Về biến chứng sau phẫu thuật:
+Biến chứng chảy máu: có 01 trường hợp chảy
máu sớm và 01 trường hợp chảy máu muộn chiếm
tỷ lệ 3,1%, mức độ chảy máu lần lượt ở 02 trường
hợp này là mức độ nhẹ và vừa.
+Biến chứng tổn thương mô: trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ tổn thương trụ rất ít và tổn
thương chủ yếu gặp ở trụ trước, những trường hợp
này thường rơi vào những amiđan quá phát độ I,
loại amiđan ẩn. Ở loại amiđan này bình diện giải
phóng trụ trước hẹp mà bề mặt điện cực lại rộng
nên có thể gây tổn thương mất trụ.
Mức độ đau ngày đầu và các thời điểm sau
phẫu thuật
Kết quả của chúng tôi cho thấy mức độ đau sau
phẫu thuật cao hơn so với kỹ thuật Coblation và ít
hơn so với các kỹ thuật khác. Đây cũng là ưu điểm
nổi bật của phương pháp này so với các phương
pháp khác với chi phí thấp nhất. Trong khi cắt chúng
tôi dùng kim nhỏ bơm nước liên tục vào đầu kẹp và
dùng ống hút liên tục ở dưới để thuận tiện cho việc
quan sát trong lúc cắt. Công suất máy điện lưỡng
cực để ở mức độ vừa phải thường là 40w lúc cắt
mô amiđan cháy màu trắng đục, sau khi cắt tưới
rửa bằng nước muối hoặc nước oxy già pha loãng
hố mổ trở lại màu đỏ hồng những ngày hậu phẫu
bệnh nhân dễ chịu và ít đau hơn. Và do cơ chế của
dao điện lưỡng cực dòng điện chỉ đi qua giữa 2 đầu
của lưỡng cực nên không làm tổn thương sâu và xa
dẫn đến ít đau.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt Amiđan bằng dao điện lưỡng cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN
BẰNG DAO ĐIỆN LƯỠNG CỰC
Lê Thanh Thái, Nguyễn Thanh Tuấn
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện lưỡng cực. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: 65 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện lưỡng cực từ tháng
04/2016 đến 05/2017 tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, với phương pháp nghiên cứu
mô tả, tiến cứu và có can thiệp lâm sàng.Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 19,38 ± 5,144 phút. Lượng
máu mất trung bình 8,34 ± 5,597 ml. Biến chứng chảy máu sau mổ 3,1% (2/65). Ngày thứ nhất sau phẫu thuật
hầu hết đau mức độ vừa (3,97 ± 1,29), sau đó giảm dần cho đến ngày thứ 7, và ngày thứ 14 bệnh nhân hết
đau hoặc đau rất nhẹ. Thời gian ăn uống trở lại bình thường là 7,43 ngày, tỷ lệ bong giả mạc hoàn toàn ngày
thứ 14 là 72,3%. Kết luận: Cắt amiđan bằng dao điện lưỡng với những ưu điểm: giảm lượng mất máu trong
phẫu thuật, thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau, hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật và có sự phục hồi
nhanh chóng.
Từ khóa: cắt amiđan, dao điện lưỡng cực, biến chứng sau phẫu thuật.
Abstract
EVALUATING THE OUTCOMES OF TONSILLECTOMY
BY BIPOLAR ELECTROCAUTERY
Le Thanh Thai, Nguyen Thanh Tuan
Hue University of Medicine and Pharmacy
Objective: To evaluate the outcomes of tonsillectomy by bipolar electrocautery. Materials and
Methods: Including 65 patients performed tonsillectomy by bipolar electrocautery from 04/2016 to 05/2017,
at the Department of Otorhinolaryngology, at Hue University Hospital, and the results were studied by
descriptive, prospective methods. Results: The mean surgical duration was 19.38± 5.144 minutes. Blood loss
during the operation averaged 8.34 ± 5.597 ml. Postoperative bleeding complications occurred in 3.1% (2 of
65) of the cases. The first day after surgery patients reported pain severity was moderate, thenthe severity
decreased steadily till seventh day, and on the fourteenth daymost patients reported no pain or only mild
pain. The time needed to return to normal eating was 7.43 days, 72.3% pseudomembranceunsticked at the
fourteenth day. Conclusion: Tonsillectomy by bipolar electrocautery have the advantages: decreasing the
blood loss, operation in short time, relatively pain-free, limiting postoperative bleeding complications and
rapid recovery time.
