Tử vong sau mổ
Theo y văn, tỉ lệ tử vong từ 0 – 15% tùy theo
nghiên cứu của các tác giả.
lvaro Diz de Liano Arguelles (2002)(3), trong
205 trường hợp cắt DDTB, 92% thực hiện kiểu
nối Roux – en -Y có tử vong 14 bệnh nhân– 6,8%:
3 bệnh nhân chết do biến chứng hô hấp;
6 bệnh nhân xì miệng nối TQ –HT;
5 bệnh nhân tử vong do áp xe trong ổ bụng.
Nguyên nhân gây tử vong thường do xì
miệng nối thực quản – hỗng tràng và áp xe trong
ổ bụng, tuy nhiên còn một nguyên nhân nặng
sau mổ và tử vong là suy hô hấp sau mổ và
bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân có tiền căn hô
hấp và tim mạch trước mổ.
Hồ Cao Vũ, Nguyễn Minh Hải (2008)(7) trong
96 trường hợp, tử vong 2 trường hợp do xì
miệng nối thực quản – hỗng tràng, 1 thực hiện
kiểu nối Roux –en -Y và 1 do kiểu nối Omega có
tạo hình túi chứa.
Trong số liệu của chúng tôi không có trường
hợp nào tử vong.
Tóm lại, những biến chứng nặng thường gặp
như xì miệng nối thực quản – hỗng tràng, áp xe
trong ổ bụng và biến chứng hô hấp tim mạch là
những nguyên nhân chính yếu gây tử vong.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả kiểu nối Roux-EN Y trong cắt toàn bộ dạ dày do ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 200
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂU NỐI ROUX-EN Y TRONG CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY
DO UNG THƯ
Nguyễn Văn Long*, Võ Tấn Long*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Minh Hải **, Lâm Việt Trung**,
Trần Phùng Dũng Tiến*, Nguyễn Tất Đạt**, Nguyễn Văn Chinh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Đánh giá kết quả kiểu nối Roux-en- Y trong cắt toàn bộ dạ dày do ung thư.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá đặc điểm bệnh lý, chỉ định cắt dạ dày toàn bộ trong ung thư dạ dày, đặc
điểm phẫu thuật kiểu nối Roux-en –Y, xem xét tỉ lệ biến chứng phẫu thuật và tử vong, xác định độ an toàn của
kiểu nối.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: bệnh nhân được xác định ung thư dạ dày 1/3 giữa, 1/3 trên và
toàn bộ dạ dày.
Kết quả: Tổng số 85 bệnh nhân: Nam có 50 t/h (58,8%) và nữ có 35 (41,2%); tỷ lệ nam / nữ là 1,4; tuổi
trung bình là 57,1 (37 – 80 tuổi). Chỉ định cắt toàn bộ dạ dày do khối u ở thân vị (61,1%); tâm vị (31,8%) và
toàn bộ dạ dày (7,1%). Biến chứng đặc hiệu gồm 5 bệnh nhân (5,9%); 1 trường hợp rò tụy sau mổ. 4 t/h có áp xe
dưới hoành sau đó điều trị nội ổn định xuất viện. Có hai trường hợp này đều có nhiễm trùng vết mổ (2,4%).
Thời gian hậu phẫu trung bình: 9,2 ngày và không có trường hợp nào tư vong.
Kết luận: Kiểu nối Roux-en-Y là kỹ thuật an toàn.
Từ khóa: ung thư dạ dày, cắt toàn bộ dạ dày, kiểu nối Roux-en- Y.
ABSTRACT
THE RESULTS OF ROUX-EN-Y IN THE TOTAL GASTRECTOMY FOR GASTRIC CANCER
Nguyen Van Long, Vo Tan Long, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Minh Hai,
Lam Viet Trung, Tran Phung Dung Tien, Nguyen Tat Đat, Nguyen Van Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 200 - 207
Objectives: Assess the results of Roux-en-Y in the total gastrectomy for gastric cancer.
Methods: Appreciate the particular trait the pathology, indication for total gastrectomy, characteristic the
technique Roux-en-Y, the rate of complication and mortality, the technique determine a safe technique.
Result: A total of 85 patients: Male sex have 50 cases (58.8%) and female sex have 35 cases (41.2%); mean
age have 57.1. Operative diagnosis were truncal tumor: 52 cases (61.1%); cardiac tumor: 27 cases (31.8%) and
linitis plastica: 6 cases (7.1%). Total gastrectomy includes radical of 57.6% and palliative of 42.4%.
Complication in 5 cases:1 case had pancreatic fistula, 4 cases had subphrenic abscess; treatment: internal
medicine. 2 cases had wound infection. Average postoperative time: 9.2 days. No mortality.
Conclusions: The technique of Roux-en-Y is a safe technique.
Key words: Gastric cancer, total gastrectomy, the technique of Roux-en-Y.
