Tỷ lệ tử vong
43 người bệnh u máu thể hang được xạ phẫu
bằng RGK có thời gian theo dõi trung bình là
40,6 tháng, ngắn nhất là 7 tháng, lâu nhất là 72
tháng. Trong suốt thời gian theo dõi không gặp
trường hợp nào tử vong trong và sau xạ phẫu
bằng RGK. Kết quả này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của Randall W và cs(15).
Biến chứng sau xạ phẫu
Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng
thường gặp nhất là chán ăn chiếm 30,2%, mất
ngủ 34,9%, khô miệng 11,6%, rụng tóc 11,6, phù
não 4,7%, (Bảng 11). Dấu hiệu chán ăn, mất
ngủ là những dấu hiệu thường gặp xuất hiện
ngay sau xạ phẫu, thông thường những triệu
chứng này mất dần sau điều trị ngày thứ 3 trở
đi, có những người bệnh kéo dài 1 tuần cho đến
1 tháng. Phù não thường đến muộn hơn, thông
thường vào tháng thứ 3 sau xạ phẫu, biểu hiện
bằng dấu hiệu đau đầu, một số người bệnh xuất
hiện nôn dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ. Đây là
giai đoạn có sự chuyển biến đáng kể về tác dụng
sinh học do tia bức xạ gây ra. Nghiên cứu của
Chang và cs(1) tỷ lệ phù não sau xạ phẫu chiếm
8,3% cao hơn kết quả của chúng tôi. Tác giả
Nguyễn Thanh Bình(13) trên 130 người bệnh u
máu thể hang cho thấy tỷ lệ phù não chiếm 3,2%
thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi; Tuy
nhiên để đánh giá tình trạng phù não chúng tôi
chủ yếu dựa vào xung T2 của phim chụp cộng
hưởng từ. Những biến chứng trên đều được cải
thiện dần sau điều trị thuốc nội khoa.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị u máu thể hang thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 375
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU THỂ HANG THÂN NÃO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY
Mai Trọng Khoa*, Nguyễn Quang Hùng*, Lê Chính Đại*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u máu thể hang thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma
(RGK) quay từ tháng 7/ 2007 đến 12/2013 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng nghiên cứu: 43 người bệnh u máu thể hang thân não có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của người bệnh là 38,5±14,1 tuổi, tuổi thấp nhất là 10 tuổi, cao nhất
là 73 tuổi. Nữ chiếm 60,5%, nam chiếm 39,5%. Trong tổng số 43 người bệnh u máu thể hang trong đó 30,2% u
ở cuống não, 51,2% u ở vị trí cầu não, 18,6% u ở hành tủy với liều xạ phẫu trung bình 13,9 ± 1,8Gy (10‐18Gy).
Kích thước khối u trung bình trước điều trị là 1,42±0,54cm.
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng cải thiện theo thang điểm Karnofski: Tỷ lệ người bệnh có thang điểm 80‐
100 tăng dần theo thời gian: trước điều trị là 39,54%, sau điều trị ở thời điểm 6, 12, 24, 36 tháng là 48,84%;
64,29%; 67,57%; 73,08% tương ứng. Kích thước trung bình của khối u giảm dần: trước điều trị là 1,42±0,54cm;
sau 6, 12, 24, 36 tháng kích thước trung bình là 1,23±0,48cm; 0,93±0,46cm; 0,64±0,42cm; 0,33±0,31cm tương
ứng. Kiểm soát được tỷ lệ chảy máu ở năm thứ 1 chỉ còn 4,76%; tại thời điểm năm thứ 2 chỉ còn 5,41%; ở năm
thứ 3 chỉ còn 3,85%. Không có trường hợp nào tử vong trong và sau xạ phẫu.
Từ khóa: U máu thể hang thân não, Xạ phẫu dao Gamma quay
ABSTRACT
EVALUATE THE OUTCOMES OF BRAINSTEM CAVERNOMAS PATIENTS TREATED
BY RADIOSURGERY WITH ROTATING GAMMA KNIFE
Mai Trong Khoa, Nguyen Quang Hung, Le Chinh Dai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 375 – 384
Aims:To evaluate the treatment results for brainstem cavernomas by Rotating Gamma Knife (RGK)
radiosurgery at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital from July 2007 to December
2013.
Patients: 43 patients diagnosed with brainstem cavernomas had been treated by RGK radiosurgery.
Results: Median age was 38.5±14.1 years old. Ages at the time of radiosurgery ranged from 10 (youngest) to
73 (oldest). Males and females accounted for 39.5% and 60.5%, respectively. Within 43 brainstem cavernomas
patients, locations of lesions included: midbrain (30.2%), pons (51.2%), medulla (18.6%). Median dose was
13.9±1,8Gy (10‐18Gy). The median tumor size was 1.42±0.54cm.
