KẾTLUẬN
Từ nghiên cứu áp dụng phương pháp xạ
phẫu bằng RGK cho 50 người bệnh u thân não,
chúng tôi thu được một số kết quả sau:
Trước xạ phẫu
Tuổi trung bình của người bệnh là 32,2; Nữ
chiếm 64%. Vị trí u ở trung não chiếm 32%, cầu
não 48%, hành não 20%. Triệu chứng hay gặp
đau đầu 72%, yếu ½ người 36%, nuốt sặc 20%,
nấc, lác mắt 24%, sụp mí mắt 16%, hội chứng
tiểu não 18%. 2 loại u hay gặp ở thân não là
cavernome chiếm 60% và Gliome chiếm 40%.
Kích thước trung bình khối u ở trung não
2,4±1,2cm, liều xạ phẫu trung bình 14,6±1,8Gy; ở
cầu não là 2,1±0,9cm, liều xạ phẫu trung bình
13,4±2,1Gy;Hành não là 1,8±1,6cm, liều xạ phẫu
trung bình 12,1±3,2Gy.
Sau xạ phẫu
Triệu chứng lâm sàng cải thiện ở tháng thứ 1
sau xạ phẫu và cải thiện tốt từsau tháng thứ 3 trở
đi. Kích thước khối u bắt đầu giảm ở tháng thứ
6, tiếp tục giảm ở tháng thứ 12, và giảm nhiều
hơn nữa ở tháng thứ 24 tương ứng với u vị trí
trung não 2,2±0,8cm, 1,6±1,4cm, 1,2±0,6cm. Ở cầu
não là 1,9±1,4cm, 1,4±0,7cm, 1,1±1cm. Ở hành
não 1,6±1cm, 1,2±0,9cm, 0,8±1,5cm; thời gian sau
xạ phẫu càng kéo dài thì kích thước khối u càng
thu nhỏ hơn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trịu thân não bằng dao Gamma quay (rotating gamma knife) tại bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 403
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ U THÂN NÃO BẰNG DAO GAMMA QUAY
(ROTATING GAMMA KNIFE) TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Quang Hùng*, Mai Trọng Khoa*, Trần Đình Hà*, Lê Chính Đại*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u thân não bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK) tại
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN & UB) ‐Bệnh viện Bạch Mai, từ 8/2009 đến 1/2012.
Đối tượng nghiên cứu: 50 người bệnh được chẩn đoán u thân não có chỉ định xạ phẫu bằng RGK.
Kết quảnghiên cứu: Tuổi trung bình: 32,2 tuổi, tuổi thấp nhất là 4 tuổi, cao nhất là 58 tuổi. Nam chiếm
36%, nữ chiếm 64%. 32% u ở vị trí trung não, 48% ở cầu não, 20% ở hành não. Cavernme chiếm 60%, Gliome
chiếm 40%. Triệu chứng hay gặp đau đầu 72%, yếu ½ người 36%, nấc 24%, lác mắt 24%, nuốt sặc 24%... Kích
thước khối u ở trung não trung bình 2,4 ± 1,2cm, cầu não 2,1 ± 0,9cm, hành não 1,8 ± 1,6cm. Liều xạ trung bình
14,6 ± 1,8Gy;13,4 ± 2,1Gy; 12,1 ± 3,2Gy tương ứng với trung não, cầu não, hành não.