MỞ ĐẦU
Tần số xuất hiện ung thư dạ dày có giảm
đáng kể khoảng 75% ở Mỹ kể từ năm 1930, phần
lớn do giảm tỷ lệ ung thư dạ dày ở vị trí phần dạ
* BV Đại học Y Dược ** BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Văn Long, ĐT: 0909.334.497
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 201
dày xa. Tuy nhiên từ năm 1976 đến gần đây, tần
số xuất hiện ung thư biểu mô tuyến ở vị trí dạ
dày đoạn gần và vùng tâm vị dạ dày có gia tăng
đáng kể ở Mỹ và Châu Âu(15).
Điều trị phẫu thuật và kỹ thuật cắt toàn bộ
dạ dày là phương pháp điều trị “ vàng ” cho các
ung thư biểu mô tuyến ở vị trí phần dạ dày gần
như thân vị và tâm vị(15).
Schlatter (Zurich - Đức) là người đầu tiên cắt
thành công toàn bộ dạ dày và thiết lập lưu thông
ống tiêu hóa không đi xuyên qua khung tá
tràng, bằng nối thực quản - hỗng tràng tận bên
vào năm 1897. Tái tạo kiểu nối Roux-en-Y
được mô tả vào năm 1907 và cho đến ngày nay
đã có khoảng 70 kiểu tái tạo sau cắt dạ dày
toàn bộ(10). Tuy nhiên thực tế phẫu thuật, cũng
có nhiều ý kiến trái ngược nhau do thực hiện
kỹ thuật sẽ khó khăn, tăng ty lệ biến chứng và
tử vong; ngoài ra có ý kiến cho rằng cắt dạ dày
toàn bộ chỉ định cho bệnh nhân ung thư có
tiên lượng rất xấu cho nên kỹ thuật càng đơn
giản sẽ càng an toàn như là một yêu cầu quan
trọng, do đó kỹ thuật Roux-en-Y là một kiểu
nối được chọn(10).
SỐ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu hồi tiền cứu các
trường hợp có chỉ định cắt toàn bộ dạ dày kể từ
3/2008 đến 3/2011 tại khoa ngoại tiêu hóa – BV
Chợ Rẫy và khoa Ngoại BV ĐHYD I.
Tất cả bệnh nhân có kết quả mô học là u ác
tính dạ dày.
Không có trường hợp nào được hóa trị và xạ
trị trước mổ.
Kiểu nối Roux-en-Y trong nối TQ – hỗng
tràng (không thực hiện túi Paulino) được thực
hiện trong điều trị tận gốc hoặc làm sạch.
Phân loại giai đoạn TMN dựa theo UICC
tiêu chuẩn hiệp hội chống ung thư quốc tế lầnV.
Thời gian mổ được xác định là thời gian bắt đầu
rạch da đến khi khâu da mủi cuối cùng. Thời
gian hậu phẫu được xác định số ngày nằm viện.
Biến chứng phẫu thuật được phân tích trong
khảo sát này bao gồm biến chứng sớm (nhỏ –
lớn) được xảy ra trong thời gian nằm viện. Tử
vong do phẫu thuật trong khảo sát này bao gồm
tử vong trong bệnh viện 30 ngày.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 3/2008 đến 3/2011, Khoa
ngoại tiêu hóa – BV Chợ Rẫy và khoa ngoại BV
BVĐHYD I nhận điều trị và phẫu thuật cắt toàn
bộ dạ dày cho 85 trường hợp ung thư dạ dày.
Phân bố theo giới tính
Phái Số trường hợp Tỷ lệ
Nam 50 58,8%
Nữ 35 41,2%
Phân bố theo tuổi: Tuổi trung bình trong
nhóm là: 57,1 ± 12,4 Tuổi nhỏ nhất là 17; già nhất
là 80.
Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
lưu ý.
