-Theo dõi hiệu quả và sự thích ứng của
bệnh nhân
Theo dõi định kỳ và khi xảy ra tác dụng phụ
hay bất cứ khó khăn gì do thở máy, theo dõi các
triệu chứng như ngáy, triệu chứng trong đêm và
ban ngày để điều chỉnh kịp thời nếu chưa đạt
được hiệu quả điều trị như mong muốn. Kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy thở và tình
trạng mặt nạ. Cài đặt lại thông số của máy thở
và thay mặt nạ khi cần thiết.
-Chọn mặt nạ thích hợp
Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp bệnh
nhân dung nạp, thích ứng với điều trị bằng
TKALD và hạn chế tác dụng phụ. Cần chọn
mặt nạ thích hợp cho từng bệnh nhân ngay từ
đêm thở máy đầu tiên. Chất liệu, hình dạng,
kích thước mặt nạ phải đảm bao sao cho có thể
áp kín, không bị thoát khí, không có cảm giác
cấn và không gây kích thích da vùng tiếp xúc
với mặt nạ.
-Vấn đề sung huyết mũi
Bệnh nhân không thở được dễ dàng bằng
mũi sẽ rất khó thích ứng được với điều trị bằng
TKALD không xâm nhập. Những bệnh nhân bị
sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang
có htể sử dụng corticosteroid và antihistamine
xịt mũi. Một số chuyên gia dùng thuốc xịt mũi
thường quy cho tất cả các bệnh nhân điều trị
bằng TKALD qua mặt nạ mũi để phòng tránh
các biến chứng có thể xảy ra(7)
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng thông khí áp lực dương liên tục tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 97
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NGƯNG THỞ KHI NGỦ
DO TẮC NGHẼN BẰNG THÔNG KHÍ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Đặng Vũ Thông*, Lâm Quốc Dũng*, Lê Trần Minh Thư*, Nguyễn Thị Hồng Anh*, Vũ Hoài Nam*,
Đậu Nguyễn Anh Thư*, Đặng Thị Mai Khuê*, Đoàn Ngọc Duy*, Đặng Thị Bích Ngân*,
Nguyễn Thị Ngọc Bích*, Nguyễn Xuân Bích Huyên*,Trần Văn Ngọc*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thông khí áp lực dương (TKALD) liên tục không xâm lấn trong điều trị
ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (NTKNDTN).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 02/2008 đến tháng 7/2010, đã có 31 bệnh nhân bị NTKNDTN mức độ nặng dùng
TKALD liên tục đến nay (lâu nhất là 2 năm, ngắn nhất là 3 tháng). Chỉ số ngưng thở giảm thở (CSNTGT) cải
thiện ngay sau khi điều trị bằng TKALD. Nếu bệnh nhân thở máy được với áp lực hiệu quả, CSNTGT đạt được
tương đương mức bình thường. Điểm rối loạn giấc ngủ và điểm buồn ngủ Epworth cải thiện sau 1 tháng và tiếp
tục cải thiện thêm sau 3 tháng.
Kết luận: Thông khí áp lực dương liên tục là biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân
NTKNDTN mức độ nặng.
Từ khóa: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, thông khí áp lực dương liên tục.
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFICACY OF CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE TREATMENT IN
OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA SYNDROME AT CHO RAY HOSPITAL
Dang Vu Thong, Lam Quoc Dung, Le Tran Minh Thu, Nguyen Thi Hong Anh, Vu Hoai Nam,
Dau Nguyen Anh Thu, Dang Thi Mai Khue, Đoan Ngoc Duy, Dang Thi Bich Ngan,
Nguyen Thi Ngoc Bich, Nguyen Xuan Bich Huyen, Tran Van Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 97 - 102
Objective: Evaluating the efficacy of continuous positive airway pressure (CPAP) in the treatment of
obstructive sleep apnea syndrome (OSAS).
Method: Clinical intervention, case series.
Results: From 02/2008 to 7/2010, there were 31 patients with severe OSAS who used CPAP (longest
duration of treatment: 2 years, shortest: 3 months). The apnea hypopnea index (AHI) decreased right after CPAP
treatment and was equal to normal level when patient used CPAP treatment with the effect pressure.
The sleep disturbance scale and Epworth sleepiness scale decreased after 1 month and more after 3 months of
treatment.
Conclusion: CPAP is an effective and safe treatment for patients with severe OSAS.
Key words: continuous positive airway pressure, obstructive sleep apnea syndrome.
