Kết luận
Mặc dù du lịch nông nghiệp mang lại nhiều
lợi ích cho các trang trại, nhưng để triển khai
hình thức này đòi hỏi các chủ trang trại phải có
sự đầu tư đúng mức cả tài nguyên và công sức
vì hình thức này là sự kết nối của nhiều nhóm
đối tác khác nhau. Dựa theo đặc tính của du
lịch nông nghiệp, thì hình thức này có quan hệ
mật thiết với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đó là việc đưa du lịch vào hệ sinh thái ở
nông thôn và được cung cấp bởi các hộ nông
dân. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu
du lịch nông nghiệp với mục đích đưa ra những
chiến lược phát triển và mô hình triển khai dựa
trên việc phân tích 6 nhóm nhân tố liên quan
như thị trường người tiêu dùng, lao động,
nguồn nguyên vật liệu, giao thông vận tải, các
dịch vụ tiện ích, và và nguồn vốn. Thông qua
việc phân tích một tình huống tại xã Cư An và
vận dụng kết hợp phương pháp MCDS (phân
tích đa tiêu chí hỗ trợ ra quyết định) nằm trong
phạm vi phân tích của mô hình SWOT (phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
để đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố để
tìm ra các chiến lược và mô hình phát triển du
lịch nông nghiệp. Kết quả phân tích dữ liệu
cũng cho thấy các cơ quan nhà nước và các chủ
trang trại khẳng định tầm quan trọng của việc
triển khai hoạt động du lịch nông nghiệp. Tuy
nhiên trên thực tế, các trang trại vẫn chưa khai
thác triệt để lợi ích của hoạt động này.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mô hình phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Đăk Pơ - tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 146
Đánh giá mô hình phát triển du lịch nông nghiệp
tại huyện Đăk Pơ - tỉnh Gia Lai
Assessment of agricultural tourism development model for Dak Po district - Gia Lai province
Nguyễn Hoàng Hiếua, Hà Thị Như Hằngb,c*
Hoang-Hieu Nguyena, Nhu-Hang Hab,c*
aHuyện ủy Đak Pơ, Gia Lai, Việt Nam
aDak Po District Office, Gia Lai, 600000, Vietnam
bKhoa Sau đại học, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam
bGraduate School, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam
cViện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam
cInstitute of Research and Development, Duy Tan University, Da Nang 550000, Vietnam
(Ngày nhận bài: 22/9/2020, ngày phản biện xong: 26/9/2020, ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020)
Tóm tắt
Du lịch nông nghiệp là mô hình phát triển kinh tế đã được áp dụng và được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế tế vượt
trội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, những năm gần đây mô hình này đã được nhiều địa phương áp dụng,
triển khai và bước đầu đã được đánh giá khá phù hợp, giúp xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng sinh thái, bền vững. Tại Gia Lai, các mô hình nông nghiệp cũng đã bước đầu được một số địa phương xem
xét triển khai. Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Đak Pơ, trên cơ sở sử dụng các phương pháp thực nghiệm quan
sát đánh giá, thảo luận trực tiếp với các bên liên quan và kết hợp ý kiến chuyên gia, nghiên cứu và đã chỉ ra một số ưu
thế cũng như nhược điểm của mô hình này trên địa bàn nông thôn huyện Đak Pơ - Gia Lai. Những nghiên cứu bước đầu
sẽ là cơ sở để đánh giá và hỗ trợ cho vấn đề quản lý cũng như xem xét nhân rộng mô hình tại một số địa bàn nông thôn
Đak Pơ hiện nay.
Từ khóa: Du lịch nông nghiệp; Phương pháp phân tích đa tiêu chí hỗ trợ ra quyết định (MCDS); Phát triển nông thôn
bền vững; Chiến lược SWOT.
Abstract
Agritourism is an economic development model that has been applied in many countries around the world due to its
considerable effectiveness and benefits. In Vietnam, this model has also been deployed by many localities with the
efforts to support farmers in eliminating hunger, reducing poverty, and promoting socio-economic development. In Gia
Lai province, one of the areas in highland of Vietnam, agritourism has been initially considered for deployment by a
number of localities. This empirical study was conducted in Dak Po district with the aims of observation and evaluation
the possibility of implementation the strategies and models of agritourism. By using the case study methodology, the
data was collected from direct discussion with stakeholders such as farmers, tourists, and local authorities. The results
of this study will be the lessons for other areas in Dak Po district to follow in case of deployment agritourism models.
Keywords: Agritourism, Multiple Criteria Decision Support (MCDS) analysis, Sustainable rural development, SWOT
strategy.
* Corresponding author: Nhu-Hang Ha; Graduate School, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam; Institute of
Research and Development, Duy Tan University, Da Nang 550000, Vietnam.
Email: hatnhuhang@duytan.edu.vn
05(42) (2020) 146-157
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 147
1. Tổng quan
Du lịch là một trong những giải pháp hữu
hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội và
giảm đói nghèo, thông qua việc cung cấp việc
làm, mở rộng cơ cấu doanh nghiệp, và chuyển
đổi hình thức thu nhập (Santeramo, Barbieri, &
Development, 2017). Vệc kết hợp nông nghiệp
và du lịch có tiềm năng rất lớn đối với Việt
Nam. Du lịch nông nghiệp được xem là một
trong những giải pháp để phát triển kinh tế bền
vững mà các chính phủ nên áp dụng. Hình thức
này liên quan đến việc nông dân cung cấp các
hoạt động liên quan đến du lịch cho du khách
nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các
hoạt động có liên quan khác tại khu vực nông
thôn (Phương N. T. D., 2012). Theo Tổng cục
Du lịch Việt Nam, du lịch nông nghiệp đã tạo
điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của
nhiều địa phương, tăng tính hấp dẫn hơn đối
với du khách, đồng thời tạo thu nhập cho nông
dân địa phương và các doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch nông
nghiệp vẫn mang tính còn tự phát trong các hộ
nông dân. Họ chưa chú trọng vào việc phát
triển thương hiệu, thiết kế và đóng gói cho các
sản phẩm và dịch vụ nhằm làm cho sản phẩm
của họ hấp dẫn hơn và tạo nét khác biệt với các
địa phương lân cận, giúp cho việc thu hút và
tăng chi tiêu của khách du lịch. Phần lớn các hộ
nông dân thiếu kỹ năng trong việc phục vụ
khách du lịch, tổ chức các hoạt động quảng bá
và phối hợp với các đại lý du lịch để quảng bá
thông tin của họ tới khách (Nguyễn, Suwanno,
Thongma, & Visuthismajarn, 2018). Do đó,
Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động để thúc
đẩy du lịch nông nghiệp. Việc xây dựng chiến
lược hoàn chỉnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cung
cấp thông tin hướng dẫn cho nông dân và khách
du lịch tiềm năng, thực hiện các chương trình
khuyến mãi, hỗ trợ tài chính, khung pháp lý và
áp dụng tiêu chuẩn có liên quan đến nông
nghiệp là điều đáng được quan tâm và chú ý.