Conclusions: The clinical symptoms have decreased according to Karnofski. The percentage of patiens with
Karnofski 80‐100% increased over time: at 6, 12, 24, 36 months after treatment were 48.84%, 64.29%, 67.57%,
73.08%, respectively. The median tumor size decreased over time and was 1.42±0.54cm,1.23±0.48cm;
0.93±0.46cm; 0.64±0.42cm; 0.33±0.31cm, at the time before treatment and at6, 12, 24, 36 months post
radiosurgery, respectively. Bleeding‐control rate in the first three year was only 4.76%; 5.41%; 3.85%,
respectively. No death were observed within radiosurgery and the follow‐up period.
* Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Bạch Mai
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng, ĐT: 0909572686,Email:nguyenquanghungbvbm2013@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 376
Key words: Brainstem cavernomas; Rotating Gamma Knife (RGK)
ĐẶT VẤN ĐỀ
U máu thể hang (Cavernome) là một trong
các bệnh lý dị dạng mạch máu não. U máu thể
hang chiếm 10% các trường hợp dị dạng mạch
máu não và chiếm 0,4‐0,8% dân số. U máu thể
hang thân não là loại u hay gặp đứng hàng thứ 2
sau glioma thân não. Biến chứng chảy máu trong
u máu thể hang là nguyên nhân xuất hiện các
triệu chứng của bệnh và cũng là nguy cơ dẫn
đến tử vong. Ngày nay, chẩn đoán xác định u
máu thể hang chủ yếu dựa vào cộng hưởng từ
(MRI). Xạ phẫu u máu thể hang thân não giúp
làm giảm nguy cơ chảy máu trong u, do đó cải
thiện được triệu chứng lâm sàng, kéo dài thời
gian sống thêm, giảm nguy cơ tử vong.
Xạ phẫu bằng dao gamma, hay còn được gọi
là dao gamma cổ điển được ứng dụng từ năm
1968 để điều trị u não và một số bệnh lý sọ
não(1,2). Dựa trên nguyên lý hoạt động dao
gamma cổ điển, năm 2004 các nhà khoa học Hoa
Kỳ đã chế tạo ra hệ thống xạ phẫu bằng RGK.
Tháng 7 năm 2007 Trung tâm Y học hạt nhân và
Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu ứng
dụng phương pháp điều trị này cho những
người bệnh u não và một số bệnh lý sọ não đã
mang lại kết quả tốt trong đó có u thân não.
Với mong muốn cải thiện chất lượng, kéo dài
thời gian sống thêm cho người bệnh u máu thể
hang u thân não chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả điều trị u máu thể hang
thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma
quay’’.
Nhằm mục đích:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng u máu thể hang thân não
2. Đánh giá kết quả điều trị u máu thể
hang thân não bằng phương pháp xạ phẫu
daogamma quay.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
43 người bệnh u máu thể hang ở vị trí thân
não thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm
người bệnh có một khối u đơn độc, kích thước
<3cm, không mắc các bệnh cấp tính kèm theo đe
dọa tính mạng, người bệnh không có thai kèm
theo. Được chỉ định xạ phẫu bằng RGK tại
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh
viện Bạch Mai từ 7/2007 đến 12/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả can thiệp có theo dõi dọc
‐ Tất cả các người bệnh có dấu hiệu lâm sàng
nghi ngờ u thân não được chụp cộng hưởng từ
xung T2⃰ có dấu hiệu giảm tín hiệu kiểu “nở hoa”
giống như lỗ thủng (các lỗ đen) hay “hình tổ
ong” là tiêu chuẩn cho phép chẩn đoán xác
định u máu thể hang theo Ricardo Ramina(17).
‐ Được xạ phẫu theo quy trình thống nhất và
khám định kỳ theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng theo thang
điểm Karnofski, chụp MRI đánh giá kích thước
khối u theo tiêu chuẩn RECIST(3).
‐ Thiết bị sử dụng: Hệ thống RGK do Hoa
Kỳ sản xuất năm 2007 bao gồm:
+ Hệ thống collimator quay.
+ Hệ thống định vị đầu người bệnh tự động
APS (Automatic Positioning Systems).
+ Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS.
+ Hệ thống chụp mô phỏng (simulator
system): MRI với định vị laser ba chiều.
‐ Quy trình xạ phẫu: Bước 1: Cố định đầu
người bệnh vào khung định vị; Bước 2: Chụp
mô phỏng trên máy MRI; Bước 3: Lập kế hoạch
xạ phẫu; Bước 4: Tiến hành xạ phẫu.
