KẾT LUẬN
Từ tháng 7 năm 2007 tới tháng 9 năm 2014
chúng tôi đã tiến hành xạ phẫu cho 2965 người
bệnh có khối u não và bệnh lý sọ não bằng RGK,
kết quả thu được như sau:
Trước xạ phẫu
Người bệnh được xạ phẫu có độ tuổi từ 4 tới
91 tuổi (trung bình 46,5 tuổi), hay gặp nhất ở
nhóm tuổi 15‐ 60 chiếm tỷ lệ 71,9%, Tỷ lệ
nam/nữ=1,04
‐ U màng não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng
mạch não 15%, ung thư di căn não 13,4%, u
tuyến yên 11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu
thể hang 6,8%. các loại u và bệnh lý sọ não khác
chiếm tỷ lệ thấp. Phân loại theo vị trí chủ yếu là
u trên lều chiếm 66,6%; u dưới lều chiếm 9,4%
trong đó đặc biệt u thân não chiếm 3,9%; tỷ lệ
còn lại thuộc các u ngoài trục và các u tuyến.
‐ Kích thước tổn thương trung bình là
2,4±1,6cm, nhỏ nhất là 0,2cm, lớn nhất là 6,8cm.
Liều xạ phẫu từ 8‐28Gy, trong đó liều trung bình
cao nhất là cho u máu thể hang: 24,2 ± 2,1 Gy,
thấp nhất là u sọ hầu: 12,8±1,4Gy (isodose 50%).
Sau xạ phẫu
Các triệu chứng này cải thiện ngay ở tháng
thứ 1 sau xạ phẫu và cải thiện tốt ở tháng thứ 6
trở đi, 72% hết triệu chứng ở năm thứ 1; 80,8%
hết triệu chứng ở năm thứ 2; 83,4% hết triệu
chứng ở năm thứ 3; 84,1% hết triệu chứng ở năm
thứ 4; 90,5% hết triệu chứng ở năm thứ 5.
‐ Kích thước trung bình của khối u giảm dần
theo thời gian: sau 1 năm là 2±0,8cm; sau 2 năm
1,9±1,2cm; sau 3 năm 1,4±0,8cm; sau 4 năm
0,8±1,1cm; sau 5 năm 0,4±0,6cm.
‐ Theo thời gian tỷ lệ tái phát tăng dần: bắt
đầu ở năm thứ 2 là 3%; năm thứ 3 là 4,5%; năm
thứ 4 là 7,6%; năm thứ 5 là 9,65%
‐ Các tác dụng phụ chủ yếu gặp ở tháng thứ
3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%, chán ăn:
34,1%, đau đầu: 29,2%. các triệu chứng khác
chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 trở đi tỷ lệ các
biến chứng này ít gặp hơn và cải thiện tốt sau
điều trị thuốc nội khoa.
‐ Xạ phẫu bằng RGK đối với các u não và
bệnh lý sọ não là một phương pháp điều trị an
toàn, hiệu quả, đặc biệt cho các người bệnh nhỏ
tuổi và người già ở nước ta.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 478
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN U NÃO VÀ BỆNH LÝ SỌ NÃO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNG TÂM
Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Mai Trọng Khoa*, Trần Đình Hà*, Lê Chính Đại*, Nguyễn Quang Hùng*, Vương Ngọc Dương*,
Vũ Hữu Khiêm*, Phạm Văn Thái*, Phạm Cẩm Phương*, Trần Ngọc Hải*, Ngô Trường Sơn*,
Đoàn Xuân Trường*, Ngô Thùy Trang*, Lê Văn Thính**, Kiều Đình Hùng***, Phạm Minh Thông**,
Lý Ngọc Liên****, Phan Sỹ An**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ phẫu u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay (Rotating
Gamma Knife, RGK) tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu‐Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng: 2965 người bệnh được chẩn đoán u não và một số bệnh lý sọ não, có chỉ định xạ phẫu bằng
RGK, từ 7/2007 đến 09/2014.
Kết quả: Tuổi trung bình: 46,5 tuổi, tuổi thấp nhất là 4, cao nhất là 91 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ = 1,04/1. Trong
tổng số 2965 người bệnh, u màng não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng mạch não: 15%, ung thư di căn não
13,4%, u tuyến yên 11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu thể hang 6,8%... các loại u và bệnh lý sọ não khác
chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kích thước trung bình của các loại tổn thương là 2,4±1,6cm; nhỏ nhất là 0,2cm; lớn nhất là
6,8cm. Liều xạ phẫu trung bình cho các bệnh u tuyến yên là 14,4±2,1Gy, u màng não: 22,5±2,7Gy, AVM:
20,4±1,8Gy, u dây thần kinh VIII: 14,1±1,9Gy, ung thư di căn não: 20,2±2,4Gy, u sọ hầu: 12,8±1,4Gy, u tuyến
tùng: 16,3±1,8Gy, u máu thể hang: 24,2±2,1Gy, u thần kinh đệm: 16,6±2,5Gy, u nguyên tủy bào: 16,1±2Gy, u
màng não thất: 17,3±2,6Gy, Lymphoma: 15,3±2,7Gy, các loại u khác: 15,1±2,6Gy. Hầu hết các trường hợp đều có
cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt lên rõ rệt. Các triệu chứng này cải thiện ngay ở tháng thứ 1 sau xạ phẫu và cải
thiện tốt ở tháng thứ 6 trở đi, 72% hết triệu chứng ở năm thứ 1; 80,8% hết triệu chứng ở năm thứ 2; 83,4% hết
triệu chứng ở năm thứ 3; 84,1% hết triệu chứng ở năm thứ 4; 90,5% hết triệu chứng ở năm thứ 5. Kích thước
trung bình của khối u giảm dần theo thời gian: sau 1 năm là 2±0,8cm; sau 2 năm 1,9±1,2cm; sau 3 năm
1,4±0,8cm; sau 4 năm 0,8±1,1cm; sau 5 năm 0,4±0,6cm. Trong quá trình xạ phẫu và theo dõi sau điều trị theo
thời gian tỷ lệ tái phát tăng dần: Bắt đầu ở năm thứ 2 là 3%; năm thứ 3 là 4,5%; năm thứ 4 là 7,6%; năm thứ 5
là 9,65%. Các tác dụng phụ chủ yếu gặp ở tháng thứ 3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%, chán ăn: 34,1%,
đau đầu: 29,2%... các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 đến trở đi tỷ lệ các biến chứng này ít
gặp hơn và cải thiện tốt sau điều trị thuốc nội khoa.
