Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh

Lý do không đeo kính Đối với trẻ em nghèo trước khi cấp kính Phỏng vấn 310 em: 4,5% trẻ sợ xấu, 9,68% do không biết có TKX, 8,1% do gia đình không có đủ tiền mua, 3,2% do nhà quá xa nơi đo và bán kính, 9,68% do cha mẹ bận làm ăn không đưa đi khám, % sợ tăng độ kính. Tuổi đeo kính Trước 6 tuổi: 1,72%, Từ 6 -10 tuổi: 43,29%, Từ 11 -14 tuổi: 47,76% Trên 15 tuổi:7,24%. Qua việc khảo sát tuổi bắt đầu đeo kính, tuổi đeo kính của HS ở lứa tuổi 6-10 khá cao, 43,3%, từ 11-14 là 47,8%. Như vậy, kết quả cho thấy độ tuổi trẻ mắc TKX là khá sớm, phù hợp với nghiên cứu của BV Mắt về TKX (2006). Nhận xét về dịch vụ cung cấp kính Hiện nay, có nhiều sự lựa chọn để điều chỉnh tật khúc xạ như kính gọng, kính tiếp xúc, phẫu thuật khúc xạ.Tuy nhiên, kính gọng là lựa chọn đơn giản và rẻ tiền nhất trong thời điểm hiện nay cho lứa tuổi học sinh. Cung cấp kính đến cho HS nghèo như thế nào cho hiệu quả? 100% HS chọn lựa cung cấp kính theo đơn kính. Không có trẻ nào chọn lựa kính làm sẵn. Nhận xét về cách phân phối kính đến HS Trẻ muốn được dịch vụ phân phối đơn giản, dễ tiếp cận; như: xe lưu động đo và cung cấp kính lưu động hoặc các hiệu kính gần nơi ở với đơn kính được đo kính.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhãn Khoa 5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ CẤP KÍNH MIỄN PHÍ CHO HỌC SINH NGHÈO TẠI TP. HCM Lê Thi Thanh Xuyên*, Bùi Thị Thu Hương*, Phí Duy Tiến*, Nguyễn Hoàng Cẩn*, Trần Thị Minh Nguyệt*, Huỳnh Chí Nguyễn* TÓM TẮT Mc tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại TP. HCM. Phương pháp tiến hành: Khảo sát tiến cứu, cắt dọc, so sánh đối chứng, có can thiệp. 618 HS gồm 446 HS lớp 6 và 172 HS lớp 10 của các trường cấp 2,3 tại quận 4, quận Gò vấp, quận Thủ đức, Bình chánh (TP. HCM).Thị lực không kính 1 hoặc cả 2 mắt < 6/10. Được nhà trường hoặc địa phương nơi sinh sống xác nhận tình trạng nghèo. Những HS có TL không kính hoặc có kính ≤ 5/10 ở 1 mắt hoặc 2 mắt, tăng sau khi đo kính lỗ, có xác nhận của nhà trường về tình trang nghèo sẽ được gửi đến cửa hàng kính của TTYT để kỹ thuật viên khúc xạ (KTVKX) đo cấp đơn kính và cấp kính miễn phí. Lô HS được cấp kính: Hẹn tái khám sau 6th đo lại TL với kính cấp, đánh giá tình trạng cải thiện thị lực, mức độ hài lòng với kính. Lô chứng: HS không được cấp kính được khám đồng thời với HS cấp kính, đánh giá TL, tình trạng đeo kính và mức độ hài lòng. Kết quả: Theo bảng phân loại mù và TL thấp của WHO, nếu không được chỉnh quang, sẽ có ít nhất 13 (2,1%) HS bị mù và 94 (15,2%) HS có thị lực thấp độ 2 và 276 (44,66%) HS có TL thấp độ 1 do nguyên nhân khúc xạ. Sau khi được cấp kính, tình hình thị lực đã chỉnh quang cải thiện rất rõ rệt. Cụ thể, 608 HS sau chương trình cấp kính đạt TL > 6/10, hiệu quả cải thiện TL 98,38%. Không còn HS có TL < 1/10. Tỷ lệ thoát mù và TL thấp mức độ 2 là 100%; so với trước khi chỉnh quang, chỉ có 2 HS trong số 94 HS còn ở mức TL mắt tốt từ 1/10 - 3/10 (0,32%). Tỷ lệ thành công thoát mù và TL thấp độ 1 là 316/318 HS (99,37%); Chỉ có 10 HS còn ở mức TL mắt tốt từ <6/10 (1,62%). Điều này cũng đồng nghĩa với có 1,62% tỷ lệ nhược thị vừa và không có trường hợp nhược thị nặng còn tồn tại sau chương trình cấp kính. Đánh giá về hiệu quả cải thiện TL sau 6 tháng, 100% HS vẫn duy trì TL > 3/10. So với thời điểm cấp kính, chỉ có 8 HS (1,29%), 6 tháng sau có 90 HS (20,36%) TL từ 3/10 - <6/10; tức 19,07% HS bị giảm TL xuống mức 3/10 - <6/10. 