NHẬN XÉT
Mô hình đã áp dụng quan điểm liên kết
giữa cơ quan quản lý, khoa học và doanh
nghiệp trong quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên hệ sinh thái. Thực tế cho thấy việc quản
lý mặt nước còn nhiều bất cập, nhất là đối với
áp lực khai thác nguồn lợi mọi lúc mọi nơi, và
không thể kiểm soát. Điều này đòi hỏi cần có
sự liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và
các cơ quan chức năng cũng như cần thể chế
hóa việc doanh nghiệp tham gia quản lý và sử
dụng hợp lý với mục tiêu vừa bảo tồn thiên
nhiên vừa phát triển kinh tế - xã hội. Những kết
quả bước đầu trong xây dựng mô hình tại vịnh
Nha Trang tuy còn khiêm tốn nhưng là tiền đề
để nhân rộng không chỉ trong tỉnh Khánh Hòa.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả tại các mô hình doanh nghiệp tham gia quản lý rạn san hô vì mục đích du lịch sinh thái ở vịnh Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 18, Số 4A; 2018: 73–80
DOI: 10.15625/1859-3097/18/4A/13638
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TẠI CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP
THAM GIA QUẢN LÝ RẠN SAN HÔ VÌ MỤC ĐÍCH DU LỊCH
SINH THÁI Ở VỊNH NHA TRANG
Võ Sĩ Tuấn*, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn Văn Long,
Phan Kim Hoàng, Hoàng Xuân Bền, Mai Xuân Đạt
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*
E-mail: vosituan@gmail.com
Ngày nhận bài:5-8-2018; Ngày chấp nhận đăng: 16-12-2018
Tóm tắt. Mô hình quản lý rạn san hô vì mục đích du lịch sinh thái được thực hiện với sự tham gia
của Viện Hải dương học, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa và 3 doanh nghiệp bao gồm
Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào, Công ty TNHH Vinpearl Nha Trang và Công ty Du lịch
Trí Nguyên. Hiệu quả sau 3 năm quản lý được đánh giá thông quan phân tích xu thế biến động về
độ phủ san hô, mật độ cá rạn và sinh vật đáy kích thước lớn. Sự ổn định độ phủ san hô ở khu vực
Sau Sao - Vinpearl và Bãi Sạn - Hòn Miếu chứng tỏ san hô không bị suy thoái. Trong khi đó, độ
phủ san hô ở Nam Hòn Tằm tăng rõ rệt trong giai đoạn 2015–2017 nhưng giảm đột ngột vào năm
2018 do bão số 12 diễn ra vào tháng 11/2017. Tổng mật độ cá rạn biến động không rõ rệt với ưu thế
là nhóm cá có kích thước nhỏ hơn 10 cm, trong khi nhóm cá có kích thước lớn suy giảm đáng kể về
mật độ. Mật độ động vật đáy kích thước lớn rất thấp và chủ yếu thuộc về các nhóm không có giá trị
kinh tế. Phân tích này chứng tỏ rằng hoạt động quản lý đã ngăn chặn được tác động của con người
gây suy thoái san hô nhưng chưa có hiệu quả với hoạt động khai thác nguồn lợi quá mức.
Từ khóa: Hiệu quả quản lý, rạn san hô, du lịch sinh thái, san hô cứng, cá rạn, sinh vật đáy.
MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng về sự tham gia của các
doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững
biển và đại dương đã được ghi nhận trong
nhiều văn bản của Liên Hiệp Quốc với mục
tiêu hướng đến sự cân bằng giữa tăng trưởng và
phát triển kinh tế với duy trì sức khỏe và năng
suất của biển [1]. Trong khuôn khổ dự án
UNEP/GEF Biển Đông, một số điểm trình diễn
như Fangchengang (China), Batu Ampur
(Indonesia) đã áp dụng quan điểm này trong
quản lý rừng ngập mặn và mang lại hiệu quả
không chỉ về sinh thái mà còn có ý nghĩa kinh
tế đối với địa phương và cộng đồng [2]. Một số
mô hình doanh nghiệp tham gia cũng đã được
triển khai ở Việt Nam nhưng chưa có xuất bản
khoa học về hiệu quả quản lý.
