Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

tốt. Hầu hết bệnh nhân cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng gắng sức, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cần theo dõi bệnh nhân lâu hơn và nhiều hơn. Biến chứng của cấy MTTVV - Biến chứng nặng có 1 bệnh nhân bị sút điện cực vít sau 3 ngày cấy máy và được cấy lại tốt. Theo y văn tỷ lệ này khoảng 2%. Theo tác giả Eltrafi của Anh tỷ lệ này chiếm 3%, tác giả Mugica có 2.8%(5,11). - Biến chứng nhẹ gồm một bệnh nhân bị hội chứng máy tạo nhịp sau 2 tháng cấy máy và điều chỉnh nhịp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn không cần phải nâng cấp máy lên 2 buồng. Một bệnh nhân bị nhiễm trùng da vết mổ sau 3 tháng cấy máy được cắt lọc, rửa vết thương và kết hợp kháng sinh tĩnh mạch sau 1 tuần bệnh nhân ổn định không cần cấy máy lại. Theo tác giả Sohail thì biến chứng nhiễm trùng rất nặng (nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng túi máy) chiếm 0-19%, đa số cần phải đổi vị trí máy. Biến chứng viêm nội tâm mạc làm tỷ lệ tử vong tăng 31-66%. Tỷ lệ tử vong giảm 16% nếu thay đổi vị trí túi máy nhiễm trùng. Trong 52 trường hợp của chúng tôi thì chưa có trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng nặng(16). Trong thời gian triển khai kỹ thuật này tại bệnh viện chúng tôi không có trường hợp nào tử vong.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 130 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG Huỳnh Trung Cang**, Phạm Minh Thạnh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang từ 03/2009 đến 12/2010. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả. Tất cả bệnh nhân đã cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang từ 03/2009 đến 12/2010. Kết quả: Có 52 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, tuổi từ 13-88 (trung bình 63.4) tuổi. Thời gian theo dõi 2- 20 tháng. Phần lớn bệnh nhân nhập viện có triệu chứng, bao gồm ngất chiếm 71%, mệt khó thở 27% và chóng mặt 2%. Đa số bệnh nhân có chỉ định cấy máy là block nhĩ thất độ 2, 3 chiếm 60%, suy nút xoang 38% và nhịp nhanh thất 2%. Cấy máy vùng dưới đòn trái chiếm 56%, bộc lộ tĩnh mạch đầu chiếm 52%. Phần lớn bệnh nhân cấy máy một buồng VVI(R) chiếm 84%, VDD 6%, DDD (R) 8% và 1 bệnh nhân cấy ICD. Tỷ lệ thành công kỹ thuật 98%, thành công lâm sàng 95%. Tỷ lệ biến chứng sút dây điện cực 2%, nhiễm trùng túi máy muộn 2% và hội chứng máy tạo nhịp 2%. Kết luận: Có 52 trường hợp cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang với tỷ lệ thành công cao và có tỷ lệ biến chứng chấp nhận được. Qua đó cho thấy bước đầu triển khai kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang thành công. Từ khóa: máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, máy phá rung: ICD. ABSTRACT STATUS OF PERMANENT PACEMAKER IMPLANT PROGRAM AT KIEN GIANG PROVINCIAL GENERAL HOSPITAL Huynh Trung Cang, Pham Minh Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 130 - 135 Objectives: Application of endoscopic surgery to remove tumors of the nose and paranasal sinuses invading the anterior skull base. Materials and Methods: Case series study. To investigate clinical symptoms, histology and describe the techniques of endoscopic surgery to remove the anterior skull base tumors. Results: From Sep, 2009 until Feb, 2011; 9 patients were examined and performed endoscopic surgery to remove tumors of the anterior skull base at ENT Department of Cho Ray Hospital. Using endoscopic surgery, totally removal of anterior skull base tumors was performed successfully. Conclusion: The endoscopic surgery removal of tumors of the nose and paranasal sinuses invading anterior skull base is a minimal invasive technique, which has clear visualization. In some circumstances, this technique can preserve the functions of the nose and paranasal sinuses. Keywords: anterior skull base, nose neoplasms. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm, có khoảng 900.000 bệnh nhân * Khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Trung Cang, ĐT: 0913115709. email: bshuynhtrungcang@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 131 trên toàn thế giới được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn (MTNTVV), tính riêng tại Mỹ có khoảng 100.000 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn và khoảng 400.000 bệnh nhân cấy máy phá rung (Implantable Cardioverter Defibrillator: ICD). MTNTVV đến nay là một phương pháp điều trị chính cho rối loạn chức năng nút xoang, bệnh lý đường dẫn truyền nhĩ thất và cả các trường hợp nhịp nhanh. Nhiều nghiên cứu đến nay cho thấy cấy MTNTVV làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và cải thiện tỷ lệ sống còn(7,12). Tại Việt Nam, MTNTVV được thực hiện đầu tiên tại Hà Nội vào thập niên 80, đến nay kỹ thuật này được thực hiện nhiều nơi thành phố Hồ Chí Minh và miền Trung. Kỹ thuật này lần đầu tiên triển khai tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang (BVĐKTKG). Vì trong thời gian đầu triển khai kỹ thuật và đây là kỹ thuật xâm lấn nên chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả trong 20 tháng triển khai kỹ thuật này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả và an toàn của kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang từ tháng 03/2009 đến 12/2010. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Xác định tỷ lệ thành công của kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Xác định tỷ lệ các biến chứng của kỹ thuật. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Lịch sử cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn Cuối năm 1700, những thầy thuốc đã nghĩ rằng dòng điện có thể được sử dụng để kích thích tim. Năm 1882, Von Ziemssen đã sử dụng dòng điện để kích thích trực tiếp lên tim của một phụ nữ đã mở thành ngực trước sau khi cắt bỏ khối u ở ngực. Năm 1952, Zoll đã sử dụng dòng điện qua thành ngực để tạo nhịp tim, và vào năm 1958 cấy máy tạo nhịp tim lần đầu tiên được thực hiện bởi Ake Senning và Rune Elmquist. Cùng thời gian, Furman và Robinson đã chứng minh rằng tạo nhịp tim qua tĩnh mạch có khả thi. Vào cuối năm 1960, Mirowski và cộng sự đã tiên phong trong khái niệm về cấy dụng cụ có thể phá rung trong buồng tim. Hơn 50 năm sau, dụng cụ tim được cấy đầu tiên để điều trị nhịp chậm, nhịp nhanh thất và đã mở ra như là một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân bị suy tim. Đến nay ước tính có khoảng hơn 400.000 máy tạo nhịp và máy phá rung được cấy hàng năm tại Hoa Kỳ(6). Mã hiệu máy tạo nhịp - Theo Nhóm Điện Sinh Lý và Hội Tạo Thịp và Điện Sinh Lý Bắc Mỹ/Anh năm 1987 (North American Society of Pacing and Electrophysiology/Bristish Pacing and Electrophysiology Group: NASPE/BPEG Bảng 1.1: Mã hóa máy tạo nhịp(13) Buồng tạo nhịp Buồng nhận cảm Đáp ứng nhận cảm Đáp ứng nhịp Tạo nhịp đa vị trí O = không O= không O = không O =không O = không A = nhĩ A= nhĩ I = ức chế P= đơn giản A = nhĩ V = thất V= thất T = kích thích V = thất D = 2 buồng (nhĩ+thất) D= 2 buồng (nhĩ + thất) D = 2 buồng (cả 2 ức chế và kích thích) R= thay đổi nhịp D = 2 buồng (nhĩ+thất) Chọn