Key words: tonsillectomy, bipolar electrocautery
- Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Thái, email: thslethanhthai@gmail.com
- Ngày nhận bài: 6/8/2017; Ngày đồng ý đăng: 21/8/2017; Ngày xuất bản: 15/9/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm amiđan mạn tính là bệnh lý thường gặp
trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nếu không có chỉ
định điều trị đúng đắn và kịp thời thì bệnh có thể
gây nên những biến chứng tại chỗ và toàn thân,
thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phẫu
thuật cắt amiđan được thực hiện đầu tiên ở Ấn Độ
vào khoảng năm 1000 trước công nguyên và sau
đó ngày càng được phát triển rộng rãi.Tại Khoa Tai
Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế,
bên cạnh phương pháp cắt bỏ khối amiđan viêm
bằng phương pháp kinh điển thì cắt amiđan bằng
dao điện lưỡng cực cũng đã được áp dụng trong
những năm gần đây. Tuy vậy đến nay vẫn ít có công
trình nghiên cứu nào đánh giá ưu, nhược điểm của
phương pháp này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật
cắt amiđan bằng dao điện lưỡng cực”.
91
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 65 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan
bằng dao điện lưỡng cực tại Khoa Tai Mũi Họng,
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng
04/2016 đến tháng 05/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp mô tả, tiến cứu và có can thiệp lâm sàng.
2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.0
3. KẾT QUẢ
3.1. Lượng máu mất trong phẫu thuật
Biểu đồ 3.1. Lượng máu mất trong phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bìnhlà 19,38 ± 5,144 phút
Thời gian tối thiểu: 09 phút và thời gian tối đa 35 phút.
3.2. Lượng máu mất trong phẫu thuật
Biểu đồ 3.2. Lượng máu mất trong phẫu thuật
Lượng máu mất trung bình là 8,34 ± 5,597.
Lượng máu mất tối thiểu: 0ml, tối đa là: 28ml.
3.3. Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật
Tỷ lệ chảy máu sớm sau phẫu thuật là 1,5 %
Tỷ lệ chảu máu muộn sau phẫu thuật là 1,5 %
92
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.4. Một số biến chứng khác sau phẫu thuật
Bảng 3.4. Một số biến chứng khác sau phẫu thuật
Biến chứng khác sau phẫu thuật n Tỷ lệ %
Sốt 02 3,1
Tổn thương mô
Phù nề lưỡi gà 12 18,5
Phù nề trụ 09 13,8
Mất trụ
Trước 08 12,3
Sau 02 3,1
Các rối loạn
Rối loạn nuốt 02 3,1
Rối loạn vị giác 05 7,7
Tổng 65 100
Ngoài chảy máu thì biến chứng hay gặp là phù nề lưỡi gà có 12 trường hợp (18,5 %), biến chứng phù
nề trụ ( 13,8 %), mất trụ (15,4 %).
3.5. Mức độ đau ngày đầu sau phẫu thuật
Ngày đầu sau phẫu thuật, mức độ đau vừa chiếm đa số với 29 trường hợp ( 44,6 %) và đau ít với 27
trường hợp ( 41,5 %).
