Kỹ thuật đo
Đo FeNO được thực hiện đúng theo khuyến
cáo của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ và Hội Hô hấp
Châu Âu(10,12,13) bằng máy đo cầm tay NObreath.
Tất cả bệnh nhân đều được đo cùng một thời
điểm trong ngày (± 2 giờ) để tránh sự khác biệt
về nồng độ FeNO theo nhịp sinh học.
Kỹ thuật đo được thực hiện theo hướng dẫn
của hãng sản xuất và được tóm lược như sau:
đối tượng tham gia nghiên cứu ngồi thẳng đứng
không cần dùng kẹp mũi, sau đó hít vào thật
sâu và sau đó 3 giây thì thổi vào ống ngậm ở
miệng nối với bộ phận lọc và máy đo khi có tín
hiệu. Thời gian thở ra trung bình là 16 giây được
hiển thị trên màn hình cảm ứng. Khi thổi ra cần
phải giử cho viên bi trong ống thổi ở mức vạch
định sẳn của ống ngậm để đảm bảo lưu lượng
khí thở ra là 50 ml/giây.
Thời gian thở ra cần thiết là khoảng 10 - 12
giây để đảm bảo độ chính xác của kỹ thuật và
vạch thời gian báo hiệu được hiển thị trên màn
hình cảm ứng. Các lần đo được lập lại sau một
khoảng nghỉ ngắn cho đến khi 2 giá trị được
chấp nhận dựa vào tiêu chuẩn sau: khác biệt là ±
2,5 ppb cho kết quả FeNO < 50 ppb và ± 5 ppb
cho kết quả FeNO ≥ 50 ppb. Tối đa là có 6 lần đo
được thực hiện cho mỗi đối tượng. Giá trị trung
bình của hai lần đo đúng cách được ghi nhận để
phân tích.
* Phân tích thống kê
Phần mềm SPSS phiên bản 16.0 được sử
dụng để tính toán thống kê. Các thông số định
tính được biểu diễn bằng trung bình ± độ lệch
chuẩn. So sánh các thông số định lượng được
thực hiện bằng phép kiểm t-Student. Mối liên
quan giữa các biến số được kết luận dựa vào sự
tương quan tuyến tính ước.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mô hình “tham vấn phối hợp giữa nhân viên y tế và nhân viên xã hội” của chương trình phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại bệnh viện Hùng Vương (2010-2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
30
oxide (reveno) study. Respir Res 2006; 7:94.
18. Pisi R, Aiello M, Tzani P, Marangio E, Olivieri D, Chetta A.
Measurement of fractional exhaled nitric oxide by a new
portable device: comparison with the standard technique. J
Asthma. 2010; 47(7):805-9.
19. Raed A. Dweik, Peter B. Boggs, Serpil C. Erzurum, Charles
G. Irvin, Margaret W. Leigh, Jon O. Lundberg, Anna-Carin
Olin, Alan L. Plummer, D. Robin Taylor. An Official ATS
Clinical Practice Guideline: Interpretation of Exhaled Nitric
Oxide Levels (FENO) for Clinical Applications on behalf of
the American Thoracic Society Committee on Interpretation
of Exhaled Nitric Oxide Levels (FENO) for Clinical
Applications. Am J Respir Crit Care Med 2011; 184; 602–
615.
20. Smith AD, Cowan JO, Filsell S, McLachlan CR,
Monti‐Sheehan G, Jackson P, Taylor DR. Diagnosing
asthma: comparisons between exhaled nitric oxide
measurements and conventional tests. Am J Respir Crit Care
Med 2004; 169: 473 ‐ 8.
21. Travers J, Marsh S, Aldington S, Williams M, Shirtcliffe P,
Pritchard A, Weatherall M, Beasley R. Reference ranges for
exhaled nitric oxide derived from a random community
survey of adults. Am J Respir Crit Care Med 2007; 176:238–
242.
