Các biến chứng sau mổ thường gặp là phù
não do nhồi máu tĩnh mạch, thường gặp nhất là
u não liềm não cạnh liềm não hoặc liềm não liên
quan đến 2/3 sau xoang dọc trên và bệnh nhân
lớn tuổi, có thể trong quá trình mổ làm tổn
thương các tĩnh mạch não. Các trường hợp nhồi
máu tĩnh mạch sau mổ thường xuất hiện muộn,
khoảng ngày 3 đến ngày 5. Nhồi máu tĩnh mạch
biểu hiện bằng giảm tri giác, các khiếm khuyết
thần kinh tiến triển. Các trường hợp nhồi máu
tĩnh mạch khi phát hiện nên chỉ định mở sọ giải
áp sớm, thường cứu sống bệnh nhân và các khiếm
khuyết thần kinh sẽ dần hồi phục. Biến chứng
máu tụ hố mổ thường xuất hiện sớm hơn, cần
phát hiện sớm và phẫu thuật lấy máu tụ cầm
máu, có thể mở sọ giải áp những trường hợp nặng.
Tỷ lệ hồi phục tốt sau mổ u màng não chiếm
tỷ lệ cao (87,3% có GOS 4 hoặc 5), sau mổ hầu
như bệnh nhân được trở lại cuộc sống bình
thường, hòa nhập cộng đồng và trở lại công việc.
Có 4,5% tử vong hoặc nặng sau mổ (GOS 1 hoặc
2), các trường hợp này thường là thuộc nhóm u
sàn sọ, u kích thước lớn, liên quan đến các cấu
trúc não quan trọng. Các u này thường là u
màng não xoang hang, 1/3 trong cánh bé xương
bướm, u màng não củ yên, xương đá mặt dốc, góc
cầu tiểu não. Để giảm tỷ lệ tử vong đối với các u
này cần phải tiếp cận bằng đường mổ thích hợp,
vén não tối thiểu và nhất là tránh kéo u quá mức
trong quá trình bóc tách và lấy u. Trong trường
hợp u sâu liên quan đến các cấu trúc quan trọng,
chúng tôi dùng sonopet giảm khối u đến khi vỏ
u đủ mỏng sau đó bóc tác u ra khỏi các cấu trúc
não xung quanh. Như vây, tỷ lệ tử vong và biến
chứng sẽ giảm đi rất nhiều(5).
Các trường hợp u lành tính, phẫu thuật cắt
hêt u nên được theo dõi bằng MRI sọ não sau mổ
3 tháng, 6 tháng và mỗi năm để phát hiện sớm
trường hợp u tái phát. Các trường hợp lành tính,
lấy gần hết u nên được xạ phẫu Gamma Knife hỗ
trợ. Các trường hợp có u có WHO độ II hoặc III
cần xạ trị qui ước sau mổ(2).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trong sọ: Báo cáo 1223 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 241
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO
TRONG SỌ: BÁO CÁO 1223 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Phong*, Lê Khâm Tuân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: U màng não là loại u xuất phát từ nhung mao của màng nhện. Tại khoa ngoại thần kinh bệnh
viện Chợ Rẫy, u màng não nội sọ được điều trị bằng vi phẫu thuật với số lượng lớn chiếm 35,2% các u nội sọ.
Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là vị trí u, kích thước u, cho nên cần được nghiên cứu đánh giá
các đặc điểm lâm sàng, tính chất mô học và kết quả điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 1223 trường hợp u màng não nội sọ được điều trị bằng phẫu
thuật trong khoảng thời gian 3 năm (01/06/2011 – 31/05/2014). Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các trường hợp
u não nội sọ được điều trị bằng phương pháp vi phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh là u màng não. Nghiên
cứu xác định tỷ lệ từng loại u màng não nội sọ theo vị trí, đánh giá kết quả điều trị của từng vị trí u như mức độ
lấy u theo simpson, trình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật.
