KẾT LUẬN
- Các yếu tố nguy cơ tiên đoán việc sự dụng
thuốc TCBCT trong và sau mổ: Tuổi ≥ 65; Suy
tim sung huyết NYHA ≥ II; Nhồi máu cơ tim gần
đây; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Phân xuất
tống máu < 50%; Ap lực động mạch phổi > 40
mmHg; Suy thận; Giới nữ; Thời gian kẹp ĐMC >
90 phút; Thời gian phẫu thuật và thời gian
THNCT kéo dài; Phẫu thuật thay hai van tim, và
bắc cầu ĐMV kết hợp với thay hoặc sửa van tim.
Khả năng sử dụng thuốc TCBCT trong và sau
mổ theo phương trình hồi quy: PTTCBCT = 1/(1+e–z).
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc TCBCT trong và
sau mổ là 41,57%. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân đáp
ứng tốt với các loại thuốc TCBCT là 91,9%.
- Chọn lựa các thuốc TCBCT theo thứ tự ưu
tiên: Dobutamine (8,26 ± 3,27 mcg/kg/phút);
Epinephrine (0,06 ± 0,04 mcg/kg/phút);
Norepinephrine (0,1 ± 0,06 mcg/kg/phút);
Dopamine (7,16 ± 2,82 mcg/kg/phút). Chỉ nên
phối hợp hai loại thuốc TCBCT là Dobutamine
và Epinephrine khi liều Dobutamine đạt được 10
mcg/kg/phút, hay liều Epinephrine đạt được
0,06 mcg/kg/phút. Không nên phối hợp 3 đến 4
loại thuốc TCBCT vì nguy cơ loạn nhịp và tử
vong cao. Do đó cần cân nhắc sớm việc đặt bóng
đối xung nội ĐMC khi đã phối hợp hai loại
thuốc TCBCT mà huyết động không ổn định.
Khi đã xác định khả năng sử dụng thuốc TCBCT
cao, cần phải sử dụng thuốc sớm trong giai đoạn
cai máy THNCT, hay trong vòng 6 giờ sau mổ.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của thuốc tăng sức co bóp cơ tim sau mổ tim có tuần hoàn ngoài cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TĂNG SỨC CO BÓP CƠ TIM
SAU MỔ TIM CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
Hoàng Tuấn*, Nguyễn Văn Chừng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ trước và trong mổ, và đánh giá hiệu quả của thuốc TCBCT trên
bệnh nhân trong và sau phẫu thuật tim có THNCT.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu. Từ ngày 1/10/2003 đến 30/4/2008 chúng tôi thực hiện gây mê mổ 178
ca phẫu thuật tim các loại có THNCT tại bệnh viện Thống Nhất TPHCM.
Kết quả: Tỉ lệ sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim (TCBCT) sau mổ là 41,57% (74 trường hợp). Trong đó số
bệnh nhân sử dụng Dobutamine đơn thuần là 30/74 trường hợp (40,54%), và Epinerphrine đơn thuần là 14/74
trường hợp (18,92%). Có 26/74 trường hợp (35,13%) cần phải phối hợp giữa hai loại là Epinephrine với
Dobutamine, và ba loại Epinephrine, Dobutamine với Dopamine. Chỉ có 4/74 trường hợp (5,41%) cần phải dùng
thêm Norepinephrine, tức là phải sử dụng bốn loại thuốc TCBCT. Khả năng sử dụng thuốc thuốc TCBCT sau
mổ theo phương trình hồi quy: PTTCBCT = 1/(1+e–z). Tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ là 2,8%. Các yếu tố
sau có ý nghĩa trong việc tiên đoán sử dụng thuốc TCBCT sau mổ là tuổi ≥ 65, giới nữ, suy tim NYHA ≥ II,
phân xuất tống máu trước mổ 40 mmHg, nhồi máu cơ tim (NMCT)
gần đây, suy thận trước mổ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các loại phẫu thuật, các thuốc uống trước mổ kéo dài
như Digitalis và ức chế, thời gian phẫu thuật, thời gian THNCT kéo dài, thời gian kẹp động mach chủ > 90 phút.
Kết luận: Dobutamine và Epinephrine là những thuốc có hiệu quả và ưu tiên sử dụng trong phẫu thuật tim
có THNCT.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTS OF INOTROPIC SUPPORT
IN PATIENTS UNDERGOING CARDIAC SURGERY WITH CARDIOPULMONARY
Hoang Tuan, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 468 - 475
Objectives: Calculate the risks of perioperative and evaluate the effects of inotropic support in patients
undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary.
Method: Prospective study. From October 01, 2003 to April 30, 2008, the data sets of 178 consecutive adult
patients receiving elective cardiac surgery with cardiopulmonary bypass at the Thong Nhat Hospital in Ho Chi
Minh City.
