Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột

KẾT LUẬN 1. Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị bằng TGM như sau : - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 86.9%, có cải thiện triệu chứng chóng mặt 88.2%, có cải thiện triệu chứng buồn nôn 100%. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực chung là 70.2%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc một tai 72.1%, có cải thiện thính lực ñối với nhóm ñiếc nặng 70.4%. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực ñối với nhóm ñến khám trong tuần ñầu (≤ 7 ngày) là 70.7%. 2. Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị bằng OXCA như sau : - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 93.0%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng chóng mặt là 92.0%, có xu hướng cao hơn nhóm TGM. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng buồn nôn là 100%, tương ñương nhóm TGM. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực chung là 82.0%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc một tai là 80.0%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc nặng là 88.7%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 3. Tỉ lệ có cải thiện thính lực ñối với nhóm bệnh nhân ñến khám trong tuần ñầu (≤ 7 ngày) là 88.5%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 4. Những yếu tố tiên lượng phục hồi kém cho cả 2 nhóm là: Tuổi > 50, ñiếc 2 tai, thời gian ñến ñiều trị muộn (sau 3 tuần). ĐỀ NGHỊ 1. ĐĐN ñược ñiều trị theo phác ñồ quy ước, nếu sau 5 ngày thính lực không cải thiện, hoặc cải thiện < 10 dB nên ñược ñiều trị OXCA kết hợp. 2. Thời gian ñiều trị OXCA nên thực hiện trước 2 tuần, với áp suất ñiều trị là 2.5 atm x 60 phút x 10 ngày.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA OXY CAO ÁP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT Võ Tá Kiêm, Chu Lan Anh, Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Kim Phong, Nguyễn Phương Nam TÓM TẮT Tình hình và mục ñích nghiên cứu: Trong các phương pháp ñiều trị ñiếc ñột ngột (ĐĐN), phương pháp oxy cao áp (OXCA) ñã ñược áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, ñiều trị ĐĐN bằng OXCA ñã có nghiên cứu thăm dò từ năm 2003, bước ñầu cho kết quả khả quan hơn thuốc giãn mạch (TGM). Tuy nhiên, ñể ñánh giá tác dụng của OXCA ñối với ĐĐN còn nhiều vấn ñề cần làm sáng tỏ. Vì thế, chúng tôi xây dựng và triển khai ñề tài này nhằm mục tiêu xác ñịnh tỉ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị bằng OXCA và mối liên hệ giữa việc ñiều trị sớm hay muộn với kết quả ñiều trị. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu, so sánh ñối chứng giữa hai nhóm ñiều trị và nhóm chứng. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 300 bệnh nhân ĐĐN ñến khám và ñiều trị tại bệnh viện TMH thành phố HCM và Trung tâm OXCA từ tháng 4/2007ñến tháng 5/2009. Các bệnh nhân này sau 5 ngày ñiều trị ñược ño lại thính lưc ñồ: Nếu không cải thiện, hoặc cải thiện < 10 dB sẽ ñược chọn ngẫu nhiên chia làm hai nhóm: Nhóm chứng tiếp tục ñiều trị như cũ (TGM + Corticoid); Nhóm nghiên cứu: Điều trị như cũ + OXCA. Kết quả: Tỉ lệ cải thiện triệu chứng ù tai nhóm nghiên cứu là 93%, tỉ lệ có cải thiện thính lực là 82% (tốt 20.5%), tỉ lệ cải thiện thính lực nhóm ñiếc một tai là 80%, tỉ lệ có cải thiện thính lực nhóm ñiếc nặng là 88.7%, tỉ lệ có cải thiện thính lực ñối với nhóm bệnh ñến khám trong tuần ñầu là 88.5%, cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: ĐĐN sau 5 ngày ñiều trị phác ñồ qui ước, nếu thính lực không cải thiện, hoặc cải thiện < 10 dB nên ñược ñiều trị OXCA kết hợp ABSTRACT ASSESSMENT OF HYPERBARIC OXYGEN IN THE THERAPY OF SUDDEN DEAFNESS Vo Ta Kiem, Chu Lan Anh, Nguyen Thanh Loi, Nguyen Kim Phong, Nguyen Phuong Nam Situation and