608 (98,38%) HS ngay thời điểm cấp kính có TL > 6/10 – 10/10 thì sau 6 tháng số HS này chỉ còn 350 HS (79,19%), 20,81% HS bị giảm TL ít nhất 2 dòng. Tuy nhiên sự thay đổi này không khác biệt giữa 2 nhóm được cấp kính (79,19%) và tự mua (79,39%). Chương trình cấp kính đáp ứng được thẩm mỹ và chất lượng cả về mặt khách quan (đánh giá TL với kính) và chủ quan (phỏng vấn). Kết luận: Chương trình sàng lọc TKX và cấp kính miễn phí cho HS nghèo tại TP. HCM là rất hữu ích vì hiệu quả cải thiện chất lượng TL cho HS, giảm đáng kể tỷ lệ mù và TL thấp do TKX.618 HS nghèo được hưởng chương trình cấp kính miễn phí đã có 98,38% HS ngay thời điểm cấp kính có TL > 6/10 – 10/10. Chỉ có 10 HS (1,62%) còn ở mức TL mắt tốt từ <6/10 và 2 HS trong số 94 HS còn ở mức TL mắt tốt từ 1/10 -3/10 (0,32%). Tỷ lệ thành công thoát mù và TL thấp độ 1 là 316/318 HS (99,37%); không còn HS có TL < 1/10.Tỷ lệ thoát mù và TL thấp mức độ 2 là 100%. Chương trình cần có sự phối hợp hoạt động của mạng lưới CSM học đường và CSM ban đầu tại tuyến cơ sở. * Bệnh viện Mắt TP.HCM Chuyên Đề Nhãn Khoa 6 ABSTRACT VISION SCREENING AND THE FREE SPECTACLES PROGAM FOR THE POOR SCHOOLCHILDREN IN HCMC, VIETNAM. Le Thi Thanh Xuyen, Bui Thi Thu Huong, Phi Duy Tien, Nguyen Hoang Can, Nguyen Thi Minh Nguyet, Huynh Chi Nguyen. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 5 – 12 Aim: To evaluate effectiveness of the free spectacles program for the poor schoolchildren in HCMC, Vietnam. Objectives: Estimation of number of poor school children with a VA less than 6/12. To ascertain reasons why children with R.E not having spectacles. To identify percentage of spectacles wearing among children with uncorrected refractive errors. To investigate satisfaction reported by children who are wearing spectacles with regards to appearance and quality. The Comparisions are made between children who were given free spectacles and children who had pay for their glasses. Method: Dada collection was carried out in September 2007 and 6 months later; enrolling 3364 school children from 4 districts in poorer areas in HCMC, Vietnam. District 4: 1262, Go vap: 1361, Binh chanh: 397, Thu duc: 344 Results: Of the 618 schoolchildren who were given glasses in the free spectacles program, 446 (72%) junior high school and 172 (28%) senior high school. District 4: 91 (14.72%), Go vap: 222 (35.92%), Thu duc: 87 (14.08%), Binh chanh 214 (34.63%). Among 1223 school children who are wearing glasses: 442 poor children in the free spectacles program; 781 children who had pay for their glasses. It is found that among 618 schoolchildren who were given free glasses; 383 (62%) schoolchildren with VA < 6/18 and 107 (17.3 %) schoolchildren with VA < 6/60 of the better uncorrected eye. Uncorrected R.E made 13 (2.1%) poor children were blindness; 94 (15.2%) children with low vision level 2 and 276 (44.66%) children with low vision level 1. The results of VA correction are following: 608 (98.38%) children with corrected vision > 6/12 of the better corrected eye, There is only 10 (1,62%) with BCVA < 6/18. No have VA < 6/60, A total of 1032 children were interviewed, 442 schoolchildren actually came back and got spectacles. 