Phác đồ giảm đau sau mổ với
levobupivacaine 0,1% và fentanyl 1 mcg/ml
qua khoang ngoài màng cứng với tốc độ 8
ml/giờ mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt,
tương đồng với kết quả ghi nhận trong nghiên
cứu của Lê Minh Tâm(4). Tỷ lệ phong bế vận
động thấp sau mổ với giảm đau ngoài màng
cứng ở mức thấp và tương đương với kết quả
5,6% của tác giả Lin MC với levobupivacaine
0,1% sử dụng giảm đau ngoài màng cứng do
bệnh nhân tự điều chỉnh(5). Phong bế vận động
cũng hồi phục hoàn toàn khi giảm tốc độ gây
tê ngoài màng cứng. Tác giả Lin MC còn kết
luận giảm đau ngoài màng cứng với
levobupivacaine có hiệu quả cao hơn hẳn
morphine tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm
soát(5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi không
cần dùng thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch cho
bệnh nhân. Cùng với việc không ghi nhận các
tác dụng phụ khác, kết quả này chứng tỏ đây
là phương pháp giảm đau sau mổ rất hiệu quả
và an toàn.
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi có độ tuổi trung bình lớn hơn 65 tuổi và có tỷ
lệ mắc bệnh nội khoa đi kèm tương đối cao. Tác
giả Lê Minh Tâm ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân phẫu
thuật sa sinh dục trên 65 tuổi là 70,71%(4). Tuổi
cao và nhiều bệnh lý đi kèm là khó khăn lớn cho
công tác gây mê hồi sức. Do đó, phương pháp
vô cảm và giảm đau sau mổ tốt, dễ thực hiện, ít
biến chứng và ít ảnh hưởng lên bệnh lý nội khoa
nền cho các bệnh nhân này là một yếu tố quan
trọng trong chăm sóc chu phẫu. Kết quả trong
nghiên cứu này góp phần chứng tỏ gây tê tủy
sống kết hợp ngoài màng cứng là chọn lựa thích
hợp cho phẫu thuật sa sinh dục qua ngã âm đạo.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của phối hợp Levobupivacaine với Fentanyl trong tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng mổ sa sinh dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 214
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP LEVOBUPIVACAINE
VỚI FENTANYL TRONG TÊ TỦY SỐNG KẾT HỢP NGOÀI MÀNG CỨNG
MỔ SA SINH DỤC
Hà Văn Dần*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu ‐ Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ của gây tê tủy
sống kết hợp ngoài màng cứng (combined spinal‐epidural, CSE) với levobupivacaine liều thấp kết hợp fentanyl
trong phẫu thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo để điều trị sa sinh dục.
Đối tượng‐Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Có 55 BN phẫu thuật cắt tử
cung qua ngã âm đạo được làm CSE với liều thuốc tê trong khoang dưới nhện là 5 mg levobupivacaine 0,5% và
20 mcg fentanyl, sau 30 phút, tiêm 6 ml levobupivacaine 0,5% qua catheter ở khoang ngoài màng cứng. Sau mổ,
giảm đau ngoài màng cứng liên tục với levobupivacaine 0,1% và fentanyl 1 mcg/ml tốc độ 8 ml/giờ trong 24 giờ
đầu sau mổ. Ghi nhận chất lượng vô cảm trong mổ, điểm đau sau mổ (thang điểm Visual Analog Scale) và tác
dụng phụ của kỹ thuật.
Kết quả: Thời gian thực hiện CSE trung bình là 4,3 ± 0,6 phút. Tỷ lệ thành công là 100%, có 9% trường
hợp khó xác định mốc giải phẫu. Hiệu quả vô cảm trong mổ tốt với chất lượng phẫu thuật ʺRất tốtʺ đạt 87% và
ʺTốtʺ đạt 13%. Tác dụng phụ trong mổ gồm lạnh run 10,9%, buồn nôn 5,4%. Điểm đau VAS sau mổ < 2 trong
vòng 24 giờ sau mổ và không có trường hợp nào cần dùng thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch. Phong bế vận động
chiếm tỷ lệ 5,4% và hồi phục hoàn toàn khi điều chỉnh thuốc tê ngoài màng cứng. Hô hấp và huyết động của tất
cả các bệnh nhân đều ổn định trong giai đoạn trong và sau mổ
Kết luận: CSE với levobupivacaine và fentanyl là phương pháp vô cảm và giảm đau hiệu quả, an toàn trong
phẫu thuật sa sinh dục.