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu đề
xuất một số khu vực có thể phục hồi và tái tạo
hệ sinh thái rạn san hô phục vụ du lịch sinh
thái ở Khánh Hòa”, các cơ quan quản lý (Sở
Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa), khoa
học (Viện Hải dương học) và 3 doanh nghiệp
đã cùng nhau xây dựng mô hình doanh nghiệp
tham gia quản lý rạn san hô vì mục đích du lịch
sinh thái. Với sự tư vấn của cơ quan khoa học
và quản lý, các doang nghiệp bao gồm Công ty
TNHH Nhà nước MTV Yến Sào, Công ty
TNHH Vinpearl Nha Trang và Công ty Du lịch
Trí Nguyên đã lựa chọn 3 khu vực rạn san hô
là: Sáu Sao - Vinpearl, Nam Hòn Tằm và Bãi
Sạn - Hòn Miếu (hình 1) để triển khai mô hình.
Theo thỏa thuận, Viện Hải dương học chịu
trách nhiệm đánh giá hiện trạng rạn san hô
Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến,
74
trước khi quản lý, hỗ trợ phục hồi sinh thái và
đánh giá hiệu quả quản lý. Doanh nghiệp triển
khai thực hiện mô hình với các nhiệm vụ: Thiết
lập phao ranh giới khu vực triển khai mô hình;
tăng cường bảo vệ nhằm ngăn ngừa các hoạt
động gây hại đến hệ sinh thái rạn san hô và
khai thác nguồn lợi sinh vật; và tiếp quản mô
hình sau khi kết thúc đề tài và khai thác mô
hình cho mục đích du lịch bền vững. Hoạt động
của các mô hình được thực hiện từ năm 2015
đến 2018. Đánh giá này tập trung phân tích xu
thế biến động của các thông số sinh thái, từ đó
nhận định về thành công và hạn chế trong
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và nhân rộng
mồ hình.
Hình 1. Vị trí triển khai các mô hình doanh nghiệp quản lý rạn san hô
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả quản lý rạn san hô được
thực hiện bằng cách thu thập và so sánh số liệu
về độ phủ san hô và các hợp phần đáy khác,
mật độ cá và sinh vật đáy kích thước lớn cũng
như các tổn hại do hoạt động của con người.
Các mốc thời gian đánh giá bao gồm: Tháng 6
và 11 năm 2015 (thời điểm trước quản lý và
phục hồi), tháng 7 và 12 năm 2017 và tháng 4–
5 năm 2018.
Tại mỗi thời điểm, một mặt cắt 100 m được
rải song song với bờ ở vị trí cố định trên sườn
dốc rạn. Các chuyên gia lặn theo dọc mặt cắt,
đánh giá độ phủ san hô và các hợp phần đáy
bằng kỹ thuật mặt cắt điểm, đanh giá mật độ cá
và sinh vật đáy theo kỹ thuật dải mặt cắt trên
mặt cắt theo 4 đoạn lặp: 0–20 m, 25–45 m, 50–
70 m và 75–95 m (hình 2). Kỹ thuật đo đếm cụ
thể các đối tượng nghiên cứu được thực hiện
theo phương pháp Reef Check [3], theo đó, trên
mỗi đoạn 20 m đánh giá viên sẽ ghi nhận các
thông số về độ phủ các hợp phần đáy theo
phương pháp điểm chạm, mật độ cá rạn, động
vật đáy kích thước lớn được ghi nhận trong
diện tích 100 m2 (20 × 5 m). Các thông số dùng
để đánh giá hiệu quả gồm độ phủ san hô cứng
(HC), san hô vỡ vụn (RB), tổng mật độ cá, mật
độ cá các nhóm kích thước (< 10 cm, 10–20
Đánh giá hiệu quả tại các mô hình
75
cm, > 20 cm); và mật độ sinh vật đáy lớn gồm
tôm hùm, cầu gai, hải sâm, sao biển gai, tôm
bác sỹ, trai tai tượng, ốc tù và ốc đụn.
(20cm); và mật độ sinh vật đáy lớn gồm Tôm hùm, Cầu gai, Hải sâm,
Sao biển gai, Tôm bác sỹ, Trai tai tượng, Ốc tù và, Ốc đụn.
Hình 2: Sơ đồ bố trí 4 đoạn trên dây mặt cắt nghiên cứu dài 100 m
Đoạn 1
(20 m)
Đoạn 2
(20 m)
Đoạn 3
(20 m)
Đoạn 4
(20 m)
5 m bỏ trống
0 25 45 50 70 75 95 100
Dây mặt cắt dài 100 m
20
Hình 2. Sơ đồ bố trí 4 đoạn trên dây mặt cắt nghiên cứu dài 100 m
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Sự biến động về độ phủ san hô theo thời
gian cho thấy, khu vực Vinpearl và Bãi Sạn có
độ phủ san hô tương đối ổn định. Tại khu vực
nam Hòn Tằm, độ phủ san hô tăng lên đáng kể
trong giai đoạn 2015–2017, ghi nhận hiệu quả
tích cực của hoạt động quản lý của mô hình.
