Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 42,9%
răng cửa ngầm phát hiện trong giai đoạn 5-10
tuổi, trong khi chỉ có 9,1% răng nanh được phát
hiện trong giai đoạn này. Tuổi trung bình của
bệnh nhân có răng nanh ngầm là 12,82±1,08 tuổi,
lớn hơn nhóm có răng cửa ngầm khoảng 2 tuổi
(trung bình 10,21±2,39 tuổi), và lớn hơn nhóm
răng nanh ngầm trong nghiên cứu của Crescini
(2007) là 17,2 ±6,0 tuổi (12-52 tuổi)(3).
Về dịch tễ
Giới tính: Nghiên cứu trên 25 ca có răng
trước hàm trên ngầm cho thấy giới nữ chiếm tỷ
lệ 64% cao hơn nam 36%, với tỉ lệ nữ/nam là
1,8/1. Sự chênh lệch giới tính đối với răng cửa ở
nữ gấp 2,5 lần nam, rõ hơn đối với răng nanh
ngầm (ở nữ gấp 1,2 lần nam). Nhận định này
phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng răng
nanh hàm trên ngầm thường thấy ở nữ nhiều
hơn nam(10,11).
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số (19 ca)
răng ngầm, nhất là răng nanh, nằm xa mặt
phẳng nhai (trên 1,4 cm). Khoảng cách từ đỉnh
múi răng ngầm đến mặt phẳng nhai càng lớn
đòi hỏi thời gian điều trị càng dài. Thời gian
chỉnh hình răng nanh ngầm trên 2 năm, dài hơn
thời gian chỉnh hình răng cửa ngầm (thường
dưới 2 năm)(1,2,5,8).
Kết quả tương tự nghiên cứu của Stewart tại
Canada năm 2001. Nếu khoảng cách từ đỉnh
múi răng nanh ngầm đến mặt phẳng nhai dưới
14mm cần điều trị trong khoảng thời gian trung
bình 23,8 tháng; nếu trên 14mm, thời gian điều
trị trung bình 31,1 tháng. Trong nghiên cứu này
có 2 ca răng cửa cứng khớp sau điều trị một
năm. Sau đó 2 ca này phải chuyển nhổ. Đây là 2
ca răng cửa hàm trên ngầm có khoảng cách từ
đỉnh múi răng đến mặt nhai hàm trên là 10mm
và 22mm, góc 400 và 450, được điều trị bằng
khí cụ cố định phối hợp phương pháp phẫu
thuật bộc lộ răng ngầm với vạt kín. Sau 2 năm
điều trị, 2 ca trên đều bị cứng khớp đi kèm tiêu
ngót chân răng sau một thời gian điều trị phải
nhổ bỏ. Nguyên nhân có thể do sử dụng lực kéo
chỉnh nha quá mạnh lúc mới bắt đầu.
Kết quả thẩm mỹ
Các yếu tố quyết định kết quả chỉnh hình
một răng ngầm thành công là:
- Vị trí và hướng của răng ngầm.
- Mức độ hoàn tất chân răng.
- Có đủ khoảng cho răng ngầm.
Phải xem xét các yếu tố này trước khi quyết
định phương pháp điều trị. Phẫu thuật bộc lộ
răng trước hàm trên ngầm và sử dụng khí cụ
chỉnh nha cố định là phương pháp điều trị
thường dùng nhất, hầu hết các ca đều cho kết
quả thẩm mỹ tốt(2,4,5,9,12).
Đa số bệnh nhân đều hài lòng về màu sắc,
hình dạng, vị trí trên cung răng của răng ngầm
sau điều trị. Việc đánh giá kết quả thẩm mỹ bởi
Bác sỹ cho thấy: Tốt: 18/23; Chấp nhận: 3/23;
Không tốt: 2/23.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phối hợp phẫu thuật và chỉnh hình răng trước hàm trên ngầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 226
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP PHẪU THUẬT
VÀ CHỈNH HÌNH RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN NGẦM
Nguyễn Thị Ngọc Nữ*, Lê Đức Lánh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng thẩm mỹ và trụt nướu sau điều trị răng
trước hàm trên ngầm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân gồm 11 răng nanh ngầm hàm
trên và 14 răng cửa ngầm hàm dưới. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi 6 tháng để đánh giá tình trạng
mô nha chu và thẩm mỹ.
