Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tủy trên toàn bộ chân răng của dung dịch
NaOCl 2,5% kém hơn dung dịch EDTA 17% và
citric acid 10%. Kết quả của chúng tôi phù hợp
với các kết quả của Rödig và cs (2010). Hiệu quả
làm sạch calcium hydroxide cũng như lớp mùn
hạn chế do NaOCl không có khả năng hoà tan
các thành phần vô cơ như là calcium(11).
So sánh giữa 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp
của từng dung dịch bơm rửa NaOCl 2,5%,
EDTA 17% và citric acid 10% thì hiệu quả làm
sạch calcium hydroxide trong ống tủy của cả
ba dung dịch giảm dần từ cổ răng xuống chóp,
trong đó 1/3 chóp là vùng làm sạch kém nhất.
Nghiên cứu của chúng tôi cùng kết quả với
nghiên cứu của da Silva và cs (2011)(3). Điều
này có thể được có thể được giải thích bằng
các lý do sau đây: (1) ở 1/3 cổ và 1/3 giữa chân
răng kích thước ống tủy lớn ơn và giảm dần
về phía chóp nên 1/3 giữa và 1/3 cổ chân răng
cho phép dung dịch bơm rửa lưu thông tốt
hơn so với 1/3 chóp chân răng(1). (2) theo
Sedgley và cộng sự (2005) độ sâu của kim bơm
rửa đặt trong ống tuỷ, là yếu tố quan trọng(15) .
Như vậy khi đặt kim sâu hơn thì khả năng làm
sạch vùng chóp tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực
hành lâm sàng, nếu đặt kim bơm rửa ở gần
chóp chân răng sẽ có nguy cơ cao làm tổn
thương mô quanh chóp vì dung dịch bơm rửa
có thể thoát ra khỏi lỗ chân răng. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, đầu kim bơm rửa
đặt cách lỗ chóp 3mm. (3) một vài nghiên cứu
cũng cho thấy bọt khí ngăn cản dung dịch
bơm rửa thấm vào vùng chóp(16).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả làm sạch Calcium Hydroxide trong ống tủy của một số dung dịch bơm rửa, nghiên cứu in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 216
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM SẠCH CALCIUM HYDROXIDE
TRONG ỐNG TỦY CỦA MỘT SỐ DUNG DỊCH BƠM RỬA,
NGHIÊN CỨU IN VITRO
Ngô Thị Hường*, Nguyễn Thị Kim Anh**, Phạm Văn Khoa***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong ống tuỷ của ba dung dịch bơm
rửa: EDTA 17%, citric acid 10% và NaOCl 2,5%.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm (in vitro) theo phương pháp mù
đôi, so sánh nhóm. 32 răng cối nhỏ hàm dưới của người được sửa soạn ống tủy với trâm lớn nhất đi hết chiều dài
làm việc là trâm dũa số 45và băng thuốc với calcium hydroxide. Sau 10 ngày, 30 răng được chia ngẫu nhiên
thành ba nhóm. Mỗi nhóm calcium hydroxide được làm sạch bằng kim bơm rửa 27G và các dung dịch bơm rửa
sau đây: (I) NaOCl 2,5%, (II) EDTA 17% và (III) citric acid 10%. Hai răng còn lại sử dụng làm răng chứng
dương và răng chứng âm. Ở mỗi nhóm, bơm rửa với 20ml dung dịch bơm rửa và thơi gian bơm rửa là khoảng 3
phút. Đánh giá sự làm sạch calcium hydroxide dưới kính hiển vi nổi với độ phóng đại 30 lần, sử dụng thang điểm
của Lambrianidis và cs (2006).
Kết quả: Nhóm răng bơm rửa với dung dịch EDTA và citric acid cho hiệu quả làm sạch tốt nhất, ngược lại
nhóm răng bơm rửa với dung dịch NaOCl cho hiệu quả làm sạch kém nhất, đặc biệt ở 1/3 chóp.
Kết luận: Không có chất bơm rửa nào làm sạch hoàn toàn calcium hydroxide. Các dung dịchchelate như
citric acid và EDTA cho kết quả tốt nhất.
Từ khóa: calcium hydroxide, EDTA, citric acid và NaOCl
ABSTRACT
EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF SOME IRRIGANTS
ON REMOVING CALCIUM HYDROXIDE FROM THE ROOT CANAL, IN VITRO STUDY.
