ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: chẩn đoán giải phẫu bệnh và điều trị ngoại khoa u trung
thất có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi lồng ngực tỏ ra vượt trội hơn các phương pháp
khác.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: 70 trường hợp u trung thất được phẫu thuật nội
soi lồng ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy và Nhân Dân Gia Định từ 12/2003 đến
12/2005, 32 nam và 38 nữ, tuổi trung bình 42,73 ± 15,69 (14 – 76). 15
trường hợp phẫu thuật nội soi chẩn đoán đạt được giải phẫu bệnh 100% các
trường hợp. Không có tai biến trong mổ, chỉ 1 trường hợp nhiễm trùng vết
mổ hậu phẫu. Thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện sau mổ trung bình
là 2,07 ± 0,59 ngày và 4,2 ± 1,2 ngày. 55 trường hợp phẫu thuật nội soi điều
trị với kích thước trung bình 4,74 ± 1,43cm (2 – 7cm); dạng đặc 67,3%,
dạng nang 32,7%. Cắt trọn u 44 trường hợp (80%), 1 trường hợp thủng TM
vô danh phải mở ngực, 1 trường hợp viêm phổi hậu phẫu. Thời gian dẫn lưumàng phổi và nằm viện sau mổ trung bình là 2,15 ± 0,55 ngày và 6 ± 2,79
ngày. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều
trị: tốt 81,5%, trung bình 17,1%, xấu 1,4%.
Kết luận: phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán cho kết quả giải
phẫu bệnh 100% trường hợp. Phẫu thuật nội soi điều trị cho tỷ lệ thành công
cao, không có tử vong, tai biến và biến chứng rất ít. Rút ngắn thời gian nằm
viện, góp phần giảm chi phí điều trị, tính thẫm mỹ cao.
25 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị u trung thất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: chẩn đoán giải phẫu bệnh và điều trị ngoại khoa u trung
thất có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi lồng ngực tỏ ra vượt trội hơn các phương pháp
khác.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: 70 trường hợp u trung thất được phẫu thuật nội
soi lồng ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy và Nhân Dân Gia Định từ 12/2003 đến
12/2005, 32 nam và 38 nữ, tuổi trung bình 42,73 ± 15,69 (14 – 76). 15
trường hợp phẫu thuật nội soi chẩn đoán đạt được giải phẫu bệnh 100% các
trường hợp. Không có tai biến trong mổ, chỉ 1 trường hợp nhiễm trùng vết
mổ hậu phẫu. Thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện sau mổ trung bình
là 2,07 ± 0,59 ngày và 4,2 ± 1,2 ngày. 55 trường hợp phẫu thuật nội soi điều
trị với kích thước trung bình 4,74 ± 1,43cm (2 – 7cm); dạng đặc 67,3%,
dạng nang 32,7%. Cắt trọn u 44 trường hợp (80%), 1 trường hợp thủng TM
vô danh phải mở ngực, 1 trường hợp viêm phổi hậu phẫu. Thời gian dẫn lưu
màng phổi và nằm viện sau mổ trung bình là 2,15 ± 0,55 ngày và 6 ± 2,79
ngày. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều
trị: tốt 81,5%, trung bình 17,1%, xấu 1,4%.
Kết luận: phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán cho kết quả giải
phẫu bệnh 100% trường hợp. Phẫu thuật nội soi điều trị cho tỷ lệ thành công
cao, không có tử vong, tai biến và biến chứng rất ít. Rút ngắn thời gian nằm
viện, góp phần giảm chi phí điều trị, tính thẫm mỹ cao.
ABSTRACT
Objectives: comment on the early results of Video-Assisted
Thoracoscopic Surgery in diagnosis and treatment mediastinal tumors at Cho
Ray hospital and Nhan Dan Gia Dinh hospital from 12/2003 to 12/2005.
Results: 70 patients with mediastinal tumor were managed with
Video-Assisted Thoracoscopic Surgery at Cho Ray hospital and Nhan Dan
Gia Dinh hospital from 12/2003 to 12/2005, 32 men and 38 women, mean
age 42.73 ± 15.69 years. All of 15 patients with VideoThoracoscopic biopsy
were obtained histology. One patient was infected incisions. The mean
duration of chest tube and hospital stay after surgery were 2.07 ± 0.59 and
4.2 ± 1.2 days. 55 patients were managed with VATS to treatment, mean
size of tumors 4.74 ± 1.43 cm (2 – 7), 67.3% cyst and 32.7% solid lesions.