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo chương
trình SPSS 16.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 377
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng người bệnh u thân não
Bảng 1: Phân bố người bệnh theo tuổi và giới
Giới tính
Nhóm tuổi
Nữ Nam Tổng
n % n % n %
< 20 3 11,5 2 11,8 5 11,6
20-50 12 46,2 14 82,4 26 60,5
> 50 11 42,3 1 5,8 12 27,9
Tổng 26 100 17 100 43 100
Nhận xét:Tuổi trung bình của người bệnh là
38,5±14,1 tuổi, tuổi thấp nhất là 10 tuổi, cao nhất
là 73. Nữ chiếm 60,5%, nam chiếm 39,5%. Sự
khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm tuổi ở nam và
nữ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 2: Lý do vào viện
Dấu hiệu Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%)
Đau đầu 27 62,8
Nhìn đôi 4 9,3
Sụp mi 4 9,3
Tê nửa mặt 6 13,9
Yếu nửa người 2 4,7
Tổng 43 100
Nhận xét: Người bệnh vào viện vì lý do đau
đầu là chủ yếu chiếm 62,8%, tê nửa mặt chiếm
13,9%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Bảng 3: Thời gian diễn biến bệnh
Thời gian (ngày) Trung vị Ngắn nhất Lâu nhất
30 7 180
Nhận xét: Thời gian diễn biến bệnh được tính
từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên cho đến
khi được điều trị, thời gian trung vị là 30 ngày và
cao nhất 180 ngày và ít nhất 7 ngày.
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%)
Đau đầu 38 88,4
Nôn 16 37,2
Lác mắt 8 18,6
Sụp mi 6 13,9
Nhìn đôi 10 23,3
Nói khó 2 4,7
Rối loạn cảm giác nuốt 2 4,7
Rối loạn thăng bằg 4 9,3
Yếu nửa người 4 9,3
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là
đau đầu chiếm 88,4%, nôn 37,2%, lác mắt 18,6%,
nhìn đôi 23,3%, sụp mi 13,9%, các triệu chứng
khác ít gặp hơn.
Bảng 5: Thang điểm Karnofski trước xạ phẫu
Thang điểm Karnofski n %
80- 100 điểm 17 39,4
60- 70 điểm 13 30,3
40- 50 điểm 13 30,3
10- 30 điểm 0 0
Tổng 43 100
Nhận xét: Người bệnh vào viện trong tình
trạng thang điểm Karnofski chiếm tỷ lệ cao nhất
ở thang điểm 80‐100 là 39,4%. Không có trường
hợp nào ở thang điểm Karnofski 10‐30 điểm.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % u thân não theo vị trí
Nhận xét: U ở vị trí cầu não chiếm tỷ lệ cao
nhất là 51,2%.
Liều xạ phẫu
Bảng 6: Liều xạ phẫu cho từng loại u và vị trí u
Liều xạ phẫu (Gy) Trung bìnhĐộ lệch
Thấp
nhất
Cao
nhất
13,9 1,8 10 18
Cuống não (n=13) 14,5 1,5 12 16
Cầu não (n=22) 14,2 1,7 10 18
Hành tủy (n=8) 12,3 1,3 10 14
Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình 13,9 ± 1,8
(10‐18Gy); cuống não: 14,5 ± 1,5Gy; cầu não: 14,2
± 1,7Gy; Hành tủy: 12,3 ± 1,3Gy. Sự khác biệt về
liều xạ phẫu ở từng vị trí u không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.
0
5
10
15
20
25
cuống não
30,2%
cầu não
51,2%
hành tủy
18,6%
13
22
8
số bệnh nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 378
Đánh giá kết quả sau xạ phẫu
Bảng 7: Thời gian xuất viện
Thời gian xuất
viện (ngày) n
Trung
bình
Độ
lệch Min Max p
U máu thể hang 43 1,3 1,2 1 3 0,315
Nhận xét: Thời gian xuất viện trung bình
1,3±1,2 ngày, ngắn nhất là 1 ngày, lâu nhất là 3
ngày.
Bảng 8: Thời gian theo dõi được sau điều trị
Thời gian
theo dõi
(tháng)
Trung bình Độ lệch Min Max
40,6 19,6 7 72
Nhận xét: Thời gian theo dõi trung bình là
40,6 tháng, ngắn nhất là 7 tháng, lâu nhất là 72
tháng.
Điểm Karnofski của nhóm u máu thể hang
Biểu đồ 2: Thang điểm Karnofski trước và sau điều trị
Nhận xét: Theo biểu đồ dây tỷ lệ % người
bệnh ở nhóm u máu thể hang có điểm Karnofski
80‐100 tăng theo thời gian trước xạ phẫu tỷ lệ
này chiếm 39,54% và tăng dần ở thời điểm 6, 12,
24, 36 tháng lần lượt là 48,84%; 64,29%; 67,57%;
73,08%. Nhóm điểm 40‐50 và 60‐70 có tỷ lệ %
giảm dần.
Kích thước trung bình của khối u
Kích thước trung bình của khối u giảm dần
theo thời gian, trước điều trị là 1,42 ± 0,54cm, sau
xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng là
1,23 ± 0,48cm; 0,93 ± 0,46cm; 0,64 ± 0,42cm; 0,33 ±
0,31cm tương ứng.
