Đặc điểm chung
- Béo phì: 25,9% là điểm chính trong các rối
loạn về dinh dưỡng học sinh trường trọng
điểm và cao hơn tỷ lệ béo phì chung. Với dư
cân 21,7%.
- Suy dinh dưỡng: 6,5% chiếm tỷ lệ thấp
trong trường trọng điểm.
- Chỉ số BMI trung bình: 17,10-18,78.
- Tình trạng sâu răng: chiếm 39,4%.
- Tình trạng giảm thị lực: 18,4%.
Khuynh hướng sức khỏe
Ở trường trọng điểm Lương Định Của, học
sinh có khuynh hướng: ít bị suy dinh dưỡng, các
chỉ số dinh dưỡng có cải thiện, dư cân cao và béo
phì có giảm nhưng vẫn ở mức cao, nam dễ béo
phì hơn, ngược lại nữ dễ suy dinh dưỡng hơn,
sâu răng có ít đi và ngày càng cận thị nhiều hơn.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khuynh hướng thể lực của học sinh trường cấp 1 trọng điểm lương định của quận 3 từ 2001 - 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi Khoa 1
ĐÁNH GIÁ KHUYNH HƯỚNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG CẤP 1 TRỌNG ĐIỂM LƯƠNG ĐỊNH CỦA QUẬN 3
TỪ 2001 - 2005
Tống Thanh Sơn*, Võ Công Đồng**, Phạm Lê An**
TÓM TẮT
Trường Lương Định Của là một trường trọng điểm cấp 1 là nơi tập trung những học sinh ưu tú, cũng là
nơi có áp lực rất lớn đối với sinh hoạt học tập của học sinh từ đó có thể có những tác động nhất định đến thời gian
vận động do vậy sẽ tác động không nhỏ đến sức khoẻ trẻ em.
Mục tiêu : Đánh giá khuynh hướng thể lực của học sinh trường cấp 1 trọng điểm Lương Định Của Quận 3
từ 2001 - 2005
Phương pháp : Nghiên cứu đoàn hệ và mô tả cắt ngang.
Kết quả : Nghiên cứu 10917 học sinh trong 5 năm từ 2001-2005 chúng tôi nhận thấy: -Béo phì: 25,9% là
điểm chính trong các rối loạn về dinh dưỡng học sinh trường trọng điểm và cao hơn tỷ lệ béo phì chung. Với dư
cân 21,7%. - Suy dinh dưỡng: 6,5% chiếm tỷ lệ thấp trong trường trọng điểm. - Chỉ số BMI trung bình: 17,10-
18,78 kg/m2. - Tình trạng sâu răng: chiếm 39,4%. - Tình trạng giảm thị lực: 18,4%.
Kết luận : Học sinh có khuynh hướng: ít bị suy dinh dưỡng, các chỉ số dinh dưỡng có cải thiện, dư cân cao
và béo phì có giảm nhưng vẫn ở mức cao, nam dễ béo phì hơn, ngược lại nữ dễ suy dinh dưỡng hơn, sâu răng có
ít đi và ngày càng cận thị nhiều hơn.
ABSTRACT
TO APPRECIATE THE INCLINATION OF THE PUPILS’ PHYSICAL STRENGTH
IN THE HIGH QUALITY ELEMENTERY LUONG DINH CUA SCHOOL DISTRICT 3
FROM 2001 TO 2005
Tong Thanh Son, Vo Cong Dong, Pham Le An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 46 - 51
The high quality elementary Luong Dinh Cua school gathers excelent students, that brings pressure of
studying to the students. It takes the students so much time to focus on their studying that they don’t have
enough time for other activities. So it has bad effect on students’ health.
Objective: to appreciate the inclination of the students’ physical strength in the high quality elementary
luong dinh cua school – in 3 th district from 2001 to 2005.
Method: cohort and cross-sectimal study.