Kết luận: Xạ phẫu bằng RGK để điều trị cho các bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não là an toàn, hiệu quả, đặc
biệt là đối với người bệnh nhỏ tuổi và người có tuổi.
Từ khóa: U não, Bệnh lý sọ não, Dao gamma quay
*Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai ** Bệnh viện Bạch Mai;
*** Đại học Y Hà Nội; **** Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: GS.TS. Mai Trọng Khoa Email: khoa_nuclearmedicine@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 479
ABSTRACT
EVALUATE THE TREATMENT OUTCOMES OF ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) IN BRAIN
TUMORS AND INTRACRANIAL DISEASES PATIENTS AT THE NUCLEAR MEDICINE AND
ONCOLOGY CENTER BACH MAI HOSPITAL
Mai Trong Khoa, Tran Dinh Ha, Le Chinh Dai, Nguyen Quang Hung, Vuong Ngoc Duong,
Vu Huu Khiem, Pham Van Thai, Pham Cam Phuong, Tran Ngoc Hai, Ngo Truong Son,
Doan Xuan Truong, Ngo Thuy Trang, Le Van Thinh, Kieu Dinh Hung, Pham Minh Thong,
Ly Ngoc Lien, Phan Sy An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 478 ‐ 490
Aims: To assess the efficacy of Rotating Gamma Knife (RGK) in the treatment of brain tumors and
intracranial diseases, at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital.
Patients: 2965 patients diagnosed with brain tumors and intracranial diseases were prescribed radiosurgery
by RGK, from July 2007 to September 2014.
Results: Average age was 46.5 years old. Ages at the time of radiosurgery ranged from 4 (youngest) to 91
(oldest). The male/female ratio =1.04/1. In our study, 2965 patients included meningioma (16.5%), arteriovenous
malformations (AVMs, 15%), brain metastases (13.4%), pituitary tumors (11.4%), astrocytoma (10.9 %),
cavernoma (6.8%), etc. Other kinds of tumors and intracranial diseases were less common. The median tumor
size was 2.4±1.6 cm (range 0.2–6.8 cm). The median prescribed doses varied (depending on nature of the tumor):
pituitary tumor (14.4±2.1Gy), meningioma (22.5±2.7Gy), AVM (20.4±1.8Gy), acoustic neuroma (14.1±1.9Gy),
brain metastases (20.2±2.4Gy), craniopharyngeal tumor (12.8±1.4Gy), pineal tumor (16.3±1.8Gy), cavernoma
(24.2±2.1Gy), astocytoma (16.6±2.5Gy), medulloblastoma (16.1±2Gy), ependymoma (17.3±2.6Gy), lymphoma
(15.3±2.7Gy), others (15.1±2.6Gy). In comparison with pretreatment, clinical symptoms have decreased in the
patients after one month. Complete clinical response at 1 year: 72%; 2 years: 80.8%; 3 years: 83.4%; 4 years:
84.1%; 5 years: 90.5%. Average sizes of the tumors reduced gradually: median tumors size at 1 year post
radiosurgery was: 2±0.8cm; and at 2,3,4,5 years was 1.9±1.2cm; 1.4±0.8cm; 0,8±1.1cm; 0.4±0.6cm, respectively.
In the follow‐up period: the progressive rates increased over time: started at 2 year post RGK: 3%, and then at 3,
4, 5 year post RGK was: 4.5%; 7.6%; 9.65%, respectively. The most common adverse events (AEs) obseved after
RGK 3 months were: fatigueness (39%), anorexia (34.1%), headache (29.2%),... while the others were less
common. From the 6th month after RGK, rates of AEs decreased and improved with medicine.
Conclusions: Radiosurgery with Rotating Gamma Knife for treating brain tumors and intracranial
diseases is safe and effective, especially for children and elderly.
Keyword: Brain tumors; Intracranial diseases; Rotating Gamma Knife
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não và một số bệnh lý sọ não như dị dạng
động tĩnh mạch (arteriovenous malformations,
AVM), u máu thể hang (cavernoma)... là những
bệnh lý nguy hiểm đối với tính mạng người
bệnh. Gần đây, theo tổ chức Y tế Thế giới
(WHO); hàng năm, cứ 10 vạn người thì có từ 3‐5
người bị mắc u não và con số này ngày càng
tăng. Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, bệnh
thường gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3‐12 tuổi và 40‐70
tuổi. Ở những thập niên trước, điều trị các bệnh
lý nội sọ chủ yếu bằng phẫu thuật mở hộp sọ,
tiếp đến phẫu thuật vi phẫu Trong những
năm gần đây, sự ra đời của máy xạ trị gia tốc,
máy xạ phẫu bằng Gamma knife, X knife, Cyber
knife đã giúp giải quyết những trường hợp
khó hoặc không phẫu thuật được, mang lại thời
gian và chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.