purposes of research: In the therapy of sudden deafness (DDN), hyperbaric oxygen method (OXCA) has been applied in many places in the world. In our country, therapy of DDN with OXCA had research, survey since 2003, initially obtained more satisfactory results than vasodilator (TGM). However, to evaluate the effect of OXCA for DDN, it remains many issues to clarify. Therefore, we build and deploy this theme to identify the rate of sudden deafness improvement by therapy with OXCA and the relationship between sooner or later therapies with the results of therapy. Research Design: Research describes funds, compares two groups of therapy and control group. Subjects studied: 300 patients of DDN examined and hospitalized at HCM City ENT hospital and the Center for hyperbaric oxygen from 4/2007 to May 2009. These patients after 5 days of therapy were measured for hearing: If no improvement or improvement <10 dB will be selected randomly, divided into two groups: control group continued therapy as previously (Archbishop + corticoid); research group: undergo therapy like previous one + OXCA. Results: The rate of tinnitus symptoms improvement in research group is 93%, the rate of improved hearing is 82% (20.5% is good), the rate of improved hearing in group of a deaf ear is 80%, rate of hearing improved in group of serious deafness is 88.7%, the rate of improved hearing for the group examined in the first week was 88.5%, higher than control group for statistical purpose. Conclusion: DDN after 5 days of conventional therapy regimen, if the hearing does not improve, or improve <10 dB should be treated with combined OXCA. ĐẶT VẤN ĐỀ Điếc ñột ngột (ĐĐN) là một cấp cứu Tai Mũi Họng khá thường gặp, là một bệnh chưa biết rõ căn nguyên, dù người ta ñưa ra nhiều giả thuyết. Do ñó, vấn ñề ñiều trị gặp khó khăn, nhất là bệnh này có khi tự khỏi không cần ñiều trị. Vì thế, ñánh giá hiệu quả của một phương pháp ñiều trị nào ñối với ĐĐN cũng rất khó. Chưa có phương pháp nào ñược khuyến khích là chắc chắn hiệu quả cao trong ñiều trị ĐĐN. Các phương pháp ñiều trị hiện nay ñang ñược khuyến khích bao gồm: giãn mạch, kháng ñông, giảm ñộ nhớt của máu, corticoids, vitamine, an thần, nghỉ ngơi. Một phương pháp ñiều trị ĐĐN ñang ñược chú ý là oxy cao áp (OXCA). Người ta ñã thử áp dụng OXCA trong ñiều trị căn bệnh này và ñã ñạt ñược kết quả nhất ñịnh ở nước ngoài cũng như ở trong nước. Nhưng về hiệu quả cũng như cơ chế tác dụng của phương pháp còn có nhiều tranh luận, và ñang ñược tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi xây dựng và triển khai ñề tài này với mong muốn góp phần ñánh giá tác dụng của OXCA ñối với ĐĐN vô căn, mục tiêu của ñề tài: Mục tiêu tổng quát: Xác ñịnh tỷ lệ cải thiện ñiếc do ñiều trị OXCA và mối liên hệ giữa việc ñiều trị sớm hay muộn với kết quả ñiều trị. 45 Mục tiêu cụ thể: - Xác ñịnh tỷ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị giãn mạch + corticoid. - Xác ñịnh tỷ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị giãn mạch + corticoid + OXCA - Xác ñịnh mối liên quan giữa việc ñiều trị sớm hay muộn với kết quả ñiều trị. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các bệnh nhân bị ĐĐN ñến khám và ñiều trị tại khoa Tai Đầu Mặt Cổ bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM và Trung tâm OXCA - Trung tâm Nhiệt ñới Việt Nga từ tháng 4/2007 ñến 5/2009. 1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Chọn ngẫu nhiên 300 bệnh nhân ĐĐN, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi từ 16 ñến 60. Với các tiêu chí: Điếc xảy ra ñột ngột từ vài giờ ñến vài ngày, ñiếc tiếp nhận một tai hoặc hai tai, mất ít nhất 30dB ở ba tần số, không có tiền sử bệnh lý tai ngoài, tai giữa. 2. Tiêu chuẩn loại trừ: Chống chỉ ñịnh với OXCA: Tràn khí màng phổi tự phát, viêm phổi, COPD, ñộng kinh, tăng huyết áp, từ chối ñiều trị OXCA (chứng sợ buồng kín). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu, so sánh ñối chứng giữa 2 nhóm ñiều trị: - Thuốc giãn mạch (TGM) + corticoid - Oxy cao áp (OXCA) + TGM + corticoid 2. Phương pháp chọn mẫu 300 bệnh nhân ĐĐN ñược ñiều trị tại bệnh viện TMH, sau 5 ngày ño lại thính lực ñồ, nếu thấy không cải thiện hoặc cải thiện nhỏ hơn 10dB sẽ ñược chọn ngẫu nhiên chia làm hai nhóm: Nhóm I : Tiếp tục ñiều trị như cũ (TGM + corticoid) Nhóm II: Tiếp tục ñiều trị như cũ (TGM + corticoid) + OXCA 3. Phương tiện nghiên cứu 3.1 Để chẩn ñoán : Máy ño thính lực và nhĩ lượng. Xét nghiệm thường qui: công thức máu, Hct, X-quang phổi, Vss, cholesterol E.C.G ñối với ngưới có tiền sử tim mạch. 3.2. Để ñiều trị : a). Buồng Oxy cao áp: Thống nhất dùng một loại cho nhóm nghiên cứu: Loại buồng cá nhân do Trung Quốc sản xuất, kí hiệu NG900/IIIB b) Oxy tinh khiết dùng trong y tế. c) Sử dụng các thuốc sau: . Nootropyl (dung dịch tiêm truyền), Sibelium (viên) 5mg. . Solumedrol 40mg (dung dịch pha tiêm), Prednisone (viên) 5mg. . Glucose (dung dịch tiêm truyền) 5%, protase (viên)90mg, neuvramin (viên). 4. Các bước thực hiện: - Làm hồ sơ nhập viện, bệnh nhân ñược ño thính lực ñồ, nhĩ lượng ñồ, xét nghiệm máu (công thức máu, Vss), X-quang phổi ngay trước khi nhập viện. - Hỏi kỹ về tiền sử tim mạch, chấn thương tai (nếu có) - Đo huyết áp. Khám Tai Mũi Họng, khám thần kinh - Tiến hành ñiều trị theo phác ñồ bệnh viện 5 ngày → Đo thính lực ñồ kiểm tra → Chọn bệnh. - Khi bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn chọn nghiên cứu, chúng tôi chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm ñể tiến hành nghiên cứu ñiều trị. 4.1. Nhóm ñiều trị bằng TGM: - Corticoid: Tĩnh mạch liều cao, giảm liều dần. - Nootropyl: 12g TTM (pha + trong 250ml Glucose 5%)/ngàyx 10ngày - Sibelium 5 mg 1v x 2 lần / ngày 4.2. Nhóm ñiều trị bằng OXCA: - Dùng thuốc như nhóm TGM. - Điều trị OXCA : Áp suất 2,5ATA x 60 phút/ngày x 10 ngày. + Toa thuốc 1 tuần sau xuất viện (chung cho cả hai nhóm) : 46 - Sibelium 5 mg 1v x 2 lần / ngày - Protase 1v x 3 lần / ngày - Neuvramin 1v x2 lần / ngày + Đo lại thính lực ñồ và nhĩ lượng ñồ vào ngày thứ 10 & 15. + Lập phiếu thống kê 5. Dựa vào kết quả giữa hai nhóm ñể so sánh theo các chỉ tiêu: - Khách quan: + So sánh thính lực ñồ (TLĐ) ở 3 tần số nghe kém nhất. + Dựa vào cải thiện thính lực ñồ sau ñiều trị ñể ñánh giá kết quả với các mức ñộ: • Tốt : thính lực ñồ cải thiện ≥ 30 dB • Khá : thính lực ñồ cải thiện từ 10 – 29 dB • Kém : thính lực ñồ cải thiện < 10 dB, hoặc nặng thêm. - Chủ quan: Dựa vào các triệu chứng cơ năng: Ù tai, chóng mặt, buồn nôn với các mức ñộ: • Tốt: Hết không còn triệu chứng • Khá: Các triệu chứng còn, nhưng giảm rõ rệt • Kém (không cải thiện): Các triệu chứng như cũ hoặc nặng thêm 6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sử dụng chương trình SPSS ver 16.0 ñể xử lý và phân tích: • Trung bình và ñộ lệch chuẩn ñược dùng ñể mô tả biến số ñịnh lượng. • Kiểm ñịnh χ2 ñược sử dụng ñể so sánh tỉ lệ và trung bình của các nhóm • Ngưỡng 0,05 ñược chọn ñể loại bỏ giả thuyết không trong thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ 04/2007 ñến 05/2009, chúng tôi thu thập ñược những bệnh nhân thỏa các tiêu chí chọn bệnh: - Nhóm OXCA: 150 trường hợp - Nhóm TGM: 150 trường hợp ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 1. Tuổi Bảng 1. Phân bố tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Tổng Tuổi N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % < 20 20 – 29 30 – 39 40 – 49 50 – 59 60 4 26 33 40 38 9 2.7 17.3 22.0 26.7 25.3 6.0 12 26 38 34 30 10 8.0 17.3 25.3 22.7 20.0 6.7 16 52 71 74 68 19 5.3 17.3 23.7 24.7 22.7 6.3 