Kết luận: Triệu chứng cơ năng như đau đầu, buồn nôn, nôn, phù gai thị, nấc, nuốt sặc bắt đầu cải thiện
ở tháng thứ 1 ngay sau điều trị và đáp ứng tốt ở tháng thứ 3, riêng dấu hiệu lác mắt hầu như ít cải thiện sau điều
trị. Kích thước khối u ở vị trí trung não trước điều trị là 2,4 ± 1,2cm bắt đầu giảm ở tháng thứ 6, 12, 24 tương
ứng là 2,2 ± 0,8cm; 1,6 ± 1,4cm; 1,2 ± 0,6cm. Ở cầu não trước điều trị là 2,1 ± 0,9cm giảm sau điều trị ở tháng
thứ 6, 12, 24 tương ứng là 1,9 ± 1,4cm; 1,4 ± 0,7cm; 1,1 ± 1cm. Ở hành não trước điều trị là 1,8 ± 1,6cm giảm
sau điều trị ở tháng thứ 6, 12, 24 tương ứng là 1,6 ± 1cm; 1,2 ± 0,9cm; 0,8 ± 1,5cm. Biến chứng gặp phải sau xạ
phẫu: mệt mỏi (38%), rụng tóc (16%), giảm tiết nước bọt (24%), mất ngủ (62%). Các dấu hiệu này hết dần sau
khi can thiệp thuốc nội khoa. Không có trường hợp nào tử vong sau điều trị. Xạ phẫu bằng RGK cho các người
bệnh u thân não là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: U thân não; Dao Gamma quay
ABSTRACT
EVALUATE THE RESULT OF TREATING BRAINSTEM TUMOR BY ROTATING GAMMA KNIFE AT
BACH MAI HOSPITAL
Nguyen Quang Hung, Mai Trong Khoa, Tran Dinh Ha, Le Chinh Dai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 403 – 409
Aims: To evaluate the treatment outcomes of treating brainstem tumor by Rotating Gamma Knife (RGK) at
The Nuclear Medicine and Oncology Center‐Bach Mai hospital, from 8/2009 to1/2012.
Subjects: 50 patients diagnosed with brainstem tumors and being referred to RGK radiosurgery.
Results: Average age: 32.2 years old, range from 4 to 58. Males accounted for 36%, females accounted for
64% of the study population. 32% of these patientstumor located at mid brain, 48% at pons, 20% at medulla
oblongata. Cavernoma accounted for 60%, Glioma accounted for 40%. The most common symptoms were
headache 72%, weakness of half body 36%, hiccup 24%, etophobia 24%, dysphagia 24%. Mean tumor size at mid
brain were 2.4±1.2cm, pons 2.1±0.9cm, medulla oblongata: 1.8±1.6cm. Mean radiation therapy were 14.6±1.8Gy;
13.4±2.1Gy; 12.1±3.2Gy in corresponding to mid brain, pons, medulla oblongata, respectively.
* Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc:ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng; ĐT: 0909572686; Email:nguyenquanghungbvbm2013@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 404
Conclusions: Clinical symptoms such as headache, nausea, vomiting, papilledema, hiccup, choke started
to decreased from 1st month after RGK and have good response since 3rd month,exception of etophobia which
stayed still. Average tumor size at mid brain before treatment was 2.4±1.2cm and started to reduce from 6th, 12th,
24th month with 2.2±0.8cm; 1.6±1.4cm; 1.2±0.6cm, respectively. Pretreatment average size of pons tumors was
2.1±0.9cmand started to reduce from 6th, 12th, 24th month with 1.9±1.4cm; 1.4±0.7cm; 1.1±1cm, respectively.
Pretreatment median size of medulla oblongata tumor was 1.8± 1.6 and started to reduce from 6th, 12th, 24th month
with 1.6±1cm; 1.2±0.9cm; 0.8±1.5cm, respectively. Adverse events occured after radiosurgery: fatigueness (38%),
hair loss (16%), reduced salivary secretion (24%), insomnia (62%). These adverse effects decreased gradually
after treated by internal medicine. There were no death due to RGK radiosurgery. RGK radiosurgery is a safe and
effective option for brainstem tumors.
Keyword: Brainstem tumor; Rotating Gamma Knife (RGK)
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não là thuật ngữ thường dùng có tính quy
ước để chỉ các u trong sọ, bệnh xuất hiện trong
hệ thống thần kinh trung ương và có thể gặp ở
bất cứ vị trí nào trong não. Tuy nhiên người ta
đặc biệt quan tâm với những u nằm ở những vị
trí đặc biệt trong não như ở trung não, cầu não
và hành não. Đó chính là những u thân não và
có ảnh hưởng trực tiếp tới các chức năng vận
động, hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Những
người bệnh có u ở thân não, tiên lượng thường
rất xấu, điều trị khó khăn, bệnh tiến triển nhanh,
thời gian sống ngắn, tỉ lệ tử vong cao. Ở những
thập niên trước, điều trị u thân não gặp rất nhiều
khó khăn. Phẫu thuật mở hộp sọ ít được chỉ định
do tỷ lệ tai biến cao; điều trị nội khoa chỉ mang
tính chất cải thiện triệu chứng tạm thời; xạ trị
chiếu ngoài không phát huy được hết tác dụng
vì khối u thân não ở vị trí sâu, nguy hiểm,
trường chiếu xạ rộng khả năng tập trung liều xạ
vào tổn thương thấp.
