Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010

Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN 3 1.1. Khái niệm chung về đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án quy hoạch 3 1.1.1. Định nghĩa về đánh giá môi trường chiến lược 3 1.1.2. Lợi ích và tồn tại của ĐMC 5 1.1.3. Các nguyên tắc chính của đánh giá môi trường chiến lược 6 1.1.3.1. Theo Sadler (1998) [7], Tonk và Verheem (1998) [7] 6 1.1.3.2. Theo Cơ quan đánh giá môi trường của Canada. 7 1.2. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường tỉnh Nghệ An 12 1.2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 12 1.2.1.2. Điều kiện khí tượng – thuỷ văn. 13 1.2.1.3. Tài nguyên khoáng sản 15 1.2.1.4. Đặc điểm tài nguyên sinh vật 15 1.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 17 1.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 17 1.2.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt 19 1.2.2.3. Lũ lụt, hạn hán 20 1.2.2.4. Hiện trạng môi trường nước dưới đất 20 1.2.2.5. Hiện trạng môi trường đất 22 1.2.2.6. Hiện trạng chất thải rắn 25 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 1.2.3.1. Điều kiện về kinh tế 26 1.2.3.2. Điều kiện về xã hội 26 CHƯƠNG 2 28 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 28 2.1.1. Xuất xứ của quy hoạch 28 2.1.2. Mục tiêu quy hoạch 28 2.1.3. Thời gian thực hiện quy hoạch 29 2.1.4. Về các hoạt động 29 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 30 2.2.2. Phương pháp thống kê 30 2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh 31 2.2.4. Phương pháp lập ma trận 31 2.2.5. Phương pháp chuyên gia 32 CHƯƠNG 3 33 DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 33 3.1. Nguồn gây tác động 33 3.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến các loại chất thải 33 3.1.1.1. Nguồn phát sinh khí thải 33 3.1.1.2. Nguồn phát sinh nước thải 35 3.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 40 3.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 42 3.2. Các đối tượng bị tác động 43 3.2.1 Đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải 43 3.2.1.1. Môi trường địa chất, các cảnh quan tự nhiên bị tác động do chất thải 43 3.2.1.2. Môi trường không khí bị tác động do nguồn khí thải 45 3.2.1.3. Môi trường nước bị tác động do các nguồn nước thải 46 3.2.1.4. Môi trường nước dưới đất bị tác động do chất thải 48 3.2.1.5. Môi trường đất bị tác động do chất thải 48 3.2.1.6. Môi trường sinh thái ven biển bị tác động do phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội 48 3.2.1.7. Môi trường sống cộng đồng bị tác động do chất thải 48 3.2.1.8. Đối tượng bị tác động là các yếu tố kinh tế 49 3.2.2. Đối tượng bị tác động không liên quan đến chất thải 50 3.2.2.1. Đối tượng bị tác động là các yếu tố tự nhiên. 50 3.2.2.2. Đối tượng bị tác động là các yếu tố xã hội. 52 3.3. Đánh giá tổng hợp xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường bằng phương pháp ma trận 54 3.3.1. Đánh giá các nguồn gây tác động 54 3.3.1.1. Nhận dạng các nguồn gây tác động chính 54 3.3.1.2. Đánh giá tổng thể phương thức và quy mô tác động của các hoạt động phát triển đến môi trường 55 3.3.2. Đánh giá các đối tượng bị tác động 59 3.3.2.1. Nhận dạng các đối tượng chính bị tác động 59 3.3.2.2. Phân cấp mức độ chịu tác động tích dồn của các yếu tố môi trường 60 3.3.3. Đánh giá tổng hợp xu hướng biến đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội 64 3.3.3.1. Khái quát về phương pháp đánh giá tổng hợp bằng ma trận 64 3.3.3.2. Lược duyệt các xu hướng biến đổi 65 3.3.3.3. Đánh giá xu hướng biến đổi xấu tổng hợp của các yếu tố môi trường 69 3.4. Đặc điểm xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường bị tác động bởi các hoạt động phát triển 76 3.4.1. Xu hướng biến đổi của điều kiện tự nhiên. 76 3.4.1.1. Điều kiện địa chất, địa mạo 76 3.4.1.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn 76 3.4.2. Xu hướng biến đổi của môi trường sinh vật. 76 3.4.3. Xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường. 78 3.4.3.1. Xu hướng biến đổi của môi trường không khí 78 3.4.3.2. Xu hướng biến đổi của môi trường nước mặt 78 3.4.3.3. Xu hướng biến đổi của môi trường nước dưới đất 82 3.4.3.4. Xu hướng biến đổi của môi trường đất 83 3.4.4. Xu hướng biến đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội 85 3.4.4.1. Xu hướng biến đổi của các ngành kinh tế cơ bản 85 3.4.4.2. Xu hướng biến đổi của các công trình văn hoá xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các công trình liên quan khác 87 3.5. Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch. 89 3.5.1. Phương hướng chung 89 3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật 90 3.5.3. Giải pháp về quản lý 91 3.5.4. Chương trình quản lý, giám sát môi trường 92 3.5.5.1. Nội dung chương trình giám sát môi trường 92 3.5.5.2. Tổ chức thực hiện 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99