Kết quả cho thấy: Đa số bệnh nhân, răng trước ngầm hàm trên được đặt chỉnh hình cố định sau phẫu
thuật và gần 91,3% có kết quả chấp nhận đươc về mặt thẩm mỹ. Về tình trạng mô nha chu, có 18 ca không bị
trụt nướu, 5 ca bị trụt nướu. Ghi nhận có 2 ca răng cửa ngầm hàm trên bị thất bại do tiêu ngót và cứng khớp
sau phẫu thuật.
Kết luận: Đa số có kết quả thẩm mỹ chấp nhận được. Có 5 ca bị trụt nướu. Khoảng cách d càng lớn đòi hỏi
thời gian điều trị càng dài. Trong điều phẫu thuật răng trước ngầm hàm trên không nên lấy đi mô xung quanh
và mô nướu khi lật vạt, nên sử dụng kỹ thuật bộc lộ với vạt kín.
Từ khóa: Răng trước hàm trên ngầm.
ABSTRACT
EVALUTION RESULTS OF ORTHODONTIC TREATMENT OF IMPACTED MAXILLARY ANTERIOR
TEETH
Nguyen Thi Ngoc Nu, Le Duc Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 226 - 231
The objectives of this study is esthetically and gingival condition evaluation of the treatment of impacted
maxillary anterior teeth.
Marerial and method: Our research was studied on 25 patients included 11 maxillary canines impacted
and 14 maxillary incisors impacted. Patients were observed for 6 months after treatment to evaluate the long-
term results on esthetic and periodontal condition. In most of the patient, the impacted maxillary anterior teeth
had been surgically exposed and treated with fixed orthodontic appliances. The esthetic results as well as
periodontal conditions were evaluated.
Results: Only two of the 25 patient were not satisfied with the esthetic result, whereas orthodontists judged
91.3% of the results as esthetically acceptable on clinical evaluation. There were no gingival recession condition
on 18 patients, 5 cases were on gingival recession condition. 2 cases maxillary incisors impacted had been failed
becaused of ankylosis and resorption after treatment.
Conclusion: Most of cases were esthetically acceptable on clinical evaluation. There were no gingival
recession condition on 18 patients, 5 cases were on gingival recession condition.
Key words: Impacted maxillary anterior teeth.
*: Bệnh viện RHM Tp. HCM, **: Khoa RHM – Đại học Y Dược Tp. HCM
Liên hệ tác giả: BS.CKII. Nguyễn Thị Ngọc Nữ, ĐT: 0984812925, Email: ngoc_nu_1962@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 227
MỞ ĐẦU
Nguyên nhân răng nanh ngầm được phân
thành hai nhóm chính như sau
- Các yếu tố nguyên phát hay bẩm sinh: răng
ngầm nguyên phát có tính chất di truyền. Có sự
sai chỗ nguyên thuỷ của mầm răng do rối loạn
sự phát triển mầm răng hoặc do môi trường
xương tạo yếu tố bất lợi.
- Các yếu tố thứ phát hay mắc phải: đó là các
yếu tố tác động gây sự lệch lạc đường hướng
mọc răng trong lúc răng đang phát triển: Chấn
thương: gãy xương. Nhiễm trùng: sang thương
quanh chóp như nang, u Những yếu tố cơ
học: Dị vật: mầm răng dư. Thiếu chỗ: hàm hẹp,
giải phẫu học vùng khẩu cái trước không thuận
lợi, sự bất hài hoà răng và hàm, sự di gần của
các răng sau, sự di xa của các răng trước. Răng
nanh sữa mất sớm hay tồn tại lâu. Mật độ xương
ổ răng và niêm mạc khẩu cái dày chắc do sức
nhai và dính chắc vào xương hơn niêm mạc
miệng nơi khác. Dị tật bẩm sinh: khe hở môi,
khe hở hàm ếch. Dị dạng chân răng: chân răng
cong, nhất là ở răng cửa giữa hàm trên có thể vì
sự khó khăn khi đưa một răng có chân răng
cong mọc vo vị trí thích hợp(1,3,4).
