Đánh Giá Hỗ Trợ Quốc Gia tại Việt Nam

Vì Nhật Bản đã tuyên bố rõ ràng sự quan tâm và lợi ích của quốc gia này đối với “Hiến chương Hợp tác phát triển” (02/ 2015), khảo sát thực tế của bản nghiên cứu đánh giá này giải thích rõ rằng chính phủ Việt Nam (cụ thể là Bộ Giao thông vận tải) cũng xem việc các công ty Việt Nam tham gia vào các dự án ODA Nhật Bản như là hiện thực hóa một phần lợi ích và sự quan tâm của quốc gia này. Xét viện trợ ODA Nhật Bản một cách tổng thể bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng thì Nhật Bản đã thúc đẩy viện trợ theo hướng tập trung vào nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp cho các bên tham gia vào các dự án ODA. Điều này đã được nêu rõ trong “Đối tác phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao” do thủ tướng Abe công bố vào 05/2015. Đây là một hướng đi rất quan trọng cho Nhật Bản trong thời gian tới khi Nhật Bản tham gia vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam dựa trên những đặc trưng của ODA Nhật Bản như tính chuyên nghiệp cao và chất lượng cao. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cần phải ý thức được rằng cả chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm tới hạn chế chi phí trong tất cả các dự án, và rằng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, ví dụ như các nước tài trợ khác hay các công ty của Việt Nam. Để có thể vận hành trơn tru và tiến hành có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian tới, phía Nhật Bản phải thấy rõ được tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc nâng cao ý thức được “chia sẻ lợi ích quốc gia” với các nước khác cũng như là ý thức về hạn chế phí tổn. Đây chính là những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý mà nhóm nghiên cứu đánh giá đã đúc rút được.

pdf34 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh Giá Hỗ Trợ Quốc Gia tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu trong Chính sách hỗ trợ quốc gia của Nhật Bản. Do đó, có thể kết luận rằng ý định của hai quốc gia là tương đồng. Một mục tiêu quan trọng khác trong KHPTKT-XH 5 năm lần 9 là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sức cạnh tranh. Hỗ trợ hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao sức cạnh trạnh cũng là lĩnh vực được ưu tiên trong Phương châm Viện trợ Quốc gia (2012) nên có thể nói hai Kế hoạch có cùng hướng đi. (4) Bước chuyển tiếp của các KHPTKT-XH 5 năm Các điểm tương đồng giữa KHPTKT-XH 5 năm lần 7, 8, 9 là: tăng trưởng kinh tế là mục tiêu chính trong cả 3 kỳ và cả 3 bản kế hoạch đều đặt mục tiêu cải thiện tiêu chuẩn đời sống và xã hội, xóa đói giảm nghèo, và phát triển, thúc đẩy và thiết lập hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (5) Kết quả khảo sát thực địa Việt Nam vẫn đang phấn đấu để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo tinh thần của chín KHPTKT-XH 5 năm liên tiếp. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam nhất thiết phải thúc đẩy phát triển công nghiệp. Khi Đoàn đánh giá đến thăm Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam để thu thập thông tin, Đoàn đã nhận được yêu cầu gia tăng cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia dự án hỗ trợ của Nhật Bản. Trên thực tế, phía Nhật Bản cũng đã hoàn toàn ý thức được nhu cầu này. 3.1.2 Mức độ nhất quán với Chính sách ODA của Nhật bản Khi so sánh các chính sách ODA của Nhật Bản, cụ thể là Hiến Chương ODA (tháng Tám 2003) và Hiến Chương Hợp tác Phát triển (tháng Hai 2015), với Chương trình Viện trợ Quốc gia cho Việt Nam (tháng Tư 2004, tháng Bảy 2009) và Phương châm Viện trợ Quốc gia cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 12 2012), Đoàn Đánh giá xác nhận sự nhất quán tổng thể giữa các chính sách ODA. 11 3.1.3 Mức độ nhất quán với các vấn đề ưu tiên của quốc tế Các vấn đề ưu tiên quốc tế được quy định trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). ODA của Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt nam trong việc đạt được các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Phát triển Bền vững. Có thể kể đến như, trong chương trình phát triển tổng hợp cho trẻ em, các chương trình khác nhau hướng đến đối tượng dân tộc thiểu số đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực; bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, và hợp tác kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Kết quả cho thấy đã có sự cải thiện về tình trạng dinh dưỡng trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Việt Nam đã thành công trong việc đạt được 5 trong số 8 mục tiêu thiên niên kỷ tính đến thời điểm mục tiêu của năm 2015, trên cơ sở sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cùng với những nỗ lực riêng của Việt Nam. 3.1.4 Tóm tắt về Tính thích hợp của các Chính sách Theo CLPTKT-XH 10 năm (2011-2020) và KHPTKT-XH 5 năm (2011-2015), Việt Nam mong muốn thúc đẩy phát triển cân bằng, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường, và phù hợp với các chiến lược phát triển của Chính quyền Việt Nam. Thêm vào đó, Hiến Chương Hợp tác Phát triển cũng nhấn mạnh rằng kết quả của quá trình hợp tác quốc tế cũng sẽ góp phần đảm ảo những lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Vì hỗ trợ phát triển của Nhật Bản có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp và chuyên gia Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Điều đó cho thấy việc thắt chặt mối quan hệ hữu giao với Việt Nam cũng phục vụ cho lợi ích quốc gia của Nhật Bản từ góc độ đảm bảo an ninh quốc gia ở khu vực Đông Á. Hơn nữa, hỗ trợ phát triển cho Việt Nam huy động vốn từ nhiều khu vực có phạm vi rộng, ví dụ như thông qua Quan hệ Đối tác với Khu vực Tư nhân và Quan hệ Đối tác với Chính quyền địa phương. Điều này được phản ánh trong nội dung đầu ra của Đại hội cấp cao lần 4 về Hiệu quả Viện trợ (Busan, 2011), trong đó trọng tâm của viện trợ phát triển được chuyển dịch “từ Hiệu quả Viện trợ sang Hiệu quả Phát triển”1. Chương trình Hỗ trợ Ứng phó với Biến Đổi Khí Hậu cũng bổ trợ cho các Mục tiêu phát triển bền vững được thông qua vào tháng Chín 2015. Như vậy, nhìn chung hỗ trợ phát triển cho Việt Nam có độ nhất quán cao với các mục tiêu chính sách của cộng đồng quốc tế. Với gần như tất cả các điểm được đánh giá đều đạt kết quả có tính thích hợp cao, Đoàn đánh giá kết luận rằng tính thích hợp của các chính sách là cao. 1 Chi tiết tham khảo tài liệu Catalyzing Development: A New Vision for Aid của Homi Kharas, Koji Makino và Woojin Jung eds do Brookings Institution Press phát hành năm 2011. 