Từ khóa: gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng, levobupivacaine, fentanyl, sa sinh dục
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF COMBINED SPINAL EPIDURAL BLOCK
WITH LEVOBUPIVACAINE AND FENTANYL FOR UTERINE PROLAPSE SURGERY
Ha Van Dan, Nguyen Thi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 213 ‐217
Background‐Objectives: To evaluate effectiveness of anesthesia and postoperative analgesia of the
combined spinal‐epidural (CSE) block with low dose levobupivacaine and fentanyl for vaginal hysterectomy
for uterine prolapse.
Methods: Prospective, cross‐sectional study. Fifty –five patients undergoing elective vaginal hysterectomy
for uterine prolapse with the use of CSE received 5 mg levobupivacaine 0.5% and 20 mcg fentanyl intrathecal,
then 30 minutes later added 6 ml levobupivacaine 0.5% via epidural catheter and adjusted dose peroperative. At
the end of intervention, levobupivacaine 0.1% with fentanyl 1 mcg/ml was infused continuously with rate 8 ml/h
during the first 24 hours after surgery. Primary outcome measures were the quality of peroperative anesthesia,
postoperative analgesia (The Visual Analog Scale), techniques issus and side effects of CSE.
* Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. ** Bộ môn Gây mê Hồi sức, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Hà Văn Dần ĐT: 0966856810 Email: bshavandan@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 215
Results: The procedure time was 4.3 ± 0.6 minutes. The success rate was 100%, difficult anatomic
landmark identification in 9% of patients. There were a good anesthesia effectiveness with 87% was rate the
surgical quality ʺVery goodʺ and 13% ʺGoodʺ. Intraoperative side effects included shivering 10.9%, and nausea
5.4%. The VAS of pain in the first postoperative 24 hours was less than 2 without necessity of systemic
analgesics. The rate of motor blockade was 5.4% and completely resolved after epidural infusion rate modification.
All patients had the intra‐ and postoperative respiratory and hemodynamic stability..
Conclusion: CSE with levobupivacaine and fentanyl is the effective and safe anesthesia and analgesia for the
patients undergone vaginal hysterectomy for uterine prolapse.
Key words: combined spinal‐epidural, levobupivacaine, fentanyl, uterine prolapse.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sinh dục là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ,
tỷ lệ chiếm khoảng 5 – 8%, thường gặp ở phụ nữ
sinh nhiều lần, sinh dày hoặc được đỡ sinh
không đúng kỹ thuật trước đây. Bệnh gây nhiều
phiền toái trong cuộc sống và có chỉ định cắt tử
cung qua ngã âm đạo nếu ở mức độ nặng (độ 3).
Kỹ thuật gây tê tủy sống kết hợp ngoài
màng cứng (CSE) có ưu điểm vô cảm phẫu thuật
nhanh, có thể kéo dài thời gian vô cảm qua
catheter ngoài màng cứng và tiếp tục giảm đau
sau mổ cho bệnh nhân(4,6,7,8). Kết quả nghiên cứu
trên thế giới về phẫu thuật cắt tử cung cho thấy
sử dụng thuốc tê và thuốc phiện với phương
pháp vô cảm này có chất lượng vô cảm và giảm
đau rất tốt. Kỹ thuật này hiện đã được sử dụng
tại các bệnh viện ở Việt Nam. Trong các thuốc tê
sử dụng trên lâm sàng, levobupivacaine đã
chứng tỏ có tác dụng dài tương đương nhưng ít
gây độc tim mạch và thần kinh hơn bupivacaine
là loại thuốc đang sử dụng phổ biến để phong
bế trục thần kinh trung ương(8,3). Chúng tôi đặt
ra câu hỏi nghiên cứu là levobupivacaine kết
hợp với một thuốc phiện fentanyl sử dụng để
gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng có
hiệu quả và an toàn hay không? Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứu
trên với các mục tiêu nghiên cứu đặt ra bao gồm:
Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ của
levobupivacaine liều thấp kết hợp fentanyl trong
kỹ thuật CSE.