22. Tsang KW, Ip SK, Leung R, Tipoe GL, Chan SL, Shum IH, Ip
MS, Yan C, Fung PC, Chan-Yeung M, Lam W. Exhaled nitric
oxide: the effects of age, gender and body size. Lung.
2001;179(2):83-91.
23. Tsuburai T, Tsurikisawa N, Morita S, Hasunuma H,
Kanegae H, Ishimaru Y, Fukutomi Y, Tanimoto H, Ono E,
Oshikata C, Sekiya K, Otomo M, Maeda Y, Taniguchi M,
Ikehara K, Akiya-ma K. Relationship between exhaled nitric
oxide measured by two offline methods and bronchial
hyperresponsiveness in Japanese adults with asthma.
Allergol Int 2008; 1:57.
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH “THAM VẤN PHỐI HỢP GIỮA NHÂN VIÊN Y
TẾ VÀ NHÂN VIÊN XÃ HỘI” CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA
LÂY TRUYỀN HIV/AIDS TỪ MẸ SANG CON
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG (2010-2011)
Vũ Thị Nhung*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Một mô hình tham vấn mới hiện nay đã bắt đầu triển khai tại BV Hùng Vương
do chương trình PLTMC của TP HCM tài trợ từ cuối năm 2008, trong đó, công tác tham vấn và tiếp cận
không chỉ do cán bộ y tế thực hiện mà còn có sư tham gia hỗ trợ của nhân viện xã hội là người có HIV (+)
nhằm giúp giảm tỷ lệ mất dấu (hiện nay là 30%), nhờ đó có thể đánh giá hiệu quả chương trình PLTMC
chính xác hơn. Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá mô hình nói trên.
Phương pháp tiến hành: Nghiên cứu dọc tiền cứu tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn được đưa vào
chương trình phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con đến sanh tại Bệnh viện Hùng Vương. Thời gian
nghiên cứu từ 1/9/2010 đến 15/5/2011.
Kết quả: Trong thời gian 8,5 tháng đã thực nhận vào nghiên cứu được 200 trường hợp sản phụ có
HIV (+) đến sanh tại Bệnh viện Hùng Vương. Kết quả ghi nhận như sau: Tỷ lệ mất dấu sau 1 tháng là 2%.
và đến 6 tháng sau sanh mất dấu 5,5%. Qua đó biết được số trường hợp trẻ có HIV RNA (+) là 3,6%
Kết luận: Mô hình mới đã mang lại kết quả rất tốt vì giúp tỷ lệ mất dấu giảm thấp gần gấp 15 lần so với
trước đây, giúp bệnh nhân gắn bó với chương trình tốt hơn, gián tiếp làm giảm sự lây nhiễm căn bệnh thế kỷ
này.
Từ khóa: Nhân viên xã hội – tỷ lệ mất dấu – HIV RNA – mô hình tham vấn HIV
* Hội Phụ Sản TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS. TS Vũ Thị Nhung ĐTDĐ:0903383005 Email: bsvtnhung@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
29
khối cơ thể ở nhóm tuổi này (Bảng 4). Kết quả
này cho thấy có sự gia tăng của FeNO theo sự
phát triển của từ trẻ nhỏ cho đến giai đoạn
trưởng thành: giá trị FeNO thấp ở 6 tuổi (4
ppb) và cao nhất ở 19 tuổi (19 ppb). Ở giai
đoạn trưởng thành và quá trình lão hóa,
FeNO thay đổi không đáng kể.
Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu được trình bày được thực hiện
trên một quần thể dân số nhỏ, sinh sống tại
khu vực có mức độ ô nhiễm thấp và ở độ cao
1.500 mét so với mực nước biển, nên giá trị
FeNO trung bình đo được chưa thể đại diện
chung cho quần thể dân số Việt Nam. Dù
rằng sự thay đổi của FeNO theo độ cao là
không có sự khác biệt ý nghĩa theo kết qủa
nghiên cứu của Brown và cộng sự (4). Tuy
nhiên, cần thực hiện thêm các nghiên cứu trên
một dân số lớn hơn và ở những vùng địa lý
khác nhau để hiểu thêm về sự thay đổi của
FeNO ở người Việt Nam bình thường và
trong các trường hợp bệnh lý.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu này cho thấy giá trị
FeNO bình thường ở người Việt Nam sinh
sống tại Đà Lạt nằm trong giới hạn chấp
nhận của khuyến cáo chung khi đo bằng
máy cầm tay NObreath. Ở trẻ em và người
trẻ, có mối tương quan có ý nghĩa giữa
FeNO với tuổi, chiều cao và cân nặng. Đây
là giá trị FeNO được công bố lần đầu tại
Việt Nam giúp làm giá trị tham chiếu cho
các nghiên cứu khác trong tương lai. Với
tiện ích của các thế hệ máy đo FeNO cầm
tay, việc đo FeNO thường quy trong chẩn
đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý hô
hấp mãn tính, nhất là bệnh hen sẽ là rất cần
thiết.
Cám ơn: BS Jean-Paul Homasson, Chủ tịch Hội Phổi Pháp - Việt
(AFVP) và GS.TS. Đinh Xuân Anh Tuấn, ĐH Y Khoa Paris Descartes
đã tham gia ý kiến cho nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alving K, Weitzberg E, Lundberg JM. Increased amount of
nitric oxide in exhaled air of asthmatics. Eur Respir J 1993;
6:1368-70.
2. American Thoracic Society. Recommendations for
standardized procedures for the on-line and off-line
measurement of exhaled lower respiratory nitric oxide and
nasal nitric oxide in adults and children. Am J Respir Crit
Care Med 1999; 160:2104–2117.
3. American Thoracic Society/European Respiratory Society.
ATS/ERS recommendations for standardized procedures for
the online and offline measurement of exhaled lower
respiratory nitric oxide and nasal nitric oxide, 2005. Am J
Respir Crit Care Med 2005; 171:912–930.
4. Brown DE, Beall CM, Strohl KP, Mills PS. Exhaled nitric
oxide decreases upon acute exposure to high-altitude
hypoxia. Am J Hum Biol. 2006 Mar-Apr;18(2):196-202.
5. Dressel H, de la Motte D, Reichert J, Ochmann U, Petru R,
Angerer P, Holz O, Nowak D, Jorres RA. Exhaled nitric
oxide: independent effects of atopy, smoking, respiratory
tract infection, gender and height. Respir Med 2008;
102:962–969.
6. Dweik RA. The promise and reality of nitric oxide in the
diagnosis and treatment of lung disease. Cleve Clin J Med
2001; 68:486, 488,490, 493.
7. Global strategy for asthma management and prevention
(GINA) updated 2011. www.ginasthma.org
8. Gogate S, Katial R. Pediatric biomarkers in asthma: exhaled
nitric oxide, sputum eosinophils and leukotriene E4. Curr
Opin Allergy Clin Immunol 2008; 8:154 ‐ 7.
9. Gustafsson LE, Leone AM, Persson MG, et al. Endogenous
nitric oxide is present in the exhaled air of rabbits, guinea
pigs and humans. Biochem Biophys Res Commun 1991; 181:
852-7.
10. Haight RR, Gordon RL, Brooks SM. The effects of age on
exhaled breath nitric oxide levels. Lung 2006; 184(2):113-9.
11. Jöbsis Q, Raatgeep HC, Hop WC, de Jongste JC. Controlled
low flow off line sampling of exhaled nitric oxide in
children. Thorax 2001; 56(4):285-9.
12. Kharitonov SA, Gonio F, Kelly C, Meah S, Barnes PJ.
Reproducibility of exhaled nitric oxide measurements in
healthy and asthmatic adults and children. Eur Respir J
2003; 21:433–438.
