Đánh giá kết quả nội soi trung thất chẩn đoán khối u tiên phát, các bệnh lý ác tính trong trung thất và giai đoạn ung thư phổi

-Trong nghiên cứu của tác giả Zane T. Hammoud et al [13] với số lượng tổng cộng 392 bệnh nhân thực hiện nội soi trung thất để đánh giá hệ bạch huyết trung thất mà không kèm theo bất kỳ tổn thương nhu mô hoặc phế quản. Nội soi trung thất có khả năng thực hiện chẩn đoán 93,6% ở những bệnh nhân có u trung thất, cho thấy hiệu quả và khả năng áp dụng của nội soi trung thất theo chỉ định. Trong số những bệnh nhân này, một phần lớn 206/392 (52,55%) đã được kiểm tra xác định lành tính. Điều này là phù hợp với dữ liệu được tìm thấy trong các báo cáo khác, so với kết quả chúng tôi thu được có sự khác biệt, khi khảo sát hạch trung thất không kèm tổn thương nhu mô phổi và phế quản có 11/12 (91,66%) trường hợp lành tính. Với số liệu nghiên cứu còn hạn chế chưa thể đánh giá khách quan so với các tác giả nước ngoài, nhưng cũng cho thấy hiệu quả và giá trị của thủ thuật này trong việc xác định bản chất hạch trong trung thất mà không kèm tổn thương phổi. - Kết quả bảng 4 cho thấy có 7/13 (53,85%) trường hợp ung thư phổi di căn hạch trung thất (tương ứng giai đoạn N2, N3) và 6/13 (46,15%) trường hợp xác định ung thư phổi chưa có di căn hạch trung thất (tương ứng giai đoạn N0,N1) [9]. Trong một nghiên cứu 235 trường hợp, tác giả P De Leyn et al [10] đánh giá hiệu quả nội soi trung thất trên những bệnh nhân ung thư phổi không có dấu hiệu phát triển hạch trong trung thất, cho kết quả dương tính trong 42 (20%) trường hợp. Kết quả này của chúng tôi chưa phù hợp với tác giả, tuy nhiên số lượng chẩn đoán dương tính với độ chính xác cao cho phép phẫu thuật viên có phương án điều trị tương ứng với giai đoạn phù hợp. Số lượng bệnh nhân chẩn đoán hạch trung thất âm tính vẫn cần phải theo dõi thêm và so sánh bản đồ hạch trung thất trong mổ. - Theo tác giả Henk Kramer et al [2] thì PET có độ chính xác cao nhất trong đánh giá giai đoạn di căn hạch trung thất nhưng không thường được sử dụng vì nhiều lí do. Chụp cắt lớp vi tính và MRI là phương pháp không can thiệp có dương tính giả cao. Bên cạnh đó các biện pháp xâm lấn như sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết xuyên thành phế quản qua nội soi phế quản, sinh thiết qua siêu âm nội soi, nội soi trung thất là những biện pháp cho kết quả mô học chính xác, ít biến chứng và chi phí ít. Tuy nhiên tác giá vẫn công nhận nội soi trung thất là tiêu chẩn vàng trong đánh giá hạch trung thất của ung thư phổi không tế bào nhỏ.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả nội soi trung thất chẩn đoán khối u tiên phát, các bệnh lý ác tính trong trung thất và giai đoạn ung thư phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TRUNG THẤT CHẨN ĐOÁN KHỐI U TIÊN PHÁT, CÁC BỆNH LÝ ÁC TÍNH TRONG TRUNG THẤT VÀ GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI Trần Trọng Kiểm Nguyễn Đức Thắng Người phản biện: GS, TS. Bùi Đức Phú TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nội soi trung thất là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán giai đoạn của ung thư phổi, các khối u tiên phát và các bệnh lý ác tính trong trung thất. Năm 1959, Carlens là người đầu tiên mô tả kỹ thuật này. Ngày nay, nội soi trung thất đã trở thành một phương pháp chẩn đoán can thiệp có hiệu quả. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này trong chẩn đoán. Mục tiêu: Xác định hiệu quả của nội soi trung thất trong xác định bản chất mô học của u trung thất và giai đoạn của ung thư phổi Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 34 bệnh nhân xác định có khối u hoặc hạch trung thất trên hình ảnh cắt lớp vi tính, được nội soi trung thất, chẩn đoán mô học tế bào tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong 2 năm (2010-2011) Kết quả: Nghiên cứu gồm 34 trường hợp, tuổi từ 18 đến 77, tuổi trung bình 51,26. Thời gian mổ trung bình là 32,6 phút. Tai biến, biến chứng có 01 (2,94%) trường hợp - chảy máu mạch nhỏ, không có tử vong. Tỉ lệ ác tính trên tổng mẫu là 10/34 (29,41), với độ nhạy là 90,09%, độ đặc hiệu là 100%. Có 7/13 trường hợp ung thư phổi kết hợp di căn hạch trung thất (tương ứng với N2,N3), có 6/13 trường hợp ung thư phổi nhưng chưa có di căn hạch trung thất (tương ứng với N0, N1). 1 trường hợp hạch lympho ác tính Non- Hodgkin. Tỉ lệ hạch lành tính không kèm u phổi là 11/12 (91,6%) Kết luận: Nội soi trung thất là một phương pháp chẩn đoán hiệu quả và an toàn, có thể sử dụng thường quy trong chẩn đoán khối u trung thất và giai đoạn của ung thư phổi. OUTCOME OF THE DIAGNOSTIC MEDIASTINOSCOPY OF BEGIN TUMOR, MEDIASTINAL MALIGNANT DESEASES AND STAGING OF LUNG CANCER ABSTRACT Author: Tran Trong Kiem, Nguyen Duc Thang Background: Mediastinoscopy is a procedure used for the diagnosis of mediastinal disease and the staging of lung cancer. It was introduced by Carlens Since in 1959. Presently, mediastinoscopy has become invasive diagnostic methods very useful. In Vietnam, there is not any research assessment of result of mediastinoscopy in the diagnosis. Objective: It was the aim of this study to evaluate the results of cervical mediastinoscopy in diagnosing the histological type of mediastinal tumors and staging of lung cancer. Method: Cross sectional study. 34 patients were confirmed mediastinal tumors or nodes on CT scanner and given a histological diagnose by mediastinoscopy that were performed in 108 Military Centre Hospital in two years (2010-2011) Results: Group of 34 patients, age from 18 to 77, has average age 51,26. Average of operating time is 32,6 minus. Accident and complication of mediastinoscopy is 01 case that was blooding, no mortality. Maglinant rate of total samples is 10/34 (29,41%), sensitivity of 90% and specificity of 100%. Maglinant mediastinal node are in 7/13 cases of lung cancer (equal N2,N3) and not in 06/13 cases of lung cancer (equal No,N1), more 01 case diagnosed Non- Hodgkin. Mediastinal benign node without lung caner accounted of 11/12 (91,6%). Conclusions: Mediastinoscopy is a highly effective and safe procedure. We believe that mediastinoscopy should currently be used routinely in diagnosing the mediastinal tumors and staging of lung cancer. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nội soi trung thất là phương pháp được sử dụng chẩn đoán mô bệnh của trung thất và đánh giá giai đoạn của ung thư phổi. Trên thế giới, kể từ khi giới thiệu bởi Carlens năm 1959, nội soi trung thất đã trở thành phương pháp chẩn đoán can thiệp có hiệu quả. Nội soi trung thất có độ nhạy lớn hơn 90% và độ đặc hiệu 100% trong đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật ung thư phổi. Tương tự như vậy, nội soi trung thất đã được chứng minh có hiệu quả trong chẩn đoán bệnh u trung thất tốt hơn cả chẩn đoán giai đoạn ung * Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 8 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TRUNG THẤT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VÀ GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI 9 thư phổi, với hơn 90% trường hợp [13]. Tuy nhiên, nội soi trung thất vẫn tiếp tục là một chủ đề của cuộc tranh luận giữa các bác sĩ phẫu thuật lồng ngực. Vì có nhiều quan điểm xem nội soi trung thất là quá xâm lấn trong chẩn đoán giai đoạn xếp loại ung thư phổi và có thật sự cần thiết nội soi trung thất khi nghi ngờ ung thư phổi đa di căn hạch trung thất trên lâm sàng mà đã có thể đánh giá giai đoạn bằng các phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn khác. Nội soi trung thất cho kết quả mô học dương tính với 33% hạch di căn trung thất trong ung thư phế quản hoặc di căn xa từ các cơ quan khác. Mặc dù còn nhiều tranh cãi khi ung thư phế quản di căn hạch trung thất. Tuy nhiên kết quả trên 90% hạch khảo sát bằng nội soi trung thất cho kết quả âm tính với tế bào ung thư, kết quả này đồng nghĩa với ung thư phổi chưa di căn, ủng hộ khả năng phẫu thuật trong điều trị ung thư phế quản và phổi[8]. Tại Việt Nam nội soi sinh thiết chẩn đoán bản chất khối u trong lồng ngực được quan tâm nhiều hơn trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp trong chẩn đoán. Tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, chúng tôi đã tiến hành nội soi trung thất chẩn đoán bản chất khối u trung thất và giai đoạn ung thư phổi trong khoảng 3 năm gần đây. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của phương pháp nội soi trung thất trong chẩn đoán các khối u tiên phát, các bệnh lý ác tính trong trung thất và giai đoạn ung thư phổi. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Bệnh nhân có hạch hoặc khối bất thường trong trung thất xác định trên hình ảnh cắt lớp vi tính nhưng chưa rõ bản chất và bệnh nhân u phổi có hạch trung thất. Chỉ định - Xác định mô bệnh học các khối u trung thất tiên phát (như bệnh Sarcoiodsis) - Chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi và hạch bệnh lý (bao gồm cả Hodgkin) - Chẩn đoán xác định bệnh, các khối u chưa rõ bản chất (đặc biệt có ý nghĩa với bệnh liên quan đến phổi như lao) Chống chỉ định - Đã phẫu thuật tim hoặc mở xương ức, mở khí quản trước đó - Đã phẫu thuật can thiệp vào trung thất - Đang dùng thuốc chống đông - Có bệnh lí mạch máu lớn trong lồng ngực (phình bóc tách động mạch chủ, tăng áp động mạch phổi, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên ) - Bệnh nhân không ngửa được cổ Dụng cụ - Dụng cụ nội soi hình chữ U có phần tay cầm và ống kim loại giống như trocar khuyết ½ kích thước ống, đường kính ống 13mm - Camera 0 độ đường kính 5mm - Kìm lấy bệnh phẩm - Ống hút 2.2. Phương pháp tiến hành Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được tiến hành tại khoa Phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong 2 năm 2010 và 2011 Phương pháp tiến hành: Sau khi lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu, bệnh nhân phải có các xét nghiệm máu thường quy. Ngoài ra phải làm 9 Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (có tiêm thuốc cản quang) 9 Xét nghiệm đánh giá chức năng tim mạch: điện tim, siêu âm tim 9 Các xét nghiệm thường qui chuẩn bị cho phẫu thuật Tất cả các bệnh nhân đã được khám và làm xét nghiệm sàng lọc lâm sàng chẩn đoán xác định có khối bất thường trong trung thất. Khối nghi ngờ là hạch trong trung thất thường có đường kính ≥1cm Phẫu thuật: - Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa tối đa - Rạch da ngay trên cán xương ức khoảng 2cm, dài khoảng 3-4cm - Sử dụng trocar nội soi đặt vào trung thất, quan sát trên màn hình camera với optic đường kính 5mm. Tiến hành khảo sát, vị trí dựa trên kết quả hình ảnh CLVT và nhìn trực tiếp. - Lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh, có thể kết hợp làm các marker hóa mô miễn dịch để xác định nguồn gốc khối u. Xử lí số liệu: Xử lí số liệu theo phần mềm xử lí thống kê y học. III. Kết quả nghiên cứu - Nhóm nghiên cứu bao gồm 34 bệnh nhân có 20 nam và 14 nữ, tỉ lệ Nam/Nữ là 10:7. Tuổi trung bình là 51,26 nhỏ nhất 18 tuổi và lớn nhất 77 tuổi. PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 - Thời gian phẫu thuật tối thiểu 20 phút và thời gian tối đa 55 phút, thời gian mổ trung bình 32,6 với SD ±9,81 Bảng 1: Tai biến, biến chứng trong và sau thủ thuật Tai biến, biến chứng Số lượng Tỉ lệ % Chảy máu diện mổ 1 2,94 Tổn thương tĩnh mạch vô danh 0 0 Nhiễm khuẩn 0 0 Tổn thương thần kinh quặt ngược 0 0 Tràn khí khoang màng phổi 0 0 Tràn khí dưới da 0 0 Thủng thực quản, khí quản hoặc mạch máu lớn 0 0 Không tai biến 33 97,06 Tổng 34 100 Kích thước mẫu bệnh phẩm tối thiểu là 2x2x2mm lớn nhất là 05x10x10mm. Số lượng mẫu lấy được tối thiểu là 2 mẫu và nhiều là 7 mẫu bệnh phẩm cho một lần, trung bình là 3,64 mẫu trong một lần nội soi với SD ±1,23 Bảng 2: Phân loại tỉ lệ ung thư trên các mẫu bệnh phẩm thu được Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Ác tính 10 29,41 Lành tính 23 67,64 Khó xác định 01 2,94 Tổng 34 100 Với kết quả thu được chúng tôi tính ra độ nhạy là 90,09% và độ đặc hiệu 100%. Bảng 3: Phân loại kết quả theo giải phẫu bệnh Đại thể Phân loại giải phẫu bệnh vi thể Khối u Hạch Tổng Tỉ lệ % Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn trung thất 5 5 14,70 Ung thư phổi tế bào nhỏ di căn hạch trung thất 2 2 5,82 Ung thư biểu mô tuyến vú di căn hạch trung thất 1 1 2,94 Hạch phát triển lành tính 7 7 20,58 Hạch lympho ác tính non Hodgkin 1 1 2,94 U hạch thần kinh 1 1 2,94 U tế bào Swhann 1 1 2,94 Lao hạch trung thất 4 4 11,76 Sarcoidosis hạch trung thất 3 3 8,82 U liên kết xơ mỡ trung thất 1 1 2,94 U tuyến giáp lạc chỗ trung thất 1 1 2,94 U tuyến ức lành tính 6 6 17,64 U tuyến ức ác tính 1 1 2,94 Tổng 9 25 34 100 - Nhóm nghiên cứu có 9 bệnh nhân lấy mẫu mô khối u và 25 trường hợp lấy mẫu mô hạch trung thất đều được nhuộm HD để chẩn đoán mô học. Một trường hợp có hạch trung thất khó đánh giá tiêu bản, chúng tôi phải phối hợp hóa mô miễn dịch kết hợp, xác định là u lympho ác tính Non – Hodgkin. Bảng 4: Hạch trung thất trong ung thư phổi Hạch trung thất ác tính Hạch trung thất lành tính Tổng Cùng bên với u phổi 6 4 U phổi kết hợp Khác bên