Các chủ trang trại nên tìm ra cách kết hợp văn
hóa bản địa và nông nghiệp địa phương, đưa
yếu tố văn hóa vào các sản phẩm nông nghiệp
được phát triển dựa trên môi trường sinh thái tự
nhiên (Buong, 2019).
Trong nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu và
phân tích tầm quan trọng của các nhân tố có
liên quan đến du lịch nông ngiệp nhằm hiểu
thêm về các triển vọng phát triển của lĩnh vực
này. Chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả
thông qua một cuộc khảo sát được thực hiện tại
7 nông trại tại xã Cư An của huyện Đăk Pơ
trong năm 2019. Nghiên cứu này dựa trên mô
hình sáu nhóm nhân tố để phân tích tiềm năng
phát triển của du lịch nông nghiệp tại xã Cư
An: (1) nhu cầu thị trường (khách hàng), (2)
nguồn nhân lực, (3) nguồn nguyên liệu, (4) giao
thông, (5) các tiện ích có liên quan, và (6)
nguồn tài chính. Chúng tôi cũng đưa ra các mô
hình để giúp cho các trang trại tạo ra sự kết nối
trực tiếp với khách du lịch. Thông qua việc tìm
hiểu thông tin với các vị lãnh đạo của chính
quyền địa phương, chúng tôi cũng đã tìm hiểu
thêm về khả năng tạo ra một mạng lưới kết hợp
giữa các trang trại khác nhau để cùng xây dựng
một khu vực du lịch nông nghiệp đa dạng.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp được hiểu như là việc
chúng ta đến thăm một trang trại hay một cơ sở
hoạt động trong ngành nông nghiệp nhằm mục
đích giải trí hay giáo dục và sử dụng các dịch
vụ, hoạt động được cung cấp bởi trang trại đó
(Awan, Saeed, & Zhuang, 2016). Những hoạt
động này chính là “phần tăng thêm” vào các
sản phẩm hay dịch vụ của sản phẩm nông
nghiệp, tạo ra giá trị phi vật chất trên các tài sản
hiện có của trang trại (như cảnh quan, môi
trường) (Awan et al., 2016). Đối với các chủ
trang trại, du lịch nông nghiệp mang lại cho họ
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 148
nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, là một trong
những cách thức quan trọng để đa dạng hóa
nguồn thu nhập. Vì thông qua hình thức này,
các trang trại có thể cung cấp các dịch vụ giải
trí trong những thời điểm trái mùa để gia tăng
thu nhập. Các trang trại có thể cùng hợp tác với
nhau tạo thành mạng lưới hỗ trợ trong việc
cung cấp các dịch vụ cũng như hỗ trợ nhau
trong hoạt động quảng cáo, cung cấp thông tin
đến cho khách du lịch giúp cộng đồng hiểu
thêm về du lịch nông nghiệp (Boys, DuBreuil
White, & Groover, 2017).
2.2. Nhân tố phát triển du lịch nông nghiệp
Theo Sloagett và Woods (2003), sự thu hút
của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng được
xác định bởi thị trường người tiêu dùng, lao
động, nguồn nguyên vật liệu, giao thông vận
tải, các dịch vụ tiện ích, và và nguồn vốn
(Sloagett & Woods, 2003). Những yếu tố này
quyết cũng được xem xét trong bối cảnh của
ngành du lịch nông nghiệp và sẽ là cơ sở để
phân tích cho tình huống thực tế được chọn làm
đối tượng nghiên cứu trong bài viết này.
Thị trường người tiêu dùng hay khách hàng
là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần vào sự thành công của du lịch nông
nghiệp. Lực lượng lao động cũng là một yếu tố
quan trọng trong nông nghiệp. Phần lớn lực
lượng này là các thành viên trong gia đình hay
người nhà của chủ trang trại hơn là dựa vào lực
lượng lao động bên ngoài. Du lịch nông nghiệp
sẽ là chiến lược giúp mang lại thu nhập bổ sung
cho chủ trang trại mà không cần đầu tư lớn vào
cơ sở hạ tầng, lao động hoặc thiết bị (Barbieri
& Tew, 2010).
So với hai nhân tố là thị trường người tiêu
dùng và lực lượng lao động, thì yếu tố liên quan
đến nguyên vật liệu trong một khu vực có xu
hướng ít có ảnh hưởng hơn đối với các doanh
nghiệp nhỏ trong việc quyết định chọn địa điểm
để triển khai hoạt động du lịch nông nghiệp.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng
khác là giao thông và cơ sở hạ tầng. Đây là một
nhân tố có thể làm tăng hoặc giảm lượng khách
du lịch. Giao thông hiện đại sẽ giúp cho du
khách tiếp cận đến các trang trại một cách dễ
dàng hơn, do đó cũng thúc đẩy sự phát triển của
du lịch nông nghiệp (Sorupia, 2005).
Cuối cùng, các trang trại hay những doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi các hoạt động du
lịch nông nghiệp còn quan tâm đến vấn đền liên
quan đến năng lượng, nước và vấn đề xử lý
nước thải ở một mức giá hợp lý. Ngoài ra, sự
hiện diện của các hoạt động phụ trợ khác cũng
là một yếu tố quan trọng khi quyết định địa
điểm cơ sở kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp
nào (Sloagett & Woods, 2003).