13. Lan MJ, Leung DY, McCormick DR, Harbeck R, Szefler SJ,
Whi-te CW. Comparison of exhaled nitric oxide, serum
eosinophilic cationic protein, and soluble interleukin‐2
receptor in exacer-bation of pediatric asthma. Pediatr
Pulmonol 1997; 24:305‐11.
14. Malmberg LP, Petäys T, Haahtela T, Laatikainen T,
Jousilahti P, Vartiainen E, Mäkelä MJ. Exhaled nitric oxide in
healthy nonatopic school-age children: determinants and
height-adjusted reference values. Pediatr Pulmonol. 2006;
41(7):635-42.
15. Olin AC, Andelid K, Vikgren J, Rosengren A, Larsson S,
Bake B, Ekberg-Jansson A. Single breath N2-test and
exhaled nitric oxide in men. Respir Med 2006; 100(6):1013-9.
16. Olin AC, Rosengren A, Thelle DS, Lissner L, Bake B, Torén
K. Height, age, and atopy are associated with fraction of
exhaled nitric oxide in a large adult general population
sample. Chest 2006; 130(5):1319-25.
17. Olivieri M, Talamini G, Corradi M, Perbellini L, Mutti A,
Tantucci C, Malerba M. Reference values for exhaled nitric
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
28
đăng trên Journal of Asthma vào năm 2010,
Pisi và cộng sự(18) đã chứng minh rằng giá trị
FeNO đo bằng máy cầm tay NObeath và máy
lớn NIOX không có sự khác biệt đáng kể và
các tác giả đã kết luận rằng máy NObreath rất
tiện dụng trong tầm soát FeNO trong dân số
chung. Do vậy sự khác biệt về giá trị trung
bình của FeNO trong hai nghiên cứu không
liên quan đến vấn đề máy đo sử dụng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho
thấy có một sự khác biệt về trị số FeNO ở trẻ
em và người trưởng thành. Trong một nghiên
cứu được thực hiện trên 73 trẻ em độ tuổi
trung bình là 12 tuổi, Jöbsis và cộng sự (11) đã
báo cáo rằng giá trị FeNO đo được bằng
phương pháp hoá huỳnh quang là 10,5 ± 1,1
ppb. Kết quả này cũng tương tự như nghiên
cứu của Malmberg và cộng sự (14) trên 114 trẻ
em tiểu học, giá trị FeNO trung bình đo được
là 10,3 ppb. Kết quả FeNO phân theo nhóm
tuổi < 20 tuổi trong nghiên cứu chúng tôi là
10,7 ± 4,7 ppb (Bảng 3), tương tự như các tác
giả kể trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có
mối tương quan giữa FeNO và tuổi trong dân
số nghiên cứu chung (r = 0,003; P = 0,557; Bảng
2). Tuy nhiên trong nhóm < 20 tuổi thì có mối
liên quan giữa FeNO và tuổi (r = 0,149; P =
0,032; Bảng 4): FeNO thấp ở trẻ nhỏ và cao
hơn ở trẻ lớn với khoảng thay đổi từ 4 - 19
ppb. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy
rằng ở người bình thường, FeNO thay đổi từ 5
- 25 ppb ở trẻ em, và 5 - 35 ppb ở người
trưởng thành. Giá trị thấp ở trẻ em gợi ý rằng
FeNO thay đổi tùy theo tuổi phát triển. Tuy
nhiên một số nghiên cứu cho thấy có sự gia
tăng của FeNO sau tuổi trưởng thành. Haight
và cộng sự (10) đã thực hiện nghiên cứu trên
một nhóm nhỏ người trưởng thành đã cho
thấy rằng FeNO ở người trưởng thành trẻ tuổi
(trung bình là 24 tuổi) là 18,7 ppb và ở người
già (tuổi trung bình là 72 tuổi) là 36,9 ppb.
