Đánh giá hiệu quả từ dự án sản xuất lúa giống thích nghi với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu long và miền trung Việt Nam

Kết quả đánh giá trên Bảng 7 cho thấy, tỷ lệ nữ là người dân tộc thiểu số tham gia quyết định các công việc trên đồng ruộng cao hơn so với phụ nữ là người dân tộc Kinh. Qua các buổi thảo luận nhóm nông dân tự đánh giá cho rằng, do tập quán sinh sống theo chế độ mẫu hệ đối với người dân tộc Chăm, Khmer, . nên hầu hết các công việc sản xuất trên đồng ruộng chủ yếu là do phụ nữ đảm trách. Nam giới chỉ đóng vai trò tham gia vào quá trình sản xuất hoặc các công việc khác trong gia đình

pdf12 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả từ dự án sản xuất lúa giống thích nghi với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu long và miền trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THÍCH NGHI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM Phạm Ngọc Nhàn1, Huỳnh Quang Tín2, Lê Trần Thanh Liêm3 1Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ 2Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ 3Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/05/2015 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 16/07/2015 Ngày chấp nhận đăng: 09/2016 Title: An evaluation on the effeciency of rice production project adapting to the climate change in the Mekong Delta and the Central Area of Vietnam Từ khóa: Sản xuất lúa giống, hiệu quả Keywords: Rice production, efficiency ABSTRACT The project “Strengthening the cooperation of farmers in agricultural research and extension (Fare) – in Vietnam with the period from 2011 to 2013” was applied from 2011 to 2014. The project’s aim is to improve the abilities of farmers in seed production which is based on the advanced technologies in Mekong Delta. In this study, the author focused on analyzing the economic efficiency of the seed production model before and after the farmer participated the project. The study shows that after applying the model, the proportion of poor household was decreased to 5.4% whereas the percentage of middle and rich households was increased at 37.5% and 3.9%. It also reveals that the production profit of farmers who participated in the projects is higher than who did not with the comparison at 20.4 million VND/ha/crop to 18.9 million VND/ha/crop. Besides, the results of the study reflects the roles of gender in agricultural production in Mekong Delta and the central area of Vietnam. TÓM TẮT Dự án “Tăng cường hợp tác nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông (Fares) - Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013” đã được áp dụng từ năm 2011 đến năm 2014. Dự án nhằm mục đích nâng cao năng lực của nông dân trong sản xuất lúa giống ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích hiệu quả kinh tế trong mô hình sản xuất lúa giống của nông dân trước và sau khi tham gia dự án. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi áp dụng mô hình sản xuất lúa giống, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,4%, hộ gia đình khá và giàu tăng lần lượt là 37,5% và 3,9%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lợi nhuận đối với nông dân tham gia mô hình (20,4 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn đối với nông dân không tham gia mô hình (18,9 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phản ánh vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung Việt Nam. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 2 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là một đất nước sản xuất nông nghiệp, khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và tiêu thụ trong cả nước cũng như giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất trong cả nước, đây là khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, một bộ phận nhỏ nông dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các giống lúa mới thích nghi với sự thay đổi của điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm đó là hiệu quả kinh tế từ dự án sản xuất lúa giống so với các dự án sản xuất giống lúa lương thực. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả kinh tế từ dự án sản xuất lúa giống để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và ứng dụng rộng rãi dự án sản xuất này vào cộng đồng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ các nguồn báo cáo tổng kết qua các năm 2000, 2006 và 2014 của các cơ quan ban ngành tại địa phương. Số liệu sơ cấp điều tra thông qua phỏng vấn 540 nông dân đại diện cho các nông hộ sản xuất lúa trên 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 3 tỉnh thuộc Miền Trung Việt Nam. Trong đó các tỉnh được nghiên cứu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Bạc Liêu. Các tỉnh ở vùng Miền Trung bao gồm Khánh Hòa, Bình Thuận và Quảng Ngãi. Trong 540 mẫu phỏng vấn gồm có 270 mẫu phỏng vấn nông dân có tham gia mô hình sản xuất lúa giống và 270 nông dân không có tham gia mô hình sản xuất lúa giống. Tất cả nông dân được phỏng vấn đều là những người tham gia sản xuất lúa trong gia đình với mục đích thu thập các thông tin có liên quan đến chi phí đầu tư từ dự án. Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được áp dụng đối với lãnh đạo cấp xã, lãnh đạo Hội Nông dân với mục đích thu thập các thông tin liên quan đến sự nhận định hiệu quả kinh tế từ dự án. Dựa vào các thông tin từ kết quả điều tra cơ bản trên, tác giả đưa vào phân tích hiệu quả kinh tế của dự án sản xuất lúa giống góp phần phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu. 2.2 Phương pháp phân tích số liệu Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và tổng hợp phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, so sánh sự khác biệt về chi phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân tham gia và không tham gia mô hình sản xuất lúa giống. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế  Tình trạng kinh tế hộ Dự án sản xuất lúa giống được nghiên cứu trên 09 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với mục đích nâng cao năng lực của cộng đồng trong công tác chọn tạo giống lúa, cải thiện kinh tế hộ gia đình. Kết quả về tình trạng kinh tế nông hộ sản xuất trước và sau khi áp dụng dự án sản xuất lúa giống được thể hiện trên Hình 1 cho thấy, trước khi tham gia dự án, tình trạng kinh tế hộ ở mức nghèo chiếm tỉ lệ khá cao (19,9%), ở mức khá chiếm tỷ lệ 21,2%, mức giàu chỉ chiếm 0,5% và cao nhất là hộ gia đình có tình trạng kinh tế mức trung bình chiếm tỉ lệ 58,4%. Sau khi tham gia dự án, sự cải thiện về tình trạng kinh tế rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,4%, hộ trung bình giảm còn 53,2% và hộ gia đình khá, giàu tăng lần lượt là 37,5% và 3,9%. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 3 Hình 1. Tình trạng kinh tế hộ nông dân trước và sau khi tham gia dự án Số liệu khảo sát về tình trạng kinh tế nông hộ trong thực tế tại các tỉnh được tổng hợp trên Bảng 1 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa nhóm nông dân có tham gia dự án sản xuất lúa giống và nhóm nông dân không tham gia dự án sản xuất này. Cụ thể, nhóm nông dân ngoài dự án có tỷ lệ nghèo cao nhất 4,7% vào năm 2014, trong khi nhóm nông dân tham gia dự án tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,1%. Tương tự như vậy, hộ gia đình có tình trạng kinh tế trung bình đối với nhóm nông dân có tham gia dự án giảm qua các năm và thấp hơn so với nhóm nông dân không tham gia dự án. Đối với nhóm hộ gia đình khá, giàu, nhóm nông dân tham gia dự án chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm nông dân ngoài dự án lần lượt là 51,2%; 7,9% so với 42,9% và 7,2%. Mặc dù sự cách biệt về tình trạng kinh tế hộ gia đình giữa nhóm nông dân ngoài dự án và nhóm nông dân trong dự án không quá lớn, nhưng thực tế cho thấy, dự án đã mang lại hiệu quả cải thiện được tình trạng kinh tế hộ gia đình cho các nhóm nông dân. Như vậy, kết