Results: Altogether, inotropic drug support after weaning from cardiopulmonary bypass was used in 74 of
the 178 patients (41.57%). Epinephrine was used as a sole inotrope in 14 patients (18.92%), Dobutamine in 30
patients (40.54%) after arresting cardiopulmonary bypass. Epinephrine and Dobutamine, as well as Epinephrine,
Dobutamine, and Dopamine were used together in 26 patients (35.13%). Epinephrine, Dobutamine, Dopamine
and Norepinephrine were given in combination to four patients (5.41%). The probability for the need of positive
inotropic drugs (PPID) post operation could be calculated by the following logistic equation: PPID=1/(1+e–z). The
overall 30-day mortality was 2.8%. The following factors had a significant influence on the use of positive
inotropic drugs: age ≥ 65 years, female gender, congestive heart failure New York Heart Association class
* Bệnh viện Thống Nhất, Tp. Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
(NYHA) ≥ II, preoperative ejection fractions 40 mmHg,
myocardial infarction recently, renal failure, chronic obstructive pulmonary disease (COPD), preoperative use of
digitalis and ß-adrenergic blockers, type of surgical procedure, duration of surgery, cardiopulmonary bypass time,
and aortic cross-clamping time > 90 minutes.
Conclusions: Dobutamine and Epinephrine are effective medicines and used primary in cardiac surgery
with cardiopulmonary bypass.
ĐẶT VẦN ĐỀ
Chức năng cơ tim thường suy giảm sau khi
mổ tim có THNCT và có sử dụng dung dịch liệt
tim. Vì vậy thuốc TCBCT đã được sử dụng để
cải thiện sự rối loạn chức năng của tâm thất sau
khi mổ tim có THNCT. Trong một số đơn vị mổ
tim có sử dụng các thuốc TCBCT một cách
thường quy trong khi cai máy THNCT. Tuy
nhiên sử dụng các thuốc TCBCT, kể cả việc sử
dụng Dopamine liều thấp có thể có hại trong
một vài trường hợp, ví dụ như làm tăng nhu cầu
sử dụng ô xy cơ tim, loạn nhịp tim.
Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu
các yếu tố nguy cơ trước và trong mổ có ảnh
hưởng đến việc sử dụng thuốc TCBCT sau khi
ngưng THNCT. Qua đó chúng tôi phân tích và
đánh giá hiệu quả của thuốc TCBCT sau mổ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố nguy cơ trước và trong
mổ có ảnh hưởng đến việc sử dụng các thuốc
TCBCT, và đánh giá hiệu quả của thuốc TCBCT
trên bệnh nhân trong và sau phẫu thuật tim có
THNCT.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định các yếu tố nguy cơ trước và trong
mổ có liên quan đến việc sử dụng thuốc TCBCT
sau mổ.
- Xác định khả năng sử dụng thuốc TCBCT
trong và sau mổ.
- Xác định tỷ lệ thành công sử dụng thuốc
TCBCT trong và sau mổ.
- Đề xuất sử dụng thuốc TCBCT đơn thuần
hay phối hợp sau phẫu thuật tim, và thời điểm
sử dụng thuốc TCBCT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiền cứu, phân
tích.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân trưởng thành tuổi từ 16 trở lên có
chỉ định phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Thống
Nhất Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
tháng 10 năm 2003 đến tháng 04 năm 2008.
Mẫu nghiên cứu
2
1 / 2
2
(1 )Z P P
n
d
−α −
=
Với Z = 1,96, p=0,4, và d = 0,075. Vậy n =
163,9. Cỡ mẫu ít nhất là 164 bệnh nhân.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Các bệnh nhân khi đến phòng mổ đều được
gắn 5 điện cực để theo dõi liên tục 2 đạo trình
DII và V5, đo huyết áp không xâm lấn bằng máy
đo huyết áp tự động, gắn cáp-tơ theo dõi SpO2,
thở ô-xy qua mặt nạ 3 lít/phút, đặt đường truyền
tĩnh mạch ngoại biên. Sau đó đặt ca-tê-te vào
lòng động mạch quay để theo dõi huyết áp động
mạch xâm lấn. Bệnh nhân được dẫn mê với
Fentanyl 5mcg/kg, Propofol 2mg/kg,
Rocuronium 0,6-0,9 mg/kg. Đặt nội khí quản sau
90 giây. Sau đó thực hiện chế độ thông khí thể
tích kiểm soát với thể tích khí thường lưu từ 8–
10 ml/kg, tần số thở = 12 lần/phút, FiO2 = 60%.
Kế đến đặt ca-tê-te 3 đường vào tĩnh mạch cảnh
trong để theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung
ương. Duy trì mê bằng Fentanyl 2-5mcg/kg/giờ,
Rocuronium 0,3–0,4 mg/kg/giờ, Propofol 6–12
mg/giờ, và phối hợp thêm với Isoflurane.
