- Xã Đức Giang là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn do đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa là việc làm rất cần thiết. Mặc dù sau khi áp dụng kỹ thuật thâm canh mới thì thu nhập của người trồng lúa đã được tăng lên nhưng nếu so với các ngành nghề khác thì thu nhập của người trồng lúa vẫn là thấp nhất. Điều này đã khiến cho lao động trẻ tại địa phương thường bỏ ruộng để đi làm thuê. Ruộng bỏ hoang nhiều gây lãng phí nguồn lực rất lớn.
- Kỹ thuật thâm canh lúa SRI cho năng suất cao hơn kỹ thuật thâm canh lúa truyền thống nhưng một số hộ dân trồng những giống lúa có giá trị kinh tế thấp đã giảm mức thu nhập tiềm năng của hộ.
- Kỹ thuật SRI có yêu cầu khắt khe về đất đai, tưới tiêu do đó một số thôn trong xã không áp dụng được. Ngoài ra, kỹ thuật này khác hoàn toàn với quan niệm cũ của người nông dân về sản xuất lúa nên người sản xuất vẫn chưa quen, việc áp dụng kỹ thuật còn không đúng với qui trình được hướng dẫn, bón phân bừa bãi không hợp lý nên chưa đạt được mức năng suất mong muốn. Tỷ lệ hộ trung bình và kém còn nhiều.
- Trình độ thâm canh của một số người nông dân trong xã còn hạn chế trong khi đó các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh SRI ở xã còn chưa được tổ chức nhiều.
- Thị trường đầu ra cho sản phẩm lúa gạo còn không ổn định khiến nông dân không yên tâm đầu tư cho các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao.
- Ngoài ra còn có nhiều những hạn chế khác như: trình độ quản lý của cán bộ chuyên ngành các cấp, sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa thật sự nhiều
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa SRI tại xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố thâm canh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, thị trường không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn đòi hỏi về chất lượng lúa thì giống lúa lại càng trở nên quan trọng hơn.
Một giống lúa tốt là phải phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với sâu bệnh.
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương em thấy, trước đây người dân hay sử dụng các giống lúa truyền thống như Xi 23, Di truyền 10... nhưng hiện nay giống lúa được sử dụng nhiều nhất năm 2008 là KD 18, Q5 và HTS1. Đây là các giống lúa thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, có năng suất và chất lượng khá, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đặc điểm một số giống lúa chính được trồng tại địa phương
- Giống lúa Q5: Là giống lúa thuần Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam từ 1993, được công nhận giống Quốc gia năm 1999. Những đặc tính chủ yếu là: cao cây 95 - 105 cm, đẻ nhánh khá, hạt hơi bầu, khối lượng 1000 hạt: 25 - 26 g, chất lượng gạo trung bình, năng suất đạt 60 tạ/ ha, thâm canh cao có thể đạt 70 tạ/ ha. Chống đổ khá, nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ. Thích hợp trên đất vàn, vàn trũng, chịu chua khá.
- Giống Khang dân 18: Là giống lúa thuần Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam từ 1996 được công nhận giống Quốc gia năm 1999. Những đặc tính chủ yếu là: cao cây 90 - 110 cm, bông dài, số hạt/ bông từ 200 - 230 hạt. Khối lượng 1000 hạt: 19 - 20 g, chất lương gạo tốt. Năng suất trung bình 60 tạ/ ha. Thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ ha. Chống đổ khá, chịu rét khá. Nhiễm khô vằn, đạo ôn nhẹ, nhiễm rầy từ nhẹ đến trung bình. Thích hợp với đất vàn cao, vàn..
- Giống Hương thơm số 1: Là giống lúa thuần Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam từ 1998, do viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp và công ty giống cây trồng Quảnh Ninh chọn lọc, đánh giá. Những đặc tính chủ yếu là: cao cây 90 - 100 cm, bông dài, số hạt chắc từ 120 - 130 hạt/bông. Khối lượng 1000 hạt: 24 – 24,5 g, chất lương gạo tốt, gạo trong, cơm thơm, dẻo. Năng suất trung bình 55 tạ/ ha. Thâm canh tốt có thể đạt 75 tạ/ ha. Chống đổ trung bình khá, chịu rét khá. Kháng đạo ôn, bạc lá, thích ứng cao. Khả năng chịu chua trung bình. Tuy có chất lượng tốt, giá bán cao nhưng năng suất và giá bán không ổn định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài nên người dân không trồng nhiều. Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường kiên thức cho nông dân về qui trình, yêu cầu kỹ thuật của giống lúa này để khuyến khích người dân sản xuất mở rộng.
Như vậy có thể thấy các nhóm hộ đã có sự đầu tư về giống lúa thâm canh. Các giống lúa được sử dụng đều có năng suất cao, chất lượng gạo từ trung bình khá đến tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, có khả năng chống chịu một số bệnh thường gặp như đạo ôn, khô văn, bạc lá.Trong đó các giống lúa được phân chí theo chất lượng là giống lúa có chất lượng cao như: Hương thơm số 1, Khang Dân 18 và các giống lúa chất lượng trung bình và thấp như: Q5, lai 2 dòng, Nhị ưu 838, Xi 23, Di truyền…
Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI được thể hiện trong biểu đồ 1.
Trong các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI thì nhóm hộ khá sử dụng 100% là giống lúa KD18. Đây là giống lúa chất lượng cao nhưng không được thị trường ưa chuộng do cơm không có mùi thơm nên có giá bán thấp hơn HTS1. Nhóm hộ kém tuy năng suất thu được thấp nhưng các hộ rất biết nắm bắt nhu cầu thị trường do vậy diện tích trồng HTS1 khá cao (26,57 % tổng diện tích gieo trồng của nhóm hộ). Nhóm hộ này đa số là các hộ sản xuất chăn nuôi là chủ yếu do đó họ không đầu tư nhiều cho sản xuất lúa nên năng suất không cao. Nhóm hộ trung bình là nhóm hộ trồng Q5 nhiều nhất (68,61 % tổng diện tích gieo trồng của nhóm hộ). Đây là giống lúa cho năng xuất khá cao, và cũng là giống lúa truyền thống ở địa phương do đó hộ phải tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nhưng hộ chỉ đạt mức trung bình chứng tỏ trình độ sản xuất của hộ không cao.
Biểu đồ 1: Thực trạng sử dụng giống lúa ở các nhóm hộ năm 2008
Trong các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống thì nhóm hộ khá và trung bình chỉ trồng 2 giống lúa KD18 và Q5 (chiếm khoảng 2/3 diện tích gieo trồng của các nhóm hộ). Giống lúa HTS1 chỉ được nhóm hộ kém trồng nhưng cũng không nhiều (28,61 % gieo trồng của nhóm hộ).
Giống HTS1 là giống lúa mới đang được khuyến khích trồng ở địa phương. Giống này tuy năng suất không cao bằng các giống khác nhưng giá bán của nó lại khá cao (10000đ/sào trong khi KD 18 là 7000đ/sào và Q5 là 5000đ/sào) do đó nó có giá trị kinh tế cao. Mặc dù đã được đưa vào địa phương 3 năm nay nhưng diện tích trồng của nó vẫn còn rất khiêm tốn. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Qua điều tra thực tế em thấy các hộ dân rất muốn trồng giống lúa này nhưng năng suất và giá bán của giống không ổn định " được mùa rớt giá" do vậy khiến nông dân không còn mặn mà với giống nữa. vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương hiện nay là đầu ra ổn định cho sản phẩm lúa gạo. Có như vậy mới khuyến khích hộ nông dân mạnh dạn đổi mới TBKT trong sản xuất lúa.
Ngoài việc đầu tư cho chất lượng lúa giống thì hộ cũng đã đầu tư cho khối lượng lúa giống/ sào. Toàn bộ các hộ ở cả 2 nhóm đã đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật về qui trình xử lý lúa giống cũng như số lượng lúa giống/ sào. Các hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI sử dụng trung bình là 1kg/sào lúa giống và các hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống là 2,7 kg/sào.
