Đánh giá hiệu quả của trà gừng trong điều trị buồn nôn, nôn do thai nghén

Sau điều trị ngày thứ tư Đa số bệnh nhân phục hồi, không nôn của nhóm dùng trà Gừng là 80,85% tăng hơn so với ngày điều trị thứ nhất 12,77%, nhóm dùng thuốc Primperan 85,11% tăng hơn so với ngày điều trị thứ nhất là 10,64%. Sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê. Vậy Thuốc primperan và trà Gừng có tác dụng điều trị chống nôn ở phụ nữ mang thai gần tương đương, tỷ lệ phục hồi cả 2 nhóm > 80% nhưng cảm giác sau uống trà Gừng của bệnh nhân dễ chịu hơn so với dùng thuốc, sau uống trà Gừng bệnh nhân ăn uống khá hơn và không bị chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ như nhóm dùng thuốc. Trà Gừng dễ uống, mùi vị thơm và uống vào có cảm giác ấm trong người có tác dụng tốt đối với thai phụ nghén nặng nôn nhiều mất nước và điện giải thường hay lạnh tay chân. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Tổng kết của Ozgoli G, Goli M, Simbar M – Tehran Iran (2009) “Effects ofginger capsules on pregnancy nausea and vomiting”(9). Kết quả điều trị Gừng 1g mỗi ngày đã chứng minh tỷ lệ giảm 85%, cải thiện hơn so với những người sử dụng giả dược 56%. Sau điều trị tỷ lệ buồn nôn của cả 2 nhóm đều giảm; cảm giác mệt trong người của cả 2 nhóm đều giảm. So với các nghiên cứu trước ghi nhận tác dụng phụ của thuốc Primperan như ngầy ngật buồn ngủ, rất khó chịu hơn nhóm uống Gừng, nhóm dùng Gừng cảm thấy ăn ngon miệng, bớt mệt hơn sau khi hết nôn, không buồn ngủ trong khi dùng trà. Các nghiên cứu trước cũng nêu được tính an toàn khi sử dụng Gừng. Trong nghiên cứu này cũng không ghi nhận thấy có tác dụng phụ nào khi dùng trà Gừng. Vậy việc sử dụng trà Gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn, nó còn giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp ăn ngon miệng hơn rất tốt cho phụ nữ có thai ốm nghén hồi phục sức khỏe, trà Gừng dễ sử dụng, tiện ích và an toàn hơn dùng thuốc.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của trà gừng trong điều trị buồn nôn, nôn do thai nghén, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 47 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRÀ GỪNG TRONG ĐIỀU TRỊ BUỒN NÔN, NÔN DO THAI NGHÉN Nguyễn Thị Thanh Hà* TÓM TẮT Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Trong 3 tháng đầu của thai nghén, người phụ nữ thường cảm thấy mỏi mệt hoặc buồn nôn là khá phổ biến. Khoảng 90% người có thai đều bị nôn, buồn nôn giai đoạn đầu, sau đó chỉ còn khoảng 10% ở tuần thứ 20. Mức độ buồn nôn và nôn (ói mửa) khác nhau tùy người. Phần lớn, những trường hợp thường nhẹ và mất đi vào tuần thứ hai mươi. Có rất nhiều loại thuốc tân dược được dùng điều trị buồn nôn và nôn với những tác dụng phụ như bị khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu trong đó khả năng dị dạng thai là biến chứng làm hạn chế sự sử dụng. Từ lâu, Gừng đã được sử dụng dùng làm gia vị, thực phẩm từ lâu đời và phòng chống nôn theo kinh nghiêm dân gian ở một số nước. Gừng đã được FAD Cục quản lý dược phẩm Mỹ liệt vào danh sách thảo dược an toàn và tự nhiên. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tác dụng của gừng an toàn trong thai kỳ có tác dụng chống nôn. Một số phụ nữ mang thai đã lựa chọn Gừng điều trị chông nôn. Tuy nhiên đa số thai phụ còn chưa sử dụng Gừng dưới dạng trà uống. Việc sử dụng trà Gừng để điều trị buồn nôn, nôn khi có thai ở các bệnh viện phụ sản Việt Nam còn chưa phổ biến. Vì lý do đó cần thiết nên tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn của trà Gừng trong điều trị nôn, buồn nôn do thai nghén. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. Đối tượng nghiên cứu: 94 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 24,18 ± 3,65. Trong đó có 47 bệnh nhân điều trị trà Gừng và 47 bệnh nhân điều trị Primperal. Trung bình tuổi thai là 11,106 ± 1,931, đa số là sinh con thứ nhất (con so) chiếm 75,53%. Phương tiện đánh giá: Đánh giá mức độ cải thiện số lần nôn, số lượng nôn, các triệu chứng: khô miệng, cảm giác mệt, đau bụng, cảm giác khó chịu sau dùng thuốc, dựa vào thang điểm Rhodes. Kết quả: Thuốc Primperan và trà Gừng có tác dụng điều trị chống nôn ở phụ nữ mang thai kết quả gần tương đương tỷ lệ phục hồi cả 2 nhóm > 80% sau 4 ngày điều trị. Kết luận: Gừng có hiệu quả trong điều trị buồn nôn, nôn do thai nghén mà không gây tác dụng phụ. Từ khóa: Gừng, thai kỳ, buồn nôn, nôn, ốm nghén nặng ABSTRACT EFFECTIVENESS AND OF GINGER IN THE TREATMENT INDUCED NAUSEA AND VOMITING OF PREGNACY Nguyen Thi Thanh Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 47 - 52 Background and Aims: Nausea and vomiting are uncomfortable and common complaints in first trimester of pregnancy. Approximately ninety per cent of women nausea and vomiting in early period and after that only 10% of cases until to third trimester of pregnancy. Most cases are mild and resolve by the twentieth week of gestation. There are a lots of pharmacological treatments, have been employed in nausea and vomiting with side * Khoa Y học cổ truyền –Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà ĐT: 094244583 Email: nguyenha4299@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 48 effects such as dry mouth, blurred vision, sleepiness, vertigo, headache in which the potential teratogenic effects of medications often limit their use. Thus, a safe and effective medication would be a welcome addition to the therapeutic repertoire.There is a tradition of using ginger, an antiemetic herb has been used for thousands of years in several countries. Ginger is a nutritional complement and is on the U.S.Food and Drug Administration (FDA) list of safe herbal preparations. Ginger are perceived as being safe and natural, and many pregnant women choose to use these products or therapies during pregnancy. Some pregnant women choose ginger to treat nausea. However, the majority of pregnant women dislike to use ginger tea. The use of ginger to treat nausea, vomiting during pregnancy in the maternity hospital was not so popular in Vietnam. Aims: Assessing Ginger effective in treating nausea, vomiting due to pregnancy without causing any side effects. Materials and method: Controlled clinical trials, in the Hung Vuong Hospital of Ho Chi Minh City from 9/2011 to 9/2012. Study subject: 94 cases had an average age of study group: 24.18 ± 3.65; these are 47 patients used ginger tea and 47 patients with Primperal treatment. Average gestational age was 11.106 ± 1.931, most of the first birth (nulliparous) accounted for 75.53%. Means of assessment: Assessing the number of vomiting improved, the number of vomiting, the symptoms: dry mouth, feeling tired, abdominal pain, discomfort after dosing, based on the scale of Rhodes Results: Drug primperan and ginger tea have anti-emetic effects of treatment in pregnant women results nearly equivalent recovery rates all group 2> 80% after 4 days of treatment. Conclusion: Ginger is effective in treating nausea, vomiting due to pregnancy without side effects. Keywords: Ginger, pregnancy, nausea, vomiting, morning sicknes. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong 3 tháng đầu của thai nghén, người phụ nữ thường cảm thấy mỏi mệt hoặc buồn nôn là khá phổ biến, nôn khởi phát điển hình ở bất cứ thời điểm nào giữa tuần thứ 2 và thứ 8 của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ ốm nghén biểu lộ ra buồn nôn và nôn do sự gia tăng estrogen mà xảy ra sớm trong thai kỳ được cho là làm chậm lại sự làm trống rỗng dạ dày và có thể làm tăng buồn nôn(2). Mức độ buồn nôn và nôn (ói mửa) khác nhau tùy người. Có người chỉ cảm thấy hơi buồn nôn vào buổi sáng nhưng cũng có người buồn nôn và nôn liên tục suốt cả ngày. Thể nặng sẽ bị mất nước và rối loạn điện giải có thể kèm theo những nguy cơ cho con như thai chết lưu, thai nhẹ cân và dị tật... Có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị chứng buồn nôn và nôn (chất kháng muscarin hyoscin, chống tiết cholin và một số kháng histamin tác dụng lên thần kinh trung ương, Magie B6(4)) Khi thai phụ sử dụng thuốc tân dược có thể bị tác dụng phụ như bị khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ, buồn ngủ, hạ huyết áp, tiêu chảyMột nghiên cứu (Matok I - 2009) hồi cứu hồ sơ của 81.703 trường hợp đơn thai và 998 trường hợp phá thai (từ 1998 - 2007 ở Israel), trong đó lần lượt có 4,2% và 3,8% dùng Primperan 10 mg (metoclopramid) trong 3 tháng đầu thai kỳ, kết quả ghi nhận tỷ lệ dị tật quan trọng với thai ở nhóm dùng thuốc là 5,3% và ở nhóm không dùng thuốc là 4,9%. Theo quan niệm Y học cổ truyền phụ nữ có thai trong 2 - 3 tháng đầu mà bị nôn mửa nhiều thuộc chứng Nhâm Thần Ố Trở. Nguyên nhân do ăn uống không điều hòa, ăn uống tích trệ, đình tích lại làm cho Vị khí không giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn hoặc do lo nghĩ, tức giận nhiều ảnh hưởng đến Can làm cho Can không điều hòa, phạm đến Vị làm cho Vị khí không thăng giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn(1). Từ lâu, Theo kinh nghiệm dân gian Gừng đã được sử dụng phòng chống nôn bằng cách dùng tươi, hoặc chế biến cùng với thực phẩm. Tính chống nôn của Gừng là làm giảm co thắt dạ dày, gia tăng nhu động ruột. Gừng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 49 đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, Gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn, nó còn giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa Theo Y học cổ truyền Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, có thể điều hòa vị khí. Đặc biệt, từ đầu những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng thực Gừng có thể điều trị nôn trong say tàu xe, sau phẫu thuật, nôn trong thai kỳmà không gây tác dụng phụ như các thuốc hóa dược(3,5,6,7,8,9,10,11). Nghiên cứu này sẽ cung cấp số liệu phục vụ điều trị chứng nôn do thai nghén bằng trà Gừng tại các bệnh viện Phụ sản và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Gừng trong điều trị nôn, buồn nôn do thai nghén ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân nữ từ trên 20 tuổi trở lên, có thai trong 3 tháng đầu (thử thai (+), Beta-hCG(+), siêu âm có thai sống trong tử cung) được chẩn đoán là nôn nhiều do thai nghén. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nữ từ 20 tuổi trở lên. Được chẩn đoán xác định nôn, buồn nôn do thai nghén. Bệnh nhân không mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân không mắc bệnh nội khoa (bệnh gan, thận, dạ dày ruột). Bệnh nhân đồng ý tham gia thử nghiệm, ký vào bản thỏa thuận. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân nôn ói nặng, mất nước và điện giải nặng. Bệnh nhân đang chảy máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu. Bệnh nhân thiếu máu, đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp. Bệnh nhân dùng những loại thuốc chống nôn khác làm ảnh hưởng đến kết nghiên cứu. Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia thử nghiệm. Cỡ mẫu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 nên chọn cỡ mẫu 94 bệnh nhân. Phương tiện và phương pháp tiến hành Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên, bốc thăm theo số thiết kế ngẫu nhiên, chia 2 nhóm dùng trà gừng và dùng thuốc. Nhóm 1: Dùng trà Gừng 3g x 01 gói x 03 lần/ngày x 4 ngày. Mỗi lần 1 gói hoà trong tách nước nóng, uống trước bữa ăn 20 phút, cách khoảng 6 giờ. Trà Gừng: Trong một gói trà hoạt chất chiết từ 1,6 g Gừng tươi, Tá dược vđ... 3 g. Nhà sản xuất Công ty cổ phần TRAPHACO SĐK VNB- 0830-03. Nhóm 2: Dùng thuốc Primperan 10 mg x 01 viên x 3 lần/ngàyx 4 ngày, trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống. Phương pháp theo dõi, đánh giá Các y sĩ sẽ theo dõi số lần buồn nôn, nôn; số lượng chất nôn, các triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng ghi vào bảng theo dõi, đánh giá 2 lần trong ngày. Bệnh nhân được phân loại nôn nặng (≥ 5 lần nôn), nôn trung bình (3 - 4 lần nôn), nôn nhẹ (1 - 2 lần nôn), khỏi bệnh là hết nôn, buồn nôn, số lượng chất nôn giảm dần. Xử lý số liệu Dùng phần mềm STATA 10.0. Kiểm định T- test (so sánh số trung bình của số lần nôn, buồn nôn trong các ngày điều trị của 2 nhóm). Sự khác Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 50 biệt được ghi nhận là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kiểm chi bình phương χ2 (so sánh tỷ lệ 2 nhóm). KẾT QUẢ Tổng số bệnh nhân: 94 Nhóm nghiên cứu (dùng Gừng): 47 bệnh nhân. Nhóm chứng (dùng Primperal): 47 bệnh nhân. Bệnh nhân 2 nhóm ở độ tuổi 20 – 37 tuổi. Trung bình tuổi của bệnh nhân 24,18 ± 3,65. Sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 1,040, P = 0,595). Trung bình tuổi thai là 11,106 ± 1,931. Sự khác biệt về tuổi thai giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,0729, P = 0,964). Bảng 1. So sánh tỷ lệ % số lần nôn sau điều trị 4 ngày Số lần Trước điều trị Sau điều trị ngày 1(%) Sau điều trị ngày 2 (%) Sau điều trị ngày 3 (%) Sau điều trị ngày 4 (%) Thuốc Trà Thuốc Trà Thuốc Trà Thuốc Trà Thuốc Trà Không nôn 10,64 12,47 17,02 19,15 59,57 57,45 85,11 80,85 Nhẹ 1-2 lần/ngày 38,30 29,79 59,57 53,19 29,79 40,43 12,77 17,02 Trung bình 3-4 lần/ngày 55,32 59,57 46,81 55,32 23,40 27,66 10,64 7,13 2,13 2,13 Nặng 5-6 lần/ngày 40,43 36,17 4,26 2,13 0 0 0 0 0 0 Rất nặng >6 lần/ngày 4,26 4,26 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhận xét Trước điều trị sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (χ2= 0,1852, P = 0,912). Sau điều trị ngày 1 sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 1,2575, P = 0,739). Sau điều trị 4 ngày cả 2 nhóm đều có cải thiện rõ rệt giảm tỷ lệ bệnh nhân có số lần nôn trung bình (3 – 4 lần) và không còn số lần nôn nặng (5 – 6 lần), Sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Bảng 2. So sánh trung bình số lần nôn sau điều trị của trà Gừng và thuốc Primperan. Trà Gừng Thuốc Priperan p-value Số lần nôn sau điều trị 1 ngày 3,27 ± 0,77 3,36 ± 0,70 0,5781 Số lần nôn sau điều trị 2 ngày 1,85 ± 1,17 1,72 ± 1,09 0,5882 Số lần nôn sau điều trị 3 ngày 1,40 ± 0,92 1,21 ± 0,62 0,2421 Số lần nôn sau điều trị 4 ngày 1,17 ± 0,66 1,04 ± 0,29 0,2340 Nhận xét: Sau điều trị 4 