12 3.2 Tính Hiệu quả của Kết quả Trong phần Tính Hiệu quả của Kết quả, Đoàn đánh giá sẽ xác minh kết quả thực hiện của hỗ trợ phát triển Nhật Bản. Các yếu tố như thúc đẩy phát triển và sức cạnh tranh, ứng phó với các điều kiện dễ gây tổn thương, và quản trị hiệu quả sẽ được đánh giá trên cơ sở so sánh với các quốc gia láng giềng có nền kinh tế phát triển hơn, như Trung Quốc và Thái Lan; cũng như với các nước kém phát triển hơn như Lào và Campuchia. Khi đánh giá hiệu quả của hỗ trợ phát triển Nhật Bản, cũng cần phải chú ý đến vai trò của các bên liên quan khác như các nhà tài trợ khác, các đối tượng hưởng lợi, và các tổ chức phi chính phủ; và nên biết rằng bất cứ kết quả phát triển nào cũng là hệ quả của nhiều nhân tố đa dạng kết hợp. 3.2.1 Kết quả thực thi hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam (Từ 2006 đến 2014) Kể từ khi nối lại viện trợ song phương vào năm 1992, Nhật Bản đã không ngừng cung cấp tài chính cho các chương trình ODA cho Việt Nam. Trong phần này, mỗi hình thức viện trợ (Vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật) sẽ được xác minh để phân tích và đánh giá định lượng kết quả thực tế và xu hướng hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. (1) Vốn vay ODA Kim ngạch vốn vay ODA cung cấp bởi từng nhà tài trợ không ngừng tăng lên từ năm 2011. Trong đó, tỷ lệ đóng góp của Nhật Bản luôn tăng cao nhất. Lí do được cho là vì chi phí dành cho việc phát triển đường giao thông, cảng biển, các công trình năng lượng điện và các loại hình cơ sở hạ tầng quy mô lớn khác cần thiết cho mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế tăng cao. (2) Viện trợ không hoàn lại Nhật Bản vẫn duy trì là một trong những nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Nhưng nếu so sánh với hình thức vốn vay ODA thì độ chênh lệch so với các nhà tài trợ khác là không cao. Lí do là bởi có nhiều tổ chức tham gia thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại hơn so với hình thức vốn vay. (3) Hỗ trợ kỹ thuật Nhật Bản cũng là một trong những nhà hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất. Tuy nhiên, tổng kim ngạch từ tất cả các nhà tài trợ đã giảm dần kể từ năm 2011. 3.2.2 Thúc đẩy phát triển kinh tế và Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế Trong phần này, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế được đánh giá từ những kết quả phát triển dựa trên các chỉ số khác nhau và việc kết quả thực tế đạt được có phù hợp với Kế hoạch Triển Khai hay không. (1) Kết quả phát triển dựa trên nhiều chỉ số khác nhau Thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh được phân tích dựa theo các chỉ số dành cho (i) tăng trưởng kinh tế, và (ii) thúc đẩy đầu tư nước ngoài. 13 (i) Tăng trưởng kinh tế Thu nhập Quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2014 là 1890 đô la Mỹ. Quốc gia này đã gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình từ năm 2009, dựa theo Hướng dẫn Tài chính của Ngân hàng Thế giới trong đó sử dụng GNI là tiêu chí để phân loại thu nhập2. Vào năm 2006 – là giai đoạn đầu trong phạm vi thời gian mục tiêu của đánh giá này - GNI bình quân đầu người của Việt Nam là 760 đô la Mỹ (nghĩa là ít hơn 1000 đô la Mỹ), trong khi GNI bình quân đầu người ở Trung Quốc và Thái Lan là 2000 đô la Mỹ, gần gấp ba lần của Việt Nam. Ngay cả đến tận năm 2014, tỷ lệ này vẫn không thay đổi gì đáng kể. GNI bình quân đầu người ở Trung Quốc và Thái Lan vẫn cao hơn của Việt Nam gần gấp ba lần. Tuy nhiên, Việt Nam lại duy trì một mức tăng trưởng GDP ổn định với tốc độ trung bình ở mức 6%. Trong khi đó, chỉ số này ở Thái Lan và Campuchia cho thấy sự biến động nhanh chóng, còn ở Trung Quốc là tình trạng trì trệ. (ii) Thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài Các quỹ đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam được hỗ trợ bởi phát triển công nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bình quân đầu người đã tăng đều từ năm 2006 đến năm 2008, đạt gần như bằng với mức của Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ sự phá sản của Lehman Brothers vào năm 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng vốn FDI đổ vào các quốc gia này. Tổng số tiền dao động trong khoảng 20 tỷ đô la Mỹ và dường như vẫn chưa thể tăng trở lại mức của năm 2008. Đối với Việt Nam, lượng vốn FDI từ Nhật Bản giảm từ 6308 triệu đô la Mỹ trong 2008 xuống còn 439 triệu đô la Mỹ trong năm 2009. Tuy nhiên kể từ đó đã tăng đều trở lại và đạt mức 5875 triệu đô la Mỹ vào năm 2013, trở về gần với mức của năm 2008. (2) Kết quả thực tế đạt được phù hợp với Kế hoạch Triển khai Văn kiện phụ lục của Kế Hoạch Hỗ trợ Quốc gia gọi là Kế hoạch Triển Khai dành cho nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tháng Tư 2015) đặt ra 3 vấn đề phát triển (vấn đề phát triển) liên quan đến thúc đẩy phát triển và tăng cường sức cạnh tranh đó là: (i) đẩy mạnh hệ thống kinh tế thị trường, (ii) tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, và (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và mạng lưới giao thông vận tải. Các chương trình hợp tác bao gồm: (i) Đẩy mạnh hệ thống kinh tế thị trường Chương trình hợp tác: Chương trình cho Hệ thống kinh tế thị trường, Cải cách Tài chính và Tài khóa 2 Cho đến năm 2009, Ngân Hàng Thế Giới phân loại các quốc gia có chỉ số GNI bình quân đầu người ở mức USD996 - USD 3,945 là thuộc nhóm các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Các tiêu chí phân loại đã được sửa đổi và mức thu nhập cho cùng nhóm trên hiện nay là từ USD 1,046 – USD 4,125. tMDK:20420458~pagePK:64133150~piPK:64133175~theSitePK:239419~isCURL:Y,00.html 14 (ii) Tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực Chương trình hợp tác: Chương trình cho Phát triển Công nghiệp và Nguồn nhân lực (iii) Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và mạng lưới giao thông vận tải Chương trình hợp tác: Chương trình cho phát triển hệ thống giao thông huyết mạch và Chương trình cho mạng lưới giao thông đô thị Trong quá trình khảo sát thực địa ở Việt Nam, Đoàn đánh giá đã thực hiện các buổi thu thập thông tin với các cơ quan tổ chức liên quan về kế hoạch nâng cao năng lực quản lý tài chính chuẩn bị cho tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, cũng như kế hoạch đưa vào thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cổng thông tin điện tử hải quan nhằm hiện đại hóa ngành hải quan. Các kế hoạch này nằm trong Chương trình dành cho Hệ thống kinh tế thị trường, Cải cách tài chính và tài khóa, với mục tiêu giải quyết vấn đề đẩy mạnh hệ thống kinh tế thị trường. Các buổi thu thập thông tin cũng được tổ chức với các bên liên quan về Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, Dự