Từ kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu làm việc của máy kéo TDT55 và xe REO vận xuất gỗ ở hai khu vực khai thác đại diện là tiểu khu 1082 và tiểu khu 1099, chúng tôi có thể kết luận rằng: Sử dụng máy kéo TDT55 vận xuất gỗ rừng tự nhiên cự ly vận xuất trung bình 600m có hiệu quả cao hơn nhiều so với xe Reo.
- Giá thành vận xuất 1m3 gỗ bằng máy kéo TDT55 thấp hơn so với giá thành vận xuất bằng xe REO.
- Trong giá thành vận xuất, nếu tính cả các khoản chi phí xây dựng và quản lý bảo dưỡng sửa chữa đường vận xuất thì chi phí vận xuất 1m3 gỗ của xe REO sẽ còn lớn hơn nhiều so với máy kéo TDT55.
- Khả năng bám của máy kéo TDT55 cao và kích thước nhỏ hơn xe REO, vì vậy nó có thể hoạt động tốt ở những khu khai thác có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mặt đất trơn lầy. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa thất thường thì máy kéo TDT55 có thể trở lại hoạt động ngay sau khi mưa tạnh, nhưng xe REO phải chờ một vài ngày sau cho đường khô ráo mới có khả năng vận xuất được.
- Ngoài công việc vận xuất, máy kéo TDT55 còn sử dụng để thực hiện một số công việc khác trong khu khai thác như: san sửa mặt đường vận xuất và bãi gỗ, dồn và xếp đống gỗ trên bãi gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vận chuyển tiếp theo.
- Tuy xe REO là loại xe bánh bơm, song do trọng lượng bản thân gần gấp đôi trọng lượng của máy kéo TDT55. Vì vậy khi vận xuất bằng xe REO, mức độ phá hoại đất rừng lớn, tình trạng mặt đất bị nén chặt hơn.
- Nếu các lâm trường vẫn tiếp tục sử dụng xe REO để vận xuất gỗ thì phải có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng bằng cách tổ chức cho xe REO vận xuất ở những khu khai thác có địa hình ít phức tạp, cự ly vận xuất lớn. Đồng thời tiến hành nghiên cứu cải tiến hệ thống tời chống trượt sao cho tốc độ kéo cáp của tời đồng tốc với tốc độ di chuyển của xe REO nhằm hạn chế mức độ hư hỏng lốp.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương tiện vận xuất gỗ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN
VẬN XUẤT GỖ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Trọng Thực
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cơ khí hóa các quá trình sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói đây là một chỉ tiêu phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật của một đất nước, một ngành sản xuất.
Đối với ngành công nghiệp khai thác gỗ, do điều kiện sản xuất khó khăn, đa số các khâu công việc phải thực hiện ở những nơi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, sản phẩm nặng nề, cồng kềnh, quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu thủy văn... Vì vậy đòi hỏi các cơ sở sản xuất cần có những biện pháp tổ chức quản lý, lựa chọn các loại máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng khu vực khai thác, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
Hiện nay, nhiều lâm trường rất quan tâm đến việc cơ giới hóa các khâu sản xuất, trong đó khâu vận xuất gỗ đã được đầu tư cơ giới hóa ở mức độ cao. Đây là một khâu công việc nặng nề nhất trong dây chuyền công nghệ khai thác gỗ nên phải có sự hỗ trợ của các loại thiết bị cơ giới. Tuy nhiên việc sử dụng các loại máy móc thiết bị vận xuất gỗ ở nhiều địa phương hiện còn rất tùy tiện dẫn đến hiệu quả sử dụng rất thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng.
Xuất phát từ điều kiện địa hình khu khai thác và khả năng đầu tư máy móc thiết bị, các lâm trường đang áp dụng một số dây chuyền công nghệ khai thác với mức độ cơ giới hóa cao, đặc biệt là khâu vận xuất đã được cơ giới hóa hoàn toàn với hai loại phương tiện vận xuất chính là máy kéo TDT55 và xe REO. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất trong khu khai thác không thuận lợi: địa hình hiểm trở và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối cạn, độ dốc lớn, chế độ mưa mùa thất thường, đường vận xuất, vận chuyển trơn lầy v.v...Vì vậy việc sử dụng các loại phương tiện vận xuất, vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư lớn..., hiệu quả sử dụng các loại máy vận xuất rất thấp. Các loại phương tiện vận xuất đưa vào sản xuất còn mang nặng tính chủ quan và theo thói quen sử dụng từ trước đến nay. Các lâm trường chưa có điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng và ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng đến rừng của từng loại phương tiện vận xuất đang sử dụng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên rừng trong tương lai.
Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn loại phương tiện vận xuất gỗ đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở các lâm trường khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương tiện vận xuất gỗ ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu tình hình sử dụng các loại thiết bị vận xuất gỗ ở các lâm trường.
Đánh giá một số chỉ tiêu làm việc của các thiết bị vận xuất gỗ.
Phân tích mức độ ảnh hưởng đến rừng và đất rừng trong quá trình vận xuất.
Lựa chọn thiết bị phù hợp điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến rừng và đất rừng.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu các loại thiết bị vận xuất gỗ ở rừng tự nhiên.
- Chọn khu vực nghiên cứu điển hình là tiểu khu 1082, 1099 của lâm trường Hương Giang - Thừa Thiên Huế.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích, đánh giá các dây chuyền công nghệ khai thác gỗ áp dụng ở các lâm trường.
- Xác định năng suất vận xuất
- Tính toán chi phí nhiên liệu
- Tính giá thành vận xuất
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Sử dụng thước dây để đo đường vanh trung bình và chiều dài của các cây gỗ khi vận xuất.
- Xác định chi phí nhiên liệu của ca máy bằng cách đo trực tiếp lượng nhiên liệu tiêu thụ trong từng ca làm việc.
- Xác định độ dốc đường vận xuất bằng thước Blume-leiss.
* Phương pháp xử lý số liệu:
- Dựa vào các định mức lao động khai thác lâm sản số 400/LĐ-QĐ để tính toán các chỉ tiêu làm việc của máy.
- Áp dụng phương pháp thống kê toán học để xác định các chỉ tiêu trung bình và một số đặc trưng mẫu của số liệu điều tra.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1. Phân tích, đánh giá dây chuyền công nghệ khai thác gỗ
Công nghệ khai thác gỗ là hệ thống các biện pháp tác động lên cây rừng bằng các công cụ sản xuất thích ứng để sản xuất gỗ tròn, bao gồm các khâu chủ yếu: chuẩn bị khai thác, chặt hạ, vận xuất và vận chuyển.
Từ khái niệm trên, chúng ta thấy rằng công nghệ khai thác gỗ có liên quan trực tiếp với công cụ, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, nó quyết định đến năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất của cả dây chuyền công nghệ. Việc áp dụng một dây chuyền công nghệ khai thác hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng, trong đó khâu vận xuất đóng vai trò rất quan trọng và có mức độ ảnh hưởng lớn đến rừng.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên trong khu khai thác, khả năng tổ chức và đầu tư máy móc thiết bị, nhân lực..., những năm gần đây các lâm trường ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang áp dụng rộng rãi các dây chuyền công nghệ khai thác sau:
- Dây chuyền công nghệ 1:
Chuẩn bị rừng ® Chặt hạ, cắt khúc bằng cưa xăng ® Vận xuất (gỗ khúc, gỗ cây) bằng máy kéo TDT55 ® Vận chuyển bằng xe REO
Tùy thuộc vào thể tích của cây gỗ, điều kiện địa hình khu khai thác và khả năng kéo của máy mà có thể vận xuất gỗ khúc hoặc gỗ cây. Đây là dây chuyền công nghệ đang áp dụng rộng rãi ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các khâu công việc trong dây chuyền công nghệ được cơ giới hóa hoàn toàn. Với ưu điểm của máy kéo TDT55 là khả năng bám cao, linh hoạt trong các thao tác, nên rất thích hợp khi vận xuất gỗ ở khu khai thác có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và trơn lầy.
- Dây chuyền công nghệ 2:
Chuẩn bị rừng ® Chặt hạ, cắt khúc bằng cưa xăng ® Vận xuất (gỗ khúc, gỗ cây) bằng xe REO ® Vận chuyển bằng xe REO
Ở dây chuyền công nghệ này, chất lượng gỗ ít bị ảnh hưởng, xe REO phát huy được một số ưu điểm như: sử dụng tời để kéo gom gỗ về đường vận xuất và tự bốc dỡ... Tuy nhiên, do địa hình các khu khai thác có độ dốc lớn nên tải trọng chuyến của xe REO khi vận xuất thấp, chỉ đạt khoảng 50% tải trọng tính toán. Khi làm việc ở nơi có địa hình phức tạp, đường vận xuất trơn, lầy lội thì hiệu quả làm việc của xe REO không cao và thường xảy ra hư hỏng, có khi phải ngừng làm việc chờ sửa chữa, vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất của cả dây chuyền công nghệ.
