KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng
- Triệu chứng hay gặp là nghẹt mũi (100,0%),
nhức đầu (40,0%).
- Kiểu dị hình vách ngăn chủ yếu là vẹo (42,5%),
mào (30,0%).
- 67,5% bệnh nhân có quá phát cuốn dưới 2 bên,
chủ yếu quá phát độ II, đa số quá phát cả phần mềm
và phần xương (60,0%).
- Có mối liên quan giữa mức độ nghẹt mũi và
kiểu dị hình vách ngăn.
- Có mối liên quan giữa mức độ nghẹt mũi với độ
quá phát cuốn dưới.
5.2. Kết quả điều trị
- 90% bệnh nhân hết nghẹt mũi và nhức đầu.
- 80% bệnh nhân không có tai biến và biến chứng
phẫu thuật.
- 90% bệnh nhân có cuốn dưới thon gọn.
- Đánh giá lâm sàng kết quả tốt khi ra viện chiếm
87,5%, sau 3 tháng chiếm 90%.
- Đánh giá sự hài lòng (VAS) đạt đến 100% xếp
loại tốt.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị dị hình vách ngăn có quá phát cuốn dưới bằng phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần cuốn dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN CÓ QUÁ PHÁT
CUỐN DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN
VÀ CẮT MỘT PHẦN CUỐN DƯỚI
Lê Thanh Thái1, Trần Phương Nam2, Nguyễn Thị Ngân An1
(1)Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế, (2) Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật với kỹ thuật đơn giản đòi hỏi tối thiểu
về trang thiết bị, kết quả tốt, giá thành thấp và có thể áp dụng cho nhiều tuyến y tế. Phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp tiến cứu, mô tả. Đối tượng nghiên cứu là 40 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương
pháp chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần dưới ngoài cuốn dưới. Kết quả điều trị được đánh giá sau 3 tháng.
Kết quả: Triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi (100%), nhức đầu (40%). Kiểu dị hình vách ngăn chủ yếu là vẹo
(42,5%), mào (30%). Có 67,5% bệnh nhân quá phát cuốn dưới hai bên, chủ yếu quá phát độ II, quá phát cả
phần mềm và phần xương (60%). Sau 3 tháng, 90% bệnh nhân hết nghẹt mũi và nhức đầu, 93,7% bệnh nhân
có vách ngăn thẳng và 90% có cuốn dưới thon gọn.VAS: 100% bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật. Kết
luận: Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần cuốn dưới cho kết quả tốt khi ra viện là 87,5% và sau
3 tháng là 90%.
Từ khóa: dị hình vách ngăn, quá phát cuốn dưới, chỉnh hình vách ngăn, cắt một phần cuốn dưới.
Abstract
EVALUATING THE RESULTS OF SEPTOPLASTY
AND PARTIAL INFERIOR TURBINOPLASTY
Le Thanh Thai1, Tran Phuong Nam2, Nguyen Thi Ngan An1
(1) Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
(2) Hue Central Hospital
Aims: To study outcomes of septoplasty and partial inferior turbinectomy (PIT) method, expecting
leastsurgical equipment, good result, price rationalization. Methods: Prospective, cross-sectional study.
Including 40 patients treated by septoplasty and PIT method. Assessment had been made after 3 months
post-op. Results: The common symptoms were nasal obstruction (100%), headache (40%). The deformities
of nasal septalwere deviation (42.5%), crest (30%). There were 67.5% of patients with severe bilateral
hypertrophic inferior turbinate, mostly over grade II, enlargement both soft and bone parts (60%). After 3
months, the nasal obstruction and headache presented good or great results in 90% of patients, 93.7% of
patients had straight nasal septaland 90% hadsmall inferior turbinate.VAS: patients’s contentment was 100%.
Conclusions: The study showed that septoplasty and partial inferior turbinectomy presented good results
with 87.5% after surgery and 90% after 3 months.