Results: Doing research on 10917 students in 5 years 2001 – 2005, we realize: - Obesity: 25.9 % which
mainly cause malnutrition of students in high quality schools and higher than general rate of obesity. With hyper
weight in excess is 21.7 %. - Hypotrophy: 6.5 % it takes low rate in high quality schools. - Index of average BMI:
17,10 – 18,78 kg/m2. - Myopia: 18,4 %. - Dental caries: 39,4%
Conclusion: In trend, students recently have low rate of Hypotrophy, the indices of nutrition have been
improved, high rate of hyper weight in excess, Obesity decreasing but still in high rate. Boys get Obesity easily.
On the other hand, girls get Hypotrophy easily. Dental caries has decreased while Myopia has been increasing.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trường trọng điểm tạo áp lực rất lớn đối với
học sinh. Vì vậy sẽ có những tác động nhất định
đến thời gian vận động, giải trí và sẽ có những
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ em.
Vì không có nhiều thời gian vận động, mắt
không được nghỉ ngơi phù hợp, có thể không có
nhiều thời gian chăm sóc răng miệng.
* Bệnh viện Nhi Đồng 2, ** Bộ môn Nhi Trường ĐHYD Tp.HCM
Chuyên đề Nhi Khoa 2
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
để đánh giá tác động của môi trường trọng điểm
lên sức khỏe của trẻ thông qua 3 chỉ tố chính:
thừa cân, giảm thị lực và sâu răng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những học sinh được khám sức khoẻ
2001 – 2005.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả học sinh được khám trong đợt khám
sức khỏe.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả các học sinh hoàn toàn vắng trong thời
gian đợt khám.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ và mô tả cắt ngang
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Phân bố toàn bộ học sinh theo giới
N %
Giới (n=10917): Nam
Nữ
5653
5264
51,8
48,2
-Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu 107,47 nam:
100 nữ.
Phân bố học sinh trong từng năm khám từ
2001-2005
Đợt khám N %
2001 2142 19,6
2002 2191 20,1
2003 2257 20,7
2004 2175 19,9
2005 2152 19,7
Tổng cộng 10917 100
Tình trạng dinh dưỡng chung
Khảo sát chỉ số BMI của nhóm được theo dõi
liên tục từ 2001-2005
- Chỉ số trung bình BMI của nam cao cách
biệt hơn nữ có ý nghĩa.
- Cả 2 giới cho thấy khuynh hướng tương tự
đường biểu diễn chung giảm trong 2005. Khác
biệt ở chỗ khuynh hướng BMI của nữ tăng
nhanh hơn nam 2002-2003, tăng ít hơn ở 2003-
2004. Đường biểu diễn của nam có khuynh
hướng tiếp cận mức béo phì rõ ràng hơn nữ.
20052004200320022001
thoi gian ( nam)
19.50
19.00
18.50
18.00
17.50
17.00
16.50
Tr
u
n
g
bi
n
h
BM
I
Nu
Nam
phai
Toàn cảnh tình trạng dinh dưỡng từ 2001-
2005 phân loại theo chỉ số BMI
N %
Béo phì 2830 25,9
Dư cân 2374 21,7
Bình thường 5001 45,8
SDD 712 6,5
Tổng cộng 10917 100
- Tỷ lệ học sinh béo phì và dư cân tăng rõ
rệt 47,6%, cũng là biểu hiện chính các rối loạn
dinh dưỡng.
- SDD chiếm tỷ lệ 6,5% thấp hơn nhiều so với
dư cân, béo phì.
Tình trạng béo phì
Tình trạng béo phì, dư cân theo giới tính
Giới Phân loại
Nam Nữ
Tổng cộng
Béo phì 31,7 19,7 25,9
Dư cân 21,7 21,8 21,7
-Tỷ lệ béo phì nam tăng ưu thế rõ rệt so với
nữ có ý nghĩa thống kê, 31,7% ở nam so với
19,7% ở nữ.
-Tỷ lệ dư cân ở cả 2 giới là tương tự nhau.
Tình trạng béo phì, dư cân theo khối lớp
Khối 1 2 3 4 5
Béo phì % 31,5 28,6 26,9 24,4 17,8
Dư cân % 16,3 23,3 22,2 26,0 21,0
- TT béo phì cao ở các khối 1: 31,5%, 2: 28,6%,
giảm dần và nhiều ở khối 5: 17,8%.
-Dư cân tăng dần từ khối 1 - 4 (16,3- 26%),
giảm ở khối 5: 21,0%.