* Khoa Hô hấp, BVCR
Tác giả liên lạc: BSCK2 Đặng Vũ Thông ĐT: 0903856383 Email: dvuthong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 98
MỞ ĐẦU
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là ngưng hô
hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ, từ đó gây giảm
oxy trong máu và gây ra nhiều hậu quả xấu cho
người bệnh(9,3).
Có 3 dạng ngưng thở khi ngủ: do tắc nghẽn
(thường gặp nhất), do trung ương, và hỗn hợp.
Có nhiều biện pháp điều trị ngưng thở khi
ngủ, trong đó ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
mức độ nặng có đáp ứng rất tốt với điều trị bằng
thông khí áp lực dương và khả năng thích ứng
lâu dài của bệnh nhân cao.
Thông khí áp lực dương (TKALD) liên tục
qua mặt nạ là phương pháp điều trị không xâm
lấn (không xâm lấn do không phải đặt nội khí
quản) thông dụng và hiệu quả nhất trong điều
trị NTKNDTN. TKALD đòi hỏi bệnh nhân phải
đeo mặt nạ nối với một ống máy thở và gắn vào
máy thở. Máy thở sẽ bơm ra một luồng áp lực
dương vào đường hô hấp trên. Áp lực dương
này đủ lớn để giữ cho đường hô hấp trên mở ra,
ngăn ngừa hiện tượng ngưng và giảm thở, ngáy,
giảm độ bão hòa oxy trong máu và vi thức giấc.
Nói cách khác, máy thở giúp đường thở mở ra
để bệnh nhân có thể thở bình thường.
Hình 1.1: Hiệu quả của TKALD đối với NTKNDTN
Hiệu quả tích cực của TKALD trong điều trị
NTKNDTN có thể chứng minh được bằng sự cải
thiện chất lượng giấc ngủ, bình thường hoá nhịp
thở khi ngủ, dẫn đến giải quyết các tình trạng
ngưng thở, giảm bão hoà oxy và tình trạng buồn
ngủ ban ngày. Điều trị có thể giúp ngăn ngừa các
biến chứng tim mạch của ngưng thở khi ngủ nhờ
vào việc giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, giảm tỷ
lệ bệnh tật, tăng cường chất lượng cuộc sống.
Đến nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này để có đánh giá ban đầu về hiệu
quả của thông khí áp lực dương trong điều trị
ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân
Việt nam, tìm hiểu những khó khăn khi thực
hiện thông khí áp lực dương và biện pháp khắc
phục những khó khăn này để giúp bệnh nhân
dung nạp và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân bị hội chứng NTKN do
tắc nghẽn mức độ nặng đồng ý điều trị bằng
thông khí áp lực dương đến khám tại khoa Hô
hấp bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian nghiên
cứu (02/2008 – 7/2010).
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán NTKNDTN mức
độ nặng (CSNTGT>30).
Đồng ý điều trị bằng thông khí áp lực dương.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có những bất thường gây tắc nghẽn đường hô
hấp trên có chỉ định nhưng chưa được phẫu thuật.
Không đồng ý điều trị bằng thông khí áp lực
dương.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp, mô tả loạt ca.
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi tầm soát để
đánh giá khả năng bị NTKN.
Nếu nghi ngờ có khả năng bị NTKN, bệnh
nhân được đo đa ký hô hấp (bằng phần mềm
Cidelec) hoặc đa ký giấc ngủ (bằng phần mềm
Medatec) và làm bệnh án ghi nhận tiền căn bệnh
NTKNDTN:
Không có thông
khí do đường thở
bị xẹp
TKALD:
Áp lực dương làm
mở rộng đường
thở giúp không khí
đi vào phổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 99
lý và những dữ liệu để đánh giá nghiên cứu
theo mẫu chung (xem bệnh án minh họa ở phần
phụ lục), bao gồm các câu hỏi đánh giá chất
lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống ban ngày
dựa theo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
và bảng điểm buồn ngủ Epworth.
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
NTKN do tắc nghẽn mức độ nặng (chỉ số ngưng
thở giảm thở > 30), có than phiền là buồn ngủ ban
ngày hoặc có ít nhất 1 trong các triệu chứng: ngủ
ngáy, ngộp thở hoặc ngưng thở ban đêm, nhức
đầu buổi sáng, giảm tỉnh thức, bất lực, tiểu đêm,
tăng huyết áp và khám tai mũi họng không có bất
thường có thể điều trị bằng phẫu thuật, hoặc đã
được phẫu thuật những bất thường ở vùng tai
mũi họng sẽ được đo một đêm nữa để:
Thử thông khí áp lực dương không xâm
nhập qua mặt nạ mũi hoặc mũi-miệng (chế độ
áp lực dương đường thở tự động điều chỉnh) để
đánh giá sơ bộ khả năng dung nạp.