lựa phương thức tạo nhịp Bảng 1.2: Chọn lựa phương thức tạo nhịp chung(13) Mode Thuận lợi Bất lợi Ứng dụng lâm sàng AAI (I) Một điện cực Nhịp thất chậm nếu block nhĩ thất xảy ra Rối loạn chức năng nút xoang, không có rối loạn nút nhĩ thất VVI (R) Một điện cực Không đồng bộ nhĩ thất Block nhĩ thất trên bệnh nhân rung nhĩ. DDD (R) Đồng bộ nhĩ thất. Phức tạp. 2 dây điện cực. Nhịp chậm do bệnh nút xoang hay bệnh nút nhĩ thất. VDD (R) Một điện cực đặc biệt. Đồng bộ nhĩ thất. Đồng bộ nhĩ thất mất nếu suy nút xoang. Nhịp chậm do bệnh nút nhĩ thất. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 132 Mode Thuận lợi Bất lợi Ứng dụng lâm sàng DDI (R) Đồng bộ nhĩ thất. Tạo nhịp nhĩ. Đồng bộ nhĩ thất bị không duy trì trong thời gian nhận cảm nhĩ. Nhịp chậm xoang và nhận cảm không liên tục rối loạn nhịp nhĩ. Biến chứng của cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn Biến chứng sớm - Đường vào tĩnh mạch: Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, thuyên tắc khí, thủng tĩnh mạch trung tâm, vô ý vào động mạch. - Vị trí dây điện cực: Rối loạn nhịp tim, thủng tim hay tĩnh mạch, tổn thương van tim. - Vị trí máy: Máu tụ túi máy, kết nối máy tạo nhịp với điện cực không đủ hay không đúng. Biến chứng muộn - Liên quan dây điện cực: Huyết khối, tắc tĩnh mạch chủ trên, sút dây điện cực, nhiễm trùng, hư dây điện cực, thủng tim, viêm màng ngoài tim. - Liên quan đến máy tạo nhịp: Đau, sự ăn mòn, nhiễm trùng, máy di chuyển, tổn thương do tia X. Hỏng máy tạo nhịp - Máy không dẫn – ngưỡng cao, dây điện cực bị lệch vị trí, gẫy lõi dây điện cực. - Tạo nhịp thất bại – nhận cảm thấp, sự ngắt dòng điện, hết pin. - Nhận cảm thất bại – nhận cảm thấp, nhận cảm quá cao. Hội chứng máy tạo nhịp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại khoa tim mạch bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2010. Phương pháp nghiên cứu Mô tả, Tiền cứu. Tất cả bệnh nhân được cấy MTNTVV tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang từ 03/2009 đến 12/2010. Thu thập số liệu Nhóm cấy máy có 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng, thực hiện cấy máy trong phòng mổ có máy C- Arm. Tất cả bệnh nhân nhập viện có chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn đều được chích kháng sinh phòng ngừa trước 60 phút đến 48 giờ sau cấy máy (Cefuroxim 0.75g ×3). Tất cả bệnh nhân được theo dõi đến khi xuất viện sau 7 ngày sau cấy máy và tái khám mỗi tháng. Xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Stata 10.0. - Các phép kiểm định thống kê được dùng là: Biến số định lượng được tính giá trị trung bình. Biến số định tính được tính theo tỷ lệ. Định nghĩa các biến số - Thành công về kỹ thuật: khi cấy được máy thành công mà không có biến chứng của kỹ thuật, tính bằng phần trăm. - Thành công về lâm sàng: khi thực hiện kỹ thuật thành công và bệnh nhân hết triệu chứng, tính tỷ lệ phần trăm. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Qua 52 trường hợp cấy MTNTVV tại BV ĐKTKG có tuổi trung bình 63.4 tuổi với tuổi lớn nhất 88 tuổi và tuổi nhỏ nhất 13 tuổi. Bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 69%. Nữ chiếm nhiều hơn nam với 58% (30), nam chiếm 42% (22). Phân suất tống máu thất trái trung bình 66,5 ± 9,6%. Tần số thất của bệnh nhân trước cấy máy trung bình 40,2 ± 7,6 nhịp/phút Bệnh cảnh của bệnh nhân cấy MTNTVV Lý do nhập viện Bệnh nhân nhập viện chủ yếu vì ngất 71%, tiếp theo là mệt, khó thở 27% và chóng mặt 2%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 133 Bảng 1: phân bố lý do nhập viện. Triệu