Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng. Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự phát triển xã hội. Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta. Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 . 2. Mục tiêu đề tài: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6. 3. Ý nghĩa của đề tài: Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 6 để việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế. Xử lý được một lượng CTRSH khổng lồ của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTR của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng. Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6. Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost và tái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn: · Hộ gia đình · Trường học · Cơ quan – văn phòng · Dịch vụ kinh doanh · Bệnh viện, trung tâm y tế · Các chợ trong quận 6 · Doanh trại quân đội · Rác đường phố Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong địa bàn quận 6 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1 Phương pháp luận: Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc thực hiện PLRTN và đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTR một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này. Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn với nhiều thành phần và tính chất khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý. Tại các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm do khí thải và nước rỉ rác. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với tốc dộ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường do CTRSH ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, CTRSH là vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp. Do vậy lượng CTRSH nếu không được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. 6.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, tài liêu Phương pháp chuyên gia Phương pháp điều tra và khảo sát xã hội học Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

doc106 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Làm tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, nâng cao chất lượng của các loại sản phẩm tái sinh, tái chế và tái sử dụng từ các loại phế liệu, giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường, do công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ làm cho các loại chất thải có khả năng tái chế có chất lượng cao hơn ( sạch hơn ) vì không lẫn lộn các loại chất thải sinh hoạt khác nhau. Giảm một phần khối lượng vận chuyển của chất thải rắn sinh hoạt ra các bãi chôn lấp, nhằm nâng cao hiệu quả của các bãi chôn lấp ( kéo dài tuổi thọ - thời gian hoạt động ) và giảm số lượng xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ thành phố đến bãi chôn lấp. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn ( 70-90%) làm phân compost chất lượng cao ( không nhiễm các chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt, không lẫn thủy tinh, kim loại. plastic,…) hoặc vật liệu san nền, thức ăn gia súc, tái sinh năng lượng,… Hoàn chỉnh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn của thành phố. Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn đô thị. 4.2 Nội dung của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 4.2.1 Các cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/04/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 103/2004/QĐ-UB ngày 19/04/2004 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về kế họach Quản lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 – 2005. Quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về việc “Ban hành quy chế Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Quyết định 152/1999/QĐ-Ttg Chính phủ về việc “Chiến lược Quản lý chất thải rắn ở các khu đô thị Việt Nam và các Khu công nghiệp cho đến năm 2020”. Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành bản quy chế tổ chức hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập. Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1997 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi hành chỉ thị 199/Ttg ngày 02/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý Chất thải rắn ở khu đô thị và khu công nghiệp. Công văn số 02/2001/CT-UB ngày 06/03/2001 của UBNDTP về việc “ triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 trong đó có chương trình lập dự án và triển khai thực hiện phân loại CTR tại nguồn và thu gom rác” Quyết định 63/2001/QĐ-UB ngày 23/07/2001 của UBND TPHCM về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình xử lý rác 2001-2005. Công văn số 4237/UB-ĐT ngày 22/07/2004 của UBND TPHCM về việc “ Đồng ý cho Quận 6 tham gia triển khai thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn” Công văn số 7448/TNMT-CTR ngày 12/11/2004 của Sở TNMT gởi UBND Quận 1,4,5,6 và 10 về việc “ triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn” Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng về việc “ hướng dẫn các qui định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn” 4.2.2 Quá trình thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 Năm 2004 theo quyết định số 103/2004/QĐ-UB ngày 19/4/2004 của UBND Thành phố chương trình phân loại rác tại nguồn chính thức được triển khai thí điểm tại 5 Quận là: Quận 1,4,5,10 và huyện Củ Chi. Đến tháng 7/2004 theo đề xuất của Quận 6 được Thành phố xem xét và đồng ý bổ sung Quận 6 tham gia chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn cùng các Quận – huyện trên. Quận 6 tuy là quận được bổ sung vào chương trình thí điểm nhưng lại có những thuận lợi riêng vì khi bắt đầu tiếp nhận chủ trương thực hiện dự án trên địa bàn Quận 6 đã có nhiều dự án hỗ trợ cùng song hành triển khai như: Dự án 415 – Dự án cải thiện chất lượng trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giai đoạn 2 (CBEM ) và dự án cải thiện môi trường Thành phố. Kết quả đạt được từ các dự án trên phần nào tạo một mức độ nhận thức ban đầu cho người dân đối với chương trình PLRTN. Về phía Quận 6, ngay sau khi được UBND Thành phố chấp thuận Quận 6 tham gia vào chương trình thí điểm đã tích cực chuẩn bị nhân lực và tìm đối tác tư vấn để thực hiện dự án và đồng thời triển khai nhiều hoạt động cụ thể: UBND Quận 6 giao Công ty DVCI Quận 6 làm chủ đầu tư dự án đã thống nhất các nội dung của dự án như: công tác tuyên truyền, nhân sự, phối hợp trang bị dụng cụ,…Quận 6 đã tổ chức được buổi hội thảo mang tính tuyên truyền, giới thiệu dự án, giải đáp thắc mắc của mọi người dân và đại diện lực lượng làm rác dân lập xung quanh chương trình PLRTN. Qua hội thảo đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các đại biểu tham gia hội thảo. Tham gia các khóa học dành cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tham gia hội thảo danh cho công nhân thu gom vận chuyển rác ( do Sở TNMT tổ chức ). Tổ chức 03 buổi thảo luận chuyên đề vấn đề PLRTN cho các đối tượng là nghiệp đoàn rác dân lập Quận. Tổ chức 08 buổi tập huấn tuyên truyền cho các đối tượng ban ngành, đoàn thể và nhân dân về phía PLRTN ( hoạt động trên bao gồm nói chuyện chuyên đề và phát bướm về chương trình PLRTN ). Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ trong việc xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức hành động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phân loại rác tại nguồn. Tóm lại, Quận 6 là quận có nhiều thuận lợi để thực hiện chương trình PLRTN, do được sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch UBND Quận thực hiện chương trình PLRTN, sự hỗ trợ của Hội LHPN Thành phố, sự hỗ trợ từ Phòng quản lý CTR thuộc Sở TNMT, sự đồng thuận của các hộ dân, chung cư, trường học trên địa bàn Quận 6 trong thời gian qua. Do vậy, việc thực hiện triển khai chương trình dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6 chọn Phường 8 Quận 6 làm phường thí điểm để thực hiện dự án là hết sức cần thiết và đúng thời điểm nhằm tạo bước ban đầu cho việc thực hiện chương trình trước khi triển khai trên toàn địa bàn Quận 6. Chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn được quận 6 chính thức triển khai theo kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 17/2/2006 của UBND Quận 6 trong đó chọn Phường 8 Quận 6 là Phường đầu tiên thực hiện PLRTN, chương trình chính thức được tổ chức thực hiện ngày 11/3/2006. Tiếp theo các kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 10/4/2006, KH 51/KH-UBND ngày 23/6/2006 và kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 13/11/2006 lần lượt triển khai trên các Phường 3,4,7,8 rồi 1,2,5 và đến các Phường 6, 9 Quận 6. 4.2.3 Những nội dung chủ yếu công ty DVCI đã thực hiện trong chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên 9 phường tại Quận 6 Việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN được xem là quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị quận 6 nói riêng và TPHCM nói chung. Ở giai đoạn triển khai thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn, đề nghị chỉ yêu cầu phân loại CTR sinh hoạt thành 2 loại cơ bản: Loại 1: Rác hữu cơ dễ phân hủy: bao gồm các loại thực phẩm dư thừa, các loại thực phẩm thải bỏ sau quá trình sơ chế thực phẩm. Loại 2: Các thành phần còn lại: bao gồm các thành phần ngoài các thành phần thuộc loại 1, kể cả sành sứ, vỏ nghêu sò ốc,..nhưng không bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch vữa. Dự án thí điểm chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Công tác tuyên truyền: Từng phường sẽ thành lập một tiểu ban tổ chức thực hiện chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn gồm các thành viên như sau: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường; Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố; Hội trưởng hội phụ nữ:; Nhóm hành động (thành lập từ đoàn thanh niên); Mặt trận tổ quốc Phường; Công đoàn các đơn vị; Giáo viên các trường; Ban quản lý chợ; Nghiệp đoàn rác dân lập. Nhiệm vụ chính của các tiểu ban: vận động, hướng dẫn người dân thực hiện PLRTN, kiểm tra , giám sát, xử lý những trường hợp không thực hiện phân loại và vi phạm về các quy định PLRTN. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên: Chủ tịch/Phó Chủ tịch Phường: phụ trách chung Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố: họp và phổ biến kế hoạch với dân, đốc thúc dân cư qua các kỳ họp tổ dân phố. Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ họp dân và cùng với “đội xung kích” (lực lượng đoàn viên thanh niên) thực hiện phổ biến chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn. Tổ trưởng tổ dân phố cũng nhắc nhở công việc phân loại qua các buổi họp dân phố định kỳ, nhắc nhở công việc người dân đặt thùng đúng chỗ, đồng thời thông báo những điều chỉnh về lịch trình thu gom từ Ban thực hiện dự án. Trong công tác triển khai tổ trưởng tổ dân phố có hỗ trợ kinh phí hoạt động từ chương trình vì đây là công tác chiếm khá nhiều thời gian. Tổ đoàn viên - thanh niên: đây là lực lượng chính trong công tác tuyên truyền vận động do các bạn còn trẻ, có thời gian cũng như khá năng động trong những hoạt động phong trào. Ngoài việc tổ chức những cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như xe hoa, áp phích, băngrôn, loa phóng thanh … để phát động phong trào. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn người dân Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn từ các buổi triển khai ban đầu, và một nhiệm vụ khá quan trọng khác là theo lực lượng thu gom trong ngày đi thu gom phần chất thải rắn còn lại, nhắc nhở người dân đem rác ra đổ, đặt thùng rác đúng chỗ, góp ý người dân về cách tách rác (thậm chí có thể xin phép vào nhà hộ dân giúp họ đặt lại thùng rác, dán lại tờ bướm … như là một cách tuyên truyền) và thống kê quá trình phân loại rác từ hộ gia đình. Dự kiến, mỗi cặp đoàn viên sẽ quay lại hộ gia đình cách nhật 3 tuần 1 lần để thực hiện các vấn đề trên. Công tác của đội xung kích cũng được hỗ trợ kinh phí hoạt động như là công việc bán thời gian. Hội trưởng hội phụ nữ: tuyên truyền Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn trong hội thông qua các kỳ họp; Chuyên viên tư vấn và thành viên của chủ đầu tư: tập huấn các thành phần nòng cốt (đoàn thanh niên, hội phụ nữ) để hiểu rõ mục tiêu của dự án cũng như cách phân loại. Để giúp lực lượng này tăng thêm kỹ năng tuyên truyền và thuyết phục người dân tham gia phân loại, các đợt tập huấn ngắn về công tác tuyên truyền vận động có sự tham gia của người dân sẽ được nhóm tư vấn (ENDA) hoặc phối hợp với các chuyên gia môi trường trong các trường đại học, Viện nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Các đoàn thể khác (hội cựu chiến binh, Công đoàn các đơn vị, giáo viên, ban quản lý chợ ….): mỗi lực lượng sẽ tham gia vận động, hướng dẫn đối tượng do mình phụ trách. Nghiệp đoàn rác dân lập: phổ biến lợi ích của. việc phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn và cách thu gom hợp lý đối với lực lượng thu gom rác. Nội dung tuyên truyền: Hình thức tuyên truyền sẽ phù hợp cho từng