Tình trạng béo phì, dư cân theo năm khám
Chuyên đề Nhi Khoa 3
% 2001 2002 2003 2004 2005
Béo phì 23,8 25,6 30,4 28,3 21,4
Dư cân 20,7 21,4 21,6 22,6 22,5
- Tình trạng dinh dưỡng thay đổi theo
hướng béo phì tăng đều rõ rệt trong từng năm
từ 2001 - 2003: 23,8 - 30,4% sau đó giảm trong
2004 -2005; dư cân tăng dần rõ từ 2001 - 2005:
20,7 - 22,5%.
Tình trạng suy dinh dưỡng
SDD theo giới tính
SDD ở nam (5,3%) thấp hơn so với nữ (7,8%)
Tình trạng suy dinh dưỡng theo khối lớp
Khối 1 2 3 4 5 Chung
SDD% 8,9 7,4 5,9 5,8 4,5 6,5
SDD chung trong từng khối lớp cho thấy có
sự giảm rõ rệt từ khối 1 - 5: thấp nhất là khối 5,
cao nhất là khối 1.
Tỷ lệ SDD chung chiếm tỷ lệ thấp so với tình
trạng béo phì.
Tình trạng suy dinh dưỡng trong từng năm
khám
Tỷ lệ % 2001 2002 2003 2004 2005
SDD 6,3 4,2 5,9 5,6 10,6
Tình trạng suy dinh dưỡng chung trong
từng năm từ 2001- 2005: dao động không đều, có
tăng nhiều trong 2005 (10,6%).
Tình trạng sâu răng
Tỷ lệ % Nam Nữ Chung
Sâu răng 39,4 39,1 39,3
Tình trạng sâu răng trong theo khối lớp
Khối 1 2 3 4 5
Sâu răng% 38,0 40,3 41,4 42,2 34,1
Kết quả cho thấy có sự gia tăng dần tỷ lệ
sâu răng từ khối 1- 4 (38,0 - 42,2%), giảm ở
khối 5 (34,1%).
Tình trạng sâu răng trong từng năm nghiên
cứu từ 2001-2005
Tỷ lệ % 2001 2002 2003 2004 2005
Sâu răng 45,1 45,2 32,6 38,1 35,6
Tình trạng sâu răng trong từng năm
nghiên cứu từ 2001- 2005: cao ở 2 năm đầu
2001 - 2002, giảm và duy trì đều ở những năm
sau 2003 - 2005.
Tình trạng giảm thị lực
Tình trạng thị lực theo giới
Thị lực % Tốt (10/10) Kém (6-9/10) Tồi (<5/10)
Chung 81,6 13,2 5,2
Nam 81,6 13,3 5,1
Nữ 81,5 13,2 5,3
-Tỷ lệ học sinh có thị lực kém: 13,2%, lực tồi:
5,2%.
-Tỷ lệ học sinh giảm thị lực ở nam và nữ
không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Phân bố tỷ lệ giảm TL và tỷ lệ có kính theo
lớp
Giảm thị lực Có kính Khối lớp
N % N %
1 452 20,6 116 5,3
2 301 13,7 146 6,7
3 400 17,4 251 10,9
4 476 17,4 348 16,1
5 484 23,3 430 20,7
Tổng cộng 2013 18,4 1291 11,8
-Tỷ lệ % học sinh giảm thị lực trong từng
khối lớp: thấp nhất là khối 2 (13,7%), cao nhất là
khối 5 (23,3%), tăng dần từ khối 2-5.
-Tỷ lệ % học sinh đeo kính tăng rất rõ theo
khối lớp từ khối 1 (5,3%) đến khối 5 (20,7%).
-Tỷ lệ % giảm thị lực và có kính tăng theo
lớp.
Phân bố tình trạng thị lực trong từng năm từ
2001-2005
% tình trạng thị lực Năm
Tốt Kém Tồi
2001 87,2 10,9 2,0
2002 78,0 16,4 5,6
2003 81,5 13,2 5,2
2004 84,6 10,7 4,7
2005 76,5 15,0 8,5
TC 81,6 13,2 5,2
- Tình trạng giảm thị lực dao động trong
từng năm: 12,9% (2001)- 23,5% (2005).