Xác định mức áp lực dương cần thiết bằng
phương pháp xác định áp lực bằng áp lực
dương đường thở tự động điều chỉnh.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả của TKALD qua chỉ
số ngưng thở giảm thở (khách quan) và chất
lượng giấc ngủ với TKALD (chủ quan của bệnh
nhân). Sau đêm đo này, bệnh nhân sẽ quyết định
có điều trị bằng phương pháp này hay không.
Những bệnh nhân đồnh ý điều trị bằng
TKALD sẽ được hướng dẫn cách sử dụng chiếc
máy thở của mình, một số khó khăn thường gặp
khi thở máy và cách khắc phục.
Những bệnh nhân điều trị bằng thông khí
áp lực dương sẽ được theo dõi, đánh giá lại sau
1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và ghi nhận các dữ liệu
như trước khi điều trị, khả năng dung nạp thông
khí áp lực dương và những tác dụng phụ nếu
có. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái khám bất cứ
lúc nào khi có bất thường hay những khó khăn
gì để có những biện pháp khắc phục hoặc điều
chỉnh kịp thời giúp bệnh nhân tuân thủ và đạt
hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nghiên cứu so sánh chỉ số ngưng thở giảm
thở, mức độ buồn ngủ ban ngày, và chất lượng
giấc ngủ trước và sau điều trị bằng thông khí áp
lực dương để đánh giá hiệu quả điều trị.
Đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày được
thực hiện theo thang điểm buồn ngủ Epworth,
và đánh giá chất lượng giấc ngủ dựa vào thang
điểm những rối loạn trong giấc ngủ theo chỉ số
chất lượng giấc ngủ Pittsburgh.
Xử lý thống kê
Kết quả được mã hóa và xử lý bằng phần
mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN
Từ tháng 02/2008 đến tháng 7/2010, đã có 31
bệnh nhân dùng TKALD liên tục đến nay, lâu
nhất là 2 năm, ngắn nhất là 3 tháng.
Có 29 bệnh nhân nam (93,5%) và 2 nữ (6,5%)
thở máy với áp lực hiệu quả = 13±3 cm nước,
thời gian thở máy = 5,3±1,3 giờ/ đêm, tối thiểu =
2,5, tối đa = 7,5, trung vị = 5,5, số bệnh nhân thở
máy trung bình ≥4 giờ/ đêm = 27.
Chỉ số ngưng thở giảm thở
Bảng 1: CSNTGT trước và sau điều trị của các bệnh nhân thở máy với áp lực hiệu quả.
Thời điểm CSNTGT Ghi chú
trước điều trị 60,0±23,4
sau thở máy đêm đầu tiên trung bình = 6,5
tối thiểu = 1
tối đa = 24
trung vị = 4
có cải thiện so với trước điều trị (p<0,001)
sau thở máy 1 tuần 4,0±1,4 có cải thiện so với đêm đầu tiên điều trị bằng TKALD (p=0,022)
sau thở máy 1 tháng 4,0±1,1 không có khác biệt so với CSNTGT sau thở máy 1 tuần
(p=0,674)
sau thở máy 3 tháng 3,6±0,9 không có khác biệt so với CSNTGT sau thở máy 1 tuần
(p=0,103) và 1 tháng (p=0,057)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 100
CSNTGT cải thiện ngay sau khi điều trị,
tương tự tác giả Hideo Kita và cs nghiên cứu
hiệu quả của TKALD qua mặt nạ cũng cho thấy
CSNTGT sau 1 đêm điều trị bằng TKALD cải
thiện rõ rệt (trung bình là 3,7±0,9)(5). Hiệu quả
tức thời của TKALD không xâm nhập trên sự
thông khí của bệnh nhân có thể giúp tránh phải
mở khí quản hoặc đặt nội khí quản ở một số
bệnh nhân nặng hoặc có tình trạng suy hô hấp
do nguyên nhân khác kèm theo NTKNDTN.
CSNTGT sau khi điều trị bằng TKALD sau
1 tuần đạt được tương đương mức bình
thường (p=0,001) và tiếp tục ổn định đến thời
điểm 3 tháng.
Mức độ buồn ngủ ban ngày và điểm rối
loạn trong giấc ngủ
Bảng 2: Điểm buồn ngủ Epworth trước và sau điều trị.