Các triệu chứng lâm sàng Số trường
hợp
Tỷ lệ
Đau âm ỉ thượng vị 82 96,5%
An uống kém 76 89,4%
Buồn nôn 40 47,1%
Ói mữa 28 32,9%
Nuốt nghẹn 24 28,2%
Sụt cân 75 88,2%
Số lượng hồng cầu trung
bình
4 218 705,9
Dung tích hồng cầu 35,5 ± 5,1%
Đạm / máu 7,1 ± 0,7 g/l
Albumin / máu 4,1 ± 0,5 g/l
Ure máu 17, 6 ± 7,9 mg%
Creatinin máu 1,0 ± 1,1 mg%
Đường máu 101,9 ± 28,6 mg%
Kết quả nội soi dạ dày chẩn đoán
Loét to bờ gồ cao 55 t/h - 64,7%
U sùi nhiễm cứng 27 t/h - 31,8%
Hình ảnh
tổn thương
qua nội soi
dạ dày
Thâm nhiễm cứng
(Linitis plastica) 2 t/h - 2,4%
Thân vị 53 t/h - 62,4%
Tâm vị 30 t/h - 35,3%Vị trí tổn thương
Phình vị 1 t/h - 1,2%
Nội soi
dạ dày
84 t/h
(98,8%)
Tổn thương làm hẹp lòng dạ dày 39 t/h - 45,9%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 202
Siêu âm bụng và chụp cắt lớp điện toán
bụng
Dày bất thường vách dạ dày 32 t/h - 37,6%
Hạch ổ bụng 8 t/h - 9,4%
Nhân di căn gan 1 t/h - 1,2%
Siêu âm
bụng 70 t/h
(82,4%)
Không làm siêu âm 15 t/h - 17,6%
Dày bất thường vách dạ dày 38 t/h - 44,7%
Hạch ổ bụng 10 t/h - 11,8%
Nhân di căn gan 1 t/h - 1,2%
Dịch màng phổi 1 t/h - 1,2%
Chụp Cắt lớp
điện toán
bụng 43 t/h
(50,6%)
Không làm CLĐT bụng 42 t/h - 49,4%
X-quang dạ dày chẩn đoán vị trí khối u 77
t/h (90,6%) xác định vị trí khối u trước mổ
Vị trí thân vị 51 t/h 60,0%
Vị trí tâm vị 32 t/h 37,6%
Toàn bộ dạ dày 2 t/h 2,4%
Chẩn đoán sau mổ
Ung thư thân vị 52 t/h 61,1%
Ung thư tâm vị 27 t/h 31,8%
Ung thư toàn bộ dạ
dày
6 t/h (*) 7,1%
(*) Thể Linitis plastica (thâm nhiễm lan tỏa trong thành)
Đánh giá đặc điểm bệnh lý khối u sau mổ
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ KHỐI U Số trường
hợp
Tỉ lệ%
T2 1 1,2%
T3 41 48,2%
Độ xâm lấn (pT)
T4 43 50,6%
N1 54 63,5%
N2 25 29,4%
Di căn hạch (pN)
Nx 6 7,1%
DI CĂN XA (pM) M1 2 2,4%
Giai đoạn II 5 5,9%
Giai đoạn III 38 44,7%
Xếp giai đoạn
Giai đoạn IV 42 49,4%
Carcinôm tuyến biệt
hóa tốt 16 18,8%
Carcinôm tuyến biệt
hóa trung bình 29 34,1%
Đặc điểm
mô học
Độ biệt
hóa tế
bào
Carcinôm tuyến biệt
hóa kém 39 45,9%
Lymphôm 1 1,2%
Kết quả phẫu thuật
Kỹ thuật trong nhóm nghiên cứu là cắt dạ
dày toàn bộ, nạo hạch và nối thực quản – hỗng
tràng theo kiểu nối Roux –en Y tận – bên.
Phương pháp Số t/hợp %
Tận gốc 49 t/h 57,6% Phẫu thuật
Làm sạch 36 t/h 42,4%
D1 35 t/h 41,2% Nạo hạch
D2 50 t/h 58,8%
Bằng tay 76 t/h 89,4% Khâu may TQ
–hỗng tràng Bằng Stapler CDH 25 9 t/h 10,6%
Cắt DDTB bằng mổ mở 83 t/h 97,6% Đặc tính mổ
Cắt DDTB được hổ trợ
nội soi ổ bụng
2 t/h 2,4%
Các kỹ thuật khác thực hiện đồng thời
trong mổ
Các tạng được xử lý đồng thời Số t/h %
Cắt hai đoạn hỗng tràng nối tận tận 1 t/h 1,2%
Cắt đoạn đại tràng trái 1 t/h 1,2%
Cắt gan trái 1 t/h 1,2%
Cắt lách – mở hỗng tràng ra da nuôi ăn 2 t/h 2,4%
Cắt lách 7 t/h 8,2%
Cắt lách – đuôi tụy 1 t/h 1,2%
Cắt thực quản đoạn bụng 5 t/h 5,9%
Dẫn lưu ổ áp xe 1 t/h 1,2%
Mở hỗng tràng ra da nuôi ăn 1 t/h 1,2%
Khâu tụy 1 t/h 1,2%
Khâu tụy – cắt lách 1 t/h 1,2%
Tổng cộng 22 t/h 25,9%
Thời gian mổ trung bình là: 214,3 ± 58,1
phút (Thời gian ngắn nhất 140 và nhiều nhất là
540 phút).
