Phù mạch không có liên quan có ý nghĩa với
nhiễm trùng H. pylori (nồng độ kháng thể IgG và
IgM không có liêu quan với tình trạng phù
mạch). Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không
có ý nghĩa với tình trạng nhiễm H. pylori ở
nghiên cứu này. Tương tự, giới tính không ảnh
hưởng lên nồng độ kháng thể IgM và IgG trên
các bệnh nhân nhiễm H. pylori. Nếu nhiễm H.
pylori được điều tra bằng các phương pháp khác
như phát hiện kháng nguyên trong phân, test
hơi thở, hoặc kháng thể anti‐Lpp20 của H. pylori
thì có thể nhiễm H. pylori sẽ cao hơn. Người ta
khuyến cáo cần có thêm các nghiên cứu cỡ mẫu
lớn hơn, tại đa trung tâm sẽ làm sáng tỏ và
khẳng định thêm giữa sự nhiễm H. pylori với
tình trạng MĐMT, đồng thời đưa ra khuyến cáo
sàng lọc kiểm tra nhiễm vi khuẩn H. pylori trên
các đối tượng có MĐMT hay không vì điều này
quan trọng liên quan đến kinh tế trong y tế.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori với biểu hiện mày đay mạn tính trên bệnh nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 241
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM VI KHUẨN
HELICOBACTER PYLORI VỚI BIỂU HIỆN MÀY ĐAY MẠN TÍNH
TRÊN BỆNH NHÂN
Huỳnh Hồng Quang*, Nguyễn Văn Chương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mày đay là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lý da gây ra bởi nhiều tác nhân, kể
cả vi khuẩn. Khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm loại vi khuẩn Helicobacter pylori như một vi khuẩn nhiễm
trùng phổ biến ở người. H. pylori gây nên một loạt các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa. Rối loạn da là một ví dụ
qua một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến mày đay mạn tính (MĐMT), trứng cá đỏ, vẩy nến, hội
chứngSjögren, ban xuất huyết Henoch‐Schönlein, xơ hóa hệ thống, viêm da cơ địa, bệnh Behcet, Liken phẳng.
Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu bệnh chứng nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa
vi khuẩn H. pylori với MĐMT.
Kết quả: Số liệu chỉ ra trên nhóm bệnh nhân mày đay đơn thuần, kháng thể H.p IgG, H.p IgM và H.p (IgM
+ IgG) dương tính lần lượt là 72,1%, 46,5% và 44,8%. Trên nhóm mày đay kèm phù mạch: kháng thể H.p IgG,
H.p IgM và H.p (IgG + IgM) dương tính lần lượt 90%, 60% và 60%. Trên nhóm chứng khỏe mạnh: kháng thể
H.p IgG, H.p IgM và H.p (IgG + IgM) dương tính lần lượt 37,5%, 40% và 27,5%. Các kháng thể H.p IgG và
H.p (IgG + IgM) song hành trên các bệnh nhân mày đay, sự khác biệt so với nhóm chứng, đặc biệt sau khi điều trị
bằng liệu pháp bộ ba diệt khuẩn đã cải thiện các triệu chứng lâm sàng mày đay và rối loạn da khác và chất lượng
cuộc sống.
Kết luận: Có một mối liên quan mạnh giữa MĐMT với nhiễm khuẩn H. pylori và việc tiêu diệt H. pylori có
kết quả tốt trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Helicobacter pylori, mày đay mạn tính, anti‐H.pylori.
ABSTRACT
EVALUATING OF ASSOCIATION BETWEEN HELICOBACTER PYLORI INFECTION
AND CHRONIC URTICARIA
Huynh Hong Quang, Nguyen Van Chuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 241
Background: Urticaria is one of the most common clinically diagnosed dermatologic diseases caused by a
variety of agents, including bacteria. About half of the worldʹs population has Helicobacter pylori bacteria making
it the most common bacterial infection in humans. H. pylori have been isolated in a variety of extra‐
gastrointestinal diseases. The skin disorders is an example of several studies regarding the following conditions
chronic urticaria, rosacea, psoriasis, Sjögren syndrome, Henoch‐Schönlein purpura, systemic sclerosis, atopic
dermatitis, Behcet disease, lichen planus.