Một số nghiên cứu khác đã công bố FeNO ở
nguời trưởng thành khỏe mạnh thay đổi từ 10
- 16 ppb (17,16). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, sau 20 tuổi thì không có mối tương quan
giữa FeNO và tuổi trong dân số nghiên cứu
(Bảng 2); và cũng không có sự khác biệt của
FeNO giữa các nhóm tuổi nghiên cứu. Thật
vậy, mối liên quan giữa FeNO và tuổi sau khi
trưởng thành vẫn chưa được làm sáng tỏ vì
lúc này ngoài các yếu tố nội tại chưa được biết
đến và chiều cao đã ngừng thay đổi sau tuổi
trưởng thành.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy là
FeNO trung bình trong dân số chung không
có tương quan có ý nghĩa với giới (11,0 ± 6,0
ppb ở nam so với 10,1 ± 5,3 ppb ở nữ), cân
nặng và chỉ số khối cơ thể (Bảng 2). Tuy nhiên
có sự tương quan nhẹ giữa FeNO trung bình
trong dân số chung và chiều cao (r = 0,047, P =
0,002; Bảng 2). Điều này cho thấy chiều cao là
một yếu tố quan trọng trong sự gia tăng của
trị số FeNO. Do vậy, mối tương quan rõ nét
giữa FeNO và tuổi trong nhóm đối tượng
nghiên cứu < 20 tuổi có thể do bởi sự gia tăng
FeNO theo chiều cao. Trong nhóm tuổi này,
có mối tương quan chặt chẽ giữa tuổi và chiều
cao (r = 0,757; P < 0,0001). Kết quả nghiên cứu
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa
FeNO và chiều cao của trẻ dưới 20 tuổi (r =
0,267, P = 0,003; Bảng 4). Malmberg và cộng sự
(14) đã chứng minh rằng có sự gia tăng của
FeNO từ 7 đến 14 ppb tương ứng với chiều
cao tăng từ 120 lên 180 cm. Trong nghiên cứu
chúng tôi thì FeNO thay đổi từ 5 – 19 ppb
tương ứng với sự gia tăng chiều cao từ 117 –
171 cm. Theo các tác giả Olin (21) và Tsang
(22), sự gia tăng của FeNO ở trẻ nhỏ theo tuổi
và chiều cao có thể do bởi sự gia tăng đường
kính của đường dẫn khí.
Ngoài ra, ở nhóm đối tượng trẻ < 20 tuổi,
kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan
có ý nghĩa giữa FeNO và cân nặng (r = 0,273,
P = 0,003; Bảng 4). Trong nhóm tuổi này,
nghiên cứu về mối tương quan giữa tuổi -
chiều cao – cân nặng cho thấy có mối liên
quan rất chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng
theo tuổi (r = 0,807; P < 0,0001). Tuy nhiên
không có mối liên quan giữa FeNO với chỉ số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
27
Bảng 4. Liên quan giữa FeNO và đặc điểm dân số phân bố theo nhóm tuổi
Tương quan Tuổi (năm) Giới Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) BMI
< 20 tuổi (N = 31)
FeNO = 10,7 ± 4,7 ppb
r = 0,149
P = 0,032
r = 0,004
P = 0,750
r = 0,267
P = 0,003
r = 0,273
P = 0,003
r = 0,034
P = 0,323
20 – 39 tuổi (N = 36)
FeNO = 9,7 ± 6,4 ppb
r < 0,001
P = 0,901
r = 0,062
P = 0,144
r = 0,084
P = 0,086
r = 0,104
P = 0,055
r = 0,078
P = 0,261
40 – 59 tuổi (N = 35)
FeNO = 11,7 ± 5,4 ppb
r < 0,001
P = 0,995
r = 0,014
P = 0,564
r = 0,053
P = 0,258
r = 0,024
P = 0,448
r = 0,108
P = 0,101
≥ 60 tuổi (N = 31)
FeNO = 9,9 ± 5,5 ppb
r = 0,075
P = 0,206
r = 0,010
P = 0,644
r = 0,007
P = 0,708
r = 0,006
P = 0,719
r = 0,023
P = 0,488
BMI: Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể
Hình 1A. Liên quan giữa FeNO và chiều cao ở
nhóm tuổi < 20.