- Tình trạng thị lực kém và tồi đều có
khuynh hướng tăng trong năm 2005.
Chuyên đề Nhi Khoa 4
BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu
Trường tiểu học Lương Định Của theo số
liệu của phòng Giáo dục đào tạo Quận 3 là một
trong những trường trung tâm không những của
riêng Quận 3 mà còn của cả Thành phố trong
việc đào tạo tiếng Pháp cho các học sinh cấp 1 –
cái nôi của cộng đồng người Việt nói tiếng Pháp
sau này. Được như vậy đó là nhờ cố gắng của
học sinh: hàng năm trên 70% loại giỏi, gần 100%
tốt nghiệp tiếng Pháp, đạt thành phố trên 20%.
Trường Lương Định Của là một trường lớn
về cơ sở vật chất với 51 phòng học, cho 51 lớp từ
khối 1-5 với khoảng 2200 hs hàng năm chiếm
11,5% số hs tiểu học công lập toàn quận là một
trường có số lượng hs tiểu học đông nhất toàn
quận, toàn bộ 100% là bán trú, có đầy đủ điều
kiện về chăm sóc y tế: phòng Y tế, phòng nha,
cùng các tiện nghi khác
Phân bố học sinh theo khối lớp 1- 5 là 19-
20,1% và trong từng năm trong 2001-2005 từ
19,6- 20,7% của toàn đợt nghiên cứu là tương
đương nhau. Trong từng năm, số học sinh
trong tùng khối khá gần nhau: 15,5 - 22,3% của
từng năm.
Phân bố giới tính trong từng năm từ 2001-
2005: nữ/ nam là 104,5 - 109,6/ 100. Phân bố giới
tính trong từng năm của từng khối lớp: tỷ lệ nữ
42,5- 53,2%, nam 46,8- 57,5%, có 72% khối lớp
nam nhiều hơn nữ rõ rệt, 100% khối 1 là nam
nhiều hơn nữ.
Qua tỷ lệ về giới tính của toàn nhóm, từng
năm, trong từng khối lớp cho thấy hiện tượng
lệch giới tính theo hướng nam ngày càng nhiều
hơn nữ tương đối rõ.
Đánh giá tình trạng béo phì
Tỷ lệ béo phì chung cho toàn nhóm nghiên
cứu từ 2001-2005: 25,9% (béo phì) và 21,7% (dư
cân) so với số liệu SDD chung: 6,5% cho thấy
béo phì, dư cân là điểm chính trong các rối
loạn dinh dưỡng.
Lương Định Của Q 3 Nguyễn Thái Sơn
Q 3(5)
Gò Vấp (2002)(2)
25,9% 29,6% 9,4%
So với trong nước, số liệu chúng tôi gần với
trường cấp 1 Nguyễn Thái Sơn, cùng đơn vị
hành chính trong nội thành quận 3, năm 2004
song cao hơn rất nhiều so so với các trường khu
vực không nội thành: Gò Vấp (2002)(2).. Cho thấy
yếu tố kinh tế của trung tâm thương mại, quận
nội thành, trường trọng điểm có ý nghĩa đối với
tình trạng béo phì trẻ em. Hơn nữa, tập trung
béo phì có thể nhiều ở trường trọng điểm, nhưng
không phải là đại diện chính xác cho Quận 3,
điều này phần nào nói lên được cách biệt này.
So với nước ngoài trong những số liệu mới
đây, số liệu của chúng tôi cũng cao hơn ngay
như nước tiên tiến(7,8):
Tỷ lệ
%
Anh
(1994)
Nam Phi (2004) Trung Quốc
(1997)(14)
Nam 2,1 14,0 12,6 (chung)
Tuy nhiên, sự so sánh với cả quốc gia chỉ
muốn chỉ ra sự cách biệt quá lớn và điều này chỉ
nói lên tính quan trọng của béo phì tập tại các
trường trọng điểm, tuy chưa phải là đại diện cho
cả cộng đồng.