Ngo Thi Huong, Nguyen Thi Kim Anh, Pham Van Khoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 216 - 221
Objective: The objective of this study was to compare the efficacy of three irrigants in removing calcium
hydroxide from root canals: 17% EDTA, 10% citric acid and 2.5% NaOCl.
Method: In vitro sudy. Thirty-two mandibular premolars were instrumented to a master apical file #45 and
dressed with calcium hydroxide. After 10 days, 30 teeth were irrigated with a syringe and a size-27 needle using
the following irrigants: (I) 2.5% NaOCl, (II) 17% EDTA, (III) 10% citric acid. The remaining two teeth served as
positive and negative controls. Volume of irrigant was 20 ml in each group, and irrigation time was about 3
minutes. Evaluation of cleanliness of the specimens was performed under a stereoscopic microscope with x30
magnification using the four-grade scoring system as described by Lambrianidis et al. (2006).
Results: The best results were found with EDTA and citric acid, whereas NaOCl showed the least
* Học viên Cao học 2011-2013- RHM- ĐHYD TPHCM
** Bộ môn NKCS- Khoa RHM- ĐHYD TPHCM
*** Bộ môn CR-NN- Khoa RHM- ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Ngô Thị Hường ĐT: 0903973797 Email: annhiennk2012@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 217
effectiveness, especially in apical third.
Conclusions: None of the irrigants was able to completely remove the calcium hydroxide. Chelating agents
such as citric acid and EDTA showed the best results.
Keyword: calcium hydroxide, EDTA, citric acid, NaOCl
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi khuẩn đóng vai trò chính trong sinh bệnh
học và phát triển bệnh lý tuỷ và bệnh lý vùng
quanh chóp(6). Do đó, mục tiêu của điều trị nội
nha là loại bỏ vi khuẩn càng nhiều càng tốt khỏi
hệ thống ống tuỷ và tạo nên môi trường mà
những vi khuẩn còn sót không thể tiếp tục sống
và phát triển. Trong tiến trình điều trị nội nha,
nhiều thuốc sát khuẩn ống tủy được sử dụng,
cho đến nay calcium hydroxide là một trong
những chất được sử dụng phổ biến nhất. Tuy
nhiên, Sự hiện diện của calcium hydroxide trên
thành ống tuỷ có thể làm giảm tính thấm của xi
măng trám bít ống tuỷ vào ống ngà và gia tăng
vi kẽ ở chóp chân răng làm giảm chất lượng điều
trị nội nha(2,7). Do vậy muốn điều trị nội nha
thành công thì cần phải lấy đi calcium
hydroxide(12). Những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu được tiến hành để so sánh các dung dịch
bơm rửa NaOCl, EDTA, EDTA-T, EDTAC và
citric acid. Các tác giả đều kết luận không có biện
pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn calcium
hydroxide.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về khả năng
làm sạch calcium hydroxide của các chất bơm
rửa EDTA 17%, citric acid 10% và NaOCl 2,5%,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá
hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tuỷ của một số chất bơm rửa, nghiên cứu
in vitro”.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide của các dung dịch bơm rửa: EDTA
17%, citric acid 10% và NaOCl 2,5%.
2. So sánh hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide trong ống tuỷ của 3 dung dịch bơm
rửa: EDTA 17%, citric acid 10% và NaOCl
2,5%.
3. So sánh hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide trong ống tuỷ giữa 1/3 cổ, 1/3 giữa và
1/3 chóp của từng loại dung dịch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trong phòng thí
nghiệm (in vitro) theo phương pháp mù đôi, so
sánh nhóm.
Đối tượng, vật liệu và phương tiện nghiên
cứu
Đối tượng nghiên cứu: 32 răng cối nhỏ hàm
dưới của người đã nhổ với tiêu chuẩn: răng còn
nguyên vẹn cả thân và chân, răng một chân,
không có sâu răng, không bị nứt gãy, không có
nội hoặc ngoại tiêu, không vôi hoá ống tuỷ, răng
đã đóng chóp hoàn toàn và chân răng tương đối
thẳng (chân răng cong không quá 50(14)).
Vật liệu nghiên cứu: Dung dịch NaOCl
2,5% (Hyposol, Prevest Denpro Limited, Ấn
Độ), dung dich citric acid 10%, dung dịch
EDTA 17% (prevest Denpro limited, Ấn Độ),
bột calcium hydroxide (Lilly, Eli Lilly & Co.,
Indianapolis, U.S.A.)