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 16 60 39.54 ± 12.74 16 60 41.72 ± 11.97 16 60 40.63 ± 12.39 (χ2 = 5.837, p = 0.322; F = 2.331, p = 0.128) Nhận xét: - Tuổi trung bình giữa hai nhóm không có sự khác biệt. - Nhóm tuổi tập trung ở lứa tuổi lao ñộng. 2. Phân bố theo giới tính Bảng 2. Phân bố giới tính ở 2 nhóm nghiên cứu Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Giới tính N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % 47 Nam 72 48.0 84 56.0 156 52.0 Nữ 78 52.0 66 44.0 144 48.0 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 1.923, p = 0.166 Nhận xét : - Tỉ lệ nam nữ tương ñương nhau - Phân bố tỉ lệ nam nữ giữa hai nhóm không có sự khác biệt. 3. Nghề nghiệp Bảng 3. Phân bố theo nghề nghiệp ở 2 nhóm nghiên cứu Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Nghề nghiệp N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % CBCNV 72 48.0 69 46.0 141 47.0 Công nhân 71 47.3 66 44.0 137 45.7 Khác 7 4.7 15 10.0 22 7.3 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 3.155, p = 0.206 Nhận xét : - Tỉ lệ lao ñộng chân tay và trí óc tương ñương nhau. - Không có sự khác biệt nghề nghiệp giữa hai nhóm. 4. Tai ñiếc Bảng 4. Điếc tai phải - Điếc tai trái và ñiếc cả hai tai Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Tai ñiếc N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Phải 65 43.3 59 39.3 124 41.3 Trái 64 42.7 46 30.7 110 36.7 Cả hai 21 14.0 45 30.0 66 22.0 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 5.983, p = 0.051 Nhận xét : Không có sự khác biệt tỉ lệ giữa ñiếc tai phải với ñiếc tai trái. Bảng 5. Phân bố số tai bị ñiếc ở 2 nhóm Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Tai ñiếc N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Nhóm ñiếc 1 tai / Số tai 129 75.4 105 53.8 234 63.9 Nhóm ñiếc 2 tai / Số tai 42 24.6 90 46.2 132 36.1 Tổng 171 100.0 195 100.0 366 100.0 χ2 = 11.189, p = 0.001 Nhận xét: - Số bệnh nhân ñiếc một tai nhóm TGM nhiều hơn nhóm OXCA có ý nghĩa thống kê. - Số bệnh nhân ñiếc hai tai nhóm OXCA nhiều hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG 1. Ù tai 1.1. Triệu chứng ù tai trước khi ñiều trị Bảng 6. Triệu chứng ù tai trước khi ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Ù tai N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Có 84 56.0 86 57.3 170 56.7 48 Không 66 44.0 64 42.7 130 43.3 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 0.054, p = 0.816 Nhận xét : Tỉ lệ có triệu chứng ù tai giữa hai nhóm không có sự khác biệt. 1.2. Triệu chứng ù tai sau khi ñiều trị Bảng 7. Triệu chứng ù tai sau ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Ù tai N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Không thay ñổi (kém) 11 13.1 6 7.0 17 10.0 Giảm (khá) 57 67.9 50 58.1 107 62.9 Hết (tốt) 16 19.0 30 34.9 46 27.1 Tổng 84 100.0 86 100.0 170 100.0 χ2 = 6.167, p = 0.046 13.1 67.9 19.0 7.0 58.1 34.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Không thay ñổi Giảm Hết Biểu ñồ 1. Triệu chứng ù tai sau ñiều trị Nhận xét : - Tỉ lệ cải thiện tốt triệu chứng ù tai nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ ù tai không thay ñổi nhóm OXCA thấp hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 2. Chóng mặt 2.1. Triệu chứng chóng mặt trước khi ñiều trị Bảng 8. Triệu chứng chóng mặt trước khi ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Chóng mặt N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Có 34 22.7 25 16.7 59 19.7 Không 116 77.3 125 83.3 241 80.3 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 1.709, p = 0.191 Nhận xét : Tỉ lệ có triệu chứng chóng mặt giữa 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt Bảng 9. Triệu chứng chóng mặt sau khi ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Chóng mặt N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Không thay ñổi (kém) 4 11.8 2 8.0 6 10.2 Giảm (khá) 21 61.8 13 52.0 34 57.6 Hết (tốt) 9 26.5 10 40.0 19 32.2 Tổng 34 100.0 25 100.0 59 100.0 χ2 = 1.258, p = 0.533 Nhận xét : - Tỉ lệ hết hoặc có cải thiện triệu chứng chóng mặt cao ở cả hai nhóm, 49 - Mức ñộ cải thiện triệu chứng chóng mặt giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. 