327 (73.98%) wore glasses on the day they were met by the survey team. 96.4% of them had visual acuity of 6/12 or better in the better corrected eye. Among these 327 children, 95 (51.9%) wore their spectacles regulary, defined as wearing glasses during all day excepting on the bed. This percentage is not statistically different from children who had pay for their glasses. Conclusion: By correcting uncorrected R.E we can dramatically improve the quality of vision for many poor children. Available and affordable spectacles are very useful to restrict avoidable blindness and low vision. The way to eliminate uncorrected R.E is through the development of all aspects of a school eye care system, including human resources to provide eye care service; and spectacles. ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tổn thương thị giác trên khắp thế giới và là nguyên nhân thứ hai gây mù có thể chữa được. Hiện nay, trên thế giới ước tính có khoảng 2,3 tỷ người bị TKX và chỉ 1,8 tỷ người trong số này được chỉnh kính. Số còn lại, khoảng 500 triệu người, chủ yếu ở các nước đang phát triển và nhiều trẻ em vẫn không được mang kính. Ở các nước phát triển, việc tầm soát bệnh về mắt ở trẻ em trước và trong độ tuổi đi học được thực hiện định kỳ. Ở Anh, hầu như tất cả trẻ em có vấn đề về mắt đều được phát hiện trước khi đi học, chỉ có 1,7% trẻ chưa được tầm soát bệnh mắt ở thời điểm 8 tuổi. Chuyên Đề Nhãn Khoa 7 Các nghiên cứu ngoài nước về tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ em trong độ tuổi đi học như Đài loan, Trung quốc, Nhật Bản, Singapore cho thấy đều rất cao. Tại Trung quốc, tác giả Zhao và CS nghiên cứu năm 2000, tỷ lệ TKX ở trẻ 15 tuổi là 36,7%/ nam, 55% /nữ. Theo Matumura và Hirai (Nhật bản, năm 1999), tỷ lệ TKX ở trẻ 17 tuổi là 66%. Năm 2001 -2002, tác giả Saw và CS nghiên cứu tại Singapore, tỷ lệ TKX ở trẻ mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2 lần lượt là 8,6%, 32,4%, 79,3%. Ở các nước đang phát triển, vẫn chưa có chương trình tầm soát bệnh về mắt ở trẻ trước và trong độ tuổi đi học. Châu Á là nơi có tỷ lệ mắc TKX cao nhất thế giới và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính, riêng Trung quốc đã có đến 300 triệu người có TKX. Các nghiên cứu trong nước về tỷ lệ TKX như sau: - Nghiên cứu của tỉnh Hậu giang năm 2005 về tình hình TKX ở 1260 HS từ lớp 3- 9 thấy tỷ lệ TKX là 6,1%, nhưng có đến 84,4% số HS mắc TKX không đeo kính. - Nghiên cứu về tỷ lệ TKX HS đầu cấp ở TP. HCM năm 2003 trên 3444 HS độ tuổi từ 6 - 15, tỷ lệ TKX là 25,3%. Cấp 1 là 18,4%%, cấp 2 là 30,4%, cấp 3 là 36,2%. Chỉ có 28% trẻ có TKX đươc chỉnh kính. Nhưng trong số trẻ đeo kính, 49,8% có TL có kính 1 trong 2 mắt vẫn <8/10, 36,2% TL có kính 1 trong 2 mắt vẫn còn ở mức ≤ 5/10. - Tại tỉnh Ninh Thuận, Nghiên cứu được tiến hành năm 2005 sàng lọc cho 1536 HS từ 6 - 18 tuổi, tỷ lệ TKX là 9,12%. Tỷ lệ HS có TKX đeo kính là 15,71%. Tỷ lệ HS đeo kính chưa đúng độ là 70,4%. - Tỉnh Quảng Nam, bước đầu thực hiện chương trình khám thị lực cho 5159 HS và cấp 550 kính cho các em bị TKX (Tuy nhiên chưa đánh giá kết quả chương trình). Chiến lược của mục tiêu thị giác 2020 là loại bỏ các tổn thương thị giác và mù có thể tránh được (bao gồm cả điều chỉnh tật khúc xạ). Điều đó đặt ra nhu cầu cần thiết phải có chương trình sàng lọc tật khúc xạ và điều chỉnh kính. Tuy nhiên, tại Việt nam, các nghiên cứu ban đầu đánh giá tình hình TKX ở một số tỉnh và