Hình 1B. Liên quan giữa FeNO và cân nặng ở
nhóm tuổi < 20
.
BÀN LUẬN
Đo FeNO có vai trò quan trọng trong việc
đánh giá tình trạng viêm của đường dẫn khí
và nhất là trong chẩn đoán và theo dõi điều
trị hen. Dù rằng trị số FeNO bình thường đã
được nghiên cứu thực hiện trên nhiều nhóm
chủng tộc khác nhau, giá trị FeNO ở người
Việt Nam bình thường vẫn chưa được biết
đến. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng: 1)
Trị số FeNO ở người Việt Nam bình thường
trung bình là: 10,4 ± 5,5 ppb và không có mối
tương quan giữa FeNO so với tuổi, giới, cân
nặng và chỉ số khối cơ thể trong dân số
chung; 2) Có mối tương quan nhẹ giữa FeNO
và chiều cao trong dân số nghiên cứu; 3) Có
mối tương quan có ý nghĩa giữa FeNO với
tuổi, chiều cao và cân nặng trong nhóm dân
số < 20 tuổi.
Trị số FeNO ở người bình thường đo được
với lưu lượng thở ra dù đã được chuẩn hoá là
50 ml/giây thì rất thay đổi tùy theo nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị
FeNO không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
các nhóm tuổi và giá trị FeNO trung bình đo
được bằng máy NObreath là 10,4 ± 5,5 ppb
(Bảng 1). Trong một nghiên cứu được thực
hiện trên 59 trẻ em và người lớn, Kharitonov
và cộng sự đã cho thấy giá trị FeNO trung
bình đo bằng phương pháp hoá huỳnh quang
với máy NIOX (Thụy Sĩ) là khoảng 16,3
ppb(14). Sự khác biệt về trị số trung bình này là
do liên quan đến sự phân bố về tuổi khác
nhau trong mỗi nghiên cứu kèm theo sự khác
biệt về đặc điểm nhân chủng học của quần thể
nghiên cứu. Ngoài ra, trong một nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
26
trung bình là 52 ± 11 kg. Giá trị FeNO trung bình
là 10,4 ± 5,5 ppb. Đặc điểm dân số nghiên cứu
được trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Số lượng
(N, người)
Tuổi trung bình
(năm)
Nam
(%)
Nữ
(%)
Chiều cao
(cm)
Cân nặng (kg) BMI FeNO
(ppb)
133 37 ± 21 45% 55% 155 ± 15 52 ± 11 21,5 ± 3,2 10,4 ± 5,5
(BMI = Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể; ppb: một phần tỷ thể tích)
Tương quan giữa FeNO và đặc điểm dân
số nghiên cứu
Tương quan giữa FeNO và đặc điểm chung
của dân số nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2.
Kết quả cho thấy có mối tương quan nhẹ có ý
nghĩa giữa FeNO và chiều cao (r = 0,047 và P =
0,020). Ngoài ra, không có mối liên quan giữa
FeNO với tuổi, giới, cân nặng và chỉ số khối cơ
thể (BMI). Giữa nam và nữ, dù rằng giá trị FeNO
ở nam hơi cao hơn nữ nhưng không có sự khác
biệt có ý nghĩa về FeNO giữa hai giới: 11,0 ± 6,0
ppb ở nam (N = 60) so với 10,1 ± 5,3 ppb ở nữ (N
= 73), P = 0,393.