THNCT với hạ thân nhiệt trung bình (25-30 độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
C). Sử dụng bộ màng trao đổi khí Capiox số
10_Terumo. Nhiệt độ cơ thể được đo tại hậu
môn và thực quản. Dung dịch mồi cho vòng
THNCT là Hesteril 6% (500ml) và dung dịch
Lactated Ringer (500ml). Chúng tôi sử dụng
dung dịch liệt tim máu ấm có nồng độ Kali cao.
Thử khí máu mỗi 30 phút, duy trì Hematocrit
trong lúc chạy THNCT từ 25 đến 30%. Thời gian
tái tưới máu cho bệnh nhân trước khi cai máy
tim phổi nhân tạo bằng 1/3 thời gian kẹp động
mạch chủ (ĐMC). Khi nhiệt độ hậu môn > 34 độ
C, tiến hành cai máy tim phổi nhân tạo từng
bước một, làm đầy tim và duy trì huyết áp tối đa
của bệnh nhân khoảng 90-100 mmHg hoặc
huyết áp tâm trương động mạch phổi tối đa 20
mmHg, và giảm lưu lượng bơm từ từ mà không
sử dụng thuốc TCBCT một cách thường quy.
Trong lúc cai máy, các bệnh nhân được cho sử
dụng thuốc TCBCT khi quan sát trực tiếp thấy
sức co bóp cơ tim giảm trong và sau cai máy
THNCT bằng cách quan sát trực tiếp thất phải
hay siêu âm tim qua ngã thực quản(1).
Các tham số nghiên cứu
- Tuổi, giới tính, thuốc dùng trước mổ, cao
huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, suy thận. Tình trạng suy tim, phân xuất
tống máu, áp lực động mạch phổi, mổ lại.
- Thời gian THNCT, thời gian kẹp ĐMC, thời
gian phẫu thuật, thân nhiệt.
- Tình trạng huyết động trong và sau mổ.
- Thuốc TCBCT sử dụng: đơn thuần hay
phối hợp, liều lượng, thời điểm sử dụng.
- Hội chứng cung lượng tim thấp sau mổ.
Đặt bóng bơm đối xung nội ĐMC.
- Thời gian nằm viện, nằm hồi sức. Tỉ lệ tử
vong. Các biến chứng khác sau mổ.
Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 11.0 để xử lý số
liệu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Giới
Giới Chúng tôi (n=178)
Rao
(n=4558)
Yaron
(n=1280)
Royster
(n=128)
Nam (%) 53,4 81 66,4 64
Nữ (%) 46,6 19 33,6 36
Bảng 2: Các loại bệnh lý
Bệnh lý Số ca (n=178)
Tỉ lệ
(%)
Bệnh lý van hai lá 66 37,08
Thông liên nhĩ 34 19,10
Bệnh lý 3 nhánh mạch vành 24 13,48
Bệnh lý 2 nhánh mạch vành 17 9,56
Bệnh lý mạch vành phải 3 1,69
Bệnh lý hẹp van ĐMC 12 6,74
Thông liên thất 12 6,74
Bệnh lý van hai lá và hẹp van ĐMC 6 3.37
Bệnh lý 3 nhánh mạch vành và hẹp van
ĐMC 1 0,56
Bệnh lý mạch vành phải và thông liên nhĩ 1 0,56
Thông liên nhĩ – Bất thường tĩnh mạch phổi 1 0,56
U nhầy Thất phải 1 0,56
Tổng số 178 100%
Chúng tôi thực hiện gây mê mổ 178 trường
hợp phẫu thuật tim các loại có THNCT. Trong
đó nam giới chiếm tỉ lệ 53,4%, nữ giới chiếm
46,6%, điều này cũng phù hợp với mô hình bệnh
tật tại bệnh viện chúng tôi, đa số bệnh nhân là
cán bộ trung cao cấp và nam giới chiếm nhiều
hơn nữ giới. Bảng 1 cho thấy nghiên cứu của các
tác giả về phẫu thuật tim mạch cũng nhận thấy tỉ
lệ nam nhiều hơn nữ(7,8,9).
Chúng tôi nhận thấy bệnh lý mạch vành là
bệnh lý hàng đầu ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Phù
hợp với đặc điểm riêng của bệnh viện Thống
Nhất là nơi điều trị bệnh nhân lớn tuổi, trong
tương lai bệnh lý mạch vành sẽ tăng lên và
chiếm vị trí hàng đầu của phẫu thuật tim mạch.
Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh thông liên nhĩ
chiếm tỉ lệ 19,10% do chúng tôi ưu tiên phẫu
thuật những ca bệnh lý tim bẩm sinh đơn giản,
sau đó mới phát triển phẫu thuật ở những bệnh
lý khác phức tạp và nặng hơn. Kế đó là nhóm
bệnh lý tim bẩm sinh thông liên thất và bệnh lý
một van, hẹp van ĐMC cùng chiếm tỉ lệ 6,74%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Bảng 3: Phân tích yếu tố tuổi, chiều cao, cân nặng,
chỉ số khối cơ thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
TCBCT
Tham số
Không sử dụng
thuốc TCBCT
(n=104)
Sử dụng
thuốc TCBCT
(n=74)
Gía trị
p
Tuổi (năm) 44,92 (17 – 71) 58,51 (41– 1) < 0,01
Chiều cao (cm) 162,93 ± 9,11 160,74 ± 8,82 KYN
Cân nặng (kg) 59,76 (12,62) 51,57 ± 10,41 < 0,01
Chỉ số khối cơ thể
(kg/m2) 24,42 ± 5,30 22,58 ± 3,71 KYN
(KYN: không ý nghĩa)
Bảng 4: Phân tích yếu tố giới và loại phẫu thuật ảnh
hưởng đến việc sử dụng thuốc TCBCT
Không sử
dụng thuốc
TCBCT
Sử dụng
thuốc
TCBCT Tham số
Tổng
số
BN
N % N %
Gía trị
p
Giới < 0,01
Nam 95 66 63,46 29 39,18
Nữ 83 38 26,54 45 60,82
Loại phẫu thuật < 0,01
Bắc cầu ĐMV 44 27 25,96 17 22,97
Van tim 78 36 34,61 42 56,75
Bắc cầu ĐMV kết
hợp van tim, tim
bẩm sinh
2 0 0 2 2,71
Hai van tim 6 1 0,96 5 6,76
Tim bẩm sinh 47 39 37,51 8 10,81
U nhầy thất phải 1 1 0,96 0 0
Bảng 5: Phân tích yếu tố bệnh lý kèm theo ảnh hưởng
đến việc sử dụng thuốc TCBCT
Không sử
dụng thuốc
TCBCT
Sử dụng
thuốc
TCBCT
Gía
trị p Tham số
Tổng
số
BN
N % N %
Không 140 83 79,81 57 77,03 Bệnh lí ĐMV
trái Có 38 21 20,19 17 22,97
Không 122 74 71,15 48 64,86 Tiền sử cao
huyết áp trước
mổ Có 56 30 28,85 26 35,14
Không 152 94 90,38 58 78,38 Suy thận
Có 26 10 9,62 16 21,62
<0,01
Không 141 83 79,80 58 78,38 Tiểu đường
Có 37 21 20,20 16 21,62
Không 146 90 86,54 56 75,67 Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn
tính Có 32 14 13,46 18 24,33
<0,01
Bảng 6: Phân tích yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
việc sử dụng thuốc TCBCT
Không sử
dụng thuốc
TCBCT
Sử dụng
thuốc
TCBCT
Gía
trị p
Tham số Tổng
số
BN
N % N %
Không 17 13 12,51 4 5,41
NYHA I 67 51 49,03 16 21,62
NYHA II 84 37 35,58 47 63,51
Suy tim
sung huyết
NYHA III 10 3 2,88 7 9,46
<0,01
> 50% 126 86 82,69 40 54,05 Phân xuất
tống máu
trước mổ 30 - 50 % 52 18 17,31 34 45,95
<0,01
≤40 mmHg 116 84 80,77 32 43,24 Ap lực
ĐMP trước
mổ >40 mmHg 62 20 19,23 42 56,76
<0,01
Bảng 7: Phân tích yếu tố dùng thuốc trước mổ ảnh
hưởng đến việc sử dụng thuốc TCBCT
Không sử
dụng
thuốc
TCBCT
Sử
dụng
thuốc
TCBCT
Gía trị
p Tham số Tổng
số BN
N % N %
Không 111 66 63,46 45 60,81 Ức chế men
chuyển Có 67 38 36,54 29 39,19
Không 133 84 80,77 49 66,22 Lợi tiểu
Có 45 20 19,23 25 33,78
Không 161 98 94,23 63 85,13 Digitalis
Có 17 6 5,77 11 14,87
<0,01
Không 140 82 78,85 58 78,78
Ức chế bê-ta
Có 38 22 21,15 16 21,22
<0,01
Không 132 76 73,08 56 75,68
Ức chế can-xi
Có 46 28 26,92 18 24,32
Không 152 92 88,46 60 81,08 Nitroglycerin
Có 26 12 11,54 14 18,92
Không 163 95 91,35 68 91,89 Thuốc chống
loạn nhịp Có 15 9 8,65 6 8,11
Các yếu tố sau ảnh hưởng có ý nghĩa (p <
0,01) trong việc sử dụng các thuốc TCBCT sau
mổ như tuổi ≥ 65, giới nữ (60,8%), suy tim sung
huyết (NYHA ≥ II)(73%), phân xuất tống máu
thấp (30-50%)(46%), tăng áp động mạch phổi
trước mổ (56,8%), suy thận (21,6%), bệnh lý phổi
tắc nghẽn mạn tính (24,3%), các thuốc sử dụng
trước mổ như ức chế (21,6%), Digitalis (14,9%),
các loại bệnh lý, chủ yếu là bệnh van tim (56,8%).