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ với
levobupivacaine kết hợp fentanyl truyền liên tục
qua catheter ngoài màng cứng
Đánh giá tác dụng phụ của kỹ thuật CSE với
levobupivacaine và fentanyl
Trên các bệnh nhân phẫu thuật cắt tử cung
qua ngã âm đạo để điều trị sa sinh dục tại bệnh
viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Hùng
Vương, TpHCM.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Đối
tượng nghiên cứu là bệnh nhân nữ được phẫu
thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo để điều trị sa
sinh dục, thỏa tiêu chuẩn gây tê trục thần kinh
trung ương và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phác đồ nghiên cứu được thông qua Hội đồng
Y đức của Bệnh viện Đồng Nai và Bệnh viện
Hùng Vương. Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn
lựa bằng công thức của nghiên cứu mô tả cắt
dọc
n = Z21‐/2 2 / d2
Trong đó = 3,4 (qua nghiên cứu của
Narinder Rawal)(5), d = 0,9, Z1‐/2 = 1,96. Thay
vào công thức chúng tôi có kết quả n = 1,962 x
3,42 / 0,92 = 54,82 nên cỡ mẫu chọn lựa là 55
bệnh nhân.
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
đều được khám tiền mê, giải thích và đồng
thuận tham gia nghiên cứu. Tại phòng mổ, bệnh
nhân được gắn thiết bị theo dõi mạch, huyết áp,
SpO2 liên tục, được đặt đường truyền tĩnh mạch
với kim 18G, truyền dịch tinh thể và đánh giá
vùng gây tê trước khi làm thủ thuật. Bộ kim gây
tê sử dụng trong nghiên cứu là bộ CSE Espocan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 216
Perifix (B‐Braun®). Bệnh nhân được gây tê ở tư
thế ngồi với các bước vô khuẩn ngoại khoa theo
quy định. Vị trí gây tê là khe liên đốt L2 – L3, L3
– L4 hoặc L4‐L5 và sử dụng khí để làm thử
nghiệm mất sức cản. Sử dụng kim gây tê tủy
sống 27G xuyên qua lòng kim Tuohy để gây tê
khoang dưới nhện với 5mg levobupivacaine và
20mcg fentanyl. Catheter ngoài màng cứng được
lưu ở mức khoảng 3cm trong khoang ngoài
màng cứng. Phẫu thuật được tiến hành khi mức
tê kiểm tra đạt mức T10 (ngang rốn). Liều thuốc
tê qua khoang ngoài màng cứng đầu tiên thực
hiện sau khi tê khoang dưới nhện 30 phút với
6ml levobupivacaine 0,5%. Sau đó, lặp lại liều
tương tự mỗi 30 phút tùy theo đáp ứng đau của
bệnh nhân cho đến khi kết thúc cuộc mổ. Trong
trường hợp mức độ vô cảm của gây tê khoang
dưới nhện kém, bệnh nhân sẽ được gây tê ngoài
màng cứng với 16 – 20ml levobupivacaine 0,5%.
Hiệu quả vô cảm được bác sĩ GMHS đánh giá và
chất lượng cuộc mổ do phẫu thuật viên đánh
giá. Giảm đau ngoài màng cứng sau mổ được
duy trì với levobupivacaine 0,1% với fentanyl
1mcg/ml. Thang điểm Visual Analog Scale
(VAS) sử dụng trong đánh giá đau và Bromage
cải tiến trong đánh giá vận động. Các biến số
nghiên cứu khác được theo dõi và ghi nhận liên
tục trong giai đoạn chu phẫu. Số liệu được xử lý
với phần mềm thống kê STATA 11.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012, có tất cả
55 bệnh nhân sa sinh dục độ 3 được phẫu thuật
cắt tử cung qua ngã âm đạo (49 BN tại bệnh viện
Đồng Nai, 6 BN tại bệnh viện Hùng Vương)
được đưa vào nghiên cứu.