Chẩn đoán răng trước hàm trên ngầm
Răng ngầm thường không gây một triệu
chứng chủ quan nào nếu không có biến chứng,
vì vậy nó thường phát hiện tình cờ khi chụp
phim. Các dấu hiệu khiến ta nghi ngờ sự hiện
diện của một răng trước hàm trên ngầm là:
Thiếu một răng trên cung hàm. Khe hở bất
thường giữa các răng trước. Khối sưng ở khẩu
cái hay hành lang. Các răng kế cận bị mọc
nghiêng hoặc xoay. Có răng cửa trên lung lay (bị
tiêu ngót chân răng do răng nanh ngầm)(1,5,9).
Đối với răng nanh ngầm phía khẩu cái,
răng cửa bên có thể có hình dáng nhỏ, hay có
thể thiếu răng cửa bên bẩm sinh. Răng sữa tồn
tại quá thời gian trên cung hàm, nhất là răng
nanh sữa.
Điều trị phối hợp phẫu thuật và chỉnh
hình răng trước hàm trên ngầm
Chỉ định
Thể lực và tâm lý: bệnh nhân có sức khoẻ,
cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ mục đích
điều trị, quá trình điều trị lâu dài để bệnh nhân
hợp tác tốt. Điều kiện chỉnh hình và phẫu thuật:
Chiều hướng răng không quá bất thường (răng
ngầm ngang, ngầm ngược); Dư hoặc đủ chỗ trên
cung hàm; Răng không bị cứng khớp(6,7,10).
Các kỹ thuật
Theo A. Becker có 3 bước điều trị chỉnh hình
răng mặt cho các răng trướchàm trên ngầm.
Bước 1: Điều trị chỉnh hình răng mặt trước phẫu
thuật
Trước hết cần xác định có đủ khoảng trống
trên cung hàm cho răng ngầm hay không.Đối
với răng nanh ngầm, có thể đo trực tiếp răng
nanh bên đối diện hay đo trên phim X quang để
biết kích thước răng nanh ngầm.Tạo khoảng hở
cần thiết trước khi phẫu thuật, cho phép một
răng chưa mọc đi vào vị trí đúng không bị cản
trở trên đường di chuyển.
Bước 2: Điều trị phẫu thuật
Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X
quang đầy đủ, phẫu thuật có mục đích loại bỏ
những chướng ngại vật bất thường nếu có, lấy
bớt xương quanh thân răng để răng mọc tự
nhiên hoặc nhân tạo.
+ Kỹ thuật bộc lộ với vạt hở: thường sử dụng
2 loại vạt: vạt cửa sổ, vạt lật về phía chóp (vạt
bán nguyệt). Dùng dao 11 hoặc 15 lấy đi lớp
niêm mạc quanh xương ổ răng và một phần
niêm mạc bao quanh răng, lấy đi lớp xương phủ
trên răng để bộc lộ thân răng ngầm. Vết thương
mở, không khâu, sự lành thương tiếp theo sẽ
xuyên qua lớp biểu mô sừng hóa bên trên. Mắc
cài có thể được dán bất cứ lúc nào bởi vì răng
luôn được nhìn thấy.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 228
+ Kỹ thuật bộc lộ với vạt kín: Dùng dao 11
hoặc 15 lật vạt niêm mạc quanh xương đủ rộng
có thể nhìn thấy răng ngầm bên dưới, loại bỏ lớp
xương phủ trên răng đủ rộng để dễ cách ly và
gắn mắc cài. Sau đó, phẫu thuật viên sẽ dán một
mắc cài vào răng ngầm, cột dây thép có đuôi kéo
dài.Vạt niêm quanh xương được đặt lại và khâu
kín để che phủ vùng phẫu thuật.Phẫu thuật viên
kéo đuôi dây xuyên qua vạt tại một điểm thuận
lợi cho việc sử dụng lực kéo chỉnh nha.