Tuy nhiên, độ phủ san hô suy giảm đột ngột từ
56,8% vào tháng 7 năm 2017 xuống còn 12,5
vào tháng 12 năm 2017, tức giảm gần 80
(hình 3). Nguyên nhân được xác định là do khu
vực này bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số
12 đổ bộ vào Khánh Hòa vào ngày 4 11 2017,
hầu như san hô ở khu vực này bị bão tàn phá.
Số liệu về tính phổ biến của các giống san hô
(bảng 1) cho thấy, khu vực nam Hòn Tằm được
ưu thế bởi san hô cứng dạng cành giống
Acropora và dạng phiến giống Montipora. Đây
là những san hô có tốc độ tăng trưởng nhanh
nên nhanh chóng phục hồi khi được bảo vệ
nhưng cũng dễ bị đổ gảy do song gió.
Hình 3. Biến động độ phủ ( ) san hô tại các điểm khảo sát
Hình 3. Biến động độ phủ ( ) s t i các điểm khảo sát
Độ phủ của san hô vỡ vụn sau bão tăng khá
cao tại khu vực Hòn Tằm từ 9,4 lên 43,8
với tỉ lệ tăng gần 80 tương ứng với tỉ lệ suy
giảm của độ phủ san hô cứng, trong khi sự thay
đổi vể độ phủ vỡ vụn ở Vinpearl và Bãi Sạn là
không đáng kể (hình 4). Độ phủ san hô ít giao
Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến,
76
động ở 2 điểm Vinpearl và Bãi Sạn cho thấy
không có tác động gây hủy hoại san hô nhưng
chưa có sự gia tăng độ phủ nhờ quá trình phục
hồi tự nhiên của rạn san hô.
Bảng 1. Độ phủ (%) một số giống san hô phổ biến trên các rạn nghiên cứu
Giống san hô Vinpearl (11/2015) Nam Hòn Tằm (11/2015) Bãi Sạn (7/2017)
Porites 16,88 9,38
Acropora 11,25 18,13 1,25
Montipora
18,75 0,63
Fungia 1,88 0,63 3,13
Millepora 10
1,88
Sinularia 3,13
7,5
Cyphastrea 0,63
0,63
Echinopora 1,25
Pocillopora 1,25
Tổng số giống 9 4 10
Hình 4: Biến đôṇg đô ̣phủ ( ) san hô vỡ vuṇ taị các điểm khảo sát
0
10
20
30
40
50
60
6 11 7 12 4-5
2015 2017 2018
Đ
ộ
p
h
ủ
(
%
)
Thời gian
Nam Hòn Tằm Sáu Sao - Vinpearl Bãi Sạn - Hòn Miếu
Hình 4. Biến động độ phủ ( ) san hô vỡ vụn tại các điểm khảo sát
Tổng mật độ cá rạn san hô tại các điểm mô
hình ít biến động theo thời gian và không theo
xu thế rõ rệt. Dường như có sự gia tăng mật độ
cá ở nam Hòn Tằm song song với việc độ phủ
san hô được cải thiện trong thời gian từ năm
2015 đến 2017 nhưng lại suy giảm sau cơn bão
số 12 vào tháng 11/2017 (hình 5).
Một bức tranh chung là hầu như mật độ cá
rạn chưa được cải thiện sau hơn 2 năm quản lý.