đối tượng để giúp họ hiểu mục đích và ý nghĩa của việc PLRTN để có ý thức và tự nguyện tham gia một cách tích cực nhất vào việc phân loại. Mục đích chính của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai, giảm bớt chất thải phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải …) mà nguyên nhân sâu xa của nó là do chưa thực hiện tốt việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn. Góp phần vào việc giữ gìn thành phố sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị: tạo cho cộng đồng thói quen bỏ rác đúng nơi đúng chỗ giảm tình trạng xả rác bừa bãi; đối với người thu gom thì hạn chế và chấm dứt treo các bao phân loại xung quanh xe thu gom. Một ý nghĩa quan trọng khác của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay. Trang thiết bị Tồn trữ và phân loại tại nguồn Trang thiết bị tồn trữ và phân loại tại nguồn được thực hiện theo phương án : sử dụng 02 thùng chứa, 01 thùng đựng chất thải thực phẩm có màu xanh lá và 01 thùng chứa các chất còn lại có màu xám. Hai thùng này có thể tách rời (hoặc chế tạo chung thành một thùng nhưng có thể tách rời khi chuyển rác lên xe thu gom). Trong các thùng đều có túi PE (không dùng túi PVC), màu sắc của túi sẽ tương ứng với thùng chứa chất thải, túi màu xanh lá chứa chất thải thực phẩm, túi màu xám đựng các loại chất thải rắn còn lại. Hình 4.1: Hình ảnh các thùng rác phục vụ việc phân loại rác tại nguồn Thùng rác đặt tại gia đình Thùng rác đặt tại nơi công cộng Trong thời gian 6 tháng đầu thực hiện dự án, mỗi hộ dân được cung cấp 2 thùng rác và túi nilong, cung cấp thùng rác 240 lít cho các trường học, cơ quan đơn vị hành chính của Quận (mỗi đơn vị 2 thùng). Thu gom từ các nguồn thải Đối với chất thải thực phẩm Hệ thống thu gom, vận chuyển sẽ được đổi mới để phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, để đảm bảo thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh trong suốt các lộ trình thu gom và các tuyến vận chuyển rác. Tần suất thu gom vẫn giữ nguyên như hệ thống cũ (lấy hàng ngày) do tính dễ phân hủy gây mùi hôi thối. Xe Lavi có hiệu quả thu gom đối với các khu dân cư mặt tiền đường, tuy nhiên hiện tại phương tiện thu gom của lực lượng dân lập thu gom rác trong các con đường nhỏ chưa phù hợp về mặt vệ sinh do đó các thiết bị và phương tiện thu gom cần phải được trang bị mới hoặc nâng cấp để đảm bảo chất lượng vệ sinh. Đối với chất thải còn lại : Sử dụng loại xe đẩy tay với thùng rác tiêu chuẩn. Trên thùng có ghi Phân Loại Chất Thải Rắn Đô Thị Tại Nguồn. Tần suất thu gom phần chất thải còn lại là 7 lần/ tuần, sau đó các thùng thu gom này được vận chuyển đến bô trung chuyển hoặc điểm hẹn để chuyển lên xe chuyên dụng và chuyển đến trạm phân loại. Ngoài ra còn cung cấp xe thô sơ 2 ngăn chứa rác phân loại cho lực lượng quốc doanh và lực lượng làm rác dân lập trên địa bàn Quận 6. Vận chuyển Hiện tại các xe vận chuyển rác họat động trên địa bàn Quận 6 còn tốt, sự phân tài cho các xe xoay vòng tương đối hợp lý, tuy nhiên khi thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn Quận 6 sẽ được đầu tư trang bị thêm các xe tải 5tấn để phục vụ cho công tác vận chuyển đồng thời sử dụng các điểm hẹn của hệ thống quản lý chất thải rắn hữu cơ hiện có. So với hệ thống cũ, xe vận chuyển sẽ qua nhiều điểm hẹn hơn. Ngoài ra còn cung cấp xe thô sơ 2 ngăn chứa rác phân loại cho lực lượng quốc doanh và lực lượng làm rác dân lập trên địa bàn Quận 6. 4.3 Những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện thí điểm PLRTN của 9 trên 14 phường ở địa bàn Quận 6 Trong 9 phường thực hiện thí điểm chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 thì Phường 8 là đơn vị thí điểm Dự án PLRTN đầu tiên, sau đó triển khai lần lượt đến phường 3,4,7 rồi phường 1,2,5 và đến các phường 6,9. Trong quá trình thực hiện thì ở thời gian đầu mỗi hộ gia đình được phát 2 thùng rác: màu xanh lá cây đựng rác hữu cơ và màu xám đựng rác vô cơ, phát bịt nilong và tờ rơi để hướng dẫn phân loại rác tại nguồn. Đồng thời cử cán bộ kiểm tra thường xuyên, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt phân loạQƯM, M,i rác tại nguồn. Trong thời gian đầu việc thực hiện phân loại rác của các hộ dân ở các phường thực hiện rất tốt và đạt kết quả rất cao khoảng trên 85% nhưng sau đó một thời gian khi công tác tuyên truyền dần dần lắng xuống thì người dân vẫn đâu vào đó, không còn phân loại nữa hoặc việc phân loại xem như hình thức đối phó và kết quả đạt được còn rất thấp khoảng 15-20%. Trong quá trình triển khai dự án cho 9 trên 14 phường 9 của quận 6 thì mỗi phường có những thuận lợi cũng như khó khăn riêng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1: Những thuận lợi – khó khăn của 9 trên 14 phường tại Quận 6 Nhóm Phường Thuận lợi Khó khăn 1 8 - Phường đã được tiếp xúc với nhiều dự án của nước ngoài như Dự án Enda, dự án BVMT dựa vào sự phát triển cộng đồng. - Công tác tuyên truyền thuận lợi, được sự ủng hộ của người dân. - Thái độ của người dân tốt. - Rác được thu gom đưa duy nhất về trạm Bà Lài. - Phường 8 là một phường nghèo. - Trình độ dân trí của người dân không đồng đều. - Cơ sở vật chất của phường 8 còn hạn chế: nhà nhỏ, hẹp, không đủ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày - Sinh kế nghèo làm chương trình PLRTN không được diễn ra đồng bộ và làm xáo trộn chương trình. 2 7 - Phường tiếp xúc với nhiều dự án lớn trước khí thực hiện dự án PLRTN. - Rác được thu gom đưa duy nhất về trạm Bà Lài. - Không có nhiều hộ dân nghèo nên dân đồng thuận thực hiện tốt dự án PLRTN. 9 - Phường văn hóa - Tình hình chính trị ổn định - Tình hình vệ sinh môi trường khá tốt dẫn đến việc PLRTN tốt - Nằm trong hẻm nhiều hơn mặt tiền Phường 9 là phường đầu tiên mất việc phân loại rác tại nguồn 3 - Dân có trình độ cao -Lực lượng chính trị mạnh, thành lập nhiều CLB phụ nữ BVMT, xây dựng công tác tuyêntruyền thành vở kịch. -Nhiều khu phố nhỏ nên điều kiện làm rác tại nguồn tốt dẫn đến việc duy trì làm rác tại nguồn tốt. 3 1  - Tình hình vệ sinh môi trường tốt dẫn đến việc PLRTN tốt - Nằm trong hẻm nhiều hơn mặt tiền Rác được thu gom một phần đưa về trạm Bà Lài, còn lại đưa đi nơi khác dẫn đến làm xáo trộn rác. 2 4 5 6 4.4 Kết quả 4.4.1 Đã hình thành qui trình cơ bản thực hiện việc phân loại rác tại nguồn Quy trình tập huấn: tập huấn 3 cấp Ban chỉ đạo cấp quận Lực lượng chủ chốt của phường: Hội đoàn, mặt trận, cựu chiến binh… Tập huấn khu phố, tổ dân phố, người dân, lực lượng rác dân lập. Quy trình kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn dân phân