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy rằng các nhóm hộ đã đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật về khâu giống, nhóm hộ khá và kém thường dùng giống chất lượng cao còn nhóm hộ trung bình lại dùng nhiều lúa chất lượng thấp.
* Yếu tố phân bón
Do đất đai trong sản xuất nông nghiệp bị giới hạn hàm lượng các chất dinh dưỡng, nếu sử dụng đất đai không hợp lý, đất đai không được bồi dưỡng, cải tạo độ phì nhiêu thì dần dần đất sẽ bị thoái hoá, không thể sử dụng được.
Nhận thức rõ được điều này, trong những năm qua, các hộ nông dân trong xã luôn chú trọng đầu tư phân bón cho cây lúa nhằm nâng cao năng suất đồng thời bảo vệ đất nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Tuy nhiên nếu sử dụng phân bón bừa bãi thì không những gây lãng phí nguồn lực mà còn làm giảm năng suất của lúa.
Qua điều tra thực tế tại địa phương, em đã tiến hành lập biểu mức đầu tư phân bón đối với từng giống lúa ở các nhóm hộ khá, trung bình và kém sản xuất theo kỹ thuật SRI. Kết quả cho thấy rằng nhóm hộ khá đầu tư cho phân bón tốt hơn nhóm hộ trung bình và kém. Họ đã đầu tư tương đối đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, đạt khoảng 90%. Nhóm hộ kém thường đầu tư phân bón không cân đối, đạt khoảng 80% yêu cầu kỹ thuật. Do vậy năng suất lúa của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình và kém nhiều. Bón phân đúng cách, liều lượng sẽ giúp tăng năng suất đồng thời tiết kiệm phân bón, nâng cao hiệu quả của phân. Hộ kém thường sử dụng phân chuồng vượt mức do hộ kém thường phát triển nghề chăn nuôi là chính vì vậy mức độ đầu tư cho các loại phân khác giảm đi.
Theo qui trình thâm canh lúa thì bón đạm nhiều vào thời kỳ bón thúc là thời kỳ lúa đẻ nhánh. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì số nhánh lúa hữu hiệu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Nếu bón thừa đạm thì lại khiến lúa phát triển cao cây, đẻ nhánh vô hiệu nhiều, làm giảm năng suất. Nhóm hộ kém tuy đã đầu tư rất nhiều cho đạm nhưng không nhận thức được vấn đề này nên bón đạm không đúng lúc, không đúng liều lượng nên gây nên cản trở hoạt động sinh lý của cây, gây mất cân bằng sinh lý và thuận tiện cho sâu bệnh phát triển.
Bảng 4,6 cho ta thấy tình hình đầu tư phân bón của từng nhóm hộ so với yêu cầu kỹ thuật. Bảng 4,7 cho ta thấy chi phí bằng tiền cho thâm canh 1 sào lúa theo kỹ thuật SRI.
Theo các bảng trên ta thấy, chi phí cho phân bón của nhóm hộ kém là cao nhất nhưng nhóm hộ này lại đạt năng suất thấp nhất. Chính việc sử dụng không hợp lý số lượng phân và thời điểm bón phân đã gây nên sự lãng phí.
Hộ khá có xu hướng giảm dần phân hữu cơ, tăng dần các phân vô cơ, trong khi đó, hộ trung bình và kém thì có xu hướng tăng dần việc sử dụng phân hữu cơ . Do trong phân hữu cơ có rất nhiều dưỡng chất cho đất nhưng lại
khó xác định tỷ lệ các chất này nên dễ gây sự dư thừa chất cho cây, khiến cây không đạt được năng suất cao.
Bảng 4.6: Tình hình đầu tư phân bón trên 1 sào lúa so với YCKT của các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI năm 2008
ĐVT: Kg/sào
Chỉ tiêu
Phân hữu cơ
Phân Đạm
Phân lân
Phân Kali
Năng suất
YCKT
TH
TH/YCKT (%)
YCKT
TH
TH/YCKT (%)
YCKT
TH
TH/YCKT (%)
YCKT
TH
TH/YCKT (%)
Hộ khá
KD 18
400
366.67
91.67
8
8.07
100.88
23
21.47
93.35
8
7.2
90
298.5
Q5
450
387.5
86.11
8
8.25
103.13
22
22.5
102.27
8
7.75
96.88s
242.5
Hộ TB
KD 18
400
400
100
8
6.7
83.75
23
30.9
134.35
8
7.4
92.5
216.7
Q5
450
350
87.5
8
8.1
101.25
22
25.23
114.68
8
8.14
101.75
228.1
HTS1
400
300
75
9
8.5
106.25
23
24.86
108.1
8
6.72
0.84
207.34
Hộ kém
KD 18
400
500
125
8
7.06
88.25
23
20.13
87.52
8
5.67
70.88
186.6
Q5
450
400
88.89
8
7.55
94.38
22
20.55
93.4
8
6.31
78.88
197
HTS1
400
400
100
9
7.32
91.5
23
20.17
87.7
8
6.53
81.63
180
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Bảng 4.7: Chi phí đầu tư phân bón cho 1 sào lúa qua 2 năm ở các nhóm hộ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
SL (kg)
GT (1000đ)
SL (kg)
GT (1000đ)
SL (kg)
GT (1000đ)
SL (kg)
GT (1000đ)
SL (kg)
GT (1000đ)
SL (kg)
GT (1000đ)
I. Vụ xuân
414.64
420.25
403.66
427.6
490.47
434.56
403.41
416.27
392.18
425.5
467.05
424.835
1. Phân hữu cơ
378.5
189.25
362
181
457.1
228.55
366.7
183.335
350
175
433.3
216.65
1. Phân đạm
8.04
60.3
7.24
54.3
7.08
53.1
8.07
60.525
7.76
58.2
7.31
54.825
2. Phân lân
20.9
62.7
27
81
20.12
60.36
21.47
64.41
27
81
20.27
60.81
3. Phân kali
7.2
108
7.42
111.3
6.17
92.55
7.2
108
7.42
111.3
6.17
92.55
II. Vụ mùa
406.43
441.635
456.2
454.935
499.06
438.34
406.4
441.64
456.2
454.94
499.06
438.34
1. Phân hữu cơ
366.67
183.335
416.67
208.335
466.67
233.335
366.7
183.335
416.7
208.335
466.67
233.335
1. Phân đạm
8.76
65.7
8.82
66.15
7.51
56.325
8.76
65.7
8.82
66.15
7.51
56.325
2. Phân lân
22.7
68.1
23.35
70.05
18.71
56.13
22.7
68.1
23.35
70.05
18.71
56.13
3. Phân kali
8.3
124.5
7.36
110.4
6.17
92.55
8.3
124.5
7.36
110.4
6.17
92.55
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Mặt khác trên thị trường hiện nay có tràn lan phân bón giả kém chất lượng đã khiến cho người sản xuất bị thiệt hại nặng nề, gây mất ổn định trong sản xuất lúa.
* Công tác bảo vệ thực vật
Kỹ thuật SRI giúp giảm đáng kể sâu bệnh do vậy các hộ sản xuất cũng giảm bớt công tác bảo vệ thực vật.Các hộ chủ động diệt trừ cỏ dại bằng tay, nạo ngay từ đầu, hạn chế phun thuốc. Tỷ lệ lúa nhiễm sâu bệnh giảm nhiều, mức độ nhiễm bệnh cũng giảm. Điều này thể hiện trong bảng 4.8
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện các biện pháp BVTV ở các nhóm hộ nông dân
ĐVT: %
Chỉ tiêu
2007
2008
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
1. Tỷ lệ diện tích lúa được phun phòng
100
100
70
100
100
80
2.Tỷ lệ diện tích lúa bị nhiễm bệnh
20
20
40
15
15
34
3. Tỷ lệ diện tích bị nhiễm được phun đúng kỹ thuật
85
80
60
90
85
70
4.Tỷ lệ diện tích bị sâu hại nặng
4.25
5.75
8.35
3.25
4.97
6.72
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng ta thấy, tỷ lệ diện tích lúa được phun phòng qua 2 năm của nhóm hộ khá và trung bình đạt 100% trong khi đó hộ nghèo mới chỉ đạt 70% vào năm 2007 và 80% vào năm 2008. Điều này HTX và nông dân cần phải khắc phục bởi vì để phòng trừ sâu bệnh hại đạt hiệu quả cao nhất thì việc phun phòng phải được tiến hành trên cả khu vực. Việc nhóm hộ kém tỷ lệ diện tích lúa được phun phòng thấp hơn nhóm hộ khá và trung bình đã dẫn đến tỷ lệ lúa bị nhiễm sâu bệnh của hộ kém là cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ lúa được phun phòng, tỷ lệ diện tích lúa bị nhiễm bệnh, tỷ lệ diện tích bị nhiễm được phun đúng kỹ thuật có giảm đi qua các năm song khoảng cách thực hiện đúng giữa các nhóm hộ là khá cao.