Key words: septal deformity, hypertrophy inferior turbinate, septoplasty, partial inferior turbinectomy.
- Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Thái, email: thslethanhthai@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/8/2017; Ngày đồng ý đăng: 22/8/2017; Ngày xuất bản: 15/9/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vách ngăn và các cuốn mũi giúp giúp chức năng
của mũi hoạt động. Khi vách ngăn không thẳng và
cuốn mũi dưới quá phát sẽ làm thay đổi về khí động
học của luồng khí lưu thông có thể gây ra những
triệu chứng khác nhau [1].
Dị hình vách ngăn là một bệnh tương đối phổ
biến trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Theo Ahn J. C.,
tỷ lệ vẹo vách ngăn trên thế giới khoảng từ 34% đến
89,2% tùy theo từng vùng địa lý, chủng tộc, tuổi tác
và cách phân loại [4].Dị hình vách ngăn thường kèm
theo quá phát cuốn mũi dưới. Năm 1990, Elwany S.
đã nghiên cứu so sánh 4 kỹ thuật điều trị cuốn mũi
dưới quá phát ở 80 bệnh nhân được phân 4 nhóm
ngẫu nhiên. Kết quả phẫu thuật cắt một phần cuốn
dưới với tỷ lệ 75% bệnh nhân cải thiện tình trạng
nghẹt mũi [7].
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhằm nghiên cứu một phương pháp với kỹ
thuật đơn giản với đòi hỏi trang thiết bị tối thiểu,
giá thành thấp, có thể áp dụng cho nhiều tuyến y
tế, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu:“Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dị hình vách
ngăn có quá phát cuốn mũi dưới và đánh giá kết
quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một
phần cuốn dưới”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
dị hình vách ngăn có quá phát cuốn dưới được phẫu
thuật tại Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt,
Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế và Khoa Tai
Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế từ 05/2015
đến 06/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu,mô tả, can thiệp lâm sàng.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân ≥16 tuổi chẩn đoán xác định dị hình
vách ngăn có quá phát cuốn dưới được phẫu thuật
chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần dưới ngoài
cuốn dưới.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Dị hình vách ngăn có quá phát cuốn dưới nhưng
cuốn dưới còn khả năng đáp ứng tốt với thuốc co
mạch và điều trị nội khoa hoặc cuốn dưới quá phát
độ I theo Friedman [8].
- Dị hình vách ngăn có quá phát cuốn dưới và
kèm viêm xoang từ độ II trở lên theo phân độ của
Lund – Mackay.
- Hồ sơ không đầy đủ các thông số cần nghiên cứu.
- Bệnh nhân không tái khám sau 3 tháng.
2.3. Cách tiến hành
- Chỉnh hình vách ngăn[2]:
Lấy bỏ phần vách ngăn lệch vẹo.
- Cắt một phần dưới ngoài cuốn dưới[3], [6]:
+ Gây tê dọc cuốn dưới bằng lidocain 2% hòa
adrenalin đạt nồng độ 1/100000 UI.
+ Rạch niêm mạc đầu cuốn hình chữ I, kéo dài
đường rạch từ trước ra sau, bóc tách niêm mạc và
xương cuốn dưới từ trước ra sau.
+ Từ đường rạch, dùng kéo cắt một đường tạo
với đường rạch một góc mở, hình chêm, vết cắt ở
phần dưới, ngoài của cuốn dưới.
+ Lấy một phần cuốn dưới gồm xương và niêm
mạc, phủ hai mép cắt dính vào nhau.
+ Nhét merocell cầm máu.
2.4. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ dụng cụ khám chuyên khoa: đèn clar, banh
mũi, kẹp khuỷu, gương Glatzel.
- Bộ dụng cụ nội soi mũi xoang: monitor, nguồn
sáng, optic 0o và optic 30o.
- Phim CTscan mũi xoang.
2.5. Xử lý thống kê
- Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật
toán thống kê y học.