chứng nhập viện Phân bố Tỷ lệ phần trăm Ngất 37 71% Mệt, khó thở 14 27% Chóng mặt 1 2% - Bệnh nhân ngất cần đặt máy tạo nhịp tim tạm thời trước chiếm 19.6% (10). Chỉ định cấy máy Chỉ định cho cấy MTNTVV chủ yếu vẫn là block dẫn truyền nhĩ thất độ 2, độ 3, kế đến là suy nút xoang. Bảng 2: Phân bố chỉ định cấy MTNTVV Chỉ định cấy máy Phân bố Tỷ lệ phần trăm Block nhĩ thất 31 60% Suy nút xoang 20 38% Nhanh thất 1 2% Kỹ thuật cấy MTNTVV Vị trí cấy MTNTVV - Vị trí cấy MTNTVV 44% (23) là dưới đòn phải, 56% (29) dưới đòn trái, bộc lộ tĩnh mạch chiếm 52% (27), đâm kim tĩnh mạch dưới đòn chiếm 48% (25). - Vị trí điện cực trong buồng thất phải: mỏm tim chiếm 71%, vách liên thất chiếm 25%, buồng tống thất phải chiếm 4%. Bảng 3: Vị trí kích thích trong buồng tim phải: Vị trí kích thích Phân bố Tỷ lệ phần trăm Mỏm tim 37 71% Vách liên thất 13 25% Buồng tống thất phải 2 4% Các thông số MTNTVV Ngưỡng kích thích thất trung bình = 0,57 ± 0,19 V (0,3 V – 1,2 V). - Biên độ sóng R trung bình = 8,9 ± 4,3 mV (4 mV - 22 mV). - Trởi kháng trung bình thất = 854,5 ± 253 Ω (400 - 1500 Ω). - Ngưỡng kích thích nhĩ trung bình = 0,9±0,5 (0,4 V – 1,4 V). - Biên độ sóng P trung bình = 2,2±0,7 (1,6 – 3,3mV). - Trở kháng nhĩ trung bình = 798,5±194,1 Ω (610 - 1020Ω). Bệnh nhân lệ thuộc máy tạo nhịp trong quá trình test dây điện cực 44% (23). Thời gian cấy MTNTVV trung bình 66,8 ± 25,5 phút. Phương thức tạo nhịp Hầu hết là máy VVI (R) Bảng 4: Phân bố phương thức tạo nhịp tim vĩnh viễn Phương thức tạo nhịp Phân bố Tỷ lệ phần trăm VVI (R) 44 84% VDD 3 6% DDD(R) 4 8% ICD 1 2% Kết quả thành công Thành công kỹ thuật 98% (51/52). Thành công lâm sàng 95% (49/52). Biến chứng của thủ thuật Biến chứng Phân bố Tỷ lệ phần trăm Sút dây điện cực 1 2% Nhiễm trùng muộn 1 2% Hội chứng máy tạo nhịp 1 2% Tỷ lệ biến chứng sớm (sau 3 ngày cấy máy) của thủ thuật gồm sút dây điện cực 1 trường hợp (2%), 1 trường nhiễm trùng vết thương muộn sau 3 tháng cấy máy (2%) và 1 trường hợp bị hội chứng máy tạo nhịp (2%). BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Phần lớn bệnh nhân lớn tuổi có tuổi trung bình 63,4 tuổi tương tự với các nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Nguyên của bệnh viện Thống Nhất và tác giả Aggawal, Eltrafi và Mugica của Anh(1,2,5,11). Phần lớn bệnh nhân bị bệnh mạn tính, chỉ có một lượng nhỏ bệnh nhân lần đầu bị ngất hay có tần số thất rất thấp gây rối loạn huyết động cần đặt máy tạo nhịp tạm thời chiếm 19,6%, tương tự với nghiên cứu của tác giả Aggarwal có 22,9%(2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 134 Bệnh cảnh cấy MTNTVV 71% bệnh nhân nhập viện vì ngất. Theo tác giả Ioannis của Hy Lạp thì ngất 35,8%, chóng mặt 51,4%, khó thở 5% và triệu chứng không rõ ràng 7,8%(9). Do chúng tôi chưa có máy Holter ECG để theo dõi bệnh nhân ngất, chóng mặt hay có triện chứng không rõ ràng. 60% bệnh nhân chỉ định cấy máy là block nhĩ thất độ 3 tương tự tác giả Eltrafi của Anh(5). Vị trí cấy máy Vị trí cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn chiếm 44% vùng hạ đòn phải, 56% vị trí hạ đòn trái, 52% trường hợp bọc lộ tĩnh mạch đầu, 48% đâm kim vào tĩnh mạch dưới đòn phải. Việc chọn vị trí cấy máy tùy thuộc vào bệnh nhân thuận tay nào để hạn chế sự rung động MTNTVV hay các bệnh lý đi kèm với vị trí cấy máy. Việc đâm kim tĩnh mạch dưới đòn thường nhanh hơn bộc lộ tĩnh mạch đầu nhưng gây biến chứng nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết là bộc lộ tĩnh mạch đầu, khi thất bại chúng tôi chuyển sang chọc kim tĩnh mạch dưới đòn và dùng