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều hệ thống
xạ phẫu bằng dao Gamma (Gamma knife) đặc
biệt là RGK đã giúp điều trị cho người bệnh u
thân não hiệu quả và an toàn, từ đó góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian
sống cho người bệnh.
Ở Việt Nam, Trung tâm YHHN & UB ‐ Bệnh
viện Bạch Mai đã ứng dụng phương pháp xạ
phẫu bằng RGK để điều trị người bệnh u não và
bệnh lý sọ não, trong đó có khá nhiều người
bệnh u thân não. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài này nhằm mục đích: “Đánh giá hiệu quả điều
trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu bằng dao
gamma quay tại Trung tâm YHHN & UB, Bệnh viện
Bạch Mai”.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các người bệnh u thân não nguyên phát có
chỉ định xạ phẫu bằng RGK.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc
Thiết kế nghiên cứu
Những người bệnh có đủ các tiêu chuẩn
nghiên cứu sẽ được chọn vào nghiên cứu. Thu
thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống
nhất.
Đánh giá kết quả nghiên cứu
Tất cả các người bệnh được chẩn đoán xác
định u thân não, có chỉ định xạ phẫu bằng RGK,
được đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng trước và sau xạ phẫu 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.cụ thể là:
‐ Đánh giá các triệu chứng cơ năng, các thay
đổi lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau xạ phẫu.
‐ Đánh giá sự thay đổi hình ảnh của khối u
theo tiêu chuẩn RECIST.
Thiết bị sử dụng và quy trình xạ phẫu
Thiết bị sử dụng
Hệ thống RGK do Hoa Kỳ sản xuất năm
2007 bao gồm:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 405
‐ Hệ thống collimator quay
‐ Hệ thống định vị đầu người bệnh tự động
APS (automatic positioning systems).
‐ Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS(.
‐ Hệ thống chụp mô phỏng: CT, MRI, DSA,
MSCT với định vị laser ba chiều.
Quy trình xạ phẫu
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo chương
trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Dao gamma đầu tiên do Lars Leksell (người
Thuỵ Điển) phát minh vào năm 1968 để điều trị
một số bệnh lý sọ não. Nguyên lý của phương
pháp là sử dụng nhiều chùm tia gamma hội tụ
tại một điểm (vị trí tổn thương) làm tăng liều
phóng xạ tại điểm đó để phá huỷ mô tổn thương
nằm sâu trong não mà không gây chảy máu,
nhiễm trùng, ít gây tổn thương các tổ chức lành
xung quanh. Phương tiện này giúp loại bỏ tổ
chức bệnh lý trong não mà không cần phẫu
thuật mở hộp sọ, mang lại rất nhiều lợi ích và an
toàn cho người bệnh và xã hội.