án hỗ trợ thiết lập chương trình vận hành và bảo trì tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu hữu nghị Việt -Nhật), Dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây Sài Gòn, và Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội thuộc phạm vi của Chương trình Phát triển Mạng lưới giao thông đô thị với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và tăng cường mạng lưới giao thông vận tải. 3.2.3 Ứng phó với các điều kiện dễ gây tổn thương Trong phần này, lĩnh vực ứng phó với các điều kiện dễ gây tổn thương được đánh giá từ những kết quả phát triển dựa trên các chỉ số khác nhau và việc kết quả thực tế đạt được phù hợp với Kế hoạch Triển Khai hay không. (1) Kết quả phát triển dựa trên các chỉ số khác nhau Về lĩnh vực ứng phó với các điều kiện dễ gây thương, Đoàn đánh giá phân tích (i) các chỉ số liên quan đến tỷ lệ đói nghèo, và (ii) các chỉ số liên quan đến Chỉ số Phát triển Con người (HDI). (i) Tỷ lệ Đói nghèo Hệ số Gini3 của Ngân hàng Thế giới có thể được sử dụng để đánh giá mức độ bất bình đẳng của phân phối thu nhập. Hệ số Gini càng cao thì mức độ bất bình đẳng thu nhập càng lớn. Chỉ số này của Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao hơn các quốc gia láng giềng. (ii) Chỉ số Phát triển Con người (HDI) Chỉ số Phát triển Con người (HDI) là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ 3 Trang web của Ngân hàng Thế Giới, Chỉ số Gini 15 số thành phần của phát triển con người là – sức khỏe, giáo dục và thu nhập. Chỉ số HDI được tính toán và công bố trong Báo cáo Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng dần từ 0,57 vào năm 2006 lên 0,67 vào năm 2014 và xếp hạng thứ 116 trên tổng số 188 quốc gia. Trong số các quốc gia láng giềng, vị trí của Việt Nam không phải là phải là quá xa so với Trung Quốc (thứ 90) và Thái Lan (thứ 93). (2) Việc thực hiện phù hợp với Kế hoạch triển khai Kế hoạch Triển khai ODA cho Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng Tư 2015) đặt ra 2 vấn đề phát triển: (i) Ứng phó với các đe dọa như biến đổi khí hậu, thảm họa, suy thoái môi trường, và (ii) Xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và các tiêu chuẩn xã hội và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Các chương trình hợp tác này như sau; (i) Ứng phó với các đe dọa như biến đổi khí hậu, thảm họa, suy thoái môi trường (a) Quản lý môi trường đô thị Chương trình hợp tác: Chương trình cho Quản lý môi trường đô thị (b) Các chính sách cho Biến đổi Khí hậu Chương trình hợp tác: Chương trình cho Biến đổi khí hậu (c) Thảm họa Chương trình hợp tác: Chương trình Quản lý Thảm họa (d) Bảo tồn Tự nhiên Chương trình hợp tác: Chương trình cho Bảo tồn Tự nhiên (ii) Xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và các tiêu chuẩn xã hội và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo (a) Chăm sóc sức khỏe Chương trình hợp tác: Chương trình Chăm sóc Sức khỏe (b) Tăng cường hỗ trợ cho các đối tượng dễ bị tổn thương và An sinh Xã hội Chương trình hợp tác: Chương trình cho An sinh và Mạng lưới An toàn Xã hội (c) Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Chương trình hợp tác: Chương trình cho Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn 3.2.4 Quản trị hiệu quả Trong phần này, Quản trị hiệu quả được đánh giá từ những kết quả phát triển dựa trên các chỉ số khác nhau và kết quả thực tế đạt được phù hợp với Kế hoạch Triển Khai. (1) Kết quả phát triển dựa trên các chỉ số khác nhau Các chỉ số liên quan đến quản trị được phân tích như sau. Nỗ lực cải thiện các tác động của viện trợ phát triển có liên quan chặt chẽ với cam kết của Chính phủ của nước được nhận viện trợ về việc cải thiện hệ thống quốc gia của mình. Các vấn đề như xây dựng và thực thi các hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính và các biện pháp chống tham nhũng cũng được bao gồm trong các nỗ lực cải thiện môi 16 trường đầu tư thông qua Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Khái niệm về quản trị bao gồm tất cả những vấn đề này, và đang được nhiều tổ chức cố gắng hệ thống hóa lại. (2) Kết quả thực tế đạt được phù hợp với Kế hoạch Triển Khai. Kế hoạch Triển khai cho Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng Tư 2015), là phần phụ lục của Chính sách Hỗ trợ Quốc gia, đặt ra các vấn đề phát triển (mục tiêu nền tảng) liên quan đến tăng cường quản trị hiệu quả như sau: (i) Tăng cường các chức năng tư pháp và hành chính. Các chương trình hợp tác bao gồm; (i) Tăng cường các chức năng tư pháp và hành chính Bên cạnh các chương trình hợp tác phát triển hiện hành về cải cách pháp chế, Nhật Bản còn hỗ trợ Đảng và Chính phủ Việt Nam tăng cường các chức năng hành chính. (a) Cải cách pháp chế (b) Tăng cường các chức năng hành chính (c) Tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý công Chương trình hợp tác: Các dự án để tăng cường các chức năng tư pháp và hành chính 3.2.5 Tóm tắt về Tính hiệu quả của Kết quả Thứ nhất, từ quan điểm của các yếu tố đầu vào (tức là phần vốn ODA của Nhật Bản trong ngân sách phát triển của nước tiếp nhận viện trợ) thì Nhật Bản đã hoàn thành vai trò là nhà tài trợ hàng đầu. Các chỉ số đầu vào định lượng về kim ngạch tài trợ, số lượng dự án và quy mô của dự án cũng đầy đủ và hiệu quả để có thể đảm bảo kết quả cao về đầu ra cũng như kết quả trực tiếp. Thứ hai, từ quan điểm của các yếu tố đầu ra (tức là việc đạt được các mục tiêu đặt ra ban đầu) thì mức độ đạt được tổng thể có thể đánh giá là cao bởi vì đã có rất nhiều sáng kiến thành công trong việc đạt được các mục tiêu cấp chương trình. Cuối cùng, từ quan điểm của các kết quả trực tiếp (tức là loại hình hỗ trợ được cung cấp để giải quyết các lĩnh vực ưu tiên được đề ra lúc ban đầu, và mức độ tác động) thì cách tiếp cận đa chiều cho các lĩnh vực ưu tiên (các mục tiêu tầm trung), sử dụng vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật đã góp phần vào việc đạt được các chính sách cơ bản (mục tiêu cơ bản). Đối với các lĩnh vực trọng điểm của chương trình/dự án hỗ trợ của Nhật Bản thì không có khó khăn nào đáng kể để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tất cả kết quả đều nằm trong phạm vi đã được đự đoán. Thêm vào đó, các dự án viện trợ lớn, như Dự án xây dựng Cầu Nhật Tân (Cầu Hữu Nghị Việt Nam – Nhật Bản) và Dự án Đại lộ Đông – Tây Sài Gòn, đã tạo cơ hội chuyển giao phương pháp cọc ống ván thép, phương pháp đường hầm dưới nước, và các kỹ thuật tiên tiến khác. Các nội dung đó cùng với việc chuyển giao kỹ thuật các kiến thức 17 tích lũy4 liên quan đến các quy trình hoạt động và các phương pháp kiểm soát an toàn được đề xuất, v.v.., là điều chúng ta nên tự hào và có thể được đánh giá là một đóng góp tích cực của nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Các ảnh hưởng đáng kể đã được xác định chắc chắn trong gần như tất cả các khía cạnh của nghiên cứu đánh giá; do đó Đoàn đánh giá kết luận rằng tính hiệu quả của kết quả là cao. 3.3 Tính phù hợp của quy trình Nhằm đánh giá tính phù hợp của quy trình, Đoàn đánh giá đã xác minh những điều sau: quy trình lập và thực thi các chính sách viện trợ, điều phối viện trợ và các biện pháp để ngăn ngừa tái diễn các vụ việc gian lận và tham nhũng liên quan đến ODA (Các biện pháp chống tham nhũng liên quan đến ODA). 