Để tìm hiểu tình hình đầu tư cho công tác bảo vệ thực vật ở các nhóm hộ, em tiến hành lập bảng 4.9
Bảng 4.9: Tình hình đầu tư cho công tác bảo vệ thực vật ở các nhóm hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm2007
Năm 2008
Hộ Khá
Hộ trung bình
Hộ kém
Hộ Khá
Hộ trung bình
Hộ kém
I. Vụ xuân
1. Tỷ lệ hộ có bình bơm
%
100
95
85
100
95
85
2. Số tiền đầu tư cho công tác BVTV
1000đ/sào
15
18
20
15
18
20
3. Tỷ lệ diện tích bị sâu hại nặng
%
2.18
2.2
4.27
1.45
2.27
3.14
II. Vụ mùa
1. Tỷ lệ hộ có bình bơm
%
100
95
85
100
95
85
2. Số tiền đầu tư cho công tác BVTV
1000dd/sào
15
18
20
15
18
20
3Tỷ lệ diện tích bị sâu hại nặng
%
2.07
3.55
4.08
1.8
2.7
2.98
III. Chi phí đầu tư cho công tác BVTV/sào/vụ
1000đ/sào
15
18
20
15
18
20
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Hộ khá thường chú trọng đến công tác phòng nên diện tích bị sâu hại của hộ ít. Do việc bón phân không không hợp lý và mất cân đối đã làm cho sức chống chịu của cây lúa bị giảm xút nên hộ kém có diện tích sâu bệnh nặng nhiều hơn hai nhóm hộ kia.
* Công tác thuỷ lợi
Nước là yếu tố rất cần thiết đối với cây trồng. Như cha ông ta đã dạy “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay do có thể chủ động vấn đề tưới tiêu nước nên sản xuất lúa của người dân cũng không quá phụ thuộc vào thời tiết. Hệ thống thuỷ lợi của xã là tương đối hoàn chỉnh kết hợp giữa tưới và tiêu bao gồm các mương lớn, dẫn nước từ 2 trạm bơm về đồng vào mùa hạ và bơm nước cho các ruộng trũng vào mùa mưa. Tuy nhiên do địa hình trong xã cao thấp không đều, ruộng đất không tập trung ảnh hưởng rất lớn đến công tác thuỷ lợi.
Công tác thuỷ lợi phí trong xã do HTX trực tiếp đảm nhận. Trước đây thuỷ lợi là loại dịch vụ bắt buộc. HTX thành lập tổ chức thuỷ nông có tác dụng tưới, tiêu nước mỗi khi ruộng lúa bị hạn hoặc ngập úng, thuỷ lợi phí mà mỗi hộ phải trả cho HTX để trả công tổ dịch vụ cũng như tu bổ mương máng mỗi một vụ là 5000đ/ sào. Hiện nay, chính sách miễn thuỷ lợi giúp nông dân giảm bớt chi phí trong sản xuất nhưng kênh mương cũng không được tu bổ thường xuyên, không được nạo vét nên bị tắc nghẽn không sử dụng được.
Qua điều tra thực tế tại địa phương ta thấy tình hình thực hiện công tác thuỷ lợi của các nhóm hộ. Tỷ lệ hộ khá có máy bơm là 70%, hộ trung bình là 62% và hộ kém là 60%. Do đặc điểm của phương pháp SRI là chỉ áp dụng được với những ruông bằng phẳng, chủ động nước tưới tiêu nên hầu hết các hộ áp dụng SRI là có máy bơm. Những ruộng nào không chủ động tưới tiêu thì các hộ khắc phục bằng các phương pháp thủ công như be bờ giữ nước…
4.2.2.2. 2 Thực trạng công tác tổ chức, sử dụng lao động
Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất. Nhất là trong sản xuất nông nghiệp lao động có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Kết quả tổng hợp tình hình đầu tư cho lao động của các nhóm hộ được thể hiện trong bảng 4.10
Qua bảng 4.10 chúng ta thấy mức đầu tư cho lao động cho 1 sào lúa / vụ qua 2 năm là không đổi. Nhóm hộ khá đầu tư nhiều công lao động hơn các nhóm hộ khác tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn vì trong quá trình sản xuất lúa cần trải qua các khâu với những yêu cầu nhất định. Vì vậy trong các khâu làm đất, làm mạ, gieo cấy thì các nhóm hộ đầu tư tương đối giống nhau.
Bảng 4.10: Tình hình đầu tư lao động cho 1 sào lúa bình quân của các nhóm hộ qua 2 năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ kém
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng (công)
Thành tiền (1000đ)
1. Làm đất
2
100
2
100
1
50
2
100
2
100
1
50
2. Làm mạ
1
50
1
50
1
50
1
50
1
50
1
50
3. Gieo cấy
1
50
1
50
1
50
1
50
1
50
1
50
4. Chăm sóc
5.69
293
4.85
242.5
3.74
187
5.69
293
4.85
242.5
3.74
187
5. Thu hoạch
3.28
168
2.85
142.5
2
100
3.28
168
2.85
142.5
2
100
6. Công khác
2.08
107
2
100
1.13
56.5
2.08
107
2
100
1.13
56.5
7. Tổng số
15.36
768
13.7
685
9.87
493.5
15.36
768
13.7
685
9.87
493.5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng lao động của các nhóm hộ
Trong sản xuất lúa, chăm sóc là khâu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lúa. Đây cũng là khâu chiếm nhiều công lao động nhất. Nhận thức đựơc vấn đề này, hộ khá đầu tư tốt hơn hộ kém. Hộ khá đầu tư 3,28 công (tương đương 37% tổng số công lao động), hộ trung bình đầu tư 2,85 công (tương đương 35% tổng số công lao động) và hộ kém đầu tư 2 công (tương đương 39% tổng số công lao động). Do hộ khá có mức năng suất hơn hai nhóm hộ còn lại nên công lao động của hộ khá dành cho khâu này cũng cao hơn các nhóm hộ khác. Công khác là công phụ trợ như cuốc, xáo, tạo mặt bằng cho ruộng, nhổ cỏ dại, thăm lúa... Hộ kém tuy đầu tư cho lao động ít nhưng mức độ phân bố giữa các công cũng gần như các hộ khác. Qua đó ta thấy các hộ đã có sự quan tâm đến vấn đề lao động trong sản xuất lúa.
Để đánh giá thực trạng thâm canh ngoài xem xét việc đầu tư các yếu tố đầu vào còn cần phải xem đến kết quả đạt được. Các tiêu chí được dùng để đánh giá kết quả đạt được như năng suất, giá trị sản xuất, lợi nhuận...
Năng suất bình quân thu được của các ruộng sản xuất theo kỹ thuật SRI là 60 tạ/ha, cao hơn của các ruộng sản xuất theo kỹ thuật truyền thống từ 4 – 5 tạ/ha. Giá trị thu được của các ruộng sản xuất theo kỹ thuật SRI khoảng 41,67 triệu đồng/ ha, cao hơn ruộng sản xuất theo kỹ thuật truyền thống khoảng 8,334 triệu đồng/ ha.