với u phổi 1 2 13 Hạch trung thất không có tổn thương phổi 1 11 12 Có 13 trường hợp ung thư phổi có hạch trung thất. Có 7 trường hợp xác định ung thư phổi kết hợp di căn hạch trung thất (tương ứng với N2,N3), có 6 trường hợp có ung thư phổi nhưng chưa có di căn hạch trung thất (tương ứng với N0, N1). Tỉ lệ hạch lành tính /tổng hạch không kèm nhu mô phổi và phế quản là 11/12 (91,6%). IV. Bàn luận: Khảo sát trung thất là một bước quan trọng cần làm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lí phổi và trung thất. NSTT hoặc nội soi lồng ngực sinh thiết khối u trong trung thất được lựa chọn là những phương pháp 10 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TRUNG THẤT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VÀ GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI 11 tốt để đánh giá khối u hoặc hệ thống hạch trong trung thất mà không phải mở ngực[6]. - Nhóm nghiên cứu chúng tôi bao gồm 34 bệnh nhân tỉ lệ Nam/Nữ là 10:7. Có tuổi trung bình là 51,26 nhỏ nhất 18 tuổi và lớn nhất 77 tuổi. Cho thấy khả năng thực hiện rộng rãi trên bệnh nhân cần phải khảo sát bản chất u hoặc hạch trong trung thất. Theo tác giả Zane T.Hammound et al [13] thì khả năng thực hiện nội soi trung thất đạt trên 90% các trường hợp có u trung thất. - Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi thực hiện thủ thuật này với thời gian phẫu thuật tối thiểu là 20 phút và thời gian tối đa là 55 phút, thời gian mổ trung bình là 32,6 với SD ± 9,81(không bao gồm thời gian chuẩn bị và gây mê). Kết quả này cho thấy giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ thuật so với tác giả [6] thời gian trung bình của thủ thuật là 70 phút, với cùng mục đích lấy mẫu u hoặc hạch trung thất làm mô học tế bào, ở đây chúng tôi không so sánh vì hai phương pháp tiến hành khác nhau. Tuy nhiên các thủ thuật xâm lấn này yêu cầu phải có sự hỗ trợ của gây mê và đảm bảo như một cuộc phẫu thuật. - Theo kết quả của bảng 01, tỉ lệ tai biến và biến chứng của chúng tôi khá thấp 01trường hợp, bệnh nhân chảy máu mao mạch nhỏ diện mổ, phải đặt spongel và dẫn lưu trung thất sau 3 ngày theo dõi thì rút dẫn lưu an toàn(2,94%). Trong thống kê của tác giả Zane T. Hammoud et al [13] trên 2137 trường hợp có 4 trường hợp tử vong sau mổ, chỉ có 1 trường hợp (0,05%) được xem như tai biến tử vong trong phẫu thuật và 12 trường hợp (0,6%) có biến chứng. Bao gồm một số biến chứng: rối loạn nhịp tim, chảy máu quá mức, thủng thực quản, rách động mạch phổi, tràn khí màng phổi, hạ huyết áp, thoát dịch tĩnh mạch. Không có tử vong hay biến chứng ở bệnh nhân nội soi trung thất cho kết quả lành tính. Với sự an toàn và hiệu quả của nội soi trung thất, kinh nghiệm của tác giả Zane T. Hammoud et a [13] cho thấy rằng nội soi trung thất nên được sử dụng thường xuyên trong chẩn đoán và xác định giai đoạn của u trong lồng ngực. - Trong khi làm thủ thuật chúng tôi chọn những mẫu có đặc điểm đại thể điển hình và vị trí xác định là của khối tổn thương cần phải lấy, với kích thước mẫu tối thiểu 2x2x2mm đảm bảo thực hiện cố định tiêu bản và khi cần có thể thực hiện từ 6-10 marker hóa mô miễn dịch chẩn đoán type tế bào. Ngoài kích thước chúng tôi cố gắng lấy nhiều mẫu khác nhau với số lượng trung bình là 3,64 mẫu với SD ±1,23 trong một