Các biến chứng sau mổ
Các biến chứng đặc hiệu sau
mổ
5 biến chứng 6,1%
+ Xì miệng nối thực quản -hỗng
tràng
1 1,2%
+ Áp xe dưới hoành T 4 4,7%
+ Rò tụy 1 1,2%
Các biến chứng không đặc hiệu 12 biến
chứng
14,5%
+ Tràn dịch màng phổi T 6 7,1%
+ Viêm phổi 2 2,4%
+ Nhiễm trùng vết mổ 2 2,4%
+ Sốt chưa rõ nguyên nhân 2 2,4%
+ Đi cầu ra máu 1 1,2%
Tổng cộng 11 bệnh nhân - 12,9%
có 19 biến chứng -
22,4%
Trong 30 ngày hậu phẫu: mổ lại 1 t/h ung
thư toàn bộ dạ dày (1,2%), xâm lách lách – tụy,
sau mổ có lượng dịch rò tụy nhiều 300ml –
500ml; quyết định mổ lại vào ngày hậu phẫu thứ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 203
4 với chẩn đoán viêm phúc mạc khu trú áp xe
dưới hoành trái, rò tụy và xì ít ở miệng nối thực
quản – hỗng tràng, xử trí khâu đuôi tụy, khâu
tăng cường miệng nối và dẩn lưu ổ áp xe. Sau
mổ ổn định, không còn rò tụy, có nhiễm trùng
vết mổ.
- Không có trường hợp nào tử vong (0%).
- Thời gian nằm viện trung bình: 16,6 ± 6,5
ngày (8 - 41 ngày).
- Thời gian hậu phẫu trung bình: 9,2 ± 3,5
ngày (7 – 32 ngày).
BÀN LUẬN
Về chỉ định cắt dạ dày toàn bộ do ung thư
Cắt dạ dày toàn bộ được chỉ định trong khối
u ung thư ở vị trí 1/3 trên, 1/3 giữa và ung thư
toàn bộ dạ dày; tuy nhiên chỉ định còn mở rộng
tùy theo tình huống.
Theo Nguyễn Đình Hối(13) trong 61 trường
hợp cắt dạ dày toàn bộ, 2/3 trường hợp khối u ở
vị trí 1/3 giữa và 1/3 trên (78,7%); 1/3 trường hợp
còn lại (21,3%) khối u chiếm gần toàn bộ dạ dày.
Dao-Jun Gong (2008)(5) trong 125 bệnh nhân
được cắt dạ dày toàn bộ, 46 trường hợp – 36,8%
khối u ung thư ở vị trí 1/3 trên dạ dày, 24 trường
hợp – 19,2% khối u ung thư ở vị trí 1/3 giữa dạ
dày, 17 trường hợp – 13,6% khối u ung thư ở vị
trí 1/3 dưới dạ dày và 38 trường hợp – 30,4% có
khối u kích thước to và mức độ xâm lấn 2/3 dạ
dày hoặc khối u ung thư toàn bộ dạ dày.
Về số liệu nghiên cứu của chúng tôi có ung
thư tâm vị có 27 trường hợp- 31,8%, ung thư thân
vị có 52 trường hợp - 61,1% và thể thâm nhiễm
lan tỏa (Linitis plastita) có 6 trường hợp - 7,1%.
Trong số liệu không có trường hợp nào khối ung
thư ở 1/3 dưới dạ dày, và ở vị trí này chúng tôi
có chỉ định cắt đoạn dạ dày phần xa, dù sao cắt
đoạn dạ dày phần xa có chất lượng sống tốt hơn
so với cắt dạ dày toàn bộ.
Về nạo hạch trong cắt dạ dày toàn bộ, phẫu
thuật tận gốc và phẫu thuật làm sạch.
- Cắt dạ dày toàn bộ với quan điểm phẫu
thuật tận gốc thường loại bỏ toàn bộ hệ thống
hạch bạch huyết di căn (nạo D2). Cắt dạ dày
toàn bộ với quan điểm phẫu thuật làm sạch
nhằm mục đích tránh biến chứng chảy máu của
khối u và giải quyết sự tắc nghẽn trên u, do đó
các phẫu thuật viên thường nạo vét hạch D1
chung quanh dạ dày.
Trong vấn đề nạo hạch D2, để thuận lợi nạo
hạch triệt để nhóm hạch dọc động mạch lách và
nhóm hạch ở cuống lách, Nakayama (1956) và
Suzuki (1954) đề nghị cắt lách và đuôi tụy như
một nguyên tắc căn bản trong cắt DDTB nhất là
ung thư ở vị trí 1/3 trên(4,14).
Nikola Budisin (2001)(2) trong 76 trường hợp
cắt dạ dày toàn bộ: nạo hạch D2 trong 42 trường
hợp – 55,3% và nạo hạch D1 trong 34 trường
hợp – 44,7%. Trong phẫu thuật tận gốc kèm theo
cắt lách và đuôi tụy trong 17 trường hợp –
22,3%, cắt đại tràng trong 4 trường hợp – 5,3%.
Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi, phẫu
thuật tận gốc có 49 trường hợp – 57,6% (trong đó
nạo D2 trong 45 trường hợp và nạo hạch D1
trong 4 trường hợp do 2 trường hợp thể Linitis
plastica và 2 trường hợp không có hạch) va phẫu
thuật làm sạch có 36 trường hợp – 42,4% (trong
đó nạo D1 trong 31 trường hợp và nạo hạch D2
trong 5 trường hợp).
