian lưu kim: 30 phút. + Theo dõi: ở các thời điểm 0, 5, 10, 20, 30 phút: đánh giá thời gian tác dụng. Đo điện tâm đồ sau châm. Theo dõi thời gian tác dụng trong 24 giờ. Bắt mạch quay 3 giờ một lần sau châm. 3. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm EPI- INFO phiên bản 6.04 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC, Atlanta, Hoa kỳ phát hành năm 1996. Đồng thời sử dụng chương trình SPSS và EXCEL 7.0 for Windows để xử lý các thông số thu được theo phương pháp toán thống kê y học và lập bảng, vẽ các biểu đồ tương quan. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân: Nam: 9 bệnh nhân (73,5%) Nữ: 25 bệnh nhân(26,5%) Tuổi trung bình = 36 ± 12 (p <0,01) Thời gian phát hiện bệnh sớm nhất : 1 tháng Thời gian mắc bệnh lâu nhất : 5 năm Thời gian phát hiện bệnh < 1 năm : 53% Thời gian phát hiện bệnh > 1 năm : 47% Thuốc kháng giáp tổng hợp đã dùng: Carbimazol, Basdene Số bệnh nhân có tiền sử điều trị thuốc kháng giáp chiếm tỷ lệ 76,5% Số bệnh nhân không có tiền sử điều trị thuốc kháng giáp chiếm tỷ lệ 23,5%. Tỷ lệ bướu giáp độ II (TCYTTG) : 88,2% Các triệu chứng run tay, gầy sút cân, da nóng ẩm chiếm tỷ lệ 100%. T3 tăng ( >1,9ng/ml ) : 29/29 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 100% T4 tăng (> 110ng/ml) : 27/29 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 93,1% TSH giảm (< 0,1mU/ml) : 24/25 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 96%. 2. Hiệu quả của châm cứu trên nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp Chúng tôi đã sử dụng nhóm huyệt Nội Quan, Thần Môn và Tam Âm Giao châm cứu cho tất cả đối tượng được nghiên cứu kết quả thu được như sau: 2.1. Tần số tim trung bình vào các thời điểm: P: phút; G: giờ Thời điểm P 0 P 5 P 10 P 20 P 30 G 1 G 3 G 6 G 9 G 12 G 15 G 18 G 21 G 24 Tần số tim TB 108 ± 9 103 ± 9 98 ± 9 93 ± 9 89 ± 11 89 ± 11 88 ± 11 88 ± 11 88 ± 11 89 ± 11 89 ± 11 89 ± 11 90 ± 10 92 ± 10 Tần số tim trung bình giảm dần trong 24 giờ và đặc biệt là giảm ngay sau châm ở phút thứ 5 .Trong đó thời điểm sau châm 30 phút (sau khi rút kim) tần số tim trung bình giảm dưới 90 lần / phút và giảm tối đa từ 30 phút đến giờ thứ 3. 2.2. Tần số tim giảm tối đa /phút: Tần số tim giảm tối đa /phút (nhịp) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Không giảm 2 5,9 10 2 5,9 11 - 20 19 55,9 21 -30 10 29,4 >30 1 2,9 Tổng cộng 100 Tần số tim giảm tối đa /phút sau khi châm cứu là 19 ± 8 nhịp /phút. Tỷ lệ giảm tần số tim tối đa sau châm > 10 nhịp chiếm đa số ( 88,23%), và > 20 nhịp chiếm 38,24%. Tần số tim giảm tối đa 30 nhịp chiếm tỷ lệ thấp (2,94%). 2.3. Tỉ lệ giảm tần số tim/ phút sau lưu kim 30 phút: Giảm tần số tim/phút sau lưu kim 30 phút Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Không giảm 2 5,9 Giảm 10 nhịp /phút 2 5,9 Giảm 11-20 nhịp /phút 19 55,9 Giảm 21-30 nhịp /phút 10 29,4 Giảm >30 nhịp /phút 1 2,9 Tổng cộng 34 100 Tỷ lệ giảm tần số tim/ phút sau lưu kim 30 phút từ 11 - 20 nhịp chiếm đa số (55,9%). 