Hệ thống dao Gamma có hai loại: Gamma cổ
điển (Gamma knife) và RGK. RGK có nhiều ưu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 480
điểm nổi bật hơn so với dao gamma cổ điển, do
có hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác
cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn,
chính xác và hiệu quả. Nhiều bệnh lý nội sọ có
thể điều trị được bằng RGK như: các u nguyên
phát và di căn như u màng não, u tuyến yên, u
sọ hầu, các u lành vùng nền sọ, u tuyến tùng, các
u dây thần kinh sọ, u tế bào hình sao, AVM...(7,8).
Hệ thống RGK‐ART 6000 của Hoa Kỳ đã
được đưa vào sử dụng ở Mỹ lần đầu tiên vào
năm 2000. Ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt
nhân và Ung bướu (YHHN&UB), bệnh viện
Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam và các
nước trong khu vực, đã triển khai và ứng dụng
thành công kỹ thuật này để điều trị có kết quả
tốt cho hàng nghìn lượt người bệnh u não và các
bệnh lý nội sọ khác từ tháng 7‐2007. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
“Đánh giá kết quả điều trị 2965 người bệnh u não và
bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao
gamma quay tại Trung tâm YHHN&UB, Bệnh viện
Bạch Mai”.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 2965 người bệnh được chẩn đoán u não
và một số bệnh lý sọ não, được điều trị xạ phẫu
bằng RGK tại Trung tâm YHHN & UB, Bệnh
viện Bạch Mai từ tháng 7/2007 đến 9/2014.
Tất cả các người bệnh chưa điều trị hoặc sau
điều trị các tổn thương nội sọ được chẩn đoán
xác định u não và các bệnh lý sọ não, được hội
chẩn và thông qua chỉ định xạ phẫu bằng RGK.
Hội đồng hội chẩn gồm có các bác sỹ chuyên
khoa ngoại thần kinh, nội thần kinh, ung thư,
chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, giải phẫu
bệnh, tai mũi họng tại bệnh viện Bạch Mai và
một số các bệnh viện khác.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
‐ Tất cả các người bệnh được làm các xét
nghiệm đánh giá toàn thân và tại chỗ: công thức
máu, sinh hóa máu, xét nghiệm miễn dịch, điện
não đồ, chụp CT thường quy, CT 64 dãy, MRI,
SPECT não, DSA, MRI phổ, xạ hình tưới máu
não, xạ hình khối u, chụp PET/CT
‐ Được xạ phẫu theo quy trình thống nhất và
theo dõi theo mẫu nghiên cứu cho từng người
bệnh. Được khám lại định kỳ đánh giá các triệu
chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau xạ phẫu 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4
năm, 5 năm.
Đánh giá triệu chứng cơ năng và các thay đổi
cận lâm sàng
Đánh giá sự thay đổi hình ảnh của khối u
theo tiêu chuẩn RECIST.
‐ Thiết bị sử dụng : Hệ thống RGK do Hoa
Kỳ sản xuất năm 2007 bao gồm:
Hệ thống collimator quay.
Hệ thống định vị đầu người bệnh tự động
APS (automatic positioning systems).
Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS.
Hệ thống chụp mô phỏng (simulator
system): CT, MRI, DSA, MSCT với định vị laser
ba chiều.
‐ Quy trình xạ phẫu: Người bệnh chỉ cần gây
tê tại chỗ 4 điểm đặt khung định vị trên đầu (trừ
trường hợp trẻ nhỏ cần phải có bác sỹ chuyên
khoa Gây mê hỗ trợ). Sau đó người bệnh được
chụp mô phỏng CT hoặc MRI tùy theo từng loại
bệnh. Bác sỹ lập kế hoạch xạ phẫu sẽ xác định
chính xác vị trí và phạm vi tổn thương, từ đó có
chỉ định liều xạ thích hợp. Người bệnh hoàn
toàn tỉnh táo trước, trong và sau khi xạ phẫu.
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được thu thập và xử lý
theo chương trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố tuổi của người bệnh
Phân bố tuổi Số lượng người bệnh (n) Tỷ lệ (%)
< 15 217 7,3
15- 30 574 19,4
30- 40 668 22,5
40- 60 888 30
>60 618 20,8
Tổng 2965 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 481
Nhận xét: + Nhóm tuổi hay gặp từ 15‐ 60
chiếm tỷ lệ 71,9%. + Tuổi thấp nhất là 4 tuổi, cao
nhất là 91 tuổi, tuổi trung bình là 46,5 tuổi
+ Tỷ lệ nam/ nữ = 1515/1450, chiếm 51,1% và
48,9%
Biểu đồ 1: Tình trạng bệnh trước xạ phẫu
Nhận xét: 61,6% người bệnh chưa được điều
trị; 11,8% sau phẫu thuật còn lại u, 6,4% sau
phẫu thuật tái phát; 5,5% đã xạ phẫu bằng RGK
tái phát; 5,1% đã xạ trị gia tốc u thu nhỏ có chỉ
định xạ phẫu bằng RGK; các trường hợp khác
chiếm tỷ lệ ít hơn.
Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trước xạ
phẫu
Triệu chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Đau đầu 2372 80
Buồn nôn, nôn 1105 37,3
Động kinh 728 24,5
Bán manh 167 4,2
Giảm thị lực 385 13
Nhìn đôi 113 3,8
Mất thị lực 75 2,5
Ù tai 207 7
Yếu ½ người 369 12,5
Liệt ½ người 121 4,1
Hội chứng tiểu não 215 7,3
Mất khứu giác 84 2,8
Giảm thính lực 207 7
Mất thính lực 110 3,7
Liệt VII 97 3,3
To viễn cực 84 2,8
Tiết sữa 162 5,5
Mất kinh 124 4,2
Giảm tình dục 431 14,5
Giảm trí nhớ 789 26,6
Rối loạn cơ tròn 57 1,9
Sụp mi 57 1,9
Rối loạn ý thức 132 4,5
Nhận xét: 80% người bệnh có biểu hiện đau
đầu; 13% giảm thị lực; 37,3% có dấu hiệu buồn
nôn, nôn; 26,6% giảm trí nhớ; yếu ½ người:
12,5%; động kinh: 24,5% các dấu hiệu lâm
sàng khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Bảng 3: Tỷ lệ một số loại u và bệnh lý sọ não thường
gặp
Loại tổn thương Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
U tuyến yên 334 11,4
U màng não 488 16,5
AVM 445 15
U sọ hầu 98 3,3
U tuyến tùng 155 5,2
U máu thể hang 203 6,8
U dây VIII 154 5,2
U nguyên bào tủy 138 4,6
Di căn não 398 13,4
U thần kinh đệm 323 10,9
U màng não thất 81 2,8
Lymphoma 23 0,7
Khác 125 4,2
Tổng 2965 100
Nhận xét: Loại u thường gặp nhất là u màng
não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng mạch não
15%, ung thư di căn não 13,4%, u tuyến yên
11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu thể hang
6,8%... các loại u và bệnh lý sọ não khác chiếm tỷ
lệ thấp hơn.
Bảng 4: Phân loại u theo vị trí
Phân loại u theo vị trí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
U trên lều Trán 283 9,5 66,6
Thái dương 632 21,3
Đỉnh 283 9,5
Chẩm 213 7,2
U hệ thống não thất 173 5,9
61.6
5.1
11.8
4.2
6.4
5.5 4.4 1.1 Chưa điều trị (n=1828)
Đã xạ trị gia tốc (n=151)
Đã Phẫu thuật còn u (n=350)
Đã nút mạch (n=124)
Đã PT tái phát (n=189)
Đã xạ phẫu tái phát (n=162)
Xạ phẫu lần 2 (n=129)
Xạ phẫu lần 3 (n=32)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 482
Phân loại u theo vị trí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
U nền sọ 135 4,6
U xoang hang 256 8,6
U dưới lều Thân não 117 3,9
9,4
U tiểu não 162 5,5
U ngoài trục và u tuyến 711 24,0 24,0
Tổng 2965 100
Nhận xét: Chủ yếu là u trên lều chiếm 66,6%;
u dưới lều chiếm 9,4% trong đó đặc biệt u thân
não chiếm 3,9%; tỷ lệ còn lại thuộc các u ngoài
trục và các u tuyến.
Bảng 5: Kích thước (cm) và thể tích trung bình của
tổn thương (cm3)
Loại bệnh Số lượng (n=2965)
Kích thước (cm)
Min Max ± SD
U tuyến yên 334 0,2 5,8 2,5±1,5
Loại bệnh Số lượng (n=2965)
Kích thước (cm)
Min Max ± SD
U màng não 488 0,8 6,8 3,4±2,2
AVM 445 0,4 6,2 3,6±2,3
U sọ hầu 98 0,4 4,5 2,4±1,2
U tuyến tùng 155 0,8 3,7 2,0±2,1
U máu thể hang 203 0,9 4,0 2,1±0,4
U dây VIII 154 1,1 4,2 2,3±1,6
U nguyên bào tủy 138 1,0 3,5 2,5±1,2
Di căn não 398 1,4 4,1 3,2±1,4
U thần kinh đệm 323 1,3 6,2 3,7±2,9
U màng não thất 81 0,6 4,2 2,8±1,7
Lymphoma 23 1,3 4,6 3,6± 2,3
Các loại tổn thương
khác
125 0,3 4,6 2,6±2,6
Kích thước trung bình 0,2 6,8 2,4±1,6
Nhận xét: Kích thước trung bình của các loại
tổn thương là 2,4 ± 1,6cm; nhỏ nhất là 0,2cm; lớn
nhất là 6,8cm.
Bảng 6: Liều xạ phẫu cho một số loại u và bệnh lý sọ não (Gy)
Liều xạ
Loại bệnh
Số lượng (n=2965) Số lần trung bình RGK Min Max Trung bình SD
U tuyến yên 334 1,12 8 26 14,4 2,1
U màng não 488 1,06 10 28 22,5 2,7
AVM 445 1,04 12 26 20,4 1,8
U sọ hầu 98 1 10 16 12,8 1,4
U tuyến tùng 155 1,08 10 22 16,3 1,8
U máu thể hang 203 1 14 26 24,2 2,1
U dây VIII 154 1,1 12 16 14,1 1,9
U nguyên bào tủy 138 1 12 20 16,1 2,0
Di căn não 398 1,02 12 24 20,2 2,4
U thần kinh đệm 323 1,2 10 22 16,6 2,5
U màng não thất 81 1 14 24 17,3 2,6
Lymphoma 23 1 14 20 15,3 2,7
Các loại tổn thương khác 125 1 10 20 15,1 2,6
Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình khác nhau
tùy theo loại bệnh, cao nhất là u máu thể hang
24,2 ± 2,1Gy, thấp nhất là u sọ hầu 12,8±1,4Gy
(isodose 50%).