3.3.1 Quy trình lập và thực thi các chính sách viện trợ Liên quan đến các hoạt động lập và thực thi các chính sách viện trợ, Đoàn đánh giá xác minh các nỗ lực sau; (1) cam kết chủ động đối với phương pháp tiếp cận theo chương trình, (2) sử dụng hình thức Vốn vay ODA với các Điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác Kinh tế (STEP), (3) cam kết đối với các khung hỗ trợ mới thông qua hợp tác với Khu vực tư nhân và chính quyền địa phương, (4) thực hiện viện trợ trên cơ sở xem xét tính kết nối của ASEAN. (1)Cam kết chủ động đối với phương pháp tiếp cận theo chương trình Về lĩnh vực y tế, Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe và y tế thông qua hệ thống chuyển tuyến, tức là thiết lập một khuôn khổ hoạt động phối hợp giữa các cơ cở tuyến đầu (cấp xã huyện), tuyến giữa (cấp tỉnh) và tuyến cuối (bệnh viện trung tâm do Chính quyền trung ương quản lý). Với nỗ lực tạo ra hình mẫu cho công tác thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến, Nhật Bản đã cung cấp hỗ trợ thông qua việc kết hợp nhiều cơ chế khác nhau, cụ thể là một dự án hợp tác kỹ thuật tăng cường cung cấp dịch vụ y tế trong một cơ sở chăm sóc y tế tuyến trung ở tỉnh Hòa Bình, dự án viện trợ không hoàn lại để nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bình Hòa, và các dự án vốn vay ODA để phát triển các bệnh viện cấp khu vực. Tất cả những dự án này được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Phòng định hướng cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Bệnh viện Bạch Mai, vốn là một tổ chức thứ ba nhận được hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005. Trường hợp cụ thể trên của hoạt động xây dựng hệ thống chăm sóc y tế thông qua hệ thống chuyển tuyến này cũng là ví dụ cho việc áp dụng hiệu quả của phương pháp tiếp 4 Không giống như các kiến thức có thể miêu tả như bằng sáng chế, v.v, kiến thức tích lũy không thể miêu tả cụ thể được, giống như các kỹ năng và kinh nghiệm kỹ thuật của các kỹ thuật viên và các kỹ sư. Theo Robert E. Evenson và Larry E. Westphal, “Technological change and technology strategy”, Jere Behrman và T. N. Srinivasan, Handbook of Development Economics, Tập. 3A, Elsevier, 1995, tr. 2209-2299 v.v... 18 cận theo chương trình (2)Áp dụng các dự án vốn vay theo hình thức STEP Vào tháng Chín 2011, vốn vay theo hình thức STEP được cung cấp cho Dự án Các Biện pháp Ứng phó với Thảm họa và Biến đổi Khí hậu sử dụng hệ thống quan sát trái đất (EOS). Trước đó, khoa học vũ trụ (kỹ thuật vệ tinh) cũng đã được xác định là lĩnh vực trọng điểm của hình thức STEP. Tuy nhiên, Nhật Bản chưa bao giờ cung cấp vốn vay ODA trong lĩnh vực này. Tương tự, vào tháng Ba năm 2013, lần đầu tiên trong lĩnh vực y tế, STEP được áp dụng cho Dự án phát triển bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực (II). Mục đích ban đầu của việc áp dụng STEP là để cung cấp “hỗ trợ hữu hình”, và dự án này được không chỉ những bên liên quan và công chúng Việt Nam biết đến rộng rãi, do đó có thể nói mục đích của STEP đã đạt được. Mặt khác, trên phương diện cam kết chủ động và hoạt động cạnh tranh để tham gia vào thị trường xây dựng của Việt nam, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty Nhật Bản đã phụ thuộc quá nhiều vào các dự án STEP và, mức độ cạnh tranh giữa họ trong các dự án này thậm chí cũng rất thấp. (3)Cam kết đối với các khung hỗ trợ mới thông qua hợp tác với khu vực tư nhân và chính quyền địa phương (i) Hợp tác với khu vực tư nhân Khi các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản thực hiện các dự án và hoạt động kinh doanh khác nhau ở các nước đang phát triển, sẽ tạo ra các cơ hội việc làm ở nước sở tại, tăng nguồn thu thuế cho chính quyền nước sở tại, mở rộng thương mại và đầu tư, tăng thu nhập ngoại tệ, chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, v.v Nghiên cứu đánh giá này kiểm tra tính khả thi của các dự án Hợp tác công tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nguồn tài chính và đầu tư nước ngoài, Các dự án REDD+5. (ii)Hợp tác với chính quyền địa phương Để thực hiện ODA hiệu quả hơn, Nhật Bản đã sử dụng kiến thức thực tế của chính quyền địa phương của Nhật Bản cũng như kiến thức và kinh nghiệm tích lũy bởi cộng đồng địa phương của Nhật Bản, hợp tác với họ để cải thiện chất lượng của các dự án ODA và để đào tạo các chuyên gia viện trợ và thúc đẩy hoạt động mở rộng dự án hợp tác ở nước ngoài bắt đầu ở cấp độ khu vực. (4)Hỗ trợ liên quan tới kết nối cộng đồng ASEAN (i) Thúc đẩy kết nối hữu hình Nhật Bản đã viện trợ ODA cho dự án nâng cấp Quốc Lộ 9 cũng như thúc đẩy phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây thông qua dự án xây dựng Cầu Mekong thứ hai, vv. 5 REDD+(red plus) là khung quy ước trong đó cộng đồng quốc tế cung cấp các lợi ích kinh tế cho các hoạt động được các quốc gia đang phát triển thực hiện để bảo vệ tài nguyên rừng của chính nước họ. Đây là một biện pháp chính sách để ngăn ngừa hoạt động phá rừng và hiện tượng nóng lên toàn cầu thông qua việc làm cho việc bảo tồn rừng trở nên có nhiều lợi nhuận hơn là phá rừng . 19 Ngoài ra, Nhật Bản cũng viện trợ ODA nhằm thành lập Hành lang kinh tế phía Nam- đây là trung tâm kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động dịch vụ hậu cần cũng được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa trong khối ASEAN. (ii)Thúc đẩy kết nối thể chế Nhật Bản đã giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực trên nền tảng Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản; cải thiện cơ sở hạ tầng mềm như quyền sở hữu trí tuệ, chuẩn hóa và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế, thể chế thương mại và đầu tư, qua đó giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN. (iii)Thúc đẩy kết nối con người Bên cạnh kết nối hữu hình và kết nối thể chế thì Nhận Bản cũng đã và đang viện trợ ODA để giúp hỗ trợ thúc đẩy kết nối về mặt con người thông qua việc phát triển nguồn nhân lực và thiết lập mạng lưới liên kết giữa Nhật Bản và ASEAN. 