5.2. Kết quả tính toán năng suất
Năng suất vận xuất của một ca máy được tính bằng khối lượng gỗ vận xuất được trong ca. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng của máy.
Qua số liệu theo dõi khối lượng gỗ vận xuất được trong từng ca máy ở hai khu vực nghiên cứu là tiểu khu 1082 (khu vực 1) và tiểu khu 1099 (khu vực 2). Chúng tôi xác định giá trị năng suất vận xuất trung bình của 1 ca máy và các đặc trưng của mẫu điều tra làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất; đồng thời đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng1: Năng suất trung bình của ca máy và các đặc trưng mẫu điều tra
Loại máy
Các đặc trưng
Khu vực1
Khu vực 2
Máy kéo TDT55
Xe REO
Máy kéo TDT55
Xe REO
Năng suất trung bình (m3)
20,39
35,07
19,24
33,57
Sai tiêu chuẩn S (m3)
2,445
1,079
1,125
0,909
Hệ số biến động (S%)
11,99
3,078
5,851
2,708
Sai số tuyệt đối e(%)
2,827
0,725
1,689
0,781
Sai số của số trung bình
Sx (m3)
0,576
0,254
0,325
0,262
Ước lượng trị số trung bình tổng thể m (m3)
20,39±0,576
35,07±0,254
19,24±0,325
33,57±0,262
Với kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy sai số của số liệu điều tra về năng suất vận xuất của máy kéo TDT55 và xe REO ở cả hai khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (e<5%). Điều này cho phép chúng tôi kết luận rằng kết quả điều tra về năng suất vận xuất của máy là hoàn toàn chấp nhận. Hệ số biến động về năng suất vận xuất của máy kéo TDT55 ở cả hai khu vực đều lớn hơn hệ số biến động về năng suất của xe REO là do một số nguyên nhân sau:
+ Máy kéo TDT55 đã sử dụng lâu năm, phụ tùng thay thế không đồng bộ, vì vậy tình trạng kỹ thuật của máy không đảm bảo, máy làm việc không ổn định và thường bị hư hỏng trong ca làm việc.
+ Do tải trọng chuyến của máy kéo TDT55 thấp, nhưng thể tích của cây gỗ trong khu khai thác lớn (trung bình 4,5 m3/cây), nên mỗi chuyến máy thường chỉ kéo được 1 cây. Vì vậy khối lượng gỗ vận xuất trong một chuyến của máy kéo TDT55 phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của cây gỗ khai thác, dẫn đến năng suất vận xuất của từng ca máy có sự biến động lớn.
5.3. Tính toán chi phí nhiên liệu
Bằng phương pháp đo đếm trực tiếp lượng chi phí nhiên liệu của từng máy trong ca làm việc, chúng tôi xác định được lượng chi phí nhiên liệu trung bình của máy kéo TDT55 và xe REO để vận xuất 1m3 gỗ và đánh giá các đặc trưng của mẫu điều tra. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 2: Chi phí nhiên liệu trung bình và các đặc trưng mẫu điều tra
Loại máy
Các đặc trưng
Khu vực1
Khu vực 2
Máy kéo TDT55
Xe REO
Máy kéo TDT55
Xe REO
Chi phí n.liệu trung bình(l/m3)
1,91
0,87
1,95
0,97
Sai tiêu chuẩn S (l/m3)
0,148
0,066
0,172
0,115
Hệ số biến động S(%)
7,760
7,611
8,794
11,863
Sai số tuyệt đối e(%)
1,829
1,794
2,534
3,424
Sai số của số trung bình Sx(l/m3)
0,077
0,015
0,049
0,033
Ước lượng trị số trung bình tổng thể m(l/ m3)
1,91±0,07
0,87±0,01
1,95±0,04
0,97±0,03
Qua kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy sai số của số liệu điều tra về chi phí nhiên liệu của máy vận xuất 1m3 gỗ ở cả hai khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (e<5%), vì vậy kết quả điều tra của chúng tôi là hoàn toàn chấp nhận được. Hệ số biến động về chi phí nhiên liệu của xe REO ở khu vực 2 lớn hơn nhiều so với hệ số biến động chi phí nhiên liệu của xe REO ở khu vực 1 là do: khu vực 2 có địa hình phức tạp hơn, độ dốc lớn, các lô khai thác bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối cạn nên khả năng làm việc của xe REO giảm rõ rệt. Trong quá trình vận xuất, ở một số đoạn đường có độ dốc lớn, nền đường trơn lầy, người ta phải sử dụng tời để hỗ trợ cho REO đi, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng chi phí nhiên liệu trong ca máy không ổn định.