3. Buồn nôn Bảng 10. Triệu chứng buồn nôn trước ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Buồn nôn N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Có 6 4.0 3 2.0 9 3.0 Không 144 96.0 147 98.0 291 97.0 Tổng 150 100.0 150 100.0 300 100.0 χ2 = 1.031, p = 0.311 Nhận xét : - Triệu chứng buồn nôn ở 2 nhóm chiếm tỉ lệ không ñáng kể. - Tỉ lệ có triệu chứng buồn nôn giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Cả hai nhóm hết triệu chứng buồn nôn sau ñiều trị 10 ngày. ĐÁNH GIÁ VỀ THÍNH LỰC 1. Mức ñộ cải thiện TL sau ñiều trị giữa 2 nhóm OXCA và TGM Bảng 11. Mức ñộ cải thiện thính lực sau ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Mức cải thiện N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Kém 51 29.8 35 18.0 86 23.5 Khá 97 56.7 120 61.5 217 59.3 Tốt 23 13.5 40 20.5 63 17.2 Tổng 171 100.0 195 100.0 366 100.0 χ2 = 8.468, p = 0.014 18 29.8 56.7 61.5 20.5 13.5 0 10 20 30 40 50 60 70 Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Kém Khá Tốt Biểu ñồ 2. Mức ñộ cải thiện thính lực sau ñiều trị. Nhận xét : Nhóm OXCA có tỉ lệ cải thiện thính lực cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 2. Mức ñộ cải thiện TL sau ñiều trị tính theo nhóm ñiếc 1 tai và nhóm ñiếc 2 tai 2.1 Điếc 1 tai Bảng 12. Mức ñộ cải thiện TL của nhóm ñiếc 1 tai sau ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Mức cải thiện N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Kém 36 27.9 21 20.0 57 24.4 Khá 79 61.2 61 58.1 140 59.8 Tốt 14 10.9 23 21.9 37 15.8 Tổng 129 100.0 105 100.0 234 100.0 50 χ2 = 6.051, p = 0.048 Nhận xét : Tỉ lệ cải thiện thính lực tốt nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM, tỉ lệ cải thiện thính lực kém nhóm OXCA thấp hơn nhóm TGM, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. 2.2 Điếc 2 tai Bảng 13. Mức cải thiện TL của nhóm ñiếc 2 tai sau ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Mức cải thiện N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Kém 10 23.8 12 13.3 22 16.7 Khá 23 54.8 60 66.7 83 62.9 Tốt 9 21.4 18 20.0 27 20.4 Tổng 42 100.0 90 100.0 132 100.0 χ2 = 2.563, p = 0.278 Nhận xét : Tỉ lệ cải thiện thính lực nhóm OXCA và nhóm TGM khác nhau không có ý nghĩa thống kê. 3. Mức ñộ cải thiện thính lực tính theo ñộ ñiếc Bảng 14. Đặc ñiểm thính lực trước ñiều trị xếp theo ñộ ñiếc Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Độ ñiếc N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Nhẹ 14 8.2 37 19.0 51 13.9 Trung bình 59 34.5 58 29.7 117 32.0 T.bình nặng 45 26.3 25 12.8 70 19.1 Nặng 27 15.8 62 31.8 89 24.3 Sâu 26 15.2 13 6.7 39 10.7 Tổng 171 100.0 195 100.0 366 100.0 χ2 = 7.054, p = 0.402 Nhận xét : Đặc ñiểm thính lực trước ñiều trị giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Bảng 15. Mức ñộ cải thiện thính lực theo nhóm ñộ ñiếc Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Độ ñiếc Mức cải thiện N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Kém 4 28.6 7 18.9 11 21.6 Khá 8 57.1 25 67.6 33 64.7 Tốt 2 14.3 5 13.5 7 13.7 Nhẹ Tổng 14 100.0 37 100.0 51 100.0 χ2 = 0.615, p = 0.735 Kém 13 22.0 9 15.5 22 18.8 Khá 42 71.2 46 79.3 88 75.2 Tốt 4 6.8 3 5.2 7 6.0 Trung bình Tổng 59 100.0 58 100.0 117 100.0 χ2 = 1.043, p = 0.593 Kém 9 20.0 3 12.0 12 17.1 Khá 25 55.6 19 76.0 44 62.9 Tốt 11 24.4 3 12.0 14 20.0 Trung bình nặng Tổng 45 100.0 25 100.0 70 100.0 χ2 = 2.918, p = 0.233 