Hiện trạng mật độ cá rạn san hô tại các điểm
vào năm 2018 dao động trong khoảng 202–503
cá thể 100 m2. Trong đó, mật độ cá rạn san hô
tại Bãi Sạn có giá trị cao nhất đạt 503 cá
thể 100 m2 (hình 6). Kết quả cũng cho thấy tại
cả 3 điểm khảo sát mật độ cá rạn san hô tập
trung vào nhóm có kích thước nhỏ từ 1–10 cm
chiếm tỉ lệ 85,3 tổng số mật độ và Bãi Sạn
cũng là điểm có mật độ nhóm cá này cao nhất
(453 cá thể 100 m2). Đối với nhóm cá có kích
thước từ 10–20 cm có mật độ khá thấp trung
bình dao động từ 38–50 cá thể 100 m2, nhóm
này chiếm tỉ lệ 14,5 tổng số và có xu thế
giảm tại cả ba điểm (hình 7), ngoại trừ việc gia
tăng đột ngột vào tháng 12/2017 tại khu vực
Vinpearl mà chưa rõ nguyên nhân. Nhóm cá có
kích thước 20 cm hầu như hiếm gặp tại các
điểm khảo sát, chỉ ghi nhận được vài cá thể ở
Vinpearl và nam Hòn Tằm. Như vậy, có thể
nhận thấy là cảnh quan rạn san hô Bãi Sạn khá
hấp dẫn nhờ mật độ cá cao. Tuy nhiên, tại cả ba
Đánh giá hiệu quả tại các mô hình
77
điểm hoạt động khai thác thủy sản chưa được
ngăn chặn mà biểu hiện là sự nghèo nàn của cá
có kích thước lớn.
giảm sau cơn bão số 12 vào tháng 11/ 2017 (hình 5).
Hình 5: Biến đôṇg mâṭ đô ̣cá raṇ san hô (Cá thể 100m2) taị các điểm khảo sát
0
75
150
225
300
375
450
525
600
675
750
825
6 11 7 12 4 - 5
2015 2017 2018
M
ật
đ
ộ
(
C
á
th
ể/
1
0
0
/2
)
Thời gian
Nam Hòn Tằm Sáu Sao - Vinpearl Bãi Sạn - Hòn Miếu
Hình 5. Biến động mật độ cá rạn san hô (cá thể 100 m2) tại các điểm khảo sát
Kết quả giám sát cá rạn san hô tại các điểm
giám sát cố định từ năm 2002–2015 ở khu Bảo
tồn biển vịnh Nha Trang cho thấy mật độ cá rạn
tại Hòn Mun (cả hai điểm tây bắc và tây nam
Hòn Mun) có sự biến động theo hướng tăng
theo thời gian là có ý nghĩa. Trong khi đó các
điểm khác mật độ cá rạn không ổn định hoặc có
biến động theo hướng giảm dần (Hoàng Xuân
Bền và nnk., (2015)). Như vậy, vấn đề tăng
cường công tác bảo vệ nhằm ngăn chặn tình
trạng khai thác nguồn lợi cần được đặt ra tại
các vùng không được bảo vệ nghiêm ngặt của
Khu bảo tồn, bao gồm các khu vực Vinpearl,
nam Hòn Tằm và Bãi Sạn.
nh 6. Hiện trạng mật độ (cá thể 100 m2) theo nhóm kích thước
của cá san hô tại các điểm khảo sát
Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến,
78
Hình 7. Biến động mật độ cá (cá thể /100m2) có kích thước 10 – 20cm theo thời gian
0
10
20
30
40
50
60
70
80
6 11 7 12 4 - 5
2015 2017 2018
M
ật
đ
ộ
(
cá
t
h
ể/
1
0
0
m
2
)
Thời gian
Nam Hòn Tằm Sáu sao - Vinpearl Bãi Sạn - Hòn Miếu
Hình 7. Biến động mật độ cá (cá thể /100 m2) có kích thước 10–20 cm theo thời gian
Theo thời gian, mật độ động vật không
xương sống kích thước lớn ở khu vực Vinpearl
có xu hướng giảm dần từ 153 cá thể 100 m2
năm 2015 xuống còn 80 cá thể 100 m2 vào
tháng 4 năm 2018. Trong khi khu vực nam Hòn
Tằm hầu như không có sự thay đổi và vẫn duy
trì ở mức độ rất thấp (hình 8). Tương tự, khu
vực Bãi Sạn mật độ động vật không xương
sống rất thấp chỉ vài cá thể 100 m2 (không thể
hiện được số liệu).
xương sống rất thấp chỉ vài cá thể 100m
2
(không thể hiêṇ đươc̣ số liêụ)
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
11 7 12 4
2015 2017 2018
M
ật
đ
ộ
(
C
á
th
ể/
1
0
0
m
2
)
Thời gian
Nam Hòn Tằm Sáu Sao - Vinpearl
nh 8. Biến động mật độ (cá thể 100 m2) của động vật không xương sống
kích thước lớn theo thời gian ở nam Hòn Tằm và Sáu Vinpearl
Sự nghèo nàn nguồn lợi động vật đáy rạn
san hô ở các khu vực nghiên cứu là Vinpearl,
Hòn Tằm và Bãi Sạn nói riêng cũng như ở vịnh
Nha Trang nói chung là nguyên nhân của sự
khai thác quá mức [4]. Kết quả giám sát năm
2015 tại các điểm giám sát cố định ở khu Bảo
tồn biển vịnh Nha Trang lại tiếp tục khẳng định
về tình trạng khai thác quá mức vẫn để lại hậu
quả dai dẳng tại các rạn san hô ở vịnh Nha
Trang, khi mà mà sinh vật có giá trị nguồn lợi
cao còn lại quá ít không còn khả năng tái tạo
phục hồi tự nhiên và lại tiếp tục bị khai thác.