- Sử dụng bằng phần mềm thống kê SPSS
16.0.
3. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân (24 nam, 16 nữ), chủ yếu thuộc nhóm tuổi 16 - 30. Tiền sử
bệnh lý có 25% viêm mũi dị ứng, yếu tố thuận lợi có 72,5% sử dụng thuốc co mạch. Thời gian nằm viện trung
bình là 7 ngày. Đánh giá kết quả điều trị với 40 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng.
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Triệu chứng cơ năng
Bảng 1. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật
Triệu chứng N %
Nghẹt mũi 40 100,0
Nhức đầu 16 40,0
Chảy mũi 12 30,0
Rối loạn khứu giác 4 10,0
Chảy máu mũi 1 2,5
Ngứa mũi, hắt hơi 10 25,0
Ngủ ngáy 2 5,0
Nghẹt mũi 100%, nhức đầu (40%) là những triệu chứng kèm theo thường gặp nhất.
48
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2. Mức độ nghẹt mũi đo bằng gương Glatzel
Mức độ nghẹt Mũi trái Tỷ lệ (%) Mũi phải Tỷ lệ (%)
Bình thường 2 5,0 3 7,5
Nhẹ 9 22,5 6 15,0
Vừa 27 67,5 27 67,5
Nặng 2 5,0 4 10,0
Tổng 40 100,0 40 100,0
Bệnh nhân đa số nghẹt mũi mức độ vừa, cả hai bên mũi đều chiếm 67,5%.
Bảng 3. Mức độ nhức đầu theo Elwany (n=40)
Mức độ nhức đầu Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Không 24 60,0
Nhẹ 14 35,0
Vừa 2 5,0
Nặng 0 0,0
Tổng 40 100,0
Có 60% bệnh nhân không có triệu chứng nhức đầu, chủ yếu mức độ nhẹ (35%).
3.1.2. Triệu chứng thực thể dị hình vách ngăn
Bảng 4. Hình thái dị hình vách ngăn (n=40)
Hình thái dị hình Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Vẹo 17 42,5
Gai 5 12,5
Mào 12 30,0
Phối hợp 6 15,0
Tổng 40 100,0
Kiểu dị hình vách ngăn thường gặp là vẹo (42,5%), mào (30,0%).
3.1.3. Triệu chứng thực thể cuốn mũi dưới quá phát
Bảng 5. Phân bốbên cuốn dưới quá phát (n=40)
Vị trí cuốn mũi
dưới quá phát
Sốbệnh nhân Tỷ lệ (%)
Số cuốn mũi
dưới quá phát
Bên trái 4 10,0 4
Bên phải 11 27,5 11
Hai bên 25 62,5 50
Tổng 40 100,0 65
Có tổng cộng 65 cuốn dưới được phẫu thuật gồm 36 cuốn dưới bên phải và 29 cuốn dưới bên trái.
Bảng 6. Phân độ cuốn mũi dưới theo Friedman (n=40)
Phân độ Friedman Mũi trái Tỷ lệ (%) Mũi phải Tỷ lệ (%)
Độ I 12 30,0 4 10,0
Độ II 18 45,0 21 52,5
Độ III 10 25,0 15 37,5
Tổng 40 100,0 40 100,0
Bệnh nhân có quá phát cuốn mũi dưới theo phân độ Friedman chủ yếu là độ II.
49
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 7. Phần tổ chức cuốn mũi dướiquá phát (n=40)
Phần quá phát Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Phần mềm 16 40,0
Phần xương 0 0,0
Phối hợp 24 60,0
Tổng 40 100,0
Cuốn mũi dưới chủ yếu quá phát cả phần mềm và phần xương, chiếm 60,0%.