lần nội soi trung thất, mục đích đảm bảo tối đa độ đặc hiệu, không bỏ sót tổn thương, đánh giá mức độ di căn của hạch trung thất cùng bên hoặc khác bên trong ung thư phổi. Nếu nghiên cứu với số lượng cao và sâu hơn chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát hạch trung trất của ung thư phổi đánh số theo sơ đồ hạch trung thất của tác giả Moutain CF et al[9] - Kết quả bảng 2 cho thấy tỉ lệ số mẫu ác tính/tổng số mẫu là 10/34 (29,41%) với độ nhạy là 90,09% và độ đặc hiệu là 100%. Tác giả Martin D et al[8] nghiên cứu 105 trường hợp nội soi trung thất cho kết quả dương tính với tế bào ác tính 26%. Tác giả Paterson G.A et al[11] nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính, hình ảnh cộng hưởng từ, Xquang thường qui và nội soi trung thất là những phương thức được so sánh triển vọng để đánh giá tình trạng hạch trung thất trong 84 bệnh nhân ung thư biểu mô phế quản. Chụp cắt lớp vi tính được thực hiện với độ nhạy 71,0%, độ đặc hiệu 87,7% và độ chính xác tổng thể của 82,1%. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ đã không cung cấp bất kỳ lợi thế hơn so với chụp cắt lớp vi tính trong việc đánh giá tình trạng hạch trung thất. Độ chính xác của chụp cắt lớp vi tính không phụ thuộc vào loại tế bào của khối u nguyên phát. Mặc dù chụp xquang thường qui có độ nhạy là 80,7%, độ chính xác tổng thể là 57,1% là khá thấp không thể chấp nhận được. Với độ nhạy 87,1%, độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương tính 100% và giá trị tiên đoán âm tính 93,0%, độ chính xác 95,2% nội soi trung thất vượt qua các phương pháp khảo sát trung thất khác. Tác giả Paterson G.A et al [11] tiếp tục đề nghị nội soi trung thất là phương pháp khảo sát giai đoạn chính xác nhất trong việc theo dõi tiến triển của bệnh nhân ung thư phổi. - Tác giả Brion J.P et al[1] nghiên cứu 153 bệnh nhân ung thư phế quản được đánh giá tiến triển bằng cắt lớp vi tính và nội soi trung thất. Trên cắt lớp vi tính các hạch lớn hơn 5 mm được xem là có khả năng di căn. Hạch di căn trên hình ảnh cắt lớp vi tính được đối chiếu với sau phẫu thuật. Trong việc phát hiện các hạch di căn thì chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy (89%) cao hơn nội soi trung thất (67%). Cắt lớp vi tính có giá trị tiên đoán kém (47%) trong chẩn đoán hạch ung thư, tuy nhiên, độ chuyên biệt tron chẩn đoán hạch lành tính khá cao (89%).Trong nhóm nghiên cứu có 100 vị trí hạch thì có 72% các hạch liên quan tới u có đường kính lớn hơn 1 cm. Ung thư tế bào vảy và ung thư tuyến có tỷ lệ độ nhạy cao nhất trên hình ảnh cắt lớp vi tính. Tỷ lệ rất thấp sự xuất hiện di căn trong các hạch đường kính dưới 5 mm, cho phép có thể bỏ nội soi trung thất khi trên cắt lớp vi tính không có dấu hiệu di căn trung thất. PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 - Bảng 3 cho kết quả nhóm nghiên cứu có 9 trường hợp mẫu mô u và 25 trường hợp mẫu hạch trung thất. Một trường hợp có hạch trung thất khó đánh giá tiêu bản, chúng tôi phải phối hợp hóa mô miễn dịch kết hợp, xác định là u lympho ác tính Non – Hodgkin. Kết quả thu được cho thấy khả năng chẩn đoán chính xác type tế bào của khối u hoặc hạch trong trung thất bằng phương pháp này. -Trong nghiên cứu của tác giả Zane T. Hammoud et al [13] với số lượng tổng