Đánh giá béo phì theo giới tính
Phân bố béo phì theo giới tính cho thấy:
31,7% so với 19,7% (BMI) (p=0,0000) cho thấy
nam có nguy cơ béo phì nhiều hơn nữ có ý
nghĩa; điều này phù hợp với một nghiên cứu
mang tính quốc tế ở Trung Quốc vùng Dalian(14),
một nghiên cứu dọc trong 600 em 9-16 tuổi từ
1991-1997, có 23,8% và 7,1% (9-12 tuổi) lần lượt ở
nam và nữ béo phì. Họ đã nghiên cứu sâu ở trẻ
trai thích game vi tính, xem tivi, làm nhiều bài
tập ở nhà hơn là hoạt động thể lực, còn nữ lại
thích hoạt động ngoài nhà: đi mua sắm với gia
đình, chạy chơi với bạn; vì vậy có thể làm cho trẻ
trai kém năng động và béo phì nhiều hơn trẻ
gái(14). Điều này cũng phù hợp với ở Bắc Pháp
trong 1405 trẻ trong 2 nghiên cứu cắt ngang từ
1992-2000, nam (12,8-20%) và nữ (1,6-4,4%)(10).
Chuyên đề Nhi Khoa 5
Nhưng ngược lại với nhiều nước khác:
Tỷ lệ % Chi Lê
(2000)(11)
Scotland (1994)(6) Nam Phi (2004)(6)
Nam 20,0 2,1 3,2
Nữ 21,8 3,2 4,9
Sự khác nhau này cho thấy còn có thể béo
phì còn phụ thuộc vào dân tộc: các quốc gia
khác nhau phân bố béo phì theo giới tính sẽ
khác nhau.
So với trong nước, kết quả của chúng tôi cho
thấy cũng phù hợp với một số tác giả, nhất là
cùng ở khu vực nội thành: trong một nghiên cứu
ở 19 trường cấp 1, quận 1 từ 1997 - 2003 có kết
quả là nam (17,6%) so với nữ (6,8%)(1).
Đánh giá béo phì theo khối lớp
Trong từng khối lớp lớn hơn cho tỷ lệ béo
phì thấp hơn cho thấy khi học càng nhiều (lớp
càng lớn) có ảnh hưởng đến dinh dưỡng theo
hướng bé ít béo phì hơn.
Trong khi khuynh hướng dư cân tăng nhiều
từ khối 1 (16,3%) lên khối 2 (23,3%) và dao động
hẹp ở mức cao ở những khối sau: 21,0 -26,0%.
Như vậy khuynh hướng từ dinh dưỡng bình
thường chuyển qua dư cân dễ hơn là từ dư cân
chuyển qua béo phì và có lẽ áp lực của việc học
ngày càng tăng đã làm giảm dần tỷ lệ béo phì.
Đánh giá béo phì trong từng năm khám
Phân tích trong từng năm từ 2001- 2005, béo
phì tăng dần từ 2001- 2003, giảm nhẹ 2004,
giảm nhiều trong 2005. So với 2004, 2005 giảm có
ý nghĩa thống kê (p<0,0003).
Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
Trong nước
Địa phương Năm Tỷ lệ % SDD
Trường cấp 1 Khai Minh,
quận 1(4)
2001 5,4% (NCHS)
Trường cấp 1 Trần Khánh
Dư, quận 1(4)
2001 9,4% (NCHS)
Học sinh cấp 1, TP.HCM 2001-2002 9,1%
Hà Nội(3) 2000 21,1%
Việt Nam(5) 2005 28,4%
Nước ngoài
Brazil(17) 1997 8,6%
Trung Quốc(17) 1997 13,1%
Với 6,5%, tỷ lệ suy dinh chung của chúng tôi
thấp hơn trường Trần Khánh Dư, suy dinh
dưỡng chung của thành phố ở lứa tuổi cấp 1 và
thấp hơn rất nhiều so với những nghiên cứu
khác trong nước: Hà Nội, TP. HCM, Việt Nam.
So với số liệu nước ngoài, kết quả của chúng tôi
vẫn thấp hơn: Brazil, Trung Quốc.
So sánh này cho thấy, suy dinh dưỡng ở
trường trọng điểm là vấn đề không trầm trọng
nhiều như ở cộng đồng.