Methods: A case‐control study was conducted to confirm the association between H. pylori infection and
chronic urticaria.
Results: Among the urticaria alone patients, positive Hp IgG, Hp IgM and Hp (IgM plus IgG) antibodies
were 72.1%, 46.5% and 44.8%, respectively. In chronic and angioedema group: positive Hp IgG, Hp IgM and
* Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: Ts. Huỳnh Hồng Quang ĐT: 0905103496 Email: huynhquangimpe@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 242
Hp (IgG plus IgM) antibodies were 90%, 60% and 60%, respectively. In control group: positive Hp IgG, HpIgM
and Hp (IgG plus IgM) antibodies were 37.5%, 40% and 27.5%, respectively. There was a significant association
between HpIgG and Hp (IgG plus IgM) antibodies and urticaria/ angioedema patients. After treatment with
triple therapy, patient’s quality of life and clinical urticaria and other skin disorders was improved.
Conclusion: The association between chronic urticaria with H. pylori infection and elimination of H. pylori
was found. The triple therapy (in 21 days) was used in this study improved patient’s quality of life.
Key words: Helicobacter pylori, chronic urticaria, anti‐H. pylori.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhiều nhà
nghiên cứu tập trung nghiên cứu đánh giá mối
liên quan giữa vi khuẩn Helicobacter pylori (H.
pylori) với bệnh lý MĐMT. Nhiễm trùng H. pylori
là một nguyên nhân quan trọng nhất gây nên
bệnh lý loét tiêu hóa và mô hình liên quan đến
mày đay với nhiễm loài tác nhân này là có thể
đưa ra(1,3). Nhiều nghiên cứu vì thế đã tiến hành
tìm hiểu mối liên quan giữa H. pylori và nhiều
bệnh lý mạn tính khác như mày đay, chậm phát
triển trẻ em, u lympho ở dạ dày và một số ung
thư trên cơ quan tiêu hóa(7). Một số nghiên cứu
đã chứng minh được cơ chế miễn dịch dị ứng
liên quan đến bệnh lý MĐMT và loét tiêu hóa.
Trên nhiều ca bệnh, mày đay và phản ứng dị
ứng có thể do nhiễm trùng H. pylori và điều trị
thích hợp nhiễm trùng H. pylori có thể khống chế
tình trạng mạn tính mày đay này. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi xác định tỷ lệ các kháng thể
chống lại H. pylori bằng kỹ thuật huyết thanh
học trên các nhóm bệnh nhân MĐMT và người
khỏe mạnh và so sánh với các số liệu nghiên cứu
khác về mối liên quan giữa nhiễm trùng H. pylori
với MĐMT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Địa điểm và thời gian
Tại Viện sốt rét KST‐CT Quy Nhơn, Trung
tâm Chẩn đoán y khoa Hòa Hảo.
Thời gian từ tháng 3/2013 – 3/2014.
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế là một nghiên cứu bệnh ‐ chứng.
Cỡ mẫu
Nhóm nghiên cứu gồm 80 bệnh nhân bị
MĐMT và 80 ca đối chứng ghép cặp giới và
tuổi, cùng với 20 ca mày đay có phù mạch kèm
theo nhằm đánh giá mối liên quan thuyết phục
hơn (cỡ mẫu này thu thập dựa vào điều kiện
thuận lợi của cơ sở điều trị phòng khám Viện).
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân tuổi từ 15 trở lên.
Bệnh nhân có MĐMT (có triệu chứng mày
đay kéo dài từ 6 tuần trở lên) được chẩn đoán
xác định bởi các bác sĩ ký sinh trùng và nhóm
chứng gồm các đối tượng khỏe mạnh đi kiểm tra
sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc (nhóm chứng và
bệnh đều đến khám tại Viện).
Xét nghiệm huyết thanh có vi khuẩn H.
pylori dương tính nhưng không kèm theo nhiễm
các loại giun sán sau: Strongyloides stercoralis,
Gnathostoma spinigerum, Cysticercus cellulose,
Fasciola gigantica, Toxocara spp.