sheath. Kỹ thuật MTNTVV - Các thông số test dây điện cực trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác như Charles J. Love, Fred M. Kusumoto, Peter H và Anatonis của Hy Lạp(3,4,14). Chủ yếu trong thời gian đầu triển khai của chúng tôi là cấy máy 1 buồng thất trong đó 84% là máy VVI (R), 6% máy VDD, 8% máy DDD(R) và 1 máy ICD. Có 44% bệnh nhân lệ thuộc máy trong lúc test dây điện cực. Hiện nay hầu hết các tổ chức nhịp học đều khuyến cáo sử dụng máy 2 buồng cho bệnh nhân suy nút xoang, block nhĩ thất để tái đồng bộ nhĩ thất và phù hợp sinh lý hơn 1 buồng thất. Nghiên cứu Pacemarker Selection in Elderly (PACE) trial trên bệnh nhân >65 tuổi, Canadian Trial Physiologic Pacing (CTOPP), Mode Selection Trial In sinus Node Dysfunction (MOST) so sánh tạo nhịp phương thức VVI(R), DDD sau 3 năm theo dõi cho thấy tạo nhịp 2 buồng cải thiện chất lượng cuộc sống, ít rung nhĩ, ít suy tim sung huyết nhưng khác nhau không có ý nghĩa về tử vong và TBMMN không tử vong(10,15). Theo báo cáo của tác giả H Ector thì việc chọn phương thức máy cho bệnh nhân chưa tuân thủ khuyến cáo một cách chặc chẻ do phụ thuộc vào chính sách y tế của mỗi quốc gia(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết bệnh nhân được cấy MTNTVV 1 buồng thất vì phần lớn liên quan đến chi phí điều trị. Nhiều nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng tạo nhịp ở vách liên thất và buồng tống thất phải cho bảo tồn chức năng thất trái hơn vị trí các vị trí khác. Nhưng theo khuyến cáo của hội tim mạch Châu Âu 2007 cho rằng còn quá sớm để đưa ra khuyến cáo cho vị trí điện cực tối ưu trong buồng thất phải. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì hầu hết bệnh nhân được cấy dây tại mỏm tim phải (71%) kế đến là vách liên thất(17). Thời gian cấy máy trung bình 66,8 ± 25,5 phút, thời gian nằm viện sau cấy máy là 7 ± 1 ngày. Thời gian nằm viện đến khi vết thương được cắt chỉ khâu da để đảm bảo vết thương lành tốt, đồng thời theo dõi biến chứng sớm và xử trí kịp thời. Kết quả của kỹ thuật cấy MTNTVV - Tỷ lệ thành công thủ thuật 98%, theo tác giả Antonis của Hy Lạp có tỷ lệ thành công 93%. - Tỷ lệ thành công lâm sàng 95%. - Qua 52 bệnh nhân cấy MTNTVV, máy dẫn tốt. Hầu hết bệnh nhân cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng gắng sức, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cần theo dõi bệnh nhân lâu hơn và nhiều hơn. Biến chứng của cấy MTTVV - Biến chứng nặng có 1 bệnh nhân bị sút điện cực vít sau 3 ngày cấy máy và được cấy lại tốt. Theo y văn tỷ lệ này khoảng 2%. Theo tác giả Eltrafi của Anh tỷ lệ này chiếm 3%, tác giả Mugica có 2.8%(5,11). - Biến chứng nhẹ gồm một bệnh nhân bị hội chứng máy tạo nhịp sau 2 tháng cấy máy và điều chỉnh nhịp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn không cần phải nâng cấp máy lên 2 buồng. Một Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 135 bệnh nhân bị nhiễm trùng da vết mổ sau 3 tháng cấy máy được cắt lọc, rửa vết thương và kết hợp kháng sinh tĩnh mạch sau 1 tuần bệnh nhân ổn định không cần cấy máy lại. Theo tác giả Sohail thì biến chứng nhiễm trùng rất nặng (nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng túi máy) chiếm 0-19%, đa số cần phải đổi vị trí máy. Biến chứng viêm nội tâm mạc làm tỷ lệ tử vong tăng 31-66%. Tỷ lệ tử vong giảm 16% nếu thay đổi vị trí túi máy nhiễm trùng. Trong 52 trường hợp của chúng tôi thì chưa có trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng nặng(16). Trong thời gian triển khai kỹ thuật này tại bệnh viện chúng tôi không có trường hợp