Thâm canh lúa theo kỹ thuật SRI mới được áp dụng tại xã Đức Giang từ năm 2006, sau 2 năm thực hiện đã thu được một số kết quả tốt đẹp. Người dân nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật mới này và áp dụng khá tốt vào sản xuất. Năng suất lúa tăng lên, chi phí lao động giảm mạnh, thu nhập của người dân được nâng cao, đất đai được bảo vệ, cải tạo tốt hơn. Điều này đã thể hiện tính đúng đắn của chương trình áp dụng kỹ thuật SRI vào sản xuất lúa .Tuy nhiên quá trình thâm canh vẫn còn một số điểm chưa tốt: nhiều hộ dân vẫn áp dụng sai qui trình kỹ thuật, chưa quen với kỹ thuật mới, không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất do vậy đã làm giảm tính hiệu quả của kỹ thuật này, người dân vẫn chưa tin tưởng vào kỹ thuật này…
Ông Nguyễn Văn Thành, thôn Hồng Giang: “Theo nông dân thuần tuý chúng tôi thì SRI có tốt thật đấy. Chúng tôi thấy năng suất nó tăng mà lại giảm chi phí nhưng khó quen với kỹ thuật mới này quá. Hơn nữa ruộng không chủ động tưới tiêu được thì không áp dụng được”.
Bà Nguyễn Thị Bốn, thôn Bò: “Tôi chẳng áp dụng SRI mà năng suất lúa của tôi vẫn cao nhất xã. Thế thì làm sao phải thay đổi?”
Bà Nguyễn Thị Bốn, thôn Bò: “Tôi chẳng áp dụng SRI mà năng suất lúa của tôi vẫn cao nhất xã. Thế thì làm sao phải thay đổi?”
Đây là hai ý kiến trái chiều nhau mà em thu thập được tại xã Đức Giang. Như vậy, liệu rằng kỹ thuật SRI có đem lại năng suất cao hơn như chúng ta vẫn tưởng. Nếu thật sự SRI mang lại được năng suất cao hơn thì làm thế nào để người dân chấp nhận nó?
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của kỹ thuật SRI
4.3.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI và nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống.
4.3.1.1 Về chi phí
* Chi phí giống
Một trong số những điểm nổi bật của kỹ thuật SRI là cấy thưa, cấy ít dảnh trên một khóm. Khoảng cách cấy của SRI là 25 cm x 25 cm và cấy từ 1 - 2 dảnh /khóm. Trong khi đó cấy lúa theo phương pháp truyền thống thì khoảng cách cấy là 15 cm x 17 cm và 3 - 4 dảnh/khóm. Do vậy chi phí cho thóc giống của phương pháp truyền thống cao hơn của kỹ thuật SRI 2,5 - 3 lần (tương đương với hơn khoảng 18000đ - 20000đ). Mặc dù cấy mật độ thưa nhưng do được chăm sóc kịp thời cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và nhu cầu về dinh dưỡng của cây nên ở những khu ruộng cấy theo kỹ thuật SRI đều cho năng suất cao hơn những ruộng cấy truyền thống ở cùng một điều kiện.
* Chi phí lao động
Việc tăng khoảng cách cấy đã làm giảm công gieo mạ. Công gieo mạ trong SRI giảm còn bằng 0,5 so với kỹ thuật truyền thống.
Việc cấy mạ non sẽ làm tăng công làm đất vì khi cây mạ còn non sẽ rất dễ bị tổn thương, rễ cây ngắn nên yêu cầu làm đất rất kỹ, mặt ruộng phải được làm phẳng.
Chế độ nước tưới và khoảng cách rộng của kỹ thuật SRI sẽ làm cỏ dại phát triển mạnh nên công làm cỏ sẽ tăng. Bù lại công phun thuốc diệt cỏ, trừ sâu sẽ giảm.
Việc thực hiện chế độ nước tưới của SRI sẽ giúp giảm công tưới nước.
Kỹ thuật SRI làm tăng năng suất do đó sẽ làm tăng công thu hoạch.
Tóm lại, dùng phương pháp SRI sẽ làm giảm khoảng 2 - 3 công lao động/sào (tương đương 100000 - 150000 đ/sào).
* Chi phí thuốc BVTV
Ưu điểm của phương pháp thâm canh lúa theo kỹ thuật SRI không những chỉ là các chỉ tiêu về sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất mà nó còn hạn chế được sự phát sinh gây hại của một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa.
Bảng 4.11 : Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sự phát triển của dịch hại
Đối tượng
Cấy SRI
Canh tác truyền thống (Đ/c)
- Sâu đục thân
- Sâu cuốn lá nhỏ
- Tập đoàn rầy
- Bệnh khô vằn
- Bệnh đen lép hạt
++
+
+
-
+
++
++
++
++
+
-
+
Không xuất hiện
Nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ
++
+++
Nhiễm sâu bệnh trung bình
Nhiễm sâu bệnh nặng
Có thể nói các chế độ canh tác của SRI đã cơ bản tạo ra sự khác biệt đối với các ruộng canh tác theo phương thức cũ. Đặc biệt bệnh khô vằn không phát sinh do được bón cân đối N-P-K từ đầu ở các thời kỳ nên cây mạ, cây lúa khoẻ, cứng cáp làm tăng khả năng chống chịu. Hạn chế được sâu bệnh đồng nghĩa với giảm được chi phí thuốc BVTV.
* Chi phí nước
SRI điều tiết nước theo nhu cầu sinh lý và theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Mức nước chỉ khoảng 1cm – 2cm, để nước theo từng giai đoạn do vậy tiết kiệm được nước tưới. Tổng lượng nước yêu cầu của SRI chỉ còn bằng 38% so với chế độ nước truyền thống. Điều này rất có ý nghĩa đối với vùng cao, vùng thiếu nước, giảm sức ép lên các công trình thủy lợi vốn đã cũ nát.
Chênh lệch về chi phí giữa các nhóm hộ được thể hiện trong bảng 4.11
Qua bảng 4.11 ta thấy kỹ thuật SRI giảm bớt chi phí cả về lao động lẫn vật tư. Mức giảm chủ yếu là do giảm lao động. Cụ thể như sau:
Hộ khá sản xuất theo kỹ thuật SRI giảm 131550 đ/sào so với hộ theo kỹ thuật truyền thống. Lao động giảm 103830 đ/sào,trong đó giảm về các công làm mạ (giảm 50000 đ/ sào), cấy (giảm 50000 đ/sào), chăm sóc (giảm 76000 đ/sào), nhưng tăng công làm đất (tăng 50000 đ/sào), tăng công thu hoạch (18000 đ/sào) và các công khác như xới đất, tưới tiêu nước (4170 đ/sào). Vật tư giảm 9484 đ/sào trong đó giống giảm 16500 đ/sào, kali giảm 51800 đ/sào, thuốc BVTV giảm 3000 đ/sào và tăng phân hữu cơ 8335 đ/sào, tăng phân đạm 46570 đ/sào, phân lân cũng tăng 1330 đ/sào
Hộ trung bình giảm chi phí cho lao động là 72000 đ trong đó giảm về các công làm mạ (giảm 50000 đ/ sào), cấy (giảm 50000 đ/sào), chăm sóc (giảm 26500 đ/sào), nhưng tăng công làm đất (tăng 50000 đ/sào), tăng công thu hoạch (7500 đ/sào). Tăng chi phí về vật tư là 3830 đ/sào trong đó giống giảm 15700 đ/sào, kali giảm 23620 đ/sào, thuốc BVTV giảm 3000 đ/sào và phân hữu cơ giảm 9370 đ/sào, tăng phân đạm 21600 đ/sào, phân lân cũng tăng 35320 đ/sào.