cộng 392 bệnh nhân thực hiện nội soi trung thất để đánh giá hệ bạch huyết trung thất mà không kèm theo bất kỳ tổn thương nhu mô hoặc phế quản. Nội soi trung thất có khả năng thực hiện chẩn đoán 93,6% ở những bệnh nhân có u trung thất, cho thấy hiệu quả và khả năng áp dụng của nội soi trung thất theo chỉ định. Trong số những bệnh nhân này, một phần lớn 206/392 (52,55%) đã được kiểm tra xác định lành tính. Điều này là phù hợp với dữ liệu được tìm thấy trong các báo cáo khác, so với kết quả chúng tôi thu được có sự khác biệt, khi khảo sát hạch trung thất không kèm tổn thương nhu mô phổi và phế quản có 11/12 (91,66%) trường hợp lành tính. Với số liệu nghiên cứu còn hạn chế chưa thể đánh giá khách quan so với các tác giả nước ngoài, nhưng cũng cho thấy hiệu quả và giá trị của thủ thuật này trong việc xác định bản chất hạch trong trung thất mà không kèm tổn thương phổi. - Kết quả bảng 4 cho thấy có 7/13 (53,85%) trường hợp ung thư phổi di căn hạch trung thất (tương ứng giai đoạn N2, N3) và 6/13 (46,15%) trường hợp xác định ung thư phổi chưa có di căn hạch trung thất (tương ứng giai đoạn N0,N1) [9]. Trong một nghiên cứu 235 trường hợp, tác giả P De Leyn et al [10] đánh giá hiệu quả nội soi trung thất trên những bệnh nhân ung thư phổi không có dấu hiệu phát triển hạch trong trung thất, cho kết quả dương tính trong 42 (20%) trường hợp. Kết quả này của chúng tôi chưa phù hợp với tác giả, tuy nhiên số lượng chẩn đoán dương tính với độ chính xác cao cho phép phẫu thuật viên có phương án điều trị tương ứng với giai đoạn phù hợp. Số lượng bệnh nhân chẩn đoán hạch trung thất âm tính vẫn cần phải theo dõi thêm và so sánh bản đồ hạch trung thất trong mổ. - Theo tác giả Henk Kramer et al [2] thì PET có độ chính xác cao nhất trong đánh giá giai đoạn di căn hạch trung thất nhưng không thường được sử dụng vì nhiều lí do. Chụp cắt lớp vi tính và MRI là phương pháp không can thiệp có dương tính giả cao. Bên cạnh đó các biện pháp xâm lấn như sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết xuyên thành phế quản qua nội soi phế quản, sinh thiết qua siêu âm nội soi, nội soi trung thất là những biện pháp cho kết quả mô học chính xác, ít biến chứng và chi phí ít. Tuy nhiên tác giá vẫn công nhận nội soi trung thất là tiêu chẩn vàng trong đánh giá hạch trung thất của ung thư phổi không tế bào nhỏ. Kết luận: - Với chỉ định rộng rãi, khả năng thực hiện thủ thuật an toàn, giá trị đạt được của phương pháp có độ chính xác cao trong nghiên cứu chúng tôi cũng như kinh nghiệm tác giả khác trên thế giới. - Chúng tôi kiến nghị phương pháp nội soi trung thất được thực hiện phổ biến đa trung tâm, áp dụng nội soi trung thất trong chẩn đoán các khối u tiên phát, các bệnh ác tính trong trung thất và giai đoạn ung thư phổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brion JP, Depauw L, Kuhn G, de Fracquen P, Friberg J, Rocmans, Struyven J(1985). Role of computed tomography and mediastinoscopy in preoperative staging of lung carcinoma. J Comput Assist Tomogr. May-Jun; 9(3):480-4. 2. Henk Kramer, MD and Harry J.M. Groen, MD, PhD (2003). Current Concepts in the Mediastinal Lymph Node Staging of Nonsmall Cell Lung Cancer. Annal of Surgery. August; 238(2): 180–188. 