Kết quả: Tuổi trung bình 49,8. Tỷ lệ nữ/nam là 2,9/ 1. U màng não vòm sọ chiếm 40,5%, liềm não và cạnh
liềm não 18,1%, sàn sọ trước (củ yên, rãnh khứu) 14,0%, xương đá mặt dốc 4,1%, góc cầu tiểu não 3,6%. Xếp
độ mô học, độ 1 là 90,9%, độ 2 là 7,4 % và độ 3 là 1,7%, trong đó dạng thượng mô chiếm 49,5%. GOS tại thời
điểm ra viện độ 4 và 5 chiếm tỷ lệ 90,7%, GOS độ 1 và 2 là 4,2%
Kết luận: U màng não nội sọ thường gặp hơn ở giới nữ. U màng não vòm sọ thường gặp nhất. U vòm sọ
được hầu hết được lấy trọn u. Các u vùng sàn sọ được lấy gần hết u để bảo tồn các cấu trúc quan trọng, phần u
còn lại được xạ phẫu Gamma Knife. Hầu hết u màng não nội sọ có bản chất mô học lành tính. Trường hợp u có
WHO độ 2 hoặc 3 được điều trị xạ trị qui ước hỗ trợ sau mổ. Vi phẫu thuật cho thấy là phương pháp điều trị hiệu
quả nhất loại bệnh lý này với kết quả tốt chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ tử vong thấp.
Từ khóa: u màng não nội sọ, vi phẫu thuật điều trị u màng não, tỷ lệ u màng não nội sọ
ABSTRACT
MICROSURGERY RESECTION FOR INTRACRANIAL MENIGIOMAS: REPORT 1223 CASES
Nguyen Phong, Le Kham Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 241 – 246
Objectives: Meningiomas are the common primary intracranial tumor, account for 35.2% intracranial
tumor at Neurosurgery department of Cho Ray hospital. Most meningiomas are treated by microsurgical
resection. So we do this research to evaluate clinical features, histopathology, result of treatment.
Methods: We retrospectively reviewed the medical records of 1223 patients who operated during 2 years
(from 01/06/2011 to 31/05/2014) and had the histologically verified meningioma. The number and percentage of
tumor location were determined. The results of treatment assessed by Glasgow Outcome Scale (GOS) were
evaluated according to Simpson grading system meningioma resection.
Results: In our study, the mean age was 49.8. The male: female ratio was 1:2.9. The location distribution of
meningiomas was as follows: convexity meningioma 40.5%, parasagittal and falx meningioma 18.1%,
tuberculum sellae meningiomas 14.0%, petroclival menigiomas 4.1%, cerebellopontine angle meningiomas 3.6%.
According to WHO classification of brain tumor, the proportions of grade 1, grade 2, grade 3 tumor were
* Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn ngoại Thần Kinh ĐH Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Phong; ĐT: 0903 744 085; Email: drnguyenphong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 242
respectively 90.9 %, 7.4% and 1.7%; menigiothelial menigiomas account for 49.5%. 90.7% patients were
discharge with GOS 4 or 5, 4.2% patients with GOS 1 or 2.
Conclusion: Meningiomas were more common in women than men. The most frequent meningiomas were
the convexity meningiomas which mostly were completely removed. The basal skull menigiomas were partially
removed to reserve important structures, the residual parts of tumors were treated by stereotactic radiosurgery.
Most of meningiomas were histologically benign. The post‐operative adjuvant radiation therapies were
administered to patient who had the grade 2 or 3 menigioma. Microsugery serve the the most important role in
the overall management of patient with menigiomas with good outcomes and low mortality rate.