Nặng Kém 8 29.6 7 11.3 15 16.9 51 Khá 13 48.2 27 43.5 40 44.9 Tốt 6 22.2 28 45.2 34 38.2 Tổng 27 100.0 62 100.0 89 100.0 χ2 = 6.433, p = 0.040 Kém 17 65.4 9 69.2 26 66.7 Khá 9 34.6 3 23.1 12 30.8 Tốt 0 0 1 7.7 1 2.5 Sâu Tổng 26 100.0 13 100.0 39 100.0 χ2 = 2.391, p = 0.302 Nhận xét : - Nhóm ñiếc nặng tỉ lệ cải thiện thính lực nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). - Nhóm ñiếc sâu, mức ñộ cải thiện TL kém ở cả 2 nhóm. 5. Mức ñộ cải thiện TL theo thời gian ñiều trị sớm hay muộn Bảng 16. Phân bố tai ñiếc trước ñiều trị theo thời gian ñến khám Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Ngày ñến khám N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % ≤ 7 ngày 82 48.0 87 44.6 169 46.2 8 – 14 65 38.0 75 38.5 140 38.3 15 – 21 22 12.9 30 15.4 52 14.2 > 21 2 1.2 3 1.5 5 1.4 Tổng 171 100.0 195 100.0 366 100.0 χ2 = 0.726, p = 0.867 Nhận xét : - Thời gian ñến khám ≤ 7 ngày và 8 - 14 ngày chiếm ña số. - Phân bố tỉ lệ tai ñiếc theo ngày ñến khám giữa hai nhóm không có sự khác biệt. Bảng 17. Mức ñộ cải thiện TL theo thời gian ñến khám sau ñiều trị Thuốc giãn mạch Oxy cao áp Chung Ngày ñến khám Mức cải thiện N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Kém 24 29.3 10 11.5 34 20.1 Khá 45 54.9 57 65.5 102 60.4 Tốt 13 15.8 20 23.0 33 19.5 ≤ 7 ngày Tổng 82 100.0 87 100.0 169 100.0 χ2 = 8.523, p = 0.014 Kém 15 23.1 16 21.3 31 22.1 Khá 43 66.1 44 58.7 87 62.2 Tốt 7 10.8 15 20.0 22 15.7 8 - 14 Tổng 65 100.0 75 100.0 140 100.0 χ2 = 2.255, p = 0.324 Kém 11 50.0 7 23.3 18 34.6 Khá 8 36.4 18 60.0 26 50.0 Tốt 3 13.6 5 16.7 8 15.4 15 - 21 Tổng 22 100.0 30 100.0 52 100.0 χ2 = 4.104, p = 0.128 52 Kém 1 50.0 2 66.7 3 60.0 Khá 1 50.0 1 33.3 2 40.0 Tốt 0 0 0 0 0 0 > 21 Tổng 2 100.0 3 100.0 5 100.0 χ2 = 0.142, p = 0.709 Nhận xét : - Tỉ lệ cải thiện thính lực nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê ñối với nhóm ñến khám ≤ 7 ngày (p < 0.05) - Nhóm ñến khám sau 21 ngày tỉ lệ cải thiện kém ở cả 2 nhóm nghiên cứu. BÀN LUẬN Trong 300 trường hợp ĐĐN ñược nghiên cứu, chúng tôi thấy có những ñặc ñiểm sau: 1. Tuổi: 2. Tuổi trung bình cho cả 2 nhóm là 40.63± 12.39, trong ñó nhóm TGM là 39.54 ± 12.74, nhóm OXCA là 41.72 ± 11.97. Phân bố tỉ lệ giữa các nhóm tuổi cũng như tuổi trung bình 2 nhóm TGM và OXCA không có sự khác biệt (p > 0.05) 3. Giới tính: 4. Tỉ lệ nam nữ tương ñương nhau, nam có 156 bệnh nhân (chiếm 52%), nữ có 144 bệnh nhân (chiếm 48%). Sự phân bố tỉ lệ nam, nữ giữa hai nhóm TGM và OXCA không có sự khác biệt (p > 0.05) 3. Nghề nghiệp: Cán bộ công nhân viên (CBCNV) chiếm 141 người (tỉ lệ 47%), công nhân 137 người (tỉ lệ 45.7%). Các thành phần khác chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhóm này có 22 người (tỉ lệ 7.3%). Sự phân bố tỉ lệ nghề nghiệp giữa hai nhóm TGM và OXCA không có sự khác biệt (p > 0.05). Như vậy, ĐĐN không liên quan ñến nghề nghiệp (lao ñộng chân tay hay trí óc), ngoại trừ các nghề nghiệp ñặc thù như người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn và cường ñộ lao ñộng cao, người làm việc ở môi trường áp suất tay ñổi mà chúng tôi không gặp ở nghiên cứu này. 5. Tai ñiếc: 6. Số bệnh nhân ñiếc một tai là 234 (tỉ lệ 78.0%), trong nhóm ñiếc một tai thì ñiếc tai phải là 124 bệnh nhân (tỉ lệ 41.5%), ñiếc tai trái 110 bệnh nhân (tỉ lệ 36.7%). Tỉ lệ giữa ñiếc tai phải và ñiếc tai trái tương ñương nhau. Số bệnh nhân ñiếc hai tai là 66 người (với 132 tai) (tỉ lệ 22.0%), trong ñó nhóm TGM có 21 bệnh nhân (tỉ lệ 14.0%), nhóm OXCA có 45 bệnh nhân (tỉ lệ 30.0%). Như vậy, tỉ lệ ñiếc một tai chiếm ña số, ñiếc tai phải và ñiếc tai trái không có sự khác biệt, nhóm OXCA ñiếc hai tai nhiều hơn nhóm TGM. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG 1. Ù tai: 2. Bệnh nhân có triệu chứng ù tai cả hai nhóm là 170 người (tỉ lệ 56.7%), trong ñó nhóm TGM có 84 bệnh nhân (tỉ lệ 56.0%), nhóm OXCA 86 bệnh nhân (tỉ lệ 57.3%). Tỉ lệ bệnh nhân có ù tai giữa 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0.05). Sau ñiều trị nhóm OXCA có tỉ lệ hết ù cao hơn nhóm TGM, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). 3. Chóng mặt: 4. Triệu chứng chóng mặt ở cả hai nhóm có 59 bệnh nhân (tỉ lệ 19.7%), trong ñó nhóm TGM 34 bệnh nhân (tỉ lệ 22.7%), nhóm OXCA 25 bệnh nhân (tỉ lệ 16.7%). Sau ñiều trị tỉ lệ có cải thiện và hết chóng mặt cả hai nhóm là 89.8%, nhóm TGM là 88.2%, nhóm OXCA là 92.0%. Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng chóng mặt ở 2 nhóm OXCA và TGM khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). 3. Triệu chứng buồn nôn: Triệu chứng buồn nôn chúng tôi gặp 9 bệnh nhân (tỉ lệ 3.0%), trong ñó nhóm TGM có 6 bệnh nhân (tỉ lệ 4.0%), nhóm OXCA 3 bệnh nhân (tỉ lệ 2.0%). Sau ñiều trị hai nhóm ñều hết triệu chứng buồn nôn. ĐẶC ĐIỂM VỀ THÍNH LỰC 1. Mức ñộ cải thiện TL sau ñiều trị giữa 2 nhóm TGM và OXCA + Nhóm TGM: Tỉ lệ có cải thiện thính lực là 70.2%, trong ñó cải thiện tốt là 13.5%, cải thiện khá 56.7%, cải thiện kém 29.8%. + Nhóm OXCA: Tỉ lệ có cải thiện thính lực là 82.0%, trong ñó cải thiện tốt chiếm 20.5%, cải thiện khá 61.5%, cải thiện kém 18.0%. Nhóm OXCA tỉ lệ cải thiện cao hơn TGM có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Chúng tôi cho rằng có thể trong ñiếc ñột ngột PO2 giảm ñáng kể trong các khoang dịch tai trong dẫn ñến rối loạn sắt nội - ngoại bào, OXCA ñã làm tăng PO2 dẫn ñến khả năng cải thiện thính lực cao hơn. 53 2. Mức ñộ cải thiện TL theo nhóm ñiếc 1 tai và ñiếc 2 tai 2.1. Nhóm ñiếc 1 tai: Tỉ lệ có cải thiện thính lực sau ñiều trị cả 2 nhóm là 75.6%. Tỉ lệ có cải thiện nhóm TGM là 72.1%; nhóm OXCA là 80.0%, cao hơn TGM có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). 2.2. Nhóm ñiếc 2 tai : Tỉ lệ có cải thiện thính lực cả 2 nhóm là 83.3%. Tỉ lệ có cải thiện thính lực nhóm TGM là 76.2% nhóm OXCA là 86.7%, có xu hướng cao hơn nhóm TGM, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). 3. Mức cải thiện thính lực tính theo ñộ ñiếc Trước ñiều trị nhóm ñiếc nhẹ có 51 trường hợp (tỉ lệ 13.9%), ñiếc trung bình 117 trường hợp (tỉ lệ 32.0%), ñiếc trung bình nặng 70 trường hợp (tỉ lệ 19.1%), ñiếc nặng 89 trường hợp (tỉ lệ 24.3%), ñiếc sâu 39 trường hợp (tỉ lệ 10.7%). Sự phân bố ñộ ñiếc giữa hai nhóm TGM và OXCA khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Sau ñiều trị chúng tôi thấy: + Tỉ lệ cải thiện thính lực không tương quan với mức ñộ ñiếc (ngoại trừ nhóm ñiếc sâu). + Tỉ lệ cải thiện thính lực nhóm OXCA cao hơn TGM, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) ñối với nhóm ñiếc nặng. + Điếc sâu tỉ lệ cải thiện thính lực kém ở cả 2 nhóm OXCA và TGM. 4. Mức ñộ cải thiện thính lực theo thời gian ñến ñiều trị Nhóm OXCA có tỉ lệ cải thiện thính lực cao hơn nhóm TGM, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) ñối với nhóm bệnh nhân ñến khám trong tuần ñầu (≤ 7 ngày). Tỉ lệ cải thiện thính lực giảm dần theo thời gian ñến khám ñối với cả hai nhóm. Tỉ lệ cải thiện kém ở cả hai nhóm nếu thời gian ñến khám và ñiều trị sau 3 tuần (> 21 ngày). KẾT LUẬN 1. Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị bằng TGM như sau : - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 86.9%, có cải thiện triệu chứng chóng mặt 88.2%, có cải thiện triệu chứng buồn nôn 100%. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực chung là 70.2%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc một tai 72.1%, có cải thiện thính lực ñối với nhóm ñiếc nặng 70.4%. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực ñối với nhóm ñến khám trong tuần ñầu (≤ 7 ngày) là 70.7%. 2. Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do ñiều trị bằng OXCA như sau : - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 93.0%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng chóng mặt là 92.0%, có xu hướng cao hơn nhóm TGM. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). - Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng buồn nôn là 100%, tương ñương nhóm TGM. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực chung là 82.0%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc một tai là 80.0%, có cải thiện thính lực nhóm ñiếc nặng là 88.7%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 3. Tỉ lệ có cải thiện thính lực ñối với nhóm bệnh nhân ñến khám trong tuần ñầu (≤ 7 ngày) là 88.5%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. 4. Những yếu tố tiên lượng phục hồi kém cho cả 2 nhóm là: Tuổi > 50, ñiếc 2 tai, thời gian ñến ñiều trị muộn (sau 3 tuần). ĐỀ NGHỊ 1. ĐĐN ñược ñiều trị theo phác ñồ quy ước, nếu sau 5 ngày thính lực không cải thiện, hoặc cải thiện < 10 dB nên ñược ñiều trị OXCA kết hợp. 2. Thời gian ñiều trị OXCA nên thực hiện trước 2 tuần, với áp suất ñiều trị là 2.5 atm x 60 phút x 10 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Auhor Affiliation, “Treatment of Sudden Sensorineural Hearing Loss”, Departments Otolaryngolory university of Ottawa, Ottawa, Ontario (Dr Colin), and university of Western Ontario, London (Dr Parnes). Downloaded from www.archoto.com on March 23, 2009. 2. Chu Lan Anh, Nguyễn Thành Lợi, Hùynh Khắc Cường (2003), “Góp phần nghiên cứu ñiều trị ñiếc ñột ngột vô căn bằng Oxy cao áp”, Hội nghị TMH Cần Thơ 30 - 31/5/2003. 3. Desloovere C, Germonpre P, Sudden sensorineural deafness: treatment with hyperbaric oxygen therapy after failure of a ten day course of “ classical” drug therapy. ENT Department, University of Leuven, Belgium. 4. Gennonpre P (1996), “Sudden deafness of unknown origin: successful hyperbaric oxygen therapy despite a long tre atment delay”, Ann Med Milil Belg, 10 (2): 52·54. 54 5. Hyperbaric oxygen in the treament of sudden hearing loss: Goran racic, sinisa Maslovara, Zeljka Roje, Zona Dogas, Robert Tafra. 6. Lê Hùynh Mai, Lê Trần Quang Minh (1998), "Góp phần nghiên cứu việc ñiều trị ñiếc ñột ngột”, Tập san hội nghị khoa học kỹ thuật Trung tâm Tai Mũi Họng kỷ niệm 10 năm thành lập 19/9/1998, trang 81 - 86. 7. Lê Xuân Thục (1998), “Liệu pháp Oxy cao áp trong y học”, Tài liệu hội thảo oxy cao áp toàn quốc, Bệnh viện 108, Hà Nội. 8. Lương Hồng Châu (2006), “Gia tăng Bệnh ñiếc ñột ngột”, BCKH 5/2006, Trưởng khoa Tai thần kinh Bệnh Viện TMHTW. 9. Racic G, Petri NM, Andric D, Hyperbaric oxygen as a method of therapy of sudden sensorineural hearing loss. clinical Hospital Split, Croatia. Department of ENT. 10. Shelfield P.J (2008), “Measuring tissue oxygen tension: a review”, Under sea.Hyperb, med. Fall, 25 (3).pp, 179 - 188. 11. Topuz E, Yigit O, Cinar U, Seven H (2004), „Hyperbarric oxygen tre atment in sudden hearing loss after unsucessful medical tre atment”, Eur Arch Otorhinolaryngol, 261 (7) : 393 - 6. 12. Гисков Е. П., Мислютина Н. П., Тимофеева И. В. (1999), “Вляние гипербарической оксигенации на антиоксидантный статус Хеnopus Laevis после предватительной адаптации к кислороду”, Онтогенез, Мар. Апр: 30 (2): 91 - 6. 13. Ермаков (2006), “Гипербарическая терапия при хроническом легочном сердце”, ГБО в военно - медицинской практике. Военное издательство. 1986: 117 - 113. 14. Ефуни С. Н. (1986), “Руководство по гипербарической оксигенации”, Москва. “Медицина”, 414. 15. Зальцман Г. И., Кучук Г. А., Гургенизде А. Г (1999), “Основы гипербарической физиологии”, Л. Медицина. 1979.300.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_oxy_cao_ap_trong_dieu_tri_diec_dot_ngo.pdf
Tài liệu liên quan