Thực vậy tuổi càng lớn thường đi kèm với sự
suy sụp phần lớn các cơ quan, đặc biệt là sự thay
đổi các cấu trúc về chức năng của tim và mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
máu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ
thống tim mạch, ngay cả khi không có bệnh lý
kèm theo. Tỉ lệ nữ giới trong nghiên cứu của
chúng tôi sử dụng thuốc TCBCT sau mổ cao hơn
nam giới, điều này cũng phù hợp với các nghiên
cứu gần đây về phẫu thuật mạch vành, người ta
nhận thấy rằng nữ giới thường đi kèm với tỉ lệ
biến chứng và tỉ lệ tử vong cao hơn là do hậu
quả của kích thước các mạch vành nhỏ hơn và có
yếu tố thuyên tắc đoạn ghép cao hơn. Royster và
Cs(8) đã nghiên cứu trên 128 bệnh nhân mổ bắc
cầu mạch vành và ghi nhận các yếu tố như giới
nữ, tim lớn, phân xuất tống máu thấp, áp lực
cuối tâm trương thất trái cao, và rối loạn vận
động vùng là những yếu tố tiên đoán độc lập
cho việc sử dụng thuốc TCBCT sau mổ. Về yếu
tố các loại phẫu thuật, Rao và Cs(7) nhận thấy ở
các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành
đơn độc thì ít sử dụng thuốc TCBCT sau mổ
hơn. Trong các nghiên cứu gần đây phẫu thuật
bắc cầu ĐMV có tỉ lệ sử dụng thuốc TCBCT sau
mổ thấp hơn trong các phẫu thuật van tim, hay
phẫu thuật van tim kết hợp với bắc cầu ĐMV.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
chúng tôi vì không có sự khác biệt về việc sử
dụng thuốc TCBCT sau mổ với yếu tố phẫu
thuật bắc cầu mạch vành đơn độc. Tuy nhiên khi
phẫu thuật các bệnh van tim, hai van, hay kết
hợp với bắc cầu mạch vành thì nguy cơ sử dụng
thuốc TCBCT tăng lên rõ rệt, với p < 0,01 (bảng
4). Ở bệnh lý kết hợp hai van tim, diễn tiến suy
tim nhanh và nặng nề, các buồng tim dãn lớn và
nhanh, sức co bóp cơ tim giảm, áp lực động
mạch phổi tăng cao. Cùng với thời gian phẫu
thuật điều trị tổn thương hai van lâu, thời gian
THNCT và kẹp ĐMC cũng kéo dài hơn. Do đó
sau mổ hầu như phải dùng thuốc TCBCT (5/6 ca,
83,3%), trong đó 33,3% (2/6 ca) sử dụng kết hợp
hai loại thuốc TCBCT là Dobutamine và
Epinephrine, và 50% (3/6 ca) phải sử dụng trên
hai loại thuốc TCBCT. Ở nhóm bệnh lý tim bẩm
sinh, bệnh van ĐMC, và bệnh mạch vành, tỉ lệ
điều trị thuốc TCBCT sau mổ ở mức độ trung
bình 10,8-23%. Về yếu tố suy tim trước mổ,
chúng tôi nhận thấy biểu hiện lâm sàng suy tim
trước mổ càng nặng, khả năng phải điều trị
thuốc tăng co bóp sau phẫu thuật càng cao. Có
sự liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng các
thuốc TCBCT với các yếu tố làm suy giảm chức
năng tâm thất như số lần NMCT trước mổ hay
hiện tại và có tiền sử suy tim NYHA ≥ II. Nghiên
cứu của Royster(8) cũng cho kết quả tương tự,
nhóm điều trị TCBCT sau mổ có EF = 54 ± 13%,
thấp hơn nhóm không điều trị TCBCT sau mổ có
EF = 61 ± 11%. Điều này chứng tỏ những bệnh
nhân trước mổ có giảm chức năng co bóp cơ tim,
dãn lớn buồng thất trái, tăng áp động mạch
phổi, sau mổ có nhiều khả năng phải điều trị
bằng thuốc TCBCT. Ngoài ra, chúng tôi nhận
thấy những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo là
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có nguy cơ
tăng lên cần phải sử dụng thuốc TCBCT. Vì các
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
thường có tăng áp lực động mạch phổi từ nhẹ
đến trung bình, tăng hậu tải làm ảnh hưởng đến
chức năng thất phải sau THNCT. Ngược lại,
chúng tôi nhận thấy các yếu tố như chiều cao,
chỉ số khối cơ thể, tiền sử cao huyết áp, bệnh lý
nhánh chính ĐMV trái, tiểu đường, sử dụng
thuốc ức chế men chuyển, ức chế can-xi,
Nitroglycerin, và thuốc chống loạn nhịp trong
một thời gian dài trước mổ thì không có ảnh
hưởng đến việc sử dụng thuốc TCBCT sau mổ.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Vivek Rao và
Cs(7) thì bệnh lý ĐMV trái vẫn còn là một yếu tố
nguy cơ độc lập của hội chứng cung lượng tim
thấp sau mổ.