3. Hideki Kimura, MD, PhD, Naomichi Iwai, MD, PhD, Soichiro Ando, MD, PhD, Kimitaka Kakizawa, MD, PhD, Naoyoshi Yamamoto, MD, Hidehisa Hoshino, MD, Takashi Anayama, MD, PhD (2003). A prospective study of indications for mediastinoscopy in lung cancer with CT findings, tumor size, and tumor markers. Ann Thorac Surg;Vol 75: p1734-1739 4. Joseph B. Shrager, MD..The Society of Thoracic Surgeons (2010). Supplement: 2nd International Bi-Annual minimally invasive thoracic surgery summit. Ann Thorac Surg;89:S2084-S2089. 5. Lacquet L.K, Mertens A, Kleef J.V, and Jongerius C. (1975). Mediastinoscopy and bronchial carcinoma: experiences with 600 mediastinoscopies. Thorax. Vol.30, p141-145 6. Lê Nguyễn Quyền, Nguyễn Hoài Nam (2009). Nghiên cứu vai trò nội soi lồng ngực sinh thiết các khối u trung thất. Y học tp Hồ Chí Minh. Vol.13 – No.1, p9-13 12 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TRUNG THẤT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VÀ GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI 13 7. Luke W.P., Pearson F.G., Todd T.R., Patterson G.A. and Cooper J.D. (1986). Prospective evaluation of mediastinoscopy for assessment of carcinoma of the lung. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, by The American Association for Thoracic Surgery and The Western Thoracic Surgical Association. Vol.91, p53-56 8. Martin D. McCurdy, Peter A. Philip, M.D., Alan T. Marty, M.D., Alfonso M. Miyamoto, M.D. (1974). Mediastinoscopy: procedure of choice for diagnosis and determination of operability. Cardiovascular diseases, Bulentin of the Texas heart institute. Vol.1, No.3, 1974, p242-250. 9. Mountain C.F, Dresler C.M (1997). Regional lymph node classification for lung cancer staging. Chest 1997; : 1718–1723. 10. P De Leyn, J Vansteenkiste, P Cuypers,G Deneffe, D Van Raemdonck,W Coosemans, J Verschakelen,T Lerut (1997). Role of cervical mediastinoscopy in staging of non-small cell lung cancer without enlarged mediastinal lymph nodes on CT scan. European Journal of Cardio- Thoracic Surgery. Volume 12, Issue 5, November 1997, p706–712 11. Patterson G.A, Ginsberg R.J, Poon P.Y, Cooper J.D, Goldberg M., Jones D., Pearson F.G, Todd T.R, Waters P. and Bull S (1987). A prospective evaluation of magnetic resonance imaging, computed tomography, and mediastinoscopy in the preoperative assessment of mediastinal node status in bronchogenic carcinoma. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, by The American Association for Thoracic Surgery and The Western Thoracic Surgical Association; Vol 94; p679-684 12. Van Schil.PE, Van Hee. RH and Schoofs. EL (1989). The value of mediastinoscopy in preoperative staging of bronchogenic carcinoma.The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, by The American Association for Thoracic Surgery and The Western Thoracic Surgical Association. Vol 97, p240-244. 13. Zane T. Hammoud, M.D, Richard C. Anderson, M.D, Bryan F. Meyers, M.D, Tracey J. Guthrie, R.N, BSN, Charles L. Roper, M.D,Joel D. Cooper, M.D, G. Alexander Patterson, M.D (1999). The current role of mediastinoscopy in the evaluation of thoracic disease. J Thorac Cardiovasc Surg;118: p894-899.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_noi_soi_trung_that_chan_doan_khoi_u_tien_ph.pdf
Tài liệu liên quan