Theo các khảo sát trên, điều trị phẫu thuật tận
gốc luôn được thực hiện trong đa số các trường hợp;
ngược lại khối u có viêm dính các tạng chung quanh
như tụy có kèm biến chứng chảy máu tiêu hóa do khối
u và hẹp lòng dạ dày nên cắt dạ dày làm sạch.
Về cắt tạng do ung thư dạ dày xâm lấn
Cắt tạng phối hợp thường xảy ra khi khối u
ung thư xâm lấn tạng cận bên như tụy, lách, gan
và đại tràng với tỉ lệ không ít; tuy nhiên theo y
văn cắt lách và đuôi tụy sẽ được thực hiện trong
quá trình nạo hạch dọc động mạch lách và vùng
cuống lách (nhóm hạch số 10 và 11).
Dao –Jun Gong (2008)(5), tỉ lệ cắt tạng kèm
theo trong 47/125 trường hợp – 37,6%, gồm cắt
lách, cắt tụy – lách, cắt đại tràng ngang, cắt túi
mật và cắt hạ phân thùy gan.
Yilitler (2003)(19) trong 74 trường hợp có 19
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 204
trường hợp – 25,6% có cắt tạng kết hợp (12 cắt
túi mật, 2 cắt đuôi tụy, 2 cắt đại tràng, 1 cắt ruột
non, 1 cắt thượng thận trái và 1 cắt thực quản).
Vấn đề cắt lách và cắt lách – đuôi tụy được
xem như một thì kỹ thuật trong cắt DDTB nhất
là khối u ở 1/3 trên dạ dày đặc biệt vị trí ung thư
ở bờ cong lớn, những năm gần đây các tác giả có
khuynh hướng bảo tồn lách và giảm cắt tụy nên
tỉ lệ biến chứng như rò tụy, áp xe dưới hoành
trái có giảm.
Chúng tôi có 22 trường hợp – 25,9% cắt tạng
kèm theo, trong đó cắt lách co 7 trường hợp –
8,2%; cắt lách và mở hỗng tràng nuôi ăn có 2
trường hợp – 2,4%, khâu tụy – cắt lách có 1
trường hợp – 1,2%; khâu tụy có 1 trường hợp –
1,2%; cắt gan trái có 1 trường hợp – 1,2%; cắt
đoạn đại tràng trái có 1 trường hợp – 1,2%; cắt
thực quản đoạn bụng có 5 trường hợp – 5,9%;
cắt hai đoạn hỗng tràng nối tận tận có 1 trường
hợp – 1,2%; dẫn lưu ổ áp xe dưới hoành trái có 1
trường hợp – 1,2%; mở hỗng tràng ra da nuôi ăn
có 1 trường hợp – 1,2%.
Về đặc điểm phẫu thuật của kiểu nối
Roux –en –Y
Một tiêu chí xem xét để chọn một kiểu nối
thực quản – ống tiêu hóa an toàn là sau cắt dạ
dày toàn bộ là tỷ lệ xì miệng nối càng ít và dễ
thực hiện, thì kiểu nối đó sẽ được lựa chọn:
Nikola Budisin (2001)(2), trong 76 trường hợp
cắt DDTB các kiểu nối thực hiện là 41 trường
hợp thực hiện kiểu Roux-en-Y; 31 trường hợp
thực hiện kiểu Tomoda và 4 trường hợp thực
hiện kiểu Omega.
Tỉ lệ xì miệng nối trong kiểu Roux-en-Y là
14,6%; kiểu Tomoda là 12,9% và kiểu Omega là
50%.
Chúng tôi ghi nhận trong 85 trường hợp
thực hiện kiểu Roux-en-Y, chỉ có 1 trường hợp
xì miệng nối thực quản – hỗng tràng chiếm tỉ
lệ 1,2%.
Từ các thống kê trên cho thấy kiểu nối
Omega có tỷ lệ xì cao nhất so với các kiểu nối
khác, nên ít được thực hiện.
Về các đặc điểm như thời gian mổ, lượng
máu mất và thời gian nằm viện của kiểu nối
Roux-en Y
Trong thập nien 70, cắt dạ dày toàn bộ, nạo
hạch và tái lập lưu thông đường tiêu hóa là
phẫu thuật lớn, thời gian mổ kéo dài và mất
nhiều máu trong khi mổ.
McNeer (1973)(9)thực hiện 94 trường hợp cắt
DDTB, thời gian mổ trung bình là 6 giờ, lượng
máu mất trong mổ là 1500 ml và thời gian nằm
viện kéo dài trung bình là 18 ngày, gồm các:
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo
Omega (36 trường hợp),
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo
Omega và Braun (38 trường hợp),
Kiểu nối thực quản – tá tràng theo kiểu
Longmire (1 trường hợp),
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo
Roux-en- Y (15 trường hợp) và tái tạo túi (4
trường hợp).