Còn các yếu tố trong lúc mổ, chúng tôi
thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01) giữa nhóm điều trị thuốc TCBCT sau
mổ có thời gian THNCT là 116 ± 40 phút, thời
gian kẹp ĐMC là 70,2 ± 26,2 phút, và thời gian
phẫu thuật là 202 ± 66 phút kéo dài hơn nhóm
không điều trị thuốc TCBCT có thời gian
THNCT là 73,9 ± 30,4 phút, thời gian kẹp ĐMC
là 54,2 ± 20,1 phút, và thời gian phẫu thuật là
160,2 ± 53,8 phút. Nghiên cứu của Royster(8)
cũng cho kết quả tương tự, nhóm điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
TCBCT sau mổ có thời gian THNCT là 125 ± 37
phút, thời gian kẹp ĐMC là 50 ± 19 phút, so
với nhóm không điều trị TCBCT sau mổ có
thời gian THNCT là 106 ± 3 phút, và thời gian
kẹp ĐMC là 42 ± 15 phút. Ngược lại
Butterworth và Cs(3) nghiên cứu trên các bệnh
nhân phẫu thuật van tim thì lại cho rằng thời
gian kẹp ĐMC không ảnh hưởng đến việc sử
dụng thuốc TCBCT sau mổ, trong khi thời gian
THNCT kéo dài thì có ảnh hưởng với p < 0,04.
Kenneth H và Cs(4) nghiên cứu trên 1009 bệnh
nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành hay bắc
cầu kết hợp với phẫu thuật van tim nhận thấy
thời gian kẹp ĐMC kéo dài là yếu tố tiên đoán
độc lập cho việc sử dụng thuốc TCBCT sau
mổ. Chúng tôi ghi nhận nhóm sử dụng thuốc
TCBCT có thời gian kẹp ĐMC trong mổ kéo
dài > 90 phút có tỉ lệ là 62,2%. Khi thời gian
kẹp ĐMC kéo dài nó góp phần làm giảm
Adenosine Triphosphat tạo nên hiện tượng đờ
cơ tim sau mổ.
Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính trong
phân tích đa biến
Tham số Độ lệch
chuẩn
Gía trị
p OR
Khoảng tin
cậy 95%
của OR
Mổ bắc cầu
mạch vành - 0,85 0,33 <0,01 0,43 0,22 – 0,82
Suy tim NYHA ≥
II 0,61 0,23 <0,01 1,85 1,17 – 2,92
Số nhồi máu cơ
tim 0,69 0,14 <0,01 2,01 1,50 – 2,68
Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính 0,61 0,22 <0,01 1,85 1,19 – 2,87
Tuổi ≥ 65 0,48 0,17 <0,01 1,62 1,15 – 2,29
Thời gian kẹp
ĐMC > 90 phút 0,84 0,28 <0,01 2,32 1,33 – 4,04
Trong số các yếu tố nguy cơ thì yếu tố
NMCT trước mổ có mối tương quan mạnh nhất
(OR 2,01), nó chỉ ra rằng yếu tố nguy cơ NMCT
trước mổ làm tăng gấp đôi khả năng sử dụng
thuốc TCBCT sau mổ. Suy tim NYHA ≥ II (OR
1,85), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (OR 1,85),
tuổi ≥ 65 tuổi (OR 1,62) cũng là những yếu tố ảnh
hưởng. Liên quan đến các tham số về phẫu thuật
với kiểu phân tích hồi quy tuyến tính thì nguy cơ
sử dụng thuốc TCBCT sau mổ tăng lên hầu hết ở
các bệnh nhân có thời gian kẹp ĐMC kéo dài >
90 phút (OR 2,32). Ngược lại phẫu thuật bắc cầu
ĐMV lại có ảnh hưởng tốt (OR 0,43).
Khả năng sử dụng thuốc TCBCT sau khi
ngưng THNCT, và sau mổ có thể được tính toán
bởi phương trình hồi quy: PTTCBCT = 1/(1+e–z).
Với z = –0,85 x (phẫu thuật bắc cầu mạch
vành) + 0,61 x (suy tim NYHA ≥ II) + 0,69 x (số
lần nhồi máu cơ tim) + 0,61 x (COPD) + 0,48 x
(tuổi ≥ 65) + 0,84 x (thời gian kẹp ĐMC > 90
phút) – 1,18.
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc TCBCT trong
và sau mổ là 41,57% (74 trường hợp). Trong số
đó chúng tôi ghi nhận có 68 trường hợp (91,9%)
đáp ứng tốt với thuốc TCBCT trong và sau mổ.
Trong 6 trường hợp còn lại có 5 trường hợp tử
vong, 1 trường hợp tổn thương não không hồi
phục do cung lượng tim thấp. Hầu hết các
trường hợp này đều có phối hợp trên 2 loại
thuốc TCBCT, trong đó có 1 trường hợp tử vong
cho dù có đặt bóng đối xung nội ĐMC.