Biểu đồ 2: Thay đổi kích thước tổn thương trung bình theo thời gian sau xạ phẫu
2.4
2 1.9
1.4
0.8
0.4
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Chưa ĐT
(n=2965)
sau 1 năm
(n=2560)
sau 2 năm
(n=2002)
sau 3 năm
(n=1326)
sau 4 năm
(n=782)
sau 5 năm
(n=442)
KTTB (cm) Kích thước u
Thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 483
Nhận xét: Trước điều trị: Kích thước trung
bình của tổn thương là 2,4±1,6cm. Sau điều trị:
Kích thước khối u kiểm soát được theo thời
gian, cho đến năm thứ 5 kích thước tổn thương
giảm còn 0,4±0,6cm.
80.8
100
3 4.5
7.6 9.5
72
83.4
90.5
84.1
12.1 8.3
26.4
14.9
1.31.6
0
20
40
60
80
100
120
Trước ĐT
(n=2965)
Sau 1 năm
(n=2561)
Sau 2 năm
(n=2002)
Sau 3 năm
(n=1326)
Sau 4 năm
(n=782)
Sau 5 năm
(n=442)
Cải thiện hoàn toàn
Cải thiện 1 phần
Không cải thiện
Tái phát
%
Biểu đồ 3: Tỷ lệ (%) người bệnh cải thiện triệu chứng cơ năng sau điều trị
Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng cải thiện
dần theo thời gian. 72% hết triệu chứng ở năm
thứ 1; sau 2 năm là 80,8%; sau 3 năm: 83,4%; sau
4 năm: 84,1%; sau 5 năm: 90,5%. Triệu chứng tái
phát lại bắt đầu ở năm thứ 2 là 3%; năm thứ 3 là
4,5%; năm thứ 4 là 7,6%; năm thứ 5 là 9,5%
Bảng 7: Tỷ lệ tái phát sau xạ phẫu
Loại bệnh
Sau 1 năm Sau 2 năm Sau 3 năm Sau 4 năm Sau 5 năm
(n=2560) (n=2002) (n=1326) (n=782) (n=442)
N % N % n % n % n %
U tuyến yên 334 0 0 7 0,34 9 0,61 5 0,64 3 0,67
U màng não 488 0 0 8 0,4 11 0,82 7 0,86 8 1,8
AVM 445 0 0 0 0 4 0,3 4 0,51 1 0,3
U sọ hầu 98 0 0 7 0,36 6 0,45 0 0 0 0
U tuyến tùng 155 0 0 3 0,13 9 0,67 7 1 4 0,9
U máu thể hang 203 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,3
U dây VIII 154 0 0 0 0 4 0,3 3 0,38 7 1,5
U nguyên bào tủy 138 0 0 3 0,14 7 0,52 4 0,51 3 0,67
Di căn não 398 0 0 6 0,29 13 0,98 4 0,52 3 0,67
U thần kinh đệm 323 0 0 13 0,67 11 0,82 8 1 7 1,5
U màng não thất 81 0 0 6 0,29 11 0,82 8 1 3 0,67
Lymphoma 23 0 0 3 0,14 2 0,15 0 0 0 0
Các loại tổn thương khác 125 0 0 7 0,34 9 0,67 8 1 3 0,67
Tổng 2965 0 0 63 3,1 96 7,11 58 7,4 43 9,65
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 484
Nhận xét: Những tác dụng phụ sau xạ phẫu
hết dần sau khi điều trị nội khoa. Theo thời
gian tỷ lệ tái phát tăng dần: năm thứ 2 là 3,1%;
năm thứ 3 là 7,11%; năm thứ 4 là 7,4%; năm
thứ 5 là 9,65%.
Bảng 8: Tác dụng phụ và biến chứng sau xạ phẫu
Triệu chứng
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 1 năm Sau 2 năm Sau 3 năm Sau 4 năm Sau 5 năm
(n=2857) (n=2817) (n=2560) (n=2002) (n=1326) (n=782) (n=442)
N % n % n % n % n % n % n %
Đau đầu 836 29,2 460 16,3 142 5,6 81 4 62 4,7 97 12,4 85 19,2
Mất ngủ 1097 38,4 732 26 124 4,8 0 0 0 0 69 8,8 54 12,2
Rụng tóc 291 10,2 116 4,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Động kinh 453 15,8 242 8,6 137 5,4 65 3,2 70 5,3 82 10,5 43 9,8
Viêm da vùng
xạ phẫu
88 3,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Giảm tiết
nước bọt
221 7,7 329 11,7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Mệt mỏi 1113 39 908 32,2 416 16,3 168 8,5 92 6,9 139 17,8 67 15,2
Chán ăn 974 34,1 418 14,8 166 6,5 132 6,6 117 8,8 128 16,4 109 24,7
Sút cân 191 6,7 123 4,4 57 2,2 61 3 59 4,5 69 8,8 46 10,4
Giảm trí nhớ 485 17 148 5,3 75 2,9 61 3 59 4,5 78 10 80 18,1
Nhận xét: Các dấu hiệu xuất hiện chủ yếu ở
tháng thứ 3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%,
chán ăn: 34,1%, đau đầu: 29,2%, các triệu chứng
khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 trở đi tỷ
lệ các biến chứng này ít gặp hơn.
BÀN LUẬN
Dao gamma đầu tiên do Lars Leksell (người
Thuỵ Điển) sử dụng năm 1968 để điều trị một số
bệnh lý sọ não. Nguyên lý là sử dụng nhiều
chùm tia gamma hội tụ tại một điểm làm tăng
liều phóng xạ tại điểm đó để huỷ diệt mô tổn
thương nằm sâu trong não mà không gây chảy
máu, nhiễm trùng, ít gây tổn thương các tổ chức
lành xung quanh. Các chùm tia gamma của
nguồn Co‐60 chiếu từ nhiều hướng khác nhau
nhưng có thể điều chỉnh để hội tụ lại tại tổ chức
bệnh lý cần phá huỷ. Phương tiện này giúp loại
bỏ tổ chức bệnh lý trong não mà không cần phẫu
thuật mở hộp sọ, mang lại rất nhiều lợi ích cho
người bệnh và xã hội.