Một bảng câu hỏi được hoàn chỉnh bởi cả các
đối tượng điều tra hai nhóm gồm 6 phần và 20
câu hỏi mở và đóng.
Thu thập mẫu và phân tích
Các mẫu huyết thanh được thu và phân tích
về nồng độ IgG và IgM anti‐H. pylori (H.p test‐
IgG và H.p test‐IgM).
Số liệu thống kê được phân tích bằng phần
mềm Excel.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên
cứu
Trên những bệnh nhân MĐMT, tuổi thấp
nhất là 15 và cao nhất là 76 tuổi, số nam và nữ
trong mỗi nhóm là tương đương. Tỷ lệ có
MĐMT cao nhất là nhóm tuổi từ 25 ‐ 45 (79%).
Tỷ lệ cao nhất về nhóm tuổi biểu hiện [MĐMT +
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 243
phù mạch] cao nhất là khoảng dưới 30 ‐ 40 tuổi
(36%). Thời gian mắc bệnh MĐMT trung bình từ
12 tuần tháng đến 48 tháng hay 1 ‐ 4 năm, nhiều
bệnh lý da khác nhau nhưng có chung điểm là
MĐMT. Phân tích về giới, trong số các đối tượng
tham gia nghiên cứu (bệnh nhân và nhóm chứng
khỏe mạnh), có 32 nam có kháng thể IgM và IgG
âm tính (19,3%), 20 ca có kháng thể IgG dương
tính nhưng IgM âm tính (12%), 8 ca có kháng thể
IgM (+) nhưng IgG âm tính (4,8%) và 34 ca có
[IgM + IgG] đồng thời dương tính (20,5%). Trong
số bệnh nhân nữ, 30 ca (18,1%) có kháng thể [IgG
+ IgM] âm tính, 10 ca có IgM âm tính và IgG
dương tính (6%), 2 ca có IgG âm tính và IgM
dương tính (2,1%), 30 ca (18,1%) có kháng thể
[IgM + IgG] đồng thời dương tính. Số liệu cho
thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa giới tính và nồng độ kháng thể IgM và IgG
trong huyết thanh.
Mối liên quan giữa các kháng thể anti‐H. pylori
với MĐMT
Số liệu kết quả cho thấy kháng thể anti‐H.
pylori IgG, IgM và IgG + IgM dương tính trên ba
nhóm (86 bệnh nhân MĐMT, 20 bệnh nhân mày
đay kèm phù mạch và 80 ca chứng).
Bảng 1. Tỷ lệ các kháng thể chống H. pylori dương tính trên ba nhóm đối tượng
Nhóm bệnh nhân/ nhóm chứng Loại kháng thể phát hiện dương tính /huyết thanh
IgG (+)n (%) IgM (+)n (%) IgG với IgM (+)n (%)
Nhóm có mày đay mạn tính (n = 86) 62 (72,1) 40 (46,5) 38 (44,2)
Nhóm có mày đay + phù mạch (n = 20) 12 (60) 18 (90) 12 (60)
Nhóm chứng (khỏe mạnh đi kiểm tra sức khỏe) (n = 80) 32 (40) 30 (37,5) 22 (27,5)
Trên 86 ca MĐMT, tỷ lệ IgG, IgM và [IgG +
IgM] dương lần lượt 72,1%, 45,6% và 44,2%.
Trên 20 ca phù mạch kèm mày đay, tỷ lệ IgG,
IgM và [IgG + IgM] (+) lần lượt 60%, (90% và
60%. Trên 80 ca chứng, tỷ lệ IgG, IgM và [IgG +
IgM] (+) lần lượt 40%, 37,5% và 27,5%.