thành phố cho thấy: tỷ lệ mắc TKX tương đối cao, trong khi dịch vụ TKX tại cộng đồng mới chỉ bắt đầu được triển khai thực hiện. Do đó, cần xác định nhóm đối tượng ưu tiên cũng như ngưỡng thị lực cần xử trí để khu trú đối tượng phục vụ, bảo đảm can thiệp thành công. Những đối tượng không biết mình có vấn đề sức khỏe, không biết nơi cung cấp dịch vụ, không có điều kiện đi lại hoặc không có tiền để trả dịch vụ cần được ưu tiên.Do đó chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại TP. HCM”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại TP. HCM. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ có đeo kính, không đeo kính và đeo kính không đúng độ. Tỷ lệ bất đồng khúc xạ và nhược thị, lé. Chuyên Đề Nhãn Khoa 8 - Xác định lý do không đeo kính ở học sinh nghèo có tật khúc xạ. - Xác định tỉ lệ học sinh có thị lực cải thiện tốt nhất với đeo kính sau 6 tháng. - Xác định tỷ lệ thoát mù, khiếm thị, giảm thị lực do TKX sau chương trình cấp kính. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Thiết kế Khảo sát tiến cứu, cắt dọc, so sánh đối chứng, có can thiệp. Đối tượng nghiên cứu HS lớp 6 và lớp 10 của các trường cấp 2,3 tại TP. HCM. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo cách sau: Thành phố HCM có 24 quận huyện, chọn thí điểm: quận 4, quận Gò vấp, quận Thủ đức, Bình chánh. Các quận này đạt được tiêu chí: có đội ngũ CBYTHĐ, có KTVKX, có mức thu nhập bình quân đầu người thấp tương đương. Năm học 2006- 2007, số học sinh đầu cấp của 4 quận như sau: Bảng 1: HS ñầu cấp Quận 4 Q. Gò vấp Q.Thủ Đức H. Bình chánh Cấp 1 2208 6854 5240 4198 Cấp 2 2421 5516 3230 3341 Cấp 3 780 4045 2184 1044 Tỷ lệ TKX của HS đẩu cấp tại TP. HCM theo nghiên cứu gần nhất năm 2003 của Trần Hải Yến như sau: Cấp 1: 18,4%, Cấp 2: 30,4%, Cấp 3: 36,2%. Ưu tiên HS lớp 6, lớp 10, số HS cấp kính được ước tính là: Bảng 2: Số HS đầu cấp/ quận X tỷ lệ tật khúc xạ X tỷ lệ nghèo (tỷ lệ nghèo của TP là 7,99% - 2005.) Quận 4 Q. Gò vấp Q.Thủ Đức H.Bình chánh Cấp 2 2421X 30,4%X 7,99% = 59 5516X 30,4%X 7,99% = 134 3230X 30,4%X 7,99 % = 79 3341X 30,4%X 7,99 %= 81 Cấp 3 780X 36,2 %X 7,99 %= 23 4045 X 36,2% X 7,99 = 117 2184 X 36,25 X 7,99% = 63 1044 X 36,2% X 7,99% =30 Tổng 82 251 142 111 Tổng cộng: 82 + 142 +251 + 111 =586 Hs cần cấp kính. Chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các học sinh đầu cấp 2, 3 có độ tuổi 11 và 15. Thị lực không kính 1 hoặc cả 2 mắt < 6/10 (6/9). Được nhà trường hoặc địa phương nơi sinh sống xác nhận tình trạng nghèo. Chuyên Đề Nhãn Khoa 9 Phương pháp nghiên cứu HS đầu cấp được khám sàng lọc thị lực bằng bảng thị lực Snellen 4 m tại trường học do cán bộ y tế (CBYT) học đườngvà bác sĩ của trung tâm y tế(TTYT) tại địa phương thực hiện đầu năm học. Những HS có TL không kính hoặc có kính ≤ 5/10 ở 1 mắt hoặc 2 mắt, tăng sau khi đo kính lỗ, có xác nhận của nhà trường về tình trang nghèo sẽ được gửi đến cửa hàng kính của TTYT để kỹ thuật viên khúc xạ (KTVKX) đo cấp đơn kính và cấp kính miễn phí. Những HS có TL không kính và có kính ≤ 5/10 có tình trạng lé, nhược thị, nghi ngờ có các bệnh lý mắt sẽ chuyển tuyến về BV mắt TP. HCM. Sau đó sẽ được cấp kính nếu có chỉ định. Phương pháp lượng giá Lô HS được cấp kính: Hẹn tái khám sau 6th đo lại TL với kính cấp, đánh giá tình trạng cải thiện thị lực, mức độ hài lòng với kính. Lô chứng: HS không được cấp kính được khám đồng thời với HS cấp kính, đánh giá TL, tình trạng đeo kính và mức độ hài lòng. Trang thiết bị: - Bảng Thị lực Snellen, kính lỗ. Máy khúc xạ tự động.Thuốc nhỏ Cyclogyl 1%. - Hộp đo kính. Máy đo độ kính. Gọng kính và tròng kính các loại. - Bảng câu hỏi lượng giá. Thu thập và xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo thống kê y học và phần mềm SPSS 11.