loại: với các lực lượng tham gia Về phía thành phố: Sở TNMT, Hội LHPN thành phố Về phía quận: Phòng TNMT, Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6 Về phía phường: Mặt trận, phụ nữ, thanh niên, CLB bảo vệ môi trường, tổ trưởng dân phố tại chỗ. Hình thức kiểm tra, hướng dẫn: thực hiện bẵng mẫu kiểm tra và điều tra thực tế, hướng dẫn những sai phạm trong phân loại, nắm bắt các trường hợp không phân loại, phân loại sai… Quy trình kiểm tra người làm rác dân lập: Kiểm tra ngăn xe theo qui định ( kiểm tra tại trạm Bà Lài và phường tự kiểm tra ) Kiểm tra việc thực hiện phân loại ( kiểm tra trên đường đi, kiểm tra tại trạm thực hiện xuyên suốt ) Kiểm tra việc rác dân lập phân loại do người dân kiểm tra và phản ảnh. Quy trình phân loại lại rác ( tại trạm rác Bà Lài ): bước đầu đã tổ chức được qui trình phân loại lại rác để làm cơ sở thực hiện dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6. Bảng 4.2: Kết quả sự ủng hộ từ người dân thực hiện chương trình ban đầu thể hiện qua số liệu các đợt kiểm tra Phường Đơn vị điều tra Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 1 Đoàn thanh niên cộng sản Quận 6 74% 2 Đoàn thanh niên cộng sản Quận 6 67% 3 Hội phụ nữ, đoàn TNCS Quận 6 89% 84% 4 Hội phụ nữ, đoàn TNCS Quận 6 67% 58.90% 5 Đoàn thanh niên cộng sản Quận 6 70% 6 55% 57% 7 Hội phụ nữ, đoàn TNCS Quận 6 69% 68% 8 45% 44% 53% 75% 4.4.2 Khó khăn mang tính thực tiễn chính từ sự thiếu đồng bộ của chuỗi hệ thống mà hiện nay chương trình đang gặp phải Đối với người dân: Khả năng nhận biết chương trình là ai cũng biết, cũng hiểu nhưng khi bắt tay vào thực hiện phân loại còn nhiều sai phạm, hoặc chưa thực sự phân loại triệt để hoặc chưa sẵn sàng thực hiện tốt với nhiều nguyên nhân: Thói quen cũ còn nặng, còn đùn đẩy trách nhiệm phân loại Thực hiện lấy lệ, chưa tự giác chỉ làm khí được nhắc nhở Lực lượng rác dân lập chưa thực hiện xe hai ngăn chứa rác đã phân loại và dân móc bịt làm xáo trộn rác đã phân loại Qui chế phân loại rác tại nguồn chưa có nên chưa điều chỉnh được hành vi người dân khi không thực hiện phân loại rác tại nhà. Đối với người làm rác dân lập: Thực hiện ngăn xe: chưa tự giác, làm lấy lệ, không bị xử phạt đối với hành vi sai trái của mình do thiếu qui chế để điều chỉnh hành vi của họ. Thực hiện phân loại: làm chiếu lệ, đùn đẩy trách nhiệm ( dân chưa phân loại, lực lượng rác dân lập chưa phân loại ) chưa bị điều chỉnh xử phạt bởi qui chế, bởi cơ quan chuyên quản ( UBND phường ). Một số người làm rác chưa chuyển rác về đúng nơi qui định như rác dân lập chuyển rác qua bô rác Tân Hóa. Hiện nay người làm rác dân lập trên địa bàn Quận 6 chủ yếu sử dụng phương tiện tự có như xe ba gác đạp, xe ba gác máy, xe lam…vừa thô sơ vừa cũ kỷ không phù hợp với qui định chung, cơi nới tự do chủ yếu chở nhiều rác. Việc tham gia vào chương trình phân loại rác tại nguồn đối với lực lượng làm rác dân lập phải được điều chỉnh bằng qui chế phân loại rác tại nguồn của thành phố ban hành và phải được trang bị lại phương tiện vận chuyển rác phù hợp qui định chung. Vai trò của UBND phường: Các phường đi vào quản lý lực lượng làm rác dân lập theo quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố. Việc quản lý rác dân lập từ các phường vẫn còn nhiều bất cập. Đối với chương trình phân loại rác tại nguồn dù đã có biên bản thỏa thuận với người làm rác dân lập tại từng phường nhưng khả năng bắt buộc: ngăn xe – phân loại – di chuyển đúng nơi qui định chỉ được thực hiện thông qua sự kêu gọi, nhắc nhở, động viên người làm rác nên kết quả việc tham gia người làm rác dối với chương trình phân loại rác còn rất hạn chế nếu không nói là chiếu lệ, đối phó. Vai trò của Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6: Việc thực hiện qui trình phân loại rác tại trạm: bước đầu đạt được một số kết quả nhất định là xây dựng được qui trình phân loại, tính định mức cho việc phân loại. Tuy nhiên để phân loại rác triệt để với 2 loại hữu cơ và vô cơ mặt bằng trạm Bà Lài hiện tại chưa thể đáp ứng cho việc phân loại vì: Tổng diện tích mặt bằng nhỏ Công nghệ tại trạm không phù hợp cho việc phân loại Công suất trạm chỉ xử lý tối đa 60 tấn/ngày Việc định hình cho công nghệ mới, khép kín phù hợp với chương trình phân loại tại nguồn, tránh bụi, mùi, không gây ảnh hưởng đến dân xung quanh trạm đang là bài toán khó đối với công ty. Công ty tranh thủ sự hỗ trợ của sở TNMT trong việc định hình công nghệ phục vụ cho trạm rác khép kín ( đây là dự án hoàn toàn mới chưa có tiền tệ ) nên đã mất khá nhiều thời gian và công sức cho ý tưởng thiết kế trạm rác theo công nghệ tiên tiến phù hợp qui trình phân loại tại nguồn. Lượng rác toàn địa bàn Quận 6 năm 2006 từ 320 – 330 tấn. Trong khi trạm Bà Lài chỉ xử lý 60 tấn/ngày, như vậy với nhu cầu xử lý rác trên toàn địa bàn Quận 6 đòi hỏi phải có thêm 2 trạm xử lý rác có công suất 100 – 150 tấn/ngày. 4.4.3 Đã tổng hợp những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 Qua thời gian thử nghiệm từ 01 phường đến 04 phường rồi 7/14 phường và hiện nay 9/14 phường trên địa bàn Quận 6 có thể nói việc tổ chức phân loại rác tại nguồn muốn đạt được hiệu quả như mong đợi chương trình phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ từ thành phố đến tận phường – tổ dân phố - đến tận người dân và mang tính hệ thống: Từ phía thành phố: phải có nhà máy chế biến phân compost, nhà máy tái sinh tái chế của thành phố…đồng thời ban hành hệ thống pháp lý để hỗ trợ chương trình như: qui chế phân loại rác tại nguồn, qui chế xã hội hóa rác dân lập, đơn giá mới cho việc phân loại rác tại nguồn. Về phía Quận 6: phải có địa điểm xây dựng trạm rác mới tại Quận mang tính hiện đại phù hợp với qui trình phân loại rác tại nguồn và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ tiên tiến. Khâu thực hiện: thực hiện đúng qui cách đã hình thành qua thực tế: quá trình tập huấn – kiểm tra – phân loại. 4.5 Nhận xét Những thuận lợi cơ bản: Về chủ trương đã được sự đồng thuận của UBND Quận 6, Sở TNMT thành phố, UBND 14 phường Quận 6 và các ban ngành đoàn thể của Quận 6 đối với chương trình phân loại rác tại nguồn của Quận 6. Sự đồng thuận từ phía người dân: dân biết rõ về chương trình ( lợi ích, cách thức thực hiện và đồng thuận thực hiện chương trình ). Sự chỉ đạo chặt chẽ của Chủ tịch UBND Quận 6, cùng sự tham gia tích cực của các ban ngành quận 6 là động lực thúc đẩy để thực hiện chương trình. Vai trò của Hội phụ nữ Quận 6, Đoàn TNCS Quận 6, LĐLĐ Quận 6 và các CLB bảo vệ môi trường của các Phường đang là sức mạnh thể hiện