Trong những năm gần đây sau cắt DDTB,
việc lựa chọn kiểu nối yêu cầu có những đac tính
như kỹ thuật an toàn, không mất nhiều thời gian
mổ, lượng máu truyền có ít hơn và ít biến
chứng.
Yilitler (2003)(19) trong 74 trường hợp cắt
DDTB có 56 trường hợp có thời gian mổ < 6 giờ
với tỉ lệ 75,6% và có 34 trường hợp (46%) được
truyền máu, gồm các:
Kiểu nối TQ – HT theo Roux-en Y (43
trường hợp).
Kiểu nối TQ _ HT theo Omega (29 trường
hợp), tái tạo túi J (1 trường hợp) và bắt cầu bằng
quai đại tràng (1 trường hợp).
Dao-Jun Gong (2008)(6), trong 125 trường hợp
thực hiện kiểu nối Roux-en Y có hoặc không có
túi Paulino, thời gian mổ ≤ 4 giờ (240 phút) có 75
trường hợp – 60%,
Lượng máu mất trong mổ là:
≤ 400 ml có 45 trường hợp – 36%,
≤ 800 ml có 54 trường hợp – 43,2%,
> 800 ml máu trong 26 trường hợp – 20,8%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 205
- Nguyễn Anh Tuấn (2001)(12) thực hiện
kiểu nối Omega có miệng nối Braun trong 84
trường hợp có thời gian mổ trung bình là 135,8
phút và kiểu túi Lygidakis trong 65 trường hợp
có thời gian mổ trung bình là 137,7 phút.
- Số liệu chúng tôi trong 85 trường hợp
thực hiện kiểu nối Roux – en- Y, Thời gian mổ
trung bình là: 214,3 ± 58,1 phút (Thời gian ngắn
nhất 140 phút và nhiều nhất là 540 phút).
Máu được truyền trước mổ cho 14/85 bệnh
nhân – 16,5%, tổng cộng 41 đơn vị máu (1 đơn vị
= 350ml); mỗi người được truyền 2,93 đv máu,
bình quân là 1,84 ± 0,37 đơn vị máu.
Về các biến chứng và tử vong liên quan đến
tái lập lưu thông đường tiêu hóa theo kiểu nối
Roux –en -Y trong 30 ngày hậu phẫu.
Xì miệng nối thực quản – hỗng tràng và các
yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng
Một khảo sát trong 19 bệnh viện ở Đức, cho
thấy tỉ lệ xì miệng nối là 7,2% theo Bưttcher(1), và
là 5,7% theo L Meyer(4). Tử vong do xì miệng nối
là 25 – 60%(Otsuji, Plannels)(17,14).
Theo Nikola Budisin (2000)(2), xì miệng nối
TQ – hỗng tràng xảy ra với tỉ lệ 15,8% (12 trường
hợp) trong đó gồm:
Xì miệng nối thực quản– hỗng tràng nhỏ (4
trường hợp - 5,3%) được điều trị nội khoa ổn
định.
Xì miệng nối thực quản– hỗng tràng lớn (8
trường hợp - 10,5%) lớn gây viêm phúc mạc toàn
bộ, tử vong 6 trường hợp - 7,9%, 1 điều trị nội vì
áp xe dưới hoành trái và 1 phai mổ lại khâu lại
chỗ xì.
Trong 12 trường hợp xì miệng nối thực
quản– hỗng tràng, có 6 trường hợp tử vong
chiếm tỉ lệ 50%.
Tần số biến chứng xì miệng nối thực quản–
hỗng tràng có ảnh hưởng theo kiểu nối:
Kiểu Tomoda có tỉ lệ xì 12,9%;
Kiểu Roux –en Y có tỉ lệ xì 14,6%;
Kiểu Omega có tỉ lệ xì là 50%.
Vì vậy kỹ thuật Omega có tỉ lệ xì miệng nối
cao cho nên kỹ thuật này ít được thực hiện.
Heberer (1988)(6) hồi cứu 62 trung tâm Châu Au,
đa số các trường hợp đều thực hiện kiểu nối
Roux-en- Y và 16% các trường hợp tái tạo túi
chứa, đặc biệt túi Hunt - Lawrence.
Chúng tôi thực hiện 85 trường hợp kiểu nối
Roux –en Y, có 1 trường hợp xì miệng nối thực
quản – hỗng tràng (1,2%), có nguyên do từ rò
dịch tụy, tạo áp xe dưới hoành, chúng tôi có chỉ
định mổ lại khâu tăng cường miệng nối, khâu
tụy và dẫn lưu ổ áp xe, kết quả tốt xuất viện.