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu tình huống (case
study) dựa trên mô hình 6 nhân tố thành công
đã đề cập ở phần 2. Nghiên cứu tình huống là
một cách tiếp cận nhằm khám phá một hiện
tượng trong bối cảnh của nó bằng nhiều nguồn
dữ liệu khác nhau (Crowe et al., 2011). Một
trong những ưu điểm của phương pháp này là
sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu và
những đối tượng có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, đồng thời cho phép người tham gia
vào nghiên cứu có thể trình bày câu chuyện của
chính họ (Crabtree & Miller, 1999). Thông qua
những câu chuyện này, những người tham gia
có thể mô tả quan điểm của họ về thực trạng
của vấn đề nghiên cứu và điều này cho phép
nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên
cứu cũng như những người tham gia vào nghiên
cứu (Van Buuren, Eshuis, & Van Vliet, 2014).
Chúng tôi chọn 7 trang trại trồng na dai ở xã
Cư An, huyện Đăk Po để phân tích và áp dụng
phương pháp “tam giác” để thu thập dữ liệu.
Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra và
thiết lập tính hợp lệ của nghiên cứu bằng cách
phân tích các câu hỏi nghiên cứu từ nhiều khía
cạnh khác nhau (Golafshani, 2003). Ngoài ra
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 149
tác giả còn sử dụng phương pháp MCDS (phân
tích đa tiêu chí hỗ trợ ra quyết định) nằm trong
phạm vi phân tích của mô hình SWOT (phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
để đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố để
tìm ra các chiến lược và mô hình phát triển du
lịch nông nghiệp cho xã Cư An. Việc kết nối
phương pháp MCDS với phân tích SWOT
nhằm mục đích phân tích các nhân tố được ưu
tiên trong 4 nhân tố của mô hình SWOT. Phân
tích này sẽ cung cấp thông tin nền tảng cho các
phân tích về các yếu tố liên quan đến nông
nghiệp nông thôn để hỗ trợ việc đưa ra các
chiến lược (Kurttila et al ., 2000).
Đak Pơ có dân số 35.258 người và có diện
tích 500 km². Huyện có một thị xã (Đăk Pơ) và
bảy xã (Hà Tam, An Thành, Yang Bắc, Cư An,
Tân An, Phú An, Ya Hội). Sản xuất nông
nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển bền vững tại khu vực này.
Chúng tôi lấy xã Cư An làm trường hợp điển
hình để nghiên cứu, vì nơi đây cung cấp số
lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp. Trước
đây, nông dân ở khu vực này chủ yếu trồng các
loại cây ngắn ngày như mía, sắn, ngô, dưa hấu
với hiệu quả kinh tế thấp. Hiện tại, họ đã khai
thác lợi thế của khu núi Đá Lửa tại xã, với hơn
550 ha đất sản xuất, và có 38 hộ gia đình đầu tư
trồng cây ăn quả trên diện tích đất này. Hầu hết
các loại cây ăn quả được trồng trên vùng núi Đá
Lửa đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhiều hộ nông dân, và phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Người dân địa
phương cho biết, điều kiện khí hậu, thời tiết và
đất đai ở đây rất thích hợp để trồng cây ăn quả,
đặc biệt là na dai. Do đó nếu khu vực này có thể
kết hợp phát triển du lịch dựa trên các trang trại
trồng trọt hiện có sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển bền vững của các trang trại thông qua các
dịch vụ gia tăng trên các sản phẩm nông nghiệp
thô. Ngoài ra xây dựng thành công mô hình này
tại xã Cư An là một trong những tiền đề để nhân
rộng sang các vùng khác trong toàn tỉnh.
3.1. Thu thập số liệu nghiên cứu
Chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn
với (1) Chủ sở hữu các trang trại để hiểu về mô
hình sản xuất nông sản từ đó đưa ra các phương
thức kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch; (2)
Chính quyền địa phương để làm rõ các chiến
lược và chính sách phát triển lĩnh vực du lịch
nông nghiệp; (3) Khách du lịch để nắm được
nhu cầu của họ về loại hình du lịch này; và (4)
Các công ty hay đơn vị làm du lịch để xem xét
khả năng triển khai các hoạt động đưa khách du
lịch đến khu vực này.
Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30-45
phút. Các câu hỏi phỏng vấn đã được gửi đến
người được phỏng vấn trước để giúp họ làm
quen với các nội dung sẽ trao đổi. Mỗi cuộc
phỏng vấn đã được thu âm lại hoặc ghi chép lại
và chuyển thể thành văn bản. Chúng tôi cũng
tiến hành quan sát nông dân để hiểu thêm về
các hoạt động ở mỗi trang trại. Các câu hỏi
chính của chúng tôi được sử dụng để hỏi người
được phỏng vấn được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1. Thông tin đối tượng tham gia phỏng vấn và tiêu chí phỏng vấn
Người tham gia
phỏng vấn
Tiêu chí Nội dung
Chủ trang trại
(7/38 nông trại)
Thông tin về nông trại
Quy mô; Vị trí; Tình hình hoạt động kinh
doanh; Nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch;
Nguồn vốn
Thông tin về chủ nông
trại
Thông tin cá nhân; Học vấn; Mức độ sẵn
sàng cho việc chuyển hướng sang hoạt
động du lịch nông nghiệp
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 150
Khách du lịch đã
đến tỉnh Gia Lai
(5 người)
Thông tin về sản phẩm
và dịch vụ liên quan đến
du lịch nông nghiệp
Giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch nông
nghiệp; Các loại hình du lịch nông nghiệp,
mức phí
Công ty du lịch tại
địa bàn tỉnh Gia Lai
(3 đại diện)
Thông tin về việc tổ
chức hoạt động du lịch
nông nghiệp
Xu hướng du lịch trong tương lai; Hoạt
động qảng bá, hỗ trợ hoạt động du lịch
nông nghiệp
Đại diện khối quản
lý nhà nước tại tỉnh
Gia Lai và huyện
Đak Pơ (5 đại diện)
Thông tin về việc hỗ trợ
phát triển hoạt động du
lịch nông nghiệp
Tầm quan trọng của hoạt động du lịch nông
nghiệp đối với việc phát triển kinh tế;
Nguồn vốn hỗ trợ
3.2. Phân tích thông tin và số liệu thu thập từ
các trang trại
Quá trình phân tích nội dung các cuộc phỏng
vấn được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ
nhất liên quan đến việc xử lý nội dung từng
cuộc phỏng vấn riêng biệt. Bước thứ hai của
việc phân tích nội dung phỏng vấn liên quan
đến việc xem xét mối liên hệ giữa nội dung các
bài phỏng vấn các nhân, tích hợp tất cả các yếu
tố để phát triển thành những mô hình toàn diện
có thể ứng dụng cho bối cảnh du lịch nông
nghiệp. Dữ liệu được phân tích dựa trên mô
hình sáu nhân tố: Thị trường người tiêu dùng;
Lao động; Nguyên vật liệu; Giao thông; Tiện
ích khác và nguồn tài chính.