Radical resection was obtained in 44 case (80%). Intraoperation
complications occurred 1 case of penetrating innominate vein demand
conversion to open thoracotomy, 1 case pneumonia postoperation. The mean
duration of chest tube and hospital stay after surgery were 2.15 ± 0.55 and 6
± 2.79 days. The early results of VATS in diagnosis and treatment were
81.5% good, 17.1% average and 1.4% bad.
Conclusion: management of mediastinal tumors by VATS proved to
have many advantages such as: biopsy were obtained histology 100%, minimal
invasive technique, no morbidity, lesser post-operation pain, higher successful
rate, shorter duration of hospitalization and lesser medical cost as well as social
cost.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán tế bào học u trung thất có nhiều phương pháp. Nội soi
trung thất kinh điển được mô tả bởi Carlen năm 1959, cho thấy phương pháp
này an toàn khi tiếp cận vùng trung thất trên, khoang trước và cạnh khí quản,
hạch lympho dưới chỗ chia khí-phế quản. McNeil và Chamberlain mô tả mở
trung thất trước, cho phép tiếp cận tốt hạch dưới và cạnh quai động mạch
chủ, cửa sổ phế-chủ. Gần đây, chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ cũng được
thực hiện cho kết quả tương đối hạn chế vì vị trí khó tiếp cận khi khối u nằm
gần các cơ quan sống còn và mảnh mô lấy ra không đủ để xác định tế bào
học trong một số trường hợp. Với những tổn thương như vậy hoặc nhiều tổn
thương khác không thể tiếp cận bằng các phương pháp trên, đặc biệt vùng
trung thất sau, đều có thể chẩn đoán rất tốt bằng sinh thiết qua nội soi lồng
ngực.
Điều trị ngoại khoa u trung thất cũng có nhiều đường vào để tiếp cận
và phẫu thuật cắt u. Các đường vào trung thất như: chẻ xương ức một phần
hay toàn bộ; mở ngang cổ; mở ngực trước bên, sau bên... tùy vào kích thước
và vị trí u mà lựa chọn đường vào khác nhau hay phối hợp các đường trên.
Ngày nay, với những tiến bộ của y học, phẫu thuật nội soi lồng ngực
điều trị u trung thất được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm lớn trong và
ngoài nước. Việc chọn lựa để áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị u
trung thất vẫn còn đang được bàn cãi rất nhiều. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi
được chấp nhận rộng rãi đối với u dạng nang, u trung thất lành tính, u tuyến
hung có kèm nhược cơ hay không.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu và mô tả cắt ngang, không đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các trường hợp u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi lồng ngực tại Khoa Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy
và Nhân Dân Gia Định từ 12/2003 đến 12/2005. Dựa vào mục đích áp dụng
phẫu thuật nội soi trước mổ chia làm 2 nhóm:
-Nhóm 1: Mục đích chẩn đoán
-Nhóm 2: Mục đích điều trị
Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn vào trong nghiên cứu những trường hợp cắt
tuyến hung trong điều trị bệnh nhược cơ. Vì đây là bệnh lý riêng sẽ được đề
cập đến trong nghiên cứu khác.
Đánh giá kết quả sớm sau mổ
- Kết quả tốt:
Thực hiện thành công phẫu thuật, không có tai biến hay biến chứng.
- Kết quả trung bình:
Thực hiện thành công phẫu thuật với tai biến nhỏ được xử trí tốt bằng
nội soi. Các biến chứng sau mổ nhưng không phải mổ lại. Không cắt trọn
được u mà để lại một phần mô của khối u dính chặt các cấu trúc quan trọng.
- Kết quả xấu:
Không thực hiện được phẫu thuật nội soi để xử trí tổn thương phải mở
ngực. Các biến chứng sau mổ như: chảy máu, xẹp phổi, mủ màng phổi...phải
mổ lại xử trí thương tổn.
- Tử vong trong hay sau mổ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 12/2003 đến 12/2005, chúng tôi đã thực hiện phẫu
thuật nội soi lồng ngực cho 70 trường hợp u trung thất.