5.4. Tính giá thành vận xuất
Để tính giá thành vận xuất 1m3 gỗ cho từng loại máy, trước hết chúng tôi xác định giá thành vận xuất của 1 ca máy ở cự ly vận xuất trung bình 600m. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3: Kết quả tính toán giá thành vận xuất
ĐVT: đ/công máy
Loại máy
Khoản chi phí
Khu vực 1
Khu vực 2
TDT55
Xe REO
TDT55
Xe REO
Chi phí cố định:
- Khấu hao máy
- Khấu hao nhà xe
- Chi phí quản lý
102273
11364
723
259091
11364
723
102273
11364
723
259091
11364
723
Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ
171540
135340
166368
144313
Chi phí b.dưỡng, s.chữa máy
10227
25909
10227
25909
Chi phí hao mòn săm lốp
-
125000
-
125000
Chi phí nhân công và chi phí chung
36160
36160
36160
36160
Tổng cộng
332287
593587
327115
602560
Chi phí bquân vận xuất 1m3 gỗ (đ/m3)
- Chi phí cố định (đ/m3)
- Chi phí biến đổi (đ/m3)
16297
6110
10187
16926
8471
8455
17002
6475
10527
17949
8850
9099
Dựa vào kết quả tổng hợp ở bảng trên, chúng tôi thấy chi phí vận xuất gỗ của máy kéo TDT55 ở cả hai khu vực nghiên cứu đều nhỏ hơn chi phí vận xuất gỗ của xe REO.
Biểu đồ 1: Chi phí vận xuất gỗ ở tiểu khu 1082
Từ kết quả tính toán đó, chúng tôi thiết lập biểu đồ biểu thị chi phí vận xuất ở 2 khu vực nghiên cứu của máy kéo TDT55 và xe REO theo cự ly vận xuất trung bình như sau:
Biểu đồ 2: Chi phí vận xuất gỗ ở tiểu khu 1099
Qua hai biểu đồ trên cho thấy: với cự ly vận xuất càng lớn thì khoảng chênh lệch giữa chi phí vận xuất gỗ của xe REO và máy kéo TDT55 càng giảm. Các đường biểu diễn này cắt nhau tại một điểm có cự ly vận xuất là 817,9 m ở khu vực 1 và 1054 m ở khu vực 2. Có nghĩa là: với cự ly vận xuất trung bình lớn hơn các cự ly trên thì vận xuất bằng xe REO sẽ mang lại hiệu quả cao hơn máy kéo TDT55. Như vậy ở cả hai tiểu khu 1082 và 1099, sử dụng xe REO để vận xuất là không hợp lý. Các lâm trường cần có biện pháp tổ chức sản xuất tốt hơn để điều hành xe REO đến những hiện trường khai thác có địa hình ít phức tạp, cự ly vận xuất lớn và đưa máy kéo TDT55 đến làm việc ở những khu vực có cự ly vận xuất nhỏ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
6. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu làm việc của máy kéo TDT55 và xe REO vận xuất gỗ ở hai khu vực khai thác đại diện là tiểu khu 1082 và tiểu khu 1099, chúng tôi có thể kết luận rằng: Sử dụng máy kéo TDT55 vận xuất gỗ rừng tự nhiên cự ly vận xuất trung bình 600m có hiệu quả cao hơn nhiều so với xe Reo.
- Giá thành vận xuất 1m3 gỗ bằng máy kéo TDT55 thấp hơn so với giá thành vận xuất bằng xe REO.
- Trong giá thành vận xuất, nếu tính cả các khoản chi phí xây dựng và quản lý bảo dưỡng sửa chữa đường vận xuất thì chi phí vận xuất 1m3 gỗ của xe REO sẽ còn lớn hơn nhiều so với máy kéo TDT55.