3.1.4. Khảo sát một số mối liên quan
Bảng 8. Liên quan giữa dị hình vách ngăn và triệu chứng nghẹt mũi (n=40)
Dị hình vách ngăn
n P
Vẹo Gai Mào
Phối
hợp
Nghẹt mũi theo
phân độ Elwany
Nhẹ
n 8 1 0 0 9
0,002
Tỷ lệ % 88,9 11,1 0,0 0,0 100,0
Vừa
n 9 3 11 3 26
Tỷ lệ % 34,6 11,5 42,3 11,5 100,0
Nặng
n 0 1 1 3 5
Tỷ lệ % 0,0 20,0 20,0 60,0 100,0
Tổng
Tỷ lệ
n 17 5 12 6 40
42,5 12,5 30,0 15,0 100,0
Có mối liên quan giữa triệu chứng nghẹt mũi và kiểu dị hình vách ngăn. Nghẹt mũi nặng thường gặp trong
dị hình vách ngăn kiểu phối hợp.
Bảng 9. Liên quan giữa quá phát cuốn dưới theo Friedman và triệu chứng nghẹt mũi (n=40)
Phân độ Friedman bên
quá phát lớn hơn n P
Độ II Độ III
Nghẹt mũi theo phân độ
Elwany
Nhẹ
n 9 0 9
p<0,001
Tỷ lệ % 100,0 0,0 100,0
Vừa
n 7 19 26
Tỷ lệ % 26,9 73,1 100,0
Nặng
N 0 5 5
Tỷ lệ % 0,0 100,0 100,0
Tổng
Tỷ lệ
N 16 24 40
40,0 60,0 100,0
Có mối liên quan giữa triệu chứng nghẹt mũi và mức độ quá phát cuốn mũi dưới. Độ quá phát cuốn mũi
càng lớn thì mức độ nghẹt mũi càng nặng.
50
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần cuốn dưới
3.2.1. Triệu chứng cơ năng khi ra viện và sau 3 tháng
Bảng 10. Triệu chứng cơ năng khi ra viện và sau 3 tháng
Triệu chứng
cơ năng
Khi ra viện Sau 3 tháng
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nghẹt mũi 4 10,0 8 20,0
Nhức đầu 3 7,5 2 5,0
Chảy mũi 0 0,0 6 15,0
Rối loạn khứu giác 2 5,0 1 2,5
Chảy máu mũi 0 0,0 1 2,5
Hắt hơi, ngứa mũi 3 7,5 7 17,5
Ngủ ngáy 0 0,0 0 0,0
Đa số bệnh nhân cải thiện triệu chứng rõ rệt, nhất là nghẹt mũi và nhức đầu.
Bảng 11. So sánh chỉ số Glatzel khi ra viện và sau 3 tháng (n=40)
Mức độ
nghẹt mũi
Khi ra viện Sau 3 tháng
Mũi trái
n (tỷ lệ %)
Mũi phải
n (tỷ lệ %)
Mũi trái
n (tỷ lệ %)
Mũi phải
n (tỷ lệ %)
Bình thường 37 (92,5) 36 (90,0) 38 (95,0) 34 (85,0)
Nhẹ 2 (5,0) 4 (10,0) 2 (5,0) 6 (15,0)
Vừa 1 (2,5) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0)
Nặng 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0)
Tổng 40 (100,0) 40 (100,0) 40 (100,0) 40 (100,0)
Gần 90% bệnh nhân có chỉ số Glatzel trở về mức bình thường.
3.2.2. Triệu chứng thực thể cuốn mũi dưới sau 3 tháng
Bảng 12. Triệu chứng thực thể cuốn mũi dưới sau 3 tháng
Cuốn dưới
Sau 3 tháng
Trái (%) Phải (%)
Cuốn dưới quá phát 1 3,4 3 8,3
Cuốn dưới thon gọn 28 96,6 33 91,7
Cuốn dưới dính vào vách ngăn 0 0,0 0 0,0
Cuốn dưới viêm nhiễm, phù nề 0 0,0 0 0,0
Sau 3 tháng, 96,6% cuốn mũi dưới trái và 91,7% cuốn mũi dưới phải trở nên thon gọn.