Nhóm 1 (mục đích chẩn đoán): 15 trường hợp.
Nhóm 2 (mục đích điều trị): 55 trường hợp.
Tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhỏ nhất 14 tuổi, lớn nhất 76 tuổi.Trung bình 42,73 ± 15,69.
Giới tính
Nam/ Nữ: 32/ 38.
Biểu hiện lâm sàng
Đau ngực 32 45,7%
Nhược cơ 20 28,6%
Ho 15 21,4
Khó thở 5 7,1
Nuốt nghẹn 3 4,2
Sụt cân 4 5,7
Khàn tiếng 3 4,2
Phù áo
khoác
4 5,7
Không triệu
chứng
7 10
Vị trí u trung thất
Trung thất
trước trên
55 78,6%
Trung thất
giữa
4 5,7%
Trung thất 11 15,7%
sau
Tổng số 70 100%
X quang ngực tiêu chuẩn
Bình thường : 10 trường hợp
Phát hiện được u : 60 trường hợp
Chụp điện toán cắt lớp
Kích thước khối u
Nhóm chẩn đoán: 7,13 ± 1,72 cm (4 – 10 cm).
Nhóm điều trị: 4,74 ± 1,43cm (2 – 7cm).
Loại u
15 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán: 100% dạng đặc.
55 trường hợp phẫu thuật điều trị: Dạng đặc (37 trường hợp; 67,3%),
Dạng nang (18 trường hợp; 32,7%).
Tương quan của u với cấu trúc xung quanh
Có 55 trường hợp của nhóm phẫu thuật nhằm mục đích điều trị đều có
vỏ bao và bờ phân cách rõ; không chèn ép hay xâm lấn cấu trúc xung quanh.
Và 15 trường hợp của nhóm phẫu thuật nhằm mục đích chẩn đoán đều không
có vỏ bao, dính cấu trúc xung quanh, chèn ép và xâm lấn: TMC trên (4 trường
hợp), Khí phế quản (8 trường hợp), TDMP (1 trường hợp), Huỷ xương (2
trường hợp).
Nội soi phế quản
Tất cả bệnh nhân trong nhóm phẫu thuật nhằm muc đích chẩn đoán
đều được nội soi phế quản và sinh thiết xuyên thành hay chải rữa sinh thiết
niêm mạc phế quản kết quả giải phẫu bệnh đều là viêm mạn tính niêm mạc
phế quản.
Trong 55 trường hợp của nhóm phẫu thuật điều trị, 11 trường hợp
được nội soi phế quản. Các trường hợp này u có kích thước tương đối lớn 6
– 7cm đều cho thấy chưa có chèn ép của u vào khí phế quản.
Phẫu thuật
Tất cả 15 trường hợp phẫu thuật nội soi nhằm mục đích chẩn đoán đều
thưc hiện thành công phẫu thuật nội soi lấy được mảnh mô qua lỗ trocar và
có được kết quả giải phẫu bệnh là 100% trường hợp trong đó: 2 trường hợp ung
thư tuyến hung, 3 trường hợp Lymphoma, 3 trường hợp u thần kinh ác tính, 7
trường hợp còn lại là carcinoma nguyên phát.
Nhóm phẫu thuật điều trị: 44 trường hợp cắt trọn u, chiếm 80%; 11
trường hợp để lại 1 phần u, chiếm 20%.
Tai biến và biến chứng
Nhóm phẫu thuật chẩn đoán: không trường hợp nào xảy ra tai biến.
Nhóm phẫu thuật điều trị: không tai biến 94,5%, 2 trường hợp 3,6%
chảy máu thành ngực xử trí dược bằng nội soi, một trường hợp 1,8% thủng
tĩnh mạch vô danh phải mở ngực cầm máu.
Thời gian phẫu thuật
Chẩn đoán: 58,33 ± 11,9 phút, ngắn nhất 40 phút, dài nhất 80 phút.
Điều trị:120 ± 28,52 phút, ngắn nhất 80 phút, dài nhất 200 phút.
Thời gian dẫn lưu màng phổi
Chẩn đoán: 2,07 ± 0,59 ngày, dài nhất 4 ngày, ngắn nhất 1 ngày.