ngày cả 2 nhóm đều có cải thiện rõ rệt giảm số lần nôn, sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê p >0,001. Vậy tác dụng của thuốc và trà Gừng tương đương nhau. Biểu đồ 1. So sánh kết quả phục hồi giảm số lần nôn của 2 nhóm sau điều trị. Bảng 3. Phân bố tỷ lệ buồn nôn sau điều trị. Buồn nôn Nhóm Thuốc Priperan Nhóm Trà Gừng Nhóm chung N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Không buồn nôn 26 55,32 26 55,32 52 55,32 Có buồn nôn 21 44,68 21 44,68 42 44,68 Tổng 47 100 47 100 94 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 51 Nhận xét: Sau điều trị tỷ lệ buồn nôn của cả 2 nhóm đều giảm. Sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,000, P = 1,0000) Bảng 4. Phân bố tỷ lệ cảm giác mệt sau điều trị Nhóm Thuốc Priperan Nhóm Trà Gừng Nhóm chung N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Không mệt 32 68,09 31 65,96 63 67,02 Có cảm giác mệt 15 31,91 16 34,04 31 32,98 Tổng 47 100 47 100 94 100 Nhận xét: cảm giác mệt trong người của cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (χ2=0,0481, P=0,826). BÀN LUẬN Bàn luận về hiệu quả của trà Gừng so với Primperan trong điều trị nôn, buồn nôn Trước điều trị Trước điều trị đa số bệnh nhân 2 nhóm có số lần nôn trung bình 4,48 ± 0,82, trong đó số lần nôn ít nhất là 3 lần, số lần nôn nhiều nhất là 7 lần. Trước điều trị số lần nôn mức độ trung bình (3 – 4 lần) của nhóm dùng trà Gừng chiếm 59,57%, nhóm dùng thuốc Primperan 55,32%; số lần nôn nặng (5 – 6 lần) của nhóm dùng trà Gừng 36,17%, nhóm dùng thuốc Primperan 40,43%. Sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê. Sau điều trị ngày thứ nhất Sau điều trị ngày thứ nhất nhóm trà Gừng có số lấn nôn trung bình (3,27 ± 0,77) và nhóm dùng thuốc có số lần nôn (3,36 ± 0,70) giảm hơn so với trước điều trị (4,48 ± 0,82). Số bệnh nhân nôn nặng giảm nhiều của nhóm dùng thuốc (4,26 %) và nhóm dùng trà gừng (2,13%). Vậy có sự cải thiện về số lần nôn của cả 2 nhóm sau ngày điều trị thứ nhất và nôn rất nặng không còn, cả 2 nhóm giảm số lần nôn tương đương nhau. Sau điều trị ngày thứ hai Sau điều trị ngày thứ hai so với trước điều trị có số bệnh nhân phục hồi, không nôn của 2 nhóm tăng hơn so với ngày điều trị thứ nhất ; Số lần nôn mức độ trung bình ( 3 – 4 lần nôn/ngày) của 2 nhóm đều giảm đáng kể. Sự cải thiện về số lần nôn của cả 2 nhóm sau ngày điều trị thứ hai tăng cao rõ rệt, cả 2 nhóm giảm số lần nôn tương đương nhau. Sau điều trị ngày thứ ba So với trước điều trị có số bệnh nhân phục hồi không nôn của nhóm dùng trà Gừng là 57,45% tăng cao hơn so với trước điều trị (không có), nhóm dùng thuốc Primperan tăng hơn 59,57%. Sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê. Sự phục hồi về số lần nôn của cả 2 nhóm sau ngày điều trị thứ hai tăng cao > 50% so với trước điều trị. Sau điều trị ngày thứ tư Đa số bệnh nhân phục hồi, không nôn của nhóm dùng trà Gừng là 80,85% tăng hơn so với ngày điều trị thứ nhất 12,77%, nhóm dùng thuốc Primperan 85,11% tăng hơn so với ngày điều trị thứ nhất là 10,64%. Sự khác biệt về số lần nôn giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê. Vậy Thuốc primperan và trà Gừng có tác dụng điều trị chống nôn ở phụ nữ mang thai gần tương đương, tỷ lệ phục hồi cả 2 nhóm > 80% nhưng cảm giác sau uống trà Gừng của bệnh nhân dễ chịu hơn so với dùng thuốc, sau uống trà Gừng bệnh nhân ăn uống khá hơn và không bị chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ như nhóm dùng thuốc. Trà Gừng dễ uống, mùi vị thơm và uống vào có cảm giác ấm trong người có tác dụng tốt đối với thai phụ nghén nặng nôn nhiều mất nước và điện giải thường hay lạnh tay chân. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 52 Tổng kết của Ozgoli G, Goli M, Simbar M – Tehran Iran (2009) “Effects ofginger capsules on pregnancy nausea and vomiting”(9). Kết quả điều trị Gừng 1g mỗi ngày đã chứng minh tỷ lệ giảm 85%, cải thiện hơn so với những người sử dụng giả dược 56%. Sau điều trị tỷ lệ buồn nôn của cả 2 nhóm đều giảm; cảm giác mệt trong người của cả 2 nhóm đều giảm. So với các nghiên cứu trước ghi nhận tác dụng phụ của thuốc Primperan như ngầy ngật buồn ngủ, rất khó chịu hơn nhóm uống Gừng, nhóm dùng Gừng cảm thấy ăn ngon miệng, bớt mệt hơn sau khi hết nôn, không buồn ngủ trong khi dùng trà. Các nghiên cứu trước cũng nêu được tính an toàn khi sử dụng Gừng. Trong nghiên cứu này cũng không ghi nhận thấy có tác dụng phụ nào khi dùng trà Gừng. Vậy việc sử dụng trà Gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn, nó còn giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp ăn ngon miệng hơn rất tốt cho phụ nữ có thai ốm nghén hồi phục sức khỏe, trà Gừng dễ sử dụng, tiện ích và an toàn hơn dùng thuốc. KẾT LUẬN Thuốc primperan và trà Gừng có tác dụng điều trị chống nôn ở phụ nữ mang thai gần tương đương, nhưng trà Gừng an toàn hơn ít tác dụng phụ hơn thuốc Primperan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Phụ sản - Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (2010). “Ác trở”. Bài giảng Sản phụ khoa Y học Cổ truyền, tr .97. 2. Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh (2005). “Sản Phụ khoa”. NXB Y học TP. HCM, tập III, tr. 32. 3. Borrelli F, Capasso R , Aviello G, Pittler MH , Izzo AA (2005).” Effectiveness and safety of ginger in the treatment of pregnancy- induced nausea and vomiting”. Obstet Gynecol, 105(4): pp. 849 - 56. 4. Briggs GG, Freeman RK, Yaffe SJ (2005). Drugs in pregnancy and lactation, 7th ed. Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkins, pp. 519, 1059, 1209, 1376. 5. Chaiyakunapruk N (2006). “The efficacy of ginger for the prevention of postoperative nausea and vomiting: a meta- analysis”. Am J Obstet Gynecol, 194(1), pp. 95 -99. 6. Chittumma P, Kaewkiattikun K, Wiriyasiriwach B (2007). “Comparison of the effectiveness of ginger and vitamin B6 for treatment of nausea and vomiting in early pregnancy: a randomized double-blind controlled trial”. J Med Assoc Thailan, 90: pp. 15 - 20. 7. Ensiyeh J , Sakineh MA (2009). “Comparing ginger and vitamin B6 for the treatment of nausea and vomiting in pregnancy: a randomised controlled trial”. Midwifery, 25(6): pp. 649 - 53. 8. Fischer-Rasmussen W, Kjaer SK, Dahl C, Asping U (1991). “Ginger treatment of hyperemesis gravidarum”. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 38, pp. 19 - 24. 9. Ozgoli G, Goli M, Simbar M (2009). “Effects of ginger capsules on pregnancy, nausea, and vomiting”.J Altern Complement Med, 15(3), pp. 243 - 6. 10. Pongrojpaw D, Somprasit C, Chanthasenanont A (2007). “A randomized comparison of ginger and dimenhydrinate in the treatment of nausea and vomiting in pregnancy”. J Med Assoc Thai 90, pp. 1703 - 9. 11. Vutyavanich T, Kraisarin T, Ruangsri R (2001). “Ginger for nausea and vomiting in pregnancy: randomized, double- masked, placebo-controlled trial”. Obstet Gynecol , 97: pp. 577 - 82. Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/10/2013, Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_tra_gung_trong_dieu_tri_buon_non_non_d.pdf
Tài liệu liên quan