Thời điểm Điểm buồn ngủ
epworth
Ghi chú
trước điều trị 12,1±5,1
sau thở máy 1
tháng
6,2±1,9 có cải thiện so với trước
điều trị (p<0,001)
sau thở máy 3
tháng
5,7±1,7 có cải thiện so với trước
điều trị (p<0,001) và sau
thở máy 1 tháng
(p=0,004)
Mức độ buồn ngủ ban ngày sau 1 tháng cải
thiện so với trước điều trị và tiếp tục cải thiện
thêm sau 3 tháng.
Bảng 3: Điểm rối loạn giấc ngủ trước và sau điều trị.
Thời điểm Điểm rối loạn
giấc ngủ
Ghi chú
trước điều trị 9,5±3,6
sau thở máy 1
tháng
5,4±1,3 có cải thiện so với trước
điều trị (p<0,001)
sau thở máy 3
tháng
5,1±1,4 có cải thiện so với trước
điều trị (p<0,001) và sau
thở máy 1 tháng
(p=0,029)
Điểm rối loạn giấc ngủ sau 1 tháng cải thiện
so với trước điều trị và tiếp tục cải thiện thêm
sau 3 tháng.
Tất cả các bệnh nhân đều thấy cải thiện
triệu chứng chủ quan. Trong nghiên cứu của
Pépin và cộng sự(6), chỉ có 10% bệnh nhân
không thấy cải thiện về các triệu chứng chủ
quan sau thở máy.
Khả năng thích ứng, tính an toàn, tác dụng
phụ, khó khăn khi thở máy
Bệnh nhân điều trị bằng TKALD thở máy
được ít nhất 70% thời gian ngủ trong đêm hoặc
ít nhất 4 giờ/ đêm(6) chứng tỏ thích ứng được
với điều trị. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh
nhân thở máy trung bình ít nhất 4 giờ/ đêm là
87,1%, tương tự tác giả Aylin Gulcu và cs[1] là
73,9% với thời gian thở máy trung bình là
5,8±1,8 giờ/ đêm, tác giả Eugeni Ballester và
cs(2) là 73% với thời gian thở máy trung bình là
5,2±2 giờ/ đêm và trong nghiên cứu này là
5,3±1,3 giờ/ đêm.
Nghiên cứu cho thấy TKALD qua mặt nạ
là một biện pháp điều trị an toàn cho bệnh
nhân NTKNDTN. Những khó khăn, tác dụng
phụ chỉ gặp trong thời gian đầu, sau đó hết khi
bệnh nhân đã quen với máy thở và có những
biện pháp khắc phục thích hợp. Nghiên cứu
của tác giả Frith R và cs(4) cũng cho thấy những
bệnh nhân ngừng điều trị đều trong khoảng
thời gian vài ngày đến vài tuần đầu nhưng sự
xuất hiện trở lại các triệu chứng đã làm bệnh
nhân quyết định thở máy lại.
Bảng 4: So sánh những tác dụng phụ, khó khăn khi
thở máy.
Sonka
K.và cs(8)
Aylin G.
và cs)(1)
Nghiên
cứu này
Khó chịu khi đeo mặt
nạ
52,2% 48,4%
Khô mũi, họng 20,8% 30,4% 12,9%
Đau nhức vùng đầu,
xoang do áp lực
dương
20,8% 12,9%
Chảy nước mũi 12,5% 13% 3,2%
Khô, dau, kích thích
mắt, viêm kết mạc
4,2% 8,7% 3,2%
Máy thở ồn 39,1% 6,4%
Như vậy TKALD không xâm nhập có hiệu
quả cao trong điều trị NTKNDTN nhưng cũng
có nhiều khó khăn và tác dụng phụ. Chính điều
này làm bệnh nhân không dung nạp được hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 101
kém tuân thủ điều trị. Tuy nhiên hầu hết những
khó khăn, hạn chế này đều có thể khắc phục nếu
bệnh nhân được hướng dẫn đầy đủ, áp dụng
đúng, theo dõi thường xuyên và biết cách xử lý
ngay từ đầu hoặc ngay khi xuất hiện tác dụng
phụ(2). Nhiều nghiên cứu cũng như nghiên cứu
này đã cho thấy những yếu tố quan trọng giúp
cải thiện khả năng dung nạp, tuân thủ điều trị
bao gồm:
-Hướng dẫn, giáo dục bệnh nhân ngay từ
lúc bắt đầu điều trị và nhắc lại khi cần thiết:
Hướng dẫn bệnh nhân và người thân, người
chung phòng những triệu chứng gợi ý
NTKNDTN, những biến chứng và những biện
pháp điều trị NTKNDTN.
-Khởi đầu điều trị bằng TKALD
Sự cài đặt, theo dõi ban đầu rất quan trọng.