Điều trị: 2,15 ± 0,55 ngày, ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 5 ngày.
Biến chứng hậu phẫu
Biến
chứng
Chẩn
đoán
Điều
trị
Không
biến chứng
14
(93,3%)
53
(96,4%)
Tràn khí 0 1
màng phổi đối
bên
(1,8%)
Viêm
phổi
0 1
(1,8%)
Nhiễm
trùng vết mổ
1
(6.7%)
0
Tử vong 0 0
Thời gian nằm viện sau mổ
Chẩn đoán: 4,2 ± 1,2 ngày, ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 8 ngày.
Điều trị: 6 ± 2,79 ngày, ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 15 ngày.
Kết quả Giải phẫu bệnh
U tuyến
hung
22 31,4%
Nang tuyến
hung
6 8,6%
Ung thư 2 4,3%
tuyến hung + 1
Lymphoma 3 4,3%
U quái lành
tính
6 8,6
Nang phế
quản
6 8,6
Nang màng
tim
2 2,8
U mạch
máu xơ hóa
1 1,4%
U hạch
trung thất
1 1,4%
U xơ hoá
màng tim
1 1,4%
U thần kinh 9 12,8%
U thần kinh 3 4,3%
ác tính
Carcinoma
nguyên phát
7 10%
Phần gạch dưới là kết quả GPB của nhóm chẩn đoán
Đánh giá kết quả chung của phẫu thuật nội soi lồng ngực
Phẫu
thuật nội
soi
Chẩn
đoán
Điều
trị
Cả
hai
nhóm
Tốt 14
(93,3%)
43
(78,2%)
59
(81,5%)
Trung
bình
1
(6,7%)
11
(20%)
12
(17,1%)
Xấu 0
(0%)
1
(1,8%)
1
(1,4%)
BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán
Việc chọn lựa phương pháp tiếp cận còn rất nhiều bàn cãi. Tác giả
Ben – Yehuda thực hiện chọc hút sinh thiết dưới hướng dẫn hình ảnh học và
kết hợp với hoá mô miễn dịch cho thấy xác định tế bào học 80% các trường
hợp(2). Tác giả Dominique Gossot, thực hiện nghiên cứu so sánh sinh thiết
qua nội soi trung thất và phẫu thuật nội soi lồng ngực cho thấy kết quả đạt
được tế bào học cả hai phương pháp tương đương nhau 94,3% và 91,9%(6).
Tác giả Erino A. Rennida thực hiện mở trung thất trước sinh thiết
trong 46 trường hợp u trung thất trước, xác định được loại tế bào học 100%
các trường hợp(13). Ngược lại với Gossot và Rennida, tác giả Furrer và cộng
sự thực hiện nghiên cứu so sánh giữa 3 phương pháp: nội soi trung thất, mở
trung thất trước và nội soi lồng ngực. Cho thấy kết quả chẩn đoán tế bào học
đạt được qua nội soi lồng ngực là 100%; trong khi hai phương pháp còn lại
chỉ 88%. Tương tự như Furrer, nghiên cứu của Giancarlo Rovairo(14),
Luciano Solaini(15) và Pier Paolo Brega Massone(10) đều cho thấy phẫu thuật
nội soi lồng ngực xác định tế bào học đạt được 100% trường hợp trong các
vùng trung thất khác nhau, đặc biệt những tổn thương mà nội soi trung thất
không thể thực hiện được.
Đa số các tác giả đều cho rằng, mảnh mô có được qua chọc hút bằng
kim sinh thiết không đủ để chẩn đoán phân biệt: u tuyến hung, ung thư tuyến
hung, lymphoma và định tuýp lymphoma dù có kết hợp hoá mô miễn
dịch(4,7,8,9).
Tất cả 15 trường hợp của chúng tôi đều thưc hiện thành công phẫu
thuật nội soi, lấy mảnh mô qua lỗ trocar và đạt được giải phẫu bệnh 100%.
Tế bào học 15 trường hợp này đều là ác tính: 2 trường hợp ung thư tuyến
hung, 3 trường hợp lymphoma, 3 trường hợp u thần kinh ác tính, 7 trường
hợp còn lại là carcinoma nguyên phát.