Quy trình thực hiện
Làm sạch và bảo quản răng
Sau khi nhổ, răng được cạo vôi và lấy sạch
mô mềm. Các răng được bảo quản trong dung
dịch nước muối sinh lý 0,9% ở nhiệt độ phòng,
thay dung dịch sau mỗi 24 giờ, thời gian bảo
quản răng không quá 2 tháng(10).
Sửa soạn và bơm rửa ống tuỷ: sau khi mở
tủy, đưa trâm đũa K số 10 vào ống tuỷ cho đến
khi nhìn thấy ở lỗ chóp. Chiều dài làm việc bằng
chiều dài vừa đo được trừ đi 1mm. Tạo dạng
ống tủy theo phương pháp bước lùi biến đổi.
Các răng được sửa soạn đến trâm lớn nhất đi hết
chiều dài làm việc là trâm dũa K số 45 bước lùi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 218
đến trâm dũa K số 70. Mở rộng lỗ tuỷ bằng
Gates-Glidde số 2 và số 3. Rà soát thường xuyên
bằng trâm đũa K số 10 để duy trì chiều dài làm
việc. Các ống tuỷ được bơm rửa với 2ml dung
dịch NaOCl 2,5% mỗi lần thay trâm. Cuối cùng
lau khô ống tuỷ bằng côn giấy.
Băng thuốc với calcium hydroxide
1 răng sử dụng là răng chứng âm: không
băng với thuốc calcium hydroxide. 31 răng còn
lại được băng thuốc với calcium hydroxide
trộn với nước cất (tỉ lệ 1:1,5, trọng lượng/ thể
tích). Đưa calcium hydroxide vào trong ống
tủy bằng lentulo số 35 đến khi nhìn thấy ở lỗ
chóp. Trám tạm lỗ mở tủy bằng viên gòn và
GIC dày 3mm. Giữ các mẫu ở 370C và độ ẩm
100% trong 10 ngày.
Làm sạch calcium hydroxide
1 răng sử dụng là răng chứng dương,
calcium không được lấy ra. 30 răng còn lại được
tháo chất trám tạm bằng tay khoan siêu tốc
không có nước để không làm ảnh hưởng đến lớp
calcium hydroxide bên dưới. Chia 30 răng ngẫu
nhiên thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 răng và các
răng được làm sạch calcium hydroxide bằng các
dung dịch sau:
Nhóm I: bơm rửa với 12ml dung dịch NaOCl
2.5%.
Nhóm II: bơm rửa với 12ml dung dịch EDTA
17%
Nhóm III: bơm rửa với 12ml dung dịch citric
acid 10%
12ml dung dịch bơm rửa chia đều trong 3
ống nhựa bơm rửa có thể tích 5ml. Mỗi lần bơm
rửa trong 1 phút. Giữa các lần bơm rửa đưa cây
trâm dũa K số 10 vào tới chiều dài làm việc và
xoay tròn trong 5 giây. Quá trình bơm rửa được
sử dụng bằng kim bơm rửa nội nha số 27G
(Ultra Dent). Đầu kim bơm rửa đặt thụ động
trong ống tuỷ và cách chóp 3mm. Tất cả các răng
được bơm rửa với 2ml dung dịch nước cất và lau
khô bằng côn giấy để kết thúc quá trình làm sạch
calcium hydroxide.
Chuẩn bị mẫu để quan sát dưới kính hiển
vi nổi
Dùng đĩa cắt kim cương cắt bỏ phần thân
răng ở đường nối men-xê măng. Cắt răng theo
chiều ngoài-trong sao cho không chạm vào ống
tuỷ. Dùng đục men tách chân răng thành hai
nửa. Dùng tăm bông làm sạch các mảnh vụn còn
lại ở bề mặt chân răng(8). Chọn ngẫu nhiên 1/2
chân răng để quan sát dưới kính hiển vi nổi ở độ
phóng đại 30 lần.
Phương pháp thu thập số liệu
Đánh giá lượng calcium hydroxide còn lại
trên thành ống tủy ở mỗi phần ba thân răng theo
thang điểm của Lambrianidis và cs (2006)(8).
- Điểm số 1: không có calcium hydroxide ở
thành ống tuỷ
- Điểm số 2: calcium hydroxide phủ rải rác
trên thành ống tuỷ
- Điểm số 3: calcium hydroxide phủ thành
các khối riêng biệt trên thành ống tủy
- Điểm số 4: calcium hydroxide dày đặc trên
thành ống tuỷ
Điểm số trên mỗi một răng được tính bằng
trung bình điểm số của 1/3 chóp, 1/3 giữa và 1/3
cổ trên mỗi nửa chân răng.
Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê
KẾT QUẢ
Bảng 1: Trung bình điểm số lượng calcium hydroxide
còn lại của ba nhóm răng được bơm rửa bằng ba loại
dung dịch bơm rửa NaOCl 2,5%, EDTA 17% và
citric acid 10%
Nhóm Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Trung
bình±ĐLC
NaOCl 2,5% 2,67 3,67 3,13±0,35
EDTA 17% 2,00 2,67 2,36±0,33
Citric acid 10% 2,00 2,67 2,23±0,27
Trung bình điểm số lượng calcium
hydroxide còn lại trên thành ống tủy của nhóm
được bơm rửa bằng dung dịch NaOCl 2,5% cao
nhất và nhóm được bơm rửa bằng dung dịch
citric acid 10% thấp nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 219
Bảng 2: So sánh hiêu quả làm sạch calcium hydroxide
trong ống tủy của ba dung dịch NaOCl 2,5%, EDTA
17% và citric acid 10% trên toàn bộ răng, ở 1/3 cổ,
1/3 giữa và 1/3 chóp
Toàn bộ
răng
1/3 cổ 1/3
giữa
1/3
chóp
NaOCl/EDTA/Citric acida 0,000 0,056 0,008 0,000
NaOCl/EDTAb 0,000 - 0,043 0,002
NaOCl/citric acidb 0,000 - 0,019 0,000
EDTA/citric acidb 0,393 - 1,000 0,739
a: dùng phép kiểm Kruskal – Wallis; b: dùng phép kiểm
Mann – Whitney U
Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tủy của dung dịch EDTA 17% và dung dịch
citric acid 10% tốt hơn có ý nghĩa so với dung
dịch NaOCl 2,5%, đặc biệt ở 1/3 giữa và 1/3 chóp.
Kết quả thống kê cho thấy hiệu quả làm sạch
calcium hydroxide trong ống tủy dung dịch
NaOCl 2,5% và dung dịch citric acid 10% ở 1/3
chóp kém hơn có ý nghĩa so với 1/3 cổ và 1/3
giữa. Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide
trong ống tủy của dung dịch dung dịch EDTA
17% khác biệt có ý nghĩa giữa 1/3 chóp và 1/3 cổ.
(A) (B) (C)
Hình 1: Hình ảnh ống tủy sau khi được bơm rửa bằng ba loại dung dịch NaOCl 2,5%, EDTA 17% và citric acid
10% với điểm số lượng calcium hydroxide còn lại trên mỗi phần ba chân răng (A): NaOCl 2,5% (B): EDTA
17% (C): Citric acid 10%
Bảng 3: So sánh hiệu quả làm sạch calcium hydroxide
trong ống tủy giữa các phần ba chân răng của các
dung dịch NaOCl 2,5%, EDTA 17% và citric acid
10%
NaOCl EDTA Citric acid
Cổ/giữa/chópc 0,000 0,030 0,041
Cổ/giữad 0,102 0,564 1,000
Cổ/chópd 0,040 0,038 0,046
Giữa/chópd 0,009 0,063 0,046
c: dùng phép kiểm Fredman; d: dùng phép kiểm Wilcoxon
BÀN LUẬN
Phương pháp nghiên cứu
Lambrianidis và cs đưa ra hai phương pháp
đánh giá hiệu quả làm sạch calcium trên toàn bộ
chân răng là tỉ lệ phần trăm diện tích bề mặt
chân răng bao phủ bởi calcium hydroxide
(Lambrianidis và cs (1999)(9)) và số lượng calcium
hydroxide còn lại trên thành ống tủy
(Lambrianidis và cs (2006)(8)). Chúng tôi sử dụng
thang điểm của Lambrianidis và cs (2006) bởi
thang điểm này có nhiều ưu điểm. Thang điểm
của Lambrianidis (1999) có hạn chế là khó phân
biệt calcium hydroxide còn lại trên thành ống
tủy và một vài vùng ngà ống tủy do có màu
tương tự nhau. Thang điểm của Lambrianidis
(2006), đánh giá hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide trong ống tủy dựa vào nhóm calcium
hydroxide còn lại do đó khắc phục được nhược
điểm của thang điểm của Lambrianidis và cs
(1999). Đồng thời theo nhóm nghiên cứu thì
phương pháp đánh giá này đáng tin cậy.
