Nguyên tắc chọn thận ở người cho sống là để
lại thận chức năng tốt hơn, hoàn hảo hơn cho
người hiến thận, số lượng mạch máu hay bất
thường mạch máu có ảnh hưởng nhưng không
phải yêu tố quyết định.
Hiện nay trên thế giới, người ta ưa chuộng
lấy thận trái mà không quan tâm chức năng thận
nào tốt hơn, vì tĩnh mạch thận phải quá ngắn
gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong cắt và
ghép thận. Điều này thể hiện qua nhiều nghiên
cứu như nghiên cứu của Leventhal JR(7), cắt thận
1200 TH, trong đó thận trái đến 1130 TH
(94,17%), hay như Hsu JW(5) cắt thận trên 27942
TH, chủ yếu vẫn là thận trái 25387 TH (91%).
Sau mổ lấy thận, người cho thận phải được
theo dõi tình trạng sức khỏe liên lục, đảm bảo
chức năng thận còn lại đủ để duy trì sức khỏe
bình thường cho người hiến tặng. Theo nghiên
cứu nhận thấy trị số huyết áp sau mổ thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Trong khi
đó, nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
đều cho thấy trị số huyết áp thay đổi có ý nghĩa
thống kê(1,4,8,14). Như vậy, dù NC chúng tôi chỉ
thực hiện trên 30 TH, nhưng cũng phần nào cho
thấy lựa chọn thận tốt hơn để lại cho người hiến
hạn chế biến chứng tăng huyết áp sau lấy thận.
Creatinine HT trung bình lúc xuất viện và
sau 3 tháng theo dõi đều trong giới hạn bình
thường. ĐLCT tính theo công thức ước đoán
trong nghiên cứu này cũng như trong một số
nghiên cứu trên thế giới đều đưa đến kết quả
chung: chức năng thận sau lấy thận ở người cho
giảm có ý nghĩa thống kê(4,9,11), nhưng lại đang có
chiều hường tăng dần. 2/27 TH được làm
microalbumin niệu có kết quả dương tính, cần
phải được đánh giá lại bằng các phương pháp
chính xác và tiếp tục theo dõi thường xuyên hơn.
Chọn thận tốt hơn giữ lại cho người hiến
thận không có nghĩa là thận lấy không đảm bảo
được chức năng sau ghép. Kết quả theo dõi
người nhận thận cho thấy thời gian chức năng
thận trở về giới hạn bình thường nhanh, đa phần
trong 2-3 ngày sau mổ. Có 3 TH thải ghép cấp
nhưng chức năng thận lúc xuất viện cũng trở về
giới hạn bình thường. Creatinine HT sau 3 tháng
theo dõi không tăng lên lại mà dao động trong
khoảng bình thường.
Như vậy, với nguyên tắc lựa chọn thận tốt
để lại cho người hiến thận thì chức năng thận
sau ghép ở người nhận vẫn được đảm bảo.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả chọn bên lấy thận ghép theo quan điểm giữ lại thận tốt hơn cho người hiến tặng theo xạ ký thận đồng vị phóng xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 48
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỌN BÊN LẤY THẬN GHÉP
THEO QUAN ĐIỂM GIỮ LẠI THẬN TỐT HƠN
CHO NGƯỜI HIẾN TẶNG THEO XẠ KÝ THẬN ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ
Võ Đình Bão*, Trần Ngọc Sinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận đang ngày càng phát triển. Tại Viêt
Nam cho đến nay, hầu như nguồn hiến thận chủ yếu từ người cho sống. Trong báo cáo này, chúng tôi
muốn đánh giá vai trò của xạ ký thận đồng vị phóng xạ trong đánh giá chức năng thận và chọn bên thận
cắt để ghép theo quan điểm giữ lại thận tốt hơn cho người hiến, cũng như đánh giá chức năng thận sau
cắt thận trên người cho thận và chức năng thận sau ghép thận trên người nhận thận.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp không đối chứng. Người cho thận là người
có cùng huyết thống với người nhận thận, hoặc chứng minh được động cơ cho là nhân đạo, không buôn
bán thận. Tiêu chuẩn y học phải phù hợp với tiêu chuẩn cho – nhận thận của Bộ y tế (thông qua Hội
Đồng Ghép Thận bệnh viện Chợ Rẫy). Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013. Tiêu
chuẩn chọn bên thận lấy để ghép: chọn thận trái nếu 2 thận có chức năng (qua xạ ký thận đồng vị phóng
xạ) bằng nhau; bên thận được chọn là thận bình thường nhưng có chức năng kém hơn so với thận còn
lại; thận có bệnh lý lành tính kèm theo (sỏi nhỏ, nang).
