KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu phẫu thuật u dây thần
kinh số VIII bằng đường mê nhĩ cho 38 trường
hợp tại Bệnh viện Việt Đức chúng tôi có kết
luận như sau:
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 45, nữ nhiều hơn
nam nam/nữ=15/23. Kích thước u >3cm chiếm
73,7%, mất thính lực cùng bên tổn thương trước
mổ (92,1%).
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ)
lấy bỏ toàn bộ và gần hết u là 73,4%, trong đó
nhóm u nhỏ hơn 4cm (91,3%). Có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về kết quả phẫu thuật theo kích
thước u với p =0,007.
Không có biến chứng chảy máu, viêm màng
não, giãn não thất, 1 trường hợp biến chứng suy
hô hấp, 1 trường hợp liệt tiến triển sau mổ.
Phẫu thuật xuyên mê nhĩ làm 5,3% liệt dây
VII tiến triển, 15,8% liệt mới sau phẫu thuật, bảo
vệ chức năng dây VII là 79,9%. Mức độ hồi phục
chức năng dây VII ở thời điểm 3 tháng sau mổ ở
nhóm liệt nhẹ tốt hơn liệt năng và hoàn toàn (độ
V, VI) với p=0,007
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật u dây thần kinh số VIII qua đường mê nhĩ tại bệnh viện Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 128
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U DÂY THẦN KINH SỐ VIII
QUA ĐƯỜNG MÊ NHĨ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nguyễn Đức Liên*, Trần Đình Văn*, Ngô Mạnh Hùng* Đào Trung Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quảphẫu thuật u dây thần kinh số VIII qua đường xuyên mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 38 trường hợp u dây thần kinh số VIII được phẫu thuật
qua đường xuyên mê nhĩ từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, phương pháp mô tả hồi cứu và tiến cứu, chẩn đoán
u dây VIII dựa vào chụp MRI sọ não và/hoặc mô bệnh học từ mổ u dây VIII.
Kết quả:Tuổi 20‐70, tuổi trung bình 45 ± 15,7, tỷ lệ nam/nữ=15/23, tất cả các bệnh nhân được mổ qua
đường xuyên mê nhĩ, u có kích thước lớn hơn 3cm chiếm 73,7%, mất thính lực cùng bên tổn thương trước mổ
(92,1%). Khả năng lấy bỏ toàn bộ và gần hết u là 73,4%, trong đó nhóm u nhỏ hơn 4cm (91,3%) khác biệt với
nhóm u lớn trên 4cm (46,7%) với p =0,007. Không có biến chứng chảy máu, viêm màng não, giãn não thất, 1
trường hợp biến chứng suy hô hấp, 1 trường hợp liệt tiến triển sau mổ. Phẫu thuật xuyên mê nhĩ làm 5,3% liệt
dây VII tiến triển, 15,8% liệt mới dây thần kinh mặt, bảo vệ chức năng dây VII là 79,9%. Mức độ hồi phục chức
năng dây VII ở thời điểm 3 tháng sau mổ ở nhóm liệt nhẹ tốt hơn liệt năng và hoàn toàn (độ V, VI) với p=0,007
Kết luận:Phẫu thuật u dây VIII qua đường mê nhĩ làm tăng khả năng lấy bỏ khối u, bảo vệ tốt chức năng
dây VII, giảm tỷ lệ biến chứng sau mổ.
Từ khóa: U dây thần kinh số VIII, phẫu thuật qua đường xuyên mê nhĩ.
ASTRACT
ASSESSMENT RESULTS SURGICAL TRANSLABYRINTHINE APPROACH
OF VESTIBULAR SCHWANNOMA AT VIET‐DUC HOSPITAL
Nguyen Duc Lien, Tran Dinh Van, Ngo Manh Hung, Dao Trung Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 128 – 132
Objective: Evaluation of translabyrinthine approach of patients with vestibular schwannoma in Viet Duc
hospital
Methods: 38 patients with vestibular schwannoma is diagnosed and operated at Viet‐Duc Hospital by
translabyrinthine approach.
Results: The ratio male/female 15/23. More common in older patients (average 45 years old) with clinical
signs of hearing loss in 92,1% and large vestibular schwannoma (>3 cm) 73,7%. Total resection and gross
resection in 73,4%, which is less than 4cm tumor group (91.3%) with differences over 4cm tumor group (46.7%)
with p = 0.007. No bleeding complications, meningitis, ventricular dilatation, 1 case complicated with respiratory
failure, 1 case of progressive paralysis after surgery. Surgical translabyrinthine approach make 5.3% facial nerve
paralysis progression, 15.8% facial nerve paralysis new, protection functions VII is 79.9%. The degree of
functional recovery of facial nerve at 3 months after surgery in group slightly paralysis better paralyzed and
completely paralyzed functions (level V, VI) with p = 0.007
Conclusion: translabyrinthine approach have a good outcome of surgery of vestibular schwannoma and
good protection functions of facial nerve, reduce the rate of postoperative complications.
Keywords: vestibular schwannoma, translabyrinthine approach
* Khoa PTTK – BV Việt Đức, ** Khoa TMH – BV Bạch Mai
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đức Liên, ĐT: 0912863359 Email: lienhmu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 129
ĐẶT VẤN ĐỀ
U dây thần kinh số VIII (thần kinh thính
giác) còn gọi là u bao dây thần kinh tiền đình,
bắt nguồn từ nhánh tiền đình của dây VIII, là u
của tế bào Schwann nằm trong màng bọc
myelin. U dây thần kinh số VIII là loại u hay gặp
trong các bệnh lý ngoại thần kinh, thường là u
lành tính(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.).
Phương pháp điều trị u dây VIII chủ yếu là
phẫu thuật lấy u, xạ phẫu bằng dao Gamma chỉ
áp dụng cho những u có kích thước nhỏ dưới
2cm, u nằm trong ống tai trong. Kỹ thuật mổ lấy
u dây VIII chủ yếu là qua đường dưới chẩm
(Retrosigmoid) và với việc sử dụng kính vi phẫu
có nhiều ưu điểm và vẫn được coi là phương
pháp điều trị kinh điển với u này. Tuy nhiên việc
phẫu thuật qua đường sau xoang sigma cũng
bộc lộ những nhược điểm như vén não nhiều dễ
gây phù não sau mổ, khó bộc lộ u ở vị trí vùng
sát thân não, và khó bảo vệ được dây thần kinh
VII. Ngày nay với việc phối hợp hai chuyên
khoa phẫu thuật thần kinh và tai mũi họng với
đường mổ xuyên mê nhĩ (Translabyrinthine)
làm giảm nguy cơ vén não, bảo vệ được dây
thần kinh VII, tăng khả năng lấy bỏ khối u. Do
vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác
định kết quả phẫu thuật, để đánh giá ưu nhược
điểm của đường mổ xuyên mê nhĩ trong phẫu
thuật u dây VIII.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 38 BN được chẩn đoán xác định u dây
thần kinh số VIII và được phẫu thuật qua đường
xuyên mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức trong 12
tháng (từ 6/2013 đến 6/2014)
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu,
mô tả can thiệp, không đối chứng
Chỉ tiêu nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng,
kích thước u theo phân độ Winlkins, khả năng
lấy u (một phần, toàn bộ).
Đánh giá kết quả ngay sau phẫu thuật và 3
tháng sau phẫu thuật: so sánh triệu chứng trước
và sau mổ, đánh giá liệt dây thần kinh sọ sau
mổ, các biến chứng có thể xảy ra (chảy máu, giãn
não thất, viêm màng não, rò dịch não tủy, nhiễm
khuẩn vết mổ, tụ dịch, suy hô hấp, tử vong)
Phân độ liệt dây thần kinh VII theo House‐
Brackmann: độ 0 (mặt bình thường), độ I (méo
mặt tự nhiên), độ II (méo mặt khi nói), độ III
(nhắm mắt không kín), độ IV (không nhai được
một bên).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi
Trung bình là 45 ± 15,7, cao nhất 70 tuổi, thấp
nhất 20 tuổi
Giới
Tỷ lệ nữ/nam là 23/15 = 1,5/ 1
Bảng 1:Triệu chứng lâm sàng (n=38)
Triệu chứng lâm sàng N %
Ù tai 21 55,3
Mất thính lực 35 92,1
Giảm thính lực 3 7,9
Hội chứng tiểu não 26 68,4
Hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, nôn) 9 23,7
Rối loạn cảm giác mặt(đau, tê nửa mặt) 23 60,5
Liệt dây thần kinh mặt 7 18,4
Liệt dâyIX, X, XI 4 10,5
Trong nghiên cứu này, 92,1% bệnh nhân bị
mất thính lực trước mổ, 7,9% giảm thính lực và
kích thước u lớn. 68,4% bệnh nhân có biểu hiện
hội chứng tiểu não, điều này được giải thích do
nhóm bệnh nhân có kích thước lớn hơn 3cm của
nghiên cứu này là 73,7%, đây là nhóm u có kích
thước lớn đã bắt đầu chèn ép vào tiểu não gây
biểu hiện chèn ép trên lâm sàng
Bảng 2. Kích thước u trên cộng hưởng từ (n=38)
Phân độ N %
Độ 0 (u ở trong lỗ tai trong) 0 0
Độ I (<1cm) 0 0
Độ II (1-2cm) 2 5,3
Độ III (2-3cm) 8 21,1
Độ IV (3-4cm) 13 34,2
Độ IV (> 4cm) 15 39,5
Tổng 38 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 130
Từ bảng 2: thấy 100% u có kích thước trên
1cm, u có kích thước trung bình đến lớn (>3cm)
là 73,7%. Do u dây thần kinh tiền đình ốc tai
phát triển từ từ, nên chỉ khi có biểu hiện triệu
chứng thần kinh trên lâm sàng mới đi khám
bệnh, u có kích thước lớn (trên 4cm) chiếm
39,5%, trung bình (3‐4 cm) 34,2%. Kích thước u
lớn cũng là thách thức đối với phẫu thuật lấy bỏ
toàn bộ khối u.
Bảng 3. Khả năng phẫu thuật
Khả năng phẫu thuật N %
Lấy toàn bộ 20 52,6
Lấy gần hết u 8 21,1
Lấy một phần u (>50% thể tích u) 8 21,1
Lấy dưới 50% thể tích u 2 5,3
Lấy toàn bộ u được đánh giá trong mổ lấy
hết u và chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau mổ
không còn tổ chức u. Lấy gần hết u được đánh
giá trong mổ lấy gần hết u, chỉ để lại phần vỏ u
dính vào tổ chức não xung quanh, chụp cộng
hưởng từ sau mổ chỉ còn phần vỏ u dính vào tổ
chức não xung quanh. Theo nghiên cứu này,
nhóm lấy toàn bộ và gần hết u chiếm 73,4%.
Theo Sébastien Schmerber lấy u bằng đường
xuyên mê nhĩ có nhiều ưu điểm như đường tiếp
cận u ngắn nhất, lấy được u ở mọi kích thước ở
góc cầu tiểu não và ống tai trong, tìm thấy dây
thần kinh số VII sớm hơn, giảm các biến chứng
sau mổ(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm
38 bệnh nhân đều được phẫu thuật lấy u bằng
đường xuyên mê nhĩ, theo Jackler và Pitts,
Gormle phương pháp tiếp cận này khắc phục
được các nhược điểm của đường mổ sau xoang
sigma và đường thái dương sau như khó lấy u ở
ống tai trong, tìm thấy dây VII muộn, tăng các
nguy cơ của biến chứng thần kinh sọ não.
Đường xuyên mê nhĩ được chỉ định với những
bệnh nhân u dây thần kinh tiền đình ốc tai đã bị
mất thính lực (trong nghiên cứu này 92,1% mất
thính lực, 7,9% giảm thính lực), hoặc u có kích
thước trên 3 cm (trong nghiên cứu này 73,7%).
Những trường hợp u nhỏ mà mất thính lực là
lựa chọn lý tưởng với đường mổ xuyên mê nhĩ
nhằm lấy bỏ toàn bộ khối u v
Bảng 4. Biến chứng trong và ngay sau mổ
Biến chứng N %
Chảy máu 0 0
Viêm màng não 0 0
Giãn não thất 0 0
Rò dịch não tủy sau mổ 1 2,6
Suy hô hấp 1 2,6
Liệt tiến triển 1 2,6
Tử vong 0 0
Biến chứng sau mổ
Chảy máu
Đây là biến chứng sớm và nguy hiểm nhất,
có thể chảy máu vùng mổ hoặc chảy máu vết
mổ, chúng tôi không gặp trường hợp nào chảy
máu sau mổ, thấp hơn nghiên cứu của Mehdi
Ben Ammar là 0,8% (n=143)(1),theo House tỉ lệ
này với đường tiếp cận sau xoang sigma là 6%
trong 200 bệnh nhân nghiên cứu. Theo chúng tôi
tiếp cận u bằng đường xuyên mê nhĩ tránh được
tối đa nguy cơ làm tổn thương các mạch máu
lớn như xoang tĩnh mạch sigma, động mạch tiểu
não, do đó làm giảm nguy cơ chảy máu sau mổ.
Theo Mehdi Ben Ammar, phẫu thuật qua đường
xuyên mê nhĩ tránh được việc bóc tách mù, bảo
tồn màng nhện bao quanh khối u giúp giảm
thiểu tổn thương cấu trúc mạch máu, thần
kinh xung quanh là yếu tố rất quan trọng trong
phẫu tích.
Viêm màng não
Chúng tôi không gặp trường hợp nào sau
mổ viêm màng não, tuy nhiên Bùi Huy Mạnh
gặp 2,85%, Võ Văn Nho gặp 8,5% viêm màng
não sau mổ u dây VIII bằng đường sau xoang
sigma. Thời gian mổ lâu là yếu tố liên quan chặt
chẽ đến nguy cơ viêm màng não sau mổ. Đường
mổ xuyên mê nhĩ có thời gian tiếp cận u nhanh
hơn, thời gian mài xương vào ống tai trong là
thời gian chưa mở màng cứng, do đó hạn chế
nguy cơ viêm màng não sau mổ(Error! Reference source not
found.).
Suy hô hấp
Chúng tôi gặp 1 trường hợp suy hô hấp sau
mổ, do u kích thước lơn chèn ép thân não, chụp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 131
cắt lớp kiểm tra sau mổ thấy hình ảnh phù thân
não sau mổ, bệnh nhân phải thở máy 3 tuần, và
ra viện sau 6 tuần điều trị. Theo nghiên cứu của
Bùi Huy Mạnh là 2,85%, thời gian mổ kéo dài
làm ảnh hưởng đến thao tác lấy u, do đó nguy
cơ làm tổn thương thân não sẽ cao hơn.
Giãn não thất
Chúng tôi không gặp trường hợp nào giãn
não thất sau mổ, thấp hơn nghiên cứu của
Sébastien Schmerber là gặp 3 bệnh nhân, với
nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh là 2,85%, của Võ
Văn Nho là 2,12%. Giãn não thất sau mổ do vẫn
còn u, phù tiểu não gây chèn ép đoạn thấp của
cống sylvius, do rối loạn hấp thu tạm thời của
dịch não tủy sau mổ.
Liệt nửa người
Chúng tôi gặp 1 bệnh nhân liệt nửa người
sau mổ (2,6%), cao hơn nghiên cứu của Sébastien
Schmerber và Mehdi Ben Ammar là 0% (1,5).
Nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh cũng không gặp
bệnh nhân nào liệt nửa người sau mổ(2).
Tử vong
Chúng tôi không gặp trường hợp nào tử
vong sau mổ, nghiên cứu của Mehdi Ben
Ammar là 0,1% và liên quan đến biến chứng
chảy máu sau mổ (0.8%), theo nghiên cứu của
Bùi Huy Mạnh là 2,85% (1,2).
Bảng 5. Chức năng dây VII (theo House Brackmann)
Trước
mổ
Ngay sau
mổ
3 tháng sau
mổ
Độ I (không liệt) 31 25 27
Độ II 4 2 2
Độ III 1 2 1
Độ IV 2 1 1
Độ V, VI 0 8 7
Chúng tôi gặp 7 trường hợp liệt VII trước mổ
(18,4%) trong đó 4 bệnh nhân liệt VII tự phát (độ
II), 3 bệnh nhân do gamma knife (độ III, IV).
Ngay sau phẫu thuật có 2 bệnh nhân liệt dây VII
tiến triển chiếm 5,3%, 6 bệnh nhân liệt mới
15,8%. Theo Bùi Huy Mạnh phẫu thuật lấy u dây
VIII qua đường sau sigma có 60% bệnh nhân
biểu hiện liệt dây VII sau phẫu thuật. Sự khác
biệt này có thể giải thích do đường mổ xuyên mê
nhĩ bằng cách mở rộng lỗ tai trong và tiếp cận
với dây thần kinh mặt sớm ngay từ đầu, do vậy
giúp tăng khả năng bảo vệ chức năng dây VII.
Mặt khác do chúng tối sử dụng điện thế kích
thích trong mổ để xác định vị trí dây VII giúp
tăng khả năng bảo vệ dây VII. Nghiên cứu của
Bùi Huy Mạnh ở thời điểm chưa áp dụng điện
thế kích thích trong mổ.
Bảng 6. Liệt chức năng dây VII sau mổ liên quan với
trước mổ
Sau mổ Không liệt Có liệt Tổng số
Trước mổ Không liệt 25 6 31
Có liệt 3 4 7
Tổng 28 10 35
Liệt dây VII sau mổ không liên quan đến
việc liệt trước mổ hay không với p = 0,4135, RR =
1,43 (95% RR: 0,6 – 3,6). Như vậy biểu hiện liệt
dây VII trước mổ không làm trầm trọng hoặc
liên quan đến biểu hiện liệt dât VII sau mổ
Bảng 7 : Khả năng phẫu thuật liên quan đến kích
thước u
Khả năng phẫu
thuật
Lấy toàn
bộ hoặc
gần hết u
Lấy bỏ 1 phần
hoặc < 50% thể
tích u
Tổng số
Kích thước
u
< 4cm 21 2 23
≥ 4cm 7 8 15
Tổng 28 10 38
Nhóm u có kích thước nhỏ hơn 4 cm có
khả năng lấy bỏ toàn bộ hoặc gần hết u là
21/23 (91,3%) khác biệt hoàn toàn với nhóm
trên 4cm (7/15 = 46,7%) với p = 0,007. Như vậy
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc lấy bỏ
tòan bộ khối u là kích thước u. Với u càng nhỏ,
khả năng lấy bỏ toàn bộ khối u càng lớn, với
những u lớn thì dây VII bị chèn ép dẹt gây khó
xác định trong mổ và cũng khó phẫu tích dây
VII ra khỏi tổ chức u. Những trường hợp u
lớn, cần áp dụng điện thế kích thích để xác
định dây VII trong mổ, một số trường hợp u
quá lớn, cần cân nhắc việc giữ lại một phần u
hay lấy bỏ tòan bộ u với việc bảo tồn chức
năng dây VII trong mổ.
Có 4/5 bệnh nhân hồi phục chức năng dây
VII ở nhóm có mức độ liệt từ nhẹ đến trung bình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 132
(độ II, III, IV). Trong khi đó nhóm liệt nặng và
hoàn toàn (độ V và VI) chỉ có 1/8 bệnh nhân cải
thiện triệu chứng liệt và 7/8 (87,5%) không phục
hồi chức năng dây VII. Sự khác biệt mức độ
phục hồi chức năng dây thần kinh mặt ở hai
nhóm liệt nhẹ và trung bình với nhóm liệt trầm
trọng và hòan hoàn có ý nghĩa thống kê với p =
0,007 (Test Fisher)
Bảng 8: Đánh giá hồi phục chức năng dây VII 3
tháng sau mổ liên quan đến liệt dây VII sau phẫu
thuật
3 tháng sau mổ Cải thiện
Không cải
thiện
Tổng
số
Mức độ liệt dây
VII sau mổ
Độ II, III, IV 4 1 5
Độ V, VI 1 7 8
Tổng 5 8 13
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu phẫu thuật u dây thần
kinh số VIII bằng đường mê nhĩ cho 38 trường
hợp tại Bệnh viện Việt Đức chúng tôi có kết
luận như sau:
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 45, nữ nhiều hơn
nam nam/nữ=15/23. Kích thước u >3cm chiếm
73,7%, mất thính lực cùng bên tổn thương trước
mổ (92,1%).
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ)
lấy bỏ toàn bộ và gần hết u là 73,4%, trong đó
nhóm u nhỏ hơn 4cm (91,3%). Có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về kết quả phẫu thuật theo kích
thước u với p =0,007.
Không có biến chứng chảy máu, viêm màng
não, giãn não thất, 1 trường hợp biến chứng suy
hô hấp, 1 trường hợp liệt tiến triển sau mổ.
Phẫu thuật xuyên mê nhĩ làm 5,3% liệt dây
VII tiến triển, 15,8% liệt mới sau phẫu thuật, bảo
vệ chức năng dây VII là 79,9%. Mức độ hồi phục
chức năng dây VII ở thời điểm 3 tháng sau mổ ở
nhóm liệt nhẹ tốt hơn liệt năng và hoàn toàn (độ
V, VI) với p=0,007
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ben Ammar M, Piccirillo E & Topsakal V. (2012), Surgical
Results and Technical Refinements in Translabyrithine Excision
of Vestibular Schwannomas: The Gruppo Otologico Experience.
2. Bùi Huy Mạnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị phẫu thuật u dây VIII tại Bệnh viện Việt
Đức, Đại học Y Hà Nội
3. Falcioni M, Mulder JJ, Taibah A et al (1999), ʺNo cerebrospinal
fluid leaks in translabyrinthine vestibular schwannoma
removal: reappraisal of 200 consecutive patientsʺ,J Neurosurg,
(20): p. 660.
4. Lanman TH, Brackmann DE, Hitselberger WE, and Subin B, (1999),
ʺReport of 190 consecutive cases of large acoustic tumors
(vestibular schwannoma) removed via the translabyrinthine
approachʺ,J. Neurosurg, (90): p. 617.
5. Schmerber S & Palombi O (2005), ʺLong‐term Control of
Vestibular Schwannoma After A Translabyrithine Complet
Removalʺ.
Ngày nhận bài báo 15/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_u_day_than_kinh_so_viii_qua_duon.pdf