2.4. Sô únhịp tim giảm sau châm 24 giờ: Trung bình số nhịp tim giảm sau châm 24 giờ là 15 ± 7 nhịp . Số nhịp tim giảm 10 nhịp chiếm tỷ lệ cao 79,4% , 20 nhịp là 38,2%. Không có trường hợp nào giảm 30 nhịp. Như vậy tác dụng của châm cứu đã duy trì kéo dài trong vòng 24 giờ. Đây là một kết quả rất quan trọng giúp cho chúng ta có thể áp dụng châm cứu ngày một lần trên bệnh nhân để làm giảm nhịp tim. 2.5. Thời gian tần số tim giảm tối đa sau châm: Thời gian trung bình tần số tim giảm tối đa sau châm là 53 ± 55 phút. Phân bố theo các mốc thời gian như sau: Tần số tim giảm tối đa sau Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) 20 phút 3 8,8 30 phút 23 67,7 1 giờ 1 2,9 3 giờ 5 14,7 Tần số tim giảm tối đa sau châm 30 phút chiếm tỷ lệ 67,7%. 2.6. Thời gian tần số tim tăng trở lại sau châm: Tần số tim tăng trở lại sau 24 giờ 24 bệnh nhân chiếm 70,59%; sau 21 giờ 10 bệnh nhân chiếm 29,41%. Kết quả này cho thấy chỉ cần châm cứu ngày một lần cho các bệnh nhân cường giáp có nhịp nhanh thì có thể làm giảm nhịp tim xuống mức bình thường hoặc gần bình thường. 2.7. Hiệu quả của châm cứu ở bệnh nhân cường giáp: Tần số tim/ phút sau lưu kim 30 phút Phân độ hiệu quả Số bệnh nhân ( n = 34) Tỉ lệ (%) Tốt (<90 lần /phút) 23 67,65% Trung bình (90-100lần /phút) 6 17,65% Ít hiệu quả (101-110 lần /phút) 2 5,88% Không hiệu quả ( >110 lần /phút) 3 8,82% Tỉ lệ có hiệu quả : 91,18% Tỷ lệ có hiệu quả tốt : 67,65% Tỷ lệ có hiệu quả trung bình : 17,65% Để đánh giá hiệu quả của châm cứu, chúng tôi chọn mốc là thời điểm sau lưu kim 30 phút vì đây là thời điểm sau khi rút kim. Qua nghiên cứu trên 34 bệnh nhân cường giáp chúng tôi nhận thấy tỷ lệ có hiệu quả tốt là 23 bệnh nhân (67,65%) tương đương với sau lưu kim 30 phút nhịp tim ghi nhận < 90 lần / phút. 2.8. Hiệu quả đáp ứng với châm cứu vào thời điểm tối đa: Tần số tim /phút Xếp loại Số bệnh nhân Tỉ lệ(%) < 90 lần / phút A 23 67,7 90 -100 lần / phút B 7 20,6 101 - 110 lần / phút C 1 2,9 > 110 lần / phút D 3 8,8 Loại A (< 90 lần/ phút) chiếm tỷ lệ 67,7%. Đây là thời điểm mà tần số tim giảm thấp nhất trong suốt thời gian nghiên cứu. Ở thời điểm này, tần số tim / phút < 90 lần phút (xếp loại A) đạt tỷ lệ cao nhất (67,7%) với 23/34 bệnh nhân nghiên cứu. Điều quan trọng là nhịp tim giảm so với trước châm nhưng không có trường hợp nào < 60 lần / phút (mốc của nhịp tim chậm). 2.9. Hiệu quả đáp ứng với châm cứu sau 24 giờ: Tần số tim /phút Xếp loại Số bệnh nhân Tỉ lệ(%) < 90lần phút A 17 50 90 -100 lần phút B 12 35,3 101 - 110lần phút C 2 5,9 > 110 lần phút D 3 8,8 Sau châm 24 giờ tỷ lệ có hiệu quả tốt là 50%. Liên quan giữa đáp ứng của châm cứu với một số đặc điểm lâm sàng: Phân loại đáp ứng với châm cứu Tuổi trung bình Giới Thời gian phát hiện bệnh Nam Nữ <6 tháng 6 tháng -11 tháng 1 - 2năm > 2năm A 34 6 17 10 2 5 6 B 42 2 4 1 1 2 2 C 44 0 2 2 0 0 0 D 31 1 2 2 0 1 0 A: Tốt (nhịp tim < 90 lần phút) B: Trung bình (nhịp tim 90 - 100 lần phút) C: Ít hiệu quả (nhịp tim 101 - 110 lần phút) D: Không hiệu quả (nhịp tim >110 lần phút) Không có sự khác biệt về mối liên quan giữa độ tuổi, giới tính, thời gian phát hiện bệnh và đáp ứng lâm sàng. 4. Liên quan giữa đáp ứng của châm cứu với nồng độ T3,T4, TSH huyết tương: Tăng T3 máu có tương quan nghịch chiều và ít chặt chẽ với hiệu quả của châm cứu, với hệ số tương quan r = -0,21. Nồng độ T3 càng tăng thì đáp ứng với châm cứu kém hơn trong khi đó nồng độ T3 thấp đáp ứng với châm cứu càng tốt. Tăng T4 máu có tương quan nghịch chiều và khá chặt chẽ với hiệu quả của châm cứu với hệ số tương quan r = - 0,38 . Nồng độ TSH > 0,1mU/ml đáp ứng với châm cứu tốt hơn nhiều. 