Bảng 9: Kích thước trung bình của khối u trước và
sau điều trị
KT (cm) Trước ĐT
Sau 6
tháng
Sau 12
tháng
Sau 24
tháng
Sau 36
tháng
U
máu
thể
hang
n 43 43 42 37 26
Trung
bình 1,42 1,23 0,93 0,64 0,33
Độ lệch 0,54 0,48 0,46 0,42 0,31
Min 0,7 0,6 0,3 0 0
Max 2,8 2,6 2,2 2 1
39.54
48.84
64.29 67.57 73.08
30.23
37.21
35.71
29.73
26.92
30.23
13.39
0 2.7 00
10
20
30
40
50
60
70
80
Vào viện (n=43) 6 tháng (n=43) 12 tháng (n=42) 24 tháng (n=37) 36 tháng (n=26)
80-100 (điểm) 60-70 (điểm) 40-50 (điểm) 10-30 (điểm)%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 379
Biểu đồ 3: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị
Bảng 10: Tỷ lệ chảy máu tái phát của nhóm người
bệnhu máu thể hang sau xạ phẫu
U máu thể hang Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%)
Trước xạ phẫu (n=43) 27/43 62,79
Sau 6 tháng (n=43) 0 0
Sau 12 tháng (n=42) 2/42 4,76
Sau 24 tháng (n=37) 2/37 5,41
Sau 36 tháng (n=26) 1/26 3,85
Nhận xét: Trước điều trị có 62,79% u máu thể
hang chảy máu, sau xạ phẫu không có trường
hợp nào chảy máu ở tháng thứ 6; 4,76% chảy
máu ở tháng thứ 12; 5,41% chảy máu ở tháng
thứ 24; 3,85% chảy máu ở tháng thứ 36.
Biến chứng
Bảng 11: Tỷ lệ người bệnh có biến chứng sau xạ
phẫu
Biến chứng n % P
Mất ngủ 15 34,9 0,8172
Khô miệng 5 11,6 0,3625
Chán ăn 13 30,2 0,1478
Rụng tóc 5 11,6 0,7993
Viêm da 3 7 0,7722
Phù não 2 4,7 0,0221
Nhận xét: Sau xạ phẫu tỷ lệ biến chứng chán
ăn chiếm 30,2%; mất ngủ 34,9%; khô miệng
11,6%; rụng tóc 11,6%, phù não 4,7%.
Một số trường hợp lâm sàng
Ca lâm sàng 1
Người bệnh: Nguyễn Tiến Tr, 56 tuổi, vào
viện: 20/3/2011, ra viện: 26/3/2011,
MHS:110900407. Lý do vào viện: Đau đầu. Chụp
MRI: Hình ảnh cavernome hành tủy, KT 1,0
x0,9cm. Chỉ định xạ phẫu RGK liều 14Gy.
Trước xạ phẫu (KT: 1 x0,9cm) Sau 6 tháng (1 x1,2cm) Sau 7 tháng (KT:0,2 x0,3cm)
1.42
1.23
0.93
0.64
0.33
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
Trước điều trị Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 24 tháng Sau 36 tháng
U máu thể hang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 380
Sau 1 năm (KT: 0,2cm) Sau 2 năm (KT:0,2cm) Sau 3 năm (KT:0,2cm)
Ca lâm sàng 2
Người bệnh: Trịnh Trung T, nam 37 tuổi, vào
viện: 10/8/2012, ra viện: 14/8/2012
MHS: 120092145. Lý do vào viện: Đau đầu.
Chụp MRI: Hình ảnh cavernome cuống não,
KT 1,4 x1,2cm. Chỉ định xạ phẫu gamma quay
liều 16Gy.
Trước xạ phẫu
(KT:1,4x1,2cm)
Sau 3 tháng
(KT: 0,4 x0,3cm)
Sau 7 tháng
(Khối u tan hết)
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Nghiên cứu 43 người bệnh u máu thể hang
thân não cho thấy tuổi trung bình 38,5±14,1 tuổi;
tuổi thấp nhất là 10 tuổi, cao nhất là 73 tuổi, nam
chiếm 39,5%, nữ chiếm 60,5%.Nhóm tuổi 20‐50
chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,5% (Bảng 1). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả của Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Phong và
cs ở 160 người bệnh u máu thể hang tuổi trung
bình 37,6 (5‐73 tuổi)(15), Nguyễn Thanh Đoan
Thư(Error! Reference source not found.) tỷ lệ
nam/nữ chiếm 2/3.
Triệu chứng lâm sàng
Lý do vào viện
Lý do vào viện chủ yếu là đau đầu chiếm
62,8% (Bảng 2), đây cũng là dấu hiệu phát hiện
ra bệnh. Đau đầu thường đến sớm hơn các dấu
hiệu khác, đau đầu dai dẳng dùng thuốc giảm
đau đỡ ít, đau tăng về đêm và gần sáng. Nguyên
nhân đau đầu do khối u chèn ép gây tăng áp lực
nội sọ. Dấu hiệu đau đầu cũng là dấu hiệu hay
gặp trong các nghiên cứu khác(15,8). Lý do vào
viện đứng thứ 2 sau đau đầu là dấu hiệu tê mặt
chiếm 13,9% thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Đoan Thư(Error! Reference
source not found.) với lý do vào viện chủ yếu là
tê mặt chiếm 80%, tuy nhiên đây là bước đầu tác
giả chỉ nghiên cứu 5 người bệnh ở cầu não.