Hệ thống RGK gồm hệ thống các collimator
quay quanh đầu người bệnh, có ưu điểm là thay
vì mũ cố định nặng nề như các thế hệ máy cổ
điển là hệ thống collimator quay quanh đầu
người bệnh, giảm từ 201 nguồn Co‐60 xuống còn
30 nguồn. Hệ thống APS tự động định vị có độ
chính xác rất cao (0,1mm) kết hợp với máy chụp
CT hay MRI mô phỏng tùy theo từng loại bệnh
và phần mềm lập kế hoạch xạ phẫu Orisix 4D
giúp cho việc lập kế hoạch nhanh, chính xác và
hiệu quả.
Tuổi và giới
Từ tháng 7 năm 2007 hệ thống RGK do Hoa
Kỳ sản xuất lần đầu được ứng dụng tại Trung
tâm YHNH & UB, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ định
điều trị cho u não và một số bệnh lý sọ não. Sau
7 năm hoạt động chúng tôi đã điều trị cho 2965
người bệnh có chỉ định xạ phẫu bằng RGK. Tuổi
người bệnh thấp nhất: 4 tuổi, cao nhất: 91 tuổi,
trung bình: 46,5 tuổi hay gặp nhất từ 15‐60 tuổi
chiếm 71,9% (Bảng 1). Tỷ lệ nam/nữ =1,04/1.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phong thì tuổi
thường gặp từ 10‐67 tuổi, tuổi trung bình 40,2,
trong đó tỉ lệ nam chiếm 48,6%, nữ chiếm 51,4%.
Theo Trouillas J, Girod C tỉ lệ nam/nữ chiếm 3/4
cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Tác
giả Costas G, Hadjipanayis và cộng sự đã xạ
phẫu bằng RGK với các u sao bào bậc thấp thì
độ tuổi có chỉ định xạ phẫu nhỏ nhất là 6 tuổi(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 485
là 4 tuổi, ở nước ta chưa có người bệnh nào được
xạ phẫu ở lứa tuổi này và đây cũng thể hiện tính
ưu việt của phương pháp xạ phẫu bằng RGK.
Triệu chứng cơ năng
Kết quả nghiên cứu ở 2965 người bệnh với
chẩn đoán u não và các bệnh lý sọ não khác
nhau có chỉ định xạ phẫu bằng RGK thì 80%
người bệnh có biểu hiện đau đầu; 13% giảm thị
lực; 37,3% có dấu hiệu buồn nôn, nôn; 26,6%
giảm trí nhớ; yếu ½ người: 12,5%; động kinh:
24,5% các dấu hiệu lâm sàng khác chiếm tỷ lệ
ít hơn tùy thuộc vào từng vị trí, kích thước khối
u(Bảng 2). Các triệu chứng này cải thiện ngay
ở tháng thứ 1 sau xạ phẫu và cải thiện tốt ở
tháng thứ 6 trở đi, 72% hết triệu chứng ở năm
thứ 1; 80,8% hết triệu chứng ở năm thứ 2; 83,4%
hết triệu chứng ở năm thứ 3; 84,1% hết triệu
chứng ở năm thứ 4; 90,5% hết triệu chứng ở năm
thứ 5. Theo nghiên cứu của trường đại học
Virginia thì triệu chứng cơ năng và thực thể chủ
yếu phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u
gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ hay chèn
ép khu vực thần kinh chi phối. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với đánh giá của các tác
giả này.
Đặc điểm tổn thương
Loại u thường gặp nhất là u màng não chiếm
16,5%, sau đó là dị dạng mạch não 15%, ung thư
di căn não 13,4%, u tuyến yên 11,4%, u thần kinh
đệm 10,9%, u máu thể hang 6,8%... các loại u và
bệnh lý sọ não khác chiếm tỷ lệ thấp. Phân loại
theo vị trí chủ yếu là u trên lều chiếm 66,6%; u
dưới lều chiếm 9,4% trong đó đặc biệt u thân
não chiếm 3,9%; tỷ lệ còn lại thuộc các u ngoài
trục và các u tuyến.
Trong đó có 61,6% người bệnh chưa được
điều trị; 11,8% sau phẫu thuật còn lại u, 6,4% sau
phẫu thuật tái phát; 5,5% đã xạ phẫu bằng RGK
tái phát; 5,1% đã xạ trị gia tốc, u thu nhỏ có chỉ
định xạ phẫu bằng RGK; các trường hợp khác
chiếm tỷ lệ ít hơn (Biểu đồ 1).