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Dân số được khám và cấp kính 618 HS gồm 446 HS cấp 2 và 172 HS cấp 3. Bảng 3: Quận 4 Q. Gò Vấp Q. Thủ Đức H. Bình Chánh Tổng Cấp 2 80 174 72 120 446 (72%) Cấp 3 15 48 15 94 172 (28%) Tổng 91 (14,72%) 222 (35,92%) 87 (14,08%) 214 (34,63%) 618 (100%) Kết quả khám và cấp kính tại thời điểm cấp kính Bảng 4: Thị lực không kính Thị lực MP không kính MT không kính < 1/20 21 (3,4%) 17 (2,8%) 1/20 -< 1/10 117 (19%) 109 (17,6%) 1/10 - <3/10 294(47,6%) 293 (47%) 3/10 - <6/10 164 (27%) 161 (26%) 6/10 – 10/10 15 (0,02%) 31 (0,05%) Tổng 618 618 Bảng 5: Thị lực mắt tốt hơn và kém hơn không kính Thị lực Mắt tốt hơn không Mắt kém hơn Chuyên Đề Nhãn Khoa 10 kính không kính < 1/20 13 (2,1%) 25 (4,05%) 1/20 -< 1/10 94 (15,2%) 132 (21,36%) 1/10 - <3/10 276 (44,66%) 311 (50,32%) 3/10 - <6/10 182(29,45%) 144 (24,27%) 6/10 – 10/10 53 (8,58%) 0 (0%) Tổng 618 (100%) 618 (100%) Như vậy, nếu tính số HS có TL mắt tốt hơn < 3/10 thì tỷ lệ chiếm tới 62% (383 HS) và TL mắt tốt hơn < 1/10 thì tỷ lệ cũng lên tới 17,3 % (107 HS). Còn nếu tính TL mắt kém hơn thì tỷ lệ HS có TL <3/10 cao hơn (468 HS – 75,7%) và TL,1/10 là 157 HS -25,4%. Như vậy, theo bảng phân loại mù và TL thấp của WHO, nếu không được chỉnh quang, sẽ có ít nhất 13 (2,1%) HS bị mù và 94 (15,2%) HS có thị lực thấp độ 2 và 276 (44,66%) HS có TL thấp độ 1 do nguyên nhân khúc xạ. Bảng 6: Mắt tốt hơn có kính và Mắt kém hơn có kính Thị lực Mắt tốt hơn có kính Mắt kém hơn có kính < 1/20 0 (0%) 0 (0 %) 1/20 -< 1/10 0 (0%) 2 (0,32 %) 1/10 - <3/10 2 (0, 32%) 11 (1,78%) 3/10 - < 6/10 8 (1,29%) 17 (2,75%) 6/10 - <9/10 50 (8,09%) 77 (12,46%) 9/10 – 10/10 558(90%) 511(83%) Tổng 618 (100%) 618 (100%) Sau khi được cấp kính, tình hình thị lực đã chỉnh quang cải thiện rất rõ rệt. Cụ thể, trước khi chỉnh kính 107 (17,31%) TL < 1/10, sau chương trình cấp kinh, không còn HS có TL < 1/10. Tỷ lệ thoát mù và TL thấp mức độ 2 là 100%; so với trước khi chỉnh quang, chỉ có 2 HS trong số 94 HS còn ở mức TL mắt tốt từ 1/10 -3/10 (0,32%). Tỷ lệ thành công thoát mù và TL thấp độ 1 là 316/318 HS (99,37%); 608 HS sau chương trình cấp kính đạt TL > 6/10, hiệu quả cải thiện TL 98,38%. Chỉ có 10 HS còn ở mức TL mắt tốt từ <6/10 (1,62%). Điều này cũng đồng nghĩa với có 1,62% tỷ lệ nhược thị vừa và không có trường hợp nhược thị nặng còn tồn tại sau chương trình cấp kính. Bảng 7: So sánh Thị lực mắt tốt hơn không kính và có kính. Thị lực Mắt tốt hơn không kính Mắt tốt hơn có kính < 1/20 13 (2,1%) 0 (0%) 1/20 -< 1/10 94 (15,2%) 0 (0%) 1/10 - <3/10 276 (44,66%) 2 (0, 32%) 3/10 - <6/10 182(29,45%) 8 (1,29%) 6/10 – 10/10 53 (8,58%) 608 (98,38%) Tổng 618 (100%) 618 (100%) Bảng 8: Độ cầu mắt phải và trái. Độ cầu Mắt phải Mắt trái ≥ - 6Ds 8 (3,24%) 17 (2,75 %) - 3Ds - < - 6Ds 143 (23%) 135 (21,84 %) < - 3Ds 439(71%) 444(72%) Chuyên Đề Nhãn Khoa 11 +0.5D - < +2Ds 10 (1,62%) 18 (2,91%) ≥ +2Ds 6(1%) 4 (0,65%) Tổng 618 (100%) 618 (100%) Bảng 9: Độ trụ mắt phải và trái. Độ trụ Mắt phải Mắt trái ≥ - 6Ds 4 (0,65%) 3 (0,49 %) - 3Ds - < - 6Ds 18 (3,56%) 18 (2,91 %) < - 3Ds - -0.5 180(29,12%) 189(30,58%) 0 D 415(67,15%) 402 (65.05%) +0,5D - < +2Ds 1 (0,16%) 0 (0%) ≥ +2Ds 0(0%) 0 (0%) Tổng 618 (100%) 618 (100%) Biên độ dao động của độ cầu từ +4Ds đến - 10Ds đối với mắt phải. từ +6Ds đến -12,5Ds của mắt trái; hầu hết là độ cầu âm (95,47% - 96,44% tùy mắt phải hay trái); chỉ có khoảng 3,56% - 4,53% có độ cầu viễn. Tỷ lệ HS có độ cầu > -3 Ds là 24,43%; Trong số 618 HS cấp kính, 65% - 67 % em chỉ có cận thị, số còn lại có kết hợp độ trụ âm hoặc dương. Độ trụ dao động từ +1D đến -6Ds, hầu hết độ trụ tập trung ở -0,5 - <-3Ds. Kết quả lượng giá sau 6 tháng 3363 HS được tham gia khám tầm soát và lượng giá ở thời điểm sau 6 tháng: 2244 HS cấp 2 (66,7%) và 1120 HS cấp 3 (33,29%). 1223 HS đang đeo kính: 442 HS được cấp kính (trong 618) và 781 HS tự mua kính. 1032 HS đang đeo kính tham gia phỏng vấn. Bảng 10: Số HS được tham gia lượng giá Quận 4 Q. Gò Vấp Q. Thủ Đức H. Bình Chánh Tổng Cấp 2 959 703 397 185 2244 (66,77%) Cấp 3 303 658 0 159 1120 (33,29%) Tổng 1262 (100%) 1361 (100%) 397 (100%) 344 (100%) 3364 (100%) Bảng 11: TL có kính mắt tốt hơn tại từng thời điểm của nhóm nghiên cứu. Nhóm ñược cấp Thị lực mắt tốt hơn thời ñiểm cấp kính Sau 6 tháng Nhóm tự mua Tại thời ñiểm khám < 1/20 0 (0%) 0 (0 %) 0 (0 %) 1/20 -< 1/10 0 (0%) 0 (0 %) 0 (0 %) 1/10 - <3/10 2 (0, 32%) 2 (0,45%) 11 (1,41%) 3/10 - < 6/10 8 (1,29%) 90 (20,36%) 150 (19,21%) 6/10 - <9/10 50 (8,09%) 9/10 – 10/10 558 (90%) 350 (79,19%) 620 (79,39%) Tổng 618 (100%) 442 (100%) 781 (100%) Như vậy, tại thời điểm lượng giá, cả nhóm được cấp kính và nhóm tự mua đều không có HS nào TL < 1/10. Tỷ lệ HS có TL từ 1/10 – 3/10 không khác biệt giữa nhóm Chuyên Đề Nhãn Khoa 12 được cấp và nhóm tự mua. Tương tự với mức độ TL khác, giữa 2 nhóm sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá về hiệu quả cải thiện TL sau 6 tháng, 100% HS vẫn duy trì TL > 3/10. So với thời điểm cấp kính, chỉ có 8 HS (1,29%), 6 tháng sau có 90 HS (20,36%) TL từ 3/10 - <6/10; tức 19,07% HS bị giảm TL xuống mức 3/10 - <6/10. 608 (98,38%) HS ngay thời điểm cấp kính có TL > 6/10 – 10/10 thì sau 6 tháng số HS này chỉ còn 350 HS (79,19%), 20,81% HS bị giảm TL ít nhất 2 dòng. Tuy nhiên sự thay đổi này không khác biệt giữa 2 nhóm được cấp kính (79,19%) và tự mua (79,39%). Như vậy sau 6 tháng, đối với trẻ bị Tật khúc xạ; việc khám và đo lại độ kính để thay kính đúng độ là hết sức cần thiết, cần phải được cảnh báo cho trẻ và gia đình trẻ biết để được khám và thay kính kịp thời. Nhận xét về mặt thẩm mỹ và chất lượng kính So sánh giữa 2 nhóm HS được cấp và tự mua kinh cho thấy: chỉ có duy nhất cảm nhận thẩm mỹ khá đẹp ở lô tự mua cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm được cấp kính. Các đánh giá khác về thẩm mỹ ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy kính cấp được các em HS chấp nhận về mắt thẩm mỹ. Bảng 12: Nhận xét về thẩm mỹ Nhận xét về thẩm mỹ Nhóm ñược cấp Nhóm tự mua Tổng cộng Đẹp/ rất ñẹp 57 (12,90%) 81 (13,73%) 148 (14,34%) Khá ñẹp 129 (29,19%) 231 (39,15%) 467 (45,25%) Không ñẹp- không xấu 236 (54,07%) 238 (40,34%) 367 (35,56%) Khá xấu 7 (1,58%) 37 (6,27%) 44 (4,26%) Xấu/rất xấu 3 (0,68%) 3 (0,51%) 6 (0,58%) Tổng cộng 442 (100%) 590 (100%) 1032 (100%) Tương tự, khi phỏng vấn về chất lượng kính, đánh giá của các em về chất lượng