Bảng 4.12: Tổng chi phí đầu tư cho 1 sào lúa năm 2008 của các nhóm hộ
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Nhóm hộ sản xuất theo phương pháp SRI
Nhóm hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống
Hộ khá
Hộ TB
Hộ kém
Hộ khá
Hộ TB
Hộ kém
I. Lao động
765.17
685
493.5
869
757
600
1. Làm đất
100
100
50
50
50
50
2. Làm mạ
50
50
50
100
100
100
3. Gieo cấy
50
50
50
100
100
100
4. Chăm sóc
293
242.5
187
369
272
200
5. Thu hoạch
168
142.5
100
150
135
100
6. Công khác
104.17
100
56.5
100
100
50
II.Vật tư
436.345
444.5
425.62
454.07
440.67
460.76
1. Giống
11.7
11.8
12.4
27.5
27.5
32.88
2. Phân hữu cơ
183.335
160.53
169.35
175
169.9
178.95
3. Đạm
108
81.02
59.40
61.43
59.42
57.83
4. Lân
60.81
92.55
57.50
62.14
57.23
54.78
5. Kali
58.2
81
106.79
110
104.62
111.32
6. Thuốc BVTV
15
18
20
18
22
25
III. Tổng
1201.52
1129.9
919.12
1333.07
1197.67
1060.76
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
- Hộ kém giảm chi phí cho lao động là 106500 đ trong đó giảm về các công làm mạ (giảm 50000 đ/ sào), cấy (giảm 50000 đ/sào), chăm sóc (giảm 13000 đ/sào), các công khác như xới đất, tưới tiêu nước tăng 6.5000 đ/sào . Giảm chi phí về vật tư là 35140 đ/sào trong đó giống giảm 22000 đ/sào, kali giảm 4530 đ/sào, thuốc BVTV giảm 3000 đ/sào và phân hữu cơ giảm 9600 đ/sào, tăng phân đạm 1570 đ/sào, phân lân cũng tăng 2720 đ/sào.
Tóm lại kỹ thuật SRI giúp giảm ở chủ yếu ở chi phí lao động. Mức chi phí về vật tư của 2 nhóm hộ không khác biệt nhau nhiều.
4.3.1.2 Về kết quả và HQKT
Kết quả và HQKT của phương pháp SRI được thể hiện trong bảng sau
Qua bảng trên ta thấy năng suất lúa trung bình của các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật có cao hơn năng suất của các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI nhưng sự khác biệt này không quá lớn. Tuy nhiên trong 100 hộ SRI điều tra thì có 36% là hộ khá, 33% là hộ trung bình. Trong khi đó tỷ lệ này ở hộ truyền thống là 22% và 38%. Như vậy có thể nói sản xuất theo kỹ thuật SRI cho năng suất cao hơn.
Các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI có lợi nhuận lớn hơn các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống. Trong đó nhóm hộ kém có lợi nhuận cao nhất do nhóm hộ kém đã mạnh dạn trồng nhiều giống lúa HTS1 tuy có năng suất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn rất nhiều.
Các chỉ tiêu về HQKT của nhóm hộ sản xuất theo SRI cũng cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật tryền thống.
Tóm lại các nhóm hộ sản xuất theo phương thức SRI có chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống.
Bảng 4.13: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào lúa của các nhóm hộ điều tra năm 2008 (Tính theo giá năm 2008)
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI
Nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống
So sánh
Hộ khá
Hộ TB
Hộ kém
BQ (I)
Hộ khá
Hộ TB
Hộ kém
BQ (II)
(I) – (II)
Kết quả sản xuất
1. Năng suất (kg/s)
251.72
213.21
184.13
216.35
244.62
207
184.13
211.92
4.44
2. Năng suất (tạ/ ha)
69.93
59.23
51.15
60.10
67.95
57.5
51.15
58.87
1.24
3. Giá trị sản xuất (GO)
1708.17
1192.97
1448.68
1449.94
1463.94
1257.26
1243.91
1321.70
128.24
4. Chi phí trung gian (IC)
436.345
444.5
425.62
435.49
454.07
440.67
460.76
451.83
-16.34
5. Giá trị gia tăng (VA)
1271.825
748.47
1023.06
1014.45
1009.87
816.59
783.15
869.87
144.58
6. KHTSCĐ và CPPB khác (A)
50
45
40
45.00
50
45
40
45.00
0.00
7. Thu nhập hỗn hợp (MI)
1221.825
703.47
983.06
969.45
959.87
771.59
743.15
824.87
144.58
8. Công LĐ (1000đ/sào)
765.17
656.06
493.5
638.24
879
757
600
745.33
-107.09
9. Lợi nhuận (Pr)
456.655
47.41
489.56
331.21
80.87
14.59
143.15
79.54
251.67
HQKT
+ GO/ IC
3.91
2.68
3.40
3.33
3.22
2.85
2.70
2.92
0.41
+ VA/ IC
2.91
1.68
2.40
2.33
2.22
1.85
1.70
1.92
0.41
+ MI/ IC
2.80
1.58
2.31
2.23
2.11
1.75
1.61
1.82
0.41
+ Pr/ IC
1.05
0.11
1.15
0.77
0.18
0.03
0.31
0.17
0.60
+ GO/ 1công LĐ
111.62
90.92
146.78
116.44
83.27
83.04
103.66
89.99
26.45
+ VA/ 1công LĐ
28.51
33.88
43.12
35.17
25.83
29.11
38.40
31.11
4.06
+ MI/ 1công LĐ
83.11
57.04
103.65
81.27
57.44
53.94
65.26
58.88
22.39
+ Pr/ 1 công LĐ
3.27
3.43
4.05
3.58
2.84
2.97
3.33
3.05
0.54
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
4.3.2 Đánh giá kết quả và HQKT của phương pháp SRI theo giống lúa
Giống là yếu tố quyết định phần lớn năng suất của lúa. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp SRI, em tiến hành tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ theo các giống lúa.
Theo bảng trên ta thấy giữa các giống lúa có sự khác biệt rõ ràng về chi phí và kết quả sản xuất.
Giống HTS1 có năng suất, chi phí thấp nhất nhưng lại có giá trị sản xuất và lợi nhuận cao nhất ở cả hai phương pháp sản xuất. Lợi nhuận trên một đồng chi phí là 1,03 tức là một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 1,03 đồng lãi. Trong khi đó với giống KD 18 là 0,86 và giống Q5 là 0,3. Tuy vậy năng suất của giống HTS1 vẫn chưa đạt được mức tiềm năng do các hộ trồng giống này không đầu tư nhiều nguồn lực cho sản xuất lúa. Nếu các hộ trồng đúng theo qui trình kỹ thuật thì năng suất có thể đạt 65 - 70 tạ /ha và lợi nhuận thu được có thể đạt 1250000 đ/sào. Giống Q5 cho hiệu quả kinh tế thấp nhất do đó cần phải giảm diện tích gieo trồng giống này trong thời gian tới và thay bằng giống KD 18, HTS1.
Các giống lúa được sản xuất theo phương pháp SRI đều cho năng suất, giá trị sản xuất, lợi nhuận cao hơn sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Giống KD 18 sản xuất theo kỹ thuật SRI cho năng suất cao hơn 4,61 kg/sào (tăng 7,53 %), chi phí giảm 164890 đ/sào (giảm 6,68%) do đó lợi nhuận tăng 170590 đ/sào (tăng 73,34%).
Giống Q5 sản xuất theo kỹ thuật SRI cho năng suất cao hơn 1.92 kg/sào (tăng 3,4 %), chi phí giảm 76130 đ/sào (giảm 13,25%) do đó lợi nhuận đạt được 133480 đ/sào trong khi đó nếu sản xuất theo phương pháp truyền thống thì không thu được lợi nhuận.
Giống HTS1 sản xuất theo kỹ thuật SRI cho năng suất cao hơn 26,76 kg/sào (tăng 15 %), chi phí giảm 200420 đ/sào (giảm 18,93 %) do đó lợi nhuận tăng 170590 đ/sào (tăng 25,08 %).
Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống lúa điều tra năm 2008 (Tính cho 1 sào lúa theo giá năm 2008)
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Khang Dân 18
Q5
Hương thơm số 1
SRI (I)
TT (II)
So sánh
(I) - (II)
SRI (I)
TT (II)
So sánh
(I) - (II)
SRI (I)
TT (II)
So sánh
(I) - (II)
Kết quả sản xuất
1. Năng suất (kg/s)
224.85
220.24
4.61
211.03
204.03
7
205.63
178.87
26.76
2. Năng suất (tạ/ ha)
62.46
61.27
1.19
58.62
56.70
1.92
57.12
49.69
7.43
3. Giá trị sản xuất (GO)
1573.96
1490.718
83.242
1241.42
1020.883
220.537
1700.38
1788.73
-88.35
4. Chi phí trung gian (IC)
469.76
447.46
22.3
444.12
438.99
5.13
499.81
465.79
34.02
5. Giá trị gia tăng (VA)
1104.20
1090.81
13.39
797.30
620.56
176.74
1200.56
1322.95
-122.39
6. KHTSCĐ và CPPB khác (A)
46.39
47.08
-0.69
44.08
48.00
-3.92
43.13
50.00
-6.87
7. Thu nhập hỗn hợp (MI)
1057.81
1043.31
14.5
753.22
572.46
180.76
1157.44
1272.95
-115.51
8. Công LĐ (1000đ/sào)
654.63
797.22
-142.59
619.74
701.00
-81.26
643.75
592.86
50.89
9. Lợi nhuận (Pr)
403.18
232.59
170.59
133.48
-137.02
270.5
513.69
680.09
-166.4
HQKT
0
0
0
+ GO/ IC
3.35
3.33
0.02
2.80
2.33
0.47
3.40
3.84
-0.44
+ VA/ IC
2.35
2.44
-0.09
1.80
1.41
0.39
2.40
2.84
-0.44
+ MI/ IC
2.25
2.33
-0.08
1.70
1.30
0.4
2.32
2.73
-0.41
+ Pr/ IC
0.86
0.52
0.34
0.30
-0.31
0.61
1.03
1.46
-0.43
+ GO/ 1công LĐ
120.22
93.49
26.73
100.16
72.82
27.34
132.07
150.86
-18.79
+ VA/ 1công LĐ
84.34
68.41
15.93
64.33
44.26
20.07
93.25
111.57
-18.32
+ MI/ 1công LĐ
80.79
65.43
15.36
60.77
40.83
19.94
89.90
107.36
-17.46
+ Pr/ 1 công LĐ
30.79
14.59
16.2
10.77
-9.77
20.54
39.90
57.36
-17.46
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Tóm lại trồng giống lúa HTS1 theo phương pháp SRI sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất.Trong thời gian tới địa phương cần có những biện pháp để khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích trồng các giống lúa có chất lượng kém sang giống lúa HTS1.
4.3.3 Đánh giá kết quả và HQKT của phương pháp SRI theo tiêu chí tuổi của chủ hộ
Yếu tố tuổi của lao động cũng có ảnh hưởng đến sản xuất lúa. Lao động trung niên thường có kinh nghiệm sản xuất hơn lao động trẻ, họ cũng gắn bó với sản xuất lúa hơn do đó hộ chịu khó tìm tòi học hỏi các cách sản xuất mới. Tuy nhiên lao động trẻ lại có khả năng tiếp thu nhanh các TBKT, có sức khoẻ, có điều kiện để tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến, các mô hình sản xuất tốt hơn.
Để đánh giá kết quả và hiệu quả của phương pháp SRI theo tiêu chí tuổi của chủ hộ em tiến hành lập bảng tổng hợp 4.14 để phân tích và so sánh.
Qua bảng trên ta thấy nhóm hộ sản xuất theo phương pháp SRI có năng suất, lợi nhuận cao hơn nhóm hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống. Cụ thể là nhóm hộ trẻ (có tuổi chủ hộ từ 40 trở xuống) có năng suất cao hơn là 8,4 kg/sào (tăng so với phương pháp cũ 4 %), chi phí sản xuất cũng giảm 83720 đ/sào (giảm 7% chi phí so với cách sản xuất cũ), do vậy lợi nhuận đã tăng từ 57750 đ/sào lên 285670 đ/sào ( tăng hơn gần 4 lần). Có sự tăng cao như vậy là do nhóm hộ trẻ sản xuất theo phương pháp cũ không chú trọng nhiều đến sản xuất nông nghiệp do họ có các công việc làm thêm cho thu nhập cao hơn như làm công nhân, buôn bán, làm thuê… Nhóm hộ già (có tuổi chủ hộ trên 40) làm theo phương pháp SRI có năng suất cao hơn phương pháp cũ là 11,1 kg/sào (khoảng 3,06 tạ/ ha), tăng hơn 5,4%. Chi phí sản xuất cũng giảm đi 53800 đ/sào và lợi nhuận tăng lên 183130 đ/sào. Nhưng trong đó chi phí vật tư lại tăng 22830 đ/sào. Điều này có thể giải thích là do các hộ già đã quen với phương pháp sản xuất cũ nên khi thay đổi sang phương pháp sản xuất mới họ đã bị lúng túng, không áp dụng được đúng yêu cầu kỹ thuật nên năng suất tuy tăng nhưng chi phí vật tư lại tăng lên. Tóm lại kỹ thuật SRI làm tăng năng suất của sản xuất lúa lên khoảng 4% - 5%.
Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào lúa của các nhóm hộ điều tra năm 2008 (Tính theo giá năm 2008)
ĐVT: 1000đ/sào
Chỉ tiêu
Nhóm hộ trẻ
Nhóm hộ già
SRI (I)
TT (II)
So sánh (I) - (II)
SRI (I)
TT (II)
So sánh (I) - (II)
Kết quả sản xuất
1. Năng suất (kg/s)
224.19
209.87
14.32
215.79
204.69
11.1
2. Năng suất (tạ/ ha)
62.28
58.36
3.92
59.95
56.89
3.06
3. Giá trị sản xuất (GO)
1434.81
1278.62
156.19
1466.18
1306.42
159.76
4. Chi phí trung gian (IC)
439.88
441.25
-1.37
470.76
447.93
22.83
5. Giá trị gia tăng (VA)
994.93
855.7761
139.1539
995.42
903.43
91.99
6. KHTSCĐ và CPPB khác (A)
46.30
47.5
-1.2
44.86
48.16
-3.3
7. Thu nhập hỗn hợp (MI)
948.64
808.12
140.52
950.55
855.05
95.5
8. Công LĐ
662.96
745.31
-82.35
632.19
708.82
-76.63
9. Lợi nhuận (Pr)
285.67
57.75
227.92
318.36
135.23
183.13
HQKT
+ GO/ IC
3.26
2.90
0.36
3.11
2.92
0.19
+ VA/ IC
2.26
1.94
0.32
2.11
2.02
0.09
+ MI/ IC
2.16
1.83
0.33
2.02
1.91
0.11
+ Pr/ IC
0.65
0.13
0.52
0.68
0.30
0.38
+ GO/ 1công LĐ
108.21
85.78
22.43
115.96
92.15
23.81
+ VA/ 1công LĐ
75.04
57.41
17.63
78.73
63.73
15
+ MI/ 1công LĐ
71.55
54.21
17.34
75.18
60.31
14.87
+ Pr/ 1 công LĐ
21.55
3.87
17.68
25.18
9.54
15.64
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Nhóm hộ trẻ có năng suất, lợi nhuận cao hơn nhóm hộ già ở cả 2 phương pháp. Cụ thể là với các nhóm hộ sản xuất theo kỹ thuật SRI thì nhóm hộ trẻ có năng suất cao hơn là 8,4 kg/sào (khoảng 2,33 tạ/ ha) tương đương tăng khoảng 4%. Chi phí giảm là 111 đ/sào nhưng chi phí cho lao động tăng và lợi nhuận giảm 32690 đ/sào. Nhóm hộ trẻ có năng suất cao hơn nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn là do nhóm hộ trẻ không chịu đổi mới về giống lúa, vẫn sử dụng các giống cũ có giá trị kinh tế thấp. Với nhóm nhóm hộ sản xuất theo phương pháp cũ thì năng suất của nhóm hộ trẻ cũng nhiều hơn năng suất của nhóm hộ già là 5,18 kg/sào (khoảng 2,5 % năng suất của nhóm hộ già), chi phí vật tư giảm 6680 đ/sào nhưng chi phí lao động tăng 36490 đ/sào, làm cho lợi nhuận giảm đi 77480 đ/sào. Sự khác nhau này là do khả năng lao động, kinh nghiệm sản xuất của các nhóm hộ gây ra.