Tuổi và giới
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2009 ‐
1/2012 chúng tôi đã điều trị cho 50 người bệnh u
thân não trong đó: Tuổi thấp nhất là 4 tuổi, cao
nhất là 58 tuổi, tuổi trung bình là 32,2 tuổi; tuổi
hay gặp nhất là ở 2 nhóm tuổi <15 và 45‐60; Nam
chiếm tỷ lệ 36%, nữ chiếm 64%. Edward A. và cs
đã nghiên cứu 68 người bệnh cavernome thân
não: tuổi trung bình 41,2 tuổi; nam chiếm 50%,
nữ chiếm (50%)(7). Theo GÁBOR NAGY và cs
nghiên cứu 113 người bệnh u não trong đó 79
người bệnh u thân não cho thấy tuổi trung bình
là 34 tuổi, tuổi thấp nhất là 5 tuổi, cao nhất là 69
tuổi(8). Đối với phương pháp xạ phẫu bằng dao
gamma thì yếu tố tuổi là rất quan trọng. Rất
nhiều người bệnh nhi có tuổi thấp không thể tiến
hành được bằng kỹ thuật này. Kỹ thuật xạ phẫu
bằng RGK ra đời cho phép tiến hành được ở
những người bệnh có tuổi nhỏ hơn mà các
phương pháp khác không tiến hành được. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất là 4
tuổi và ở nước ta từ trước chưa có người bệnh
nào được xạ phẫu ở lứa tuổi này. Do đó, đây
cũng thể hiện tính ưu việt của phương pháp xạ
phẫu bằng RGK. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi mới chỉ gặp một người bệnh ở độ tuổi 58 có u
ở vị trí thân não. Tuy nhiên, nghiên cứu 1200
người bệnh u não và một số bệnh lý sọ não,
chúng tôi đã tiến hành xạ phẫu bằng RGK thành
công an toàn và hiệu quả cho mọi lứa tuổi từ 4‐
91 tuổi(6). Ở độ tuổi nhỏ hơn hay cao tuổi hơn
trong xạ phẫu chúng tôi phối hợp với tiền mê
tĩnh mạch hoặc gây mê nội khí quản.
Đặc điểm tổn thương
Chúng tôi tiến hành xạ phẫu bằng RGK cho
50 người bệnh u thân não thì có 16 người bệnh u
trung não chiếm 32%, 24 người bệnh u cầu não
chiếm 48%, 10 người bệnh u hành não chiếm
20%. (Biểu đồ1).
Biểu đồ1: Phân loại hình thái u dựa theo vị trí
giải phẫu
Nghiên cứu của Randall W và cs cho thấy
trong tổng số 100 người bệnh cavernome thân
não thì có tới 39 người bệnh có u ở cầu não
(39%), 16 người bệnh u hành não (16%), 16
người bệnh u trung não (16%), nam chiếm tỷ lệ
38%, nữ 62%(9). Theo GÁBOR NAGY được xạ
phẫu bằng dao gamma cho 79 người bệnh
cavernome thân não trong đó u ở vị trí hành não
4 trường hợp chiếm 5%, cầu hành não 13 trường
hợp (16%), cầu não 30 người bệnh (38%), cầu
cuống đại não 8 trường hợp (10%), trung não 18
trường hợp (22,5%)(8). Landolfi và cs xạ phẫu
32%
48%
20% Trung não (n=16)
Cầu não (n=24)
Hành não (n=10)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 406
cho 19 người bệnh Gliome thân não trong đó 13
trường hợp ở cầu não chiếm 68,4%; 4 trường hợp
ở hành não chiếm 21%, 2 trường hợp ở trung
não chiếm 10,5%(5). Qua nghiên cứu của một số
tác giả chúng tôi nhận thấy u thân não
(Cavernome và Gliome) chủ yếu gặp ở vị trí cầu
não.Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cũng
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi.
Các dấu hiệu lâm sàng như đau đầu, nấc,
nuốt sặc, nôn và buồn nôn, phù gai thị, yếu ½
người... cải thiện ngay sau điều trị ở tháng thư 1
và cải thiện rất tốt ở tháng thứ 6 trở đi. Tuy
nhiên ở tháng thứ 3 dấu hiệu lâm sàng có chiều
hướng cải thiện ít, thậm trí một số người bệnh có
một vài triệu chứng còn nặng hơn. Giải thích
vấn đề này chúng tôi đã tiến hành thăm khám
kỹ và chụp cộng hưởng từ cho tất các người
bệnh được xạ phẫu sau 3 tháng cho thấy 20
người bệnh được chẩn đoán là gliome có kích
thước khối u tăng hơn so với trước điều trị và có
phù não xung quanh, 30 người bệnh được chẩn
đoán là cavernome không có dấu hiệu tăng kích
thước khối u và phù não xung quanh. Điều đó
cho thấy rằng khả năng đáp ứng sau xạ phẫu
không chỉ phụ thuộc vào liều điều trị mà còn
phụ thuộc đáng kể vào bản chất, tính chất và
kích thước khối u (Biểu đồ2).