(a) Thị trường người tiêu dùng
Khách du lịch có ý định tham gia váo các
chương trình du lịch nông nghiệp thường có xu
hướng “muốn đóng vai trò là một nông dân
thực sự, tham gia làm tất cả mọi công việc hàng
ngày của một nông dân từ trồng trọt đến thu
hoạch sản phẩm” (Khách du lịch (KDL)1). Họ
cho rằng việc trở thành nông dân giúp họ có cơ
hội trở về cội nguồn, tìm hiểu rõ hơn về cuộc
sống ngày trước của ông bà họ. Do đó, các
trang trại có thể cân nhắc trong việc “biến ngôi
làng của mình thành một "thiên đường nhỏ"
hoang dã và hấp dẫn cho khách du lịch, để du
khách có những trải nghiệm thú vị” (KDL 2).
Tuy nhiên cũng cần phải có ý thức trong việc
bảo vệ sự thuần khiết của môi trường sống -
“xanh, sạch, đẹp”. Lợi thế nông nghiệp của xã
Cư An là rất lớn, với nhiều sản phẩm hấp dẫn
như cà phê, tiêu, rau, đặc biệt là trái cây nhiệt
đới. Hơn nữa, vì nằm ở khu vực cao nên khí
hậu ở đây khá mát mẻ và dễ chịu. Do đó, “Cư
An có tiềm năng lớn trong việc phát triển du
lịch dựa trên nền nông nghiệp” (KDL 3).
Du lịch nông nghiệp phải có sự kết hợp của
hai yêu cầu: (1) khu sinh hoạt sạch sẽ với
không khí trong lành; (2) vườn cây ăn quả và
nông sản phù hợp cho khách du lịch tham quan.
“Khách du lịch sẽ trở thành cầu nối giữa sản
xuất nông nghiệp và du lịch nông nghiệp, họ
tham gia như một thành phần tích cực trong dây
chuyền sản xuất nông nghiệp và tận hưởng
thành tựu nông nghiệp. Một tiêu chuẩn khác
của du lịch nông nghiệp: nông sản gắn liền với
văn hóa” (KDL 4). Khách du lịch mong muốn
khi họ trở về cội nguồn của văn hóa nông
nghiệp bản địa, họ sẽ có cơ hội học được cách
duy trì và phát triển các sản phẩm nông nghiệp.
Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học nông
nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu các nguồn gen
có giá trị, khả năng tạo ra các giống mới và bảo
vệ các nguồn gen truyền thống. Do đó “lựa
chọn tham gia du lịch nông nghiệp mang đến
cơ hội trải nghiệm không chỉ với tư cách là
nông dân mà còn là nhà khoa học nông nghiệp,
nhà du lịch nông nghiệp” (KDL 5). Những
khách du lịch có ý định chọn hình thức du lịch
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 151
nông nghiệp cũng có một số yêu cầu chung
khác như: thực phẩm sạch, có thể tham gia vào
các hoạt động thường nhật của cộng đồng nông
thôn, và có không gian thư giãn. Do đó, các
trang trại cần hiểu nhu cầu của khách du lịch và
phân loại chúng theo từng nhóm khác nhau như
trong Bảng 2. để cung cấp được các dịch vụ
tương ứng.
Bảng 2. Nhu cầu của khách du lịch và sản phẩm du lịch tương ứng
Nhu cầu của khách du lịch Sản phẩm và dịch vụ tương ứng
Không gian yên tĩnh Vị trí nông trại cách xa nơi có nhiều tiếng ồn; Có đủ không
gian riêng tư cho du khách.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Cung cấp thực phẩm do gia đình tự chế biến; Thực phẩm
mang tính truyền thống của địa phương.
Thư giãn theo những cách
năng động
Bầu không khí mang tính thư giãn; Cung cấp các hoạt động
để giải trí (đạp xe, cưỡi ngựa, câu cá, trồng cây v.v...).
Quay về với thiên nhiên Vị trí gần khu trồng trọt hoa quả, vườn rau; Có các buổi chia
sẻ về kiến thức liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
(sông suối, thác nước, đồi núi v.v...).
Tăng kiến thức về khu vực
nông thôn
Tiếp cận được các nguồn thông tin liên quan đến trang phục
truyền thống, phong tục tập quán; Tham gia các hoạt động
liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thủ
công; Tham gia vào các lễ hội mang tính truyền thống tại địa
phương.
Môi trường trong lành Vị trí nông trại cách xa những khu vực có khả năng gây ô
nhiểm; Cung cấp thực phẩm sạch.
Cơ hội tham gia vào các hoạt
động của cộng đồng dân địa
phương
Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch và dân
bản địa hoặc chủ nhà, chủ nông trại; Tổ chức những buổi chia
sẻ kinh nghiệm xoay quanh vến đề liên quan đến nông thôn.
(b) Lực lượng lao động
Dựa trên những thông tin thu thập được từ
bảy trang trại, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết
chủ sở hữu của các trang trại nông nghiệp là
những người ở độ tuổi 40-55 (50%) và 55-60
(25%). Họ chủ yếu là nam (66,7%), có trình độ
học vấn từ trung học phổ thông (58%) và cao
hơn (33%). Thông tin chi tiết của các trang trại
được mô tả như sau:
Trang trại A:
Chủ sở hữu là bà L.T.Q. Bà bắt đầu trồng na
dai tại khu vực núi Đá Lửa của xã Cư An (từ
năm 2005), với 5 ha. Trang trại của bà có thể
thu hoạch từ 11 đến 13 tấn na mỗi mùa. Bà
thường bán trái cây cho người khách bán buôn-
họ đến tận trang trại của bà để thu mua. Nhờ
vào trang trại na dai, điều kiện sống của gia
đình bà được nâng lên đáng kể. Trang trại chỉ
có 5 người làm việc, từ gieo trồng, chăm sóc
đến thu hoạch và chủ yếu đều là người nhà của
bà. Trang trại này có thể trở thành nơi để khách
du lịch đến tham quan và tận hưởng không khí
yên bình. Khách du lịch có thể có những trải
nghiệm cuộc sống của “một người nông dân
thực thụ”.