Key words: intracranial meningiomas, microsurgical treatment for meningiomas, distributation of
intracranial meningiomas.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U màng não nội sọ là loại u xuất phát từ
nhung mao màng nhện, hay gặp trong bệnh lý u
não, chiếm tỷ lệ khoảng 15% các u nội sọ(4). Hầu
hết các u màng não lành tính, phát triển chậm,
nên triệu chứng lâm sàng thường có thời gian
khởi phát kéo dài. Các biểu hiện triệu chứng tùy
thuộc vào vị trí u và kích thước u. Triệu chứng
thường gặp nhất là tăng áp lực nội sọ (đau đầu,
buồn nôn, mờ mắt, tri giác thay đổi), chèn ép các
cấu trúc của não (biểu hiện bằng các dấu thần
kinh khu trú), co giật, động kinh
Phương tiện được dùng chẩn đoán u màng
não nội sọ tốt nhất hiện tại vẫn MRI sọ não có
tương phản từ. Nó cung cấp đầy đủ các thông tin
phục vụ cho chẩn đoán và điều trị như chọn lựa
phương thức điều trị, đường mổ tiếp cận u
Giải phẫu bệnh u màng não hầu hết là là
lành tính, một số ít trường hợp ác tính, với tỷ lệ
tái phát cao. Hệ thống phân loại phổ biến nhất
hiện nay là phân độ theo WHO, gồm 3 độ: độ I
lành tính, độ II và độ III là ác tính. Cũng theo
WHO, u màng não nội sọ được phân làm 9 dạng
mô học khác nhau(4)(bảng 2).
Vi phẫu thuật cắt u màng não đến thời điểm
hiện tại vẫn là lựa chọn điều trị ưu việt nhất. U
màng não nội sọ được điều trị khỏi hoàn toàn
bằng phẫu thuật lấy trọn u(1). Ngoài ra, một số
trường hợp không thể phẫu thuật lấy trọn u hoặc
không thể phẫu thuật lấy u hoặc u ác tính có thể
điều trị hỗ trợ bằng xạ phẫu Gamma Knife hoặc
xạ trị gia tốc.
Kết quả điều trị u màng não nội sọ phụ thuộc
rất nhiều vào vị trí và kích thước u. Đối với các u
sàn sọ như u màng não củ yên, xương đá mặt
dốc, góc cầu tiểu não thì phẫu thuật gặp nhiều
khó khăn và do đó biến chứng sau mổ cũng cao
nhiều lần so với u màng não vòm sọ(2).
Tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy,
vi phẫu đã trở thành phương pháp điều trị
thường qui cho các trường hợp u màng não nội
sọ. Sau nhiều năm thực hiện, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này để đánh giá một số đặc điểm lâm
sàng và kết quả điều trị ban đầu(6).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả hồi
cứu trong khoảng thời gian 3 năm (từ 01/06/2011
đến 31/05/2014), nghiên cứu này được thực hiện
đơn trung tâm tại khoa ngoại thần kinh bệnh
viện Chợ Rẫy.
Mẫu nghiên cứu bao gồm các trường hợp
thỏa mãn được 3 tiêu chuẩn: được chẩn đoán u
não nội sọ, được điều trị bằng phương pháp vi
phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh là u
màng não.
Các số liệu thu thập bao gồm các đặc điểm
lâm sàng (tuổi, giơ ́i tính, thơ ̀i gian khởi phát
bệnh, các triệu chứng lâm sàng), đặc điểm hình
ảnh học (vị trí của u, vị trí gốc u bám, kích
thước u), mức độ lấy u trong khi mổ theo phân
độ Simpson, đặc điểm giải phẫu bệnh theo
phân độ WHO, các biến chứng sau mổ và
thang điểm GOS tại thơ ̀i điểm ra viện. Các số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 243
liệu này được thống kê và phân tích bằng
chương trình Stata 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian 3 năm, có 1223
trường hợp u màng não nội sọ được điều trị bằng
phương pháp vi phẫu thuật lấy u.Tuổi trung
bình 49,8 (nhỏ nhất 3 và lớn nhất 82 tuổi). Tỷ lệ
nữ: nam = 2,8:1
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện khi đã có
triệu chứng lâm sàng, thời gian khởi phát trung
bình 10,8 tháng, sớm nhất là 3 ngày và muộn
nhất là 120 tháng. Có 2,1% u được phát hiện tình
cờ do được chụp CT sọ não vì các lý do khác. Lý
do nhập viện thường gặp nhất là đau đầu kéo dài
chiếm 80,4%, yếu liệt chi 25,7%, mờ mắt 14,7%,
động kinh 12,0 %..