Vấn đề rò tụy sau mổ
Rò tụy là biến chứng thường xảy ra do cắt
phần tụy xa (từ 5 – 40% theo Marco Pericoli
Ridolfini(16)), nhằm mục đích nạo vét hạch các
nhóm hạch ở cuống lách và dọc theo động mạch
lách hoặc cắt lách - đuôi tụy do khối u xâm lấn
vào tụy.
Nikola Budisin (2000)(2), trong 76 trường hợp
cắt DDTB trong đó cắt tụy – lách trong 17 trường
hợp và rò tụy 2 trường hợp – 2,6%, điều trị bảo
tồn kháng sinh và mở hỗng tràng nuôi ăn cho
kết quả tốt.
lvaro Diz de Liano Arguelles (2002)(3) trong
203 bệnh nhân, áp xe trong ổ bụng có 15 trường
hợp (7,3%), rò tụy trong 2 trường hợp (0,9%) và
nhiễm trùng vết mổ (13 trường hợp – 6,4%).
Maruyama (1979)(8) và Giovanni (2000)(4) đề
nghị nạo hạch dọc động mạch lách mà không
cần thiết phải cắt tụy, sẽ giảm tỉ lệ rò tụy.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng
rò tụy được ghi nhận trong 1 trường hợp có cắt
lách và cắt bờ tụy do khối u ở giai đoạn T4 xâm
lấn vào tụy. Hậu phẫu ngày 2, lượng dịch ra ống
dẫn lưu hố lách khá nhiều 300 – 400 ml dịch có
nồng độ amylase khá cao, diễn tiến kèm theo áp
xe dưới hoành, viêm gan với SGOT và SGPT
tăng cao, đã được chỉ định mổ lại ngày thứ 4;
bệnh nhân này được khâu tụy và khâu tăng
cường vị trí xì miệng nối thực quản _ hỗng
tràng, diễn tiến sau đó ổn định và xuất viện.
Áp xe trong ổ bụng
Nguyên nhân gây áp xe trong ổ bụng có thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 206
là xì miệng nối, rò tụy và không ngăn ngừa việc
lây nhiễm trong cắt dạ dày.
Một khi hình thành áp xe trong ổ bụng,
thường có chỉ định mổ lại cũng là yếu tố gây tử
vong (Yasuda K(18), Planells(17)).
lvaro Diz de Liano Arguelles(3) trong số liệu
nghiên cứu có 15 trường hợp áp xe trong ổ
bụng, 5 trường hợp tư vong sau mổ lại (33,3%).
Dao – Jun Gong (2008)(6) theo số liệu nghiên
cứu ghi nhận tỉ lệ áp xe trong ổ bụng có tỉ lệ rất
thấp 2,4%.
Thường gặp áp xe khu trú như áp xe dưới
hoành trái được điều trị bảo tồn, tuy nhiên cần
chẩn đoán nguyên nhân như xì miệng nối, do rò
tụy, hoặc nguyên nhân khác. Nếu lượng dịch xì
miệng nối ra càng ngày càng nhiều trên 500 ml/
ngày hoặc lượng rò tụy có kèm theo biến chứng
chảy máu, hoặc nguyên nhân khác gây viêm
phúc mạc nên có chỉ định mổ lại.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 4 trường
hợp áp xe dưới hoành trái (4,7%), 1 trường hợp
phát sinh do rò tụy, 1 do khối u thủng vào dưới
hoành trai gây ổ áp xe khu trú và 2 trường hợp
do nhiễm trùng ngược dòng ống dẫn lưu hố
lách; không có trường hợp nào có biến chứng
chảy máu trong ổ bụng.
Tử vong sau mổ
Theo y văn, tỉ lệ tử vong từ 0 – 15% tùy theo
nghiên cứu của các tác giả.
lvaro Diz de Liano Arguelles (2002)(3), trong
205 trường hợp cắt DDTB, 92% thực hiện kiểu
nối Roux – en -Y có tử vong 14 bệnh nhân– 6,8%:
3 bệnh nhân chết do biến chứng hô hấp;
6 bệnh nhân xì miệng nối TQ –HT;
5 bệnh nhân tử vong do áp xe trong ổ bụng.
Nguyên nhân gây tử vong thường do xì
miệng nối thực quản – hỗng tràng và áp xe trong
ổ bụng, tuy nhiên còn một nguyên nhân nặng
sau mổ và tử vong là suy hô hấp sau mổ và
bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân có tiền căn hô
hấp và tim mạch trước mổ.
Hồ Cao Vũ, Nguyễn Minh Hải (2008)(7) trong
96 trường hợp, tử vong 2 trường hợp do xì
miệng nối thực quản – hỗng tràng, 1 thực hiện
kiểu nối Roux –en -Y và 1 do kiểu nối Omega có
tạo hình túi chứa.
Trong số liệu của chúng tôi không có trường
hợp nào tử vong.