Ngoài ra, nhìn đôi, sụp mi mắt cũng là những lý
do đôi khi nhầm lẫn về bệnh lý của mắt. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có không ít người
bệnh đi khám mắt và phát hiện ra u thân não.
Vấn đề này nói lên tính đa dạng và phức tạp của
người bệnh bị u máu thể hang ở vị trí thân não.
Thời gian diễn biến bệnh (Bảng 3) được tính
từ lúc người bệnh xuất hiện dấu hiệu đầu tiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 381
cho đến khi nhập viện. Thời gian diễn biến bệnh
phần nào phản ánh được tính chất diễn biến của
bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian
diễn biến bệnh trung vị là 30 ngày, lâu nhất 6
tháng, ngắn nhất 7 ngày. Kết quả này chứng tỏ u
máu thể hang là bệnh lành tính diễn biến bệnh
âm thầm, chỉ rầm rộ khi xuất hiện các dấu hiệu
chảy máu trong u. Do đó, điều trị u máu thể
hang mục đích chính là phòng ngừa được biến
chứng chảy máu.
Dấu hiệu lâm sàng
Kết quả (Bảng 4) cho thấy người bệnh u thân
não có biểu hiện lâm sàng với nhiều triệu chứng
khác nhau, nổi bật là những dấu hiệu của tăng
áp lực nội sọ, dấu hiệu của mắt, rối loạn thăng
bằng, rối loạn cảm giác của cơ quan hầu họng.
Triệu chứng đau đầu hay gặp nhất chiếm 88,4%
số các người bệnh nhập viện, đây cũng là triệu
chứng chung của u não. Đau đầu làm cho người
bệnh hoang mang, sợ hãi mất kiểm soát, tinh
thần u uất. Kết quả này cũng phù hợp với đa số
kết quả nghiên cứu của các tác giả Karlsson(4),
Kondziolka(5). Các dấu hiệu về mắt: lác mắt
18,6%, nhìn đôi 23,3%, sụp mi 13,9%. Những
triệu chứng này xuất hiện do khối u chèn ép
hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân dây
thần kinh số III, IV, VI, dễ làm chúng ta nhầm tới
tổn thương của hệ thống thần kinh ngoại biên.
Một số không ít người bệnh đến với chúng tôi từ
dấu hiệu ban đầu là triệu chứng của mắt mà
không chẩn đoán được tổn thương do thân não
gây ra. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Đoan
Thư(14) u máu thể hang ở cầu não thì không có
trường hợp nào có dấu hiệu tổn thương về mắt,
có thể do số liệu của tác giả chỉ có 5 trường hợp
nên chưa có ý nghĩa ghi nhận hết các triệu chứng
lâm sàng.
Liều xạ phẫu
Hiệu quả điều trị bằng dao gamma u thân
não dựa vào việc cung cấp đủ liều cho khối u và
giảm thiểu tối đa liều tới các mô não lành xung
quanh. Kết quả này phụ thuộc chủ yếu vào vị trí,
kích thước và bản chất khối u. Thể tích khối u
càng nhỏ thì có thể nâng liều tại u cao hơn và
cho phép khối u nhận được liều bức xạ ưu việt
hơn do đó mức độ kiểm soát được khối u tốt
hơn. Sự nâng liều tại u không chỉ phụ thuộc vào
kích thước u mà còn phụ thuộc vào vị trí của u,
tại vị trí đó giá trị của liều tới hạn chịu đựng của
cơ quan, tổ chức cho phép bác sĩ xạ phẫu quyết
định cấp liều phù hợp vào tổ chức khối u.
Tuy nhiên, bản chất khối u khác nhau ảnh
hưởng tới việc cấp liều và hiệu quả điều trị bởi
vì có những loại khối u rất nhạy cảm với xạ
phẫu như u tế bào mầm hay những tổn thương
di căn của ung thư và có những loại khối u đáp
ứng rất thấp với tia như u thần kinh đệm bậc
cao. Nguyên tắc chọn liều là phải đủ để tác dụng
lên khối u đồng thời ít ảnh hưởng nhất tới mô
não lành. Vì vậy, chỉ định đối tượng xạ phẫu là
rất quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi
đối tượng lựa chọn xạ phẫu được thông qua Hội
đồng hội chẩn gồm các chuyên ngành như ngoại
khoa thần kinh, nội khoa thần kinh, chẩn đoán
hình ảnh, giải phẫu bệnh, y học hạt nhân và ung
bướu, bác sĩ xạ trị, xạ phẫu, nhằm mục đích đưa
đến quyết định tốt nhất cho việc điều trị.