Tóm lại qua bảng trên ta thấy phương pháp SRI làm năng suất tăng lên và chi phí giảm đi. Nhóm hộ trẻ thường đầu tư nhiều cho yếu tố lao động nhưng nhóm hộ trẻ sản xuất theo kỹ thuật truyền thống có lợi nhuận ít hơn nhóm hộ già do họ còn thiếu kinh nghiệm trong khi đó nhóm hộ trẻ sản xuất theo phương pháp SRI có lợi nhuận cao hơn do họ tiếp thu với cái mới nhanh hơn.
4.3.4 Đánh giá kết quả và HQKT của phương pháp SRI theo tiêu chí trình độ văn hóa của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ là một yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hộ có trình độ văn hóa cao thì cũng dễ dàng hiểu được các kiến thức, cách làm mới hơn. Phương pháp SRI là mộ phương pháp mới, không giống với những quan niệm cũ về sản xuất lúa nên đòi hỏi người áp dụng có trình độ văn hóa khá. Ta có bảng tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế theo trình độ văn hóa của chủ hộ sau.
Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào lúa của các nhóm hộ điều tra năm 2008 (Tính theo giá năm 2008)
ĐVT: 1000đ/sào
Chỉ tiêu
Từ cấp 3 trở xuống
Từ cấp 3 trở lên
SRI (I)
TT (II)
So sánh (I) - (II)
SRI (I)
TT (II)
So sánh (I) - (II)
Kết quả sản xuất
1. Năng suất (kg/s)
213.38
201.98
11.4
230.70
213.47
17.23
2. Năng suất (tạ/ ha)
59.28
56.13
3.15
64.09
59.37
4.72
3. Giá trị sản xuất (GO)
1446.68
1294.37
152.31
1487.52
1299.45
188.07
4. Chi phí trung gian (IC)
469.86
450.85
19.01
442.32
437.53
4.79
5. Giá trị gia tăng (VA)
976.83
843.52
133.31
1045.19
861.92
183.27
6. KHTSCĐ và CPPB khác (A)
44.52
48.39
-3.87
47.22
47.24
-0.02
7. Thu nhập hỗn hợp (MI)
932.31
795.13
137.18
997.97
814.68
183.29
8. Công LĐ
626.03
760.53
-134.5
679.63
695.97
-16.34
9. Lợi nhuận (Pr)
306.28
34.6
271.68
318.34
118.71
199.63
HQKT
+ GO/ IC
3.08
2.87
0.21
3.36
2.97
0.39
+ VA/ IC
2.08
1.87
0.21
2.36
1.97
0.39
+ MI/ IC
1.98
1.76
0.22
2.26
1.86
0.4
+ Pr/ IC
0.65
0.22
0.43
0.72
0.12
0.6
+ GO/ 1công LĐ
115.54
92.99
22.55
109.44
85.43
24.01
+ VA/ 1công LĐ
78.02
63.89
14.13
76.89
56.67
20.22
+ MI/ 1công LĐ
74.46
60.40
14.06
73.42
53.56
19.86
+ Pr/ 1 công LĐ
24.46
9.72
14.74
23.42
3.56
19.86
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy nhóm hộ có trình độ từ cấp 3 trở lên có năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn do đó lợi nhuận cũng cao hơn. Đặc biệt là các hộ sản xuất theo SRI thì hộ có trình độ văn hóa cao có lợi nhuận là cao nhất, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra là thu về 3,36 đồng lợi nhuận.
Tóm lại qua những phân tích ở trên ta thấy phương pháp SRI giúp làm tăng năng suất, giảm chi phí đó làm tăng thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận hơn so với phương pháp cũ. Các yếu tố giống lúa, trình độ sản xuất của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ đều có ảnh hưởng đến sản xuất lúa và việc áp dụng phương pháp SRI. Nếu sản xuất lúa HTS1 theo đúng hướng dẫn của phương pháp SRI thì sẽ thu được lợi nhuận cao nhất. Trong những năm tới việc đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích trồng lúa chất lượng thấp sang lúa chất lượng cao là vệc làm hết sức cần thiết.
4.4 Những mặt đạt được và những điểm hạn chế của chương trình áp dụng TBKT thâm canh lúa SRI
4.4.1 Những mặt đạt được
* Về kinh tế
- SRI làm tăng năng suất, giảm chi phí do đó làm tăng thu nhập cho người trồng lúa.
* Về xã hội
- Tăng thu nhập của người dân góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn bền vững
- Nâng cao trình độ nhận thức về khoa học kỹ thuật cho cán bộ các cấp, các ngành và người dân địa phương về kỹ thuật SRI, đồng thời tạo nên phong trào tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong đó có kỹ thuật SRI một cách mạnh mẽ và sâu rộng vào sản xuất trên địa bàn huyện.
* Về môi trường
- SRI hạn chế sự phát triển của cỏ dại do đó làm giảm sử dụng thuốc BVTV đã góp phần cải thiện môi trường, hạn chế lượng phân bón dư thừa trong đất, góp phần tích cực trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên nước. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở những vùng cao, vùng thiếu nước.
4.4.2 Những mặt còn hạn chế
- Xã Đức Giang là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn do đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa là việc làm rất cần thiết. Mặc dù sau khi áp dụng kỹ thuật thâm canh mới thì thu nhập của người trồng lúa đã được tăng lên nhưng nếu so với các ngành nghề khác thì thu nhập của người trồng lúa vẫn là thấp nhất. Điều này đã khiến cho lao động trẻ tại địa phương thường bỏ ruộng để đi làm thuê. Ruộng bỏ hoang nhiều gây lãng phí nguồn lực rất lớn.
- Kỹ thuật thâm canh lúa SRI cho năng suất cao hơn kỹ thuật thâm canh lúa truyền thống nhưng một số hộ dân trồng những giống lúa có giá trị kinh tế thấp đã giảm mức thu nhập tiềm năng của hộ.
- Kỹ thuật SRI có yêu cầu khắt khe về đất đai, tưới tiêu do đó một số thôn trong xã không áp dụng được. Ngoài ra, kỹ thuật này khác hoàn toàn với quan niệm cũ của người nông dân về sản xuất lúa nên người sản xuất vẫn chưa quen, việc áp dụng kỹ thuật còn không đúng với qui trình được hướng dẫn, bón phân bừa bãi không hợp lý nên chưa đạt được mức năng suất mong muốn. Tỷ lệ hộ trung bình và kém còn nhiều.
- Trình độ thâm canh của một số người nông dân trong xã còn hạn chế trong khi đó các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh SRI ở xã còn chưa được tổ chức nhiều.
- Thị trường đầu ra cho sản phẩm lúa gạo còn không ổn định khiến nông dân không yên tâm đầu tư cho các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao.
- Ngoài ra còn có nhiều những hạn chế khác như: trình độ quản lý của cán bộ chuyên ngành các cấp, sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa thật sự nhiều…
4.5 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
4.5.1 Cơ sở thực tiễn của các giải pháp
Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của xã Cẩm La trong nghị quyết đại hội Đảng bộ xã: “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng tăng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao…”
Căn cứ vào thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu ở các hộ nông dân đã nghiên cứu.
Căn cứ vào tiềm năng của xã như: Tình hình đất đai, tiềm năng lao động, điều kiện đất đai …
4.5.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh lúa của xã Đức Giang, huyện Yên Dũng
4.5.2.1 Giải pháp về giống
Để đạt được năng suất cao ngoài việc tăng mức đầu tư cho sản xuất thì yếu tố về chất lượng giống cũng quyết định đến năng suất của cây trồng. Tại xã Đức Giang giống lúa HTS1 đã tỏ ra là một giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, đáp ứng được nhu cầu của thị truờng về chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy chính quyền địa phương cần khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng giống lúa này.