Bảng 2. Tương quan giữa FeNO và đặc điểm dân số nghiên cứu
Tương quan (r, P) Tuổi (năm) Giới Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) BMI
FeNO = 10,4 ± 5,5 ppb
N = 133 người
r = 0,003
P = 0,557
r = 0,006
P = 0,393
r = 0,047*
P = 0,020
r = 0,023
P = 0,101
r = 0,002
P = 0,663
(BMI: chỉ số khối cơ thể; *: tương quan có ý nghĩa)
Phân bố FeNO theo nhóm tuổi
Đặc điểm dân số nghiên cứu phân theo
nhóm tuổi được trình bày tại Bảng 3.
Giá trị trung bình của FeNO ở nhóm < 20
tuổi, 20 - 39 tuổi, 40 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi lần lượt
là 10,7 ± 4,7 ppb, 9,7 ± 6,4 ppb, 11,7 ± 5,4 ppb, và
9,9 ± 5,5 ppb. Không có sự khác biệt có ý nghĩa
về FeNO trung bình giữa các nhóm tuổi (P >
0,05). Giá trị FeNO trung bình thay đổi từ 10 - 12
ppb cho mọi nhóm tuổi.
Bảng 3. Phân bố FeNO theo nhóm tuổi và đặc điểm dân số nghiên cứu
Nhóm tuổi < 20 tuổi 20 – 39 tuổi 40 – 59 tuổi ≥ 60 tuổi
Số lượng (N, người) 31 36 35 31
Nam / Nữ 12/19 14/22 18/17 16/15
Tuổi trung bình (năm) 16 ± 5 24 ± 6 50 ± 6 68 ± 8
Chiều cao (cm) 149 ± 15 158 ± 7 159 ± 8 156 ± 8
Cân nặng (kg) 45 ± 10 53 ± 9 55 ± 9 58 ± 13
BMI (kg/m2) 19,9 ± 2,1 21,2 ± 2,6 21,9 ± 3,3 23,7 ± 4,0
FeNO (ppb) 10,7 ± 4,7* 9,7 ± 6,4* 11,7 ± 5,4* 9,9 ± 5,5*
(BMI: chỉ số khối cơ thể; *: khác biệt không có ý nghĩa giữa các nhóm, P > 0,05)
Mối tương quan giữa FeNO và đặc điểm
dân số phân bố theo nhóm tuổi
Mối tương quan giữa FeNO và đặc điểm
dân số nghiên cứu theo nhóm tuổi (cách biệt
20 tuổi) được trình bày tại Bảng 4.
Ở nhóm tuổi < 20 tuổi, giá trị FeNO trung
bình thay đổi tùy theo tuổi, chiều cao và cân
nặng. Có mối tương quan có ý nghĩa giữa FeNO
với tuổi, chiều cao và cân nặng (Hình 1A-B);
tương ứng với hệ số tương quan là r = 0,149 (P =
0,032), r = 0,267 (P = 0,003) và r = 0,273 (P = 0,003).
Tuy nhiên trong nhóm tuổi này không có mối
tương quan giữa FeNO với giới và chỉ số khối
cơ thể (BMI) (r = 0,004, P = 0,75; r = 0,034, P =
0,323).
Ở các nhóm tuổi ≥ 20 tuổi, không có mối
tương quan giữa FeNO theo tuổi, giới, chiều
cao, cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
25
Nghiên cứu khảo sát cắt ngang và đối
tượng nghiên cứu được chọn lựa ngẫu nhiên
trong các đợt khám sức khỏe định kỳ.
Tiêu chuẩn chọn lựa
Không hút thuốc lá; không có bệnh lý
đường hô hấp đã được chẩn đoán và điều trị <
3 tháng và hiện tại không có triệu chứng về
hô hấp sau đây: ho, khạc đàm, khó thở, thở
khò khè hoặc thở rít; không có bệnh lý về Tai -
Mũi - Họng đã được chẩn đoán và điều trị < 3
tháng và hiện tại không có triệu chứng như là:
nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi hoặc đau họng;
không có bệnh lý dị ứng đi kèm: chàm, viêm
da dị ứng, viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng;
không có bệnh lý nội khoa khác đã được chẩn
đoán và đang điều trị; không có tiền căn mắc
các bệnh sau: hen phế quản, viêm phế quản
mạn, lao phổi, viêm mũi dị ứng; trẻ em trên 6
tuổi và người trưởng thành có khả năng thực
hiện việc đo đúng phương pháp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có một trong các yếu tố kể trên; không
thực hiện được việc đo đúng phương pháp;
gắng sức thể lực trong vòng 1 giờ trước khi
đo; sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc
lá trước khi đo và đang sử dụng thực phẩm
chức năng giàu nitrát.