Nhìn chung, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng tuỳ vào vị trí,
tính chất u và tương quan với cấu trúc xung quanh, mà chúng ta chọn lựa
khác nhau. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi lồng ngực có vai trò vượt trội hơn
hẳn các phương pháp khác. Đó là tiếp cận được tất cả các vùng trung thất,
đặc biệt vùng trung thất sau không thể tiếp cận được qua nội soi trung thất;
hay u trung thất trước chưa lan đến thành thành ngực, khó tiếp cận qua mở
trung thất trước. Phẫu thuật nội soi lồng ngực còn giúp đánh giá được mức
độ xâm lấn, định giai đoạn và khả năng phẫu thuật triệt căn qua mổ hở kinh
điển. Hơn nữa, với phẫu thuật nội soi mảnh mô lấy ra đủ lớn để chẩn đoán
phân biệt được u tuyến hung, ung thư tuyến hung, lymphoma và định tuýp
lymphoma mà không cần hoá mô miễn dịch kết hợp. Ưu điểm quan trọng
hơn cả của phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp ít xâm lấn, ít đau
sau mổ và tính thẩm mỹ cao.
Phẫu thuật nội soi trong điều trị
Khả năng cắt trọn u qua nội soi
Trong 55 trường hợp của chúng tôi, cắt trọn được u trong 44 trường hợp
(80%), để lại một phần dính các cấu trúc quan trọng 11 trường hợp (20%).
Theo các tác giả khác:
+Tác giả Todd L. Demmy phẫu thuật nội soi điều trị 36 trường hợp: cắt
trọn u 31 trường hợp (86,1%), để 1 phần u dạng nang 5 trường hợp (13,9%)(5).
+Tác giả Akihiko Kitami, nghiên cứu 28 trường hợp phẫu thuật nội
soi điều trị: cắt trọn u 24 trường hợp (85,7%), để lại 1 phần u 4 trường hợp
(14,3%)(1).
Tỷ lệ cắt trọn u qua phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ hay không
của chúng tôi gần như tương đương với các tác giả khác.
Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi lồng ngực
Thời gian phẫu thuật
* Phẫu thuật chẩn đoán
Trong nghiên cứu của chúng tôi:
-Thời gian phẫu thuật trung bình 58,33 ± 11,9 phút, thay đổi 40 – 80
phút.
So sánh với các tác giả khác:
-Tác giả Nguyễn Hoài Nam, thực hiện 5 trường hợp phẫu thuật chẩn
đoán, thời gian phẫu thuật trung bình 75 ± 16 phút.(2)
-Tác giả Pier Paolo Brega Massone, thực hiện 63 trường hợp phẫu
thuật chẩn đoán, thời gian phẫu thuật trung bình là 33,42 ± 9,82 phút (25 –
49 phút)(10).
-Tác giả Luciano Solaini, thực hiện 52 trường hợp phẫu thuật chẩn
đoán: thời gian phẫu thuật trung bình 35phút (20 – 210 phút)(15).
* Phẫu thuật điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi:
-Thời gian phẫu thuật trung bình 120 ± 28,52 phút, (80 – 200 phút).
So sánh với các tác giả khác:
-Tác giả Gian Carlo Roviaro, thực hiện 71 trường hợp phẫu thuật nội
soi điều trị với thời gian phẫu thuật trung bình 75 phút, thay đổi từ 25 – 180
phút(14).
-Tác giả Venissac thực hiện 15 trường hợp phẫu thuật điều trị với thời
gian phẫu thuật trung bình 99 phút (60 – 180 phút)(16).
-Tác giả Akihiko Hitami thực hiện 27 trường hợp phẫu thuật điều trị
thời gian phẫu thuật trung bình 145phút(1).
-Tác giả Luis Marcelo Inaco Cirino, thực hiện 40 trường hợp phẫu
thuật nội soi điều trị với thời gian phẫu thuật trung bình 167,4 phút(3).
So với các tác giả khác, thời gian phẫu thuật điều trị dao động nhiều
tuỳ theo tác giả. Thời gian phẫu thuật điều trị của chúng tôi nhìn chung
tương đương với các tác giả trên. Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật chẩn đoán
của chúng tôi có dài hơn, có thể do các nguyên nhân sau:
-Chúng tôi bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi cho vùng trung thất,
trong những trường hợp đầu thao tác chưa thật thành thạo, nhưng những
trường hợp sau đó chúng tôi quen dần và rút ngắn thời gian phẫu thuật.
