Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng với nguồn tán laser tại bệnh viện quân y 175

Kết quả tán sỏi Tỉ lệ đặt được máy soi và tán thành công là 59/61 TH (96,8%), thời gian tán trung bình là 23,5 ± 11,2 phút (15 - 52 phút); Tỉ lệ sạch sỏi chung khi tiếp cận được sỏi đạt 100%; Ngày điều trị hậu phẫu trung bình 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7 ngày). Theo nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, nguyễn Tuấn Vinh (năm 2004), thực hiện tán sỏi Laser cho 175 BN sỏi NQ, thành công 98,3%, tỉ lệ đặt J J 100%; thủng NQ 1,1%, tỉ lệ sót sỏi phải tán lần 2 và 3 là 10, 2%(4). Đỗ Ngọc Thế và cộng sự (2012), tán sỏi cho 107 BN, tỉ lệ nội soi và tán sỏi thành công là 88, 8%; thời gian tán 24,95± 9,98 phút, ngày điều trị trung bình là 2,3 ngày. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, tỉ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương mặc dù đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những TH sỏi niệu quản 1/3 trên, một vị trí khó thành công hơn. Trong nghiên cứu chúng tôi có 2/61 TH (3,2%) thất bại, trong đó 1 TH (1,6%) sỏi gần vị trí khúc nối niệu quản – bể thận nên sỏi di chuyển lên thận, chúng tôi đặt JJ lưu sau đó chuyển tán sỏi ngoài cơ thể, trường hợp còn lại sỏi kích thước lớn (20 mm) và khảm vào niêm mạc niệu quản, niêm mạc dưới sỏi phù nề dạng pô – líp gây khó khăn khi tiếp cận sỏi chúng tôi đã chủ động chuyển nội soi sau phúc mạc lấy sỏi. Chúng tôi không gặp các biến chứng lớn như thủng, đứt NQ hoặc chảy máu lớn cần phải chuyển phương pháp điều trị. Trong ngiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn(2012) có 1 TH (1,7%) thủng NQ(5). Đỗ Ngọc Thế (2012) nghiên cứu về TSNSNQ ngược dòng bằng Laser có tỉ lệ sỏi di chuyển lên thận 8,4%; chuyển mổ mở 2,8%(4). Một số biến chứng nhẹ chúng tôi gặp bao gồm: nhiễm khuẩn niệu 1 TH (1,7%); chảy máu 2 TH (3,4%); đau quặn thận 1 TH (1,7%). Các TH này sau khi điều trị nội khoa kết quả tốt.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng với nguồn tán laser tại bệnh viện quân y 175, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 193 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 1/3 TRÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI QUA NỘI SOI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG VỚI NGUỒN TÁN LASER TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 Nguyễn Việt Cường*, Hoàng Thanh Bình*, Nguyễn Thị Hồng Oanh*, Nguyễn Thành Đức*, Trương Văn Thuận*, Hoàng Mạnh Hải*, Đỗ Trung Nam*, Nguyễn Văn Khẩn*, Hoàng Trọng Nghĩa* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng Laser điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang các bệnh nhân có sỏi niệu quản 1/3 trên được tán sỏi nội soi niệu quản bằng năng lượng Laser tại khoa Ngoại Tiết niệu bệnh viện quân y 175 từ 1/2012 – 12/ 2014. Kết Quả nghiên cứu: 61 bệnh nhân (nam: 45; nữ: 16) với 61 niệu quản có sỏi đoạn 1/3 trên, kích thước sỏi trung bình: 12,4 ± 2,9 mm (9 – 20); thời gian tán trung bình: 23,5 ± 11,2 phút (15 – 52); ngày nằm hậu phẫu trung bình: 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7); tỷ lệ thành công: 59/61 trường hợp (96,8%); khi tiếp cận được sỏi, tỷ lệ sạch sỏi: 100%; tỷ lệ tai biến, biến chứng chung: 3/59 