Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn Lipid máu bằng statin, Fibrate đơn độc hoặc kết hợp tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Thống Nhất

Nhận xét: Hiệu quả kiểm soát cao nhất đạt ở BN nhóm nguy cơ thấp sau đó giảm dần ở nhóm nguy cơ trung bình, nguy cơ cao –trung bình và hiệu quả thấp nhất ở nhóm nguy cơ cao. Sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát LDL-C và non HDL-C theo các nhóm nguy cơ giữa 2 nhóm BN nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự như kết quả NC của Nguyễn Thị Loan nhưng trong một số NC khác thì không có sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát lipid máu giữa 2 nhóm tuổi. Có lẽ do ở lứa tuổi < 60 thì đối tượng còn minh mẫn, trí nhớ tốt nên việc tuân thủ chế độ điều trị thường tốt ngoại trừ những bệnh nhân còn đang tuổi lao động có thể gây ảnh hưởng đối với các biện pháp điều trị đã áp dụng, ngược lại ở lứa tuổi ≥ 60 thì số bệnh nhân có mức độ nặng của bệnh có thể cao hơn, phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ(9). Hiệu quả kiểm soát LDL-C theo các nhóm nguy cơ trong NC của chúng tôi cũng tương đương với kết quả NC của Nguyễn Thị Loan (77,27%; 61,29%; 51,72%và 33,33%) nhưng lại có khác biệt so với kết quả của Việt Nam trong NC CEPHEUS Pan-Asia (57,1%; 63,3%; 45,6% và 27,6%) (lần lượt tương ứng với các nhóm nguy cơ thấp; nguy cơ trung bình; nguy cơ cao- trung bình và nguy cơ cao) (9,3).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn Lipid máu bằng statin, Fibrate đơn độc hoặc kết hợp tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 35 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU BẰNG STATIN, FIBRATE ĐƠN ĐỘC HOẶC KẾT HỢP TẠI KHOA KHÁM BỆNH - BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Vũ Thị Minh Phương*, Nguyễn Đức Công* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của Atorvastatin 20mg / ngày, Rosuvastatin 10mg / ngày, Fenofibrate 200 mg / ngày sử dụng đơn độc hoặc phối hợp ở bệnh nhân rối loạn lipid máu trong thời gian 1 tháng theo dõi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc thực hiện ở 336 bệnh nhân có rối loạn lipid máu đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh – bệnh viện Thống Nhất từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012. Kết quả: Hiệu quả chung đạt mục tiêu điều trị theo khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam: LDL- C 57,4%; LDL-C + TG 42 %; LDL-C + HDL-C +TG 37,8%; non HDL-C 55,4%. Đạt chỉ số LDL-C/ HDL-C < 3,5 là 96,4%. Tỷ lệ đạt mục tiêu ở nhóm tuổi < 60 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tuổi ≥ 60. Tỷ lệ kiểm soát LDL- C và non HDL-C đạt mục tiêu theo mức nguy cơ: nguy cơ thấp LDL-C 97,7%, non HDL 94,2%; nguy cơ trung bình LDL-C 88,7%, non HDL-C 83,0%; nguy cơ cao trung bình LDL-C 56,0%,non HDL-C 54,0%; nguy cơ cao LDL-C 23,1%,non HDL-C 23,1%. Tăng men gan gấp 3 lần ngưỡng trên của trị số bình thường: statin 1,2%; phối hợp 2 thuốc 1,9%. Tiêu cơ 0%. Đau cơ 1,0%. Chán ăn mệt mỏi 1,0 – 3,2%. Kết luận: Tỷ lệ chung đạt mục tiêu các chỉ số lipid máu đơn độc và kết hợp theo khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học