Trang trại B:
Chủ sở hữu là ông N.N.Q. Trang trại của
ông thường trồng xen các loại trái cây khác
nhau trên cùng một diện tích (4 ha) nhưng chủ
yếu là xoài và na dai. Bằng cách áp dụng các kỹ
thuật mới như cắt tỉa, tạo tán, sử dụng phân bón
có nguồn gốc sinh học, năng suất ngày càng
tăng. Ông cũng áp dụng khá nghiêm ngặt quy
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 152
trình chăm sóc và sử dụng các sản phẩm bảo vệ
thực vật. Các loại trái cây đều đáp ứng các yêu
cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Trang trại chỉ có
3 nông dân. Khách du lịch có thể ghé thăm
trang trại của ông để khám phá hương vị khác
nhau của các loại trái cây. Ngoài ra, trong
trường hợp khách du lịch có ý định tìm hiểu
thêm về các kiến thức liên quan đến quy trình
trồng trái cây hiện đại, họ có thể nói chuyện với
chủ trang trại và nông dân ở đây. Trang trại còn
là một nơi trải nghiệm lý tưởng, tích lũy thêm
kinh nghiệm cho những ai đang có ý định gia
nhập vào lĩnh vực trồng cây ăn trái theo xu
hướng hiện đại.
Trang trại C:
Chủ sở hữu của trang trại 3 ha na dai (1000
cây) này là bà T.T.T. Trang trại của bà cũng có
hơn 100 cây bưởi da xanh, bơ và quýt đường.
Mục đích của việc đa dạng hóa giống cây trồng
trong trang trại vì bà muốn đảm bảo trang trại
luôn có sản phẩm để cung cấp cho người mua
trong cả năm. Họ có ba nông dân chăm sóc
trang trại. Khách du lịch có thể đến đây vào các
mùa trong năm để thưởng thức sự đa dạng của
các loại trái cây.
Trang trại D:
Chủ sở hữu là ông N.V.P. Trang trại của ông
có 4ha, cung cấp hơn 20 tấn trái cây mỗi năm.
Lúc đầu, ông chỉ trồng xen kẽ na dai trong
vườn xoài. Sau thời gian quan sát hiệu quả kinh
tế của các loại cây, ông đã chuyển đổi diện tích
trồng xoài, sắn, đậu, ngô và các loại cây khác
sang na dai. Nông phẩm của trang trại ông
thường được bán cho các thương lái trong
huyện hoặc giao cho các chợ đầu mối. Hiện tại
có 5 nông dân làm việc trong trang trại.
Trang trại E:
Chủ sở hữu là ông L.V.T. Trang trại của ông
có 3ha na dai. Tuy trang trại này có diện tích
nhỏ, nhưng vùng đất này rất phù hợp để trồng
na. Trọng lượng trung bình mỗi quả từ 500-
700gram, với vị ngọt thanh hơn các loại na
trồng trên vùng đất khác. Vì vậy nhiều khách
hàng và thương nhân ở các địa phương khác đã
tìm đến trang trại của ông để mua. Hiện tại
trang trại chỉ có hai nông dân. Khách du lịch
đến đây có thể có những trải nghiệm thú vị
thông qua việc tận hưởng không khí trong lành
cùng với các loại trái cây chất lượng cao.
Trang trại F:
Với hơn 7ha đất tại khu vực núi Đá Lửa, ông
L.V.H. đã trồng đủ loại cây như xoài, bơ, lúa, và
mía. Từ năm 2015, ông đã sử dụng một ha mía
để trồng na dai theo hướng dẫn của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai để
đa dạng hóa giống cây trồng và tận dụng lợi thế
về thổ nhưỡng tại vùng đất này. Hiện tại trang
trại ông có 5 nông dân đang làm việc. Khách du
lịch đến trang trại của ông có cơ hội thử nghiệm
trong việc tự mình trồng trọt và chăm sóc nhiều
loại cây khác nhau ở quy mô lớn.
Trang trại G:
Chủ sở hữu là ông N.V.T. Trước đây, ông đã
trồng 3ha mía và dưa hấu nhưng những loại cây
đó không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau
đó, ông chuyển sang trồng xoài nhưng kết quả
cũng không đáp ứng được kỳ vọng vì thiếu
công nghệ. Ông đã dành gần 2 năm để vào Nam
học hỏi kinh nghiệm trồng trọt tại các trang trại,
khi trở về, ông quyết định trồng na dai. Trong
10 năm qua, khu vườn của ông đã phát triển ổn
định và tạo thu nhập tương đối cao. Trang trại
chỉ có 3 nông dân. Du khách đến đây có thể học
hỏi thêm kinh nghiệm từ chủ trang trại, không
chỉ liên quan đến kỹ thuật trồng trọt mà còn cả
những kinh nghiệm về quá trình tìm tòi học hỏi
để đưa ra một mô hình kinh doanh phù hợp.
(c) Nguyên vật liệu
Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy
phần lớn các trang trại đều có diện tích không
quá 10ha. Sản xuất nông nghiệp của các trang
trại phần lớn đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 153
địa phương và nếu quy hoạch tốt có thể kết hợp
các yếu tố nông nghiệp với cảnh quan xung
quanh để tạo thành quần thể du lịch nông
nghiệp. Các trang trại có khả năng cung ứng
các dịch vụ cơ bản liên quan đến lưu trú và thực
phẩm. Du khách có thể trải nghiệm các hoạt
động liên quan đến trồng trọt tại đây, đồng thời
cũng có thể tham gia các hoạt động giải trí khác
như: đạp xe trên các con đường quê, câu cá tại
các khu có sông suối chảy qua, nướng thức ăn
thư giãn cùng gia đình tại các đồi cỏ.