trường hợp (5,1%). Các trường hợp không thành công bao gồm: sỏi cao di chuyển lên thận khi tán (1/61); sỏi to, khảm, niêm mạc dưới sỏi phù nề dạng pô – líp (1/61). Kết luận: Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng laser với máy soi bán cứng điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên có tỷ lệ thành công cao (96,8%), tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp (5,1%) và thường là biến chứng nhẹ. Từ khóa: sỏi niệu quản ABSTRACT ASSESS RESULTS OF RETROGRADE ENDOSCOPIC URETEROLITHOTRIPSY WITH LASER THERAPY IN TREATMENT OF PROXIMAL URETERAL STONNES AT MILITARY HOSPITAL 175 Nguyen Viet Cuong, Hoang Thanh Binh, Nguyen Thi Hong Oanh, Nguyen Thanh Duc, Truong Van Thuan, Hoang Manh Hai, Do Trung Nam, Nguyen Van Khan, Hoang Trong Nghia * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 193 - 198 Objectives: Assess results of retrograde endoscopic ureterolithotripsy with laser therapy in treatment of proximal ureteral stones. Materials and methods: prospective, cross – sectional descriptive studying patients with proximal ureteral stone, who have been treated by retrograde endoscopic ureterolithotripsy with laser therapy at the Department of Urology – Military Hospital 175 from 1/2012 – 12/2014. Results: 61 patients (male: 45; female: 16) with 61 ureters having proximal stones, stones size: 12.4 ± 2.9 mm (9 – 20); operation time: 23.5 ± 11.2 min (15 – 52); hospital time of post operation: 2.7 ± 1.2 days (1 – 7); successful rate: 59/61 (96.8%); stone – free rate: 59/59 (100%); overall complications: 5.1%. Unsuccessful cases: stone moving up to the kidney (1/61); impacted stone (1/61). Conclusions: Retrograde endoscopic ureterolithotripsy by semi-regid ureteroscope with laser therapy has high successful rate and low rate of complications in treatment of proximal ureteral stones. * Bệnh viện 175 Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Việt Cường ĐT: 0903704056 Email: cuongnguyen175@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 194 Key words: ureteral stone. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 28–40% sỏi tiết niệu, đứng thứ hai sau sỏi thận. Đây là loại sỏi gây bế tắc và thương tổn sớm ở đường tiết niệu trên nếu không được điều trị kịp thời(7). Trước đây, điều trị sỏi niệu quản chủ yếu là mổ mở lấy sỏi. Hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, nội soi qua hoặc sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản, tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu quản ngược dòng. Tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng là một phương pháp điều trị ít xâm hại được ưu tiên lựa chọn. Nguồn năng lượng tán có thể là khí nén, siêu âm và laser. Mỗi nguồn năng lượng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dùng năng lượng Laser có ưu việt hơn hẳn do có thể phá hủy được mọi loại sỏi, không phụ thuộc vào độ cứng và kích thước của sỏi. Những trường hợp có niêm mạc sùi giả polip bọc quanh sỏi, có thể dùng laser đốt niêm mạc sùi, sau đó tán sỏi(2,3). Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng với nguồn tán laser điều trị sỏi niệu quản đoạn giữa và dưới đã được áp dụng rộng rãi ở Việt nam từ những năm đầu của thế kỉ 21và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên các nhà niệu khoa vẫn còn ngần ngại khi chỉ định và những nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Để góp phần xác định giá trị của phương pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên nhằm mục tiêu: đánh giá kết quả nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng Laser điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tại bệnh viện Quân Y 175. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Gồm các bệnh nhân (BN) sỏi niệu quản (SNQ) 1/3 trên được nội soi niệu quản tán sỏi bằng Laser tại khoa tiết niệu bệnh viện Quân Y 175- bộ Quốc phòng từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường qui, siêu âm chụp X- quang tiết niệu thường (KUB) và chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV). Một số trường hợp sỏi kém cản quang được chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MS. CT.Scan) hệ niệu có dựng hình niệu quản. Tiêu chuẩn lựa chọn BN có sỏi NQ 1/3 trên một hoặc hai bên trên hệ niệu, có kết hợp sỏi thận hoặc không, kích thước sỏi ≤ 20 mm, có chỉ định điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi NQ ngược dòng, hợp tác tham gia nghiên cứu sau khi được tư vấn. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu có can thiệp, mô tả cắt ngang, không đối chứng. Các chỉ tiêu nghiên cứu * Đặc điểm BN: - Tuổi, giới, một số triệu chứng lâm sàng, tiền sử phẫu thuật, bệnh kết hợp. * Đặc điểm sỏi: Vị trí, số lượng, kích thước, đậm độ cản quang, màu sắc của sỏi * Đặc điểm của đường niệu phía trên sỏi: Mức độ ứ nước của thận, hình dáng đài bể thận, chức năng thận bên có sỏi trên UIV, hình dáng của NQ, lưu thông đường niệu. * Kết quả nội soi tán sỏi niệu quản (NSTSNQ). - Tỉ lệ thành công, thời gian tán, tỉ lệ đặt sonde JJ. - Đặc điểm sỏi và hệ niệu, kết quả ngay sau tán, những khó khăn khi tiến hành phẫu thuật, tai biến gặp phải, nguyên nhân và cách khắc phục. - Thống kê ngày điều trị hậu phẫu, thời gian rút thông tiểu, các biến chứng sớm sau phẫu thuật. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 195 - Kết quả khi tái khám: Sạch sỏi, cải thiện giãn đài bể thận và chức năng thận. (bệnh nhân được tái khám sau 1 tháng và 3 tháng, chụp KUB, Siêu âm, UIV, xạ hình thận nếu có) Phương tiện nghiên cứu Bộ NSTSNQ gồm ống soi cứng 9.5Fr Karl- Storz, máy tán sỏi Laser Sphinx Ho: YAG- Fiber 400-600 micron của hãng Lisa Laser CHLB Đức. Máy X-quang C- arm, dây dẫn đường, rọ bắt sỏi. Qui trình nội soi tán sỏi niệu quản Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Nằm tư thế sản khoa. Đặt máy soi vào bàng quang (BQ), xác định 2 miệng NQ. Luồn dây dẫn đường qua miệng NQ, đưa ống soi theo dây dẫn tiếp cận sỏi. Luồn đây dẫn qua sỏi làm dây dẫn an toàn, rút máy soi, để dây dẫn an toàn ngoài máy soi và đưa lại máy soi tiếp cận sỏi. Sỏi được tán vụn bằng đầu tán Laser, đối với những mảnh sỏi lớn hơn được lấy ra ngoài bằng rọ bắt sỏi. Đặt nòng NQ bằng thông JJ sau tán sỏi. Đặt sonde tiểu lưu 24 giờ. Rút thông JJ sau 1 tháng. Xử lí số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thực hiện NSTSNQ bằng laser 61 BN. Trong đó, nam: 45, nữ: 16, tỉ lệ nam/ nữ = 2,8/1. Tuổi 20 - 60 chiếm đa số (85%). Tuổi trung bình 43,2 ± 11,8; nhỏ nhất 24; lớn nhất 77. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: Sốt (3,8%), đau hông lưng âm ỉ (75%), đau quặn thận (26,7%), tiểu máu đại thể hoặc vi thể (35,7%), tiểu rắt, buốt (35,2%). 12/61 BN (19,7%) được cấy khuẩn nước tiểu kết quả có 2 trường hợp (16,7%) nhiễm E. coli. Các trường hợp này được điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, cấy khuẩn lại kết quả đều âm tính trước tán sỏi. 12/61 BN (19,7%) có tiền sử phẫu thuật hệ niệu cùng bên hoặc khác bên: Tán sỏi ngoài cơ thể (4/61), NSTSNQ ngược dòng (3/61), nội soi sau phúc mạc (1/61), mổ mở lấy sỏi thận hoặc NQ (4/61). Bệnh kết hợp thường gặp: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, viêm gan vi rút Đặc điểm sỏi Bảng 1: Vị trí sỏi niệu quản Vị trí sỏi Ngang L2-3 Ngang L4-5 Tổng Số trường hợp 12 49 61 Tỉ lệ % 19,7 80,3 100 Trong 61 BN, với 61 NQ có sỏi được tán thì sỏi ngang vị trí L2-3 chiếm đa số (80,3%). Bảng 2: Kích thước sỏi niệu quản < 10 mm 10- 15mm 16-20 Tổng 11 (18 %) 40 (65,6%) 10 (16,4%) 61 (100%) Kích thước sỏi nhỏ nhất: 9 mm, lớn nhất: 20 mm, trung bình là 12,4 ± 2,9mm. Bảng 3: Số lượng sỏi 1 viên 2 viên gần nhau 2 viên xa nhau Chuỗi sỏi Tổng 57(93,4%) 3 (4,9%) 0 1 (1,7%) 61 (100%) Tỉ lệ một viên sỏi chiếm đa số (93,4%), chuỗi sỏi sau tán sỏi ngoài cơ thể (1,7%). Đặc điểm của đường niệu bên tán sỏi Bảng 4. Phân tiết thuốc của thận trên UIV Bình thường Chậm Không phân tiết Tổng Phân tiết thuốc 25 (41%) 29 (47,5%) 7 (11,5%) 61 (100%) Thận chậm phân tiết và không phân tiết chiếm tỉ lệ 59%. Bảng 5: Mức độ ứ nước của thận trên siêu âm Ứ nước Không ứ nước Độ I ĐộII Độ III Tổng Siêu âm 0 25 (41%) 29 (47,5%) 7 (11,5%) 61 (100%) Thận ứ nước độ I và II chiếm tỉ lệ cao trên siêu âm (88,5%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 196 Kết quả nội soi tán sỏi niệu quản bằng Ho: YAG Laser NQ hẹp nhẹ, gập góc là những bất thường có thể gặp (21,2%). Bảng 6: Tình trạng niệu quản dưới sỏi khi soi Tình trạng NQ khi soi Số trường hợp Tỷ lệ % Bình thường 42 68,8 Hẹp nhẹ 12 19,7 Gập góc không hoàn toàn 7 11,5 Tổng 61 100 Bảng 7: Niêm mạc NQ tại vị trí sỏi trước khi tán Niêm mạc niệu quản Bình thường Xung huyết Tăng sinh dạng pô-líp Sỏi khảm Tổng Số lượng 20 21 7 12 60 Tỉ lệ % 33,3 35,0 11,7 20,0 100 60/61 trường hợp soi và tiếp cận sỏi ghi nhận 31,5% trường hợp sỏi khảm hoặc tăng sinh niêm mạc dạng pô – líp. - Tỉ lệ đặt được máy soi tiếp cận sỏi và tán sỏi thành công là 59/61 niệu quản có sỏi (96,8%). 2 trường hợp thất bại bao gồm: 1 trường hợp sỏi kích thước lớn, khảm vào niêm mạc niệu quản, niêm mạc tại vị trí sỏi tăng sinh dạng pô – líp phải chuyển nội soi sau phúc mạc lấy sỏi; trường hợp còn lại sỏi di chuyển lên thận. - Thời gian mổ trung bình 23,5 ± 11,2 phút (15- 52 phút). - Ngày điều trị hậu phẫu trung bình 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7 ngày). - Tỉ lệ sạch sỏi đạt 100%; Sạch ngay sau tán sỏi 53/59 TH (89, 8%), sạch sau 4 tuần 6/59 TH (10,2%). Tai biến + Không có trường hợp nào thủng, đứt niệu quản hoặc chảy máu nhiều cần phải can thiệp bổ sung. + 1 BN sỏi di chuyển lên thận (1,7%), đặt JJ lưu sau đó chuyển tán sỏi ngoài cơ thể. Biến chứng 1TH nhiễm khuẩn niệu (1,7%), 2TH chảy máu (3,4%), 1TH đau quặn thận (1,7%). Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng: 3/59 (5,1%). BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân 61 BN sỏi NQ 1/3 trên được NSTSNQ ngược dòng bằng laser, tỉ lệ nam/nữ: 2,8/1. Tuổi trong khoảng từ 20 - 60 chiếm đa số (85%), là độ tuổi lao động. Lí do vào viện đau hông lưng âm ỉ hoặc đau quặn thận, tiểu buốt, rắt, tiểu máu đại thể hoặc vi thể. 12/61 BN có biểu hiện nhiễm trùng niệu trước mổ đều được cấy khuẩn nước tiểu, điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và hết các biểu hiện lâm sàng cũng như xét nghiệm về bình thường, chúng tôi mới tiến hành phẫu thuật. Trong nghiên cứu có 12 BN (19,7%) đã có tiền sử phẫu thuật cùng bên hoặc khác bên, ảnh hưởng đến chức năng thận, đường niệu phía trên và dưới sỏi. Đặc điểm sỏi và đường niệu bên tán sỏi Vị trí sỏi thường gặp ở ngang mức L4 – L5 (49/61 TH), 12/61 BN (19,7%) có sỏi NQ ngang mức L2 – L3 là vị trí gần khúc nối niệu quản – bể thận nên khó tiếp cận sỏi và nguy cơ sỏi di chuyển lên thận cao hơn. Kích thước sỏi trung bình 12,4 ± 2,9 mm, trong đó đa số có kích thước trong khoảng 10 – 15 mm (65,6%).Theo nghiên cứu của Park và cộng sự (1998), không như tán sỏi ngoài cơ thể, tỉ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi NQ ngược dòng năng lượng laser ít thay đổi theo kích thước mà phụ thuộc nhiều hơn vào vị trí sỏi. Turkc và cộng sự (2011) nghiên cứu phân tích đa trung tâm, tỉ lệ sạch sỏi với NQ đoạn xa khoảng 90- 100%, sỏi NQ đoạn gần (sỏi NQ 1/3 trên) chỉ khoảng 74%(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 TH niệu quản có 2 viên sỏi và 1 TH chuỗi sỏi sau tán sỏi thận ngoài cơ thể. Tuy nhiên các trường hợp này sỏi nằm gần nhau nên cũng ít ảnh hưởng tới việc tiếp cận và kiểm soát sỏi khi tán. Ứ nước thận, thận không phân tiết thuốc, tắc nghẽn lưu thông, dãn đài bể thận và niệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 197 quản, hẹp niệu quản là những biến chứng do sỏi gây ra phù hợp với y văn(7). BN Thận ứ nước độ III (7 BN) thường có sùi niêm mạc giả polip dưới sỏi. Dùng Laser đốt sạch niêm mạc sùi, bộc lộ sỏi để tán sỏi. Đây là ưu điểm vượt trội của tán sỏi Laser so với cơ học. 19/61 BN (31,2%) có hẹp NQ nhẹ hoăc NQ dãn lớn, gập góc cũng là những trở ngại khi soi NQ. Khi soi chúng tôi phải dùng đến 2 dây dẫn đường để làm thẳng NQ. Kết quả tán sỏi Tỉ lệ đặt được máy soi và tán thành công là 59/61 TH (96,8%), thời gian tán trung bình là 23,5 ± 11,2 phút (15 - 52 phút); Tỉ lệ sạch sỏi chung khi tiếp cận được sỏi đạt 100%; Ngày điều trị hậu phẫu trung bình 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7 ngày). Theo nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, nguyễn Tuấn Vinh (năm 2004), thực hiện tán sỏi Laser cho 175 BN sỏi NQ, thành công 98,3%, tỉ lệ đặt J J 100%; thủng NQ 1,1%, tỉ lệ sót sỏi phải tán lần 2 và 3 là 10, 2%(4). Đỗ Ngọc Thế và cộng sự (2012), tán sỏi cho 107 BN, tỉ lệ nội soi và tán sỏi thành công là 88, 8%; thời gian tán 24,95± 9,98 phút, ngày điều trị trung bình là 2,3 ngày. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, tỉ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương mặc dù đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những TH sỏi niệu quản 1/3 trên, một vị trí khó thành công hơn. Trong nghiên cứu chúng tôi có 2/61 TH (3,2%) thất bại, trong đó 1 TH (1,6%) sỏi gần vị trí khúc nối niệu quản – bể thận nên sỏi di chuyển lên thận, chúng tôi đặt JJ lưu sau đó chuyển tán sỏi ngoài cơ thể, trường hợp còn lại sỏi kích thước lớn (20 mm) và khảm vào niêm mạc niệu quản, niêm mạc dưới sỏi phù nề dạng pô – líp gây khó khăn khi tiếp cận sỏi chúng tôi đã chủ động chuyển nội soi sau phúc mạc lấy sỏi. Chúng tôi không gặp các biến chứng lớn như thủng, đứt NQ hoặc chảy máu lớn cần phải chuyển phương pháp điều trị. Trong ngiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn(2012) có 1 TH (1,7%) thủng NQ(5). Đỗ Ngọc Thế (2012) nghiên cứu về TSNSNQ ngược dòng bằng Laser có tỉ lệ sỏi di chuyển lên thận 8,4%; chuyển mổ mở 2,8%(4). Một số biến chứng nhẹ chúng tôi gặp bao gồm: nhiễm khuẩn niệu 1 TH (1,7%); chảy máu 2 TH (3,4%); đau quặn thận 1 TH (1,7%). Các TH này sau khi điều trị nội khoa kết quả tốt. KẾT LUẬN Kết quả nội soi tán sỏi bằng Laser cho 61 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1/ 2012 – tháng 12/ 2014, chúng tôi nhận thấy: - Kết quả điều trị thành công 59/61 trường hợp (96,8%); Tỉ lệ sạch sỏi đạt 100% với những trường hợp tiếp cận được sỏi; Thời gian tán trung bình 23,5 ± 11,2 phút (15 – 52 phút); Tỉ lệ không thành công phải chuyển phương pháp khác là 3,2% (2/61 trường hợp). - Bước đầu ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi: vị trí sỏi, tình trạng đường niệu trên và dưới sỏi. - Đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tỉ lệ sạch sỏi cao ngay cả với sỏi niệu quản 1/3 trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Urology Association, 2007. Guidelines for the management of uretero calculi, Baltimo USA. 2. Bùi Văn Chiến, Nguyễn Công Bình và cộng sự, 2012. Đánh giá kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng máy tán Laser. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(3), tr 520- 522 3. Đỗ Ngọc thế, Trần Các và cs. , 2012. Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi niệu quản bằng Laser HO: YAG trên 107 bệnh nhân sỏi niệu quản, tập 16(3), tr 318- 322. 4. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Vinh, 2004. Hiệu quả của Homium Laser trong điều trị sỏi niệu quản. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 8 (1), tr 323- 325. 5. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thị Bích Lan và cs. , 2012. Đánh giá kết quả tán sỏi niệu quản nội soi bằng Laser tại bệnh viện E. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(3), tr 419- 422. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 198 6. Nguyễn Văn Trí Dũng, Vũ Hồng Thịnh, 2011. So sánh hai phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng siêu âm và Lser. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15(3), tr 151- 155. 7. Ngô Gia Hy, 1980. Sỏi niệu quản. Niệu học tập 1. NXB y học TP. HCM.. 8. Thái cao Tấn, Lê đức Dũng và cs. Điều trị sỏi niệu quản bằng kĩ thuật ít xâm hại tại bệnh viện C Đà nẵng. Y học Việt nam tháng 11(2), 2010, tr 471 - 479. 9. Turkc, Knoll et al. , 2011. Guidelines on urolithiasis in European Association of Urology (Ed), pp 47- 55. 10. Wolf S.J. , 2007. Treatment selection and outcomes: Ureteral calculi. Urolithiasis: 34, 2007, pp 421- 429. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_soi_nieu_quan_13_tren_bang_phuong.pdf
Tài liệu liên quan