Một số khu vực khác mật độ sinh vật đáy chủ
yếu vẫn chỉ là cầu gai đen (Diadema spp.) và
Đánh giá hiệu quả tại các mô hình
79
thắt lưng (Synapta spp.), những loài được cho
là ít có giá trị kinh tế, ngoại trừ vai trò sinh thái
của chúng trên rạn [5].
NHẬN XÉT
Mô hình đã áp dụng quan điểm liên kết
giữa cơ quan quản lý, khoa học và doanh
nghiệp trong quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên hệ sinh thái. Thực tế cho thấy việc quản
lý mặt nước còn nhiều bất cập, nhất là đối với
áp lực khai thác nguồn lợi mọi lúc mọi nơi, và
không thể kiểm soát. Điều này đòi hỏi cần có
sự liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và
các cơ quan chức năng cũng như cần thể chế
hóa việc doanh nghiệp tham gia quản lý và sử
dụng hợp lý với mục tiêu vừa bảo tồn thiên
nhiên vừa phát triển kinh tế - xã hội. Những kết
quả bước đầu trong xây dựng mô hình tại vịnh
Nha Trang tuy còn khiêm tốn nhưng là tiền đề
để nhân rộng không chỉ trong tỉnh Khánh Hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Holthus, P., 2018. Ocean governance and
the private sector. World Ocean Council.
23 p.
[2] Vo, S. T., Pernetta, J. C., and Paterson, C.
J., 2013. Lessons learned in coastal habitat
and land-based pollution management in
the South China Sea. Ocean & Coastal
Management, 85, 230–243.
[3] Hodgson, G., Kiene, W., Mihaly, J.,
Liebeler, J., Shuman, C., and Maun, L.,
2004. Reef Check Instruction Manual: A
Guide to Reef Check. Coral Reef
Monitoring, Institute of the Environment,
University of California at Los Angeles.
86 p.
[4] Võ Sĩ Tuấn, 2011. Biến động đa dạng sinh
học rạn san hô ở vịnh Nha Trang và các
giải pháp quản lý. Tuyển tập Hội nghị
Toàn quốc về Khoa học và Công nghệ
biển, Tiểu ban sinh học và tài nguyên
biển. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội. Tr. 29–39.
[5] Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan
Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ
Tuấn, 2015. Hiện trạng, xu thế và khả
năng phục hồi đa dạng sinh học rạn san hô
ở vịnh Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu
biển, 21(2), 176–187.
Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến,
80
AN ASSESSMENT ON THE EFFECTIVENESS OF CORAL REEF
MANAGEMENT BY TOURISM SECTOR
IN NHA TRANG BAY, VIETNAM
Vo Si Tuan, Hua Thai Tuyen, Nguyen Van Long,
Phan Kim Hoang, Hoang Xuan Ben, Mai Xuan Dat
Institute of Oceanography, VAST, Vietnam
Abstract. The models of coral reef management for the development of ecological tourism were
conducted under the coordination among the 3 businesses (Khanh Hoa Salanganes Nest Company,
Vinpearl Nha Trang and Tri Nguyen Tourism), Institute of Oceanography and Khanh Hoa
Department of Natural Resources & Environment. The analysis of trends of coral cover, density of
reef fishes and big size invertebrates at 3 sites allowed assessing effectiveness of 3 years’
management. The stability of hard coral cover, except the decline at southern Hon Tam due to
impacts of the typhoon in Nov., 2017 indicated no increased damage to corals from human
activities. However, the dominance of small size fish (< 10 cm in length), the decline of density of
larger size fish and the poorness of large size invertebrate showed continuous overexploitation at
these managed areas.
Keywords: Management effectiveness, coral reefs, ecological tourism, hard corals, reef fish,
invertebrates.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_tai_cac_mo_hinh_doanh_nghiep_tham_gia_quan.pdf