Kết quả: Đánh giá vị trí lấy thận 30 trường hợp (TH), thận trái 19/30 TH (63,3%), thận phải
11/30 TH (36,7%). Chức năng thận còn lại của người cho sau hiến thận: Creatinine – huyết thanh
trung bình sau mổ 1,05 ± 0,16 mg/dL và sau 3 tháng theo dõi 1,04 ± 0,16 mg/dL. Chức năng thận ghép
hoạt động tốt sau ghép: Creatinine – huyết thanh trung bình của người nhận thận lúc xuất viện 1,24 ±
0,23 mg/dL và sau 3 tháng theo dõi 1,3 ± 0,24 mg/dL, thời gian chức năng thận ghép trở về giá trị bình
thường 6,55 ± 7,57 ngày.
Kết luận: Chọn thận chủ yếu dựa vào đánh giá chức năng từng thận qua xạ ký thận đồng vị phóng
xạ là chính, không phụ thuộc thận phải hay trái, không phụ thuộc bất thường mạch máu, từ đó để lại
thận tốt hơn cho người hiến tặng. Đây là một việc làm không chỉ phục vụ cho y học mà còn mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Với tiêu chuẩn lựa chọn đó chức năng thận sau mổ ở cả người cho và người
nhận vẫn hoạt động tốt.
Từ khóa: Người cho sống, xạ ký thận đồng vị phóng xạ, bên lấy thận
ABSTRACT
EVALUATION OF THE RESULTS OBTAINED FROM NEPHRECTOMY’S SIDE SELECTION FOR THE
PURPOSE OF REMAINING THE BEST FUNCTION KIDNEY FOR LIVING DONORS
BY RENAL SCINTIGRAPHY
Vo Dinh Bao, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 48 - 53
Objective: Renal transplantation is the process of replacing failure kidney by the healthy ones. In
* Khoa Y ĐHYD TPHCM ** Bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y ĐHYD
Tác giả liên lạc: BS.Võ Đình Bão ĐT: 0982955557 Email: vodinhbaoyds@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 49
Vietnam, the source of kidney is mainly from living donors. This report will evaluate the role of renal
scintigraphy in function kidney’s estimation and nephrectomy’s side chosen to remain better function
kidney for living donors, as well as evaluate the function kidney of living donors and recipients after
operating.
Methods: The methods used are case series repor. Researching time is from 2012 to 2013. The living
donors who were related with recipients, or demonstrate the humanitarian motive and non paid kidney.
Donors chosen by the Renal Transplantation Council of Cho Ray Hospital.The standards for choosin
side of kidney to remove: choosing the left kidney in case of both kidneys are working equally (by renal
scintigraphy), choosing weaker kidney if two kidneys have variance in function, choosing unhealthy
kidney compare to another.
Results: With in 30 cases researched, 19/30 cases choose left kidney (63.3%), 11/30 cases choose
right kidney (36.7%). The remaining kidney functioned well with the average of serum creatinine after
operation were 1.05 ± 0.16 mg/dL and after 3 month inspected 1.04 ± 0.16 mg/dL. The graft were
functioned good with the average of serum creatinine were 1.24 ± 0.23 mg/dL and 1.3 ± 0.24 mg/dL. The
function of the grafts recovers in 6.55 ± 7.57 days.