Bảng 2. Đánh giá tác động liệu pháp bộ ba diệt H. pylori lên việc cải thiện MĐMT
Sử dụng liệu pháp điều trị Số bệnh nhân Mức độ đáp ứng với liệu pháp điều trị
Giảm toàn bộ Giảm một phần Đáp ứng chung Không giảm
Liệu pháp lần 1 80 40 32 72 (90%) 8
Liệu pháp lần 2 12 1 4 6 6
Nhiễm trùng tồn tại 4 0 0 0 4
Các bệnh nhân có mày đay có huyết thanh
dương tính/ hoặc âm tính với kháng thể chống
H. pylori, điều trị bằng liệu pháp gồm
clarithromycine, lanzoprazole và tinidazole đã
cho thấy 40 ca (50%) giảm triệu chứng mày đay
hoàn toàn và 32 ca có giảm một phần triệu
chứng, điều này cho thấy đáp ứng giảm dấu
mày đay trên lâm sàng lên đến 90%.
Bảng 3. Đánh giá về mặt đáp ứng điều trị ‐ thay đổi chất lượng cuộc sống (QoL questionaire)
Nhóm đối tượng được can thiệp Đánh giá chỉ số chất lượng cuộc sống trên nhóm điều trị
Trước điều trị Sau điều trị Thay đổi QoL Giá trị p
Mày đay mạn tính có H. pylori (+) 70,24 ± 12,32 41,12 ± 10,21 32,98 ± 12,16 0,001
Mày đay mạn tính có H. pylori (-) 68,47 ± 10,32 55,54 ± 15,21 10,24 ± 9,27 0,62
Dựa vào đánh giá chất lượng cuộc sống
trước và sau điều trị cho thấy nhóm có mày đay
(± phù mạch) có H. pylori cho đáp ứng và thay
đổi chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm có triệu
chứng nhưng không có mặt vi khuẩn H. pylori.
BÀN LUẬN
H. pylori là một loại vi khuẩn được tìm thấy
trong dạ dày và chịu trách nhiệm cho hầu hết
các trường hợp loét tiêu hóa. Khoảng 50% dân số
toàn cầu nhiễm vi khuẩn này, điều đó khiến cho
vi khuẩn này rất phổ biến đối với con người.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori có liên quan
đến tình trạng kinh tế và các điều kiện sống chưa
đảm bảo và đặc biệt trẻ em dưới 10 tuổi cũng có
nguy cơ nhiễm. Con đường nhiễm chính xác đến
nay vẫn chưa rõ ràng, song lây truyền từ người
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 244
sang người thông qua con đường miệng – miệng
hay phân miệng là phổ biến nhất. Điều này có
nghĩa các hoạt động như chia sẻ thức ăn, vệ sinh
đại tiện kém có thể dẫn đến nhiễm H. pylori sang
cá nhân khác. Điểm quan trọng của nhiễm trùng
H. pylori không chỉ đưa đến bệnh lý đường tiêu
hóa, mà còn dẫn đến bệnh lý da niêm, ung thư
cơ quan tiêu hóa và u dạng lympho
(MALT_Mucosa associated lymphoid
tissue)(3,5,6,8). Việc nhiễm trùng H. pylori liên đới
đến rối loạn da, cụ thể là mày đay cấp và phù
mạch hoặc MĐMT. Với ý tưởng xác định mối
liên quan này, điều tra với 86 bệnh nhân bị
MĐMT, có 62 (72,1%) ca có IgG (+), 40 ca (46,5%)
có IgM (+) và 38 ca (44,2%) đồng thời có
[IgG+IgM] dương tính. Ngược lại, trên nhóm
chứng, có 32 ca có IgG dương tính (40%), 30 ca
có IgM dương tính (37,5%) và 22 ca có dương
tính đồng thời [IgG+IgM] (27,5%). Kết quả tổng
thể chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa với MĐMT
và nồng độ kháng thể IgG và cả [IgG+IgM] đồng
thời. Điều này chỉ ra vai trò vi khuẩn H. pylori
liên quan đến các triệu chứng MĐMT là có thể.
Đồng thời số liệu tổng thể của nghiên cứu
phù hợp với các nghiên cứu khác trước đây.