VN ở mức trung bình và thấp. Tỷ lệ kiểm soát các chỉ số lipid máu đạt mục tiêu giảm dần theo nhóm nguy cơ tăng dần. Tăng men gan gấp 3 lần gặp với tỷ lệ cao. Từ khóa: rối loạn lipid máu, mục tiêu điều trị, nhóm nguy cơ ABSTRACT EVALUATION OF EFFICIENCY IN TREATMENT OF DYSLIPIDEMIA BY STATIN, FIBRATE ALONE OR COMBINED IN OUTPATIENT DEPARTMENT-THONG NHAT HOSPITAL Vu Thi Minh Phuong, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 35-41 Objective: evaluate the effectiveness of treatment and adverse reactions of Atorvastatin 20 mg/day, Rosuvastatin 10 mg daily, Fenofibrate 200 mg daily use alone or combination during 1 month follow up. The object and method of research: prospective, descriptive, longitudinal study done in 336 patients who were diagnosed dyslipidemia in Outpatient Department – Thong Nhat hospital . Results: overall performance reached the target of treatment as recommended by the Vietnamese Cardiovascular Society 2008: LDL-C 57.4%; LDL-C + TG 42 %; LDL-C + HDL-C +TG 37.8%; non HDL-C 55.4%. The percentage of LDL-C/HDL-C < 3.5 is 96.4%. The percentage of reaching the treament target of the <60-year-old group is statistically significantly higher than that of ≥ 60-year-old group. The percentage of controlling LDL-C and non HDL-C reached the treament targets of risk categories: lower risk LDL-C 97.7%, non HDL 94.2%, moderate risk LDL-C 88.7%, non HDL-C 83.0%, moderately high risk LDL-C 56.0%, non HDL-C 54.0%, high risk LDL-C 23.1%, non HDL-C 23.1%. ALT/ AST levels increased more than 3 times the upper limit of normal: Statins 1.2%; 2 drugs combined 1.9%. Rhabdomyolysis 0%. Muscle pain 1.0%. Anorexia, * Khoa Tim mạch cấp cứu – can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Đức Công ĐT: 0982160860 Email: cong1608@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 36 fatigue 1.0 – 3.2%. Conclusion: The overall rate of reaching the treatment targets as recommended by Vietnamese Cardiovascular Society 2008 is below-average. The percentage of controlling LDL-C and non HDL-C reached the treament targets decreases as the risk category increases. Increased in liver enzymes more than 3 times the upper limit of normal occurred with high percentage. Keyword: dyslipidemia, treament target, risk category ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp. Nguyên nhân có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân quan trọng dẫn tới vữa xơ động mạch và các biến cố tim mạch(12). Bệnh động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong chính ở các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong do các dạng bệnh lý này cũng đang tăng lên tại các nước đang phát triển (2). Theo phân tích tổng hợp mới nhất CTT (Cholesterol Treatment Trialists) cứ 1 mmol LDL-C giảm được sẽ giảm 10% tỷ lệ tử vong chung, giảm 20% tử vong do bệnh mạch vành, giảm 24% tỷ lệ các biến cố mạch vành chính và giảm 15% các biến cố đột quị (1). Vì vậy việc điều trị rối loạn lipid máu nhằm tránh nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như giảm các biến cố tim mạch để làm giảm tỷ lệ tử vong đang là một vấn đề được quan tâm và khuyến cáo ở thế giới và Việt Nam. Việc điều rối loạn lipid máu trị bằng thuốc có vai trò rất quan trọng khi việc chỉ đơn thuần thay đổi lối sống và chế độ ăn chưa đạt kết quả.Hiện nay trên thế giới có nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu và hầu như các nhóm này đã có mặt và đang được sử dụng tại Việt Nam. Hai nhóm thuốc chủ yếu sử dụng trong lâm sàng là Statins và Fibrates. Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện lão khoa, bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi với đặc điểm sinh lý và bệnh lý khác với người trẻ, vì vậy việc khảo sát hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu để làm cơ sở điều chỉnh cho thích hợp là một vấn đề cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của Atorvastatin 20 mg/ngày, Rosuvatatin 10 mg/ngày, Fenofibrate 200 mg/ngày, sử dụng đơn độc hoặc phối hợp ở bệnh nhân rối loạn lipid máu trong thời gian 1 tháng theo dõi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Gồm 336 bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các điều kiện sau: * Tuổi > 18, có RLLP máu theo khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam, khi bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: - LDL-C: ≥ 3,34 mmol/l (130 mg%) - Cholesterol toàn phần: ≥ 5,20 mmol/l (200 mg%) - HDL-C: ≤ 1,03 mmol/l (40 mg%) - Triglycerid: ≥ 1,73 mmol/l (150 mg%) * Không dùng các thuốc điều trị hoặc ảnh hưởng đến lipid máu trong vòng ba tháng trước khi đến khám bệnh lần này. * Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Rối loạn lipid máu thứ phát do một số bệnh nặng gây ra mà chưa điều trị được nguyên nhân (hội chứng thận hư, suy thận nặng, suy giáp...). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 37 - Các bệnh nhân có chống chỉ định dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu - Các bệnh nhân có những bệnh cấp tính hoặc mãn tính quá nặng, giai đoạn cuối. - Các bệnh nhân đang sử dụng các dược chất làm tăng LDL-C, giảm HDL-C như: progestin, corticoid, anabolic steroid... - Người không có đủ xét nghiệm như yêu cầu nghiên cứu. - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Các tiêu chuẩn đánh giá * Chẩn đoán rối loạn lipid máu: theo Hội Tim mạch học Việt Nam, có rối loạn lipid máu khi có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau (5): LDL-C: ≥ 3,34 mmol/l (130mg%) Cholesterol toàn phần: ≥ 5,20 mmol/l (200mg%) HDL-C: ≤ 1,03 mmol/l (40mg%) Triglycerid: ≥ 1,73 mmol/l (150mg%) * Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo theo khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam (5). * Phân loại các thành phần lipid máu tăng theo phân loại của EAS (European Atherosclerosis Society) (5). * Đánh giá về huyết áp theo tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization and International Society of Hypertension, (WHO-ISH): tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Phân loại tăng huyết áp theo JNC – VII (2003) Phân độ tăng huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Bình thường < 120 < 80 Tiền tăng huyết áp 120 - 139 80 - 89 Tăng huyết áp độ I 140 - 