Butterworth và Cs(3) nhận thấy rối loạn chức
năng thất trái thường gặp sau mổ tim và được
điều trị bằng các thuốc TCBCT như Dobutamine,
Epinephrine, Dopamine (> 5mcg/kg/phút), tỉ lệ
sử dụng thuốc TCBCT sau phẫu thuật van tim là
52%. Tương tự Kenneth H. McKinlay(4) nhận
thấy 39% bệnh nhân cần sử dụng thuốc TCBCT
sau khi ngưng THNCT trong nghiên cứu 1009
bệnh nhân mổ bắc cầu hay bắc cầu kết hợp phẫu
thuật van tim. Các loại thuốc Dopamine,
Dobutamine, và Dopexamine làm tăng cung
lượng tim sau phẫu thuật tim, tuy nhiên nó làm
tăng nhu cầu ô-xy cơ tim nên làm tăng nguy cơ
NMCT sau mổ. Chúng tôi nhận thấy các bệnh
nhân sử dụng thuốc TCBCT sau mổ, có giảm
đáng kể áp lực nhĩ phải và áp lực động mạch
phổi, huyết áp được duy trì ổn định, tuy nhiên
chúng tôi thấy rằng nhịp tim của bệnh nhân đều
tăng lên một cách có ý nghĩa (p < 0,01) khi sử
dụng các loại thuốc này. Điều này ít nhiều
không có lợi trên các bệnh nhân suy tim, hay các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
bệnh nhân phẫu thuật mạch vành, vì nó làm
tăng nhu cầu sử dụng ô-xy của cơ tim.
Bảng 9: Liều và thời gian sử dụng các loại thuốc
TCBCT
Thuốc TCBCT
Liều trung
bình
(mcg/kg/phút)
Thời gian
sử dụng
(giờ)
Số
trường
hợp
Tỉ lệ
%
Dobutamine 8,26 ± 3,27 56 (8 – 126) 60 81,08
Epinephrine 0,06 ± 0,04 42 (10–112) 44 59,46
Dopamine 7,16 ± 2,82 12 (4 – 56) 10 13,51
Norepinephrine 0,1 ± 0,06 8 (6 – 28) 4 5,41
Bảng 10: Sự kết hợp các thuốc tăng co bóp cơ tim
Điều trị thuốc TCBCT Số ca Tỷ lệ %
Dobutamine 30 40,54%
Epinephrine 14 18,92%
Dobutamine + Epinephrine 20 27,02%
Dobutamine + Epinephrine + Dopamine 6 8,11%
Dobutamine + Epinephrine + Dopamine
+Norepinephrine 4 5,41%
Tổng cộng 74 100%
Về vấn đề kết hợp thuốc TCBCT,
Butterworth và Cs(3) đã nghiên cứu về việc sử
dụng thuốc TCBCT sau mổ van tim, nhận thấy
có 22% bệnh nhân cần phải sử dụng đến hai loại
thuốc TCBCT, hay gặp ở những bệnh nhân có
phân xuất tống máu thấp < 40% trãi qua phẫu
thuật bắc cầu ĐMV, chiếm khoảng 1/3 bệnh
nhân cần phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc
TCBCT. Chúng tôi ưu tiên chọn lựa các thuốc
TCBCT theo thứ tự và tỷ lệ sử dụng các thuốc
trong nghiên cứu này là: Dobutamine (8,26 ± 3,27
mcg/kg/phút) (81,08%); Epinephrine (0,06 ± 0,04
mcg/kg/phút) (59,46%); Dopamine (7,16 ± 2,82
mcg/kg/phút) (13,51%) và Norepinephrine (0,1 ±
0,06 mcg/kg/phút) (5,41%). Tỷ lệ sử dụng thuốc
TCBCT đơn thuần là 59,46%, trong đó
Dobutamine (40,54%), Epinephrine (18,92%).
Chúng tôi chọn Dobutamine là thuốc đầu tiên,
tuy yếu hơn Epinephrine nhưng có ích lợi trong
việc làm giảm sức cản mạch máu ngoại biên. Chỉ
chọn Epinephrine là thuốc đầu tiên cho những
trường hợp chức năng tim bị hư hại nặng, hay có
khả năng phải phối hợp các loại thuốc TCBCT.
Hoặc chỉ thay thế Norepinephrine bằng
Epinephrine khi có bằng chứng giảm sức cản
mạch máu hệ thống.