Tóm lại, những biến chứng nặng thường gặp
như xì miệng nối thực quản – hỗng tràng, áp xe
trong ổ bụng và biến chứng hô hấp tim mạch là
những nguyên nhân chính yếu gây tử vong.
KẾT LUẬN
Ngày nay phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và
nao hạch là phẫu thuật nặng; sự thành công
phẫu thuật tùy thuộc vào lựa chọn kiểu tái lập
lưu thông ống tiêu hóa. Lựa chọn kiểu nối Roux-
en –Y có ưu điểm thực hiện đơn giản, nhanh, ít
biến chứng xì miệng nối thực quản – hỗng tràng
và không có tử vong trong thời gian hậu phẫu;
là một kỹ thuật an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bưttcher K, Siewert JR, Roder JD, Busch R, Hermanek P,
Meyer HJ (1994). Risiko der chirurgischen Therapie des
Magencarcinoms in Deutschland. Chirurg 65: 298 – 306.
2. BudisinN, Majdevac I, Breberina M et al. (2000). Total
gastrectomy and its early postoperative complications in
gastric cancer Archive of Oncology, 8(3): 91 – 4 @2000.
3. de Liano Arguelles D et al. (2002). Factors involved in
morbidity and mortality of total gastrectomy for gastric
cancer, Rev Oncol; 4(5): 265-70.
4. Doglietto GB et al. (2000). Pancreas – Preserving total
gastrectomy for gastric cancer, Arch Surg;135:89-92.
5. GongDJ, Miao CF, Bao Q, Jiang M, Zhang LF, Tong XT, Chen
L (2008). Risk factor for operative morbidity and mortality in
gastric cancer patients undergoing total gastrectomy. World J
Gastroenterol; November 14; 14(42): 6560 – 6563.
6. Heberer G, Teichmann RK, Kramling H-J, Gunther B(1988).
Results of gastric resection for carcinoma in total gastrectomy
of the stomach: the European experience. World J
Surg;12:374-381.
7. Hồ Cao Vũ (2008). Biến chứng sớm của phẫu thuật cắt toàn
bộ dạ dày do ung thư, Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y
dược TP. Hồ Chí Minh.
8. Maruyama K et al. (1979). A new dissection technique of
superior pancreas lymph nodes, Jpn J Gastroenterol Surg 12:
961 – 965.
9. McNeer G, Bowden L, Booher RJ, McPeak CJ (1973). Elective
total gastrectomy for cancer of the stomach: End Results. Ann
Surg; 180: 252 – 256.
10. Mercer DW and Robinson EK (2007). Gastric neoplasia,
Stomach – chapt. 47, Abdomen –section X, Sabiston Textbook
of Surgery, 18th ed. Copyright @ Saunders. An Imprint of
Elsevier.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 207
11. Meyer L., Meyer F., Dralle H., Ernst M., Lippert H, Gastinger
I. (2005). Insfficiency risk of esophagojejunal anastomosis after
total abdominal gastrectomy for gastric carcinoma,
Langenbecks Arch Surg; 390:510-516.
12. Nguyễn Anh Tuấn (2004). Nghiên cứu phương pháp tái tạo
sau cắt toàn bộ dạ dày do ung thư bằng tạo túi thay thế kiểu
Lygidakis cải tiến, Luận án tiến sĩ Y học.
13. Nguyễn Đình Hối, Bùi Văn Ninh, Nguyễn Hoàng Bắc (2004).
Lập lại lưu thông sau cắt dạ dày toàn bộ, Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 8, số 3.
14. Otsuji E, Yamaguchi T, Sawai K, Okamato K, Takahashi T
(1999). Total gastrectomy with simultaneous
pancreaticosplenectomy or splenectomy in patients with
advanced gastric carcinoma, British Journal of Cancer, 79
(11/12): 1789 – 1793.
15. Parikh AA, Mansfield PF et al. (2004). Gastric
adenocarcinoma, chapter 22, Section 2 – the stomach,
Cameron: Current Surgical Therapy, 8 th ed., Copyright@
Mosby, Inc.
16. Ridolfini MP, Alflferi S et al. (2007). Risk factors associated
with pancreatic fistula after distal pancreatectomy, which
technique of pancreatic stump closure is more beneficial?.
World J gastroenterology, October 14; 13(38):5096 – 5100.
17. Roig P et al. (1998). Factores predictivos de mortalidad en
pacientes sometidos a gastrectomia total por adenocarcinoma
gastrico. Cir Esp; 64:129-35.
18. Yasuda K, Shiraishi N, Adachi Y et al. (2001). Risk factors for
complications following resection of large gastric cancer. Br J
Surg; 88:873 – 7.
19. Yilitler C et al. (2003). Risk factors for early complications
following Total gastrectomy for gastric cancers, Gulhane Tip
Dergisi 45 (2): 182 – 188.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_kieu_noi_roux_en_y_trong_cat_toan_bo_da_day.pdf