Conclusion: Kidney selection is mainly based on estimation of each kidney through renal
scintigraphy, not depended on kidney’s position or vessels kidney, in other to remain the healthiest for
living donors. With the methods, the kidney function is still healthy for both living donors and
recipients.
Keyword: Living donor, Renal scintigraphy, Nephrectomy’s side
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối ngày càng tăng như hiện nay, cụ thể
tại Mỹ, năm 2010 có 594.374 bệnh nhân(13). Và tại
Việt Nam, năm 2009, có 72000 bệnh nhân. Dẫn
đến hệ quả nhu cầu ghép thận ngày càng tăng
lên nhanh chóng. Thế nhưng nguồn thận từ
người cho chết não vẫn rất hạn chế và đưa đến
giải pháp lấy thận từ người cho sống làm nguồn
thay thế.
Sau hiến thận, người cho sống có nguy cơ
suy thận(6). Muốn điều này không xảy ra, đánh
giá chức năng từng thận qua xạ ký thận đồng vị
phóng xạ là cần thiết trước khi tiến hành ghép
thận, từ đó hỗ trợ tích cực trong chọn lựa thận
ghép từ người cho sống, là phương thức điều trị
đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào
chức năng từng thận ghi nhận qua xạ ký thận để
chọn vị trí lấy thận ở người cho sống theo quan
điểm giữ lại thận tốt hơn cho người hiến tặng và
theo dõi chức năng thận người cho theo tiêu chí
lựa chọn đó.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá 30 trường hợp (TH) người cho thận
từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013, tại Khoa tiết
niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người cho thận có cùng huyết thống với
người nhận, hoặc chứng minh động cơ cho là
nhân đạo, không buôn bán thận và thông qua
Hội Đồng Ghép Thận bệnh viện Chợ Rẫy.
Chọn bên thận lấy để ghép, ưu tiên để lại
thận tốt hơn cho người hiến thận: chọn thận trái
nếu 2 thận có chức năng bình thường tương
đương nhau; chọn thận chức năng bình thường
nhưng kém hơn thận còn lại; chọn thận chức
năng bình thường nhưng có bệnh lý lành tính
kèm theo (sỏi nhỏ, nang).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 50
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt trường hợp không đối
chứng.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá chức năng thận người cho và
người nhận thận tại các thời điểm trước mổ, lúc
xuất viện, 1 tháng và 3 tháng sau mổ, cụ thể là:
Đo chiều cao, cân nặng người cho và nhận
thận.
Lấy nước tiểu 24 giờ đúng cách và tính độ
thanh lọc (ĐTL) creatinine 24 giờ có hiệu chỉnh
theo diện tích da (ml/phút/1,73m2 da) theo công
thức:
Xét nghiệm máu: lấy máu vào thời điểm đem
nước tiểu 24 giờ đến phòng xét nghiệm. Lấy 3ml
máu tĩnh mạch, dùng máu đông để định lượng
creatinine huyết thanh (HT), thực hiện trên máy
Mindray BS-800M, với thuốc thử Biolabo.
Tính độ lọc cầu thận (ĐLCT) theo các công
thức ước đoán Cockcroft-Gault, CKD–EPI
(Chronic Kidney Disease Epidemiology
Collaboration). MDRD (Modification of Diet in
Renal Disease Study).
Công thức Cockcroft-Gault(10):
Hiệu chỉnh theo diện tích da.
Công thức MDRD(10)
ĐLCT ước đoán (mL/min/1.73m2) = 186×(Cr HT)-1.154 ×(tuổi)-
0.203 × 0.742 (nữ) × 1.210 (Mỹ gốc Phi).
Công thức ước đoán CKD-EPI(13):
Đối với nữ:
Nếu creatinine HT ≤ 0,7 thì ĐLCT ước đoán
=144 x (creatinine HT/0,7)-0,329 x (0,993)tuổi(x 1,159
nếu da đen).