Hầu hết các bệnh nhân có GCS 14 hoặc 15
trước mổ chiếm 96,4%, số trường hợp còn lại có
tri giác lúc nhập viện giảm do khối u lớn gây
chèn ép nhiều. Các triệu chứng thường gặp là
đau đầu, động kinh, yếu chi, liệt các dây thần
kinh sọ, mờ mắt, thu hẹp thị trường.
Mổ lần đầu chiếm tỷ lệ 94,4%, tái phát lần
một 4,9%, tái phát lần hai 0,5%, tái phát lần ba
0,1%. Các trường hợp tái phát đã có giải phẫu
bệnh là u màng não độ I là 63,6%, độ 2 chiếm 24,2
và độ III chiếm 12,2%. Thời gian tái phát trung
bình 59,2 tháng, ngắn nhất 3 tháng (u màng não
độ 3) và dài nhất 121 tháng.
Tất cả các trường hợp được chụp MRI sọ não
trước mổ làm chẩn đoán vị trí u (tỷ lệ các vị trí u
được thống kê trong bảng 1). Dựa vào phim MRI,
xác định vị trí gốc bám của u, kích thước khối u.
Kích thước u trung bình 41,2 cm3.
Bảng 1: Phân bố của các u màng não nội sọ
Vị trí u Số lượng ca Tỷ lệ(%)
Vòm sọ (trên lều và dười lều) 495 40,5
Liềm não và cạnh liềm não 221 18,1
Cánh bé xương bươm 1/3 trong 120 9,8
Củ yên 107 8,8
Rãnh khứu và planum 64 5,2
Khuyết lều tiểu não 56 4,6
Xương đá mặt dốc (Petroclival) 50 4,0
Góc cầu tiểu não 43 3,5
Vị trí u Số lượng ca Tỷ lệ(%)
Hốc mắt 21 1,7
Lỗ chẩm 18 1,5
Não thất 9 0,7
Vị trí khác 19 1,5
TỔNG 1223 100
Phân độ mô học u màng não theo WHO: độ I
92,1%, độ II 6,17%, độ III 1,6%. Các dạng mô học
được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Tỷ lệ các dạng mô học của u màng não nội sọ
WHO grade Dạng mô học Số lượng Tỷ lệ %
Độ I Thượng mô (mengiothelial) 605 49,5
Sợi (fibrous/firoblastic) 89 7,3
Chuyển tiếp (transitional) 205 16,8
Thể cát (psammomatous) 169 13,8
Tăng sinh mạch
(angiomatous)
45 3,7
Nang nhỏ (microcystic) 10 0,8
Chế tiết (secretory) 12 1,0
Lymphoplasmacyte 4 0,3
Metalplastic 0 0,0
ĐỘ II Sụn (choroid) 0 0,0
Tế bào sáng (clear cell) 0 0,0
Không điển hình(atypical) 63 5,2
ĐỘ III Dạng nhú (papillary) 0 0,0
Dạng que (rabdoid) 2 0,2
Ác tính (maglignant) 22 1,8
TÔNG 1223 100
Mức độ lấy u theo simpson I và II chiếm tỷ lệ
51,7%, simpson III 27,6%, simpson IV 19,5% và
simpson V 1,2%.
Tình trạng ra viện có GOS 4 hoặc 5 chiếm
87,3%, GOS 1 hoặc 2 chiếm 4,5%. Các biến chứng
sau mổ như phù não nơi hố mổ cần phải mở sọ
giải áp 2,92%, xuất huyết hố mổ cần phải mổ lại
lấy máu tụ 3,9%, đầu nước sau mổ cần phải đặt
V‐P shunt 1,9%.
Điều trị hỗ trợ sau mổ bằng xạ phẫu Gamma
Knife 3,9%, xạ trị gia tốc 3,4%.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy u
màng não nội sọ thường gặp hơn ở giới nữ, và
tần suất bệnh cao gấp 2 lần hơn so với giới nam.