quyết tâm thực hiện thành công chương trình phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn quận 6. Sự tham gia hỗ trợ tích cực từ phía Phòng Quản lý CTR thuộc Sở TNMT, Hội LHPN thành phố, Thành đoàn TPHCM…đã góp phần làm chương trình PLCTR ngày càng có nhiều thuận lợi hơn. Bước đầu là sự đồng thuận, hỗ trợ của nghiệp đoàn rác dân lập Quận 6 đối với chương trình. Sự quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty DVCI Quận 6 thể hiện sự vượt khó, khắc phục những điều kiện hiện có để tổ chức thực hiện thành công chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6. Các khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6: Do thời gian chờ duyệt dự án khá lâu và thời gian chờ đấu thầu dụng cụ, cơ giới cho chương trình nên việc phân loại rác tại nguồn thời gian này có kết quả thấp. Việc thành phố chậm ban hành qui chế phân loại rác tại nguồn để điều chỉnh hành vi không thực hiện phân loại rác làm cho việc tuyên truyền phân loại và thực hiện phân loại gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến kết quả phân loại của người dân, người làm rác dân lập, người bươi lượm rác dẫn đến tình trạng phân loại rác cũng được, không làm cũng chảng sao vì chẳng có vai trò của pháp luật can thiệp vào để điều chỉnh. Việc thành phố chưa thực hiện nơi nhận rác hữu cơ để làm comlost đã làm cho chương trình gặp nhiều khó khăn nhất là khâu vận động tuyên truyền người dân. Đối với Quận 6 khó khăn lớn nhất là thiếu trạm để phân loại rác và hiện tại công ty đang nổ lực thực hiện dự án xây dựng trạm rác ép kín tại 144Bis Nguyễn Văn Luông với công suất 150 tấn/ngày để phục vụ chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 5.1 Đánh giá về công cụ pháp lý Trong giai đoạn thực hiện thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 thì chưa có một luật pháp (quy chế) nào quy định về PLRTN. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay ban hành rất nhiều luật và quy chế về chất thải rắn như luật bảo vệ môi trường, quyết định số 155/1999/QĐ-Ttg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc “ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại”, quyết định số 2575/1999/QĐ-RYT ngày 27/8/1999 của Bộ y tế về việc “Ban hành quy chế Quản lý rác y tế”, quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy ban nhân dân TPHCM về việc “Ban hành Quy chế Quản lý Chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố HCM”…nhưng trong những quy chế đó không có quy chế nào ban hành về việc quản lý phân loại rác tại nguồn. Do không có quy chế hay hình thức xử phạt đối với việc phân loại rác tại nguồn nên không thể chế tài hay qui định người dân và người thu gom rác thực hiện đúng và nghiêm túc. Cũng như chưa có mức độ xử phạt đối với người thu gom đổ rác không đúng qui định, việc thu gom rác không đúng lộ trình, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. 5.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom và vận chuyển Do đây là một dự án thí điểm và thời gian phê duyệt dự án quá lâu nên chủ dự án không có kinh phí trong quá trình thực hiện và việc thực hiện dự án còn nhiều hạn chế. Trong quá trình thực hiện dự án chủ dự án đã sử dụng những phương tiện vận chuyển rác thô sơ như xe lam, xe lavi, xe ba gác máy, xe chuyên dùng như xe ép rác, xe tải nhỏ, thùng 660 lít có sẵn của lực lượng thu gom rác dân lập và Công ty DVCI Quận 6 để thực hiện. Hiện nay tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày của Quận 6 khoảng 320 tấn/ngày. Các trạm thu gom gom rác hiện nay của Quận 6 còn lại 2 trạm chính: Thứ nhất là trạm Bà Lài với công suất 60 tấn/ngày tại đây thực hiện việc phân loại rác trước khi đưa ra các bãi rác thành phố hay nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế. Thứ hai là điểm hẹn 144 Bis đường Nguyễn Văn Luông hoạt động từ tháng 5/2005 đến nay tại đây không thực hiện phân loại rác, rác đưa về tại đây được đưa lên xe ép và đưa ra bãi rác thành phố. Tuy nơi đây chỉ là một điểm hẹn tập trung rác nhưng an ninh rất tốt, có quản lý trông coi và kiểm soát người ra vào nghiêm khắc, vệ sinh sân bãi sạch sẽ và sử dụng thuốc khử trùng trong mỗi lần quét dọn khi xe vận chuyển đi nên ít gây mùi có chịu ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây, không gây ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp cho khu vực này. Xe chuyên dùng vận chuyển rác hữu cơ và vô cơ ra các bãi rác thành phố còn thô sơ và chưa được nhà nước đầu tư thỏa đáng để phục vụ cho dự án đạt hiệu quả cao. Sơ đồ vận chuyển thu gom rác của các đơn vị lấy rác Hộ dân Bãi rác thành phố Trạm tập trung rác của Quận 5.3 Đánh giá về tuyên truyền Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn là một dự án liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Trong đó sự tham gia của cộng đồng (hay xã hội) đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án để đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền khá là quan trọng. Công tác tuyên truyền được tổ chức qua các buổi tập huấn, họp cán bộ (tổ dân phố) và tổ chức các cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như áp phích, băng rôn, tờ rơi, loa phóng thanh, báo chí, truyền hình…hoặc một số khu phố đã tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn bằng cách xây dựng các vỡ kịch hài để truyền đạt ý thức bảo vệ môi trường đến người dân. Để thực hiện công tác tuyên truyền có hiệu quả cao thì cần 2 cấp huấn luyện và tập huấn. Cấp 1: bao gồm các cán bộ cấp Quận như Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hoá thông tin; cán bộ cấp Phường: thành viên thuộc tiểu ban tổ chức thực hiện ở mỗi phường, lãnh đạo công ty dịch vụ công ích Quận, đại diện của các tổ chức Đoàn thể và tổ chức xã hội trong Quận (Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hiệp Hội người Hoa) Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên truyền) Cán bộ 14 Phường, Công ty DVCI Cán bộ cấp Quận Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hóa thông tin Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hiệp Hội người Hoa Cấp 2: bao gồm các trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố; lực lượng thu gom công ty DVCI Quận và dân lập; các hội viên cơ sở của các hội viên cơ sở của các tổ chức đoàn thể và xã hội thuộc các phường trong Quận (hội phụ nữ Phường, nhóm đoàn viên, đội dân phòng khu phố); Ban Quản lý chợ tham gia chương trình Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên truyền) Tổ dân phố của 14 phường Hội phụ nữ Phường Lực lượng thu gom dân lập , công ty DVCI Quận