Chúng tôi căn cứ vào bảng tới hạn chịu đựng
của thân não và tủy sống để quyết định đưa ra
liều xạ phẫu phù hợp nhất cho việc điều trị. Với
u chiếm 1/3 thân não: liều xạ phẫu <14,4Gy; với
u chiếm 2/3 thân não: liều xạ phẫu <13,5Gy; với
u chiếm hết thân não và ≤3cm: liều xạ phẫu
<13,1Gy(14). Thông thường liều chỉ định cho u
thân não từ 12‐14Gy. Tuy nhiên, những khối u
đường kính nhỏ chiếm 1/4 thân não trở xuống
chúng tôi áp dụng liều xạ phẫu cao hơn. Nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy khi liều điều trị
tăng thì gia tăng biến chứng do xạ trị và sự thiếu
hụt thần kinh rất nhiều, trong khi đó lại không
làm tăng thêm hiệu quả điều trị(7).
43 người bệnh u máu thể hang thân não
trong đó 30,2% u ở cuống não, 51,2% u ở vị trí
cầu não, 18,6% u ở hành tủy với liều xạ phẫu
trung bình 13,9 ± 1,8 Gy (10‐18 Gy); Vị trí cuống
não: 14,5 ± 1,5 Gy; cầu não: 14,2 ± 1,7 Gy; Hành
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 382
tủy: 12,3 ± 1,3 Gy (bảng 6). Kết quả của chúng tôi
cũng tương tự như kết quả của Kondziolka D(6)
liều trung bình rìa khối u 13.8Gy (12–15 Gy), liều
cao nhất là 17,6 Gy (16,3–18,7 Gy).
Kết quả điều trị
Đáp ứng lâm sàng theo thang điểm Karnofski
Thang điểm Karnofski: Theo dõi thang điểm
Karnofski là đánh giá chất lượng sống của người
bệnh trước và sau xạ phẫu. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi nhóm điểm 40‐50 trong thang
điểm Karnofski chiếm 30,3% trước điều trị và
sau điều trị 6 tháng còn 13,4%, sau 12 tháng là
0%. Điểm Karnofski 40‐50 là thang điểm thuộc
nhóm III, cần sự giúp đỡ trong sinh hoạt. Nhưng
sau điều trị theo thời gian thang điểm này chiếm
tỷ lệ ít dần, biểu thị bằng biểu đồ dây (biểu đồ 2),
chứng tỏ chất lượng sống của người bệnh đã
được cải thiện. Thang điểm 80‐100 thuộc nhóm I
chiếm 39,54% trước điều trị và tỷ lệ này tăng dần
theo thời gian ở thời điểm 6, 12, 24, 36 tháng là
48,84%; 64,29%; 67,57%; 73,08% tương ứng. Như
vậy với nhóm điểm Karnofski có chất lượng
sống tốt thì sau thời gian điều trị tỷ lệ này tăng
dần.
Tóm lại, sử dụng thang điểm Karnofski phản
ánh khách quan đáp ứng triệu chứng cơ năng
trên lâm sàng, khẳng định được giá trị của
phương pháp xạ phẫu bằng RGK giúp cải thiện
chất lượng sống, kéo dài thời gian sống thêm
cho người bệnh u thân não.
Đáp ứng khối u
Kích thước khối u: Kết quả ở Bảng 9 và biểu
đồ dây 3.3 cho thấy kích thước trung bình khối u
giảm dần theo thời gian. Kích thước khối u trước
điều trị trung bình là 1,42±0,54cm; sau 6 tháng,
12 tháng, 24 tháng, 36 tháng kích thước trung
bình là 1,23±0,48cm; 0,93±0,46cm; 0,64±0,42cm;
0,33±0,31cm tương ứng. Tác giả Nguyễn Thanh
Bình(12) tiến hành xạ phẫu bằng dao gamma cho
130 người bệnh u máu thể hang, theo dõi sau 7
năm kết quả: 6% kích thước khối u đáp ứng
hoàn toàn, 63,8% kích thước khối u giảm, 70,6%
kiểm soát được cơn động kinh và nguy cơ xuất
huyết tái phát giảm dần theo thời gian. Như vậy,
xạ phẫu u máu thể hang thân não bằng RGK đã
kiểm soát được kích thước khối u.
Kiểm soát chảy máu trong u: Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi có 27/43 chiếm 62,79% chảy
máu trong u trước điều trị (Bảng 10). Sau xạ
phẫu tiếp tục theo dõi những người bệnh này tại
thời điểm kết thúc nghiên cứu chúng tôi ghi
nhận có 5 trường hợp u máu thể hang chảy máu
sau điều trị. Tại thời điểm 12 tháng có 2/42 người
bệnh u máu thể hang chảy máu trong u chiếm
4,76%; tại thời điểm 24 tháng là 2/37 người bệnh
chiếm 5,41%; ở tháng thứ 36 là 1/26 người bệnh
chiếm 3,85%.