kính khác biệt giữa 2 nhóm được cấp và tự mua không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chương trình cấp kính đáp ứng được chất lượng cả về mặt khách quan (đánh giá TL với kính) và chủ quan (phỏng vấn). Khảo sát về sự chấp nhận kính mới đeo cho thấy, nhóm được cấp cho tỷ lệ có khó chịu khi mới đeo kính cao hơn. Tuy nhiên thời gian Làm quen với kính giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa. Hầu hết trẻ quen với kính trong 1 tuần (khoảng 30%), có đến 50% trẻ không có cảm giác khó chịu khi bắt đầu đeo, có khoảng 2,5% trẻ rất khó chịu khi mang kính nên không chịu đeo. Bảng 13: Nhận xét về chất lượng | Nhận xét về chất lượng Nhóm ñược cấp Nhóm tự mua Tổng cộng Tốt/rất tốt 46 (12,85%) 114 (19,22%) 160 (16,82%) Khá tốt 188 (52,51%) 331 (55,82%) 519 (54,57%) Không tốt - không xấu 84 (23,46%) 78 (12,65%) 162 (17,03%) Khá kém 38 (10,61%) 67 (11,35%) 105 (11,04%) Chuyên Đề Nhãn Khoa 13 Kém/rất kém 2 (0,56%) 3 (0,51%) 5 (0,53%) Tổng cộng 358 (100%) 593 (100%) 951 (100%) Bảng 14: Đánh giá sự chấp nhận kính Khi mới ñeo kính có khó chịu không? Nhóm ñược cấp Nhóm tự mua Tổng cộng Không 229 (51,81%) 346 (59,45%) 575 (56,15%) Có 213 (48,19%) 236 (40,55%) 449 (43,85%) Tổng cộng 442 (100%) 582 (100%) 1024 (100%) Bảng 15: Đánh giá thời gian chấp nhận kính Bao lâu hết khó chịu Nhóm ñược cấp Nhóm tự mua Tổng cộng Dưới 1 tuần 128 (28,96%) 205 (35,22%) 333(32,52%) 1 tuần ñến 1tháng 59 (13,35%) 26 (4,47%) 85 (8,3%) Trên 1 tháng 15 (3,39%) 5 (0,86%) 20 (1,95%) Không hết - không ñeo 11 (2,49%) 0 (0%) 11 (1,07%) Không triệu chứng 229 (51,81%) 346 (59,45%) 575 (56,15%) Tổng cộng 442 (100%) 582 (100%) 1024 (100%) Lý do không đeo kính Đối với trẻ em nghèo trước khi cấp kính Phỏng vấn 310 em: 4,5% trẻ sợ xấu, 9,68% do không biết có TKX, 8,1% do gia đình không có đủ tiền mua, 3,2% do nhà quá xa nơi đo và bán kính, 9,68% do cha mẹ bận làm ăn không đưa đi khám, % sợ tăng độ kính. Tuổi đeo kính Trước 6 tuổi: 1,72%, Từ 6 -10 tuổi: 43,29%, Từ 11 -14 tuổi: 47,76% Trên 15 tuổi:7,24%. Qua việc khảo sát tuổi bắt đầu đeo kính, tuổi đeo kính của HS ở lứa tuổi 6-10 khá cao, 43,3%, từ 11-14 là 47,8%. Như vậy, kết quả cho thấy độ tuổi trẻ mắc TKX là khá sớm, phù hợp với nghiên cứu của BV Mắt về TKX (2006). Nhận xét về dịch vụ cung cấp kính Hiện nay, có nhiều sự lựa chọn để điều chỉnh tật khúc xạ như kính gọng, kính tiếp xúc, phẫu thuật khúc xạ...Tuy nhiên, kính gọng là lựa chọn đơn giản và rẻ tiền nhất trong thời điểm hiện nay cho lứa tuổi học sinh. Cung cấp kính đến cho HS nghèo như thế nào cho hiệu quả? 100% HS chọn lựa cung cấp kính theo đơn kính. Không có trẻ nào chọn lựa kính làm sẵn. Nhận xét về cách phân phối kính đến HS Trẻ muốn được dịch vụ phân phối đơn giản, dễ tiếp cận; như: xe lưu động đo và cung cấp kính lưu động hoặc các hiệu kính gần nơi ở với đơn kính được đo kính. Chuyên Đề Nhãn Khoa 14 Nhận xét về giá cả 100% trẻ chọn phương án cấp kính miễn phí, 63,7% trẻ đồng ý giải pháp mua kính có hỗ trợ kinh phí nếu không được cấp kính. KẾT LUẬN Chương trình sàng lọc TKX và cấp kính miễn phí cho HS nghèo tại TP. HCM là rất hữu ích vì hiệu quả cải thiện chất lượng TL cho HS, giảm đáng kể tỷ lệ mù và TL thấp do TKX. 618 HS nghèo được hưởng chương trình cấp kính miễn phí đã có 98,38% HS ngay thời điểm cấp kính có TL > 6/10 – 10/10. Chỉ có 10 HS (1,62%) còn ở mức TL mắt tốt từ <6/10 và 2 HS trong số 94 HS còn ở mức TL mắt tốt từ 1/10 -3/10 (0,32%). Tỷ lệ thành công thoát mù và TL thấp độ 1 là 316/318 HS (99,37%). Không còn HS có TL < 1/10. Tỷ lệ thoát mù và TL thấp mức độ 2 là 100%. Chương trình cần có sự hoạt động của mạng lưới CSM học đường và CSM ban đầu tại tuyến cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo Ngọc. Cuộc đấu tranh chống đói nghèo vẫn còn nhiều cam go. Vietnamnet. 