51
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2.3. Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện và sau 3 tháng
Bảng 13. Đánh giá kết quả khi ra viện và sau 3 tháng (n=40)
Kết quả
Khi ra viện Sau 3 tháng
n (%) N (%)
Tốt 35 87,5 36 90,0
Trung bình 5 12,5 4 10,0
Tổng 40 100 40 100
Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt là khá cao, khi ra
viện chiếm 87,5% và sau 3 tháng chiếm 90,0%.
3.2.4. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Phương pháp của chúng tôi chứng tỏ ưu thế rõ
rệt khi phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một
phần dưới ngoài cuốn dưới đó là ít chảy máu và tạo
vảy mũi kéo dài trong nhiều tháng.Trong phẫu thuật,
80% không có tai biến, có 8/40 bệnh nhân có rách
niêm mạc vách ngăn một bên, không có trường hợp
nào tổn thương cuốn dưới.
Sau phẫu thuật, có 4/40 trường hợp chảy máu
khi rút mèche lượng ít, 1 trường hợp viêm phù nề
cuốn dưới và 1 trường hợp dính cuốn mũi vào vách
ngăn. Tuy nhiên các biến chứng này là không nghiêm
trọng, chúng tôi hoàn toàn có thể xử trí được.
3.2.5. Đánh giá kết quả điều trị qua VAS
Đánh giá kết quả đánh giá qua VAS có 100% loại
tốt (>7cm). Kết quả này cho thấy sự khích lệ của
phương pháp phẫu thuật, đem lại sự hài lòng của
đa số bệnh nhân.
4. BÀN LUẬN
Triệu chứng cơ năng ngạt mũi ở tất cả bệnh
nhân, đây cũng là triệu chứng gây khó chịu khiến
bệnh nhân đi khám và đồng ý phẫu thuật. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Buaphan
Syhavong, Nguyễn Tấn Phong [3].
Phân độ ngạt mũi theo Friedman thì ngạt mũi
chủ yếu độ II (52,5%), độ III (37,5%). Theo nghiên
cứu của chính Friedman thì độ III cao (68,0%) và độ
II (32,0%), có lẽ tác giả chỉ nghiên cứu cuốn dưới
đơn thuần mà không có vách ngăn tạo sự khác biệt
[8].
Có tổng cộng 65 cuốn dưới được phẫu thuật
gồm 36 cuốn dưới bên phải và 29 cuốn dưới bên
trái. Theo chúng tôi, đa số bệnh nhân ngạt mũi hai
bên mới gây ảnh hưởng đến thở và các triệu chứng
khác mới đi khám và đồng ý phẫu thuật.
Có mối liên quan giữa triệu chứng nghẹt mũi và
kiểu dị hình vách ngăn. Nghẹt mũi nặng thường gặp
trong dị hình vách ngăn kiểu phối hợp.
Có mối liên quan giữa triệu chứng nghẹt mũi và
mức độ quá phát cuốn mũi dưới. Độ quá phát cuốn
mũi càng lớn thì mức độ nghẹt mũi càng nặng.
Triệu chứng nghẹt mũi là sự phối hợp do dị hình
vách ngăn và quá phát cuốn mũi cùng gây ra. Derin
cho rằng có đến 84,0% bệnh nhân nghẹt mũi là do
sự phối hợp của hai hoặc nhiều yếu tố cùng gây ra
[5]. Theo các đánh giá từ các tác giả ngoài nước: cắt
một phần cuốn dưới nên được thực hiện cùng với
chỉnh hình vách ngăn để giúp tăng hiệu quả thông
khí cho bệnh nhân[6], [9].
Phương pháp chứng tỏ ưu thế rõ rệt khi phẫu
thuật chỉnh hình vách ngăn và cắt một phần dưới
ngoài cuốn dưới đó là ít chảy máu và đặc biệt không
tạo vảy mũi kéo dài.