quả đánh giá khẳng định, nhóm nông dân tham gia dự án sản xuất lúa giống đã cải thiện về điều kiện kinh tế hộ gia đình tốt hơn so với nhóm nông dân không tham gia dự án này. Kết quả trên được giải thích là do nông dân sản xuất lúa giống bán cao giá và có áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất nên giảm được các khoản chi phí đầu tư. Bảng 1. Tình trạng kinh tế hộ nông dân trong và ngoài dự án Tình trạng kinh tế hộ Nông dân ngoài dự án (tỷ trọng %) Nông dân trong dự án (tỷ trọng %) Năm 2000 Năm 2006 Năm 2014 Năm 2000 Năm 2006 Năm 2014 Nghèo 41,3 12,1 4,7 22,4 63 3,1 Trung bình 49,4 59,2 45,2 65,4 57,1 37,8 Khá 8,8 27,4 42,9 10,6 35,4 51,2 Giàu 0,5 1,3 7,2 1,6 1,2 7,9 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 4  Hiệu quả đầu tư Chi phí đầu tư và lợi nhuận của sản xuất lúa được phân tích (Hình 2) cho thấy, trước khi tham gia dự án sản xuất lúa giống, chi phí đầu tư vào sản xuất lúa là 12,1 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận là 11,8 triệu đồng/ha/vụ. Sau khi tham gia dự án, chi phí đầu tư vào đồng ruộng có cao hơn, điều này được giải thích của các nhóm nông dân: chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và các chi phí đầu tư khác tăng theo thời giá. Lợi nhuận trong sản xuất lúa của nhóm nông dân sau khi tham gia dự án là 20,4 triệu đồng/ha/vụ vào năm 2014. Hình 2. Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) trong sản xuất lúa của nông dân trước và sau khi tham gia dự án Đối với nhóm nông dân ngoài dự án, kết quả khảo sát cho thấy, chi phí đầu tư vào sản xuất trên đồng ruộng có thấp hơn (19,1 triệu đồng/ha/vụ) so với nhóm nông dân trong dự án là 20,5 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, việc đầu tư chi phí tương đối cao trên đồng ruộng đối với nhóm nông dân ngoài dự án cũng chưa mang lại lợi nhuận tối ưu cho họ. Kết quả (Hình 3) cho thấy, mặc dù chi phí đầu tư sản xuất cao nhưng lợi nhuận mang lại cho họ vẫn thấp hơn 18,9 triệu đồng/ha/vụ so với lợi nhuận của nhóm nông dân tham gia dự án là 20,4 triệu đồng/ha/vụ. Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã phân tích T-test (Paired-Samples T test) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với chi phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân trước và sau khi tham gia dự án. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 5 Hình 3. Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) trong sản xuất lúa của nông dân trong và ngoài dự án (Hệ số Sig. của chi phí đầu tư là 0,019 < 0,05, hệ số Sig của lợi nhuận là 0,045 < 0,05) Bảng 2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác biệt chi phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân trong và ngoài dự án F Hệ số Sig. Đầu tư 3,000 0,084 Lợi nhuận 7,010 0,008 Kết quả kiểm định T-test cho nhóm nông dân trong và ngoài dự án cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận sản xuất lúa của nông dân tham gia và không tham gia dự án. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cũng cho thấy đối với chi phí đầu tư của nông dân trong và ngoài dự án không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, giá trị kiểm định cho thấy hệ số Sig. của chi phí đầu tư là 0,084 > 0,05 và hệ số Sig. của lợi nhuận là 0,008 < 0,05. Phân tích theo 2 vùng khảo sát đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản xuất lúa của nông hộ, nông dân sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chi phí đầu tư cao hơn 20,8 triệu đồng/ha/vụ so với vùng Miền Trung là 18,0 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn (20,8 triệu đồng/ha/vụ) so với lợi nhuận của nông dân làm lúa khu vực Miền Trung (17,9 triệu đồng/ha/vụ) (Kết quả kiểm định T-test (Independent Samples T test) cho thấy có sự khác biệt (α=5%) về chi phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung, giá trị Sig. của chi phí đầu tư là 0,010 < 0,05 và Sig. của lợi nhuận là 0,011 < 0,05). Trong sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng miền khác nhau, đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn, tập trung, dễ dàng áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bảng 3. Chi phí đầu tư, lợi nhuận trong sản xuất lúa theo 3 vùng sinh thái Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/vụ) 18,5 23,5 18,1 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 18,4 23,5 18,1 (Hệ số Sig. của chi phí đầu tư và của lợi nhuận bằng = 0,000, mức ý nghĩa 5%) Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 6 Phân tích theo 3 vùng sinh thái, trong đó vùng 1 bao gồm các tỉnh có diện tích sản xuất bị nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, vùng 2 bao gồm các tỉnh nằm trong lưu vực có đất phù sa màu mỡ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và vùng 3 là các tỉnh dọc theo bờ biển thuộc khu vực Miền trung, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy chi phí đầu tư và lợi nhuận của vùng 1 và 2 cao hơn vùng 3 (Bảng 3). Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về chi phí đầu tư cũng như sự khác biệt về lợi nhuận trong sản xuất lúa ở mức ý nghĩa 5%, kết quả này thể hiện sự khác biệt rất rõ về chi phí đầu tư cũng như lợi nhuận từ sản xuất lúa giữa 3 vùng sinh thái trên địa bàn nghiên cứu. Đối với khu vực Miền Trung, tình trạng đất đai manh múng, nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng lực lượng lao động vào sản xuất, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như cơ giới hóa trong sản xuất. Hơn nữa, với diện tích sản xuất nhỏ lẻ, mục đích sản xuất chủ yếu là để làm lương thực trong gia đình và chăn nuôi nhỏ lẻ tại nông hộ. Vì vậy, người dân khu vực Miền Trung chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và tính toán hiệu quả chi phí đầu tư trong canh tác lúa. Bảng 4. Chi phí đầu tư, lợi nhuận, năng suất trong sản xuất lúa nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung năm 2014 ĐB sông Cửu Long Miền Trung Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/vụ) 20,8 18,0 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 20,8 17,9 Năng suất vụ Đông Xuân (tấn/ha) 7,8 6,6 Năng suất vụ Hè Thu (tấn/ha) 6,2 6,2 Năng suất vụ Thu Đông (tấn/ha) 6,2 5,9  Bán lúa giống Dự án nâng cao năng lực chọn giống và sản xuất lúa giống cộng đồng được triển khai trên 19 tỉnh, từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến Miền Trung. Trong các lớp học FFS, các giảng viên ToT đã tập trung thảo luận, hướng dẫn nông dân cách lai chọn tạo giống lúa mới. Nhiều nông dân đã áp dụng các kỹ thuật lai tạo cho ra các giống lúa mới thích nghi với địa phương, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Như kết quả đánh giá về chi phí đầu tư và lợi nhuận cho thấy, nông dân tham gia trong dự án sản xuất có lợi nhuận cao hơn, điều này được nhóm nông dân cho biết là do họ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống, giá lúa giống cao hơn so với giá lúa lương thực. Điều này dẫn đến lợi nhuận của những nông dân sản xuất giống cao hơn so với sản xuất lúa lương thực. Tuy nhiên, việc sản xuất giống đòi hỏi có sự liên kết giữa các nông dân với nhau, với các Trung tâm giống, Đại lý giống để tìm đầu ra cho thị trường lúa giống của họ. Kết quả khảo sát trên Hình 4 cho thấy, nông dân sản xuất giống trao đổi trong nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất (35,1%), kế đến là bán lúa giống cho các Trung tâm giống địa phương (22,4%), thấp nhất là các đại lý giống (11%). Kết quả này cho thấy, mục tiêu lan tỏa về công tác giống trong cộng đồng đạt hiệu quả cao, mặc dù hầu hết các giống chưa được công nhận, khảo nghiệm nhưng sự chấp nhận của cộng đồng đạt kết quả rất cao đối với dự án. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 7 Hình 4. Thị trường tiêu thụ lúa giống của nông dân tham gia dự án  Vai trò của nông dân trong hệ thống giống Nông dân đánh giá về vai trò của họ trong hệ thống giống cho rằng, vai trò chính của họ là cung cấp giống cho cộng đồng (17,8%) chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là cải thiện chất lượng hạt giống (17,3%). Kết quả đánh giá vai trò liên kết giữa nông dân và nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Điều này đã hạn chế sự phát triển trong công tác nghiên cứu, lai tạo giống lúa mới ở các cộng đồng. Người nông dân đa phần làm công tác lai chọn tạo giống bằng sự đam mê của chính bản thân họ, chưa được sự đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như những kiến thức chưa thật sự chuyên sâu trong lĩnh vực chọn tạo giống. Kết quả thể hiện trên Hình 5 cũng cho thấy sau khóa học FFS, vai trò của họ trong công tác cung cấp giống cho cộng đồng hết sức quan trọng. Sự lan tỏa trong công tác khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống giữa các nông dân với nhau thật sự đã đạt hiệu quả nhất định như mục tiêu hướng đến của dự án, kết quả khảo sát này cho thấy nông dân trong dự án hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cho cộng đồng chiếm tỉ lệ 13,3%. Nhóm nông dân cho rằng, công tác sản xuất giống đòi hỏi kỹ thuật và sự đam mê, những ai thấy được lợi nhuận cao trong sản xuất thì đến tìm hiểu kỹ thuật và họ sẵn sàng để chia sẻ kinh nghiệm làm giống, vì vậy công tác khuyến nông trong sản xuất giống đã được lan tỏa trong cộng đồng. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 8 Hình 5. Vai trò của nông dân trong hệ thống giống (% nông dân trả lời)  Sử dụng tiền lãi cho các mục đích trong gia đình Dự án sản xuất mới đã bắt đầu với những nổ lực liên tục đẩy mạnh công tác khuyến nông với sự tham gia của cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ cho người dân trồng lúa thông qua các hoạt động sản xuất lúa giống chất lượng cao, lai chọn tạo giống mới cung cấp cho cộng đồng. Nhiều hộ nông dân đã trở nên khá, thay đổi tình trạng kinh tế sau khi ứng dụng dự án vào chính đồng ruộng của họ. Nhóm nông dân nhận thấy, đời sống vật chất, tinh thần của họ thay đổi rõ rệt, họ sử dụng tiền lãi từ sản xuất lúa phục vụ cho các sinh hoạt trong gia đình ngày càng nhiều hơn. Cụ thể, qua kết quả thống kê trên Bảng 5 cho thấy, nông dân sử dụng tiền lãi từ sản xuất lúa/giống để mua xe máy chiếm tỷ trọng cao nhất là 18,1%, kế đến là mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình chiếm 15,4%. Đặc biệt là nông dân nâng cao nhận thức trong việc học tập, dành chi phí đầu tư cho con cái họ ăn học (chiếm 15%), chi phí đầu tư này nhiều hơn so với các hoạt động khác trong gia đình như sửa/xây nhà (13,2%), đóng góp quỹ xã hội (13,1%), mua công cụ sản xuất (7%). Bảng 5. Mục đích sử dụng tiền lời cho các hoạt động trong nông hộ tham gia dự án Mục đích sử dụng tiền Tỷ trọng (%) Mua xe máy 18,1 Đồ dùng sinh hoạt gia đình 15,4 Đầu tư cho con ăn học 15 Sửa/Xây nhà 13,2 Đóng góp quỹ xã hội 13,1 Mua bảo hiểm 8,6 Mua công cụ gieo sạ 7 Mua máy tính 4,4 Mua đất 3,7 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 9 Mục đích sử dụng tiền Tỷ trọng (%) Đầu tư máy sàng lọc 1 Mua xe tải 0,8 Đầu tư máy sấy 0,4 3.2 Đánh giá tác động về giới của dự án Với mục đích nâng cao thu nhập từ nghề sản xuất lúa, đối tượng chính của dự án là nông dân sản xuất lúa, mục tiêu này phù hợp với các hoạt động triển khai của dự án trong cộng đồng nhằm nâng cao năng lực của người nông dân trong công tác lai tạo, chọn tạo giống lúa cộng đồng. Tuy nhiên, do đặc thù nghề trồng lúa và vai trò nam giới là lao động chính, tham gia quyết định tất cả các công việc có liên quan đến đồng án. Số liệu thu thập cho thấy, tỷ lệ nam giới tham gia lớp học FFS của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long chiếm cao nhất (94,9%), trong khi đó nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 5,1% (Hình 6). Điều này trái ngược với khu vực Miền Trung, tỷ lệ nam giới tham gia FFS chỉ cao hơn 1,95 lần, nam giới chiếm tỷ lệ 66,1%, trong khi nữ giới chiếm tỷ lệ 33,9%. Như vậy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là nam giới tham gia vào lớp học, trong khi đó ở Miền Trung có sự tham gia tương đối của nữ giới trong lớp học tập huấn. Sự khác biệt này là do sự phân công lao động truyền thống trong các hộ gia đình rất khác nhau giữa Miền Nam và Miền Trung. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là nam giới làm công việc đồng án, trong khi ở Miền Trung công việc này chủ yếu là phụ nữ gánh vác do đất canh tác manh múng, nhỏ lẻ, nam giới chủ yếu di cư đến các thành phố lao động. Hình 6. Tỷ lệ nam nữ tham gia lớp học FFS trong dự án  Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong nông hộ Trong phát triển kinh tế nông hộ, cả nam và nữ đều tham gia sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, cũng như phi nông nghiệp nhằm cải thiện tình trạng kinh tế của gia đình. Phụ nữ thường có gánh nặng công việc gấp đôi vì ngoài việc tham gia đồng án họ còn phải chăm sóc con cái, nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, thực tế đánh giá cho thấy việc tham gia vào các lớp học FFS, phụ nữ được nâng cao nhận thức và có cơ hội tiếp cận được với những kỹ thuật mới. Ví dụ như sau khóa học, bản thân người phụ nữ đưa ra những quyết Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 10 định tốt hơn về công việc đồng án của mình, tham gia cùng với nam giới trong việc sản xuất, cùng bàn bạc, chia sẻ gánh nặng công việc trên đồng ruộng. Bảng 6 cho thấy, trước khi tham gia dự án, người phụ nữ ít tham gia quyết định vào các công việc sản xuất trên đồng ruộng, hầu như là nam giới là chủ yếu. Sau khóa học FFS, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất, bởi lẽ họ đã có được những kiến thức cần thiết trong sản xuất để cùng đóng góp ý kiến với người chồng trong gia đình. Cụ thể, trước năm 2000 (trước khi tham gia dự án) cả nam và nữ cùng tham gia quyết định trong các hoạt động sản xuất như mật độ gieo sạ, quản lý cỏ, quản lý ốc, sâu, bệnh, ngày gặt lần lượt là 5,2%; 8,3%; 10,3% và 30%. Tuy nhiên, năm 2014 (sau khóa học FFS) các hoạt động này có sự tham gia đóng góp ý kiến của phụ nữ trong gia đình tăng lên rõ rệt, lần lượt là 30,2%; 12,7%; 36,4% và 46,8%. Bảng 6. Phân công lao động trong sản xuất lúa tại nông hộ tham gia dự án STT Công việc Năm 2000 Năm 2014 Nam (%) Nữ (%) Cả hai (%) Nam (%) Nữ (%) Cả hai (%) 1 Quyết định ngày gieo sạ 82,2 12,7 5,2 77,3 13,7 9 2 Quyết định loại giống lúa 82,2 13,7 4,1 80,9 11,1 8 3 Quyết định mật độ gieo sạ 83,7 11,1 5,2 58,4 11,4 30,2 4 Quyết định loại và lượng phân bón 60,7 11,4 27,9 77,8 11,6 10,6 5 Tham gia quản lý cỏ 79,8 11,9 8,3 74,4 12,9 12,7 6 Tham gia quản lý ốc, sâu, bệnh 76,7 12,9 10,3 46 17,6 36,4 7 Quyết định ngày gặt 53 17,1 30 36,2 17,1 46,8 8 Quyết định người mua và giá bán 42,1 15,2 42,6 71,6 12,1 16,3 9 Sử dụng tiền lãi trong gia đình 77,5 12,7 9,8 38 18,9 43,2 10 Tham dự tập huấn, hội họp 77 13,2 9,8 67,7 11,6 20,7 Kết quả đánh giá trên Bảng 7 cho thấy, tỷ lệ nữ là người dân tộc thiểu số tham gia quyết định các công việc trên đồng ruộng cao hơn so với phụ nữ là người dân tộc Kinh. Qua các buổi thảo luận nhóm nông dân tự đánh giá cho rằng, do tập quán sinh sống theo chế độ mẫu hệ đối với người dân tộc Chăm, Khmer,. nên hầu hết các công việc sản xuất trên đồng ruộng chủ yếu là do phụ nữ đảm trách. Nam giới chỉ đóng vai trò tham gia vào quá trình sản xuất hoặc các công việc khác trong gia đình. Bảng 7. Sự phân công lao động trong nông hộ dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số STT Loại công việc Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Nữ % Nam % Cả hai % Nữ % Nam % Cả hai % 1 Quyết định ngày gieo sạ 13,4 77,5 9,0 18,2 72,7 9,1 2 Quyết định loại giống lúa 11,0 81,4 7,7 13,6 72,7 13,6 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 11 STT Loại công việc Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Nữ % Nam % Cả hai % Nữ % Nam % Cả hai % 3 Quyết định mật độ gieo sạ 11,2 58,4 30,4 13,6 59,1 27,3 4 Quyết định loại và lượng phân bón 11,5 78,1 10,4 13,6 72,7 13,6 5 Tham gia quản lý cỏ 12,9 74,8 12,3 