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ II ≥ 160 ≥ 100 * Chỉ số BMI (Body Mass Index): Chỉ số BMI=cân nặng (kg)/(chiều cao (m))2 Đánh giá mức độ BMI theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường các nước Đông Nam Á Chỉ tiêu BMI (kg/m2) Thiếu cân < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 -24,9 Béo phì ≥ 25 * Chỉ số vòng bụng (VB) và vòng bụng/ vòng mông (VB/VM): Theo tiêu chuẩn của WHO: - Béo bụng khi: nam: VB > 90 cm, nữ: VB> 80 cm. - Chỉ số VB/VM tăng khi: nam VB/VM ≥ 0,95; nữ VB/VM ≥ 0,85. * Đái tháo đường: Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1999, khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây: - Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg%), làm nhiều lần. - Glucose máu 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l (200mg%). * Căn cứ để ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham. * Bệnh nhân được chẩn đoán tiêu cơ khi có các triệu chứng sau: - Triệu chứng khó chịu ở cơ: đau buốt, yếu cơ, vọp bẻ. - Tăng creatin kinase (CK) > 10 lần ngưỡng giới hạn trên của trị số bình thường. - Myoglobin niệu (+) (11). * Tiêu chuẩn đánh giá đạt mục tiêu điều trị: Tiêu chuẩn đánh giá đạt mục tiêu điều trị theo khuyến cáo 2008 Hội tim mạch học Việt Nam Mục tiêu LDL-C Non HDL-C mg% mmol/L mg% mmol/L Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc tương đương bệnh ĐMV < 70 < 1,8 < 130 < 3,4 Nguy cơ cao trung bình: ≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm từ 10 - 20%. <100 < 2,6 < 160 < 4,1 Nguy cơ trung bình: ≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm < 10%. <130 < 3,4 < 160 < 4,1 Nguy cơ thấp: 0 - 1 YTNC <160 < 4,1 < 190 < 5,0 Mục tiêu HDL-C > 40 mg% (> 1,03 mmol/L) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 38 Thu thập và xử lý số liệu Quá trình thu thập số liệu - Khai thác tiền sử, bệnh sử - Khám lâm sàng: xác định chỉ số nhân trắc, tấn số tim, huyết áp - Cận lâm sàng: xét nghiệm công thức máu; hóa sinh máu (cholesterol, LDL-C, HDL-C, triglycerid, bilirubin, ure, creatinin, GOT, GPT, glucose, HbA1C)(lấy máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc đói, ít nhất 8 giờ sau ăn);ECG; siêu âm bụng; siêu âm tim; siêu âm doppler mạch máu; Xquang tim phổi. - Sau khi đã xác đinh có rối loạn lipid (RLLP) máu và type rối loạn, tiến hành điều trị bệnh chính và RLLP máu. Thuốc sử dụng: Atorvastatin 20 mg/ngày, Rosuvatatin 10 mg/ngày, Fenofibrate 200 mg/ngày, sử dụng đơn độc hoặc phối hợp. Kết hợp với biện pháp tiết chế ăn uống và tập luyện. Đánh giá kết quả sau 1 tháng điều trị. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng các thuật toán thống kê sử dụng trong y sinh học với phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) 16.0. - Tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ phần trăm: thuật toán χ2. - Tính giá trị trung bình, so sánh 2 số trung bình: thuật toán T-student. - Dùng phép kiểm phi tham số khi giá trị không đạt phân phối chuẩn. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Chung n=336 n (%) Nam n=205 n (%) Nữ n=131 n (%) p Lứa tuổi < 60 ≥ 60 119(35,4) 217(64,6) 77 (37,6) 128 (62,4) 42 (32,1) 89 (67,9) 0,304 Tuổi trung bình (X ± SD) 62,38 ± 10,33 62,11 ± 11,32 62,79 ± 8,59 0,553 BMI trung bình (kg/m2) 23,84 ± 2,71 24,13 ± 2,55 23,39 ± 2,88 0,014 - Thiếu cân, n (%) - B thường, n (%) - Thừa cân, n (%) - Béo phì, n (%) 4 (1,2) 113(33,6) 132(39,3) 87 (25,9) 0 61 (29,8) 81 (39,5) 63 (30,7) 4 (3,1) 52 (39,7) 51 (38,9) 24 (18,3) 0,004 Vòng bụng TB (cm) 86,76 ± 6,94 88,07 ± 6,86 84,69 ± 6,58 <0,001 - Tăng, n (%) - Không tăng, n (%) 43 (12,8) 293 (87,2) 6 (2,9) 199 (97,1) 37 (28,2) 94 (71,8) <0,001 Tỷ lệ VB/VM trung bình 0,93 ± 0,06 0,93 ± 0,06 0,92 ± 0,06 0,079 - Tăng, n (%) - Ko tăng, n (%) 162(48,2) 174(51,8) 162 (79,0) 43 (21,0) 0 131 (100) <0,001 Nhận xét: Bệnh nhân (BN) nam có tỷ lệ cao hơn so với nữ, nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao (64,6%), tuổi trung bình của BN nam và nữ tương đương nhau.Tỷ lệ thừa cân,béo nói chung ở BN lên tới 65,2%; tỷ lệ thừa cân, béo, giá trị trung bình BMI, chu vi vòng bụng ở BN nam cao hơn có ý nghĩa so với BN nữ. Trong nghiên cứu (NC) của Nguyễn Thị Loan nghiên cứu trên đối tượng là các BN của khoa Khám bệnh – bệnh viện Bạch Mai nhóm tuổi > 60 chiếm tỷ lệ 44,44%; tuổi trung bình 58,91 ± 7,53(9). NC của chúng tôi số BN cao tuổi chiếm tỷ lệ cao và độ tuổi trung bình cũng cao hơn. Đây cũng là đặc điểm riêng của BN bệnh viện Thống Nhất. Ở người cao tuổi, già hội tụ nhiều hơn các yếu tố nguy cơ đối với sự xuất hiện, tiến triển bệnh tật trong đó có rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch (13). Tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn lipid máu càng tăng. Nếu khi mắc các bệnh kèm theo thì chắc chắn tỷ lệ mắc rối loạn lipid máu còn cao hơn (3). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 39 Bảng 2. Các chỉ số lipid máu của đối tượng nghiên cứu theo giới Chỉ số Chung (n=336) Nam (n=205) Nữ (n=131) p TC (mmol/l) 5,92 ± 1,09 5,75 ± 1,06 6,21 ± 1,08 <0,001 - Tăng, n (%) - Bình thường, n (%) 269 (80,1) 67 (19,9) 155 (75,6) 50 (24,4) 114 (87,0) 17 (13,0) 0,011 LDL-C (mmol/l) 3,60 ± 0,97 3,43 ± 0,92 3,86 ± 0,99 <0,001 - Tăng, n (%) - Bình thường, n (%) 219 (65,2) 117 (34,8) 117 (57,1) 88 (42,9) 102 (77,9) 29 (22,1) <0,001 HDL-C (mmol/l) 1,22 ± 0,31 1,14 ± 0,28 1,35 ± 0,32 <0,001 - Giảm, n (%) - Bình thường, n (%) 49 (14,6) 287 (85,4) 40 (19,5) 165 (80,5) 9 (6,9) 122 (93,1) 0,001 TG (mmol/l) 2,81 ± 1,84 3,13 ± 2,05 2,29 ± 1,29 <0,001 - Tăng, n (%) - Bình thường, n (%) 226 (67,3) 110 (32,7) 152 (74,1) 53 (25,9) 74 (56,5) 57 (43,5) 0,001 Nhận xét: Số BN tăng TC, TG, LDL-C chiếm tỷ lệ cao (80,1%; 67,3%; 65,2%). Số BN giảm HDL-C chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ BN nữ tăng TC, LDL-C cao hơn so với BN nam; tỷ lệ BN nam giảm HDL-C cao hơn so với BN nữ; tỷ lệ BN nam tăng TG cao hơn so với BN nữ. Khi so sánh tỷ lệ tăng TC, TG, LDL-C và giảm HDL-C ở NC của chúng tôi với một số NC khác cũng có sự khác biệt: NC của Nguyễn Thị Loan - 2008 (76,0%; 83,1%; 47,1% và 23,6%)(9), NC của Lâm Kim Phượng - 2009 (53,6%; 81,1%; 48,1% và 63,1%)(6), NC của Nguyễn Thị Phương Nga - 2009 (34,6%; 39,9%; 29,0% và 42,8%)(10), NC của Sukonthasarn