Bước 3: Điều trị chỉnh hình răng mặt sau phẫu
thuật.
Đuôi dây kim loại được cắt ngắn và uốn
thành móc nhỏ, càng gần mô nướu càng tốt và
khí cụ chỉnh nha tạo một lực trồi nhẹ. Răng
ngầm mọc qua mô lành theo cách mọc bình
thường. Ngay khi răng đã mọc đầy đủ, đặt lực
làm nghiêng răng, xoay răng, kéo thẳng và lực
xoắn được đặt vào răng để hoàn chỉnh việc làm
thẳng này.
Theo y văn, răng nanh ngầm chiếm tỷ lệ 0,9-
2,2% trong dân số. Răng nanh hàm trên thường
ngầm hơn răng cửa hàm trên. Đa số (85%) răng
nanh hàm trên ngầm phía khẩu cái. Điều trị
chỉnh hình răng ngầm thường phức tạp và lâu
dài hơn điều trị chỉnh hình răng mặt thông
thường.
Hiện nay, số bệnh nhân có răng trước hàm
trên ngầm đến điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt
ngày càng nhiều hơn. Ở Việt Nam, các báo cáo
về đề tài chỉnh hình răng mặt cho các răng trước
hàm trên ngầm còn ít. Do vậy, nghiên cứu nhằm
“Đánh giá kết quả điều trị phối hợp phẫu thuật
và chỉnh hình răng trước hàm trên ngầm” với
mục tiêu như sau:
1. Xác định các đặc điểm dịch tễ học (bao
gồm loại răng ngầm, tuổi, giới tính, vị trí, triệu
chứng lâm sàng thường gặp) và X quang của
răng trước hàm trên ngầm.
2. Xác định thời gian điều trị phối hợp phẫu
thuật và chỉnh hình răng trước ngầm (theo
nhóm răng ngầm, vị trí răng ngầm).
3. Đánh giá tình trạng thẩm mỹ (bao gồm
màu sắc, hình dạng, vị trí răng trên cung răng)
của răng trước hàm trên ngầm sau điều trị.
4. Đánh giá tình trạng trụt nướu, cứng khớp,
tiêu ngót chân răng, mức độ sống của tủy răng
ngầm sau điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 25 bệnh nhân có răng
trước hàm trên ngầm đến khám và điều trị
chỉnh hình phối hợp phẫu thuật tại Khoa Chỉnh
Hình Răng Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.
Hồ Chí Minh, từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 10
năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng loạt ca.
Các bước tiến hành
Trước điều trị:
- Cung cấp thông tin cho bệnh nhân bao
gồm: mục tiêu nghiên cứu, số lần hẹn, các biến
chứng có thể gặp sau điều trị.
- Phát và thu lại phiếu đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm
cận lâm sàng, chụp X quang và làm bệnh án
theo đúng qui định.
Trong điều trị:
- Chỉnh nha trước phẫu thuật để tạo đủ
khoảng cho răng ngầm và sắp xếp các răng ngay
ngắn trên cung răng.
- Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm.
- Chỉnh nha sau phẫu thuật để kéo răng
ngầm xuống đúng vị trí trên cung răng.
Sau điều trị:
- Ghi nhận thời gian điều trị, tình trạng lâm
sàng sau khi kết thúc điều trị.
- Tái khám 6 tháng sau khi kết thúc điều trị
để đánh giá tình trạng thẩm mỹ (vị trí trên cung
răng, hình dạng răng, màu sắc răng), tình trạng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 229
trụt nướu, tiêu ngót chân răng, tình trạng cứng
khớp, kiểm tra độ sống của tủy răng.
Đánh giá vị trí răng nanh ngầm trên phim
toàn cảnh dựa theo các tiêu chuẩn của Ericson
và Kurol (1988): Khoảng cách d (mm): đo từ
đỉnh múi răng ngầm đến mặt phẳng nhai
(mặt phẳng nhai từ đỉnh múi răng cối lớn thứ
nhất đến rìa cắn răng cửa hàm trên). Góc
(độ): góc giữa trục dài của răng ngầm với
đường giữa mặt. Vùng S: Xác định vùng có
múi nhọn răng nanh.