Theo Randall W và cs tỷ lệ kiểm soát u hoàn
toàn sau 1 năm là 100%, 2 năm là 92%, 3 năm là
88%. Tỷ lệ chảy máu lại sau 2 năm là 8%, 3 năm
là 12%. Không có trường hợp nào tử vong sau
điều trị(10). Tác giả Joseph M. Zabramski nghiên
cứu 100 người bệnh u máu thể hang thân não
bằng dao gamma, theo dõi sau 5 năm, kết quả
không có người bệnh nào tử vong. Tỷ lệ người
bệnh xạ phẫu lần 2 sau chảy máu tái phát là
14/100 người bệnh, chiếm 14%(17). Edward A.
Monaco III và cs(12) nghiên cứu 386 người bệnh u
máu thể hang thân não, thời gian theo dõi trung
bình sau xạ phẫu 5,17 năm cho thấy 32,38% u
máu thể hang chảy máu hàng năm trước xạ
phẫu và sau xạ phẫu 2 năm tỷ lệ chảy máu còn
8,22%. Nghiên cứu của Patrick François và cs(11) 9
người bệnh u máu thể hang ở cầu não tác giả đi
đến kết luận: Với u máu thể hang có chảy máu
trước điều trị thì tỷ lệ chảy máu tái phát gặp
nhiều nhất ở thời điểm 1 năm sau điều trị, có thể
tiếp tục chảy máu tái phát cho đến 5 năm.Như
vậy tỷ lệ chảy máu trong u sau điều trị u máu
thể hang của chúng tôi thấp hơn Randall W và
Joseph M. Zabramski. Kết quả của chúng tôi
cũng khẳng định rằng xạ phẫu bằng RGK cho u
máu thể hang đã kiểm soát được tỷ lệ chảy máu,
giảm được tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng
sống cho người bệnh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 383
Tỷ lệ tử vong
43 người bệnh u máu thể hang được xạ phẫu
bằng RGK có thời gian theo dõi trung bình là
40,6 tháng, ngắn nhất là 7 tháng, lâu nhất là 72
tháng. Trong suốt thời gian theo dõi không gặp
trường hợp nào tử vong trong và sau xạ phẫu
bằng RGK. Kết quả này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của Randall W và cs(15).
Biến chứng sau xạ phẫu
Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng
thường gặp nhất là chán ăn chiếm 30,2%, mất
ngủ 34,9%, khô miệng 11,6%, rụng tóc 11,6, phù
não 4,7%, (Bảng 11). Dấu hiệu chán ăn, mất
ngủ là những dấu hiệu thường gặp xuất hiện
ngay sau xạ phẫu, thông thường những triệu
chứng này mất dần sau điều trị ngày thứ 3 trở
đi, có những người bệnh kéo dài 1 tuần cho đến
1 tháng. Phù não thường đến muộn hơn, thông
thường vào tháng thứ 3 sau xạ phẫu, biểu hiện
bằng dấu hiệu đau đầu, một số người bệnh xuất
hiện nôn dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ. Đây là
giai đoạn có sự chuyển biến đáng kể về tác dụng
sinh học do tia bức xạ gây ra. Nghiên cứu của
Chang và cs(1) tỷ lệ phù não sau xạ phẫu chiếm
8,3% cao hơn kết quả của chúng tôi. Tác giả
Nguyễn Thanh Bình(13) trên 130 người bệnh u
máu thể hang cho thấy tỷ lệ phù não chiếm 3,2%
thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi; Tuy
nhiên để đánh giá tình trạng phù não chúng tôi
chủ yếu dựa vào xung T2 của phim chụp cộng
hưởng từ. Những biến chứng trên đều được cải
thiện dần sau điều trị thuốc nội khoa.
KẾT LUẬN
Kết quả điều trị 43 người bệnh được u máu
thể hang vị trí thân não bằng RGK tại trung tâm
Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện bạch
Mai, cho thấy:
Tuổi trung bình là 38,5±14,1 tuổi; tuổi thấp
nhất là 10 tuổi, cao nhất là 73 tuổi, nam chiếm
39,5%, nữ chiếm 60,5%.
Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là đau đầu chiếm
88,4%, lác mắt 18,6%, nhìn đôi 23,3%, sụp mi
13,9%.
Liều xạ phẫu trung bình 13,9 ± 1,8Gy (10‐
18Gy); Vị trí cuống não: 14,5 ± 1,5Gy; Cầu não:
14,2 ± 1,7Gy; Hành tủy: 12,3 ± 1,3Gy.
Thời gian theo dõi sau xạ phẫu là 40,6 tháng.
Cải thiện lâm sàng theo thang điểm
Karnofski: Tăng tỷ lệ người bệnh ở thang điểm
80‐100 theo thời gian 6, 12, 24, 36 tháng lần lượt
là 48,84%; 64,29%; 67,57%; 73,08% tương ứng.
Kích thước khối u giảm dần theo tiêu chuẩn
RECIST tại thời điểm 6, 12, 24, 36 tháng là
1,23±0,48cm; 0,93±0,46cm; 0,64±0,42cm;
0,33±0,31cm tương ứng.