A - 2011 (34,2%; 46,1%; 28,6% và 32,1%)(13), NC của Stamler J – 2012 (64,4%; 48,2%; 58,6% và 24,1%)(12) lần lượt tương ứng với tăng TC, TG, LDL-C và giảm HDL-C. Bảng 3. Cơ cấu các thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở khoa Khám bệnh Bệnh viện Thống Nhất theo giới Thuốc sử dụng Chung (n=336 n (%)) Nam (n=205 n (%)) Nữ (n=131 n (%)) p Statin: 169 (50,3) 86 (42,0) 83 (63,4) <0,001 Atorvastatin 92 (27,4) 46 (22,4) 46 (35,1) 0,011 Rosuvastatin 77 (22,9) 40 (19,5) 37 (28,2) 0,063 Fibrate: 62 (18,5) 46 (22,4) 16 (12,2) Fenofibrate 62 (18,5) 46 (22,4) 16 (12,2) 0,018 Phối hợp Statin với Fibrate: 105 (31,2) 73 (35,6) 32 (24,4) Atorvastatin+Fenofibrate 65 (19,3) 46 (22,4) 19 (14,5) 0,092 Rosuvastatin+Fenofibrate 40 (11,9) 27 (13,2) 13 (9,9) Nhận xét: BN sử dụng stain đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất, BN sử dụng fibrate đơn độc chiếm tỷ lệ thấp nhất. BN nữ sử dụng statin đơn độc cao hơn BN nam. Bảng 4. Đánh giá kiểm soát lipid máu theo khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam theo giới Hiệu quả kiểm soát Chung n=336 n (%) Nam n=205 n (%) Nữ n=131 n (%) p Chỉ đạt LDL-C 193 (57,4) 112 (54,6) 81 (61,8) 0,193 Đạt cả LDL-C và TG 141 (42,0) 76 (37,1) 65 (49,6) 0,023 Đạt cả LDL-C, TG và HDL-C 127 (37,8) 64 (31,2) 63 (48,1) 0,002 Đạt non-HDL-C 186 (55,4) 108 (52,7) 78 (59,5) 0,217 Đạt chỉ số LDL-C/HDL-C <3,5 324 (96,4) 198 (96,6) 126 (96,2) 0,84 Nhận xét: Đạt hiệu quả kiểm soát LDL-C chiếm trên một nửa số trường hợp (57,4%); đạt mục tiêu non HDL-C là 55,4%; đạt mục tiêu kiểm soát đồng thời cả 3 thành phần LDL-C, TG và HDL-C chiếm tỷ lệ thấp nhất (37,8%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 40 Thuốc được chỉ định dùng loại nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm rối loạn chỉ số lipid máu mà hoàn toàn không phụ thuộc vào giới, tuổi. Do đó, kết quả quan sát về cơ cấu sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở nam và nữ chỉ để tham khảo và có thể điều chỉnh chứ không cơ sở hoặc mối liên quan chặt chẽ(1). Điều trị tích cực với mục tiêu LDL-C đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh rõ về lợi ích(1). Tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát LDL-C trong NC của Nguyễn Thị Loan là 60,44% còn trong NC CEPHEUS Pan - Asia thì Hong Kong đạt cao nhất (82,9%), Indonesia thấp nhất (31,3%), Thailand (52,7%), Đài Loan (49,5%), Hàn Quốc (51,4%), Việt Nam (40,1%)(3). Như vậy tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương các quan sát đạt mục tiêu ở mức trung bình. Bảng 5. Đánh giá kiểm soát lipid máu theo khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam theo nhóm tuổi Hiệu quả kiểm soát <60 n=119 n (%) ≥60 n=217 n (%) p Chỉ đạt LDL-C (n=193) 86 (72,3) 107 (49,3) <0,001 Đạt cả LDL-C và TG (n=141) 61 (51,3) 80 (36,9) 0,011 Đạt cả LDL-C, TG và HDL-C (n=127) 55 (46,2) 72 (33,2) 0,018 Đạt non-HDL-C (n=186) 83 (69,7) 103 (47,5) <0,001 Đạt chỉ số LDL-C/HDL-C < 3,5 (n=324) 115 (96,6) 209 (96,3) 0,87 Nhận xét: Tỷ lệ BN ở nhóm tuổi < 60 được kiểm soát các thành phần lipid máu đơn độc hoặc phối hợp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tuổi ≥ 60. Bảng 6. Đánh giá kiểm soát lipid máu theo khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam ở các mức độ yếu tố nguy cơ theo giới Hiệu quả kiểm soát Chung n=336 n (%) Nam n=205 n (%) Nữ n=131 n (%) p Nguy cơ thấp 86 (25,6) 42 (20,5) 44 (33,6) 0,007 - Đạt LDL-C - Đạt non-HDL-C 84 (97,7) 81 (94,2) 41 (97,6) 40 (95,2) 43 (97,7) 41 (93,2) 0,973 0,581 Nguy cơ trung bình 53 (15,8) 26 (12,7) 27 (20,6) 0,052 - Đạt LDL-C - Đạt non-HDL-C 47 (88,7) 44 (83,0) 23 (88,5) 21 (80,8) 24 (88,9) 23 (85,2) 0,961 0,522 Hiệu quả kiểm soát Chung n=336 n (%) Nam n=205 n (%) Nữ n=131 n (%) p Nguy cơ cao - trung bình 50 (14,9) 47 (22,9) 3 (2,3) <0,001 - Đạt LDL-C - Đạt non-HDL-C 28 (56,0) 27 (54,0) 27 (57,4) 26 (55,3) 1 (33,3) 1 (33,3) 0,415 0,785 Nguy cơ cao 147 (43,8) 90 (43,9) 57 (43,5) 0,944 - Đạt LDL-C - Đạt non-HDL-C 34 (23,1) 34 (23,1) 21 (23,3) 21 (23,3) 13 (22,8) 13 (22,8) 0,941 0,89 Nhận xét: Hiệu quả kiểm soát cao nhất đạt ở BN nhóm nguy cơ thấp sau đó giảm dần ở nhóm nguy cơ trung bình, nguy cơ cao –trung bình và hiệu quả thấp nhất ở nhóm nguy cơ cao. Sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát LDL-C và non HDL-C theo các nhóm nguy cơ giữa 2 nhóm BN nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự như kết quả NC của Nguyễn Thị Loan nhưng trong một số NC khác thì không có sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát lipid máu giữa 2 nhóm tuổi. Có lẽ do ở lứa tuổi < 60 thì đối tượng còn minh mẫn, trí nhớ tốt nên việc tuân thủ chế độ điều trị thường tốt ngoại trừ những bệnh nhân còn đang tuổi lao động có thể gây ảnh hưởng đối với các biện pháp điều trị đã áp dụng, ngược lại ở lứa tuổi ≥ 60 thì số bệnh nhân có mức độ nặng của bệnh có thể cao hơn, phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ(9). Hiệu quả kiểm soát LDL-C theo các nhóm nguy cơ trong NC của chúng tôi cũng tương đương với kết quả NC của Nguyễn Thị Loan (77,27%; 61,29%; 51,72%và 33,33%) nhưng lại có khác biệt so với kết quả của Việt Nam trong NC CEPHEUS Pan-Asia (57,1%; 63,3%; 45,6% và 27,6%) (lần lượt tương ứng với các nhóm nguy cơ thấp; nguy cơ trung bình; nguy cơ cao- trung bình và nguy cơ cao) (9,3). Bảng7. Tác dụng không mong muốn Tác dụng phụ Statin (n=169) Fibrat (n=62) Phối hợp 2 thuốc (n=105) Đau cơ 0 1 (1,6%) 1 (1,0%) Tiêu cơ 0 0 0 Chán ăn, mệt mỏi 5 (3,0%) 2 (3,2%) 1 (1,0%) Tăng men gan ≥ 3 lần 2 (1,2%) 0 2 (1,9%) So sánh nam, nữ; nhóm tuổi 0,05 Nhận xét: Tăng men gan gấp 3 lần ngưỡng trên của trị số bình thường gặp ở BN sử dụng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 41 statin là 1,2%; BN sử dụng phối hợp 2 thuốc là 1,9%. Không có trường hợp nào tiêu cơ. Chán ăn, mệt mỏi: 1,0% - 3,2% Trong NC của chúng tôi tỷ lệ đau cơ thấp hơn so với NC ASTEROID (3,7%) có thể do trong NC ASTEROID dùng statin liều cao (rosuvastatin 40mg/ngày); tỷ lệ chán ăn, mệt mỏi cũng tương tự kết quả một số nghiên cứu khác(14). Riêng tỷ lệ tăng men gan gấp 3 lần trong NC của chúng tôi cao hơn nhiều so với tài liệu của FDA nghiên cứu trên 12500 BN sử dụng statin (tỷ lệ tăng men gan gấp 3 lần 0,1% – 0,3%), điều