13,6 68,2 18,2 6 Tham gia quản lý ốc, sâu, bệnh 16,2 46,6 37,3 40,9 36,4 22,7 7 Quyết định ngày gặt 15,6 36,4 47,9 36,4 31,8 31,8 8 Quyết định người mua và giá bán 12,1 72,3 15,6 13,6 59,1 27,3 9 Sử dụng tiền lãi trong gia đình 17,5 38,4 44,1 36,4 31,8 31,8 10 Tham dự tập huấn, hội họp 11,5 67,9 20,5 13,6 63,6 22,7 Ở Đồng bằng sông Cửu Long, công việc đồng án được nam giới làm nhiều hơn, có nghĩa là phụ nữ rất ít tham gia vào các hoạt động sản xuất trên đồng ruộng. Trong các lớp học FFS tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dự án cũng đã cố gắng vận động phụ nữ tham gia, tuy nhiên điều này chưa đạt được kết quả như mong đợi bởi lẽ do tập quán phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Nhiều phụ nữ khi tham gia khóa học FFS, ở Miền Trung họ lại giữ vai trò chính yếu trên đồng ruộng của họ. Kết quả số liệu được mô tả trên Bảng 8 cho thấy, các hoạt động sản xuất lúa tại Miền Trung, phụ nữ tham gia nhiều hơn so với phụ nữ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 8. Sự phân công lao động trong nông hộ vùng ĐB Sông Cửu Long và Miền Trung STT Loại công việc ĐB sông Cửu Long Miền Trung Nữ % Nam % Cả hai % Nữ % Nam % Cả hai % 1 Quyết định ngày gieo sạ 4,6 80,6 14,8 25,1 73,1 1,8 2 Quyết định loại giống lúa 3,7 87,0 9,3 20,5 73,1 6,4 3 Quyết định mật độ gieo sạ 4,2 67,1 28,7 20,5 47,4 32,2 4 Quyết định loại và lượng phân bón 3,2 81,5 15,3 22,2 73,1 4,7 5 Tham gia quản lý cỏ 5,1 79,2 15,7 22,8 68,4 8,8 6 Tham gia quản lý ốc, sâu, bệnh 11,1 38,4 50,5 25,7 55,6 18,7 7 Quyết định ngày gặt 11,1 30,6 58,3 24,0 43,3 32,7 8 Quyết định người mua và giá bán 3,2 72,7 24,1 23,4 70,2 6,4 9 Sử dụng tiền lãi trong gia đình 11,1 29,2 59,7 28,1 49,1 22,8 10 Tham dự tập huấn, hội họp 3,2 69,4 27,3 22,2 65,5 12,3 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 12 Các hoạt động trong lớp học FFS được dễ dàng ứng dụng mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ. Kết quả đánh giá cho thấy, trong các nội dung được truyền tải trên lớp học thì nội dung kiểm tra và quản lý đồng ruộng được phụ nữ ứng dụng nhiều nhất sau khi tham gia FFS (39,3%), kế đến là họ ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất trên đồng ruộng. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao năng lực của người dân trong lai tạo lúa giống có lẽ chưa phát huy hiệu quả đối với nhóm phụ nữ, bởi lẽ đây là hoạt động đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm và sự đam mê trong sản xuất, chỉ chiếm (6,5%) (Hình 7). Hình 7. Tỷ trọng phụ nữ tham gia các hoạt động của dự án sau khóa học 4. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nông dân tham gia vào mô hình sản xuất lúa giống đạt hiệu quả lợi nhuận cao hơn so với nông dân không tham gia mô hình. Mức độ đầu tư vào mô hình sản xuất lúa giống của nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với nông dân Miền Trung. Bên cạnh đó, năng suất lúa từ mô hình sản xuất lúa giống của nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với nông dân Miền Trung. Các nông hộ tham gia vào mô hình sản xuất lúa giống được tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, nâng cao nhận thức về vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, các hoạt động sản xuất có sự phân công lao động hợp lý giữa nam và nữ trong nông hộ. Kết quả nghiên cứu là rất cần thiết cho ngành nông nghiệp Việt Nam tham khảo xây dựng chương trình tập huấn trong sản xuất giống lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cronin, J. J., & Steven A. T. (1994). SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance - Based and Perception - Minus - Expectations Measurement of Service Quality. Journal of Marketing, 58(1), ABI/INFORM Global. Huỳnh Quang Tín. (2009). Impacts of famer - Based training in seed production in Vietnam. The University of Wageningen, Wageningen, the Netherlands. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01_nguyen_ngoc_nhan_0_3237.pdf
Tài liệu liên quan