(d) Giao thông và cơ sở hạ tầng
Huyện Đăk Pơ nằm trên quốc lộ 19, là tuyến
đường huyết mạch nối liền vùng duyên hải
miền Trung và Tây Nguyên, đến tận
Campuchia. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa
đồng bằng và cao nguyên. Huyện cũng có rừng
và hệ thống sông hồ có tiềm năng lớn để phát
triển du lịch. Từ phía sau đèo Mang Yang nhìn
về phía Đông của Đăk Pơ là những cánh đồng
mía và rừng thông xanh mênh mông. Tuy nhiên
hiện tại các tuyến đường nối với xã Cư An còn
nhỏ và chưa được bê tông hóa toàn bộ nên
phương tiện di chuyển chính vẫn là xe máy.
(e) Dịch vụ hỗ trợ khác và nguồn tài chính
Các bên có liên quan chính trong việc triển
khai hoạt động du lịch nông nghiệp là các chủ
trang trại, nông dân hay cộng đồng địa phương,
là nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho
khách du lịch. Do đó họ cần làm việc với các
công ty du lịch để sắp xếp các hoạt động liên
quan đến các chương trình du lịch, trong khi đó
họ cũng cần được hỗ trợ từ các công ty vận tải
để chuyển khách du lịch và các hàng hóa có
liên quan khác. Vì vậy, một số nhà điều hành
các chương trình du lịch nhìn thấy tiềm năng từ
khu vực này nên tiến hành hướng dẫn các chủ
trang trại lập kế hoạch kinh doanh và các giải
pháp về du lịch để mang đến cho du khách
những trải nghiệm khác biệt. “Cần phải định
hướng để các trang trại tạo ra các mô hình theo
điều kiện và đặc điểm riêng của họ, có thể tham
khảo một số mô hình thành công ở Đà Lạt hoặc
các tỉnh miền Tây Nam Bộ” (Công ty du lịch 1).
Chính quyền địa phương, các tổ chức phi
chính phủ và các cơ quan đào tạo đóng vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ để phát triển loại
hình kinh doanh này. Các cơ quan ban ngành
luôn có chủ trương và đưa ra nhiều chính sách
để thúc đẩy các hoạt động của du lịch nông
nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ
trợ việc di chuyển của khách du lịch cũng như
vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, chính quyền
địa phương cũng có các hoạt động liên quan
đến việc hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm trồng
trọt cho các trang trại có nhu cầu. “Huyện Đăk
Pơ cũng đang nỗ lực xây dựng thương hiệu và
biến trái cây thành một sản phẩm nông nghiệp
chính của địa phương để phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo” (Đại diện cơ quan
nhà nước (CQNN) 1). “Chính quyền và các
phòng chức năng của huyện cần nhanh chóng
hoàn thành khảo sát, đánh giá cụ thể điều kiện
đất đai và khí hậu, làm tiền đề để nhân giống
cây ăn quả ở khu vực này. Các xã trong địa
phương cũng liên kết với các doanh nghiệp bên
ngoài để tìm đầu ra ổn định cho cây trồng khi
bước vào thời kỳ thu hoạch. Đây được coi là
chìa khóa để nông dân cảm thấy an tâm trong
việc phát triển sản xuất” (CQNN 2). “Nhiều loại
cây ăn quả xã Cư An đã góp phần tạo điều kiện
sống cho nhiều hộ nông dân và sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Trong thời gian
tới, chúng tôi sẽ đưa ra nhiều chính sách đổi
mới để khuyến khích mọi người tiếp tục phát
triển cây ăn quả ở khu vực này” (CQNN 3).
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm
yếu của tình huống nghiên cứu
Thông qua kết quả phân tích từ 6 nhân tố đã
đề cập ở phần trên và sắp xếp vào mô hình
SWOT, kết quả cho thấy những cơ hội, thách
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 154
thức, điểm mạnh và điểm yếu tại xã Cư An như
sau:
(a) Cơ hội
Khu vực xã Cư An được chính quyền địa
phương hỗ trợ cả về mặt chính sách lẫn kinh
phí để phát triển du lịch dựa trên nguồn tài
nguyên hiện có. Bên cạnh đó, hiện nay có rất
nhiều công cụ hỗ trợ việc tiếp cận đến khách du
lịch như Agoda, Expedia, hay Tripadvisor,
trang trại có thể cung cấp thông tin và quảng
cáo trực tuyến để thu hút sự quan tâm của
khách du lịch nội địa lẫn quốc tế. Ngoài ra, hiện
nay các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng có
những chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn,
nên họ có thể hỗ trợ trong việc đưa các văn hóa
nông thôn ra thị trường.
(b) Mối đe dọa/ Thách thức
Hiện nay thách thức lớn nhất của địa phương
là sự cạnh tranh của các loại hình du lịch khác
trên địa bàn như du lịch ngắm cảnh (đồi thông,
thác nước) hay du lịch tâm linh (thăm chùa
chiền, đền miếu, nhà thờ). Đồng thời, du lịch
nông nghiệp cũng có thể là một trong mối đe
dọa cho môi trường sinh thái.
(c) Điểm mạnh
Xã Cư An sở hữu hơn 100 ha diện tích đất
nông nghiệp màu mỡ thích hợp cho việc trồng
các loại cây ăn trái, đặc biệt là na dai, đây chính
là một trong những điểm mạnh của khu vực này
so với các địa bàn khác. Ngoài ra, Cư An còn
có một vị trí địa lý thuận lợi, giáp với các xã Hà
Tam (có quần thể đồi thông và thác nước – khai
thác khu du lịch sinh thái), hay nằm gần huyện
Kongchro và huyện Kbang - hai khu vực có
nhiều làng văn hóa của người đồng bào (khai
thác du lịch cộng đồng). Do đó, nếu khách du
lịch đến Cư An có thể kết hợp tham quan các
vùng lân cận và ngược lại. Đồng thơi, Xung
quanh khu vực này còn nhiều vùng đất trống có
thể khai thác để xây dựng các dịch vụ khác
phục vụ cho khách du lịch như quán ăn, quán
cà phê, nhà nghỉ.
(d) Điểm yếu
Hiện nay hầu hết các chủ trang trại ở đây
chưa nhận ra tầm quan trọng của du lịch nông
nghiệp. Do đó họ chưa có sự đầu tư thỏa đáng
để thu hút khách du lịch trong việc truyền thông
tiếp thị cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng
thời các công ty du lịch trên địa bàn cũng chưa
có những chương trình du lịch kết hợp để phát
huy hết lợi thế du lịch tại đây.