Garza Yado Mde và cộng sự (2011) đã phát hiện
trên 30 ca MĐMT, tỷ lệ kháng thể IgG (+) chống
lại H. pylori là 60% và trong số đó IgA, kháng
nguyên H. pylori trong phân và phân tích mô
bệnh học lần lượt dương tính là 33,3%, 60% và
83%. Các tác giả kết luận rằng nhiễm H. pylori có
liên quan ý nghĩa với MĐMT. Hoặc một số ca
nhiễm H. pylori gây mày đay sau khi điều trị
bằng thuốc bộ ba diệt vi khuẩn này đã kiểm soát
tốt tình trạng MĐMT trên lâm sàng(7,9)..
Trong số 106 bệnh nhân có tình trạng
MĐMT tự phát (có/ không kèm theo tình trạng
phù mạch) có kết quả huyết thanh (+) hoặc (‐)
với các kháng thể chống H. pylori đưa vào
nghiên cứu, song chỉ có 80 ca được điều trị bằng
liệu pháp bộ ba (Zarnizo‐kít gồm
clarithromycine, lanzoprazole và tinidazole)
dùng đủ liều thuốc liệu trình 21 ngày(2) vì một số
ca khác không dung nạp thuốc do tác dụng
ngoại ý của một trong các thành phần của kit
thuốc bệnh nhân phải gián đoạn thuốc. Kết quả
cho thấy 50% giảm triệu chứng MĐMT hoàn
toàn và 32 ca có giảm một phần triệu chứng
MĐMT, điều này cho thấy đáp ứng giảm triệu
chứng mày đay trên lâm sàng lên đến 90% và
khi dùng đến lần 2 của liệu pháp đã cho thấy
thêm một số ca nữa giảm triệu chứng. Số ca còn
tồn tại không giảm rất thấp.
Dựa vào bảng câu hỏi để đánh giá về chất
lượng cuộc sống (QoL questionaire) trên các
bệnh nhân đánh giá trước và sau điều trị liệu
pháp bộ ba Zarnizo‐kít đã cho thấy: đối với
nhóm có triệu chứng mày đay (± phù mạch) xét
nghiệm có vi khuẩn H. pylori cho đáp ứng và
thay đổi chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm có
triệu chứng nhưng không có mặt vi khuẩn H.
pylori, điều này cho thấy vai trò của H. pylori sau
khi bị tiêu diệt đã mất đi triệu chứng MĐMT,
hay nói cách khác là vi khuẩn này có liên quan
đến việc gây ra các triệu chứng mày đay và phù
mạch trên bệnh nhân MĐMT ở nghiên cứu này.
Nhiều ấn bản đã cho thấy vai trò của nhiễm
vi khuẩn H. pylori gây nên các triệu chứng bệnh
ngoài đường tiêu hóa. Sự gia tăng bằng chứng
hỗ trợ nhiễm H. pylori như 1 tác nhân dẫn đến
thiếu máu và xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn,
bệnh lý khối u hoặc các rối loạn da niêm khác
như trứng cá đỏ hoặc vảy nến, viêm miệng áp
tở, viêm da cơ địa, xuất huyết Schoenlein‐
Henoch, hội chứng Sjögren (Szlachcic A và cs.,
2002), Gần đây, người ta lại quan tâm đến việc
loại trừ vi khuẩn H. pylori đi đôi với quá trình
phục hồi cũng như biến mất các triệu chứng
MĐMT trên nhiều nghiên cứu giữa nhóm bệnh
nhân có H. pylori (+) nhưng không điều trị và
nhóm chứng H. pylori (‐) có ý nghĩa thống kê.
Về cơ chế, nhiễm trùng H. pylori gây bệnh
lý da đến nay vẫn chưa thấu đáo. Mặc dù các
đề nghị gần đây cho rằng nhiễm H. pylori mạn
tính có thể làm tăng tính thấm dịch vị, xu
hướng tăng phát triển dị ứng thức ăn ở trẻ em,
một số khác đã cho thấy nhiễm trùng không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 245
ảnh hưởng lên kháng thể IgE đặc hiệu đối với
các dị nguyên thức ăn chính ở trẻ. Một giả
thuyết đặt ra cơ chế tự miễn mà trong đó
giống hệt cơ chế phân tử giữa H. pylori
lipopolysaccharide (LPS) và kháng nguyên
nhóm máu Lewis có thể xảy ra viêm dạ dày tự
miễn loại B (autoimmune type‐B gastritis).