4.5.2.2 Giải pháp về kỹ thuật thâm canh
Để tiến hành thực hiện mô hình thâm canh lúa ở xã cần có nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp về kỹ thuật mang một vai trò hết sức quan trọng. Các biện pháp kỹ thuật có thể được cụ thể hoá như sau:
Về đất đai cần phải tương đối bằng phẳng, thuần thục, ruộng phải đủ nước quanh năm. Do đặc điểm của kỹ thuật SRI nên cần phải chủ động về nguồn nước, nước phải đạt tiêu chuẩn không bị ô nhiễm quá nặng, phải có cống cấp thoát nước để chủ động trong tưới tiêu.
Do kỹ thuật SRI sử dụng cây mạ còn rất non nên cần phải làm đất tơi xốp, bằng phẳng tránh làm hư tổn bộ rễ của lúa khi cấy, phải đắp bờ ven để tránh bị thất thoát nước cũng như các chất dinh dưỡng.
Bón phân chuồng từ 400 – 450 kg/sào, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình mà lượng phân chuồng nên bón nhiều hay ít nhưng tốt nhất là nên bón càng nhiều phân chuồng càng tốt bởi ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phân chuồng còn có khả năng nâng cao độ mùn, tạo độ tơi xốp và cải tạo đất.
Phân Đạm, các hộ chỉ nên bón ở mức từ 8 – 9 kg/ sào. Phân Lân, các hộ nên bón cho lúa từ 20 – 25 kg/ sào. Kali chỉ nên bón ở mức từ 8 – 9 kg/ sào.
Mật độ gieo trồng vào khoảng 1 kg thóc giống/ sào , khoảng cánh cấy là 20cm x 20 cm.
Như vậy, việc nắm được các kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng trong mô hình là điều hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến năng suất cây trồng từ đó quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
Để đảm bảo người dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật thì hàng năm mỗi khi bước vào mùa vụ, lãnh đạo chính quyền xã cần mở các lớp tập huấn kỹ thuật do các chuyên gia của trung tâm Khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông huyện, ban khuuyến nông xã chỉ dẫn. Ở đây bà con nông dân có thể nắm bắt được các kỹ thuật mới nhất, những thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra rất bổ ích đới với bà con nông dân. Riêng đối với HTX cần nắm chắc lịch thời vụ để đôn đốc bà con sản xuất cho kịp thời vụ.
4.5.2.3 Tăng cường công tác khuyến nông và ứng dụng KHKT
Hiện nay, thông qua các tổ chức như: hội nông dân, khuyến nông người nông dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi, tiếp thu và rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là công tác khuyến nông. Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tăng cường hơn nữa CBKN cơ sở có trình độ ở xã nhằm tuyên truyền, giúp đỡ các hộ nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thâm canh lúa theo phương pháp SRI đảm bảo cho mô hình đạt năng suất và chất lượng cao.
-Mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật, tập huấn cho các hộ nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn để hướng dẫn nông dân kỹ thuật gieo trồng. Đào
tạo tay nghề, giúp cho các hộ nông dân có thể tự giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá tạm thời cho các hộ nông dân để họ có điều kiện đầu tư vào trong sản xuất. Bao gồm giá phân bón và giá bán lúa. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế 2007 - 2008 khiến giá phân bón tăng cao trong khi giá bán của sản phẩm lúa gạo không tăng lên là mấy làm cho người nông dân càng tăng thêm khó khăn cho sản xuất lúa.
4.5.2.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công của sản xuất hàng hoá là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố chất lượng, giá cả sản phẩm và khả năng tiếp thị của các cơ sở sản xuất lại là yếu tố quyết định trong nền kinh tế thị trường, do vậy nhiệm vụ đặt ra trước mắt là:
- Mở rộng và phát triển giao lưu để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
- Tìm kiếm các thông tin về cung - cầu lúa trên thị trường từ đó giúp người nông dân xác định được cơ cấu giống lúa hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành chế biến nông sản, các tổ chức, các HTX tiêu thụ nông sản theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hộ tự đứng ra thu mua, buôn bán nông sản hàng hoá, tăng cường thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
- Phổ biến cho người nông dân những hiểu biết cơ bản về thị trường sản xuất hàng hoá, đặc biệt là các chủ hộ để họ chủ động trong tính toán, lập kế hoạch sản xuất từ đó có sự đầu tư hợp lý vào sản xuất nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao.
4.5.2.5 Giải pháp tăng cường hệ thống thuỷ lợi
Qua quá trình điều tra hộ, em thấy điều kiện tưới tiêu cho sản xuất lúa của xã không đồng đều do đó vấn đề hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi hiện nay là vấn đề cần thiết. Kỹ thuật SRI yêu cầu rất chặt chẽ về nhu cầu nước theo giai đoạn do đó để tăng hiệu quả kinh tế của kỹ thuật SRI thì chính quyền xã cần xâydựng, tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương. Hoàn thiện hệ thống kênh mương sẽ giúp mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật SRI.
5 KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng thâm canh lúa ở xã Đức Giang chúng tôi rút ra kết luận sau:
Đức Giang là một xã thuần nông, sản xuất chủ yếu là canh tác lúa, do vậy nông nghiệp được xác định là ngành chủ đạo. Trong những năm gần đây xã có sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như xây dựng cơ bản, hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ khí vật tư nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt nhờ đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả cao nhất là thâm canh lúa nên năng suất và sản lượng không ngùng được tăng lên.
Mặc dù mới thực hiện được 2 năm nhưng phương pháp SRI đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho người nông dân ở xã như nâng cao trình độ thâm canh của người nông dân, năng suất không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên tình hình thâm canh ở địa phương hiện nay còn có một số tồn tại cần phải khắc phục như: việc thực hiện các các biện pháp kỹ thuật giống, phân bón, bảo vệ thực vật chưa đồng bộ, chưa kết hợp hài hòa giữa các biện pháp dẫn đến năng suất lúa chưa cao so với tiềm năng của hộ nông dân, chưa triệt để phát huy thế mạnh của địa phương, chưa mạnh dạn đầu tư các giống lúa mới vào sản xuất thâm canh tăng vụ còn thấp và sản xuất nông sản mang tính hàng hóa chưa cao.
Để trong những năm tới đây đầu tư thâm canh mang lại hiệu quả tốt hơn thì HTX cũng như các hộ nông dân phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật một cách tốt nhất trên cơ sở cân đối hàm lượng N, P, K, giảm nhẹ mức tối đa diện tích lúa không được tưới tiêu, hạn chế tối đa sự phá hoại của sâu bệnh, đặc biệt là khâu giống phải làm tốt hơn, thay thế những giống cho năng suất thấp bằng nhưng giống cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương và khả năng kháng bệnh cao.
5.2 Kiến nghị
* Về phía hộ nông dân
- Là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất chính trên mảnh đất của mình, các hộ nông dân cần tích cực áp dụng các thành tựu về khao học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh để tăng năng suất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng phát triển bao gồm những việc: Chọn giống tốt, bố trí thời vụ thích hợp, cấy đúng kỹ thuật, bón phân đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Trên cơ sở vốn, lao động và các tư liệu sản xuất khác mà mình có, các hộ lựa chọn các phương án sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả cao.
* Về phía HTX và Nhà nước
- Về phía HTX
+ Thực hiện việc dồn điền đổi thửa tạo điều kienj cho hộ nông dân đưa tiến bô khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển kinh tế hộ
+ Tổ chức bộ máy quản lý để điều sả xuất phục vụ cho lợi ích của người dân
+ Tổ chức hoàn thiện hệ thống dịch vụ nhằm phục vụ cho ngưoif dân sản xuất
+ Đề ra phương hướng sản xuát đúng, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ cấu vật chất kỹ thuật để thâm canh mang lại hiêu quả cao..
+ Tổ chức truyền bá sâu rộng kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiêp cho nông dân để họ có thể thâm canh.
- Về phía Nhà nước
+ Định hướng cho người nông dân thấy sự cần thiết phải thâm canh, ban hành các chính sách phù hợp để nông dân họ yên tâm sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38. sua 2.doc