Về kích thước: 2965 người bệnh được tiến
hành đo kích thước khối u theo tiêu chuẩn
RECIST (đo đường kính lớn nhất của tổn
thương) (Bảng 5). Kết quả nghiên cứu cho thấy
kích thước tổn thương trung bình là 2,4 ± 1,6cm,
nhỏ nhất là 0,2cm, lớn nhất là 6,8cm. Kích thước
trung bình của khối u giảm dần theo thời gian:
sau 1 năm là 2±0,8cm; sau 2 năm 1,9±1,2cm; sau 3
năm 1,4±0,8cm; sau 4 năm 0,8±1,1cm; sau 5 năm
0,4±0,6cm. Với những khối u có đường kính lớn
hơn 5cm là những trường hợp tái phát sau điều
trị không còn khả năng phẫu thuật mổ mở vì
vậy chúng tôi tiến hành xạ phẫu nhằm giảm tốc
độ phát triển của khối. Theo Costas G,
Hadjipanayis và cộng sự nghiên cứu 37 người
bệnh u tế bào hình sao được xạ phẫu bằng RGK,
thể tích tổn thương trung bình 3,3cm3 với liều xạ
phẫu trung bình ở bờ khối u là 15Gy, kiểm soát
được 92% khối u trong 32 tháng(2). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy RGK bắt đầu
kiểm soát được khối u từ tháng thứ 6 trở đi.
Điều đó cho thấy rằng RGK có vai trò kiểm soát
u sớm hơn và cao hơn các phương pháp điều trị
khác. Tuy nhiên, chúng tôi tiến hành khảo sát tất
cả các người bệnh sau xạ phẫu bằng RGK ở
tháng thứ 3 cho thấy kích thước trung bình khối
u tăng hơn so với trước khi điều trị, vấn đề này
cho thấy ở tháng thứ 3 RGK đã bắt đầu phát huy
tác dụng, phá hủy khối u gây phù não quanh u
kèm theo.
Liều xạ phẫu phụ thuộc nhiều yếu tố như
loại bệnh, vị trí tổn thương, các tổ chức liền kề,
kích thước utất cả các người bệnh điều trị
chúng tôi sử dụng liều chỉ định là đường đồng
liều 50% (isodose curve 50% tức là đường liều
quanh tổn thương là 50%), trong quá trình lập kế
hoạch điều trị có tham khảo các đường đồng liều
khác 30%, 40%, 70%, 90%... để kiểm tra sự phân
bố liều xạ đối với các cấu trúc giải phẫu của não
và mô bệnh(1,3,4,5,6).
Kinh nghiệm điều trị 2965 người bệnh u não
và bệnh lý sọ não bằng RGK tại Trung tâm
YHHN & UB‐Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy đây
là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả,
đặc biệt cho người bệnh nhỏ tuổi và người già.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 486
Tác dụng phụ
Các dấu hiệu xuất hiện chủ yếu ở tháng thứ
3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%, chán ăn:
34,1%, đau đầu: 29,2%, các triệu chứng khác
chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 trở đi tỷ lệ các
biến chứng này ít gặp hơn.
Một số hình ảnh lâm sàng
U tuyến yên
Bệnh nhân Trần Bích D, nữ 33 tuổi, vào viện
vì đau đầu, nhìn mờ. Chụp MRI sọ não chẩn
đoán u tuyến yên, chèn ép dây giao thoa thị giác,
Chỉ định xạ phẫu RGK, liều 14Gy
Trước xạ phẫu Sau xạ phẫu
Trước điều trị: Đau đầu, mờ mắt, kích thước
u 3,4 cm. Tăng huyết áp, đái tháo đường.
Sau xạ phẫu 4 tháng: Huyết áp và đường
huyết về bình thường, khối u hoại tử. Sau xạ
phẫu 36 tháng: Khối u tiêu biến hoàn toàn.
U màng não
Bệnh nhân Nguyễn Đ, T, nam, 32 tuổi. Chẩn
đoán: U màng não. Chỉ định: xạ phẫu bằng
RGK, liều 20 Gy
Trước điều trị Sau điều trị 36 tháng
Trước điều trị: Đau đầu, mờ mắt, u xâm lấn
vào động mạch cảnh trong, tĩnh mạch xoang
hang, bám chặt theo xương bướm, sát dây thị
trái, không có khả năng phẫu thuật lấy bỏSau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 487
điều trị RGK 36 tháng: Tan hết, hết đau đầu, thị
lực bình thường
Bệnh nhân Đinh T , V, 52 tuổi, vào viện vì
đau đầu nhiều, nôn, tê yếu nửa người trái, chẩn
đoán u màng não nền sọ chèn ép thân não, dây
thị giác. Bệnh nhân được xạ phẫu Gamma Knife
liều 18 Gy. Trước điều trị: u màng não nền sọ to,
kích thước 3,9 x 4,1 x 4,9 cm, u chèn ép thân não
gây yếu tê nửa người trái, đau đầu nhiều, không
có khả năng điều trị bằng phương pháp khác.
Trước điều trị Sau điều trị
Sau RGK 24 tháng u tan gần hết, BN hết triệu
chứng đau đầu, vận động bình thường
Tổn thương não do ung thư di căn
Bệnh nhân Nguyễn Văn Th, nam, 50 tuổi,
Chấn đoán: Ung thư phổi di căn não. Chỉ định:
RGK liều 18Gy.
Trước điều trị Sau điều trị 6 tháng
Tổn thương não 1 ổ kích thước 3x4cm.
Người bệnh đau đầu nhiều. Tổn thương gần
như không còn, hết phù não.
U thân não
BN Hồ. V. Th, nam, 46 tuổi, vào viện vì yếu
½ người (P), chỉ định Cavernoma thân não, xạ
phẫu RGK, liều 16Gy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 488
Trước điều trị Sau điều trị 15 tháng
Liệt ½ người, rối loạn cơ tròn, kích thước u
2x2,3cm. Người bệnh đi lại được, hết rối loạn cơ
tròn. Kích thước khối u còn 0,4cm
Lymphoma ở não
Bệnh nhân Nguyễn Thị H. L, nữ, 34 tuổi.
Chẩn đoán: Lymphoma đã điều trị hóa chất 6
đợt, xạ gia tốc 60Gy. Chỉ định: RGK liều 14 Gy.