Nếu creatinine HT > 0,7 thì ĐLCT ước đoán =
144 x (creatinine HT/ 0,7) -1,209 x (0,993)tuổi (x 1,159
nếu da đen)
Đối với nam:
Nếu creatinine HT ≤ 0,9 thì ĐLCT ước đoán =
141 x (creatinine HT/ 0,9) -0,411 x (0,993)tuổi (x 1,159
nếu da đen)
Nếu creatinine HT > 0,9 thì ĐLCT ước đoán =
(creatinine HT/ 0,9) -1,209 x (0,993)tuổi (x 1,159 nếu
da đen).
Nguyên lí kĩ thuật xạ hình thận(12): Đo ĐLCT
với dược chất phóng xạ 99mTc – DTPA bằng kĩ
thuật Gates với máy đo phóng xạ Symbia
Truepoint SPECT – CT tại đơn vị phóng xạ bệnh
viện Chợ Rẫy. Cài đặt thông số ghi hình, pha
tưới máu với ghi hình 2 giây/frame hình trong 1
phút đầu tiên. Pha hấp thu phóng xạ ở thận và
thanh thải của thận với ghi hình 1 phút/frame
hình trong 29 phút còn lại. Trước khi đo ĐLCT,
tiến hành cân và đo chiều cao, uống nước
khoảng 10 ml/kg. Đo số xung của ống tiêm trước
khi tiêm 1 phút và sau khi ghi hình xong. Liều
tiêm từ 3-5 mCi. Đầu dò được đặt ở vùng thận,
ngay dưới lưng. Chọn hình ảnh có độ tập trung
phóng xạ cao nhất vẽ một vùng quan tâm ROIs
(đường viền bao quanh thận) và phông. Tính
ĐLCT của từng thận theo các công thức.
Đánh giá chức năng thận sau mổ ở người
cho qua các chỉ số: creatinine huyết thanh,
huyết áp và microalbumin niệu tại các thời
điểm lúc xuất viện, 1 tháng và 3 tháng sau
mổ.
Đánh giá chức năng thận người nhận qua
thời gian thận ghép về giới hạn bình thường,
creatinine huyết thanh sau ghép và sau 3
tháng theo dõi.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu trên 30 TH cho - nhận
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2012 đến
tháng 4/2013, kết quả cụ thể như sau:
ĐTL creatinine 24 giờ =
(140 –tuổi)x cân nặng
(kg)
72 x creatinine HT (mg/dL)
ĐTL creatinine =
(UxV)/P x 1,73
Diện tích da
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 51
Tuổi người cho trung bình là 48 ± 8,36 tuổi
(nhỏ nhất 31 tuổi, lớn nhất 66 tuổi).
Trong số những người cho thận 10/30 TH
(33,33%) là nam và 20/30 TH (66,67%) là nữ.
Quan hệ cho – nhận thận: chủ yếu là quan hệ
ruột thịt, gồm 15/30 TH (50%) là cha mẹ ruột cho
con, 8/30 TH (26,67%) anh chị em ruột cho nhau,
3/30 TH (10%) anh chi em họ cho nhau, 2/30 TH
(6,67%) cô di chú bác cho cháu, 2/30 TH (6,67%)
vợ cho chồng.
Độ lọc cầu thận qua xạ kí thận đồng vị
phóng xạ
ĐLCT trung bình của thận trái và thận phải
lần lượt là 46,74 ± 5,12 và 46,16 ± 3,6 ml/phút.
Qua so sánh chức năng 2 thận qua xạ kí thận
đồng vị phóng xạ, chức năng 2 thận tương
đương chiếm tỉ lệ cao nhất 16/30 TH (53,3%),
6/30 TH (20%) chức năng thận phải tốt hơn thận
trái, và ngược lại có 8/30 TH chức năng thận trái
tốt hơn thận phải.