Phương pháp đánh giá kết quả điều trị
Phương tiện
Dụng cụ khám lâm sàng, phim quanh chóp.
Phương pháp đánh giá thẩm mỹ
Theo tiêu chuẩn đánh giá của tác giả
D’Amico(2003). Mức độ thẩm mỹ được đánh giá
qua các yếu tố về màu sắc, hình dáng vị vị trí
trên cung răng của răng ngầm 6 tháng sau khi
kết thúc điều trị.
Màu sắc răng bình thường: khi răng không
bị đổi màu và có gam màu tương đương với các
răng xung quanh. Hình dạng giải phẫu bình
thường hoặc có diện mòn múi răng <1,5mm2. Vị
trí răng trên cung răng bình thường: khi răng ở
vị trí bình thường trên cung răng. Đánh giá tình
trạng trụt nướu sau điều trị.
Đánh giá tình trạng của tủy răng ngầm sau
điều trị
- Đánh giá sự tiêu ngót chân răng sau
điều trị.
- Đánh giá sự cứng khớp của răng ngầm sau
điều trị.
KẾT QUẢ
Về đặc điểm lâm sàng và X quang của răng
trước hàm trên ngầm
Răng trước ngầm hàm trên thường gặp từ 10
đến 15 tuổi, trung bình 12,82±1,08 tuổi, ở nữ
nhiều hơn nam với tỉ lệ 1,8/1.
Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là khe hở
giữa hai răng (92%), kế tiếp là khối sưng ở vùng
nướu răng (32%), răng sữa còn tồn tại (8%).
Đa số răng ngầm có hướng thẳng (60%) hơn
là hướng nghiêng (40%), khoảng cách d đến mặt
phẳng nhai thường trên 14 mm (76%). Răng
trước hàm trên thường ngầm ở phía khẩu cái
(64%) hơn phía hành lang (36%), 56% răng chưa
đóng chóp, 8% có chân răng cong, không tiêu
ngót chân răng. Vật cản răng ngầm chỉ gặp
trong nhóm răng cửa ngầm, gồm răng dư kẻ
giữa (4 ca; 28,6%), u răng (1 ca; 7,1%).
Thời gian điều trị chỉnh hình răng trước
hàm trên ngầm
Thời gian điều trị trước phẫu thuật từ 3 đến
5 tháng.
Thời gian điều trị chỉnh nha từ lúc bắt đầu
kéo răng ngầm xuống cung răng cho đến khi
răng mọc ngay trên cung răng từ 10 -15 tháng.
Thời gian chỉnh nha sau phẫu thuật vạt hở là
14,14±5,36 tháng, lâu hơn sau phẫu thuật vạt kín
10,72±6,47 tháng.
Thời gian điều trị răng nanh (27,73±3,04
tháng) lâu hơn răng cửa (20,5±6,4 tháng).
Điều trị răng cách xa mặt phẳng nhai trên
14mm (28,33±2,65 tháng) kéo dài hơn răng cách
mặt phẳng nhai dưới 14mm (25±4,24 tháng).
Điều trị răng nghiêng (21,40±4,98 tháng),
(28,40±3,847 tháng) lâu hơn răng có hướng thẳng
(20±7,29 tháng), (27,17±2,401 tháng).
Tình trạng thẩm mỹ của răng trước hàm
trên ngầm sau điều trị
Trong số 23 ca điều trị thành công, tất cả đều
có màu sắc răng bình thường. Bác sĩ đánh giá kết
quả thẩm mỹ răng ngầm sau điều trị: thẩm mỹ
tốt 18 ca (78,3%); chấp nhận được 3 ca (13%),
không tốt 2 ca (8,7%). Trong số 18 ca đạt thẩm
mỹ tốt, răng nghiêng dưới 300, phẫu thuật vạt
kín. Kết quả 2 ca không đạt thẩm mỹ là răng
cửa, bị cứng khớp. Ý kiến của bệnh nhân ở
nhóm răng cửa ngầm: 64,3% hài lòng, 21,4% tạm
hài lòng và 14,3% không hài lòng; đối với nhóm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 230
răng nanh ngầm: 100% bệnh nhân hài lòng về
kết quả điều trị.
Tình trạng trụt nướu, cứng khớp, tiêu ngót
chân răng, tủy răng sau điều trị
Trong 23 ca điều trị phẫu thuật chỉnh nha
thành công, có 18 ca không trụt nướu (78,3%) và
5 ca trụt nướu (21,7%). Cả 5 ca bị trụt nướu đều
cách xa mặt phẳng nhai trên 14mm, nghiêng
hơn 400, phẫu thuật vạt hở. Trụt nướu xảy ra
trong 33,3% số ca có viêm nướu, trong khi chỉ có
14,3% số ca không bị viêm nướu. Những ca bị
trụt nướu có thời gian chỉnh hình trung bình
(20±5,66 tháng) nhanh hơn những ca không bị
trụt nướu (23,28±6,52 tháng). Không có ca nào bị
chết tủy, tiêu ngót chân răng kế cận, tiêu xương
vùng răng ngầm. Có 2 ca răng cửa hàm trên
ngầm điều trị bị thất bại do bị cứng khớp trong
lúc chỉnh hình, cả 2 ca bị tiêu ngót chân răng.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 42,9%
răng cửa ngầm phát hiện trong giai đoạn 5-10
tuổi, trong khi chỉ có 9,1% răng nanh được phát
hiện trong giai đoạn này. Tuổi trung bình của
bệnh nhân có răng nanh ngầm là 12,82±1,08 tuổi,
lớn hơn nhóm có răng cửa ngầm khoảng 2 tuổi
(trung bình 10,21±2,39 tuổi), và lớn hơn nhóm
răng nanh ngầm trong nghiên cứu của Crescini
(2007) là 17,2 ±6,0 tuổi (12-52 tuổi)(3).
Về dịch tễ
Giới tính: Nghiên cứu trên 25 ca có răng
trước hàm trên ngầm cho thấy giới nữ chiếm tỷ
lệ 64% cao hơn nam 36%, với tỉ lệ nữ/nam là
1,8/1. Sự chênh lệch giới tính đối với răng cửa ở
nữ gấp 2,5 lần nam, rõ hơn đối với răng nanh
ngầm (ở nữ gấp 1,2 lần nam). Nhận định này
phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng răng
nanh hàm trên ngầm thường thấy ở nữ nhiều
hơn nam(10,11).
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số (19 ca)
răng ngầm, nhất là răng nanh, nằm xa mặt
phẳng nhai (trên 1,4 cm). Khoảng cách từ đỉnh
múi răng ngầm đến mặt phẳng nhai càng lớn
đòi hỏi thời gian điều trị càng dài. Thời gian
chỉnh hình răng nanh ngầm trên 2 năm, dài hơn
thời gian chỉnh hình răng cửa ngầm (thường
dưới 2 năm)(1,2,5,8).
Kết quả tương tự nghiên cứu của Stewart tại
Canada năm 2001. Nếu khoảng cách từ đỉnh
múi răng nanh ngầm đến mặt phẳng nhai dưới
14mm cần điều trị trong khoảng thời gian trung
bình 23,8 tháng; nếu trên 14mm, thời gian điều
trị trung bình 31,1 tháng. Trong nghiên cứu này
có 2 ca răng cửa cứng khớp sau điều trị một
năm. Sau đó 2 ca này phải chuyển nhổ. Đây là 2
ca răng cửa hàm trên ngầm có khoảng cách từ
đỉnh múi răng đến mặt nhai hàm trên là 10mm
và 22mm, góc 400 và 450, được điều trị bằng
khí cụ cố định phối hợp phương pháp phẫu
thuật bộc lộ răng ngầm với vạt kín. Sau 2 năm
điều trị, 2 ca trên đều bị cứng khớp đi kèm tiêu
ngót chân răng sau một thời gian điều trị phải
nhổ bỏ. Nguyên nhân có thể do sử dụng lực kéo
chỉnh nha quá mạnh lúc mới bắt đầu.