2
2
3
3
2
3
4
2
3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 220
Kết quả nghiên cứu
Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tủy trên toàn bộ chân răng của hai dung
dịch EDTA 17% và citric acid 10% khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Rödig và cs (2010)(11), De-Deus và cs (2006)(4),
De-Deus và cs (2008)(5) và Scelza và cs (2003)(13).
De-Deus và cs (2006) và De-Deus và cs (2008)
kết luận hiệu quả khử khoáng đối với ngà răng
của các dung dịch EDTA 17% và citric acid 10%
tùy thuộc vào thời gian trong 180 giây đầu tiên
thì dung dịch EDTA 17% khử khoáng chậm hơn
dung dịch citric acid 1%. Tuy nhiên ở thời điểm
300 giây thì dung dịch citric acid và EDTA khử
khoáng như nhau(4,5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi
làm sạch calcium hydroxide bằng cách bơm
rửa với dung dịch citric acid 10% và EDTA
17% trong thời gian hơn 180 giây, kết quả hiệu
quả làm sạch khác nhau không ý nghĩa tuy
nhiên điểm số trung bình lượng calcium còn
lại trên thành ống tủy của nhóm răng bơm rửa
bằng dung dịch citric acid 10% thấp hơn so với
trung bình điểm số lượng calcium hydroxide
còn lại của nhóm răng bơm rửa bằng dung
dịch EDTA 17%.
Nhiều báo cáo cũng khẳng định hiệu quả
khử khoáng của citric acid liên quan đến sự hình
thành phức hợp giữa citric acid và calcium, sự
hình thành phức hợp citric acid và calcium tốt
hơn so với sự hình thành phức hợp giữa EDTA
và calcium(13).
Khác với kết quả của chúng tôi có Nandini
và cộng sự (2006)(10). Sự khác biệt này có thể do:
(1) phương pháp bơm rửa: nghiên cứu của
chúng tôi, bơm rửa bằng kim bơm rửa nội nha
27G (Ultra Dent) trong thời gian hơn 3 phút.
Trong nghiên cứu của Nandini và cs bơm rửa
bằng siêu âm trong thời gian 1 phút. (2) phương
pháp đánh giá hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide trong ống tủy: Trong nghiên cứu của
chúng tôi, đánh giá hiệu quả làm sạch calcium
hydroxide dựa vào sự hiện diện của nhóm
calcium hydroxide còn lại trên thành ống tủy.
Ngược lại, trong nghiên cứu của Nandini và
cộng sự, dựa vào tỉ lệ phần trăm calcium
hydroxide trong ống tủy được lấy đi.
Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tủy trên toàn bộ chân răng của dung dịch
NaOCl 2,5% kém hơn dung dịch EDTA 17% và
citric acid 10%. Kết quả của chúng tôi phù hợp
với các kết quả của Rödig và cs (2010). Hiệu quả
làm sạch calcium hydroxide cũng như lớp mùn
hạn chế do NaOCl không có khả năng hoà tan
các thành phần vô cơ như là calcium(11).
So sánh giữa 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp
của từng dung dịch bơm rửa NaOCl 2,5%,
EDTA 17% và citric acid 10% thì hiệu quả làm
sạch calcium hydroxide trong ống tủy của cả
ba dung dịch giảm dần từ cổ răng xuống chóp,
trong đó 1/3 chóp là vùng làm sạch kém nhất.
Nghiên cứu của chúng tôi cùng kết quả với
nghiên cứu của da Silva và cs (2011)(3). Điều
này có thể được có thể được giải thích bằng
các lý do sau đây: (1) ở 1/3 cổ và 1/3 giữa chân
răng kích thước ống tủy lớn ơn và giảm dần
về phía chóp nên 1/3 giữa và 1/3 cổ chân răng
cho phép dung dịch bơm rửa lưu thông tốt
hơn so với 1/3 chóp chân răng(1). (2) theo
Sedgley và cộng sự (2005) độ sâu của kim bơm
rửa đặt trong ống tuỷ, là yếu tố quan trọng(15) .
Như vậy khi đặt kim sâu hơn thì khả năng làm
sạch vùng chóp tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực
hành lâm sàng, nếu đặt kim bơm rửa ở gần
chóp chân răng sẽ có nguy cơ cao làm tổn
thương mô quanh chóp vì dung dịch bơm rửa
có thể thoát ra khỏi lỗ chân răng. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, đầu kim bơm rửa
đặt cách lỗ chóp 3mm. (3) một vài nghiên cứu
cũng cho thấy bọt khí ngăn cản dung dịch
bơm rửa thấm vào vùng chóp(16).