Điều thú vị, trong một số ‐ không phải là tất cả
bệnh nhân bị MĐMT, thì có test da tự thân trở
nên âm tính sau khi loại khỏi vi khuẩn H.
pylori.
Ngược với nghiên cứu này, xác định nhiễm
H. pylori chỉ bằng phương pháp huyết thanh học,
nên kết quả sẽ cao hơn nếu sử dụng kỹ thuật
phát hiện kháng nguyên trong phân hoặc test
hơi thở. Trong nghiên cứu trên 42 bệnh nhân bị
MĐMT không rõ căn nguyên đã được chỉ định
điều trị H. pylori cho thấy các dấu hiệu lâm sàng
về mày đay hồi phục nhanh 88%(4,10). Trong một
nghiên cứu khác 8 trong 20 bệnh nhân bị
MĐMT, test hơi thở dương tính đến 75% và hiệu
giá kháng thể IgG chống lại H. pylori trên 75% số
ca gia tăng, trong khi nhóm chứng test hơi thở
chỉ dương tính 55% và kháng thể chỉ dương 20%
(Galdari và Sheriff., 2006). Sự khác biệt này chỉ ra
có mối liên quan ý nghĩa giữa MĐMT và các
kháng thể chống lại H. pylori.
Fiebiger và cộng sự (2010) đánh giá các triệu
chứng của da sau khi loại bỏ H. pylori trên 55 ca
nhiễm khuẩn này có triệu chứng MĐMT tự
phát, sự cải thiện hoàn toàn hoặc một phần trên
74,6% số ca, cho thấy có thể liên quan giữa
nhiễm vi khuẩn với MĐMT. Một nghiên cứu
khác (Gonzale Morale và cs., 2005) đã phân tích
mối liên quan giữa MĐMT với nhiễm H. pylori.
Tổng số 20 bệnh nhân MĐMT có test hơi thở (+)
được chọn và sau khi điều trị tiệt căn vi khuẩn
thì triệu chứng MĐMT đã cải thiện đáng kể trên
11 ca (55%) và trên 9 ca (45%) trở nên âm tính
với test hơi thở và 2 ca vẫn còn (+). Cuối cùng có
mối liên quan giữa sự biến mất các triệu chứng
MĐMT với test hơi thở (‐) biểu hiện trên 45% số
ca. Điều này cho thấy có mối liên quan tương tự
như trong nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên
cứu này cho thấy hầu hết các ca MĐMT trong độ
tuổi 20‐40 và phần lớn là nam giới (55,8%).
Mặt khác, độ nặng và trầm trọng của triệu
chứng MĐMT có thể lệ thuộc vào cường độ
nhiễm H. pylori và mức độ thâm nhiễm viêm
trong các mẫu bệnh phẩm sinh thiết niêm mạc
dạ dày và việc loại trừ vi khuẩn có thể dẫn đến
cải thiện triệu chứng. Như trường hợp ngoại lệ
của các chủng H. pylori gây độc tế bào có thể sinh
ra các yếu tố cytokine tại chỗ kéo dài, hoặc các
chất hoạt mạch hoặc các chất tiền đông máu
thông qua các tế bào miễn dịch ở vật chủ. Vài
nghiên cứu được thiết kế để đánh giá vai trò của
nhiễm H. pylori trong một số bệnh lý ngoài tiêu
hóa do vi khuẩn này. Các dữ liệu dịch tễ học sẵn
có đang tranh luận vì sự có mặt một vài yếu tố
nhiễu (tình trạng kinh tế xã hội, vị trí địa lý, thời
gian nhiễm bệnh, sự có mặt các chủng vi khuẩn
khác nhau, liệu pháp điều trị trước đó, sự nhiễm
trùng các tác nhân khác đồng thời), điều này có
thể ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, loại bỏ vi
khuẩn H. pylori thường dẫn đến sự biến mất/ cải
thiện triệu chứng các cơ quan ngoài tiêu hóa.