Vị trí lấy thận và lý do chọn
Dựa theo tiêu chuẩn chọn thận lấy ghép
như trên, có 19/30 TH (63,33%) chọn thận trái và
11/30 TH (36,67%) chọn thận phải với các lý do
như thận có chức năng thấp hơn, thận có sỏi,
thận có nang.
Bảng 1. Lý do chọn bên lấy thận
Lý do chọn Thận Phải Thận Trái Tỷ lệ (%)
ĐLCT thấp hơn 8 6 46,67%
ĐLCT tương đương 1* 10 36,67%
Thận có sỏi 2 0 6,67%
Thận có nang 0 3 10%
Chức năng thận người cho sau mổ
Chức năng thận lúc xuất viện: creatinine
HT trung bình 1,07 ± 0,18 mg/dL. ĐLCT theo
công thức ước đoán MDRD và CKD – EPI lần
lượt là 67 ± 9,74 và 70,6 ± 11 (ml/phút/1,73m2 da).
Tất cả 30 TH người cho thận sau mổ đều
đi tái khám, không có trường hợp nào tăng
huyết áp, không có trường hợp nào ĐLCT trung
bình theo các công thức ước đoán MDRD, CKD –
EPI, Cockcroft-Gault thấp hơn 30 ml/phút và
ĐLCT đang có chiều hướng tăng lên, có 2 TH có
microalbumin niệu nhưng protein niệu 24 giờ
âm tính, cần theo dõi thêm.
Bảng 2. Chức năng thận người cho sau 3 tháng theo dõi
Huyết áp (mmHg) Creatinine
huyết thanh
(mg/dL)
Độ lọc cầu thận
(ml/phút/1,73m2 da)
ĐLT
creatinine
24 giờ
Microalbumin
niệu (mg/L)
Tâm thu Tâm trương MDRD CKD-EPI
N 30 30 30 30 30 15 27
Trung bình 116 ± 9,68 71,3 ± 5,7 1,04 ± 0,16 68,2 ± 10,2 71,7 ± 12,2 55,9 ± 13,1 23,9 ± 53,1
Chức năng thận người nhận sau mổ
Sau mổ ghép thận, chức năng thận người
nhận trở về giới hạn bình thường trung bình 6,55
± 7,57 ngày (nhanh nhất 1 ngày và chậm nhất 34
ngày do thải ghép cấp thể dịch), đa số vào ngày
2 và 3 sau mổ.
Creatinine HT theo dõi trong 3 tháng sau
ghép thấp hơn hẳn so với trước ghép, với giá trị
trung bình lần lượt là 1,32 ± 0,25, 1,28 ± 0,27 và
1,3 ± 0,24 mg/dL.
Như vậy, chức năng thận người nhận sau
ghép hoạt động tốt và duy trì ổn định trong 3
tháng theo dõi.
BÀN LUẬN
Xạ hình xạ ký thận đồng vị phóng xạ cung
cấp những thông tin hữu ích về cấu trúc và chức
năng thận(2,3). Với kĩ thuật này, chức năng từng
thận được đánh giá và không gây bất cứ một
sang chấn nào trên bộ niệu, từ đó hỗ trợ tích cực
trong chọn lựa thận ghép từ người cho sống.