Kết quả thẩm mỹ
Các yếu tố quyết định kết quả chỉnh hình
một răng ngầm thành công là:
- Vị trí và hướng của răng ngầm.
- Mức độ hoàn tất chân răng.
- Có đủ khoảng cho răng ngầm.
Phải xem xét các yếu tố này trước khi quyết
định phương pháp điều trị. Phẫu thuật bộc lộ
răng trước hàm trên ngầm và sử dụng khí cụ
chỉnh nha cố định là phương pháp điều trị
thường dùng nhất, hầu hết các ca đều cho kết
quả thẩm mỹ tốt(2,4,5,9,12).
Đa số bệnh nhân đều hài lòng về màu sắc,
hình dạng, vị trí trên cung răng của răng ngầm
sau điều trị. Việc đánh giá kết quả thẩm mỹ bởi
Bác sỹ cho thấy: Tốt: 18/23; Chấp nhận: 3/23;
Không tốt: 2/23.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2005
đến tháng 10/2007 trên 25 ca răng trước ngầm
hàm trên được điều trị phối hợp phẫu thuật và
chỉnh hình, chúng tôi rút ra môt số kết luận sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 231
1. Răng trước ngầm hàm trên thường gặp ở
độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi, thường gặp ở nữ nhiều
hơn nam và răng thường bị ngầm ở phía khẩu
cái hơn phía hành lang.
2. Đa số (91,3%) có kết quả thẩm mỹ chấp
nhận được.
3. Khoảng cách d càng lớn đòi hỏi thời gian
điều trị càng dài. Trong điều phẫu thuật răng
trước ngầm hàm trên không nên lấy đi mô xung
quanh và mô nướu khi lật vạt, nên sử dụng kỹ
thuật bộc lộ với vạt kín.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alqerban A., Jacobs R., Lambrechts P., Loozen G., Willems
G. (2009). “Root resorption of the maxillary lateral incisor
caused by impacted canine: a literature review”. Clin Oral
Investig; 13(3): 247-255.
2. Bayram M., Ozer M., Sener I. (2007). “Maxillary canine
impactions related to impacted central incisors: two case
reports”. J Contemp Dent Pract; 8(6): 72-81.
3. Crescini A., Nieri M., Buti J., Baccetti T., Prato G.P.P. (2007).
“Orthodontic and periodontal outcomes of treatment
impacted maxillary canines”. Angle Orthod; 77(4): 571-576.
4. Kharsa M.A. (2009). “Management of impacted teeth in the
orthodontic practice”. The Orthodontic CYBER Journal.
in-the-orthodontic-practice.
5. Kumar S. (2010). “Combined orthodontic and surgical
treatment of impacted maxillary central incisors allied with
impacted supernumerary tooth – A case report”. The
Orthodontic CYBER Journal
(
6. Lê Đức Lánh (2007). “Phẫu thuật thực hành răng miệng”.
NXB Y học Tp. Hồ Chí Minh.
7. Ling K.K., Ho C.T., Kravchuk O., Olive R.J. (2007).
“Comparison of surgical and non-surgical methods of
treating palatally impacted canines. I. Periodontal and pulpal
outcomes”. Aust Orthod J; 23(1): 1-7.
8. Milberg D.J. (2006). “Labially impacted maxillary canines
causing severe root resorption of maxillary central incisors”.
Angle Orthod; 76(1): 173-176.
9. Nagpal A., Pai K., Setty S., Sharma G. (2009). “Localization of
impacted maxillary canines using panoramic radiography”. J
Oral Science;51(1):37-45.
10. Proffit W. R., Fields H.W. (2008). “Contemporary orthodontics.
Chapter 22. Combined surgical and orthodontic treatment”.
Mosby-Year book, 4th edition.
11. Đống Khắc Thẩm (2004). “Chỉnh hình răng mặt”. NXB Y học
Tp. Hồ Chí Minh.
12. Thosar N.R., Vibhute P. (2006). “Surgical and orthodontic
treatment of an impacted permanent central incisor: a case
report”. J Indian Soc Pedod Prev Dent 2006; 24: 100-103.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_phoi_hop_phau_thuat_va_chinh_hinh.pdf