Tuổi trung bình thường gặp là tuổi trung niên
vào khoảng thập niên 40‐ 50. So sánh với y văn,
cũng cho thấy u màng não nội sọ ưu thế ở giới nữ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 244
và hay gặp ở độ tuổi 45, u ở người càng trẻ tuổi
thì nguy cơ ác tính cao, nhất là ở trẻ nhỏ(1).
Đau đầu là triệu chứng khởi phát thường gặp
nhất. Triệu chứng đau đầu thường âm ỉ và kéo
dài. Do u màng não thường phát triển chậm, cơ
thể đã thích nghi được với sự tăng áp lực nội sọ,
nên đau đầu thường không trầm trọng và dễ bỏ
sót trong quá trình khám bệnh, dẫn đến thời
điểm phát hiện bệnh chậm trễ khi u đã phát triển
lớn. Những bệnh nhân chỉ có đau đầu liên tục
kéo dài nên được chỉ định chụp CT đầu, hoặc
MRI sọ não để chẩn đoán sớm các trường hợp u
màng não nội sọ(8).
Mờ mắt cũng là triệu chứng khá thường gặp.
Triệu chứng này cũng đôi khi bị bỏ sót, tuy nhiên
so với đau đầu nó dễ giúp bệnh nhân và thầy
thuốc chú ý hơn. Do đó các trường hợp có triệu
chứng mờ mắt, thu hẹp thị trường thường được
chẩn đoán u màng não sớm hơn so với chỉ có
triệu chứng đau đầu, đặc biệt là các u màng não
củ yên.
Động kinh là triệu chứng cũng khá thường
gặp và hầu như ít khi bị bỏ sót chẩn đoán. Hiện
nay khi mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh
trở nên phổ biến thì hầu hết những bệnh nhân
động kinh đều được chụp phim CT hoặc MRI
khảo sát não trước khi được điều tri như động
kinh nguyên phát.
Ngoài các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ,
tùy theo vị trí u chèn ép các cấu trúc não liên
quan mà biểu hiện bằng các triệu chứng như yếu
liệt chi, yếu liệt nữa người, tổn thương các dây
thần kinh sọ
Có trên 96% nhập viện trong tình trạng tỉnh
táo, tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân
nhập viện trong tình trạng giảm tri giác, thường
đây là các u lớn gây tăng áp lực nội sọ nặng và
thường gặp ở người lớn tuổi. Các trường hợp này
đôi khi chống phù não bằng nội khoa không hiệu
quả cần phải phẫu thuật lấy u cấp cứu.
U tái phát lần 2 chiếm 0,5%. Tái phát lần 3
chiếm 0,1%. Các trường hợp tái phát thường có
giải phẫu bệnh trước đó WHO độ I, và thường là
các u thuộc nền sọ hay cạnh liềm não, không lấy
hết u hoàn toàn ở lần mổ đầu tiên. Thời gian tái
phát thường kéo dài, trung bình 59,2 tháng, tuy
nhiên có trường hợp tái phát rất sớm chỉ 3 tháng
sau mổ, do là u màng não ác tính.
Gần như tất cả các trường hợp đều được chụp
MRI sọ não có thuốc tương phản từ trước mổ
(97,2%), đây là phương tiện cần thiết để chẩn
đoán. Nó cung cấp đầy đủ các thông tin về vị trí
gốc u bám, kích thước khối u, sự liên quan đến
các cấu trúc xung quanh, và cho tiên đoán được
mật độ u. Đối với các u sàn sọ biết được chính xác
vị trí gốc u bám là rất quan trọng, nó giúp cho
phẫu thuật viên chọn được đường mổ thích hợp
tiếp cận u và cách khống chế nguồn máu nuôi u.
Sự tiên đoán được mật độ u cứng chắc hay mềm
trên phim MRI sọ não cũng giúp người phẫu
thuật viên chọn phương thức giảm khối u thích
hợp trong lúc mổ, như dùng máy cắt u bằng sóng
siêu âm (SONOPET).