3.3.2 Điều phối nguồn viện trợ Liên quan tới công tác điều phối nguồn viện trợ, Tuyên bố Paris, Kế hoạch Hành động Accra, và Văn kiện Đối tác Pusan đã được thông qua nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn viện trợ. (1)Gói tín dụng hỗ trợ Xóa đói giảm nghèo (PRSC) Tín dụng hỗ trợ Xóa đói giảm nghèo PRSC giành cho Việt Nam theo 10 giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2012. Đây chính là chương trình khung nhằm hỗ trợ Chiến lược tăng trưởng xóa đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) được hình thành vào tháng 5 năm 2002 với mục đích giải quyết một số vấn đề chính sách như cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân, cải cách khu vực tài chính, xúc tiến nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại, cải thiện chính sách và phát triển thể chế liên quan tới các vấn đề xã hội như giáo dục và ý tế, cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý. (2)Gói tín dụng hỗ trợ năng lực cạnh tranh và quản lý kinh tế(EMCC) Gói tín dụng hỗ trợ năng lực cạnh tranh và quản lý kinh tế là một chương trình cho vay nối tiếp gói PRSC. Từ năm 2013, ba nhóm cải cách chính được thiết lập và đóng vai trò then chốt giúp củng cố quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh, bao gồm i) thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, ii) nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, khả năng giải trình trong khu vực công, iii) cải thiện môi trường kinh doanh. Dựa trên ba nhóm trọng điểm này, bảy lĩnh vực cải cách được hướng đến bao gồm: 1. Ổn định hệ thống tài chính, 2. Củng cố nguyên tắc tài khóa, 3. Cải cách hành chính, 4. Cải thiện khả năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước, 5. Cải thiện đầu tư công, 6. Nâng cao tính hiệu quả của môi trường kinh doanh, 7. Nâng cao tính công bằng trong môi trường kinh doanh. Những cải cách này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Bên cạnh việc hợp tác tài chính với Ngân hàng thế giới, Gói tín dụng này còn được điều phối bởi kết hợp với ADB (theo điểu khoản hỗ trợ trong chương trình khung ICPc), Ban thư ký nhà nước về kinh tế của 20 Thụy Sỹ (SECO), và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA). (3)Chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu(SPRCC) SPRCC là chương trình được khới xướng nhằm tiến hành các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trên nền tảng “Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) (2009-2015)” được thành lập vào năm 2008 và được xem là nỗ lực toàn diện của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết các chính sách về biến đổi khí hậu. SPRCC hoạt động để hình thành các hành động chính sách và thúc đẩy quá trình thực thi các chính sách này theo mối tương quan với ba vấn đề ưu tiên bao gồm: 1. Giảm thiểu (tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, quản lý nguồn tài nguyên rừng, xử lý nước thải, vv.); 2. Điều chỉnh (quản lý nguồn tài nguyên nước, quản lý vùng duyên hải tổng hợp, vv.); 3. Các vấn đề liên ngành (ban hành cơ chế tài chính để tiến hành các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phổ biến các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, sự ủng hộ, vv.). 3.3.3 Các biện pháp phòng chống tham nhũng liên quan tới ODA Thật đáng tiếc khi phải nhắc đến hai vụ việc tham nhũng và gian lận liên quan tới ODA đã xảy ra tại Việt Nam kể từ khi nghiên cứu đánh giá trước đó được tiến hành cho Việt Nam. Đầu tiên là vụ án vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không công bằng do Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn quốc tế Pacific (trong văn bản này được gọi là ”PCI”). Vụ việc này dẫn tới vụ bắt giữ các đối tượng liên quan vào năm 2008 (án đưa và nhận hối lộ liên quan tới công chức người nước ngoài; trong văn bản này được gọi là “vụ án PCI”). Thứ hai là vụ án vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không công bằng liên quan tới Tổng công ty tư vấn giao thông Nhật bản (trong văn bản này được gọi là “JTC”). Đây là trường hợp đưa hối lộ trái pháp luật cho cán bộ công chức người nước ngoài (trong văn bản này được gọi là “vụ án JTC”). (1)Tóm tắt vụ án PCI Vào tháng 12 năm 2003, PCI đã thực hiện hành vi đưa 600,000 đô la Mỹ cho các quan chức thuộc Văn phòng cơ quan quản lý Môi trường Nớc và Dự án Đại lộ Đông-Tây ngay tại văn phòng của những đối tượng này tại thành phố Hồ Chí Minh. Khoản tiền này là để trả cho việc PCI thắng gói thầu tư vấn cho Dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây Sài Gòn theo sự chỉ đạo của Cơ quan quản lý này. Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2006, PCI cũng đã thực hiện hành vi đưa thêm 220,000 đô la Mỹ cho các quan chức thuộc Cơ quan quản lý ngay tại văn phòng của những đối tượng này cũng với mục đích tương tự. Những trường hợp này được xem là hành vi hối lộ liên quan tới công chức người nước ngoài với khoản tiền hối lộ tổng cộng lên tới 820,000 đô la Mỹ. (2)Các biện pháp ngăn chặn tái diễn hành vi gian lận và tham nhũng trong ODA dựa trên vụ án PCI Vụ án PCI là một vụ việc nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu tới niềm tin của công chúng không chỉ riêng đối với nguồn tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam mà còn 21 toàn bộ cả hệ thống ODA vốn sử dụng thuế của người dân làm nguồn quỹ hoạt động cơ bản. Ý thức được mức độ nghiêm trọng của vụ án này, cả chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cũng như các tổ chức và hiệp hội công nghiệp liên quan cần phải khẩn trương tiến hành ngay các hành động và chính sách thực tiễn để ngăn chặn việc tái diễn hành vi gian lận và tham nhũng tương tự, qua đó giúp khôi phục lại lòng tin của công chúng. Các cuộc Họp tham vấn giữa chính phủ hai nước được tổ chức từ ngày 18-20 tháng 9 năm 2008 đã dẫn tới việc thành lập “Ủy ban hỗn hợp Nhật Việt phòng chống tham nhũng liên quan tới ODA Nhật Bản” cũng như việc tiến hành nhiều biện pháp sau đó. Thông tin này được thông báo trong một báo cáo đưa ra vào tháng 2 năm 2009. (3)Tóm tắc vụ án JTC Liên quan tới Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thành phố Hà Nội, chủ tịch của JTC, một tổng giám đốc (Giám đốc Phòng Hợp tác quốc tế) và một nhân viên phụ trách kế toán đã bị cáo buộc không bắt giữ đối với hành vi vi phạm Luật ngăn chặn cạnh tranh không công bằng (nghiêm cấm hành vi trao lợi ích trái phép cho công chức người nước ngoài). Theo cáo buộc, họ đã chi một khoản tiền “hoa hồng lót tay” tổng cộng là 69,9 triệu yên cho các quan chức liên quan của cơ quan thực hiện dự án là Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR). Họ đã bị tuyên án phạm tội (phục vụ điều tra hình sự từ 2-3 năm, án treo 3-4 năm). Hơn nữa, với tư cách là một công ty, JTC cũng bị tuyên án nộp phạt 90 triệu yên tính cho đến ngày 18 tháng 2 năm 2015. Trong khi đó, về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Bộ Giao Thông vận tải và Bộ Ngoại giao của Việt Nam tiến hành điều tra. Theo đó, kết quả là vào ngày 27 tháng 10 năm 2015, 6 cán bộ quản lý điều hành của VNR bị bắt giữ và bị kết án tù từ 5 năm 6 tháng đến 13 năm. (4)Các biện pháp ngăn chặn tái diễn hành vi gian lận và tham nhũng liên quan tới ODA dựa trên vụ án JTC Cuộc gặp lần hai của “Uỷ ban Nhật Việt phòng chống gian lận và tham nhũng liên quan tới các dự án ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải” được tổ chức tại thành phố Hà Nội vào ngày 2 tháng 6 năm 2014. Phía Nhật Bản tuyên bố toàn bộ các dự án mới liên quan tới VNR đã được thông qua sẽ tạm ngưng cho tới khi hoàn thành việc tiến hành điều tra chi tiết các mối quan hệ thực và xử lý các đối tượng liên quan trong vụ án cũng như cho tới khi có các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn hành vi vi phạm tương tự. Đối với các dự án mới khác, phía Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ chỉ thông qua với điều kiện chính phủ Việt Nam phải cam kết tiến hành điều tra và thiết lập các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn các vụ việc tương tự. Vào ngày 24 tháng 6 cùng năm, cuộc họp của “Uỷ ban phòng chống gian lận và tham nhũng liên quan tới các dự án ODA” được tổ chức tại thành phố Hà Nội. Tại cuộc họp này, phía Việt Nam đã chia sẻ kết quả của công tác điều tra hành vi gian lận và tham nhũng trong các hợp đồng ký kết giữa JTC và VNR. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đã trình bày các phương án thiết lập các biện pháp nhằm ngăn chặn việc tái diễn các vụ việc tương tự cũng như cách thức thực hiện, theo 22 sau đó là một loạt các cuộc họp tham vấn. Dựa trên những tham vấn này, các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn các vụ việc tương tự sẽ được hình thành dưới hình thức Bản báo cáo tổng kết của Ủy ban hỗn hợp Nhật Việt chống tham nhũng liên quan tới ODA. Đây là bản báo cáo được chuẩn bị sau thời điểm xảy ra vụ án PCI vào năm 2009 nhằm mục đích tăng cường nỗ lực xóa bỏ tiêu cực, tham nhũng trong các dự án ODA. (5)Tiến độ thiết lập các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn hành vi gian lận và tiêu cực liên quan tới ODA Trong thời gian đi khảo sát thực tế viết nghiên cứu đánh giá, nhóm Đánh giá đã ghé thăm các tổ chức thuộc chính phủ Việt Nam, và tiến hành phỏng vấn các quan chức Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm giám sát các dự án có liên quan tới hành vi gian lận và tham nhũng, cũng như các quan chức Bộ Kế hoạch và đầu tư phụ trách quản lý nguồn vốn ODA nói chung. Tất cả những quan chức được phỏng vấn đều khẳng định rằng các vụ việc vi phạm là hết sức đáng tiếc, đồng thời cho biết họ đã và đang làm hết sức mình để tiến hành các biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận và tham nhũng. Dưới đây là các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn các vụ việc vi phạm mà phía Nhật bản đưa ra. (i)Tăng cường đầu mối thu thập thông tin về hành vi gian lận và tham nhũng (ii)Củng cố thêm các điều khoản về chế tài đối với các công ty dính líu tới hành vi gian lận và tiêu cực (iii)Đề ra hướng dẫn phòng chống hành vi gian lận/tham nhũng JICA (iv)Các chính sách nhằm tăng tính tuân thủ pháp luật của các công ty (v)Tăng cường yêu cầu với chính phủ nước đối tác (vi)Hỗ trợ phát triển quản lý và xây dựng năng lực quản lý nhằm phòng chống hành vi gian lận và tham nhũng cho chính phủ nước đối tác 3.3.4 Tóm tắt tính phù hợp của quy trình Có hai điểm lưu ý trong việc đánh giá tính phù hợp của quy trình. Đầu tiên là vai trò quan trọng của Nhật Bản đối với nhóm 6 ngân hàng cung cấp nguồn vốn vay ODA cho chính phủ Việt Nam. Về quá trình xây dựng các chính sách hỗ trợ, nhóm đánh giá khẳng định rằng toàn bộ quá trình đã được tiến hành dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam. Về quá trình thực thi chính sách, cách tiếp cận chương trình theo nhiều cấp khác nhau đã được thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. Thứ hai là các biện pháp phòng chống gian lận và tham nhũng liên quan tới nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Các biện pháp nhằm ngăn chặn tái diễn các trường hợp gian lận và tham nhũng liên quan đến ODA đã được xây dựng và thực hiện nhanh chóng và quyết liệt hơn. Những nỗ lực liên tục đó được ghi nhận là đã và đang mang lại những tiến triển khả quan. Trên nền tảng này, có thể đánh giá rằng gần như tất cả các quá trình được khảo sát đều được tiến hành đúng thời gian và cẩn trọng. Vì vậy, tính hợp lý của tiến trình được đánh giá cao. 23 Chương 4: Viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam: Đánh giá theo quan điểm ngoại giao Khi xem xét đánh giá theo quan điểm ngoại giao, viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam và mối quan hệ ngoại giao trong đó được phân tích dựa trên hai tiêu chí đánh giá, đó là “Tầm quan trọng ngoại giao” và “Tác động ngoại giao”. 4.1 Tầm quan trọng ngoại giao Về quan hệ song phương, Nhật Bản đã và đang là “Đđối tác chiến lược sâu rộng” của Việt Nam, với sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản đang là nước viện trợ ODA lớn nhất và là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. 4.1.1 Quan hệ ngoại giao hướng tới Việt Nam của Nhật Bản Tính đến năm 2013, 40 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ song phương đó ngày càng trở nên gắn bó, gần gũi hơn sau chuyến thăm đến Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó vào tháng 3 năm 1993. Đáng lưu ý là kể từ năm 2006, một vài cuộc họp cấp cao cũng như các cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng bộ ngoại giao hai bên đã được tổ chức hàng năm. 4.1.2 Địa chính trị Hiện nay, sau thành tựu Việt Nam gia nhập WTO, những năm sắp tới đây sẽ là thời kỳ hết sức quan trọng cho Việt Nam bởi khi đó quốc gia này sẽ được quyết định xem thử liệu nó có đủ khả năng tiếp tục con đường tăng trưởng kinh tế bền vững mà không rơi vào vòng luẩn quẩn của một quốc gia có mức thu nhập trung bình hay không. Một yếu tố có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho sự phát triển của toàn bộ khu vực Châu Á đó là liệu Việt Nam có thể vượt qua những vấn đề về phát triển trong thời kỳ này hay không. Về vấn đề mở rộng đầu tư và thương mại đối với Nhật Bản và khu vực Mê Kông, các khu công nghiệp phát triển nhờ vào nguồn vốn ODA