-Tất cả bệnh nhân đều được gây mê với nội khí quản hai nòng, nhưng
trong một số trường hợp u đẩy lệch khí phế quản gây khó khăn trong đặt nội
khí quản vào đúng vị trí mong muốn. Điều này làm cho phổi không xẹp tốt
trong lúc phẫu thuật nên thao tác khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
-Phổi dính vào thành ngực hay dính khối u, chúng tôi phải gở dính
phổi trước khi tiếp cận sinh thiết. Điều này cũng làm thời gian phẫu thuật
kéo dài trong một số trường hợp.
Tai biến, biến chứng trong và sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi:
* Phẫu thuật chẩn đoán:
-1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (lỗ trocar).
* Phẫu thuật điều trị:
-2 trường hợp chảy máu thành ngực nơi gở dính phổi, được xử trí tốt
qua nội soi (3,6%). 1 trường hợp thủng tĩnh mạch vô danh trong lúc phẫu
thuật bóc tách giải phóng mặt sau u tuyến hung, phải mở ngực để cầm máu
(1,8%).
-Biến chứng sau mổ 2 trường hợp (3,6%): 1 trường hợp tràn khí màng
phổi đối bên phẫu thuật; 1 trường hợp u tuyến hung kèm nhược cơ xảy ra
viêm phổi sau mổ, đáp ứng với điều trị nội khoa và xuất viện sau 2 tuần.
Các tác giả khác:
-Nguyễn Thanh Liêm thực hiện 22 trường hợp phẫu thuật điều trị:
chuyển mổ hở 2 trường hợp (9%) vì phổi viêm dính nhiều, không trường
hợp nào có biến chứng sau mổ(12).
-Luis Marcelo Inaco Cirino(3):
33 trường hợp nội soi chẩn đoán: chuyển sang mổ hở 4 trường hợp
(12,1%) vì thao tác khó khăn, 1 trường hợp (3%) tràn dịch màng phổi sau
mổ đòi hỏi phải dẫn lưu 12 ngày.
40 trường hợp phẫu thuật nội soi điều trị: chuyển mổ hở 3 trường hợp
do kích thước lớn và xâm lấn cấu trúc xung quanh, 1 trường hợp xử trí tổn
thương làm rách cơ hoành. Biến chứng sau mổ: 2 trường hợp tổn thương
thần kinh hoành, 1 trường hợp xì khí kéo dài, 1 trường hợp nhiễm trùng vết
mổ.
-Todd L.Demmy thực hiện 48 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán và
điều trị(5):
6 ca chuyển mổ hở: 1 chảy máu TMC trên, 2 chảy máu động mạch liên
sườn, 3 kích thước u lớn.
Biến chứng sau mổ: 1 xì khí hơn 4 ngày; 1 tràn khí và 1 tràn dịch
màng phổi ổn định với điều trị chọc hút; 1 nhiễm trùng vết mổ; 1 Horner tự
khỏi sau 3 tháng theo dõi.
So với các tác giả trên, tỷ lệ tai biến, biến chứng và tỷ lệ chuyển mổ
hở của chúng tôi ít hơn. Điều này có thể do chúng tôi bước đầu áp dụng
phẫu thuật nội soi, chúng tôi lựa chọn những trường hợp: được cho là không
khó với mổ hở kinh điển vào nhóm phẫu thuật điều trị và không kèm bệnh lý
có thể ảnh hưởng đến gây mê và hậu phẫu như: suy tim, cao huyết áp, bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường ... cho nhóm phẫu thuật chẩn đoán
cũng như nhóm phẫu thuật điều trị.
Thời gian dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện sau mổ
* Phẫu thuật chẩn đoán:
Nghiên cứu của chúng tôi
-Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình 2,07 ± 0,59 ngày (1 – 4
ngày).
-Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 4,2 ± 1,2 ngày (3 – 8 ngày).
Các tác giả khác
-Pier Paolo Brega Massone, thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện
sau mổ trung bình của 63 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán là 2,25 ± 2,9 ngày
(1 – 4 ngày) và 3,58 ± 1,77 ngày (2 – 5 ngày)(10).