Phương pháp đo
- Máy đo: NObreath (Hãng sản xuất:
Bedfont Scientific Ltd, Anh).
Nguyên tắc hoạt động của máy là đo
FeNO bằng kỹ thuật cảm ứng điện hoá học.
Dựa trên nguyên lý là bất kỳ loại khí nào khi
bị oxy hoá do phản ứng điện hoá học thì đều
có thể phát hiện được bằng bộ phận cảm ứng.
Một đặc tính quan trọng của máy đo cầm tay
NObreath là có thể phát hiện nồng độ FeNO <
5 ppb. Máy NObreath luôn được chuẩn hoá
mỗi tháng và định chuẩn sau mỗi lần thực
hiện được 1.000 phép đo.
- Kỹ thuật đo
Đo FeNO được thực hiện đúng theo khuyến
cáo của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ và Hội Hô hấp
Châu Âu(10,12,13) bằng máy đo cầm tay NObreath.
Tất cả bệnh nhân đều được đo cùng một thời
điểm trong ngày (± 2 giờ) để tránh sự khác biệt
về nồng độ FeNO theo nhịp sinh học.
Kỹ thuật đo được thực hiện theo hướng dẫn
của hãng sản xuất và được tóm lược như sau:
đối tượng tham gia nghiên cứu ngồi thẳng đứng
không cần dùng kẹp mũi, sau đó hít vào thật
sâu và sau đó 3 giây thì thổi vào ống ngậm ở
miệng nối với bộ phận lọc và máy đo khi có tín
hiệu. Thời gian thở ra trung bình là 16 giây được
hiển thị trên màn hình cảm ứng. Khi thổi ra cần
phải giử cho viên bi trong ống thổi ở mức vạch
định sẳn của ống ngậm để đảm bảo lưu lượng
khí thở ra là 50 ml/giây.
Thời gian thở ra cần thiết là khoảng 10 - 12
giây để đảm bảo độ chính xác của kỹ thuật và
vạch thời gian báo hiệu được hiển thị trên màn
hình cảm ứng. Các lần đo được lập lại sau một
khoảng nghỉ ngắn cho đến khi 2 giá trị được
chấp nhận dựa vào tiêu chuẩn sau: khác biệt là ±
2,5 ppb cho kết quả FeNO < 50 ppb và ± 5 ppb
cho kết quả FeNO ≥ 50 ppb. Tối đa là có 6 lần đo
được thực hiện cho mỗi đối tượng. Giá trị trung
bình của hai lần đo đúng cách được ghi nhận để
phân tích.
* Phân tích thống kê
Phần mềm SPSS phiên bản 16.0 được sử
dụng để tính toán thống kê. Các thông số định
tính được biểu diễn bằng trung bình ± độ lệch
chuẩn. So sánh các thông số định lượng được
thực hiện bằng phép kiểm t-Student. Mối liên
quan giữa các biến số được kết luận dựa vào sự
tương quan tuyến tính ước.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ 01/08/2011 –
01/02/2012 có tổng cộng 133 người tham gia
nghiên cứu tại Đà Lạt. Tuổi trung bình là 37 ± 21
tuổi. Bao gồm 60 nam (45%) và 73 nữ (55%).
Chiều cao trung bình là 155 ± 15 cm. Cân nặng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_mo_hinh_tham_van_phoi_hop_giua_nhan_vien_y_te_va_nh.pdf