Trong quá trình đánh giá chức năng thận người
cho trước ghép, có 5/30 TH (16,67%) chức năng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 52
thận theo công thức ước đoán MDRD, CKD-EPI
thấp hơn 80 ml/phút/1,73m2da nhưng qua xạ ký
thận đồng vị phóng xạ đều cho kết quả chức
năng thận tốt. Trong 5 TH đó có 4 TH người cho
trên 50 tuổi, 1 TH béo phì, chúng tôi nhận thấy
ĐLCT theo các công thức trong các TH này ước
đoán chức năng thận thấp hơn giá trị thật của
nó, do các công thức ước đoán phụ thuộc nhiều
vào tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể. Trong 30
TH nghiên cứu có 3 TH được làm xạ ký thận lần
3, do 2 lần đầu có kết quả không chính xác vì đây
là một xét nghiệm phụ thuộc một phần vào kĩ
thuật đo (cách vẽ ROIs, phần phông), một phần
phụ thuộc vào chuẩn bị của người cho trước khi
đo xạ ký thận (uống nước không đủ). Vì vậy,
trong nghiên cứu này, các đối tượng cho thận
được làm xạ ký thận đồng vị phóng xạ 2 lần
trước khi quyết định thận nào tốt hơn, để phát
hiện những trường hợp nghi ngờ chức năng
thận qua xạ ký thận không chính xác, và chấp
nhận độ chênh lệch chức năng giữa 2 thận chỉ có
ý nghĩa khi giá trị đó lớn hơn 3 ml/phút.
Chọn bên lấy thận tùy thuộc vào chức năng
thận. Nếu 2 thận có chức năng bình thường
tương đương nhau, sẽ chọn bên trái vì thận trái
mổ dễ hơn do tĩnh mạch thận trái dài hơn thận
phải. Thận chọn lấy có chức năng bình thường
nhưng kém hơn thận đối diện. Thận có bệnh lý
lành tính kèm theo được chọn cắt để ghép (sỏi
nhỏ, nang đơn độc).
Nguyên tắc chọn thận ở người cho sống là để
lại thận chức năng tốt hơn, hoàn hảo hơn cho
người hiến thận, số lượng mạch máu hay bất
thường mạch máu có ảnh hưởng nhưng không
phải yêu tố quyết định.
Hiện nay trên thế giới, người ta ưa chuộng
lấy thận trái mà không quan tâm chức năng thận
nào tốt hơn, vì tĩnh mạch thận phải quá ngắn
gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong cắt và
ghép thận. Điều này thể hiện qua nhiều nghiên
cứu như nghiên cứu của Leventhal JR(7), cắt thận
1200 TH, trong đó thận trái đến 1130 TH
(94,17%), hay như Hsu JW(5) cắt thận trên 27942
TH, chủ yếu vẫn là thận trái 25387 TH (91%).
Sau mổ lấy thận, người cho thận phải được
theo dõi tình trạng sức khỏe liên lục, đảm bảo
chức năng thận còn lại đủ để duy trì sức khỏe
bình thường cho người hiến tặng. Theo nghiên
cứu nhận thấy trị số huyết áp sau mổ thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Trong khi
đó, nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
đều cho thấy trị số huyết áp thay đổi có ý nghĩa
thống kê(1,4,8,14). Như vậy, dù NC chúng tôi chỉ
thực hiện trên 30 TH, nhưng cũng phần nào cho
thấy lựa chọn thận tốt hơn để lại cho người hiến
hạn chế biến chứng tăng huyết áp sau lấy thận.
Creatinine HT trung bình lúc xuất viện và
sau 3 tháng theo dõi đều trong giới hạn bình
thường. ĐLCT tính theo công thức ước đoán
trong nghiên cứu này cũng như trong một số
nghiên cứu trên thế giới đều đưa đến kết quả
chung: chức năng thận sau lấy thận ở người cho
giảm có ý nghĩa thống kê(4,9,11), nhưng lại đang có
chiều hường tăng dần. 2/27 TH được làm
microalbumin niệu có kết quả dương tính, cần
phải được đánh giá lại bằng các phương pháp
chính xác và tiếp tục theo dõi thường xuyên hơn.
Chọn thận tốt hơn giữ lại cho người hiến
thận không có nghĩa là thận lấy không đảm bảo
được chức năng sau ghép. Kết quả theo dõi
người nhận thận cho thấy thời gian chức năng
thận trở về giới hạn bình thường nhanh, đa phần
trong 2-3 ngày sau mổ. Có 3 TH thải ghép cấp
nhưng chức năng thận lúc xuất viện cũng trở về
giới hạn bình thường. Creatinine HT sau 3 tháng
theo dõi không tăng lên lại mà dao động trong
khoảng bình thường.