4.2. Chiến lược phát triển du lịch nông nghiệp
Dựa trên các kết quả phân tích từ mô hình
SWOT, một số chiến lược phát triển du lịch
nông nghiệp được đề suất như sau:
(a) Chiến lược SO - Tân dụng điểm mạnh để
nắm bắt cơ hội
Chiến lược SO là một chiến lược được hình
thành bằng cách tận dụng các lợi thế từ nhân tố
nội tại để nắm bắt cơ hội phát triển. Xã Cư An
có thể áp dụng các hoạt động sau:
Mở rộng các vườn cây, cung cấp hoạt
động thu hoạch trái cây cho khách du lịch.
Kết hợp việc tham quan vườn cây với
hoạt động đạp xe đạp, câu cá.
Xây dựng các khu nghỉ ngơi hay các quầy
bán trái cây, quà lưu niệm.
(b) Chiến lược ST - Kết hợp điểm mạnh vượt
qua thách thức
Chiến lược ST là một chiến lược được thực
hiện bằng cách tận dụng các điểm mạnh và
lường trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Do
đó, các nông trại có thể:
Thiết kế các chương trình trồng cây xanh
để bảo vệ môi trường sinh thái.
Cung cấp các loại hình du lịch mang tính đặc
trưng để tạo sự khác biệt: du lịch sinh thái,
tìm hiểu văn hóa, lịch sử của địa phương.
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 155
(c) Chiến lược WO - Tận dụng cơ hội để khắc
phục điểm yếu
Chiến lược WO là một kỹ thuật tận dụng các
cơ hội từ môi trường bên ngoài khắc phục các
điểm yếu nội tại. Do đó các trang trại nên cân
nhắc đến việc:
Sử dụng các website của công ty du lịch
như một phương phương tiện quảng bá
trực tuyến (Tripadvisor, Agoda, Expedia).
Phát triển website riêng dành riêng cho
việc quảng bá du lịch nông nghiệp của
từng trang trại hoặc kết hợp quảng cáo
cho cả xã Cư An.
Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua
việc đào tạo nâng cao năng lực cho nông
dân và lực lượng lao động tại nông thôn
bằng cách hợp tác với các công ty du lịch,
hiệp hội phát triển nông thôn, và các tổ
chức phi chính phủ.
Hợp tác với các đại lý du lịch để thu hút
lượng khách từ các địa phương khác.
(d) Chiến lược WT - Phân tích điểm yếu và
thách thức
Chiến lược này được phát triển thông qua
việc các trang trại phải phân tích được điểm
mạnh của chính mình, cũng như hiểu rõ các
thách thức mình đang đối mặt từ bên ngoài để
có biện pháp ứng phó cho phù hợp. Các trang
trại có thể:
Gia tăng thêm giá trị vào các sản phẩm
nông nghiệp hiện có để giúp cho việc sản
xuất nông sản được bền vững (tạo ra các
sản phẩm chế biến thay cho sản phẩm thô).
Kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ quan ban
ngành để có các biện pháp và chính sách
phù hợp nhằm giúp cho các trang trại có
thêm kiến thức, kỹ năng, cũng như nguồn
vốn trong công tác phát triển du lịch dựa
trên nền tảng nông nghiệp sẵn có.
4.3. Đề xuất các mô hình phát triển du lịch
nông thôn
Từ các chiến lược trên, chúng tôi thấy du
lịch nông nghiệp có thể phân ra làm nhiều mô
hình khác nhau tùy theo đặc điểm của từng
trang trại như:
(a) Mô hình 1 - Một ngày làm nông dân
Khi triển khai mô hình “Một ngày làm nông
dân”, các trang trại nên cân nhắc đến nhu cầu
và quy mô của từng đoàn khách mà đưa ra
những chương trình phù hợp. Nếu đoàn khách
nhỏ hay thời gian lưu trú ngắn, một trang trại
có thể triển khai chương trình, nhưng trong
trường hợp lượng khách tham gia đông, họ có ý
định lưu trú trong thời gian dài, các trang trại
có thể kết hợp với nhau để đưa ra các dịch vụ
đa dạng và phong phú hơn. Khách du lịch có
thể đến trang trại, tìm hiểu về toàn bộ quy trình
từ gieo trồng đến thu hoạch, chế biến và tiếp thị
một loại nông sản nào đó. Trong trường hợp
nếu khách du lịch muốn lưu trú qua đêm, các
trang trại có thể cung cấp dịch vụ liên quan đến
việc ở và ăn uống để giúp họ có những trải
nghiệm thú vị hơn về đời sống nông dân.
(b) Mô hình 2 - “Mỗi người trồng một cái cây”
Mô hình này được triển khai tại những trang
trại vẫn còn nhiều diện tích đất trống, khi khách
du lịch đến tham quan, họ có thể mua một cây
giống mà họ thích sau đó sẽ tự trồng chúng
xuống và đặt tên cây theo ý thích của họ. Trang
trại sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc cây cho
khách, đến mùa thu hoạch khách du lịch có thể
ghé lại và hái trái cây để mang về. Khu vực núi
Đá Lửa là nơi có thổ nhưỡng đặc trưng, các
trang trại có thể chọn một số loại cây tiêu biểu
để đưa vào chương trình. Đồng thời, cũng nên
quy hoạch những khu vực phù hợp, thuận lợi
cho việc đi lại, để các khu vườn này trở thành
một nơi mang dấu ấn riêng, tạo tiền đề cho việc
tiếp thị các sản phẩm của địa phương.
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 156
(c) Mô hình 3 - “Mỗi chuyến đi là một sản
phẩm”
Các trang trại triển khai mô hình này có thể
thiết kế các quầy bán lẻ nông sản đặt ngoài
cổng trang trại hay ngay bên trong để khách du
lịch có thể dễ dàng nhìn thấy và mua làm quà
khi họ chuẩn bị rời khỏi nơi tham quan. Ngoài
ra, trang trại cũng có thể cung cấp dịch vụ chế
biến nông sản theo yêu cầu của khách nếu họ
lưu trú qua đêm và có ý định muốn thưởng thức
đặc sản tại địa phương thông qua đồ ăn hay
thức uống. Tuy nhiên để giúp khách du lịch có
ấn tượng và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng
nông sản, đòi hỏi các trang trại phải đầu tư vào
các hình thức đóng gói, bao bì để giúp cho việc
vận chuyển nông sản được dễ dàng, thuận tiện.