nào tử vong. KẾT LUẬN Qua 52 trường hợp đặt MTNTVV tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang có 87% VVI, 5% VVIR, 7% VDD, 1 máy ICD cho thấy tỷ lệ thành công cao 98%, tỷ lệ biến chứng rất thấp 2% và ít nguy hiểm. Qua đó cho thấy bước đầu triển khai kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang thành công. Sự thành công này góp phần làm giảm tỷ lệ đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, tiết kiệm thời gian và chi phí bệnh nhân đi từ tuyến tỉnh lên tuyến trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aggarwal, R. K., Connelly, D. T., Ray, S. G., Ball, J. & Charles, RG. (1995). "Early complications of permanent pacemaker implantation: no difference between dual and single chamber systems". Br Heart J, 73(6), 571-575. 2. Belott. PH. (2008). "Implant Technique". Cardiac Pacing for clinician Second Edition, Fred M. KUsumoto, 116-255. 3. Ector H & Rickards AF. (2001). "The world survey of cardiac pacing and implantable cardioverter defibrillatiors: celenda year 1997 ". Europe PACE, 24:863-868. 4. Eltrafi A., Currie P. & Silas JH. (2000). "Permanent pacemaker insertion in a district general hospital: indications, patient characteristics, and complications". Postgrad Med J, 76(896), 337-339. 5. Gregoratos G (2005). "Indications and recommendations for Pacemaker Therapy". Am Fam Physician, 71: 1573 - 1570. 6. Kusumoto FM.. (2008). "Preface". Cardiac Pacing for the Clinician. second edition, Fred M. Kusumoto. 7. Lamas GA & Lee KL. (2002). "Ventricular Pacing or Dual - chamber pacing for sinus Node dysfunction Trial (MOST)". N Engl J Med, 346:1854-1682. 8. Love CJ (2006). "complications of pacemarker". Cardiac Pacemakersand Defibrillators; Second Edition 96-97. 9. Mahoney TH. & Tchou P. (2009). "cardiac pacing". Manual of Cardiovascular medicine, Third edition, Eric J.Topol, 700-725 10. Manolis AS, Simeonidou E, Sousani E, Chiladakis J. (2004). "Alternate Sites of Permanent Cardiac Pacing: A Randomized Study of Novel Technology". Hellenic J Cardiol 45: 145-149. 11. Mugica J, Ritter P, Lazarus B & et al. (1993). "Evaluation of early complications after ventricular single chamber pacemaker implants in a specialist centre: 9483 patients over 24 years. " Eur J Cardiac Pacing Electrophysiol, 3:21–26. 12. Skanes AC & al, e. (2001). "Progresstion to chronic atrial fibrillation after pacing: the Canadian Trial pf Physiologic Pacing.CTOPP Imvestigator." J AM Coll cardiol, 38:167-172. 13. Sohail MR & Uslan DZ. (2007). "management and outcome of permanent pacemaker and implantable cardioverter- defibrillator infections ". J Am Coll Cardiol, 49:1851-1859. 14. Styliadis IH., Mantziari AP. & Gouzoumas NI.. (2008). "Indications for Permanent Pacing and Pacing Mode Prescription from 1989 to 2006. Experience of a Single Academic Centre in Northern Greece." Hellenic J Cardiol 49: 155-162. 15. Trần Thị Kim Nguyên & Trần Phương Thảo. (2004). "Bước đầu đánh giá khả năng sống còn của bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh Viện Thống Nhất từ 01/1995 đến 12/2004". 16. Vadas PE, Auricchio A et al.. (2007). "Guidelines for cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy". European Heart Journal 28, 2256-2295. 17. Wang PJ, Al-Ahmad A, Hsia HH, Zei PC. (2008). "Modes of Pacemaker Function". Cardiac Pacing for clinician, Second Editor, Fred M. Kusumoto, Nora F. Goldschlager Editors 73- 104..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_cay_may_tao_nhip_tim_vinh_vien_tai_benh_vie.pdf
Tài liệu liên quan