Đánh giá tình trạng sâu răng
Trong toàn nhóm nghiên cứu từ 2001-2005
Tỷ lệ sâu răng chung 39,3% so với một
nghiên cứu gần đây trong nước của Nguyễn
Hồng Nga tại quận Gò Vấp trong năm 2004 là
67,0%(4) cho thấy tỷ lệ sâu răng trong trường
điểm quận nội thành thấp hơn có ý nghĩa so với
quận vùng ven.
Đánh giá tình trạng sâu răng trong theo khối lớp
Kết quả cho thấy: có sự gia tăng dần tỷ lệ sâu
răng từ khối 1- 4 (38,0- 42,2%), giảm ở khối 5
(34,1%). Cho thấy ở khối lớp lớn có thể ý thức
chăm sóc răng miệng tốt hơn
Đánh giá tình trạng sâu răng trong từng năm
nghiên cứu từ 2001-2005
Tình trạng sâu răng trong từng năm
nghiên cứu từ 2001- 2005: cao ở 2 năm đầu
2001- 2002, giảm và duy trì đều ở những năm
sau 2003- 2005.
Đánh giá giảm thị lực
Trong toàn nhóm nghiên cứu từ 2001 - 2005
Tỷ lệ % Giảm thi lực
Lương Định Của (2001-2005) 18,4
Học sinh cấp 1 Quận Gò Vấp
(2003)(4)
6,5
Kết quả so sánh với số liệu nghiên cứu giảm
thị lực trong học sinh cấp 1 trong 2003 tại Gò
Vấp cho thấy sự trầm trọng của tình trạng giảm
thị lực của học sinh trường trọng điểm. Rõ ràng
việc học nhiều mà không được sắp xếp thời gian
để nghỉ ngơi cho mắt hợp lý đã làm gia tăng vấn
đề giảm thị lực ở trường trọng điểm.
Chuyên đề Nhi Khoa 6
So với số liệu nước ngoài
Tỷ lệ % Ấn Độ (2000-2001)(11) Nam Phi (2002)(16)
Giảm thị lực 12,0 7,3
Số liệu chúng tôi cao hơn Ấn Độ, Nam Phi
trong những năm gần đây. Đó là những quốc
gia thuộc nhóm phát triển. Điều đó cho thấy
cần phải có những nghiên cứu hơn để đánh
giá: liệu chương trình giáo dục của ta có
“nặng” quá, sự nặng nề của giáo dục cấp tiểu
học nói riêng và bậc phổ thông nói chung đã
góp phần nào gia tăng tỷ lệ giảm thị lực, nhất
là các trường trọng điểm.
Đánh giá giảm thi lực trong từng khối lớp từ
2001- 2005
Khối lớp càng lớn, tỷ lệ giảm thị lực càng
nhiều, điều này càng thể hiện rõ hơn ở trường
trọng điểm. Giảm thị lực bao gồm thị lực kém,
tồi đều có cùng khuynh hướng. Sự biến thiên
này phản ánh sự gia tăng của mức độ học của
các lớp lớn hơn.
Đánh giá tình trạng giảm thị lực trong từng
năm từ 2001- 2005
Thấp nhất 2001, cao nhất 2005, trong đó số
thị lực kém và tồi đều tăng trong 2005 (lần lượt
là 15,0% & 8,5%).
Một bước tranh toàn cảnh giảm thị lực cho
thấy sự biến đổi theo hướng tăng cho thấy mức
độ chạy đua học tập trong giáo dục có khuynh
hướng ngày càng đi sâu vào mỗi trường nhất là
trường trọng điểm, do đó nên sớm có những
chấn chỉnh kịp thời vấn nạn này.
KẾT LUẬN
Đặc điểm chung
- Béo phì: 25,9% là điểm chính trong các rối
loạn về dinh dưỡng học sinh trường trọng
điểm và cao hơn tỷ lệ béo phì chung. Với dư
cân 21,7%.
- Suy dinh dưỡng: 6,5% chiếm tỷ lệ thấp
trong trường trọng điểm.
- Chỉ số BMI trung bình: 17,10-18,78.
- Tình trạng sâu răng: chiếm 39,4%.