Kiểm soát chảy máu trong u tại thời điểm 12
tháng chỉ còn 2/42 người bệnh u máu thể hang
chảy máu trong u chiếm 4,76%; tại thời điểm 24
tháng chỉ còn 2/37 người bệnh chiếm 5,41%; ở
tháng thứ 36 chỉ còn 1/26 người bệnh chiếm
3,85%.
Không có trường hợp nào tử vong trong và
sau xạ phẫu.
Biến chứng sau xạ phẫu chủ yếu là chán ăn
chiếm 30,2%, mất ngủ 34,9%, khô miệng 11,6%,
rụng tóc 11,6, phù não 4,7%. Những biến chứng
này giảm dần sau điều trị thuốc nội khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chang JH, Chang JW, Park YG, Chung SS, (2000). Factors
related to complete occlusion of arteriovenous malformations
after gamma knife radiosurgery. J Neurosurg (Suppl 3) 93: 96‐
101.
2. Eisenhauer EA, Therasse P, Bogaerts J,Schwartz LH, Sargent
D, Ford R, Dancey J, Arbuck S, Gwyther S, Mooney M,
Rubinstein L, Shankar L, Dodd L, Kaplan R, Lacombe D,
Verweij J(2009). New Respose evaluation criteria in solid
tumours: revised RECIST guideline (version 1.1). European
Journal of cancer. 45:228‐247.
3. François P1, Ben Ismail M, Hamel O, Bataille B, Jan M, Velut
S. (2010). Anterior transpetrosal and subtemporal
transtentorial approaches for pontine cavernomas. Acta
Neurochir 152: 1321‐1329.
4. Karlsson B, Kihlstrom L, Lindquist C, Ericson K, Steiner
L(1998). Radiosurgery for cavernous malformations. J
Neurosurg; 88:293‐297.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 384
5. Kondriolka D, Lunsford LD, Flickinger JC, et al (1995).
Reduction ofhemorrhage risk after stereotactic radiosurgery
for cavernousmalfomations. J Neurosurg. 83:825‐831.
6. Kondziolka D (ed), (2006). Stereotactic Radiosurgery in the
Management of Glomus Jugulare Tumors. Radiosurgery. Basel,
Karger, 2006, vol 6, 108–117.
7. Kondziolka D, Lunsford LD, Lindqist C, (2003). Stereotactic
Radiosurgery for Patients with Intracranial Arteriovenous
Malformation (AVM). Radiosurgery Practice Guideline Initiative,
IRSA, 1‐8.
8. Lê Hồng Nhân, Đoàn Quang Dũng (2013). Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh u máu thể hang tầng trên lều tiểu
não. Hội nghị phẫu thuật thần kinh Việt Nam lần thứ XIV. Bộ Y
tế. Số 891+892: 288‐292.
9. Leksell L (1968). Cerebral radiosurgery. Acta Chirurg. Scand,
134:585‐ 595.
10. Mai Trọng Khoa (2013). Điều trị u não và một số bệnh lý sọ não
bằng dao gamma quay. Nhà xuất bản Y học.
11. Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Kử (2012). Một số tiến bộ về kỹ
thuật xạ trị ung thư và ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản y
học, Hà Nội
12. Monaco EA III, Khan AA, Niranjan A, Kano H, Grandhi R,
Kondziolka D, Flickinger JC, Lunsford LD(2010).
Stereotactic radiosurgery for the treatment of symptomatic
brainstem cavernous malformations. Neurosurg Focus 29
(3):E11.
13. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Phong và cộng sự (2013). Xạ
phẫu gamma knife trong điều trị u mạch hang nội sọ. Hội nghị
phẫu thuật thần kinh Việt Nam lần thứ XIV. Bộ Y tế. Số 891+892:
55‐57.
14. Nguyễn Thanh Đoan Thư, Nguyễn Minh Anh, Nguyễn
Phong (2009). U mạch dạng hang vùng cầu não: kinh nghiệm
bước đầu điều trị vi phẫu thuật. Hội nghị phẫu thuật thần kinh
thường niên lần thứ X, hội phẫu thuật thần kinh Việt Nam, Tạp chí
Y học thực hành. Bộ Y tế xuất bản. Trang 390‐395.
15. Porter RW, Detwiler PW, Spetzler RF, and et al (1999).
Cavernous malformations of the brainstem: experience with
100 patients. DOI: 10.3171/jns.1999.90.1.0050.
16. Ramina R, Mattei TA, de Aguiar PHP, et al (2011). Surgical
management of brainstem cavernous malformations. Neurol
Sci. 32: 1013‐1028.
17. Zabramski JM (1999). Cavernous malformations of the
brainstem: experience with 100 patients. DOI:
10.3171/jns.1999.90.1.0050.
Ngày nhận bài báo: 10/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_u_mau_the_hang_than_nao_bang_phuon.pdf