18/10/2005. 2. Casady DR., et Rose K, Younan C, Morgan I and Mitchell P: Clinical and Epidermiology – Prevalence of undetected ocular conditions in pilot sample of school chidren. Clinical and experimental Ophthalmology. June 2003; (31) 237-3 3. Dương Tấn Hùng. Qua 2 năm thực hiện dự án chăm sóc mắttoàn diện tại Quảng Nam do FHF tài trợ. Kỷ yếu Hội nghị phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa toàn quốc 2005 – 2006.108 4. Goldschmidt E, Lam CS.Y. and Opper S: The development of myopia in Hong Kong children. Acta Opthalmologyca Scandinavica. June 2001; (79)228-3 5. Hữu Hiền. Cuối năm 2010: Không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/ người/năm tại TP. HCM. HCM CityWeb (18/5/2006).. 6. Lâm Thị Ngọc Mai, Trương văn Hạnh, Nguyễn Hoàng Cuộc, Trần thị Bình, Trần Văn hải, Lê công Trứ, Lương Thị Tố Lan, Nguyễn thị Thủy, Nguyễn Hoàng Ninh. Mối liên quan giữa môi trường và tật khúc xạ ở học sinh lớp 3 đến lớp 9 tại tỉnh Hậu giang năm 2005. Kỷ yếu Hội nghị phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa toàn quốc 2005 – 2006. 140 7. Lin J.T.: Analysis of refractive state ratios the onset of myopia. Opthalmic and Physiological Optics. June 2001;(79)228-3. 8. Logan NS. and Gilmartin B: School vision screening, ages 5-15 years: the evidence-base for content, provision and efficacy. Opthalmic and Physiological Optics November 2004; (24): 481-6 9. Mintz – Hittner HA, Fernandez KM: Successful amblyopia therapy initiated after 7 years: compliance cures. Arch Ophthalmol. Nov 2000; 118(11): 1535-41 10. Mohan K, Saroha V, Sharma A: Successful occlusion therapy for amblyopia in 11-15 year - old children. J Pediatr Opthalmol Strabismus. Mar- Apr 2004; 41(2): 89-95. 11. Pediatric Eye Disease Investigator Group: A prospective, pilot study of treatment of amblyopia in children 10 t0 < 18 years old. Am J Ophthalmol. Oct 2004; 137(3): 581-3. 12. Quek TPL, Chua CG, Chon CS, Chong JH, Hey HW, Lee J, and Seang YF –Saw M: Prevalence of refractive errors in teenage high school students in Singapore. Opthalmic and Physiological Optics. January 2004; (24)47-1 13. Scheiman MM, Hertle RW, Beck RW, Edwards AR, Birch E, ad al: randomized trial of treatment of amblyopia in chdrend aged 7 to 17 years. Arch Ophthalmol. Apr 2005; 123(4): 437-47. 14. Steele AL, Bradfield YS, Kushner BJ, France TD, Stuck MC, Gangnon RE: Successful treatment of anisometropic amblyopia with spectacles alone. J AAPOS. Feb 2006; 10(1): 37 - 43. 15. Tong L, Wong EH, Chan YH & Balakrishnan V: A multiple regression approach to study optical components of myopia in Singapore School children. Opthalmic and Physiological Optics. January 2002; (22) 32-1. 16. Trần Hải Yến và CS. Khảo sát tỷ lệ TKX ở HS đầu cấp tại TP. HCM. Kỷ yếu Hội nghị phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa toàn quốc 2004 – 2005. 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_chuong_trinh_sang_loc_tat_khuc_xa_va_c.pdf