Tỷ lệ gặp khó khăn khi tiến hành thủ thuật
là 9% (5 trường hợp). Chúng tôi gặp khó khăn
khi xác định khoang dưới nhện với kỹ thuật kim
trong kim trong 3 trường hợp và thực hiện
thành công khi gây tê tủy sống tại khe liên đốt
thấp hơn. Hai trường hợp còn lại gặp khó khăn
khi xác định khoang ngoài màng cứng tại đường
giữa khe liên đốt và thành công khi thực hiện tại
vị trí đường bên.
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Đặc điểm N=55 Lớn nhất Nhỏ nhất
Tuổi (năm)* 66 ± 11 85 42
Chiều cao (cm)* 155,5 ± 4,3 163 147
Cân nặng (kg)* 54,1 ± 5,4 68 47
BMI (kg/m2)* 22,6 ± 1,2
ASA†
ASA I
ASA II
44 (80%)
11 (20%)
Bệnh lý đi kèm†
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Thiếu máu cơ tim
Viêm phế quản
29 (53%)
10 (18%)
3 (6%)
1 (2%)
(*)trung bình ± độ lệch chuẩn; (†) số trường hợp(phần trăm)
Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật và kỹ thuật gây tê
Đặc điểm N = 55 Lớn nhất Nhỏ nhất
Thời gian phẫu thuật
(phút) *
109 ± 17 150 80
Thời gian gây tê
(phút) *
4,3 ± 0,6 10 3,5
Thời gian vô cảm đạt
D10 (phút) *
3,6 ± 0,5 2 5
Vị trí đi kim†
L4 – L5
L3 – L4
L2 – L3
36 (65%)
17 (31%)
2 (4%)
(*)trung bình ± độ lệch chuẩn; (†) số trường hợp(phần trăm)
Liều levobupivacaine trung bình bổ sung
trong khoang ngoài màng cứng trong mổ là 6,4 ±
2,5 mL. Không ghi nhận giảm SpO2 và biến
động về huyết động của bệnh nhân trong mổ.
Biểu đồ 1. Thay đổi mạch, huyết áp và nhịp tim
trong mổ
Hiệu quả vô cảm trong mổ đạt mức cao với
chất lượng phẫu thuật ʺRất tốtʺ đạt 87% và ʺTốtʺ
đạt 13% trong khi chất lượng giảm đau trong
mổ ʺTốtʺ đạt 94% và ʺTrung bìnhʺ chỉ đạt 6%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 217
Nghiên cứu này không ghi nhận chất lượng
phẫu thuật và giảm đau trong mổ ở mức ʺKémʺ.
Thuốc tê có thể bổ sung qua khoang ngoài màng
cứng trong mổ nếu cần thiết, và liều lượng trung
bình cần bổ sung trong mổ là 6,4 ± 2,5 ml.
Tác dụng phụ trong mổ ít gặp với lạnh run
chiếm 6 trường hợp (10,9%) và buồn nôn chiếm
3 trường hợp (5,4%). Lạnh run đáp ứng tốt với
mền ủ ấm trong mổ trong khi buồn nôn chỉ ở
mức độ nhẹ, không cần sử dụng thuốc điều trị.
Bảng 3. Hiệu quả giảm đau sau mổ
Thời điểm N=55
30 phút 1,6 ± 0,6
1 giờ 1,2 ± 0,7
5 giờ 1,3 ± 0,5
8 giờ 1,3 ± 0,8
14 giờ 1,7 ± 0,3
20 giờ 1,6 ± 0,7
24 giờ 1,7 ± 0,4
Số liệu được trình bày: trung bình ± độ lệch
chuẩn
Không có trường hợp nào cần sử dụng
thêm thuốc giảm đau đường tĩnh mạch cho
bệnh nhân.