Như vậy, với nguyên tắc lựa chọn thận tốt
để lại cho người hiến thận thì chức năng thận
sau ghép ở người nhận vẫn được đảm bảo.
KẾT LUẬN
Tiêu chuẩn thận chọn lấy để ghép chỉ dựa
trên tiêu chuẩn về chức năng thận là chính.
Lợi ích lớn nhất của xạ ký thận đồng vị
phóng xạ là đánh giá được chức năng từng thận
mà không xâm lấn, nhưng phụ thuộc một phần
vào kĩ thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 53
Với tiêu chí lựa chọn thận ghép theo quan
điểm giữ lại thận tốt hơn cho người hiến tặng thì
chức năng thận sau mổ và sau ghép ở cả người
cho và người nhận vẫn hoạt động tốt.
Như vậy, nên để lại thận tốt hơn cho
người hiến thận. Tuy nhiên cần mở rộng thêm
quy mô và thời gian nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berber I, Tellioglu G, Kılıcoglu G, et al (2008), “Medical Risk
Analysis of Renal Transplant Donors” Transplant Proc;
40(1):117–119.
2. Bhayani SB, MD, Siegel CL, MD (2007), “Urinary Tract
Imaging: Basic Principles”, Campbell-Walsh Urology, 9th
Edition, Section I, Chapter 4.
3. Brown ED, Chen MY, Wolfman NT, et al (2000),
“Complications of renal transplantation: evaluation with US
and radionuclide imaging”, Radiographics, RSNA; 20(3):607–
622.
4. Gossmann J, Wilhelm A, Kachel HG, et al (2005), “Long-Term
Consequences of Live Kidney Donation Follow-Up in 93% of
Living Kidney Donors in a Single Transplant Center”, Am J
Transplant; 5(10):2417-2424.
5. Hsu JW, Reese PP, Naji A, et al (2011), “Increased early graft
failure in right-sided living donor nephrectomy”, Transplant;
91(1):108 – 114.
6. Kiberd BA (2013), “Estimating the long term impact of kidney
donation on life expectancy and end stage renal disease”,
Transplant Res; 2(1):2.
7. Leventhal JR, Paunescu S, Baker TB, et al (2010), “A decade of
minimally invasive donation: experience with more than 1200
laparoscopic donor nephrectomies at a single institution”, Clin
Transplant; 24(2):169-174.
8. Mjoen G, Midtvedt K, Holme I, et al (2010), “One- and five-
year follow-ups on blood pressure and renal function in
kidney donors”, Transpl Int; 24(1):73-77.
9. Rowinski W, Chmura A, Włodarczyk Z, et al (2009), “Donor
Evaluation and Allocation”, Transplant Pro, pp. 79 – 81.
10. Shoskes DA, McMahon AW (2007), “Renal physiology and
pathophysiology”, Campbell-Walsh Urology, 9th Edition,
Section VIII, Chapter 35.
11. Tent H, Rook M, Stevens LA, et al (2010), “Renal Function
Equations before and after Living Kidney Donation: A
Within-Individual Comparison of Performance at Different
Levels of Renal Function”, Clin J Am Soc Nephrol; 5(11): 1960 –
1968.
12. Trần Thị Bích Hương (2003), “Đánh giá phương pháp thăm
dò độ lọc cầu thận bằng kĩ thuật sinh hóa và đồng vị phóng
xạ”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
13. USRDS (2012), “Atlas of End-Stage Renal Disease in the
United States”, Vol. 2, pp. 154-164.
14. Yazawa M, Kido R, Shibagaki Y, et al (2011), “Kidney
function, albuminuria and cardiovascular risk factors in post-
operative living kidney donors: a single-center, cross-sectional
study”, Clin Exp Nephrol, 15(4):514-521.
Ngày nhận bài báo: 18/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/5/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_chon_ben_lay_than_ghep_theo_quan_diem_giu_l.pdf