Tụ máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật
Với phác đồ điều trị: Kháng sinh, kháng
viêm, giảm đau. Không ghi nhận được bất cứ
trường hợp nào có tình trạng tụ máu hoặc
nhiễm trùng trong nghiên cứu. Điều này phù
hợp với những nhận xét của nhiều tài liệu y
văn nước ngoài. Các tác giả đều nhận thấy ưu
điểm của việc sử dụng sụn tai là tình trạng
thải loại, nhiễm trùng, teo mảnh ghép đều
thấp hơn so với chất liệu độn nhân tạo và các
chất liệu tự thân khác.
Bảng 4: Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật:
Mức độ hài lòng
Rất hài
lòng
Hài
lòng
Tạm chấp
nhận
Không hài
lòng
Tần số
(%) 2 (8,3) 18 (75) 3 (12,5) 1 (4.2)
Kết quả ghi nhận trong nghiên cứu của
chúng tôi khá khả quan với 18 bệnh nhân hài
lòng (75%), 2 bệnh nhân rất hài lòng (8,3%).
Tuy nhiên các thông số sau phẫu thuật vẫn có
sự sai biệt nhỏ giữa bên lành và bên khe hở. Sự
sai biệt này có thể là do mô sẹo co rút sau phẫu
thuật. Về 1 bệnh nhân không hài lòng (4,2%), 3
bệnh nhân chỉ tạm chấp nhận (12,5%). Điều này
có lẽ là do mức độ biến dạng mũi tại thời điểm
bệnh nhân đến sửa chữa đã quá nặng, trong khi
kỳ vọng của bệnh nhân và gia đình về kết quả
tạo hình lại quá cao mà phẫu thuật vẫn chưa
thể giải quyết được.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị ghép sụn vành tai trên bệnh nhân biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 310
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GHÉP SỤN VÀNH TAI TRÊN BỆNH
NHÂN BIẾN DẠNG MŨI SAU PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
Võ Anh Dũng*, Lê Đức Lánh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ghép sụn vành tai trên bệnh nhân biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở
môi một bên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tất cả các bệnh nhân được mô tả đặc điểm
biến dạng mũi; so sánh chiều cao, chiều rộng (mũi, lỗ mũi bên khe hở, lỗ mũi bên lành – bên khe hở), số đo góc trụ
mũi trước và sau khi phẫu thuật ghép sụn vành tai; đánh giá mức độ đau, tình trạng tụ máu, nhiễm trùng và sự
hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật ghép sụn vành tai.
Kết quả: Cánh mũi xẹp và nền mũi rộng là 2 loại biến dạng đặc trưng, chiều cao mũi, lỗ mũi bên khe hở
tăng(p<0,001), chiều rộngmũi, lỗ mũi bên khe hở giảm(p<0,001); góc trụ mũi giảm (p<0,001); phương pháp ghép
sụn ít gây đau cho bệnh nhân sau mổ, không có tình trạng tụ máu và nhiễm trùng, đa số bệnh nhân hài lòng sau
phẫu thuật.
Kết luận : Ghép sụn vành tai điều trị biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên cải thiện thẫm mỹ
và mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
Từ khóa: Biến dạng mũi; chiều cao mũi; chiều rộng mũi; chiều cao lỗ mũi; chiều rộng lỗ mũi; góc trụ mũi.
ABSTRACT
EVALUATION OF USING CONCHAL CARTILAGE GRAFT FOR SECONDARY UNILATERAL CLEFT -
LIP NASAL DEFORMITY REPAIR
Vo Anh Dung, Le Duc Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 310 – 315.
Purpose: To evaluate the surgical outcome after using concha cartilage grafts for secondary cleft lip nasal
deformity.