Trong phẫu thuật, 80% không có tai biến, có 8/40
bệnh nhân có rách niêm mạc vách ngăn một bên.
Sau phẫu thuật, có 4/40 trường hợp chảy máu rút
meche lượng ít, 1 trường hợp viêm nề cuốn dưới
và 1 trường hợp dính cuốn mũi vào vách ngăn. Tuy
nhiên các biến chứng này là không nghiêm trọng,
chúng tôi hoàn toàn có thể xử trí được.
Đánh giá kết quả đánh giá qua VAS có 100% loại
tốt (>7cm). Kết quả này cho thấy sự khích lệ của
phương pháp phẫu thuật, đem lại sự hài lòng của
đa số bệnh nhân.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng
- Triệu chứng hay gặp là nghẹt mũi (100,0%),
nhức đầu (40,0%).
- Kiểu dị hình vách ngăn chủ yếu là vẹo (42,5%),
mào (30,0%).
- 67,5% bệnh nhân có quá phát cuốn dưới 2 bên,
chủ yếu quá phát độ II, đa số quá phát cả phần mềm
và phần xương (60,0%).
- Có mối liên quan giữa mức độ nghẹt mũi và
kiểu dị hình vách ngăn.
- Có mối liên quan giữa mức độ nghẹt mũi với độ
quá phát cuốn dưới.
5.2. Kết quả điều trị
- 90% bệnh nhân hết nghẹt mũi và nhức đầu.
- 80% bệnh nhân không có tai biến và biến chứng
52
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
phẫu thuật.
- 90% bệnh nhân có cuốn dưới thon gọn.
- Đánh giá lâm sàng kết quả tốt khi ra viện chiếm
87,5%, sau 3 tháng chiếm 90%.
- Đánh giá sự hài lòng (VAS) đạt đến 100% xếp
loại tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn
Ngọc Minh (2015), Sinh lý mũi xoang,Nhà xuất bản Y học,
tr. 50 - 62.
2. Lê Văn Lợi (2002), Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi,
Các phẫu thuật thông thường Tai Mũi Họng,Nhà xuất bản
Y học, Tập III, tr. 27 - 36.
3. Buaphan Syhavong, Nguyễn Tấn Phong (2011),
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt cuốn dưới và chỉnh
hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương, Luận văn
Thạc sĩ Y học, TrườngĐại học Y Hà Nội.
4. Ahn J. C., Kim J. W., Lee C. H. (2016), “Prevalence
and risk factors of chronic rhinosinusitus, allergic rhi-
nitis, and nasal septal deviation: Results of the Korean
national health and nutrition survey 2008 - 2012”, JAMA
Otolaryngol Head Neck Surg, 142 (2), pp.162 - 167.
5. Derin S., Sahan M., Deveer M. (2016), “The causes
of persistent and recurrent nasal obstruction after primary
septoplasty”, J Craniofac Surg, 27 (4), pp. 828- 830.
6. Dinesh Kumar R., Rajashekar M. (2016),
“Comparative study of improvement of nasal symptoms
following septoplasty with partial inferior turbinectomy
versus septoplasty alone in adults by NOSE scale: A
prospective study”, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg,
68 (3), pp. 275 - 284.
7. Elwany S., Harrison R. (1990), “Inferior
turbinectomy: Comparison of four techniques”, The
Journal of Laryngology and Otology, 104, pp. 206 -
209.
8. Friedman M. (1999), “A safe, alternative technique
for inferior turbinate reduction “, The Laryngoscope, 109,
pp. 1834 - 1837.
9. Jun B. C., Kim S. W., Kim S. W. (2009), “Is turbinate
surgery necessary when performing a septoplasty?”, Eur
Arch Otorhinolaryngol, 266 (7), pp. 975 - 980.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_di_hinh_vach_ngan_co_qua_phat_cuon.pdf