Tỷ lệ phong bế vận động sau mổ là 5,4% (3
trường hợp), và phục hồi hoàn toàn khi giảm tốc
độ gây tê ngoài màng cứng xuống còn 2ml/giờ.
Tất cả các trường hợp này đều ổn định sau khi
sử dụng lại tốc độ gây tê ngoài màng cứng
4ml/giờ. Liều thuốc levobupivacaine 0,1% trung
bình dùng truyền qua khoang màng cứng để
giảm đau sau mổ cho bệnh nhân là 27,5 ± 1,7ml.
Do tất cả bệnh nhân đều đặt và duy trì thông
tiểu trong 24 giờ tại hồi sức nên chúng tôi không
đánh giá biến chứng bí tiểu trong ngày đầu.
Không ghi nhận trường hợp nào bị bí tiểu cũng
như liệt ruột tại trại.
BÀN LUẬN
Kỹ thuật gây tê tủy sống kết hợp ngoài
màng cứng trong nghiên cứu này chỉ gặp khó
khăn khi xác định khoang dưới nhện và khoang
ngoài màng cứng và thành công khi thay đổi vị
trí gây tê. Chúng tôi thực hiện kỹ thuật trong tất
cả các trường hợp ở tư thế ngồi, các khoang liên
đốt sống giãn tốt, dễ xác định các mốc giải phẫu
bề mặt. Về mặt kỹ thuật, chúng tôi không ghi
nhận biến chứng liên quan kỹ thuật như đau
lưng hay chảy máu ngoài màng cứng. Tác giả
Nguyễn Thanh Vinh và Lê Minh Tâm ghi nhận
thời gian gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng
cứng lần lượt là 4 – 6 phút và 3 – 5 phút(4,6). Thời
gian thực hiện thủ thuật trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Phẫu thuật
có thể thực hiện sau khi thực hiện thủ thuật 15
phút. Như vậy, phương pháp vô cảm này được
chứng minh là dễ thực hiện, an toàn về mặt kỹ
thuật và có tỷ lệ thành công cao.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
hiệu quả vô cảm rất tốt của phương pháp gây tê
tủy sống kết hợp ngoài màng cứng với chất
lượng phẫu thuật tốt do chính phẫu thuật viên
đánh giá. Theo tác giả Lê Minh Tâm, phẫu thuật
cắt tử cung qua ngã âm đạo có yêu cầu phong bế
thần kinh ngang mức N10 – L1 (phân phối cho
tử cung) và S1 – S3 (vùng tầng sinh môn)(4). Vì
thế, liều khởi tê 5mg levobupivacaine 0,5% và
25mcg fentanyl trong khoang dưới nhện là đủ
yêu cầu vô cảm, đặc biệt với phẫu thuật cắt tử
cung qua ngã âm đạo, phương pháp không cần
mềm cơ thành bụng. Liều levobupivacaine này
cũng tương ứng với kết quả thu được từ các
nghiên cứu của Lê Minh Tâm và Akcaboy(4,1).
Với liều levobupivacaine ngoài màng cứng
trung bình trong mổ là 6,4 ± 2,5ml, tất cả các
trường hợp phẫu thuật có mức phong bế đạt
khoảng N10, đạt chất lượng vô cảm trong mổ
tốt. Ngoài ra, tình trạng hô hấp và huyết động
ổn định trong mổ ghi nhận trong nghiên cứu
này cũng chứng minh đây là phương pháp vô
cảm an toàn trong phẫu thuật cắt tử cung qua
ngã âm đạo.