Biểu đồ2: Thay đổi triệu chứng lâm sàng theo thời gian
Nghiên cứu của De Oliveira JG và cs với 45
người bệnh thì triệu chứng cơ năng bắt đầu cải
thiện ngay ở tháng thứ 1 sau xạ phẫu đến tháng
thứ 6 thì các dấu hiệu này cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên tác giả không đề cập đến kết quả nghiên
cứu ở tháng thứ 3, nhưng tác giả cũng đưa ra tỷ
lệ phù não sau xạ phẫu ở tháng thứ 6 là 40%(1).
Một khuyến cáo đưa ra cho những người bệnh u
thân não sau xạ phẫu là phải thăm khám định kỳ
và thường xuyên kết hợp điều trị nội khoa.
50 người bệnh được tiến hành đo kích thước
tổn thương đánh giá theo tiêu chuẩn RECIST
trong đó đối với u ở vị trí trung não kích thước
nhỏ nhất là 1,1cm, lớn nhất 3cm, kíchthước trung
bình 2,4±1,2cm, liều xạ phẫu trung bình
14,6±1,8cm; u ở cầu não kích thước nhỏ nhất
0,8cm, lớn nhất 3cm, trung bình 2,1±0,9cm, liều
xạ phẫu trung bình 13,4±2,1cm; U ở hành não
kích thước nhỏ nhất 0,6cm, lớn nhất 2,8cm, trung
bình 1,8±1,6cm, liều xạ phẫu trung bình
12,1±3,2cm. Sau xạ phẫu kích thước trung bình
của khối u tăng hơn ở tháng thứ 3 và bắt đầu
giảm ở tháng thứ 6, giảm mạnh ở tháng thứ 24.
-10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Trước ĐT 1tháng 3tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Đau đầu
Buồn nôn, nôn
Phù gai thị
Rối loạn ý thức
Nấc
Nuốt sặc
Lác mắt
Sụp mí mắt
Khó thở
Khó nói
Yếu 1/2 người
Liệt 1/2 người
Yếu 2 chi dưới
HC tiểu não
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 407
Biểu đồ3: Thay đổi kích thước khối u (cm) trước và sau điều trị
Theo Edward A trong nghiên cứu 68 người
bệnh u thân não được xạ phẫu bằng dao gamma
cổ điển: kích thước khối u trung bình 1,3cm, liều
xạ phẫu trung bình 15,84 Gy(7). Theo Fuchs I và
cs nghiên cứu từ năm 1992 – 1999 cho 21 gliome
thân não được xạ phẫu bằng dao gamma cổ
điển: tuổi trung bình là 23 tuổi, nhỏ nhất là 8
tuổi, lớn nhất là 56 tuổi. Trong đó 2 trường hợp
u hành não, 12 là u ở cầu não, 7 u ở trung não.
Liều điều trị trung bình 12Gy, thấp nhất 9Gy,
cao nhất 20Gy. Thời gian theo dõi trung bình 29
tháng (3‐99 tháng). Kiểm soát được bệnh ở 10
người bệnh, tái phát ở 2 người bệnh. Các tác giả
đã đi đến kết luận là xạ phẫu bằng dao Gamma
là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả(2).