Methods: 24 patients with secondary cleft lip nasal deformity were enrolled in this clinical trial. After
harvesting the conchal cartilage, the lower lateral cartilages were sutured to the grafted cartilage and fixed in the
correct position. The height and width of nostril and nasal at the cleft and non- cleft sides; the columella angle of
the nose was measured preoperatively and six months postoperatively. Pain degree, hematoma, infection, and
satisfaction of patients after operation were recorded.
Results: Drooping alar rims and wide alar base were typical deformities. After operation, at the cleft side the
height of the nostril, nasal increase (p0.001); collumella angle
decrease (p<0.001) comparing to non-cleft side. The degree of pain was mild. None of the patients had hematoma
and infection, most of them satisfied with the results.
Conclusion: Treating unilateral cleft-lip nasal deformities by using conchal cartilage graft improves the
esthetic and satisfaction of the patients.
Key word: Nasal deformity; Nasal height; Nasal width; Nostril height; Nostril width; Columella angle.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn Cấy ghép nha khoa – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Võ Anh Dũng ĐT: 0919991018 Email: tinorin0106@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 311
MỞ ĐẦU
Biến dạng mũi trên bệnh nhân bị dị tật KHM
– HE luôn là một thách thức đối với phẫu thuật
viên hàm mặt, tạo hình biến dạng mũi trên bệnh
nhân bị dị tật KHM – HE đã và đang được
nghiên cứu trên các khía cạnh về nguyên nhân
gây biến dạng, các phương pháp lâm sàng, vật
liệu ghép tạo hình. Phương pháp nào mang lại
hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho bệnh nhân vẫn
chưa kết luận được. Nhằm đánh giá, so sánh với
các phương pháp tạo hình điều trị biến dạng
mũi trên bệnh nhân bị dị tật KHM - HE đã phẫu
thuật. Chúng tôi thực hiện đề tài với các mục
tiêu sau:
1. Mô tả các đặc điểm biến dạng mũi trên
bệnh nhân đã phẫu thuật khe hở môi một bên.
2. So sánh chiều cao, chiều rộng (mũi, lỗ mũi
bên khe hở, lỗ mũi bên lành - bên khe hở), số đo
góc trụ mũi trước và sau khi phẫu thuật ghép
sụn vành tai.
3. Đánh giá mức độ đau, tình trạng tụ máu,
nhiễm trùng và sự hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật ghép sụn vành tai.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân trên 14 tuổi bị khe hở môi
một bên (có hoặc không kèm theo khe hở hàm
ếch) đã được phẫu thuật nhưng còn biến dạng
mũi đến khám và điều trị tại Khoa Phẫu Thuật
Hàm Mặt - Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ
Chí Minh.
Cỡ mẫu
24 bệnh nhân.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân trên 14 tuổi có khe hở môi một
bên (có hoặc không kèm theo khe hở hàm ếch)
đã được phẫu thuật nhưng còn biến dạng mũi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Khi bệnh nhân có:
Các bệnh lý nội khoa không cho phép tiến
hành phẫu thuật.
Đã phẫu thuật can thiệp vào môi – mũi, tai
trong vòng 6 tháng.
Bị viêm nhiễm vùng dự định phẫu thuật.
Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu
Hình 1: a: chiều cao mũi; b: chiều rộng mũi; c: chiều cao lỗ
mũi bên khe hở; d: chiều rộng lỗ mũi bên khe hở; e: số đo góc
trụ mũi
Phương thức phẫu thuật
- Phẫu thuật lấy sụn vành tai (Hình 2).
- Ghép sụn tạo hình mũi (Hình 3).
Đánh giá kết quả
Bệnh nhân được khám, đánh giá lâm sàng tại
các thời điểm 1 ngày, trong 5 ngày tiếp theo và 6
tháng sau phẫu thuật.
1 ngày sau phẫu thuật và trong 5 ngày tiếp
theo
Đánh giá các biến chứng và cách xử trí:
- Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật theo
thang Likert:
- Đánh giá tụ máu:
Vùng cho ghép: có hoặc không.