này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân còn ít (336 trường hợp) và bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình cao (62,38 ± 10,33), BN ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao (64,6%); ở độ tuổi này chức năng gan bắt đầu suy giảm, dược động học của cơ thể cũng bị thay đổi và còn có thể mắc nhiều bệnh nên phải uống nhiều loại thuốc góp phần ảnh hưởng đến chức năng gan(11). KẾT LUẬN Tỷ lệ chung đạt mục tiêu các chỉ số lipid máu đơn độc và kết hợp theo khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học VN ở mức trung bình và thấp, tỷ lệ kiểm soát các chỉ số lipid máu ở BN nhóm tuổi < 60 cao hơn nhóm ≥ 60. Tỷ lệ kiểm soát các chỉ số lipid máu đạt mục tiêu giảm dần theo nhóm nguy cơ tăng dần. Tăng men gan gấp 3 lần gặp với tỷ lệ cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Baigent C, et al (2010), “Cholesterol Treatment Trialists' (CTT) Collaboration. Efficacy and safety of more intensive lowering of LDL cholesterol: a meta-analysis of data from 170000 participants in 26 randomised trials”, Lancet, 376, pp.1670-1681. 2. Đặng Vạn Phước (2006), Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Grundy SM., et al (2004), “Implication of Recent Clinical Trials for the National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III Guidelines”, Circulation, 110, pp.227-239. 4. Hồ Huỳnh Quang Trí (2011), “Kiểm soát cholesterol ở người bệnh châu Á: thấy gì qua nghiên cứu CEPHEUS”, Chuyên đề tim mạch học tháng 4-2011, trang 25-35. 5. Hội tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch & chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 476-493. 6. Lâm Kim Phượng (2009), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân động mạch vành, Luận văn chuyên khoa 2, Học viện quân y. 7. Nguyễn Đức Công, Phạm Hòa Bình (2011), “Lão hóa và xơ vữa động mạch ở người cao tuổi”, Bệnh học người cao tuổi, 1, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 17-34. 8. Nguyễn Phú Kháng (2001), “Vữa xơ động mạch”, Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản Y học, trang 488-502. 9. Nguyễn Thị Loan (2008), Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện quân y. 10. Nguyễn Thị Phương Nga (2009), Nghiên cứu lipid máu trên bệnh nhân đột quị thiếu máu não cục bộ cấp, Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Trí (2011), “Hiệu quả điều trị và tính an toàn của statin trong thực hành lâm sàng” Chuyên đề tim mạch học tháng 4- 2011, trang 30-35. 12. Stamler J, Wentworth D, Neaton JD. (1986), “Is Relationship Between Serum Cholesterol and Risk of Premature Death From Coronary Heart Disease Continuous and Graded?”, JAMA, 256 (20), pp.2823-2827. 13. Sukonthasarn A, et al (2011), “Lipid-lowering Treatment in Hypercholesterolemic Patients: the CEPHEUS Thailand Survey”, J Med Assoc Thai, 94 (12), pp.1424-1432. 14. Trần Hữu Dàng (2009), “Vai trò của rosuvastatin trong điều trị xơ vữa động mạch”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ V, trang 167- 172 Ngày nhận bài báo: 03-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_roi_loan_lipid_mau_bang_statin_fi.pdf
Tài liệu liên quan