Kida Y và cs đã nghiên cứu 51 người bệnh u
tế bào hình sao bậc thấp được điều trị với dao
gamma cổ điển (Gamma knife) và theo dõi sau
xạ phẫu hơn 24 tháng. Trong đó 12 người bệnh
là u tế bào sao bậc I, 39 người bệnh còn lại u tế
bào sao bậc II. Ở nhóm u tế bào sao bậc I
(astrocytoma Grade I), tuổi trung bình là 9,8 tuổi,
đường kính trung bình khối u là 25,4mm, liều xạ
phẫu trung bình 12,5Gy. Nhóm u tế bào sao bậc
II (astrocytoma Grade II): tuổi trung bình là 30,9
tuổi, đường kính trung bình khối u là 23,7mm,
liều trung bình là 15,7Gy. Thời gian theo dõi
trung bình là 27,6 tháng. Tỷ lệ đáp ứng với u tế
bào sao bậc I là 50%, tỷ lệ kiểm soát khối u là
91,7%. Đối với u tế bào sao bậc II: tỷ lệ đáp ứng
là 46,2% và tỷ lệ kiểm soát khối u là 87,2%. Các
tác giả kết luận xạ phẫu đóng một vai trò quan
trọng trong việc điều trị các u tế bào sao bậc
thấp, thậm chí một số trường hợp còn có thể
khỏi hoàn toàn(4).
Chúng tôi xạ phẫu bằng RGK và theo dõi
cho 50 người bệnh u thân não trong vòng 2 năm,
khám định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng, 24 tháng , đánh giá bilan và chụp cộng
hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ, đo đường
kính khối u theo tiêu chuẩn RECIST. Đánh giá
đáp ứng khối u theo vị trí (trung não, cầu não,
hành não), theo bản chất (Cavernome, Gliome).
Tiêu chuẩn lựa chọn đường kích khối u trước xạ
phẫu ≤ 3cm, sau xạ phẫu bằng RGK khối u được
kiểm soát hoàn toàn, thời gian theo dõi sau xạ
phẫu càng lâu thì kích thước khối u có xu hướng
ngày càng nhỏ lại. Chứng tỏ xạ phẫu bằng RGK
là phương pháp sử dụng bức xạ năng lượng từ
nguồn Co‐60 tác động, phá hủy tới khối u một
cách từ từ đảm bảo tiêu diệt được khối u mà vẫn
bảo vệ được các mô não lành xung quanh, khả
năng xuất liều không đe dọa tính mạng và ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh.
2.4
2.6
2.2
1.6
1.2
2.1 2.2
1.9
1.4
1.1
1.8 1.9
1.6
1.2
0.8
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Trước điều trị Sau 3tháng Sau 6tháng Sau 12tháng Sau 24tháng
Trung não
Cầu não
Hành não
cm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 408
Theo Kaplan và cs nghiên cứu 119 người
bệnh xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển cho
Gliome thân não cho thấy 37% sống 1 năm, 20%
sống sau 2 năm, 13% sống sau 3 năm(3). Squire
và cs xạ phẫu cho 12 người bệnh u trung não
thời gian sống trung bình hơn 50 tháng(10).
Landofil và cs nghiên cứu 19 người bệnh gliome
thân não thì thời gian sống trung bình là 54
tháng, sống sau 5 năm chiếm 45%(5).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, chúng
tôi sử dụng máy xạ phẫu RGK điều trị cho 50
người bệnh u thân não, kết quả kiểm soát tình
trạng khối u cao hơn, an toàn hơn, mang lại
hiệu quả và chất lượng sống tốt hơn cho người
bệnh. Đó chính là ưu việt mang lại của hệ
thống xạ phẫu bằng RGK so với hệ thống dao
gamma khác.
Một số trường hợp lâm sàng
1. BN Hồ. V.Th. 46 tuổi (Cavernome)
2. BN Đinh. Th. V. 42 tuổi (Gliome)
KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu áp dụng phương pháp xạ
phẫu bằng RGK cho 50 người bệnh u thân não,
chúng tôi thu được một số kết quả sau:
Trước xạ phẫu
Tuổi trung bình của người bệnh là 32,2; Nữ
chiếm 64%. Vị trí u ở trung não chiếm 32%, cầu
não 48%, hành não 20%. Triệu chứng hay gặp
đau đầu 72%, yếu ½ người 36%, nuốt sặc 20%,
nấc, lác mắt 24%, sụp mí mắt 16%, hội chứng
tiểu não 18%. 2 loại u hay gặp ở thân não là
cavernome chiếm 60% và Gliome chiếm 40%.