Vùng nhận ghép: có hoặc không.
- Đánh giá tình trạng nhiễm trùng:
Không có nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tại chỗ.
Nhiễm trùng nặng ~ nhiễm trùng huyết.
Sốc nhiễm trùng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 312
6 tháng sau phẫu thuật
Chụp hình sau phẫu thuật.
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân:
Rất hài lòng, hài lòng, tạm chấp nhận, không hài
lòng.
Đo, ghi nhận các kích thước sau phẫu thuật.
Hình 2: Phẫu thuật lấy sụn vành tai.
Hình 3: Ghép sụn tạo hình mũi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 313
KẾT QUẢ -BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2013
đến tháng 06/2014 tại Khoa Phẫu Thuật Hàm
Mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ
Chí Minh. Mẫu sau cùng của nghiên cứu gồm 24
bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn đánh giá.
Chúng tôi đã ghi nhận một số kết quả như sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân nữ trong mẫu nghiên cứu
chiếm đa số (70,8%), gấp gần 2,5 lần bệnh
nhân nam (29,2%). Độ tuổi trung bình của
bệnh nhân tương đối đồng đều ở hai giới nam
và nữ, lần lượt là 18 và 17. Cơ cấu giữa nam và
nữ trong nghiên cứu của chúng tôi khá phù
hợp với các nghiên cứu trước đây. Các tác giả
đều nhất trí cho rằng nhu cầu sửa chữa để
hoàn thiện hình thể môi, mũi ở nữ giới cao
hơn nam giới vì nhu cầu về mặt thẩm mỹ ở nữ
bao giờ cũng cao hơn nam.
Các đặc điểm biến dạng mũi trên bệnh
nhân đã phẫu thuật khe hở môi một bên
Bảng 1: Các đặc điểm biến dạng mũi
Biến dạng N Tần số Tỷ lệ (%)
Đầu mũi lệch 24 10 41,7%
Cánh mũi xẹp 24 24 100%
Nền mũi rộng 24 24 100%
Nền lỗ mũi lõm 24 16 66,7%
Biến dạng mũi thường xảy ra cùng với
những biến dạng môi và tỉ lệ thuận với mức
độ nặng nhẹ của khe hở môi(1,3,7). Cánh mũi
xẹp và nền mũi rộng là hai loại biến dạng đặc
trưng gặp ở tất cả bệnh nhân bị dị tật khe hở
môi một bên dù đã được phẫu thuật, kế đến là
biến dạng nền mũi lõm cũng khá thường gặp
với tỉ lệ 66,7%, và biến dạng đầu mũi lệch có tỉ
lệ thấp nhất 41,7%. Kết quả phù hợp với các
tác giả trong và ngoài nước(5,8).
Bảng 2: So sánh các số đo trước và sau phẫu thuật:
Số đo Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
Chiều cao mũi (mm) 18,46 ± 3,087 19,28 ± 3,163
Chiều rộng mũi (mm) 43,55 ± 4,639 41,73 ± 4,267
Chiều cao lỗ mũi bên
KH (mm)
6,04 ± 1,470 9,09 ± 1,577
Số đo Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
Chiều rộng lỗ mũi bên
KH (mm)
13,45 ± 1,970 11,15 ± 1,577
Góc trụ mũi (
0
) 5,38 ± 1,946 1,23± 0,737
Chiều cao, chiều rộng mũi
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều ghi
nhận có sự gia tăng đáng kể về chiều cao mũi
sau phẫu thuật dù có hay không sử dụng vật liệu
ghép(3,6,8). Khâu cố định sụn cánh mũi sau khi
được bóc tách giải phóng vào sụn vách ngăn và
sụn cánh mũi phía bên lành là nguyên nhân
chính làm cho chiều cao mũi được gia tăng. Sự
gia tăng chiều cao mũi trước và sau phẫu thuật
trong nghiên cứu của chúng tôi lần là khá tương
đồng với các nghiên cứu có sử dụng vật liệu
ghép(3,6). Có sự gia giảm chiều rộng mũi trước và
sau phẫu thuật. Thu hẹp nền mũi bên khe hở là
nguyên nhân gây nên sự gia giảm này. Tuy
nhiên chúng tôi ghi nhận rằng phẫu thuật đơn
thuần thu hẹp nền mũi phía bên khe hở bằng các
vạt da hình quả trám hay hình thoi không cải
thiện được tình trạng nền lỗ mũi lõm.
Chiều cao, chiều rộng lỗ mũi bên khe hở
Chiều cao của lỗ mũi bên khe hở trước và
sau phẫu thuật có sự khác biệt rõ với độ tin cậy
rất cao (p < 0,001). Kết quả của chúng tôi phù
hợp với các nghiên cứu sử dụng sụn vành tai,
sụn vách ngăn làm vật liệu ghép(2,5). Điều này
cho thấy phẫu thuật ghép sụn vành tai có hiệu
quả rõ ràng trong việc gia tăng kích thước về
chiều cao. Sụn thiểu sản được bù trừ bằng mảnh
sụn ghép, mảnh sụn ghép có vai trò như một
khung nâng đỡ cho da và tổ chức mô dưới da.
Trong nghiên cứu số đo chiều cao hai lỗ mũi sau
phẫu thuật là: 9,09 ± 1,577mm và 9,65±1,724mm,
chiều rộng hai lỗ mũi sau phẫu thuật là
10,54±1,359mm và 11,15±1,577mm, vẫn có sự
khác biệt nhỏ giữa bên lành và bên bệnh. Tuy
nhiên nếu so sánh với các số đo ban đầu chúng
tôi nhận thấy rằng có sự giảm rõ rệt mức độ
chênh lệch giữa bên lành và bên bệnh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 314
Góc trụ mũi
Trong nghiên cứu kết quả về số đo góc trụ
mũi trước phẫu thuật là 5,380 ± 1,9460 và sau
phẫu thuật là 1,230 ± 0,7370. Chúng tôi nhận
thấy hai yếu tố đóng vai trò rất quan trọng (1)
sụn cánh mũi và sụn vách ngăn được giải
phóng hoàn toàn, (2) các mũi khâu treo sụn
ghép làm giảm số đo góc trụ mũi sau phẫu
thuật. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên
cứu của Hiromu M(5).
Đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau
phẫu thuật
Bảng 3: Mức độ đau sau phẫu thuật:
Mức độ đau
Không
đau
Rất ít Ít
Trung
bình
Nhiều
Dữ
dội
Tần số
(%)
6 (25) 3 (12,5) 13 (54,2) 2 (8,3) 0 (0) 0 (0)
Trong nghiên cứu, mức độ đau được đánh
giá dựa trên cảm nhận của bệnh nhân theo
thang đánh giá Likert, kết quả cho thấy 54,2%
bệnh nhân đau ít, 25% không hề đau sau phẫu
thuật, 12,5 % đau rất ít và 8,3 % đau trung
bình. Chúng tôi nhận thấy phương pháp ghép
sụn vành tai không những đem lại kết quả
thẩm mỹ cao mà còn ít gây khó chịu cho bệnh
nhân sau mổ.
Tụ máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật
Với phác đồ điều trị: Kháng sinh, kháng
viêm, giảm đau. Không ghi nhận được bất cứ
trường hợp nào có tình trạng tụ máu hoặc
nhiễm trùng trong nghiên cứu. Điều này phù
hợp với những nhận xét của nhiều tài liệu y
văn nước ngoài. Các tác giả đều nhận thấy ưu
điểm của việc sử dụng sụn tai là tình trạng
thải loại, nhiễm trùng, teo mảnh ghép đều
thấp hơn so với chất liệu độn nhân tạo và các
chất liệu tự thân khác.
Bảng 4: Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật:
Mức độ hài lòng
Rất hài
lòng
Hài
lòng
Tạm chấp
nhận
Không hài
lòng
Tần số
(%)
2 (8,3) 18 (75) 3 (12,5) 1 (4.2)
Kết quả ghi nhận trong nghiên cứu của
chúng tôi khá khả quan với 18 bệnh nhân hài
lòng (75%), 2 bệnh nhân rất hài lòng (8,3%).
Tuy nhiên các thông số sau phẫu thuật vẫn có
sự sai biệt nhỏ giữa bên lành và bên khe hở. Sự
sai biệt này có thể là do mô sẹo co rút sau phẫu
thuật. Về 1 bệnh nhân không hài lòng (4,2%), 3
bệnh nhân chỉ tạm chấp nhận (12,5%). Điều này
có lẽ là do mức độ biến dạng mũi tại thời điểm
bệnh nhân đến sửa chữa đã quá nặng, trong khi
kỳ vọng của bệnh nhân và gia đình về kết quả
tạo hình lại quá cao mà phẫu thuật vẫn chưa
thể giải quyết được.
KẾT LUẬN
Biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở môi
một bên chiếm tỷ lệ cao và là một thách thức đối
với phẫu thuật viên hàm mặt. Qua nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy ghép sụn vành tai là một
phương pháp hiệu quả, phục hồi tốt về mặt hình
thái học cho những bệnh nhân bị biến dạng mũi.
Phương pháp này có thể sửa chữa biến dạng
mũi sau phẫu thuật tạo hình môi kỳ đầu và khắc
phục di chứng mất thẩm mỹ mũi cho bệnh nhân
sau phẫu thuật KHM-HE, từ đó giúp bệnh nhân
giảm sự mặc cảm về bệnh tật đối với xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chang CS, Por YC, Liou EJW (2010), “Long – term comparison
of four techniques for obtaining nasal symmetry in unilateral
complete cleft lip patiens: a single surgeon’s experience”. Plast
Reconstr Surg; 120: 1348-56
2. Cheon Y.W, Park B.Y (2010), “Long term evaluation of
elongating columella using conchal composite graft in
bilateral secondary cleft lip and nose deformity”, Plast Reconstr
Surg; 126(2): 543-53
3. Go JY, Mun GH, Bang SI, Oh KS, Lim SY (2014), “The
Correction of Alar-Columella Web Deformities in Unilateral
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 315
Cleft-Lip Nasal Deformities with Web Graft Technique”
Aesthetic Plast Surg 2014 Jul 16
4. Han K, Kim J, Son D, Park B (2008), “How to harvest the
maximal amount of conchal cartilage grafts”, J Plast Reconstr
Aesthet Surg 61(12):1465-71.
5. Hiromu M, Katsuya K, Naoki M, Satoko Y, Shigehiko S (2012),
“Open rhinoplasty using conchal cartilage during childhood
to correct unilateral cleft-lip nasal deformities”, Journal of
Plastic, Reconstructive Aesthetic Surgery; 65,857-863
6. Matsuo K, Hirose T (1990), “Secondary correction of the
unilateral cleft lip nose using a conchal composite graft”. Plast-
reconstr-Surg, 86:991-5.
7. Lê Đức Tuấn (2004) Nghiên cứu sửa chữa những biến dạng
môi – mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên bẩm sinh.
Luận văn tiến sĩ y học.
8. Nguyễn Thúy Châu, Lâm Hoài Phương (2010), Đánh giá kết
quả điều trị của phương pháp Tajima trên bệnh nhân biến
dạng mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên, Luận án bác sĩ
chuyên khoa II.
Ngày nhận bài báo: 16/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2015
Người phản biện: PGS-TS Nguyễn Thị Hồng
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_ghep_sun_vanh_tai_tren_benh_nhan_b.pdf