Cùng với MRI, CT sọ não vẫn có vai trò của
nó trong việc tầm soát phát hiện u vì nó phổ biến
hơn và rẻ tiền hơn. CT sọ não một số trường hợp
cũng cung cấp thêm các thông tin chính xác vị trí
u, biểu hiện bằng sự thay đổi xương liên quan
đến gốc u bám, mật độ u
Đối với u màng não nội sọ, có sự khác biệt
trong cách gọi tên so với các loại u nội sọ khác, là
gọi tên theo vị trí gốc bám của u. Xác định gốc
bám của u trước mổ sẽ giúp phẫu thuật viên
chọn lựa đường mổ thích hợp để tiếp cận u và cắt
gốc u bám. Đa số các trường hợp u màng não
vòm sọ đều có thể chọn lựa đường mổ và cách cắt
gốc u bám tương đối dễ dàng. Ngược lại chọn lựa
tư thế bệnh nhân và đường mổ phù hợp khó hơn
và là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với u màng
não nền sọ, hệ thống não thất, lỗ chẩm(3,7,9).
Điều trị u màng não nội sọ triệt để nhất vẫn
là cắt hoàn toàn khối u, mức độ độ lấy u càng
triệt để càng giảm tỷ lệ tái phát. Các trường hợp u
vòm sọ có biến đổi xương, và ở người trẻ tuổi
được lấy u theo simpson I, các trường hợp còn lại
đa số Simpson II. Một số trường hợp u sâu, u sàn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 245
sọ, liên quan đến các cấu trúc não quan trọng, để
bảo tồn chức năng chúng tôi chỉ lấy u ở mức độ
simpson III hoặc IV, phần u còn lại sau đó sẽ
được kiểm soát bằng xạ phẫu Gamma Knife(8).
Giải phẫu bệnh thường gặp nhất là WHO độ
I và các dạng mô học như dạng thượng mô, dạng
thể cát, dạng tăng sinh mạch đây là các thể
lành tính, sau mổ không cần phải điều trị hỗ trợ
thêm mà chỉ cần theo dõi định kỳ sau mổ 3
tháng, 6 tháng và mỗi năm bằng chụp MRI sọ
não. Một tỷ lệ nhỏ có WHO độ II, thường là dạng
không điển hình, một tỷ lệ nhỏ hơn có WHO độ
III, đây là những trường hợp u tái phát nhanh,
nên được chỉ định xạ trị sau mổ(2).
Các biến chứng sau mổ thường gặp là phù
não do nhồi máu tĩnh mạch, thường gặp nhất là
u não liềm não cạnh liềm não hoặc liềm não liên
quan đến 2/3 sau xoang dọc trên và bệnh nhân
lớn tuổi, có thể trong quá trình mổ làm tổn
thương các tĩnh mạch não. Các trường hợp nhồi
máu tĩnh mạch sau mổ thường xuất hiện muộn,
khoảng ngày 3 đến ngày 5. Nhồi máu tĩnh mạch
biểu hiện bằng giảm tri giác, các khiếm khuyết
thần kinh tiến triển. Các trường hợp nhồi máu
tĩnh mạch khi phát hiện nên chỉ định mở sọ giải
áp sớm, thường cứu sống bệnh nhân và các khiếm
khuyết thần kinh sẽ dần hồi phục. Biến chứng
máu tụ hố mổ thường xuất hiện sớm hơn, cần
phát hiện sớm và phẫu thuật lấy máu tụ cầm
máu, có thể mở sọ giải áp những trường hợp nặng.
Tỷ lệ hồi phục tốt sau mổ u màng não chiếm
tỷ lệ cao (87,3% có GOS 4 hoặc 5), sau mổ hầu
như bệnh nhân được trở lại cuộc sống bình
thường, hòa nhập cộng đồng và trở lại công việc.