Trường học các cấp Hội cựu chiến binh Phường Đoàn viên,Công đoàn cơ quan,xí nghiệp Đoàn viên thanh niên, đội dân phòng KP Ban Quản lý chợ Hộ gia đình Khách sạn, nhà hàng lớn, siêu thị Tiểu thương Học sinh Cán bộ công nhân viên Công tác tuyên truyền có sự phối hợp tốt giữa các ban nghành và Ủy ban nhân dân các phường nhưng thật sự đến tận tay người dân có nơi chưa đạt được dẫn đến ý thức người dân chưa có sự chuyển biến tích cực, thống nhất. Thời gian đầu dự án nhằm giúp người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nhà thì chủ dự án đã hỗ trợ mỗi gia đình 2 thùng rác 15 lít: một thùng màu xám đựng rác vô cơ, một thùng màu xanh lá cây đựng rác hữu cơ và 6 tháng phát bịch nilon miễn phí. Hiệu quả thời gian đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn rất tốt và đạt hiệu quả rất cao nhưng về sau khi công tác tuyên truyền lắng dần thì việc thực hiện phân loại rác đã giảm dần. 5.4 Đánh giá về ý thức của người dân Trước khi dự án thí điểm PLRTN được thực hiện tại Quận 6 thì nơi này đã từng thực hiện các dự án lớn như dự án Enda, dự án bảo vệ môi trường dựa vào sự phát triển cộng đồng, dự án 415, dự án cải thiện chất lượng trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giai đoạn 2 … nên người dân nơi đây sớm có ý thức về bảo vệ môi trường và đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6. Khi dự án bắt đầu thực hiện qua công tác tuyên truyền người dân rất sẵn sàng tham gia và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn rất đạt hiệu quả nhưng trong thời gian gần đây lực lượng tham gia việc PLRTN đã giảm rất thấp, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Phường Giai đoạn đầu (%) Giai đoạn sau (%) 1 74 20 2 76 20 3 85 50 4 67 10 5 70 30 6 65 10 7 69 15 8 73 10 9 85 15 Các thành phần tham gia dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 có thể chia làm 3 nhóm như sau: nhóm phân loại đúng, nhóm phân loại sai và nhóm không phân loại. Trong 3 nhóm đó nhóm phân loại đúng chiếm tỉ lệ rất thấp và thành phần không tham gia phân loại lại chiếm tỉ lệ rất cao. Các lí do khiến các hộ dân không tham gia thực hiện công việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là do : Nhà cửa chật chội, nhỏ hẹp không đủ chỗ đặt thêm thùng rác Một số hộ dân hiện nay chỉ chứa rác tạm bợ trong các bịch nilon và đem đổ bỏ hàng ngày Nhiều hộ dân nhà ít người nên lượng rác ít không cần phải phân loại Việc phân loại gây mất thời gian Trong Quận còn tồn tại nhiều hộ dân nghèo, trình độ văn hóa thấp nên khó nhận thức ( không biết cách phân loại như thế nào) và thái độ nhìn nhận về môi trường còn kém. Nhiều hộ dân giữ lại nguồn rác vô cơ để bán phế liệu chiếm khoảng 54,5% 5.5 Đánh giá về các bãi rác thành phố phục vụ cho việc PLRTN Khi công văn số 02/2001/CT-UB ngày 06/03/2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố HCM về việc “ Triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 trong đó có chương trình lập dự án và triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và thu gom rác” và công văn số 7448/TNMT-CTR ngày 12/11/2004 của sở Tài nguyên – Môi trường gởi Ủy ban nhân dân Quận 1,4,5,6 và 10 về việc “ Triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn” và đến ngày 11/3/2006 Quận 6 bắt đầu triển khai và thực hiện thí điểm dự án PLRTN trên địa bàn thì thành phố vẫn chưa có một bãi rác nào hoặc một nhà máy sản xuất phân compost cũng như nhà máy tái chế nào của thành phố để hỗ trợ cho việc thực hiện phân loại rác tại nguồn của Quận. Đó là một khó khăn lớn trong việc thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, nó làm xáo trộn các thành phần của rác đã được phân loại và làm cho công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác diễn ra không đồng bộ. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã hỗ trợ 2 nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế là nhà máy Đa Phước ở Bình Chánh và nhà máy Vietstar ở Củ Chi. 5.6 Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát Việc kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển và thái độ thực hiện phân loại rác tại nguồn của các hộ dân cũng như thái độ thực hiện phân loại rác của người thu gom rác đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện thí điểm. Các cán bộ ở phường sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các hộ dân, còn hộ dân sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các đơn vị thu gom rác. Tuy nhiên, thời gian đầu thì công tác kiểm tra thực hiện rất nghiêm túc nhưng trong quá trình kiểm tra có rất nhiều hộ dân không thực hiện đúng cách thức phân loại hoặc thực hiện qua loa không có trách nhiệm và đã được các cán bộ nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không hiệu quả. Do không có hình thức xử phạt đối với các hành vi này nên chúng ta không thể chế tài được hành vi của họ. Không chỉ đối với các hộ dân mà người trực tiếp thu gom rác của các hộ dân cũng không hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình và các đơn vị tổ chức cũng như quản lý họ vẫn chưa có hình thức xử phạt hay các quy định cụ thể khác. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát đối với giai đoạn hiện nay chỉ là hình thức chưa mang tính khách quan cụ thể nào trong công việc phân loại rác tại nguồn khi nhà nước chưa đưa ra các luật pháp hoặc các biện pháp chế tài cụ thể. 5.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập Hiện nay, trên địa bàn Quận 6 nói riêng và thành phố nói chung, việc bươi lượm phế liệu của người dân thu lượm ve chai diễn ra rất phổ biến và phức tạp, làm xáo trộn chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Họ chính là đối tượng góp phần làm giảm hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn của các hộ dân. Và tình trạng bươi lượm này có chiều hướng gia tăng vào ban đêm. Vì đây là kế sinh nhai cho cuộc sống của họ nên chúng ta không thể nghiêm cấm hay xử phạt. Không chỉ họ mà những người làm rác dân lập cũng là một trong những thành phần bươi lượm tìm kiếm phế liệu trong rác. Để giảm mức độ bươi lượm rác của người dân thì chủ dự án phải xây dựng một lộ trình thu gom hợp lý, thời gian giao và nhận rác đúng quy định. Hình 5.1 : Những người bươi lượm rác CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN TỚI 6.1 Các biện pháp trước mắt Vì đây là một dự án thí điểm về việc PLRTN nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ đưa ra nhiều phương án để thực hiện từ đó sẽ đưa ra nhiều biện pháp để xử lý và giải quyết vấn đề về môi