Phác đồ giảm đau sau mổ với
levobupivacaine 0,1% và fentanyl 1 mcg/ml
qua khoang ngoài màng cứng với tốc độ 8
ml/giờ mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt,
tương đồng với kết quả ghi nhận trong nghiên
cứu của Lê Minh Tâm(4). Tỷ lệ phong bế vận
động thấp sau mổ với giảm đau ngoài màng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 218
cứng ở mức thấp và tương đương với kết quả
5,6% của tác giả Lin MC với levobupivacaine
0,1% sử dụng giảm đau ngoài màng cứng do
bệnh nhân tự điều chỉnh(5). Phong bế vận động
cũng hồi phục hoàn toàn khi giảm tốc độ gây
tê ngoài màng cứng. Tác giả Lin MC còn kết
luận giảm đau ngoài màng cứng với
levobupivacaine có hiệu quả cao hơn hẳn
morphine tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm
soát(5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi không
cần dùng thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch cho
bệnh nhân. Cùng với việc không ghi nhận các
tác dụng phụ khác, kết quả này chứng tỏ đây
là phương pháp giảm đau sau mổ rất hiệu quả
và an toàn.
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi có độ tuổi trung bình lớn hơn 65 tuổi và có tỷ
lệ mắc bệnh nội khoa đi kèm tương đối cao. Tác
giả Lê Minh Tâm ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân phẫu
thuật sa sinh dục trên 65 tuổi là 70,71%(4). Tuổi
cao và nhiều bệnh lý đi kèm là khó khăn lớn cho
công tác gây mê hồi sức. Do đó, phương pháp
vô cảm và giảm đau sau mổ tốt, dễ thực hiện, ít
biến chứng và ít ảnh hưởng lên bệnh lý nội khoa
nền cho các bệnh nhân này là một yếu tố quan
trọng trong chăm sóc chu phẫu. Kết quả trong
nghiên cứu này góp phần chứng tỏ gây tê tủy
sống kết hợp ngoài màng cứng là chọn lựa thích
hợp cho phẫu thuật sa sinh dục qua ngã âm đạo.
KẾT LUẬN
Gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng
với levobupivacaine và fentanyl là phương pháp
vô cảm hiệu quả trong mổ với chất lượng rất tốt
kèm theo huyết động và hô hấp ổn định. Ngoài
ra, đây còn là phương pháp giảm đau sau mổ tốt
với điểm VAS < 2 trong vòng 24 giờ đầu và
không cần dùng thêm thuốc giảm đau tĩnh
mạch. Tỷ lệ tác dụng phụ thấp cả trong và sau
mổ. Đây là phương pháp vô cảm phù hợp trong
phẫu thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo để điều
trị sa sinh dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akcaboy EY, Akcaboy ZN and Gogus N (2011), ʺLow dose
levobupivacaine 0,5% with fentanyl in spinal anesthesia for
resection of prostate surgeryʺ. J Res Med Sci, 16(1), pp.68‐73.
2. Erdil F (2009), ʺThe effects of intrathecal levobupivacaine and
bupivacaine in the eldeylyʺ. Anaesthesia, 64, pp.942‐946.
3. Glaser C, Marhofer P, Zimpfer G et al (2002), ʺLevobupivacaine
versus racemic bupivacaine for spinal anesthesiaʺ. Anesth Analg,
94, pp.194‐198.
4. Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nhung (2007), ʺGây tê tủy sống – ngoài
màng cứng phối hợp liều thấp trong phẫu thuật điều trị sa sinh
dục trên người cao tuổiʺ. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 11(1), tr.37‐
43.
5. Lin MC, Huang JY, Lao HC et al (2010), ʺEpidural analgesia
with low‐concentration levobupivacaine combined with
fentanyl provides satisfactory postoperative analgesia for
colorectal surgery patientsʺ. Acta Anaesthesiol Taiwan, 48(2),
pp.68‐74.
6. Nguyễn Thanh Vinh, Nguyễn Văn Chừng (2006), ʺGây tê tủy
sống và gây tê ngoài màng cứng phối hợp để giảm đau trong và
sau mổʺ. Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 10(1), tr.51‐57.
7. Rawal N (2003), “The combined spinal‐epidural technique”,
Best Pract Res Clin Anaesthesiol, 17(3), pp.347 – 364.
8. Rawal N (2005), ʺCombined spinal – epidural anesthesiaʺ. Curr
Opin Anaesthesiol, 18, pp.518‐521.
Ngày nhận bài báo : 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 29/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_phoi_hop_levobupivacaine_voi_fentanyl.pdf