3.6. Mức độ đau các thời điểm sau phẫu thuật
Mức độ đau sau mổ cao nhất vào ngày đầu tiên
( 3,97 ± 1,29), sau đó giảm dần cho đến ngày thứ 7
(1,51 ± 0,64), và sau 2 tuần bệnh nhân hết đau hoặc
đau rất nhẹ ( mức độ đau 0 hoặc 1 ).
3.7. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật
Thời gian bệnh nhân ăn uống bình thường trở lại
trung bình: 7,20 ± 1,03.
Thời gian bệnh nhân sinh hoạt như bình thường
là 6,18 ± 1,15
3.8. Tình trạng hốc amiđan sau phẫu thuật
Giả mạc hố amiđan bám đều chủ yếu vào ngày
thứ 2 với tỷ lệ 83,1 %.
Có 13,6 % bệnh nhân phù nề trụ, 18,2 % bệnh
nhân phù nề lưỡi gà ngày thứ 1 sau phẫu thuật.
Ngày thứ 7 sau phẫu thuật không còn bệnh nhân
nào phù nề trụ, lưỡi gà.
Sau phẫu thuật 2 tuần tình trạng bong giả mạc
hoàn toàn chiếm đa số số với tỷ lệ 72,3%.
4. BÀN LUẬN
Về thời gian phẫu thuật: Thời gian trung bình
phẫu thuật: 19,44 ± 5,123.Nhóm thời gian từ 10 đến
20 phút chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,5%.Thời gian cắt
amiđan bằng dao điện lưỡng cực của chúng tôi lâu hơn
đôi chút so với các kỹ thuật cắt amiđan bằng dao điện
đơn cực, nhưng nhanh hơn so với kỹ thuật Coblation
và phương pháp cắt amiđan bóc tách. Trong quá trình
phẫu thuật đối với dao lưỡng cực, dòng điện phóng
giữa 2 cực của lưỡi dao, phẫu thuật viên phải kẹp và
93
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
mở lưỡi dao liên tục, ngoài ra có sự chênh lệch về
thời gian phẫu thuật đối với từng phương pháp là do
phụ thuộc vào tình trạng, độ quá phát của amiđan.
Những amiđan quá to hoặc amiđan có tiền sử viêm
tấy, apxe quanh amiđan thường gây tốn nhiều thời
gian hơn trong quá trình phẫu thuật.
Về lượng máu mất trong phẫu thuật: Nhóm ≤
5ml chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,4 %. Lượng mất máu
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương
các phẫu thuật cắt amiđan bằng kỹ thuật đông điện
đơn cực, kỹ thuật Coblation và thấp hơn nhiều so
với kỹ thuật bóc tách. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, cường độ dòng điện dùng cho dao điện lưỡng
cực thường là 40 - 70 Watts. Với cường độ dòng
điện này, các mạch máu nhỏ đều được đốt trong
quá trình giải phóng amiđan ra khỏi hố nên rất ít
gây chảy máu, chỉ dùng đông điện tăng cường và các
biện pháp cầm máu khác đối với chảy máu từ các
mạch máu lớn hơn.
Về biến chứng sau phẫu thuật:
+Biến chứng chảy máu: có 01 trường hợp chảy
máu sớm và 01 trường hợp chảy máu muộn chiếm
tỷ lệ 3,1%, mức độ chảy máu lần lượt ở 02 trường
hợp này là mức độ nhẹ và vừa.
+Biến chứng tổn thương mô: trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ tổn thương trụ rất ít và tổn
thương chủ yếu gặp ở trụ trước, những trường hợp
này thường rơi vào những amiđan quá phát độ I,
loại amiđan ẩn. Ở loại amiđan này bình diện giải
phóng trụ trước hẹp mà bề mặt điện cực lại rộng
nên có thể gây tổn thương mất trụ.