của Nhật Bản như khu công nghiệp Thăng Long và Khu công nghiệp Hải Phòng đang hoạt động làm cơ sở sản xuất cho các công ty của Nhật Bản khi đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA cũng đã được sử dụng để nâng cấp, cải tạo cơ sở cơ sở hạ tầng xã hội như đường sá, cảng biển, sân bay, hệ thống điện, nước và xử lý nước thải. 4.1.3 Các chuyến thăm cấp cao Nhật Bản-Việt Nam Kể từ 2006 đến nay, các quan chức cấp cao của Nhật Bản và Việt Nam đã tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau mỗi năm, cũng như tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc họp bộ trưởng bộ ngoại giao. Thông qua nhưng chuyến thăm, trao đổi thường xuyên này giữa hai quốc gia, tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản cũng như 24 tầm quan trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trở nên rõ ràng hơn. 4.1.4 Kết luận về Tầm quan trọng quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược sâu rộng với các chuyến thăm trao đổi thường xuyên của lãnh đạo hai quốc gia. Nhiều cuộc họp thượng đỉnh cũng như cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao được tổ chức thường niên, qua đó thiết lập một mối quan hệ bang giao gần gũi. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là nước viện trợ ODA lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. Có thể nói rằng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng kinh tế và một thị trường đầy hứa hẹn, vì vậy quốc gia này mang tầm quan trọng ngoại giao rất cao. Trong khi phía Nhật Bản cương quyết ủng hộ biện pháp hòa bình tuân thủ Luật pháp quốc tế đối với các vấn đề liên quan tới Biển Đông mà Việt Nam hiện đang gặp phải, phía Việt Nam cũng đã bày tỏ sự cảm thông của mình đối với các chính sách của Nhật Bản liên quan tới các vấn đề Bắc Triều Tiên. Trên khía cạnh quản lý có hiệu quả các nguy cơ địa chính trị, hỗ trợ của Nhật Bản có tầm quan trọng ngoại giao đáng kể. 4.2 Tác động Ngoại giao Liên quan tới đánh giá tác động ngoại giao (hiệu ứng gợn sóng) mà viện trợ của Nhận Bản cho Việt nam mang lại, bài phân tích đã tập trung vào mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu rộng và các chuyến thăm trao đổi giữa Nhật Bản-Việt Nam, các kế hoạch hành động chung cũng như hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu giữa hai quốc gia. 4.2.1 Quan hệ kinh tế Nhật Bản-Việt Nam Sau khi Hiệp định đầu tư Nhật Bản-Việt Nam được ký kết vào tháng 11/2003, Hiệp định đối tác Kinh tế Nhật Bản-Việt Nam cũng được ký kết vào tháng12/ 2008 (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/ 2009). Đây là Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) đầu tiên của Việt Nam và là EPA thứ 11 của Nhật Bản. Từ các cuộc phỏng vấn với cơ quan thuế vụ thuộc Bộ tài chính Việt Nam, có thể thấy rõ rằng mặc dầu trước đây thuế quan chưa thể bắt kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam kể từ khi nước này tham gia vào WTO, các thủ tục xuất nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan đã đang dần được rút ngắn và hiệu quả hơn nhờ vào Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS) –đây là hệ thống được áp dụng nhờ viện trợ của Nhật Bản. Cơ sở hạ tầng kinh tế được cải thiện thông qua nguồn viện trợ ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. 4.2.2 Trao đổi nhân lực Nhật Bản-Việt Nam Trong khi số lượng du học sinh sinh viên từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến học tại Nhật Bản, vốn trước đây chiếm đa số trong tổng số du học sinh tại Nhật Bản, đang giảm dần đều mỗi năm, thì số lượng du học sinh Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. 25 Năm 2006, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là 2.119, xếp vị trí thứ 5 trong số các quốc gia, nhưng con số này đã tăng lên tới 26.439 vào năm 2014 (xếp vị trí thứ 2 trong số các quốc gia). Nhóm nghiên cứu đánh giá đã gặp một số cựu sinh viên tốt nghiệp tại Nhật Bản và hiện đang làm việc tại các tổ chức được khảo sát trong chuyến đi thực tế tại Việt Nam. 4.2.3 Kế hoạch hành động chung Nhật Bản-Việt Nam trên trường quốc tế Về vấn đề an ninh khu vực, Việt Nam đã hiểu và ý thức được rằng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực Đông Á cũng như khu vực Đông Nam Á. Đối với vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản, các quan chức hàng đầu của Việt Nam đã bày tỏ sự chia sẻ và ủng hộ chính phủ Nhật Bản. Thủ tướng Abe đã thông báo tình hình hiện tại trên khu vực Biển Đông, qua đó Nhật Bản bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực do hành động đơn phương bắt đầu đặt dàn khoan của Trung Quốc và đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của luật pháp. Như vậy thì Nhật Bản và Việt Nam có quan điểm chung về vấn đề an ninh khu vực Đông Á cũng như Đông Nam Á- là hai khu vực địa lý của hai quốc gia này. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có thể đi đến kết luận rằng Việt Nam là một đối tác quan trọng để phía Nhật Bản tranh thủ sự ủng hộ đối với các chính sách ngoại giao của mình, và mối quan hệ song phương giữa hai nước đã góp phần củng cố vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế. 4.2.4 Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản-Việt Nam Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam và trong năm này, khoảng 250 sự kiện trao đổi văn hóa đã được tổ chức ở cả Nhật Bản và Việt Nam, làm cho mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng sâu rộng hơn. Theo như trang mạng của Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tại Việt Nam, vào năm 2011, khi trận động đất kinh hoàng ở phía đông Nhật Bản xảy ra, một tổ chức cựu sinh viên dành cho các bạn nguyên là thực tập sinh đã thành lập diễn đàn kêu gọi sự ủng hộ dành cho nhân dân Nhật Bản. Một vị giám đốc của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam trước đây đã từng là thực tập sinh tại Nhật Bản đã kêu gọi quyên góp qua kênh truyền hình và chương trình được phát sóng dưới hình thức là chương trình từ thiện gây quỹ giúp các nạn nhân của thảm họa thiên tai. 4.2.5 Kết luận tác động Ngoại giao Nhật Bản đã và đang viện trợ cho Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực thông qua nhiều mô hình khác nhau bao gồm nguồn vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật, và chương trình viện trợ không hoàn lại dành cho các địa phương. Nguồn viện trợ này đã được tiến hành liên tục và ổn định trong nhiều năm, góp phần thúc đẩy mối 26 quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong tiến trình hội nhập. Kết quả của những mối quan hệ sâu rộng không chỉ về mặt kinh tế mà còn trên lĩnh vực giao lưu văn hóa, con người là chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ quan điểm chung về các vấn đề bán đảo Triều Tiên cũng như Biển Đông. Bên cạnh đó, đây có thể xem là một ví dụ tích cực về ảnh hưởng của quan hệ ngoại giao khi mà Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của mình để Nhật Bản trở thành thành viện thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng góp phần củng cố vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế. Từ những kết luận ở trên, có thể thấy rằng hỗ trợ của Nhật Bản đang góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế cũng như các trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước, và tác động của quan hệ ngoại giao được đánh giá là cao. 27 Chương 5: Khuyến nghị và Các bài học kinh nghiệm 5.1 Khuyến nghị 5.1.1 Sử dụng mô hình viện trợ cho Việt Nam như là một yếu tố tiên phong cho hợp tác quốc tế Nhìn chung, viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã cho thấy một số các đặc điểm sẽ trở thành mô hình ODA của Nhật Bản tại các quốc gia khác. Cụ thể, các đặc điểm này bao gồm (1) chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và kiến thức kèm theo tạo nên bởi phương pháp quản lý theo phong cách Nhật Bản, (2) (không còn là bị động nữa mà) chuyển thành cam kết chủ động điều phối viện trợ, (3) áp dụng nhanh chóng các xu hướng hợp tác quốc tế mới như PPP (Đối tác công-tư), Đối tác chính quyền địa phương, và các chính sách về biến đổi khí hậu (REDD+, vvv.), (4) tiến hành các dự án quan trọng nhằm vào các nút giao thông đóng vai trò là trung tâm cho các hoạt động của người dân như sân bay, cảng biển, v tuyến đường huyết mạch, đi cùng với đó là quan hệ công chúng hiệu quả (nhìn từ quan điểm ngoại giao). Điều này có thể được chia sẻ giữa các cán bộ phụ trách hợp tác kinh tế của Đại Sứ quán Nhật Bản hay các chuyên gia Jica đóng tại các nước đang phát triển như là ví dụ cho việc thực hiện tốt ODA Nhật Bản. Qua đó cho thấy việc chính thức hóa các kiến thức tích lũy đa dạng do Nhật Bản tạo ra sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. 5.1.2 Thúc đẩy viện trợ cho các lĩnh vực xã hội một cách hiệu quả Trong khi ODA Nhật Bản được sử dụng hiệu quả cho cơ sở hạ tầng kinh tế, thì các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Y Tế và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho thấy hoạt động viện trợ của Nhật trong các lĩnh vực xã hội lại nhận được ít sự chú ý hơn. Đặc biệt, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực môi trường và chăm sóc sức khỏe cần được nhấn mạnh hơn. Các vấn đề về môi trường, đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu đang nhận được sự tập trung chú ý của cộng đồng quốc tế. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong Chương trình Hỗ trợ Ứng Phó với Biến đổi Khí hậu ở Việt Nam. Nhật Bản và Pháp đang dẫn đầu trong hoạt động gây quỹ cho Chương trình, và riêng Nhật Bản đóng góp khoảng ½ tổng số vốn quỹ được giải ngân ở lĩnh vực này. Do đó, thực tế Nhật Bản đóng vai trò hàng đầu trong việc giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu tại Việt Nam nên được chú ý và nêu bật hơn nữa. 5.1.3 Nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng các biện pháp chống tiêu cực liên quan tới ODA Cả Việt Nam và Nhật Bản đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa tái diễn các sự cố gian lận và tham nhũng. Những biện pháp này đã được tăng cường sau vụ việc tiêu cực đưa và nhận hối lộ của Dự án xây dựng Đại lộ Đông tây Sài 28 Gòn và đưa hối lộ ở Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Để có thể loại bỏ hoàn toàn các hành vi gian lận và tham nhũng giữa các công ty Nhật Bản và chính phủ Việt Nam, chính phủ Nhật Bản cần phải triệt để triển khai “các giải pháp cải thiện”, “các biện pháp ngăn ngừa tái diễn” và luôn luôn chú ý duy trì cảnh báo giữa các bên liên quan. 5.2 Bài học kinh nghiệm Dưới đây là một vài điểm kết luận cuối cùng sẽ rất hữu ích cho tiến trình thực hiện các dự án ODA tương lai tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được các nước trên thế giới đánh giá cao. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được cho là bao gồm hai mặt: một mặt là mở rộng thị trường do thu nhập gia tăng (bên cầu) và mặt kia là tăng năng suất sản xuất (bên cung). Mặt mở rộng thị trường đã thu hút rất nhiều nhà tài trợ vào Việt Nam. Ngoài các nhà tài trợ là các quốc gia lân cận đang nổi trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á cũng được dự đoán sẽ gia nhập lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong tương lai gần (AIIB). Đối với mặt thứ hai là nâng cao năng suất sản xuất, có thể thấy rõ qua việc các công ty Việt Nam ngày càng thể hiện ý định tham gia vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Vì Nhật Bản đã tuyên bố rõ ràng sự quan tâm và lợi ích của quốc gia này đối với “Hiến chương Hợp tác phát triển” (02/ 2015), khảo sát thực tế của bản nghiên cứu đánh giá này giải thích rõ rằng chính phủ Việt Nam (cụ thể là Bộ Giao thông vận tải) cũng xem việc các công ty Việt Nam tham gia vào các dự án ODA Nhật Bản như là hiện thực hóa một phần lợi ích và sự quan tâm của quốc gia này. Xét viện trợ ODA Nhật Bản một cách tổng thể bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng thì Nhật Bản đã thúc đẩy viện trợ theo hướng tập trung vào nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp cho các bên tham gia vào các dự án ODA. Điều này đã được nêu rõ trong “Đối tác phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao” do thủ tướng Abe công bố vào 05/2015. Đây là một hướng đi rất quan trọng cho Nhật Bản trong thời gian tới khi Nhật Bản tham gia vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam dựa trên những đặc trưng của ODA Nhật Bản như tính chuyên nghiệp cao và chất lượng cao. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cần phải ý thức được rằng cả chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm tới hạn chế chi phí trong tất cả các dự án, và rằng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, ví dụ như các nước tài trợ khác hay các công ty của Việt Nam. Để có thể vận hành trơn tru và tiến hành có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian tới, phía Nhật Bản phải thấy rõ được tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc nâng cao ý thức được “chia sẻ lợi ích quốc gia” với các nước khác cũng như là ý thức về hạn chế phí tổn. Đây chính là những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý mà nhóm nghiên cứu đánh giá đã đúc rút được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ho_tro_quoc_gia_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan