PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập WTO, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào có cách nhìn nhận mới, có phương thức kinh doanh linh hoạt sẽ tồn tại, phát triển và ngược lại. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá tình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi kỳ kinh doanh. Do vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng với các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục tồn tại cũng như thiếu sót của doanh nghiệp.
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được.
Trước yêu cầu đó, các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn nói riêng cần định kỳ phân tích, đánh giá nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, nắm bắt thời cơ phát triển không ngừng đồng thời góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra phương hướng và biện pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về động sản xuất kinh doanh công ty.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu
* Không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại công ty, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương để đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới.
* Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 10/01/2009 đến ngày 25/5/2009.
Số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn được dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3 năm từ 2006 đến 2008.
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan tài liệu 3
2.1.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm 3
2.1.1.2 Bản chất và chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.1.1.2.1 Bản chất của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.1.1.2.2 Chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh 6
2.1.1.3 Vai trò và mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
2.1.1.3.1 Vai trò của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
2.1.1.3.2 Mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
2.1.1.4 Nội dung đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 9
2.1.1.4.1 Phân loại kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
2.1.1.4.2 Phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh 10
2.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh 12
2.1.1.5.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 12
2.1.1.5.1.1 Môi trường vĩ mô 12
2.1.1.5.1.2 Môi trường vi mô 16
2.1.1.5.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp 20
2.1.1.5.2.1 Quản lý chiến lược và công tác lập kế hoạch 20
2.1.1.5.2.2 Cơ cấu tổ chức 21
2.1.1.5.2.3 Văn hoá doanh nghiệp 22
2.1.1.5.2.4 Công tác quản lý các nguồn lực 23
2.1.1.5.2.5 Công tác lãnh đạo 26
2.1.1.5.2.6 Công tác kiểm tra 26
2.1.1.6 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
2.1.1.6.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
2.1.1.6.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp chung 30
2.2.2 Phương pháp cụ thể 30
2.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế 30
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
2.2.2.3 Phương pháp so sánh 31
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 32
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 32
3.1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 34
3.1.2.1 Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty 34
3.1.2.1.2 Quy trình sơn tĩnh điện 38
3.1.3 Tình hình lao động của công ty 41
Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2006-2008 42
3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy 45
3.1.5 Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 48
3.1.6 Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật của Công ty 52
3.1.5.1 Về sản xuất: 52
3.1.5.2 Về công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng 52
3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 54
3.2.1 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 58
3.2.2 Đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty 83
3.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp 89
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 92
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 95
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH điện hóa Hà Sơn được thành lập theo Giấy phép đăng ký Kinh Doanh số: 0102001672 do Sở KH và ĐT - Hà Nội cấp ngày 22/12/2000.
Tên công ty: công ty TNHH điện hóa Hà Sơn
Vốn điều lệ 10 tỷ Việt Nam đồng
Mã số thuế: 0101092455 Ngân hàng Công Thương Đống Đa – Hà Nội
Giám đốc: PHẠM VIỆT HẢI
Trụ sở chính: số 181 Đường Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại: 04 215 1592
Fax: 04 553 0854
Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại hạch toán độc lập. Bước đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế thị trường Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như vốn ít, tổng số công nhân chưa nhiều, đồng thời Công ty lại phải lo liệu tất cả từ việc tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng đến việc tuyển dụng lao động, bố trí lao động, huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn. Nhưng với sự năng động sáng tạo của ban giám đốc và lòng nhiệt tình của tập thể công nhân viên chức Công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và bước đầu làm ăn có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện.
Năm 2001 chính thức đi vào hoạt động với cở sở kỹ thuật còn đơn giản, chỉ mới có 2 dây chuyền mạ, các trang thiết bị liên quan. Năm 2003 Công ty đã dần tạo lập được mối quan hệ làm ăn, mở rộng được quy mô sản xuất, đầu tư thêm một ôtô vận tải hàng hoá phục vụ cho công việc giao và nhận hàng thường xuyên. Qua một số năm hoạt động, khối lượng đơn hàng của Công ty càng nhiều, Công ty đã không ngừng đầu tư thêm dây chuyền máy móc mới để phục vụ cho sản xuất. Đến năm 2008 Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền công nghệ mới, một dây chuyền mạ kẽm kiểu quay và dây chuyền sơn tĩnh điện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
106 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sánh (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
CP bán hàng
42.83
64.37
75.42
150.29
117.17
132.70
CP mở rộng thị trường
15.58
24.63
35.67
158.09
144.82
151.31
CP tài chính
17.35
32.31
38.95
186.22
120.55
149.83
Tổng
75.76
121.31
150.04
160.12
123.68
140.73
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Qua bảng 4.6 ta thấy chi phí bán hàng tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 64,37 triệu đồng tăng 21,54 triệu đồng tương ứng tăng 50,29% so với năm 2006. Năm 2008 là 75,42 triệu đồng tăng 11,05 triệu đồng tương ứng tăng 17,17% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 32,70%. Nguyên nhân của sự tăng này là do lượng hàng hoá hàng năm tăng lên, qui mô thị trường đợưc mở rộng, lượng khách hàng tăng lên.
Khoản chi phí mở rộng thị trường cũng tăng lên chứng tỏ công ty đã chú trọng đến vấn đề tìm hiểu mở rộng thị trường từ đó tạo cơ sở nâng cao sản lượng sản xuất hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 24,63 triệu đồng tăng 9,05 triệu đồng tương ứng tăng 58,09% so với năm 2006. Năm 2008 là 35,67 triệu đồng tăng 11,04 triệu đồng tương ứng tăng 44,82% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 51,31%. Nguyên nhân là do hàng năm Công ty luôn tìm kiếm lượng khách hàng mới, thị trường mới.
Đối với chi phí tài chính cũng tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 32,31 triệu đồng tăng 14,96 triệu đồng tương ứng tăng 86,22% so với năm 2006. Năm 2008 là 38,95 triệu đồng tăng 6,64 triệu đồng tương ứng tăng 20,55% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 49,83%. Nguyên nhân là do hàng năm lượng vốn vay ngân hàng tăng lên để phục vụ cho việc mở rông qui mô sản xuất.
3.2.1.4 Đánh giá giá thành sản phẩm gia công và giá thành hàng bán
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm phải có chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành phải hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đây mà vấn đề mà Ban lãnh đạo Công ty cũng như bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cần quan tâm. Trong những năm qua, Công ty đã tìm nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh.
Giá thành sản phẩm gia công của Công ty được thể hiện ở bảng 4.7:
Qua bảng 4.7, ta có thể nhận thấy mặt hàng gia công của Công ty rất là đa dạng, phong phú, với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi mặt hàng lại có một cách định giá khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu dùng để gia công, sản phẩm đem gia công, đặc tính của sản phẩm để định giá cho phù hợp. Nhìn chung sự biến động về giá của các phẩm gia công qua các năm là rất ít, có khi mức giá vẫn được giữ ổn định qua các năm. Cụ thể, giá một số sản phẩm gia công không tăng như: càng xe Dream vẫn giữ mức giá 8000đ/cái, bình xăng có giá 3000đ/cái, càng xe wave vẫn giữ giá 8000đ/cái.
Bảng 4.7: Giá thành sản phẩm gia công của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Đvt: Nghìn đồng/cái(kg,bộ)
Tên SP
ĐVT
Năm
So sánh (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Ghế gập Sao Mai
1000đ/cái
28
28
29
100.00
103.57
101.77
Ống xã khí
1000đ/cái
3
3.5
4.5
116.67
128.57
122.47
Bulông, long đen
1000đ/kg
2
2.5
3
125.00
120.00
122.47
Càng Dream
1000đ/cái
8
8
8
100.00
100.00
100.00
Khoá yên Dream
1000đ/cái
3.5
3.5
4
100.00
114.29
106.90
Ăngten + chảo
1000đ/cái
10
10
11
100.00
110.00
104.88
Bình xăng
1000đ/cái
3
3
3
100.00
100.00
100.00
Lò xo lệch
1000đ/kg
3.5
3.5
4
100.00
114.29
106.90
Lò xo chân chống
1000đ/kg
3.5
3.5
4
100.00
114.29
106.90
Võng xếp
1000đ/bộ
13
13.5
14
103.85
103.70
103.77
Móc mành
1000đ/kg
15
15
15.5
100.00
103.33
101.65
Máy phát
1000đ/bộ
25
26
26.5
104.00
101.92
102.96
Càng mộc Wave
1000đ/cái
8
8
8
100.00
100.00
100.00
Hộp điện
1000đ/cái
32
32.5
33.5
101.56
103.08
102.32
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Một số mặt hàng giữ nguyên giá trong 2 năm 2006 – 20007 nhưng tăng nhẹ vào 2008, có thể là do sự tăng của nguyên vật liệu đầu vào, như mặt hàng: Ghế gập Sao Mai giữ mức giá 28000đ/cái, nhưng năm 2008 là 29000đ/cái tăng 3,57% so với các năm trước đó, bình quân 3 năm tăng là 1,77%. Mặt hàng khóa yên Dream, Ăng ten + chảo, lò xo lệch, lò xo chân chống, móc mành cũng có mức tăng tương tự.
Một số mặt hàng tăng đều qua 3 năm như: ống xả khí năm 2007 với giá 3,500đ/cái tăng 16,67% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 4000đ/cái tăng 28,57% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 22,47%. Mặt hàng võng xếp năm 2007 có giá là 13,500đ/bộ tăng 3,85% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 14000đ/bộ tăng 3,70% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 3,77%. Mặt hàng máy phát năm 2007 có giá là 26000đ/bộ tăng 4% so với năm 2006, năm 2008 là 26,500đ/bộ tăng 1,92% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 2,96%. Mặt hàng hộp điện năm 2007 có giá là 32,500đ/cái tăng 1,56% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 33,500đ/cái tăng 3,08% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 2,32%. Qua sự biến động về giá của các sản phẩm gia công của Công ty như thế này có thể tạo được lòng tin cho khách hàng về sự ổn định giá cả trong quá trình cung cấp dịch vụ trong tương lai và đó cũng là nổ lực rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong Công ty đã không ngừng nâng cao tay nghề, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu đầu vào của quá trình gia công.
Giá thành các sản phẩm hàng bán của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8: Giá thành sản phẩm hàng bán của Công ty qua 3 năm
Đvt: Nghìn đồng/cái(kg)
Tên SP
Đvt
Năm
So sánh (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Máy lọc 1m3/h
1000đ/cái
3000
2962
3012
98.73
101.69
100.2
Lồng mạ quay 6 tấc
1000đ/cái
2900
2876
2921
99.17
101.56
100.36
Mô ter lồng quay
1000đ/cái
300
300
300
100
100.00
100.00
Giỏ Ti tan 6 tấc
1000đ/cái
800
764
814
95.5
106.54
100.87
Cánh quạt máy bơm
1000đ/cái
400
400
400
100
100.00
100.00
Bóng niken Đức
1000đ/kg
75.7
73.5
76.2
97.1
103.63
100.31
Sơn phủ bóng
1000đ/kg
85
84
86
98.82
102.38
100.59
Dẻo kẽm - ACFII
1000đ/kg
73
72
74
98.63
102.78
100.68
Đường hóa học
1000đ/kg
75
73
77
97.33
105.48
101.32
Axít HNO3
1000đ/kg
6.3
6.3
7
100
109.72
104.75
CrO3
1000đ/kg
55
53
56
96.36
105.66
100.9
NaOH
1000đ/kg
7.2
6.9
7.8
95.83
113.04
104.08
H2SO4
1000đ/kg
4.5
4.3
5.1
95.56
118.6
106.46
Tẩy dầu CP 30
1000đ/kg
23
23
23
100
100.00
100.00
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Qua bảng 4.8, ta nhận thấy sự biến động về giá cả của các mặt hàng là không đồng đều. Đa số các mặt hàng có xu hướng giảm xuống vào năm 2007, nhưng lại tăng lên vào năm 2008, một số ít mặt hàng khác vẫn giữ nguyên giá qua các năm. Xét cụ thể hơn như:
Mặt hàng máy lọc 1m3/h năm 2007 có giá là 2962000đ/cái giảm 1,27% so với năm 2006, năm 2008 có giá 3012000đ/cái tăng 1,69% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 0,20%.
Mặt hàng lồng mạ quay 6 tấc năm 2007 có giá là 2876000đ/cái giảm 0,83% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 2921000đ/cái tăng 1,56% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 0,36%.
Mặt hàng giỏ ti tan 6 tấc năm 2007 có giá là 764000đ/cái giảm 4,5% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 814000đ/cái tăng 6,54% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 0,87%.
Một số mặt hàng khác có mức tăng tương tự: bóng niken Đức, sơn phủ bóng, dẻo kẽm kiềm – ACFII, đường hóa học, CrO3, NaOH và H2SO4. Nguyên nhân của sự giảm, tăng này là do vào năm 2006 – 2007 giá trị hàng hóa nhập vào có xu hướng giảm nên giá thành sản phẩm bán ra cũng giảm theo, nhưng vào năm 2008 giá hàng hóa bán ra lại tăng lên cũng là do giá trị hàng hóa nhập vào tăng lên, do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2008.
Một số mặt hàng vẫn giữ nguyên giá trị bán ra qua 3 năm như: môter lồng quay, cánh quạt máy bơm và tẩy dầu CP 30. Nguyên nhân do giá trị hàng nhập vào ổn định và có sự điều chỉnh hợp lý của ban lãnh đạo Công ty.
Chỉ riêng mặt hàng axit HNO3 thì giữ giá ổn định là 6300đ/kg từ năm 2006 – 2007, nhưng tăng vào năm 2008 với mức giá 7000đ/kg tăng 9,72% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 4,75%.
Bên cạnh các mặt hàng kể trên Công ty còn cung cấp nhiều mặt hàng khác co liên quan đến ngành hóa chất, công cụ - dụng cụ - máy móc dùng trong quá trình gia công sơn, mạ. Giá cả là vấn đề rất nhạy cảm, vì vậy Công ty cần có những chính sách giá hợp lý để đạt được doanh thu lớn nhất.
3.2.1.5 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty có phần rất đặc biệt, Công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tham gia vào một khâu nhất định của quá trình tạo ra sản phẩm đó là tác động vào các chi tiết của sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm để làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, đẹp hơn, có giá trị kinh tế hơn. Công ty nhận các đơn đặt hàng là các sản phẩm dở dang hoặc các chi tiết, bộ phận của máy móc… và tiến hành quá trình gia công của mình.
Số lượng sản phẩm tiêu của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 4.9
Qua bảng 4.9, ta thấy các mặt hàng tiêu thụ của Công ty rất đa dạng và phong phú.
Đối với loại sản phẩm là Máy móc – Công cụ - Dụng cụ :
Năm 2007 là 1338,27 triệu đồng tăng 14,26% so với năm 2006, trong đó sản phẩm máy lọc là 418,73 triệu đồng chiếm 31,29% trong tổng doanh thu bán được, tăng 8,69% so với năm 2006; sản phẩm máy bơm là 461,94 triệu đồng chiếm 34,52%, tăng 8,30% so với năm 2006; đối với sản phẩm là dụng cụ các loại là 272,67 triệu đồng chiếm 20,37% trong tổng số doanh thu bán được, tăng 21,92% so với năm 2006, riêng sản phẩm chi tiết máy các loại có giá trị thấp nhất là 184,93 triệu đồng chiếm 13,82% trong tổng số doanh thu, tăng 36,13% so với năm 2006.
Năm 2008 là 1500,41 triệu đồng tăng 12,12% so với năm 2007, trong đó sản phẩm máy lọc là 462,38 triệu đồng chiếm 30,82% trong tổng doanh thu, tăng 10,42% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 9,55%; sản phẩm máy bơm là 503,65 triệu đồng chiếm 33,57% trong tổng số doanh thu, tăng 9,03% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 8,66%; đối với sản phẩm là dụng cụ các loại là 312,85 triệu đồng chiếm 20,85% trong tổng số doanh thu bán được, tăng 14,74% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 11,27%, riêng sản phẩm chi tiết máy các loại có giá trị thấp nhất là 221,53 triệu đồng chiếm 14,76% trong tổng số doanh thu, tăng 19,79% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 27,70%.
Bảng 4.9: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐV
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
Tiền
CC(%)
Tiền
CC(%)
Tiền
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I. Máy móc - CC - DC
cái
1171.29
100.00
1338.27
100.00
1500.41
100.00
114.26
112.12
113.18
1. Máy lọc
cái
385.25
32.89
418.73
31.29
462.38
30.82
108.69
110.42
109.55
2. Máy bơm
cái
426.54
36.42
461.94
34.52
503.65
33.57
108.30
109.03
108.66
3. Dụng cụ các loại
cái
223.65
19.09
272.67
20.37
312.85
20.85
121.92
114.74
118.27
4. Các chi tiết máy
cái
135.85
11.60
184.93
13.82
221.53
14.76
136.13
119.79
127.70
II. Hóa chất - phụ gia
kg
1312.25
100.00
1559.74
100.00
1725.32
100.00
118.86
110.62
114.66
1. Sơn các loại
kg
346.54
26.41
412.71
26.46
452.28
26.21
119.09
109.59
114.24
2. Chất đánh bóng các loại
kg
243.28
18.54
285.34
18.29
324.72
18.82
117.29
113.80
115.53
3. Các chất phụ gia
kg
134.26
10.23
185.36
11.88
213.52
12.38
138.06
115.19
126.11
4. Chất mạ ( Zn, Ni, Cr…)
kg
369.74
28.18
408.87
26.21
447.16
25.92
110.58
109.36
109.97
5. Axit các loại
kg
218.43
16.65
267.46
17.15
287.64
16.67
122.45
107.55
114.75
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Đối với sản phẩm là Hoá chất - phụ gia
Năm 2007 đạt giá trị 1559,74 triệu đồng tăng 18,86% so với năm 2006, trong đó: sản phẩm Sơn các loại đạt giá trị 412,71 triệu đồng chiếm 26,46% trong tổng doanh thu, tăng 19,09% so với năm 2006, sản phẩm Chất đánh bóng các loại đạt giá trị 285,34 triệu đồng chiếm 18,29% so với tổng doanh thu tăng 17,29% so với năm 2006, sản phẩm là các chất mạ đạt giá trị 408,87 triệu đồng chiếm 26,21% trong tổng doanh thu tăng 10,58% so với năm 2006, sản phẩm là axit các loại đạt giá trị 267,46 triệu đồng chiếm 17,15% trong tổng doanh thu tăng 22,45% so với năm 2006, riêng sản phẩm là các chất phụ gia đạt giá trị thấp nhất là 185,36 triệu đồng chiếm 11,88% trong tổng doanh thu tăng 38,06% so với năm 2006.
Năm 2008 giá trị doanh thu đạt là 1725,32 triệu đồng tăng 10,62% so với năm 2007, trong đó: sản phẩm Sơn các loại đạt giá trị 452,28 triệu đồng chiếm 26,21% trong tổng doanh thu, tăng 9,59% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 14,24%, sản phẩm Chất đánh bóng các loại đạt giá trị 324,72 triệu đồng chiếm 18,82% so với tổng doanh thu tăng 11,80% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 15,53%, sản phẩm là các chất mạ đạt giá trị 447,16 triệu đồng chiếm 25,92% trong tổng doanh thu tăng 9,36% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 9,97%, sản phẩm là axit các loại đạt giá trị 287,64 triệu đồng chiếm 16,67% trong tổng doanh thu tăng 7,55% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 14,75%, riêng sản phẩm là các chất phụ gia đạt giá trị thấp nhất là 213,52 triệu đồng chiếm 12,38% trong tổng doanh thu tăng 15,19% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 26,11%.
3.2.1.6 Tình hình hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho của Công ty
Tình hình hàng hoá nguyên vật liệu tồn kho của Công ty phản ánh được một phần thực trạng sản xuất gia công và kinh doanh của Công ty. Vì vậy cần theo dõi tình hình tồn kho của Công ty để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều chỉnh.
Tình hình dự trữ nguyên liệu và các chất phụ gia của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10: Tình hình dự trữ nguyên liệu của Công ty qua 3 năm 2006-2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
So sánh(%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Sơn
kg
854
768
658
89.93
85.68
87.78
Hoá chất mạ
kg
963
867
742
90.03
85.58
87.78
Phụ gia
kg
1258
1124
968
89.35
86.12
87.72
Dụng cụ
cái
246
215
196
87.40
91.16
89.26
Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư
Qua bảng 4.10, ta thấy tình hình dự trữ nguyên liệu của Công ty có xu hướng giảm xuống đáng kể. Cụ thể,
Đối với nguyên liệu Sơn, năm 2006 có mức dự trữ là 854 kg, năm 2007 mức dự trữ đạt 768 kg giảm 10,07% so với năm 2006, năm 2008 đạt 658 kg giảm 14,32% so với năm 2007. Bình quân 3 năm giảm là 12,22%.
Đối với nguyên liệu là hoá chất mạ, năm 2007 có mức dự trữ là 867 kg giảm 9,97% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 742 kg giảm 14,42% so với năm 2007. Bình quân 3 năm giảm là 12,22%.
Đối với nguyên liệu là phụ gia, năm 2007 có mức dự trữ là 1124 kg giảm 10,65% so với năm 2006, năm 2008 có mức dự trữ là 968 kg giảm 13,88% so với năm 2007. Bình quân 3 năm giảm là 12,28%.
Đối với nguyên liệu là dụng cụ, năm 2007 có mức dự trữ là215 cái giảm 12,6% so với năm 2006, năm 2008 có mức dự trữ là 196 cái giảm 8,84% so với năm 2007. Bình quân 3 năm giảm là 10,74%. Nguyên nhân của sự sụt giảm số lượng nguyên liệu - phụ gia để gia công sản phẩm là do bị ứ đọng nguồn vốn nên Công ty đã giảm lượng dự trữ và có biện pháp nhập hàng trực tiếp khi có đơn đặt hàng gia công.
Tình hình dự trữ hàng hoá của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Bảng 4.11: Tình hình dự trữ hàng hoá của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu
Đvt
Năm
So sánh(%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Máy móc
cái
554
668
858
120.58
128.44
124.45
Hoá chất mạ
kg
1563
1767
1942
113.05
109.90
111.47
Sơn
kg
1465
1635
1873
111.60
114.56
113.07
Phụ gia
kg
2258
2824
3468
125.07
122.80
123.93
Chi tiết máy
cái
2146
2515
2996
117.19
119.13
118.16
Các loại hoá chất
kg
2354
2635
3056
111.94
115.98
113.94
Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư
Qua bảng 4.11, ta thấy tình hình dự trữ hàng hóa của Công ty tăng dần qua 3 năm. Cụ thể
Đối với mặt hàng máy móc các loại năm 2007 có mặt dự trữ là 668 cái tăng 20,58% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 858 cái tăng 28,44% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 24,45%.
Đối với mặt hàng hoá chất mạ năm 2007 có mức dự trữ là 1767 kg tăng 13,05% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 1942 kg tăng 9,90% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 11,47%.
Đối với mặt hàng Sơn năm 2007 có mặt dự trữ là 1635 kg tăng 11,60% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 1873 kg tăng 14,56% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 13,07%.
Đối với mặt hàng là phụ gia năm 2007 có mặt dự trữ là 2824 kg tăng 25,07% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 2468 kg tăng 22,80% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 23,93%.
Đối với mặt hàng là chi tiết máy năm 2007 có mặt dự trữ là 2515 cái tăng 1719% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 2996 cái tăng 19,13% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 18,16%.
Đối với mặt hàng là axit các loại năm 2007 có mặt dự trữ là 2635 kg tăng 11,94% so với năm 2006, năm 2008 mức dự trữ là 3056 kg tăng 15,98% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 13,94%. Nguyên nhân có sự tăng này là do sự mở rộng mối quan hệ làm ăn với bạn hàng.
3.2.2 Đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
=
(1). Năng suất lao động
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
=
(2). Lợi nhuận bình quân
một lao động
Từ những số liệu về doanh thu, lợi nhuận và tổng số lao động của Công ty, chúng ta tính được các chỉ tiêu như sau:
Bảng 4.12: Năng suất lao động bình quân và lợi nhuận bình quân qua 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh(%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Tổng doanh thu
4548.54
5826.27
6965.75
128.09
119.56
123.75
Lãi từ HĐSXKD
111.67
146.85
193.5
131.50
131.77
131.64
Tổng số LĐ
50
63
73
126.00
115.87
120.83
NSLĐBQ/LĐ/Năm
90.97
92.48
95.42
101.66
103.18
102.42
LNBQ/LĐ/Năm
2.23
2.33
2.65
104.37
113.72
108.94
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh bình quân mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong năm.
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 lao động phản ánh bình quân mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Từ kết quả tính được ta thấy năng suất lao động của Công ty có sự tăng lên qua 3 năm. Năm 2007 năng suất lao động tăng so với năm 2006 là 1,51 triệu đồng/người/năm, tương ứng tăng 1,66%. Đến năm 2008 năng suất lao động tăng so với 2007 là 2,94 triệu đồng/người/năm tương ứng tăng 3,18%. Bình quân 3 năm năng suất lao động bình quân 1 lao động tăng 2,42%.
Nguyên nhân năng suất lao động tăng qua 3 năm là do Công ty đã tạo được uy tín đối với các khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng được nhiều thị phần mới, ký kết được nhiều hợp đồng mới làm tăng thị phần của Công ty trên thị trường đã khiến cho doanh thu hàng năm tăng lên. Bên cạnh đó tay nghề của công nhân được nâng lên rất nhiều.
Với các kết quả tính được, ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động của Công ty tăng lên liên tục qua các năm. So với năm 2006 lợi nhuận bình quân /lao động/năm của năm 2007 tăng 0.1 triệu đồng/lao động/năm, tương ứng tăng 4,37%. Năm 2008 so với năm 2007 lợi nhuận bình quân/lao động/năm tăng 0,32 triệu đồng/lao động/năm tương ứng tăng 13,72%. Có được kết quả như vậy là do Công ty đã thực hiện tiết kiệm được chi phí qua các năm làm cho lợi nhuận qua các năm của Công ty cũng tăng lên. Thể hiện như ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Lợi nhuận bình quân
3.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vốn trong kỳ
=
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty được tính theo công thức sau:
(1). Sức sản xuất của vốn
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn trong kỳ
=
(2). Sức sinh lợi của vốn
Từ số liệu ở bảng 3.2 và bảng 4.1 chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty như bảng 4.13
Bảng 4.13: Sức sản xuất và sức sinh lợi của nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Tổng doanh thu
4548.54
5826.27
6965.75
128.09
119.56
123.75
Lãi từ HĐSXKD
111.67
146.85
193.5
131.50
131.77
131.64
1. Vốn CĐ
6463.6
7645.2
8417.7
118.28
110.10
114.12
Sức sản xuất của VCĐ
0.704
0.762
0.828
108.29
108.59
108.44
Sức sinh lợi VCĐ
0.017
0.019
0.023
111.18
119.67
115.35
2. Vốn LĐ
3224
3620.2
4444.9
112.29
122.78
117.42
Sức sản xuất của VLĐ
1.411
1.609
1.567
114.07
97.38
105.39
Sức sinh lợi VLĐ
0.035
0.041
0.044
117.11
107.32
112.11
3. Tổng VKD
9688
11265
12863
116.28
114.19
115.23
Sức sinh lợi của VKD
0.012
0.013
0.015
113.09
115.40
114.24
4. Vốn CSH
6822.9
8100
9177.3
118.72
113.30
115.98
Tỷ suất sinh lợi VCSH
0.016
0.018
0.021
110.77
116.30
113.50
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán
a) Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định cho biết mức doanh thu tạo ra bởi một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ. Sức sản xuất của vốn cố định bình quân 3 năm tăng 8,44%. Năm 2007 sức sản xuất của vốn cố định là 0,762 đơn vị tăng 8,29% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu này là 0,828 đơn vị tăng 8,59% so với năm 2007. Ta có thể thấy mức sinh lợi của vốn cố định còn rất thấp nguyên nhân là do Công ty mới thành lập và luôn đầu tư các dây chuyền máy móc hiện đại. Trong 3 năm doanh thu và Vốn cố định đều tăng lên, bình quân 3 năm doanh thu của Công ty tăng 23,75%, trong khi đó vốn cố định có mức tăng bình quân là 14,12%.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định cho biết mức lợi nhuận tạo ra bởi 1 đồng vốn cố định trong kỳ. Qua kết quả tính được ở bảng trên ta thấy sức sinh lợi của vốn cố định tăng liên tục trong 3 năm, bình quân tăng là 15,35%. Năm 2007 sức sinh lợi của vốn cố định là 0,019 đơn vị, tăng 11,18% so với năm 2006; năm 2008 sức sinh lợi của vốn cố định là 0,023 đơn vị, tăng 19,67% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng do vốn cố định của Công ty trong 3 năm qua liên tục tăng do Công ty đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị. Mặt khác, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm không ngừng tăng lên.
b) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động thể hiện số đồng doanh thu được sinh ra bởi 1 đồng vốn lưu động. Qua kết quả tính toán cho thấy sức sản xuất của 1 đồng vốn lưu động có sự biến động qua các năm: năm 2007 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,609 đơn vị tăng 14,07% so với năm 2006, năm 2008 là 1,567 đơn vị giảm 2,62% so với năm 2007. Bình quân 3 năm sức sản xuất của vốn lưu động tăng là 5,39%. Nguyên nhân biến động của chỉ tiêu này là do doanh thu và vốn lưu động của Công ty đều tăng qua các năm nhưng với mức tăng không đều nhau.
Sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2006 là 0,035 đơn vị, năm 2007 là 0,041 đơn vị tăng 17,11%, năm 2008 là 0,044 đơn vị giảm 7,32% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 12,11%. Nguyên nhân biến động sức sinh lợi của vốn lưu động của Công ty là do lợi nhuận và vốn lưu động tăng lên không đều.
Với kết quả tính được ta thấy sức sinh lợi của vốn cố định và vốn lưu động trong Công ty là thấp nhưng đang có chiều hướng tăng lên. Vì vậy Công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn của mình cho hiệu quả, hợp lý hơn.
c) Sức sinh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua tính toán ở bảng 4.13 ta thấy sức sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty còn rất thấp nhưng đã có sự tăng dần qua 3 năm; năm 2006 sức sinh lợi của vốn kinh doanh là 0,012 tức bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thu được 0,012 đồng lợi nhuận, năm 2007 tăng lên 0,013 đơn vị tương ứng tăng 13,09% so với năm 2006 và năm 2008 là 0,015 tăng 15,40% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 14,24%. Điều đó chứng tỏ tình hình sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đây là tín hiệu đáng mừng của Công ty trong những năm tới.
d) Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Phân tích khả nảng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của Công ty, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Qua bảng 4.13 ta thấy tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua 3 năm. Năm 2007 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 0,018 đồng lợi nhuận tăng 10,77% so với năm 2006. Năm 2008 tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 0,021 tăng 16,30% so với năm 2007. Bình quân qua 3 năm tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 13,50%. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 18,72%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 13,30% trong khi lợi nhuận của Công ty năm 2007 là 166,85 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 49,41%, năm 2008 là 193,5 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 15,97%.
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty ngày một tăng, nhất là vào năm 2008. Trong những năm tới Công ty cần phát huy và nâng cao dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay của vốn và tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Biểu đồ 2: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
3.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này được tính bởi công thức sau:
=
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ
(1). Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
=
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu thuần
(2). Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Qua số liệu thu được ta tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp theo bảng 4.14
Bảng 4.14: Tỷ suất lọi nhuận theo chi phí và theo doanh thu của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh (%)
2006
2007
2008
6-Jul
7-Aug
BQ
Doanh thu thuần
4504.26
5755.95
6877.89
127.79
119.49
123.57
Tổng chi phí bỏ ra
4400.85
5606.46
6706.07
127.39
119.61
123.44
Lợi nhuận
111.67
146.85
193.5
131.50
131.77
131.64
Tỷ suất LN theo CP
0.0254
0.0262
0.0289
103.23
110.16
106.64
Tỷ suất LN theo DT
0.0248
0.0255
0.0281
102.91
110.27
106.53
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm, cắt giảm chi phí có liên quan để tăng mức lợi nhuận.
Qua bảng 4.14, ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trong năm 2007 là 0,0262 tăng 3,23% so với năm 2006. Năm 2008 tăng lên 0,0289 tăng 10,16% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 6,64%. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng hàng năm là do cả chi phí và lợi nhuận đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là 0,0248 đơn vị, năm 2007 là 0,0255 đơn vị tăng 2,91% so với năm 2006, đến năm 2008 chỉ tiêu này là 0,0281 đơn vị tăng 10,27% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng 6,53%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả. Do đó, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này. Thể hiện như biểu đồ sau:
Biểu đồ 4: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua
Đối với các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp và yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp tác động vào. Công ty TNHH Điện Hóa Hà Sơn là đơn vị kinh tế chủ yếu gia công các sản phẩm hàng hóa theo đơn hàng và là nhà cung cấp các mặt hàng trong ngành hóa chất nên kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản sau:
3.2.4.1 Nguyên nhân khách quan
- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho công ty: Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của công ty. Hiện nay công ty phải nhập các nguyên vật liệu, phụ gia, hàng hoá từ các công ty lớn trong nước và nước ngoài để sản xuất sản phẩm. Do đó việc tạo được uy tín và giữ mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng là việc làm cần thiết đối với ban lãnh đạo công ty để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu sản xuất đáp ứng kịp thời các đơn hàng. Vấn đề nguyên vật liệu còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Khách hàng: Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tiêu thụ sản phẩm, sự khác nhau về trình độ văn hoá, thu nhập… đã tạo ra sự khác nhau về nhu cầu sử dụng sản phẩm. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả quá trình tiêu thụ. Sớm xác định được điều đó công ty đã có chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý, luôn định hướng đúng đắn , phù hợp với nhu cầu của khách hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Trong những năm qua công ty đã tạo được uy tín và giữ được mối quan hệ với khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Do đó nhân tố khách hàng của công ty ngày càng tăng về số lượng thể hiện ở tổng khối lượng tiêu thụ tăng dần qua các năm.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp cùng tham gia vào lĩnh vực gia công giống Công ty như: Công ty TNHH Điện hoá SCL, Công ty cơ khí Tân Hoà, Công ty TNHH Anh Phúc…. Bên cạnh đó còn nhiều Công ty vừa sản xuất vừa có dây chuyền gia công. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả gia công sản phẩm và tiêu thụ hàng hoá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn nhân lực: Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho sự thành công là yếu tố thuộc về con người, tức là con người phải có năng lực thực sự, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn, kỹ thuật công nghệ sơn, mạ thì mới đưa doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Thấy được tầm quan trọng của yếu tố lao động, công ty đã rất chú trọng đến việc tổ chức, sắp xếp lại lao động nhằm có cơ cấu hoạt động hợp lý. Song chất lượng lao động còn chưa cao, thể hiện lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là nhân công chưa qua trường lớp đào tạo. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giá bán: Đây là yếu tố tiên quyết đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giá cả là sự thoã thuận giữa người mua và người bán, như vậy giá cả là công cụ sắc bén đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã căn cứ vào giá thành sản xuất, đi sâu vào nghiên cứu thị trường để đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm và vị thế của sản phẩm nhằm thu hút được sự chú ý, quan tâm và chấp nhận của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải là cái mà thị trường cần chứ không phải là cái mà doanh nghiệp có. Do vậy sản phẩm gia công ở đây phải đưa chất lượng lượng lên hàng đầu, sản phẩm gia công của công ty do phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm khác cùng ngành cho nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm gia công là hết sức cần thiết. Sản phẩm gia công của công ty đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường.
- Tổ chức bán hàng: Hiện nay vấn đề tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của công ty còn quá ít ỏi. Công ty chủ yếu ký hợp đồng với khách hàng truyền thống và thực hiện giao hàng theo hợp đồng đã ký tại các địa điểm chính như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… Vì sản phẩm của công ty là hàng gia công và cung cấp dịch vụ cho thị trường, có yêu cầu chặt chẽ về điều kiện giao hàng cũng như các điều kiện khác nên ban lãnh đạo Công ty đặt vấn đề này có tầm quan trọng cao. Công ty chỉ ký kết hợp đồng gia công sản phẩm khi chắc chắn khối lượng sản phẩm ký kết trong hợp đồng cung ứng đúng hẹn cho khách hàng. Nếu không đảm bảo được sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và còn làm tổn thất cho công ty trong việc không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Nhìn chung qua 3 năm qua công ty đã đảm bảo cung ứng sản phẩm gia công cho khách hàng theo đúng hợp đồng. Nếu đơn đặt hàng nào mà công ty dự kiến không thể đáp ứng được thì công ty sẵn sàng xin từ chối.
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.1 Cơ sở định hướng phát triển kinh doanh
3.3.1.1 Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ hiện nay, nước ta xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hướng mạnh xuất khẩu, phát huy thế mạnh sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Đặc biệt khi chúng ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì xu hướng toàn cầu hoá của nước ta có nhiều thuận lợi song cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức lớn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, giữa các cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được mục tiêu là nước công nghiệp vào năm 2010.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì khoa học công nghệ có vai trò quan trọng và là động lực giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó nhân tố con người không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Nhận thức được điều này chúng ta đã, đang và tiếp tục trong những năm tới sẽ đầu tư mạnh mẽ, đầu tư theo chiều sâu trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Về nguồn nhân lực chúng ta sẽ đa dạng hoá quá trình đào tạo, đa dạng hoá để thu hút nguồn lao động chất xám trong và ngoài nước.
3.3.1.2 Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của công ty
Công ty TNHH điện hoá Hà Sơn là đơn vị kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân trước nhà nước và pháp luật, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, lợi nhuận cao hay lợi ích kinh tế cao luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Để đạt được mục tiêu trên thì Công ty phải đặt ra được chỉ tiêu kế hoạch hoạt động, tức phải có định hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, căn cứ vào kết quả đạt được trong thời gian qua công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn đã đặt ra các định hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như sau:
Chiến lược kinh doanh của công ty phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm năng của công ty để vạch ra phương hướng và mục tiêu cụ thể. Đồng thời trong quá trình thực hiện mục tiêu phải điều chỉnh kế hoạch sao cho thật phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Cần tập trung đa dạng hoá thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia các hội trợ trong nước, đổi mới thiết bị và công nghệ để thu hút khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mốt và chủ động nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo các điều kiện của khách hàng về chất lượng, mẫu mã và thời gian giao hàng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên của công ty, tổ chức những cuộc nghiên cứu khảo sát thị trường trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý và kinh doanh. Công ty từng bước áp dụng phương thức khoán, chế độ thưởng phạt vật chất để nâng cao trách nhiệm và khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Tăng thêm mức thu nhập và đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
3.3.2 Một số biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho Công ty
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như ở phần trên chúng tôi đã trình bày. Từ đó, nhận thấy Công ty đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại đặt ra trước mắt đòi hỏi Công ty phải cố gắng khắc phục trong thời gian tới như vấn đề công tác marketing nhằm phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty; quay vòng vốn nhanh; đào tạo cán bộ nâng cao đời sống của họ. Khi những vấn đề khó khăn được giải quyết thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao, tạo được ưu thế và thị phần trong xã hội. Muốn vậy Công ty phải tìm hiểu và nghiên cứu để đề ra những giải pháp đích thực, có ý nghĩa và hơn thế nữa phải có tính khả thi cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho những năm tới và lâu dài.
Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty, cùng với việc nghiên cứu các giải pháp khắc phục và mục tiêu phương hướng phát triển mà Công ty đã nêu ra và thực hiện trong những năm qua. Chúng tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới như sau:
3.3.2.1. Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác Công ty TNHH Điện Hóa Hà Sơn khi tham gia vào sản xuất kinh doanh đều theo đuổi mục tiêu thu lợi nhuận cao. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu vì nó quyết định sự sống còn và chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải coi trọng các mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người lao động và chú ý tới hiệu quả chung của toàn xã hội.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu dài hạn, Công ty cần xác định mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu cụ thể, mục tiêu hàng đầu để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Để thực hiện mục tiêu của Công ty với kết quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn, nguồn nhân lực như hiện nay, Công ty cần phải xác định phương hướng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và biện pháp đầu tư phù hợp để sử dụng triệt để nguồn lực đã có, hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội. Mục tiêu trước mắt của Công ty cần xác định qui mô sản xuất trong thời gian tới.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh có những thời điểm lượng đơn hàng gia công nhiều mà đơn vị không thể đáp ứng kịp thời thì cần có phương án xử lý đó là thuê các đơn vị ngoài gia công hộ cho Công ty nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng gia công.
3.3.2.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với sản phẩm gia công thì chi phí nguyên vật liệu thường cao. Do vậy việc sử dụng, quản lý nguyên vật liệu hợp lý góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Quản lý vật tư, tiết kiệm nguyên vật liệu: Công ty nên xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm dựa trên các thông số kỹ thuật, công nghệ sản xuất, có kế hoạch giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện định mức. Ngoài ra để thực hiện tốt công tác này các bộ phận cung ứng phải đảm bảo cung ứng kịp thời, đồng bộ chính xác vật tư nguyên vật liệu cần cung ứng để có thể giảm thiểu tối đa những chi phí phát sinh không cần thiết sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quản lý dự trữ hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Bên cạnh việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu thì việc dự trữ nguyên vật liệu là rất quan trọng, một mặt phải đáp ứng nhu cầu sản xuất, mặt khác đòi hỏi không ứ đọng quá nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công ty có thể hoạch định giá trị sử dụng nguyên vật liệu, số loại nguyên vật liệu, mục tiêu sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình biến động nguyên vật liệu trên thị trường để có chính sách dự trữ hợp lý.
3.3.2.3 Giải pháp về tài chính vốn
Nâng cao chất lượng công tác hoạch toán kinh doanh, tiến hành phân tích kinh tế tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hoạt động kém hiệu quả, các chi phí vượt định mức trong sản xuât kinh doanh.
Nâng cao chất lượng công tác ký kết hợp đồng kinh tế, công tác ký kết hợp đồng kinh tế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của công ty.
Lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính chi tiết, phân tích tính toán kỹ thuật trước khi đầu tư.
Có các biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, khoa học. Luôn đề ra các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Tăng cường ứng dụng phần mềm vi tính vào quản lý đầu tư, thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược giá thành sản phẩm để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuât kinh doanh.
3.3.2.4 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để làm ăn có hiệu quả đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, nghiệp vụ giỏi. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về chuyên môn lẫn khả năng quản lý, nhằm phát triển nguồn nhân lực để mở rộng quy mô thị trường và để có một bộ máy hoạt động có trình độ phù hợp với tình hình hiện nay. Công ty cần sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp với công việc, xây dựng kế hoạch đào tạo lại, có biện pháp kiên quyết xử lý các lao động không có tay nghề và không phù hợp với yêu cầu công việc.
Công ty cần có một phương hướng đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề của lao động trong công ty. Việc đào tạo phải có tính chọn lọc, sắp xếp theo trình tự ưu tiên, công ty có thể đa dạng hóa các hình thức đào tạo và cử đi học, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để tuyển dụng kỹ sư, công nhân kỹ thuật phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.
Trong những năm tới, dự đoán quy mô hoạt động của công ty sẽ tăng lên, do đó công ty có thể có nhu cầu tuyển thêm lao động. Đây là điều kiện để công ty có thể bổ xung thêm được cán bộ có trình độ cao, do vậy công ty cần phải có kế hoạch tuyển dụng hợp lý và việc tuyển lao động cần phải dựa trên các điều kiện: Là người có bằng cấp có trình độ thực sự trong kinh doanh, có trình độ tay nghề, có đạo đức, có sức khỏe.
3.3.2.5 Giải pháp về thị trường
Công ty phải hình thành một bộ phận chuyên làm công tác điều tra, nghiên cứu và phân tích thị trường. Bộ phận này nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, hoạt động marketing nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ thị trường, từ việc tiếp cận khách hàng để thấy được hiện nay trên thị trường xu hướng tiêu dùng mặt hàng nào số lượng bao nhiêu, chất lượng mẫu mã như thế nào, tập quán tiêu dùng, quan trọng hơn cả là uy tín, khả năng tài chính của bạn hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuât kinh doanh của công ty nhằm đạt được mục tiêu như mong muốn.
Cần tập trung đa dạng hóa thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia hội trợ trong nước, đổi mới thiết bị và công nghệ để thu hút khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mốt và chủ động nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo các điều kiện của khách hàng về chất lượng mẫu mã và thời gian giao hàng
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc kinh doanh la một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, song qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy sản xuất gia công sản phẩm còn phức tạp hơn nhiều. Vì trong hoạt động này nó bao gồm nhiều hình thức gia công, nhiều mặt hàng khác nhau, nhiều công đoạn phức tạp với yêu cầu kỹ thuật rất cao điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, bản lĩnh và khả năng làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất, lâu dài nhất.
Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hết sức cần thiết. Chỉ thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, những khả năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết cũng như những hạn chế. Đồng thời cũng tìm ra thiếu sót, tìm ra nguồn gốc phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hơn nữa kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình.
Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vận dụng vào nhiên cứu tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn. Đó là phân tích tình hình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục yếu kém như giải pháp về sản phẩm, thị trường tiêu thụ…
Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn trong những năm qua cho thấy: kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 là 75,132 triệu đồng, năm 2007 là 112,493 triệu đồng tăng 49,73%so với năm 2006, đến năm 2008 là 130,349 triệu đồngtăng 15,87% so với năm 2007. Điều đó cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau tốt hơn năm trước, đó là dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là cơ sở quan trọng để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tuy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động sản xuất gia công hàng mạ sơn điện vì sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, thị trường chưa vững chắc, sản lượng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn, xong bằng chính lĩnh vực này công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Với thế mạnh và kết qủa đã đạt được trong những năm qua, có thể hy vọng trong những năm tới Công ty sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nữa, đảm bảo mục tiêu kinh tế - xã hội.
4.2 Kiến nghị
4.2.1 Đối với Nhà nước
Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để thực hiện điều này Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bằng việc xây dựng hàng lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, các thủ tục tiến hành cần đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo nghiêm túc và có hiệu quả.
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; huy động các nguồn lực đầu tư vào các sản phẩm có giá trị cao. Đồng thời ngành mạ cần được tạo điều kiện tham gia chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Nhà nước cần có chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu thay vì phải phụ thuộc vào nhập khẩu quá nhiều như hiện nay.
4.2.2 Đối với Công ty
Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho Nhà nước.
Cần chú trọng hơn nữa đến chiến lược Marketing, mở rộng tìm kiếm bạn hàng để không ngừng tăng lượng hàng tiêu thụ hàng năm.
Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quản lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý.
Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, khòn ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Về công nghệ đi thẳng vào đầu tư công nghệ hiện đại và phù hợp với Công ty với sản xuất gia công sản phẩm của Công ty nhằm tnăg sức cạnh tranh trên thị trường. Chuẩn bị các dự án đầu tư mới tập trung vào các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Công ty cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng cho các cán bộ có năng lực, trình độ. Cử các cán bộ tham gia vào các khóa học, huấn luyện giúp nâng cao trình độ, đủ khả năng phán đoán những biến động của thị trường, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tăng cường liên minh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để hỗ trợ nhau cùng phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung – TS. Bùi Bằng Đoàn, 2001, “Giáo trình phân tích kinh doanh”, NXB Nông Nghiệp.
2. TS. Nguyễn Thế Khải, 2003, “Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp”, NXB Giáo dục.
3. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương, “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Thống kê.
4. PTS. Nguyễn Khương, “Những qui trình kỹ thuật mạ kim loại và hợp kim”, NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Đỗ Thị Kim Thoa, “Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thịt đông lạnh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định”. LVTNĐH, 2004.
6. Hoàng Thị Thái, “Đánh Giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH giầy Nam Giang”. LVTNĐH, 2008.
7. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn qua 3 năm 2006 – 2008.
8. Tài liệu qua mạng Internet.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
2. SXKD
: Sản xuất kinh doanh
3. LN
: Lợi nhuận
4. HĐTC
: Hoạt động tài chính
5. SL
: Số lượng
6. DT
: Doanh thu
7. CC
: Cơ cấu
8. BQ
: Bình quân
9. TĐHV
: Trình độ học vấn
10. LĐ
: Lao động
11. TCLĐ
: Tính chất lao động
12. TSCĐ
: Tài sản cố định
13. TSLĐ
: Tài sản lưu động
14. CP
: Chi phí
15. XDCB
: Xây dựng cơ bản
16.BH và CCDV
: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
17. NVL
: Nguyên vật liệu
18. NCTT
: Nhân công trực tiếp
19. SXC
: Sản xuất chung
20. PX
: Phân xưởng
21. CC – DC
: Công cụ - dụng cụ
22. VKD
: Vốn kinh doanh
23. VCSH
: Vốn chủ sở hữu
24.VLĐ
: Vốn lưu động
25. ĐVT
: Đơn vị tính
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế tế & Quản trị kinh doanh, và các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Đỗ Thành Xương người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn cùng toàn thể cán bộ , công nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu và hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi tới gia đình, những người thân và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn để đề tài được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 28 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thế Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sua_lan_cuoi_4293.doc