Mức độ đau ngày đầu và các thời điểm sau
phẫu thuật
Kết quả của chúng tôi cho thấy mức độ đau sau
phẫu thuật cao hơn so với kỹ thuật Coblation và ít
hơn so với các kỹ thuật khác. Đây cũng là ưu điểm
nổi bật của phương pháp này so với các phương
pháp khác với chi phí thấp nhất. Trong khi cắt chúng
tôi dùng kim nhỏ bơm nước liên tục vào đầu kẹp và
dùng ống hút liên tục ở dưới để thuận tiện cho việc
quan sát trong lúc cắt. Công suất máy điện lưỡng
cực để ở mức độ vừa phải thường là 40w lúc cắt
mô amiđan cháy màu trắng đục, sau khi cắt tưới
rửa bằng nước muối hoặc nước oxy già pha loãng
hố mổ trở lại màu đỏ hồng những ngày hậu phẫu
bệnh nhân dễ chịu và ít đau hơn. Và do cơ chế của
dao điện lưỡng cực dòng điện chỉ đi qua giữa 2 đầu
của lưỡng cực nên không làm tổn thương sâu và xa
dẫn đến ít đau.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 65 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt 2 amiđan bằng dao điện lưỡng cực tại
khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế từ tháng 04/2016 đến 05/2017, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
Thời gian phẫu thuật trung bìnhlà 19,38 ± 5,144
phút, nhóm thời gian >10 – 20 chiếm đa số với tỷ lệ
55,4%. Lượng máu mất trung bình là 8,34 ± 5,597,
nhóm máu mất ≤ 5 chiếm tỷ lệ cao với 35,4%.
Hình thức cầm máu chủ yếu dùng trong phẫu
thuật là dùng đông điện lưỡng cực đơn thuần
(80%). Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật có 02
trường hợp (3,1%) ở mức độ nhẹ và vừa. Mức độ
đau ngày đầu sau phẫu thuật chủ yếu ở mức độ vừa
(3,97 ± 1,29) và sau đó giảm dần. Thời gian ăn uống
bình thường là 7,43 ngày. Thời gian sinh hoạt bình
thường là 6,28 ngày. Thời gian giả mạc hố amiđan
bám đều chủ yếu vào ngày thứ 2. Hầu hết giả mạc
bong hoàn toàn sau 2 tuần.
Cắt amiđan bằng dao điện lưỡng cực mang lại
hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Dùng dao điện lưỡng cực có lợi điểm là thời gian
phẫu thuật ngắn, ít đau, chảy máu trong mổ ít hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Phan Thị Ly Đa (2012), Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng của viêm amiđan mạn tính và so
sánh kết quả điều trị cắt amiđan bằng dao điện đơn
cực và lưỡng cực, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú,
Trường đại học y dược Huế.
2. Nguyễn Hữu Khôi (2015), Viêm amiđan và
VA., Viêm họng amiđan và VA., Nhà xuất bản Y học,
tr.115 -200.
3. Huỳnh Tấn Lộc (2010), “Đánh giá hiệu quả
cắt amiđan trong bao bằng kiềm điện lưỡng cực tại
Bệnh viện nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 181 - 184.
4. Võ Tấn (2003), Bệnh về họng, Tai Mũi Họng
Thực hành, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, 181 - 266.
5. Nguyễn Tư Thế (2013), “Viêm amiđan”, Giáo
trình TMH - Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa,
94
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 110 - 113.
6. Atlastair Ronald Mcnenll (1960), “A history of
Tonsillectomy: Two millennia of trauma, haemorrhge
and controversy”, Ulser Medical Journal. 29 (1), tr.
59 - 63.
7. Kousha Abdorrahim et al (2007), “Cold
dissection versus bipolar electrocautery
tonsillectomy”, Journal of Research in Medical
Sciences. 12 (3), tr. 117 - 120.
8. Shah S.A. và Ghani R. (2007), “Evaluation of
safety of bipolar diathermy tonsillectomy “, J Ayub
Med Coll Abbottabad 19(4), tr. 94-97.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_cat_amidan_bang_dao_die.pdf