- Khả năng bám của máy kéo TDT55 cao và kích thước nhỏ hơn xe REO, vì vậy nó có thể hoạt động tốt ở những khu khai thác có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mặt đất trơn lầy. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa thất thường thì máy kéo TDT55 có thể trở lại hoạt động ngay sau khi mưa tạnh, nhưng xe REO phải chờ một vài ngày sau cho đường khô ráo mới có khả năng vận xuất được.
- Ngoài công việc vận xuất, máy kéo TDT55 còn sử dụng để thực hiện một số công việc khác trong khu khai thác như: san sửa mặt đường vận xuất và bãi gỗ, dồn và xếp đống gỗ trên bãi gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vận chuyển tiếp theo.
- Tuy xe REO là loại xe bánh bơm, song do trọng lượng bản thân gần gấp đôi trọng lượng của máy kéo TDT55. Vì vậy khi vận xuất bằng xe REO, mức độ phá hoại đất rừng lớn, tình trạng mặt đất bị nén chặt hơn.
Nếu các lâm trường vẫn tiếp tục sử dụng xe REO để vận xuất gỗ thì phải có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng bằng cách tổ chức cho xe REO vận xuất ở những khu khai thác có địa hình ít phức tạp, cự ly vận xuất lớn. Đồng thời tiến hành nghiên cứu cải tiến hệ thống tời chống trượt sao cho tốc độ kéo cáp của tời đồng tốc với tốc độ di chuyển của xe REO nhằm hạn chế mức độ hư hỏng lốp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Thành Bắc, Nguyễn Đức Phú. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ôtô, NXBKH&KT, Hà Nội (1986).
Trịnh Hữu Lập, Nguyễn Kim, Ma Chương Thọ, TRần Mỹ Thắng, Lương Văn Tiến, Trịnh Hữu Trọng, Ngô Thế Tường, Khai thác và vận chuyển lâm sản, Đại học Lâm nghiệp (1992).
Vũ Hữu Tuynh, Định mức kỹ thuật lao động trong sản xuất lâm nghiệp, NXBNN, Hà Nội (1983).
Bộ Lâm nghiệp, Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lâm nghiệp, Hà Nội (1979).
Bộ Lâm nghiệp, Tiêu chuẩn và mức lao động vận tải lâm sản bằng ô tô, Hà Nội, (1980).
Viện kinh tế Lâm nghiệp, Mức lao động khai thác lâm sản, Hà Nội (1982).
Intermediate technology in forest harvesting, Project GCP/INT/427/FIN, Rome, (1988).
Logging and log transport in tropical high forest, FAO forestry paper, Rome, 1974.
Tropical forestry handbook, L.Pancel, 1993.
TÓM TẮT
Từ những kết quả đo đếm và đánh giá một số chỉ tiêu làm việc cơ bản của máy kéo TDT55 và xe REO sử dụng để vận xuất gỗ ở các lâm trường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy ngoài công việc vận xuất gỗ, máy kéo TDT55 còn sử dụng để thực hiện một số công việc khác trong khu khai thác như: San sửa mặt đường và bãi gỗ, dồn và xếp đống gỗ trên bãi gỗv.v.
Ở những khu khai thác có độ dốc lớn, máy kéo TDT 55 làm việc ổn định và mang lại hiệu quả cao hơn so với xe REO.
Đối với những khu khai thác có địa hình tương đối bằng phẳng và có cự ly vận xuất lớn hơn 1000m, sử dụng xe REO sẽ mang lại hiệu quả cao hơn máy kéo TDT55, đặc biệt khi vận chuyển thẳng gỗ bằng xe REO đến bãi gỗ 2.
AN EVALUATION OF THE EFFICIENCY OF USE OF FACILITIES
FOR HAULING WOOD IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Le Trong Thuc
College of Agriculture & Forestry, Hue University
SUMMARY
The results obtained from the evaluation of some basic working criteria of TDT55 tractors and REO lorries used for hauling wood in forestry enterprises of Thua Thien Hue province show that in addition to being used for wood hauling, TDT55 tractors are also able to do some other jobs at cutting areas such at leveling road and landing surfaces, moving and folding wood, etc.
In very sloppy cutting areas, TDT55 tractors can work more effectively and stably than the REO lorries.
In relatively flat cutting areas with hauling distance of more than 1,000 meters, the use of REO lorries will yield higher efficiency than TDT55 tractors, especially to transport wood to the second landing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_su_dung_cac_phuong_tien_van_xuat_go_o_tinh.doc