- Chúng tôi nhận thấy các yếu tố tiên đoán
khả năng phối hợp thuốc TCBCT sau mổ là cao
tuổi, suy tim sung huyết (NYHA ≥ 2), bệnh lý
mạch vành phối hợp với bệnh van tim, bệnh lý
hai van tim, thời gian kẹp ĐMC và thời gian
THNCT kéo dài. Chỉ nên phối hợp hai loại thuốc
TCBCT là Dobutamine và Epinephrine khi liều
Dobutamine đạt được 10mcg/kg/phút, hay liều
Epinephrine đạt được 0,06mcg/kg/phút. Tỷ lệ
phối hợp giữa Dobutamine và Epinephrine
(27,02%), Dobutamine, Epinephrine, và
Dopamine (8,11%), Dobutamine, Epinephrine,
Dopamine, và Norepinephrine (5,41%). Các
trường hợp phải sử dụng bốn loại thuốc TCBCT
đều tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ. Như
vậy càng sử dụng nhiều thuốc TCBCT càng gây
nên tình trạng thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp,
thiếu máu nuôi các tạng, đặc biệt là trên thận dễ
rơi vào tình trạng suy thận cấp, và tỉ lệ tử vong
trên các bệnh nhân này rất cao. Do đó cần cân
nhắc sớm việc đặt bóng đối xung nội ĐMC khi
đã phối hợp hai loại thuốc TCBCT mà huyết
động không ổn định.
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ tử vong sau mổ là
2,8% (5/178 ca), so với Christakis GT và Cs
(n=140; 2,8%), Nguyễn Thị Quý (n=330; 2,6%),
Bar-El Y và cs (n=1280; 2,2_4,7%).
KẾT LUẬN
- Các yếu tố nguy cơ tiên đoán việc sự dụng
thuốc TCBCT trong và sau mổ: Tuổi ≥ 65; Suy
tim sung huyết NYHA ≥ II; Nhồi máu cơ tim gần
đây; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Phân xuất
tống máu 40
mmHg; Suy thận; Giới nữ; Thời gian kẹp ĐMC >
90 phút; Thời gian phẫu thuật và thời gian
THNCT kéo dài; Phẫu thuật thay hai van tim, và
bắc cầu ĐMV kết hợp với thay hoặc sửa van tim.
Khả năng sử dụng thuốc TCBCT trong và sau
mổ theo phương trình hồi quy: PTTCBCT = 1/(1+e–z).
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc TCBCT trong và
sau mổ là 41,57%. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân đáp
ứng tốt với các loại thuốc TCBCT là 91,9%.
- Chọn lựa các thuốc TCBCT theo thứ tự ưu
tiên: Dobutamine (8,26 ± 3,27 mcg/kg/phút);
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Epinephrine (0,06 ± 0,04 mcg/kg/phút);
Norepinephrine (0,1 ± 0,06 mcg/kg/phút);
Dopamine (7,16 ± 2,82 mcg/kg/phút). Chỉ nên
phối hợp hai loại thuốc TCBCT là Dobutamine
và Epinephrine khi liều Dobutamine đạt được 10
mcg/kg/phút, hay liều Epinephrine đạt được
0,06 mcg/kg/phút. Không nên phối hợp 3 đến 4
loại thuốc TCBCT vì nguy cơ loạn nhịp và tử
vong cao. Do đó cần cân nhắc sớm việc đặt bóng
đối xung nội ĐMC khi đã phối hợp hai loại
thuốc TCBCT mà huyết động không ổn định.
Khi đã xác định khả năng sử dụng thuốc TCBCT
cao, cần phải sử dụng thuốc sớm trong giai đoạn
cai máy THNCT, hay trong vòng 6 giờ sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Butterworth J.F., et al. (1998). Factors that predict the use of
positive inotropic drug support after cardiac valve surgery.
Anesth Analg; 86, pp: 461 - 467.
2. Đỗ Văn Dũng. (2007). Cách tính cỡ mẫu. Bài giảng phương pháp
nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Y Dược TPHCM.
3. Kaplan J.A. (1999). Cardiac drugs. Cardiac Anesthesia, pp: 39 –
70.
4. McKinlay K.H., et al. (2004). Predictors of inotrope use during
separation from cardiopulmonary bypass. Journal of
Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. Volume 18, Issue 4,
August, pp: 404 - 408.
5. Nguyễn Quốc Kính. (2002). Gây mê mổ tim. Bài giảng gây mê
hồi sức. Tập II. Nhà xuất bản y học. tr: 102 – 120.
6. Nguyễn Văn Chừng. (2004). Gây mê nội khí quản. Bài giảng
gây mê hồi sức. Nhà xuất bản y học. tr: 59 – 68.
7. Rao V., et al. (1996). Predictors of low cardiac output
syndrome after coronary artery bypass. J Thorac Cardiovasc
Surg; 112, pp: 38 – 51.
8. Royster R.L., et al. (1991). Preoperative and intraoperative
predictors of inotropic support and long-term outcome in
patients having coronary artery bypass grafting. Anesth Analg;
72, pp: 729 - 736.
9. Yaron B.E., et al. (1999). Myocardial protection in operations
requiring more than 2 h of aortic cross-clamping. Eur J
Cardiothorac Surg; 15, pp: 271 – 275.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_thuoc_tang_suc_co_bop_co_tim_sau_mo_ti.pdf