Có 4,5% tử vong hoặc nặng sau mổ (GOS 1 hoặc
2), các trường hợp này thường là thuộc nhóm u
sàn sọ, u kích thước lớn, liên quan đến các cấu
trúc não quan trọng. Các u này thường là u
màng não xoang hang, 1/3 trong cánh bé xương
bướm, u màng não củ yên, xương đá mặt dốc, góc
cầu tiểu não. Để giảm tỷ lệ tử vong đối với các u
này cần phải tiếp cận bằng đường mổ thích hợp,
vén não tối thiểu và nhất là tránh kéo u quá mức
trong quá trình bóc tách và lấy u. Trong trường
hợp u sâu liên quan đến các cấu trúc quan trọng,
chúng tôi dùng sonopet giảm khối u đến khi vỏ
u đủ mỏng sau đó bóc tác u ra khỏi các cấu trúc
não xung quanh. Như vây, tỷ lệ tử vong và biến
chứng sẽ giảm đi rất nhiều(5).
Các trường hợp u lành tính, phẫu thuật cắt
hêt u nên được theo dõi bằng MRI sọ não sau mổ
3 tháng, 6 tháng và mỗi năm để phát hiện sớm
trường hợp u tái phát. Các trường hợp lành tính,
lấy gần hết u nên được xạ phẫu Gamma Knife hỗ
trợ. Các trường hợp có u có WHO độ II hoặc III
cần xạ trị qui ước sau mổ(2).
KẾT LUẬN
U màng não nội sọ phát triển chậm, triệu
chứng diễn tiến nhiều khi không điển hình, đau
đầu thường xuyên và kéo dài là triệu chứng cần
được quan tâm, và nên được khảo sát bằng MRI
hoặc CT sọ não. Vi phẫu thuật lấy u là phương
pháp điều trị hiệu quả nhất u màng não nội sọ
với tỷ lệ lành bệnh cao, tử vong và biến chứng
thấp. Kết hợp dùng kính vi phẫu và máy cắt u
bằng sóng siêu âm làm giảm tỷ lệ tử vong và
biến chứng sau mổ đáng kể đối với các u màng
não sàn sọ, nằm sâu, liên quan đến các cấu trúc
não quan trọng. Hầu hết u màng não nội sọ lành
tính, nên sau mổ chỉ cần theo dõi định kỳ bằng
MRI sọ não để phát hiện sớm tái phát. Các
trường hợp u ác tính được điều trị hỗ trợ bằng xạ
trị hoặc xạ phẫu để giảm tỷ lệ tái phát u.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apuzzo LJM (1993). Brain surgery, Churchill Livingstone,
New York, pp 187‐ 268
2. Chan RC, Thompson GB (1984). Morbidity, mortality and
quality of life following surgery for intracranial meningiomas:
a retrospective in 257 cases. J Neurosurg, 60. pp52 ‐60.
3. Fabio R, Laigam NS (2001). Posterior fossa meningiomas:
surgical experience in 161 cases. Surg Neurol, 56. pp 8‐21.
4. Mark SG (2010). Handbook of neurosurgery, Thieme, New
York, pp: 613‐620.
5. Nanda A, Amberkar S (2013). Technical nuances in the
management of tuberculum sellae and diaphragma sellae
meningiomas. J Neurosurg focus 35 (6): E7.
6. Noguchi A, Balasingam V (2005). Supraorbital craniotomy for
parasellar lesions. J Neurosurg 102:951–955
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 246
7. Schmidek HH, Roberts D (2006). Operative neurosurgical
techniques, Elservier, Philadelphia, pp: 721‐ 738
8. Tan AL Gerard SC (2014). Retrosigmoid approach for
resection of cerebellopontine angle meningioma and
decompression of the trigeminal nerve. J Neurosurg focus
(suppl) 36.
9. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013). Phẫu thuật thần kinh. Nhà
xuất bản y học, TP Hồ Chí Minh, trang 47 ‐66.
Ngày nhận bài báo: 21/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_vi_phau_thuat_u_mang_nao_trong_so.pdf