trường. Chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 hiện nay được thực hiện chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện từ ngày 11/3/2006 đến gần cuối năm 2009, bị gián đoạn một thời gian giai đoạn 2 dự kiến thực hiện vào cuối tháng 9/2010. Và hội nghị thực hiện dự án PLRTN trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2 được thực hiện vào ngày 21/5/2010. Hình 6.1: Hội nghị thực hiện dự án PLRTN trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2 Các ý kiến được tổng kết trong hội nghị thực hiện dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2: Phải tổ chức lại công tác tuyên truyền, tập huấn lại từng tổ dân phố, đến từng người dân để dân biết, dân làm và dân kiểm tra nên sử dụng các lực lượng tuyên truyền của phường, các mô hình có sẵn như câu lạc bộ bảo vệ môi trường, khu phố không rác, đường không rác… Tận dụng trang thiết bị thu gom và vận chuyển đã có sẵn để tiếp tục thực hiện dự án PLRTN, đồng thời sẽ trang bị lại các trang thiết bị đó để việc thực hiện dự án diễn ra được đồng bộ giữa lực lượng thu gom công lập và dân lập. Đối với lực lượng thu gom rác việc sử dụng phương tiện vận chuyển rác phải đảm bảo: việc lưu chứa riêng biệt 2 loại rác hữu cơ và vô cơ đã được phân loại đồng thời xe vận chuyển trên đường phải đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Xe phải có tín hiệu âm thanh khi đi thu gom rác, người thu gom phải trang bị đồng phục có bảng tên. Ủy ban nhân dân phường phối hợp lực lượng tổ dân phố và lực lượng thu gom: xây dựng lộ trình thu gom, qui định thời gian cụ thể và thông báo đến người dân biết để thực hiện. Thống nhất thời gian thu gom rác trên toàn Quận 6 là từ 18h đến 6h sáng hôm sau; đề nghị đưa qui định này vào hợp đồng đối với các lực lượng thu gom rác, đồng thời trong hợp đồng lấy rác nêu luôn biện pháp chế tài đối với người thu gom nêu vi phạm thời gian nêu trên và nếu bỏ không lấy rác nhiều ngày. Xây dựng phối hợp công tác tuyên truyền – giám sát – kiểm tra – xử phạt và khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, mô hình thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn ( bằng việc phối hợp các đơn vị: Ủy ban nhân dân phường, ban ngành đoàn thể phường và quận, các đơn vị chuyên ngành như Tài nguyên – Môi trường, Dịch Vụ Công Ích trong đó nâng cao vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ và mặt trận ). Nâng cao việc chế tài trong xử phạt đối với cá nhân, đoàn thể, cơ quan không thực hiện PLRTN. Các giải pháp đề xuất trước mắt để nâng cao hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 trong thời gian tới: Giải pháp về tuyên truyền Khi thực hiện tiếp việc phân loại rác tại nguồn trong giai đoạn 2, Quận 6 được thừa hưởng những giải pháp hữu hiệu ở giai đoạn 1 như: Công tác tuyên truyền đã được phổ biến đến từng tổ dân phố, hộ dân. Sử dụng các mô hình có sẵn như câu lạc bộ bảo vệ môi trường, khu phố không rác, đường không rác…. In áp phích, tờ bướm với những hình ảnh đơn giản, dễ hiểu phát cho từng hộ dân, cũng như in các tờ hướng dẫn chỉ cách phân loại rác dán trên các thùng rác hoặc ở những nơi dễ thấy để thuận lợi cho việc thực hiện phân loại của người dân. Lập tờ cam kết thực hiện phân loại rác tại nguồn do phường quản lý đối với hộ dân và lực lượng dân lập. Sử dụng công tác tuyên truyền mới cả về nội dung lẫn hình thức và cách triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn, và nâng cao ý thức, cách hiểu biết của người dân về lợi ích của việc phân loại rác để bảo vệ môi trường. Thời gian tuyên truyền phải diễn ra liên tục Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác tuyên truyền Nội dung tuyên truyền luôn đổi mới Giải pháp về dụng cụ, phương tiện vận chuyển Nghiên cứu thiết kế các phương tiện vận chuyển rác đã phân loại (xe 2 ngăn). Công ty DVCI là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu xe 2 ngăn chứa rác hữu cơ và vô cơ sao cho phù hợp với điều kiện rác thải Quận 6. Hình 6.2: Một vài kiểu mẫu xe 2 ngăn mà công ty DVCI đã đề xuất Thay đổi toàn bộ xe thô sơ và xe chuyên dùng bằng các kiểu mẫu xe 2 ngăn đã thiết kế để phục vụ cho việc vận chuyển rác đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Phải thống nhất giờ lấy rác trên toàn địa bàn Quận 6 từ 18h đến 6h nhưng chủ động giao rác trong khoảng thời gian nêu trên là do người thu gom thỏa thuận với các hộ dân từng khu vực và khi tiến hành thu gom xe đi thu gom cần trang bị chuông, nhạc để báo hiệu. Đối với quốc doanh: đầu tư phương tiện thu gom, vận chuyển thích hợp để thực hiện phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả cao. Đối với dân lập: việc trang bị dụng cụ thu gom, trang phục, bảng tên, phương tiện vận chuyển là bắt buộc và còn là trách nhiệm của chủ đường dây rác dân lập. Việc thu gom vận chuyển của lực lượng rác dân lập phải đảm bảo rác được phân làm 2 loại ( hữu cơ và vô cơ), đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Đồng thời lực lượng rác dân lập phải cam kết với ủy ban nhân dân phường về việc phân loại, thu gom và vận chuyển đúng theo quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp phường. Giải pháp về các bãi rác thành phố Đưa các nhà máy sản xuất phân compost và tái sinh tái chế vào hoạt động để phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn đang thực hiện thí điểm tại quận. Các nhà máy nhận rác hữu cơ đã phân loại để sản xuất phân compost và rác vô cơ sản xuất các sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống xã hội như hạt nhựa PE, PP, phôi nhựa, tấm cốt pha… Hình 6.3: Các sản phẩm tái chế từ rác vô cơ minh họa Giải pháp về công cụ pháp lý Cấp thành phố: Ban hành các qui định về phân loại rác tại nguồn, các hình thức xử phạt và khen thưởng. Khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, mô hình thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn. Khen thưởng các đơn vị thu gom thực hiện đúng quy cách phân loại và vận chuyển đúng nơi quy định. Khen thưởng các đoàn thể cấp phường, cấp quận, các đơn vị chuyên ngành như phòng tài nguyên – môi trường, dịch vụ công ích, cùng các đơn vị phối hợp thực hiện phân loại rác tại nguồn. Cấp quận: thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm đối với người dân, lực lượng thu gom…đúng theo qui định. Cấp phường: tích cực kiểm tra giám sát, xử phạt đối với lực lượng làm rác dân lập. 6.2 Các biện pháp lâu dài Mô hình chung của việc thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 Nhà máy xử lý Trạm tập trung rác Lực lượng thu gom rác Hộ dân Trên thực tế, đây là một dự án cần rất nhiều thời