Kích thước trung bình khối u ở trung não
2,4±1,2cm, liều xạ phẫu trung bình 14,6±1,8Gy; ở
cầu não là 2,1±0,9cm, liều xạ phẫu trung bình
13,4±2,1Gy;Hành não là 1,8±1,6cm, liều xạ phẫu
trung bình 12,1±3,2Gy.
Sau xạ phẫu
Triệu chứng lâm sàng cải thiện ở tháng thứ 1
sau xạ phẫu và cải thiện tốt từsau tháng thứ 3 trở
đi. Kích thước khối u bắt đầu giảm ở tháng thứ
6, tiếp tục giảm ở tháng thứ 12, và giảm nhiều
hơn nữa ở tháng thứ 24 tương ứng với u vị trí
trung não 2,2±0,8cm, 1,6±1,4cm, 1,2±0,6cm. Ở cầu
não là 1,9±1,4cm, 1,4±0,7cm, 1,1±1cm. Ở hành
não 1,6±1cm, 1,2±0,9cm, 0,8±1,5cm; thời gian sau
xạ phẫu càng kéo dài thì kích thước khối u càng
thu nhỏ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Oliveira JG, Lekovic GP, Safavi‐ Abbasi S, Reis CV, Hanel
RA, Porter RW. et al (2010).: Suppracerebellar infratentorial
approach to cavernous malformations of the brainstem:
surgical vari‐ants and clinical experience with 45 patients.
Neurosurgery. 66: 389‐399.
2. Fuchs I, Kreil W, Sutter B, Papaethymiou G, Pendl G (2002),
ʺGamma Knife radiosurgery of brain stem glioma”.
Trước ĐT: Yếu ½
người, không tự đi
lại được
Sau ĐT 6 tháng
BN đi lại đaược
Trước ĐT
Sụp mí mắt, lác, tê
bì ½ mặt
Sau ĐT 12 tháng
BN hết sụp mí mắt,
cảm giác tê bì giảm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 409
Department of Neurosurgery, Karl‐Franzens University,
Graz, Austria, Acta Neurochir Suppl; 84: 85‐90.
3. Kaplan AM, Albright AL, Zimmerman RA, Rorke LB, Li H,
Boyett JM, (1996). et al. Brainstem gliomas in children. A
Childrenʹs Cancer Group review of 119 cases. Pediatr
Neurosurg. 24(4):185‐92.
4. Kida Y, Kobayashi T, Mori Y et al (2000), ʺGamma knife
radiosurgery for low‐grade astrocytomas: results of long‐term
follow upʺ, J Neurosurg Dec; 93 Suppl 3:42‐6.
5. Landolfi JC, Thaler HT, DeAngelis LM. (1998). Adult
brainstem gliomas. Neurology. 51(4):1136‐9. (Medline).
6. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Lê Chính Đại, Nguyên
Quang Hùng: (2012) “Kết quả điều trị 1200 bệnh nhân u não
và một số bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao
gamma quay tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh
viện Bạch Mai”. Y học lâm sàng; số chuyên đề hội nghị khoa
học Bệnh viện bạch Mai lần thứ 28, tr 60.
7. Monaco E III, Khan A (2009), Stereotactic radiosurgery for the
treatment of symptomatic brainstem cavernous
malformations. Department of Neurological Surgery and the
Center for Image‐Guided Neurosurgery, University of
Pittsburgh Medical Center, Pittsburgh, Pennsylvania.
8. NAGY G, RaZak A (2010) “Stereotactic radiosurgery for deep‐
seated cavernous malformations: a move toward more active,
early intervention” Royal Hallamshire Hospital, Sheffeld,
United Kingdom
9. Porter RW, Detwiler PW, Spetzler RF, Lawton MT, Baskin JJ,
Derksen PT, and Zabramski JM, (1999) Cavernous
malformations of the brainstem: experience with 100 patients.
DOI: 10.3171/jns.1999.90.1.0050.
10. Squires LA, Allen JC, Abbott R, Epstein FJ. (1994). Focal tectal
tumors: management and prognosis. Neurology. 44(5):953‐
6. (Medline)
Ngày nhận bài báo: 10/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_dieu_triu_than_nao_bang_dao_gamma_quay_rot.pdf