5. Tác dụng toàn thân và tai biến sau châm cứu: Tác dụng Biểu hiện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tác dụng tốt Hết hồi hộp , dễ chịu, an thần . 27 79,4 Tác dụng phụ và tai biến Vựng châm 0 0 Chảy máu 2 5,8 Nhiễm trùng 0 0 Gãy kim 0 0 Còn hồi hộp 7 20,5 Hết hồi hộp = 79,4%. Tai biến chảy máu (không đáng kể ) = 5,8% Như vậy châm cứu có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và tai biến sau châm là không đáng kể. KẾT LUẬN Qua châm cứu trên 34 bệnh nhân cường giáp bằng cách sử dụng nhóm huyệt Nội quan - Thần môn - Tam âm giao với thời gian lưu kim 30 phút chúng tôi đưa ra kết luận sau: 1. Châm cứu nhóm huyệt Nội quan - Thần môn - Tam âm giao có tác dụng làm chậm nhịp tim 91,18% ở bệnh nhân cường giáp có nhịp tim nhanh, trong số đó 67,65% bệnh nhân có hiệu quả tốt (nhịp tim < 90 lần / phút). Qua châm cứu chúng tôi còn ghi nhận: - Thời gian bắt đầu tác dụng: sau châm 5 phút. - Thời gian tác dụng tối đa: sau châm từ 30 phút đến 3 giờ. - Thời gian kéo dài tác dụng: sau châm từ 21 đến 24 giờ. 2. Mối liên quan giữa hiệu quả của châm cứu: - Đối với một số đặc điểm lâm sàng: Châm cứu làm cải thiện một số triệu chứng cơ năng (hồi hộp, mệt ngực...) 79,4% và hiệu quả này không liên quan đến tuổi giới, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. - Đối với nồng độ T3,T4,TSH huyết tương: + Tăng T3, T4 máu có tương quan nghịch chiều với hiệu quả của châm cứu, trong đó tăng T4 máu có tương quan khá chặt chẽ hơn (r = - 0,38). + Tăng TSH máu có tương quan thuận chiều và ít chặt chẽ với hiệu quả của châm cứu. TSH càng tăng thì đáp ứng với châm cứu tốt hơn (r = 0,26) . TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Bảo Châu (1984), Châm cứu học, Viện Đông Y, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội (1994). Tôn Giáp Điền, Lương Lập Vũ, Từ Kế Tín. Loạn nhịp tim, Thủ pháp châm cứu chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học (tài liệu dịch), Hà Nội. Bùi Mỹ Hạnh. Nghiên cứu một số đặc điểm của huyệt Nội quan ở trẻ em từ 6 -14 tuổi, Tạp chí nghiên cứu Y học, Tập V (Số 1), Hà Nội. Trần Văn Kỳ. Bệnh cường giáp, Đông Y điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau (1998) Trần Văn Kỳ. Loạn nhịp tim, Đông Tây Y điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp. Lê Huy Liệu, Đỗ Trung Quân. Tác dung của thuốc chẹn Bêta - Adrenergic trong điều trị triệu chứng bệnh Basedow, Tạp chí Nội khoa, Số chuyên đề Nội tiết (1991) Trần Đình Ngạn. Nhiễm độc giáp ở người lớn, Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (1996) Lưu Hán Ngân. Châm cứu chữa bệnh nhịp tim thất thường, Châm cứu thực hành, Nhà xuất bản Y học (tài liệu dịch), Hà Nội (1992) Thái Hồng Quang. Bệnh của tuyến giáp, Bệnh Nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, (1997)111- 171. Nguyễn Hải Thủy. Lâm sàng và đáp ứng trị liệu biểu hiện tim trong bệnh Basedow, Tóm tắt nội dung báo cáo HNKHST của tuổi trẻ các trường đại học Y Dược toàn quốc lần thứ III, Học viện quân Y. Nguyễn Hải Thủy, Đào Thị Dừa. Tìm hiểu biểu hiện tim cường giáp ở