KẾT LUẬN
Không có dung dịch bơm rửa nào trong ba
dung dịch NaOCl 2,5%, EDTA 17% và citric acid
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 221
10% có thể làm sạch hoàn calcium hydroxide
trong ống tủy.
Hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong
ống tủy của dung dịch EDTA 17% và citric acid
10% tốt hơn so với dung dịch NaOCl 2,5%, đặc
biệt ở 1/3 giữa và 1/3 chóp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ballal NV, Kandian S, Mala K, Bhat KS, Acharya S. (2009).
“Comparison of the efficacy of maleic acid and
ethylenediaminetetraacetic acid in smear layer removal from
instrumented human root canal: a scanning electron
microscopic study”. J Endod, 35(11):1573-6.
2. Çalt S and Serper A (1999). ”Dentinal tubule penetration of
root canal sealers after root canal dressing with calcium
hydroxide”. J Endod, 25(6):431-3.
3. Da Silva JM, Silveira A, Santos E, Prado L, Pessoa OF. (2011).
“Efficacy of sodium hypochlorite, ethylenediaminetetraacetic
acid, citric acid and phosphoric acid in calcium hydroxide
removal from the root canal: a microscopic cleanliness
evaluation”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol
Endod, 112(6):820-4.
4. De-Deus G, Paciornik S, Pinho Mauricio MH, Prioli R. (2006).
“Real-time atomic force microscopy of root dentine during
demineralization when subjected to chelating agents”. Int
Endod J, 39(9):683-92.
5. De-Deus G, Reis C, Fidel S, Fidel RA, Paciornik S. (2008).
“Longitudinal and quantitative evaluation of dentin
demineralization when subjected to EDTA, EDTAC, and citric
acid: a co-site digital optical microscopy study”. Oral Surg
Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 105(3):391-7.
6. Kakehashi S, Stanley HR, Fitzgerald RJ. (1965). “The
effects of surgical exposures of dental pulps in germ-free and
conventional laboratory rats”. Oral Surg Oral Med Oral
Pathol, 20, pp:340-9.
7. Kim SK and Kim YO (2002). “Influence of calcium hydroxide
intracanal medication on apical seal”. Int Endod J, 35(7):623-8.
8. Lambrianidis T, Kosti E, Boutsioukis C, Mazinis M. (2006).
“Removal efficacy of various calcium
hydroxide/chlorhexidine medicaments from the root canal”.
Int Endod J, 39(1):55-61.
9. Lambrianidis T, Margelos J, Beltes P. (1999). “Removal
efficiency of calcium hydroxide dressing from the root canal”.
J Endod, 25(2):85-8.
10. Nandini S, Velmurugan N, Kandaswamy D. (2006). “Removal
efficiency of calcium hydroxide intracanal medicament with
two calcium chelators: volumetric analysis using spiral CT, an
in vitro study”. J Endod, 32(11):1097-101.
11. Rödig T, Vogel S, Zapf A, Hülsmann M. (2010). “Efficacy of
different irrigants in the removal of calcium hydroxide from
root canals”. Int Endod J, 43(6):519-27.
12. Salgado RJ, Moura-Netto C, Yamazaki AK, Cardoso LN, de
Moura AA, Prokopowitsch I. (2009). “Comparison of different
irrigants on calcium hydroxide medication removal:
microscopic cleanliness evaluation”. Oral Surg Oral Med Oral
Pathol Oral Radiol Endod, 107(4):580-4.
13. Scelza MF, Teixeira AM, and Scelza P (2003). “Decalcifying
effect of EDTA-T, 10% citric acid, and 17% EDTA on root
canal dentin”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol
Endod, 95(2):234-6.
14. Schneider SW (1971). “A comparison of canal preparations in
straight and curved root canals". Oral Surg Oral Med Oral
Pathol, 32(2):271-5.
15. Sedgley CM, Nagel AC, Hall D, Applegate B (2005).
“Influence of irrigant needle depth in removing
bioluminescent bacteria inoculated into instrumented root
canals using real-time imaging in vitro”. Int Endod J, 38(2):97-
104.
16. Zehnder M (2006). “Root canal irrigants”. J Endod, 32(5):389-
98.
Ngày nhận bài báo: 10/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_lam_sach_calcium_hydroxide_trong_ong_tuy_c.pdf