Nếu bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, khó chịu
trong đêm đầu tiên thử TKALD, họ sẽ sợ thở
máy và từ chối điều trị. Qua thời gian thực hiện
TKALD qua mặt nạ, chúng tôi thấy đây là công
việc quyết định bệnh nhân sẽ chấp nhận hay từ
chối điều trị.
-Theo dõi hiệu quả và sự thích ứng của
bệnh nhân
Theo dõi định kỳ và khi xảy ra tác dụng phụ
hay bất cứ khó khăn gì do thở máy, theo dõi các
triệu chứng như ngáy, triệu chứng trong đêm và
ban ngày để điều chỉnh kịp thời nếu chưa đạt
được hiệu quả điều trị như mong muốn. Kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy thở và tình
trạng mặt nạ. Cài đặt lại thông số của máy thở
và thay mặt nạ khi cần thiết.
-Chọn mặt nạ thích hợp
Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp bệnh
nhân dung nạp, thích ứng với điều trị bằng
TKALD và hạn chế tác dụng phụ. Cần chọn
mặt nạ thích hợp cho từng bệnh nhân ngay từ
đêm thở máy đầu tiên. Chất liệu, hình dạng,
kích thước mặt nạ phải đảm bao sao cho có thể
áp kín, không bị thoát khí, không có cảm giác
cấn và không gây kích thích da vùng tiếp xúc
với mặt nạ.
-Vấn đề sung huyết mũi
Bệnh nhân không thở được dễ dàng bằng
mũi sẽ rất khó thích ứng được với điều trị bằng
TKALD không xâm nhập. Những bệnh nhân bị
sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang
có htể sử dụng corticosteroid và antihistamine
xịt mũi. Một số chuyên gia dùng thuốc xịt mũi
thường quy cho tất cả các bệnh nhân điều trị
bằng TKALD qua mặt nạ mũi để phòng tránh
các biến chứng có thể xảy ra(7).
KẾT LUẬN
Thông khí áp lực dương liên tục là biện
pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân
NTKNDTN mức độ nặng. Chỉ số ngưng thở
giảm thở cải thiện ngay sau khi điều trị bằng
TKALD. Nếu bệnh nhân thở máy được với áp
lực hiệu quả, CSNTGT đạt được tương đương
mức bình thường. Điểm rối loạn giấc ngủ và
điểm buồn ngủ Epworth cải thiện sau 1 tháng và
tiếp tục cải thiện thêm sau 3 tháng. TKALD qua
mặt nạ là một biện pháp điều trị an toàn cho
bệnh nhân NTKNDTN. Những khó khăn, tác
dụng phụ chỉ gặp trong thời gian đầu, sau đó
hết khi bệnh nhân đã quen với máy thở và có
những biện pháp khắc phục thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aylin G, Oya I, et al.(2005), “Compliance, Side Effects and
results of CPAP Therapy in Cases with OSAS.”, Turk Respir J, 6
(3), pp. 135-138.
2. Ballester E, Badia JR, et al. (1999), “Evidence of the Effectiveness of
CPAP in the Treatment of Sleep Apnea/ Hypopnea Syndrome.”,
Am J Respir Crit Care Med, 159 (2), pp. 495-501.
3. Bowman TJ (2003), “Review of Sleep Medicine.”, Elsevier
Science, Philadelphia, pp. 3-80.
4. Frith R, Cant B. (1985), “Severe obstructive sleep apnea treated
with long term nasal continuous positive airway pressure.”
Thorax, 40, pp. 45-50.
5. Hideo Kita, Motoharu, et al. (1998), “Effects of Nasal CPAP
Therapy on Respiratory Parameters of Upper Airway Patency
in Patients with OSAS.”, Chest, 114, pp. 691-696.
6. Pépin JL, KriegerJ, Rodenstein A, et al. (1999), “Effective
compliance during the first 3 months of continuous positive
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 102
airway pressure. A European prospective study of 121
patients.” Am J Respir Crit Care Med, 160, pp. 1124-1129.
7. Pruitt B (2009), “Top 10 Practices to Increase CPAP
Compliance.”, www.rtmagazine.com/issues/articles/2009-
02_03.asp.
8. Sonka K, et al. (1997), “Compliance in treatment of the sleep
apnea syndrome using continuous positive pressure
respiration.”, Cas Lek Cesk, 136 (11), pp. 348-351.
9. Trần Văn Ngọc (2003), “Hội chứng ngưng thở khi ngủ”, Cẩm
nang lâm sàng bệnh lý hô hấp, TP Hồ Chí Minh, tr. 159- 170.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_ngung_tho_khi_ngu_do_tac_nghen_ba.pdf