bệnh nhân cường giáp tại Huế (1996 - 1998), Hội nghị Nội tiết miền Trung lần thứ nhất (1998) Nguyễn Hải Thủy. Biến chứng tim ở bệnh nhân cường giáp, Thông tin tim mạch học, số 2, Huế, 14 -19. công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Hà Nội (2001) 326 -37. Charkes ND. The many causes of subclinical hyperthyroidism, Thyroid (1996) 6(5). Cheryl Lyda Dabon.M, Almiran and Martin I. Surks. Clinical and laboratory diagnosis of thyrotoxicosis, Endocrinology and metabolism clinics of North American, Volume 27. N°1 (1994) Gao Zhenwu, Yu Xiaozhen, Shen aixue... The clinical observation of acupuncture therapy on arrhythmia, CD The complete acupuncture (1977) Orgiazzi .J, Mornex . R. Signes et symptomes de la thyrotoxicose, Hyperthyroidies, La thyroid, Expansion Scientifique Franìaise (1992) TÓM TẮT Rối loạn nhịp tim vừa là dấu chứng vừa là biến chứng của bệnh lý cường giáp. Trong mục đích phối hợp Đông Tây Y để chữa bệnh, chúng tôi sử dụng nhóm huyệt Nội quan - Thần môn - Tam âm giao châm cứu 34 bệnh nhân cường giáp với thời gian lưu kim 30 phút ghi nhận kết quả sau: Châm cứu làm chậm nhíp tim ở 91,18% bệnh nhân cường giáp có nhịp tim nhanh, trong số đó 67,65% bệnh nhân có hiệu quả tốt. Thời gian bắt đầu tác dụng sau châm 5 phút, tác dụng tối đa từ 30 phút đến 3 giờ, thời gian kéo dài tác dụng từ 21 đến 24 giờ. Châm cứu làm cải thiện một số triệu chứng nhịp tim nhanh trên lâm sàng và hiệu quả này không liên quan đến tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân. Hiệu quả của châm cứu tỷ lệ nghịch với nồng độ T3, T4 và tỷ lệ thuận với nồng độ TSH. Ngoài ra các tác dụng phụ và tai biến do châm cứu không đáng kể. Châm cứu đã tỏ ra có hiệu quả bước đầu ứng dụng điều trị nhịp tim nhanh ở bệnh nhân cường giáp. EVALUATION OF THE EFFECT OF ACUPUNCTURE ON HEART RATE IN PATIENTS WITH HYPERTHYROIDISM Nguyen Thi Tan College of Medicine, Hue University SUMMARY Arrhythmia is a symptom as well as a complication of hyperthyroidism. To treat the condition, we combined modern and traditional medicine in which we manipulated the group of points 6P (Noi quan) - 7P (Than mon) – 6Sp (Tam am giao). The study was done on 34 hyperthyroid patients in which needles were inserted into the points and remained there 30 minutes. Here below are our observations: - Acupuncture helped to slow down the heart rate in 91.18% of hyperthyroid patients with tachycadia. The result was good in 67.65% of the patients. - The effect started five minutes after the application of acupuncture, and reached its maximum level in 30 minutes to 3 hours with 21-24-hour duration. - Acupuncture proves to be useful in improving some clinical symptoms of tachycardia. The effect has no relation to age, sex, and the disease dectection time. - The effect of acupuncture is in inverse proportion to the gradients of T3 and T4, and in indirect proportion to TSH gradient. What to be noticed is that the side-effects and complications are not substantial. Acupuncture proved to be effective in the first trials to treat tachycardia in hyperthyroid patients.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_hieu_qua_cua_cham_cuu_tren_nhip_tim_o_benh_nhan_cuo.doc
Tài liệu liên quan