- Tình trạng giảm thị lực: 18,4%.
Khuynh hướng sức khỏe
Ở trường trọng điểm Lương Định Của, học
sinh có khuynh hướng: ít bị suy dinh dưỡng, các
chỉ số dinh dưỡng có cải thiện, dư cân cao và béo
phì có giảm nhưng vẫn ở mức cao, nam dễ béo
phì hơn, ngược lại nữ dễ suy dinh dưỡng hơn,
sâu răng có ít đi và ngày càng cận thị nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Armstrong MEG, Lambert MI, Sharwood KA, Lambert EV.
Obesity and overweight in South African primary school
children- the Health of the Nation Study. S Ajr Med J 2006; 96:
439 - 444.
2. Chinn S, Rona RJ. Prevalence and trends in overweight and
obesity in three cross-sectional studies of British Children
1974-1994. BMJ 2001; 322: 24-26.
3. Cole TJ, Bellizzi MC, Flegal KM, Dietz WH. Ebstablishing a
standard definition for child overweight and obesity
worldwide: international survey. BMJ 2000; 320: 1240-1243.
4. Dandona R, Dandona L, Srinivas M, Sahare P, Narsaiah S,
Munoz SR, Pokharel GP, Ellwein LB. Refractive error in
children in a rural population in India. Invest Ophthalmol Vis
Sci. 2002 Mar;43(3):615-22.
5. Heude B, Lafay L, Borys JM, Thibult N, Lommez A, Romon
M, Ducimetiere P, Charles MA. Time trend in height, weight
and obesity prevalence in school children from Northern
France, 1992-2000. Diabetes Metab 2003; 29: 235-40.
6. Kain J et al. Trends in overweight and obesity prevalance in
Chilean children: comparision of three definition. European
Journal of Clinical Nutrition 2002; 56: 200-204.
7. Kovin SN, Avesh R, Khathutshelo PM, Pirindhavenllie G,
Brien AH, Gopal PP, Leon BE. Refractive Error and Visiual
Impairment in African Children in South Africa. IOVS,
September 2003, vol.44, No.9.
8. Lý Phúc Nguyên Tâm. Bú sữa mẹ và nguy cơ béo phì ở học sinh
khối 1 & 2 trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3 Tp.HCM,
năm 2002. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ năm 2003.
9. Measuring change in nutritional status. World Health
Organization Geneva 1983. p.. 62 – 87.
10. Ngô Thi Kim Nhung (2004), “Bệnh suy dinh dưỡng”, Nhi khoa
chương trình đại học, nhà xuất bản y học, trang 130-146.
11. Nguyễn Hồng Nga. Tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh lý
thường gặp ở học sinh cấp 1 & 2 Quận Gò Vấp năm 2003. Luận
văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II.
12. Nguyễn Thị Kim Hưng và cộng sự (TTDD trẻ em
Tp.HCM).Tình hình dinh dưỡng các lứa tuổi qua các cuộc
điều tra dinh dưỡng tại Tp.HCM năm 2000. Sở Y tế Tp.HCM.
TTDD trẻ em. Hội nghị tổng kết dinh dưỡng năm 2000.
18/01/2001, tr 4 – 19.
13. Tống Thanh Sơn, Nguyễn Đình Ngọc, Phạm Thanh Tòng,
Khưu Bạch Linh. Đánh giá tình hình dinh dưỡng và thị lực
của học sinh cấp 1 tại các quận trung tâm thành phố trong 2
năm 2000-2001. Nội san Hội nghị khoa học kỹ thuật nhi khoa 2002
bệnh viện Nhi đồng 2. Xuất bản tháng 12/2002.
14. Zhou H, Yamarrchi T, Natsuhara K, Yan Z, Lin H, Ichimaru
N, Kim SW, Ishii M, Ohtsuka R. Overweight in Urban
schoolchildren Acessed by Body Mass Index and Body Fat
Mass in Dalian, China. J Physiol Anthropol 2006; 25: 41-48.
Chuyên đề Nhi Khoa 7
Chuyên đề Nhi Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_khuynh_huong_the_luc_cua_hoc_sinh_truong_cap_1_tron.pdf