-Luis Marcelo Inaco Cirino, thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện sau
mổ trung bình của 33 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán là 3,7 và 6,3 ngày(3).
-Luciano Solaini thực hiện 52 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán, thời
gian nằm viện trung bình sau mổ 2,3 ± 1,3 ngày(15).
* Phẫu thuật điều trị:
Nghiên cứu của chúng tôi
-Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình 2,15 ± 0,55 ngày (1 – 5
ngày).
-Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 6 ± 2,79 ngày (3 – 15 ngày).
Các tác giả khác:
-Luis Marcelo Inaco Cirino thực hiện 40 trường hợp phẫu thuật điều trị,
thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện sau mổ trung bình 4,9 ngày và 7,5
ngày(3).
-Venissac, thời gian nằm viện trung bình sau mổ của 15 trường hợp phẫu
thuật điều trị là 5,5 ngày(16).
-Gian Carlo Roviaro, thời gian nằm viện sau mổ trung bình của 71
trường hợp phẫu thuật nội soi điều trị là 6 ngày(14).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, cả phẫu thuật nội soi chẩn
đoán lẩn điều trị về thời gian dẫn lưu màng phổi và nằm viện sau mổ tương
đương với các tác giả trên.
Kết quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị
Kết
quả PT
Tốt
Trung
Bình
Xấu
NSLN
Chẩn
đoán:
T.M.B.
Luân
93,3%
6,7%
0%
L.M.I.
Cirino
84,9% 12,1% 3%
L.
Solaini
94,3% 3,8% 1,9%
Điều
trị:
T.M.B.
Luân
78,2%
20%
1,8%
T.L.
Demmy
77.1% 10,4% 12,5%
L.M.I.
Cirino
80% 12,5% 7,5%
G.
Roviaro
84,6% 4,2% 11,2%
Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi thành công phẫu thuật tương
đương với các tác giả khác. Bước đầu thực hiện phẫu thuật nội soi đối với u
trung thất, nên chúng tôi chỉ áp dụng phẫu thuật nội soi cho những trường
hợp được cho là không khó đối với mổ hở kinh điển. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng đã thực hiện được phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị một số bệnh lý:
tắc mạch mạn tính chi trên, tăng tiết mồ hôi tay, sinh thiết và cắt nốt đơn độc
phổi ngoại vi, khâu chỗ xì khí hay cắt kén khí trong tràn khí màng phổi tự
phát, lấy máu đông trong xoang màng phổi... Có lẽ điều này đã góp phần hạ
thấp tỷ lệ tai biến, biến chứng nặng và chuyển mổ hở của chúng tôi so với các
tác giả khác.
Kết quả Giải phẫu bệnh
Trong 70 trường hợp u trung thất được phẫu thuật nội soi của chúng
tôi:
-15 trường hợp phẫu thuật chẩn đoán kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
đều là ác tính và tất cả đều được hoá – xạ trị kết hợp sau mổ.
-55 trường hợp phẫu thuật điều trị, chỉ 1 trường hợp giải phẫu bệnh sau
mổ là ung thư tuyến hung (được xạ trị kết hợp sau mổ). Trường hợp này u có vỏ
bao và bờ rõ, chưa đẩy lệch hay xâm lấn cấu trúc xung quanh trên ĐTCL ngực
trước mổ cũng như đánh giá trong mổ. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi
cũng như các tác giả khác phẫu thuật nội soi chỉ nên giới hạn áp dụng cho tổn
thương lành tính(4,7,8,9). Khi chưa có bằng chứng ác tính trước mổ và nghi ngờ ác
tính qua nội soi, chúng ta nên sinh thiết lạnh. Nếu kết quả sinh thiết lạnh là ác
tính, cần phải chuyển
mổ hở.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 12/ 2003 đến tháng 12/2005, chúng tôi đã hồi
cứu 70 trường hợp phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị
các khối u trung thất.
Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
-Phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán xác định giải phẫu bệnh 100%
các trường hợp u trung thất.
-Phẫu thuật nội soi lồng ngực với tỷ lệ thành công cao, không có tử
vong, tai biến và biến chứng nhẹ rất ít. Rút ngắn thời gian nằm viện, góp
phần giảm chi phí điều trị. Vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ và tính thẫm mỹ cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a4.PDF