Các nghiên cứu dịch tễ học và can thiệp có đối
chứng, với các tham chiếu cagA của chủng vi
khuẩn nhiễm là cần thiết để xác định có hay
không cơ chế phân tử vi khuẩn H. pylori gây nên
các đặc điểm lâm sàng ngoài ruột như trong ca
bệnh này.
Phù mạch không có liên quan có ý nghĩa với
nhiễm trùng H. pylori (nồng độ kháng thể IgG và
IgM không có liêu quan với tình trạng phù
mạch). Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không
có ý nghĩa với tình trạng nhiễm H. pylori ở
nghiên cứu này. Tương tự, giới tính không ảnh
hưởng lên nồng độ kháng thể IgM và IgG trên
các bệnh nhân nhiễm H. pylori. Nếu nhiễm H.
pylori được điều tra bằng các phương pháp khác
như phát hiện kháng nguyên trong phân, test
hơi thở, hoặc kháng thể anti‐Lpp20 của H. pylori
thì có thể nhiễm H. pylori sẽ cao hơn. Người ta
khuyến cáo cần có thêm các nghiên cứu cỡ mẫu
lớn hơn, tại đa trung tâm sẽ làm sáng tỏ và
khẳng định thêm giữa sự nhiễm H. pylori với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 246
tình trạng MĐMT, đồng thời đưa ra khuyến cáo
sàng lọc kiểm tra nhiễm vi khuẩn H. pylori trên
các đối tượng có MĐMT hay không vì điều này
quan trọng liên quan đến kinh tế trong y tế.
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori có liên quan
đến tình trạng MĐMT (có hoặc không kèm theo
phù mạch) và các biểu hiện rối loạn da khác qua
các số liệu minh chứng hiệu lực mạnh, đặc biệt
sau khi điều trị bằng liệu pháp bộ ba diệt vi
khuẩn 21 ngày cũng như cải thiện chất lượng
cuộc sống tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdou AG, Elshayeb EI, Farag AG, Elnaidany NF (2009).
Helicobacter pylori infection in patients with chronic urticaria:
Correlation with pathologic findings in gastric biopsies. Int J
Dermatol. 48: 464‐469.
2. Chey WD, Wong BC (2007). American College of
Gastroenterology guideline on the management of
Helicobacter pylori infection. Am J Gastroenterol. 102. 1808‐25
3. Engin B, Özdemir M, Kartal O, Mevlitoğlu I (2009).
Helicobacter pylori in dermographic urticaria. J Turk Acad
Dermatol. 3(3)93301a
4. Fiebiger E, Maurer D, Holub H et al (1995). Serum IgG auto
antibodies directed against the a chain of FcεRI: a selective
marker and pathogenetic factor for a distinct subset of chronic
urticaria patients? J Clin Invest. 96. 2606‐12.
5. Galadari IH, Sheriff MO (2006). The role of Helicobacter pylori
in urticaria and atopic dermatitis. Skinmed. 5. 172‐6.
6. Hernando‐Harder AC, Booken N, et al (2009). Helicobacter
pylori infection and dermatologic diseases. Eur J Dermatol. 19:
431‐434.
7. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Chương (2013). Nhân một
trường hợp mày đay mạn tính có liên quan đến vi khuẩn
Helicobacter pylori: Cập nhật và tổng hợp y văn. Y học TP. Hồ
Chí Minh. 17(1) 160‐165.
8. Shiotani A, Kamada T, Kusunoki H, Hata J et al (2009)
Helicobacter pylori infection and allergic diseases. Nippon
Rinsho. 67.2352‐2356.
9. Wedi B, Raap U, Kapp P (2009). Urticaria and infections.
Allergy, Asthma & Clinical Immunology. 5(1)10.
10. Yadav MK, Rishi JP, Nijawan S (2008). Chronic urticaria and
Helicobacter pylori. Indian J Med Sci. 62. 157‐162.
Ngày nhận bài báo: 9/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_moi_lien_quan_giua_nhiem_vi_khuan_helicobacter_pylo.pdf