gian để đầu tư và thực hiện. Để duy trì được dự án và thực hiện việc PLRTN trên toàn địa bàn Quận 6 cũng như thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao thì phải có sự diễn biến đồng bộ từ nguồn phát sinh rác đến nhà máy xử lý. Vì vậy, từ các mô hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn của các Quận Huyện trong thành phố, ta có thể đề xuất được các biện pháp lâu dài để duy trì việc thực hiện PLRTN trên địa bàn Quận 6 nói riêng và thành phố nói chung là: 6.2.1 Công tác tuyên truyền Phải có kế hoạch thực hiện lâu dài và cụ thể đối với từng quận huyện. Trong đó phải xác định rõ nguồn kinh phí đầu tư, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện và nội dung tuyên truyền. Công tác tuyên truyền sẽ được kiểm tra, đánh giá theo định kì. Cải thiện các cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như áp phích, băng rôn, loa phóng thanh…bằng những hình ảnh mới lạ, các câu khẩu ngữ lành mạnh về môi trường nhằm nâng cao ý nghĩa cũng như mục đích của việc thực hiện PLRTN trên địa bàn Quận 6. Mở rộng các lớp tập huấn về việc PLRTN cho lực lượng tuyên truyền viên đặc biệt ưu tiên cho lớp trẻ sau này. 6.2.2 Công cụ pháp lý (quy chế) Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sớm ban hành qui chế phân loại rác tại nguồn để có cơ sở pháp lý thực hiện việc điều chỉnh các cá nhân, đơn vị không thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người làm rác dân lập chuyển đổi phương tiện vận chuyển phù hợp. Xây dựng các mức độ xử phạt đối với cá nhân, đoàn thể, cơ quan không thực hiện PLRTN. 6.2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển Do sự phân bố không đồng đều về địa hình, diện tích, dân số,…và điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường của các Quận Huyện trong thành phố nên ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức thu gom và vận chuyển rác đã phân loại của các Quận Huyện. Qua các mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn của các Quận 1, 4, 5, 6, 10 và Huyện Củ Chi vạch ra kế hoạch thu gom và vận chuyển phù hợp cho từng Quận Huyện. Hình thức thu gom rác: Có 2 cách thu gom phân loại rác Lấy rác hàng ngày, thu gom rác vô cơ và hữu cơ cùng lúc nhưng chứa vào 2 ngăn khác nhau. Lấy rác cách ngày, thu gom rác hữu cơ thường xuyên và rác vô cơ lấy 2-3 ngày/lần/tuần. Riêng các quận ngoại thành và các huyện có dân cư thưa thớt rác vô cơ được lấy 3-4 ngày/lần/tháng. Hình thức vận chuyển rác: Đối với các Quận nội thành: Ở những quận có trạm trung chuyển như Quận 6, 11, Tân Bình…thì rác sinh hoạt đã phân loại sau khi thu gom từ các hộ dân, cơ quan, dịch vụ sẽ tập trung tại trạm và được tách hẳn ra 2 loại hữu cơ và vô cơ. Rác này được vận chuyển đến bãi rác thành phố bằng 2 xe ép khác nhau ( 1 xe ép hữu cơ và 1 xe ép vô cơ). Ở những quận không có trạm trung chuyển như Quận 1, 3…thì rác sinh hoạt khi thu gom từ các hộ dân, cơ quan, dịch vụ sẽ được lực lượng thu gom phân loại trực tiếp trên xe và vận chuyển thẳng tới bãi rác thành phố. Đối với các Quận ngoại thành và các Huyện: Ở các khu dân cư tập trung thì hình thức thu gom và vận chuyển rác đã phân loại sẽ được thực hiện giống như các quy trình ở các quận nội thành. Ở các khu dân cư thưa thớt, các thương nghiệp, khu chợ thì sẽ có cuộc vận động, hướng dẫn người dân cách làm phân compost đơn giản tại nhà (đối với rác hữu cơ), còn rác vô cơ sẽ được thu gom vận chuyển đến bãi rác thành phố để tái sinh tái chế. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận Qua điều tra và khảo sát thực tế nhận thấy ý thức của người dân trên địa bàn Quận 6 về vệ sinh môi trường khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ biết đến phân loại rác tại nguồn và mức độ đồng thuận thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao. Qua thời gian thực hiện thí điểm dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 1, ta thấy rõ các khó khăn mà quận 6 vướng phải như : Thời gian chờ duyệt dự án kéo dài nên không có kinh phí thực hiện dự án trong thời gian đầu. Thành phố chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy định về phân loại rác tại nguồn nên ảnh hưởng lớn đến kết quả phân loại của người dân, người làm rác dân lập, người bươi lượm rác dẫn đến tình trạng phân loại rác bị xáo trộn. Trong thời gian đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn thì thành phố vẫn chưa có nơi tiếp nhận rác hữu cơ để làm phân compost và rác vô cơ để tái sinh tái chế nên khâu vận động tuyên truyền cho người dân gặp nhiều khó khăn. Riêng địa bàn quận 6 khó khăn lớn nhất là thiếu trạm tập trung để phân loại rác, hiện tại quận 6 có 2 địa điểm tập trung rác là trạm rác Bà Lài và điểm hẹn 144 Bis Nguyễn Văn Luông với tổng công suất là khoảng 230 tấn/ngày không đủ đáp ứng cho khối lượng rác hàng ngày của Quận 6 là 320 tấn/ngày. Về phương tiện thu gom và vận chuyển thì sử dụng lại những phương tiện có sẵn nên còn thô sơ, kém chất lượng, nhiều xe thu gom bị xuống cấp và hư hỏng nặng (đối với lực lượng dân lập), không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Đây là một dự án thí điểm được thực hiện để làm cơ sở xây dựng các mô hình phân loại rác tại nguồn cho toàn thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc thù về địa hình, diện tích và dân số của từng Quận Huyện khác nhau nên sẽ có các mô hình phân loại rác tại nguồn phù hợp cho từng Quận Huyện. Đây là một dự án lâu dài cần có nhiều thời gian để thực hiện và tốn nhiều kinh phí đầu tư. Để có một dự án bền vững và lâu dài thì cần có sự kiên nhẫn trong quá trình thực hiện thì mới tạo được sự đồng thuận của người dân, về lâu dài sẽ tạo thành thói quen hàng ngày của họ. Lúc đó dự án phân loại rác tại nguồn mới thật sự thành công. 7.2 Kiến nghị Cần có sự đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lý một cách đồng bộ. Cần có kế hoạch tuyên truyền lâu dài và liên tục. UBND thành phố sớm ban hành qui chế PLRTN để có cơ sở pháp lý thực hiện việc điều chỉnh các cá nhân, đơn vị không thực hiện chương trình PLRTN. Sở Tài nguyên – Môi trường sớm có mẫu cho các phương tiện vận chuyển rác đã phân loại (xe 2 ngăn) Sở Tài nguyên – Môi trường nghiên cứu và sớm có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng làm rác dân lập trong việc chuyển đổi phương tiện vận chuyển rác phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docxBIA.docx
  • docxLOI CAM ON.docx
  • docxMUC LUC.docx
  • docxNHAN XET GVHD.docx
  • docxNHIEM VU DO AN.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx
Tài liệu liên quan