(d) Mô hình 4 - Kết hợp du lịch nông nghiệp
với khám phá lịch sử, văn hóa địa phương
Đăk Pơ không chỉ là nơi có những trang trại
rau quả có chất lượng mà còn nổi tiếng bởi các
di tích lịch sử quốc gia như tượng đá Chăm (xã
Tân An); Đá Ông Nhạc (xã Phú An). Cách xã
Cư An khoảng 2 km dọc theo đường quốc lộ là
Di tích tượng đài Chiến thắng Đăk Pơ, nơi lưu
giữ các tài liệu, tranh ảnh và các vật dụng trong
các trận chiến. Nơi này đã trở thành một "địa
chỉ đỏ" của giáo dục truyền thống cách mạng,
tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho
thế hệ trẻ của người dân địa phương cũng như
người dân trong và ngoài tỉnh. Cùng với tiềm
năng về du lịch sinh thái và du lịch nông
nghiệp, Đăk Pơ cũng có tiềm năng phát triển du
lịch cộng đồng với những ngôi làng hoang sơ
của người Bahnar. Với những ngôi nhà sàn còn
nguyên vẹn, những làng nghề thủ công truyền
thống như dệt thổ cẩm, đan lát, văn hóa cồng
chiêng hoặc các nghi lễ dân gian độc đáo được
người đồng bào lưu giữ, làng Hway (xã Hà
Tam) trở thành một trong những điểm đến thú
vị cho khách du lịch. Dựa trên những lợi thế
này, loại hình du lịch kết hợp sẽ trở thành thế
mạnh cho địa phương để cạnh tranh với các khu
vực khác.
5. Kết luận
Mặc dù du lịch nông nghiệp mang lại nhiều
lợi ích cho các trang trại, nhưng để triển khai
hình thức này đòi hỏi các chủ trang trại phải có
sự đầu tư đúng mức cả tài nguyên và công sức
vì hình thức này là sự kết nối của nhiều nhóm
đối tác khác nhau. Dựa theo đặc tính của du
lịch nông nghiệp, thì hình thức này có quan hệ
mật thiết với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đó là việc đưa du lịch vào hệ sinh thái ở
nông thôn và được cung cấp bởi các hộ nông
dân. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu
du lịch nông nghiệp với mục đích đưa ra những
chiến lược phát triển và mô hình triển khai dựa
trên việc phân tích 6 nhóm nhân tố liên quan
như thị trường người tiêu dùng, lao động,
nguồn nguyên vật liệu, giao thông vận tải, các
dịch vụ tiện ích, và và nguồn vốn. Thông qua
việc phân tích một tình huống tại xã Cư An và
vận dụng kết hợp phương pháp MCDS (phân
tích đa tiêu chí hỗ trợ ra quyết định) nằm trong
phạm vi phân tích của mô hình SWOT (phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
để đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố để
tìm ra các chiến lược và mô hình phát triển du
lịch nông nghiệp. Kết quả phân tích dữ liệu
cũng cho thấy các cơ quan nhà nước và các chủ
trang trại khẳng định tầm quan trọng của việc
triển khai hoạt động du lịch nông nghiệp. Tuy
nhiên trên thực tế, các trang trại vẫn chưa khai
thác triệt để lợi ích của hoạt động này.
Tài liệu tham khảo
[1] Awan, S. A., Saeed, A., & Zhuang, P. J. P. (2016).
The Prospects of Agritourism Development in
China. 7(5).
[2] Boys, K. A., DuBreuil White, K., & Groover, G. J. J.
o. S. T. (2017). Fostering rural and agricultural
tourism: exploring the potential of geocaching.
25(10), 1474-1493.
[3] Buong, D. H. (2019). “Triple Helix” with the
Application of High-tech in Agriculture According
Nguyễn Hoàng Hiếu, Hà Thị Như Hằng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 146-157 157
to Market Demand. VNU Journal of Science: Policy
and Management Studies, 35(2).
[4] Crabtree, B. F., & Miller, W. L. (1999). Doing
qualitative research: sage publications.
[5] Crowe, S., Cresswell, K., Robertson, A., Huby, G.,
Avery, A., & Sheikh, A. J. B. m. r. m. (2011). The
case study approach. 11(1), 100.
[6] Nepal, R., al Irsyad, M. I., & Nepal, S. K. (2019).
Tourist arrivals, energy consumption and pollutant
emissions in a developing economy–implications
for sustainable tourism. Tourism Management, 72,
145-154.
[7] Nguyen, N., Suwanno, S., Thongma, W., &
Visuthismajarn, P. (2018). The attitudes of residents
towards agro-tourism impacts and its effects on
participation in agro-tourism development: The case
study of Vietnam. African Journal of Hospitality,
Tourism and Leisure, 7(4).
[8] Phương, N. T. D. (2012). Phát triển du lịch nông thôn
ở Tây Nam Bộ: tiềm năng và thách thức. Journal of
Scientific and Research Publications, 2(12).
[9] Santeramo, F. G., Barbieri, C. J. T. P., &
Development. (2017). On the demand for
agritourism: a cursory review of methodologies and
practice. 14(1), 139-148.
[10] Sloagett, G., & Woods, M. D. (2003). Critical
Factors in Attracting New Business and Industry in
Oklahoma.
[11] Sorupia, E. (2005). Rethinking the role of
transportation in tourism. Paper presented at the
Proceedings of the Eastern Asia Society for
Transportation Studies.
[12] Tseng, M.-L., Chang, C.-H., Wu, K.-J., Lin, C.-W.
R., Kalnaovkul, B., & Tan, R. R. J. S. (2019).
Sustainable Agritourism in Thailand: Modeling
Business Performance and Environmental
Sustainability under Uncertainty. 11(15), 4087.
[13] Van Buuren, A., Eshuis, J., & Van Vliet, M. (2014).
Action research for climate change adaptation:
Developing and applying knowledge for
governance: Routledge.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_mo_hinh_phat_trien_du_lich_nong_nghiep_tai_huyen_da.pdf