Trước điều trị, người bệnh đau đầu nhiều,
kích thước u: 2x3 cm, người bệnh đã được điều
trị hóa chất 6 đợt, xạ gia tốc 60Gy. Sau xạ phẫu
RGK liều 14 Gy, lâm sàng cải thiện, giảm đau
đầu, tổn thương gần như biến mất.
Trước điều trị Sau điều trị 6 tháng
Dị dạng mạch não
Bệnh nhân Nguyễn Văn N, nam 37 tuổi, vào
viện vì đau đầu, chẩn đoán AVM. Chỉ định xạ
phẫu RGK liều 20Gy. Trước xạ phẫu KT khối u
3x2,8x1,9cm; sau xạ phẫu 4 năm khối u tan hết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 489
Trước điều trị Sau điều trị
KẾT LUẬN
Từ tháng 7 năm 2007 tới tháng 9 năm 2014
chúng tôi đã tiến hành xạ phẫu cho 2965 người
bệnh có khối u não và bệnh lý sọ não bằng RGK,
kết quả thu được như sau:
Trước xạ phẫu
Người bệnh được xạ phẫu có độ tuổi từ 4 tới
91 tuổi (trung bình 46,5 tuổi), hay gặp nhất ở
nhóm tuổi 15‐ 60 chiếm tỷ lệ 71,9%, Tỷ lệ
nam/nữ=1,04
‐ U màng não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng
mạch não 15%, ung thư di căn não 13,4%, u
tuyến yên 11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu
thể hang 6,8%... các loại u và bệnh lý sọ não khác
chiếm tỷ lệ thấp. Phân loại theo vị trí chủ yếu là
u trên lều chiếm 66,6%; u dưới lều chiếm 9,4%
trong đó đặc biệt u thân não chiếm 3,9%; tỷ lệ
còn lại thuộc các u ngoài trục và các u tuyến.
‐ Kích thước tổn thương trung bình là
2,4±1,6cm, nhỏ nhất là 0,2cm, lớn nhất là 6,8cm.
Liều xạ phẫu từ 8‐28Gy, trong đó liều trung bình
cao nhất là cho u máu thể hang: 24,2 ± 2,1 Gy,
thấp nhất là u sọ hầu: 12,8±1,4Gy (isodose 50%).
Sau xạ phẫu
Các triệu chứng này cải thiện ngay ở tháng
thứ 1 sau xạ phẫu và cải thiện tốt ở tháng thứ 6
trở đi, 72% hết triệu chứng ở năm thứ 1; 80,8%
hết triệu chứng ở năm thứ 2; 83,4% hết triệu
chứng ở năm thứ 3; 84,1% hết triệu chứng ở năm
thứ 4; 90,5% hết triệu chứng ở năm thứ 5.
‐ Kích thước trung bình của khối u giảm dần
theo thời gian: sau 1 năm là 2±0,8cm; sau 2 năm
1,9±1,2cm; sau 3 năm 1,4±0,8cm; sau 4 năm
0,8±1,1cm; sau 5 năm 0,4±0,6cm.
‐ Theo thời gian tỷ lệ tái phát tăng dần: bắt
đầu ở năm thứ 2 là 3%; năm thứ 3 là 4,5%; năm
thứ 4 là 7,6%; năm thứ 5 là 9,65%
‐ Các tác dụng phụ chủ yếu gặp ở tháng thứ
3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%, chán ăn:
34,1%, đau đầu: 29,2%... các triệu chứng khác
chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 trở đi tỷ lệ các
biến chứng này ít gặp hơn và cải thiện tốt sau
điều trị thuốc nội khoa.
‐ Xạ phẫu bằng RGK đối với các u não và
bệnh lý sọ não là một phương pháp điều trị an
toàn, hiệu quả, đặc biệt cho các người bệnh nhỏ
tuổi và người già ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buatti JM, Friedman WA, Bova FJ. (1995). et al: Treatment
selection factors for stereotactic radiosurgery of intracranial
metastases, Int J Radiat Oncol Biol Phys 32:1161‐1166.
2. Costas G, Hadjipanayis, M,D,, Douglas Kondziolka, M,D,,
M,Sc,, John C, Flickinger, M,D,, L, Dade Lunsford, M,D.
(2003): The Role of Stereotactic Radiosurgery for Low‐Grade
Astrocytomas, Neurosurg Focus, 14(5)
3. Flickinger JC, Kondziolka D, Lunsford LD. (1996): Dose and
diameter relationships for facial, trigeminal, and acoustic
neuropathies following acoustic neuroma radiosurgery,
Radiother Oncol. 41:215‐219.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 490
4. Flickinger JC, Lunsford LD, Kondziolka D. (1992): Dose
prescription and dose‐volume effects in radiosurgery,
Neurosurg Clin N Am. 3:51‐59.
5. Flickinger JC, Nelson PB, Martinez AJ, (1989). et al:
Radiotherapy of nonfunctional adenomas of the pituitary
gland, Results with long‐term follow‐up, Cancer. 63:2409‐2414.
6. Flickinger JC. (1989): An integrated logistic formula for
prediction of complications from radiosurgery, Int J Radiat
Oncol Biol Phys. 17:879‐885.
7. Foote KD, Friedman WA, Buatti JM, (1999). et al: Linear
accelerator radiosurgery in brain tumor management,
Neurosurg Clin N Am. 10:203‐242.
8. Leksell L. (1951): The stereotaxic method and radiosurgery of
the brain, Acta Chir Scand. 102:316‐319.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_benh_nhan_u_nao_va_benh_ly_so_nao.pdf