doc152 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kết quả đánh giá tác động môi trường của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020” có thể thấy rằng các mục tiêu phát triển và các hoạt động phát triển được đề xuất trong quy hoạch đáp ứng được những yêu cầu của phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, những vấn đề môi trường nẩy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quy hoạch cũng đã đề xuất được những mục tiêu và giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. 3. Một số kiến nghị khác Trong quy hoạch cần luận chứng đầy đủ hơn về quy mô phát triển và bố trí không gian của các đô thị, đặc biệt là các đô thị mới. Vấn đề thay đổi sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đổi đất nông nghiệp (chủ yếu là đất lúa) sang đất chuyên dùng (chủ yếu là đô thị) cần được phân tích sâu hơn về khả năng đảm bảo về an ninh lương thực và vấn đề lao động nông nghiệp dư thừa. Cần đề xuất các giải pháp giải quyết công ăn, việc làm, trình độ lao động cho số lao động dư thừa này. Để đảm bảo giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch và sau khi quy hoạch đi vào hoạt động đòi hỏi phải chú trọng đến các giải pháp quản lý môi trường trên cơ sở thực hiện đúng Luật môi trường và những văn bản khác của Nhà nước quy định về công tác bảo vệ môi trường. Mặt khác, tỉnh phải đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý theo chức năng, cụ thể là phải tăng cường lực lượng cán bộ có trình độ quản lý tốt và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác giám sát môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Chân và nnk (1997). Địa vật lý môi trường khu đô thị Vinh. Liên đoàn Địa vật lý địa chất. Mai Trọng Thông và nnk (2005). Báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường Nghệ An. Phạm Ngọc Đăng và nnk (2006). Đánh giá môi trường chiến lược. Nxb Xây dựng Hà Nội. Phạm Ngọc Đăng và nnk (2004). Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Nxb Xây dựng, Hà Nội. Nguyễn Đình Hoè và nnk (1993). Hoạt động đứt gãy Đệ tứ muộn ở lớp phủ Bazan Vĩnh Linh- Quảng Trị. Tạp chí khoa học số 4. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thế Thôn (2001). Địa chất môi trường. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Tiến Dũng, 2001 – Chiến lược và Chính sách Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Khắc Kinh, 2006 - Đánh giá môi trường chiến lược: Cách tiếp cận mới trong quản lý và BVMT, Vụ Thẩm định và ĐTM, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Võ Văn Hồng. Bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học miền núi Nghệ An. Bản đánh máy. Đặng Huy Huỳnh và nnk (1994). Danh mục các loài thú (Mammalia) Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 168 trang. Lê Văn Khoa (2001). Nông nghiệp và Môi trường. Nxb Nông nghiệp. Nguyễn Văn Thắng (2002), Môi trường và đánh giá tác động môi trường, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội. Mai Trọng Thông và nnk (2003). Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Báo cáo tổng hợp, Viện Địa lý. Nguyễn Xuân Tặng và nnk (1995). Đánh giá hiện trạng môi trường nước tỉnh Nghệ An. Đề xuất các giải pháp khôi phục và cải tạo môi trường nước thành phố Vinh. Viện Vật liệu, Trung tâm KHTN & CNQG, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004). Đa dạng thực vật vườn quốc gia Pù Mát. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Huy Tiêu (2003). Báo cáo quy hoạch thuỷ lợi Nghệ An (giai đoạn 2001 - 2010). Vinh Trịnh Ngọc Tuyến và nnk (2002). Hiện trạng chất lượng nước dưới đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và dự báo biến động của nó đến năm 2010. Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trịnh Ngọc Tuyến (2005). Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh Nghệ An. Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. La Văn Xuân, Nguyễn Đình Hoè, Ngô Quang Toàn (1997). Địa mạo Tân kiến tạo khu đô Thị Vinh. Lưu trữ Liên đoàn bản đồ địa chất. Phân viện Nhiệt đới và Môi trường quân sự (2001). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tài liệu hội thảo khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1993), Luật Môi trường. Bộ Tài nguyên môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005. Hà Nội. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996). Sách đỏ Việt Nam. Phần thực vật, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000). Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 408 trang. Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An (Báo cáo tóm tắt). Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An. 2001 Quy hoạch khai thác nước ngầm (Báo cao tóm tắt). Chi cục Quản lý nước và công trình thuỷ Lợi. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An. 2003. Sở Thuỷ sản Nghệ An (2003). Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tỉnh Nghệ An đến năm 2010. Vinh. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA (2003), Nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại Nước CHXHCN Việt Nam. Báo cáo lưu trữ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. Tổng cục TCĐL - Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam - Chất lượng nước, Hà Nội. Trung tâm Infoterra Việt Nam (2005), Môi trường và phát triển bền vững, Bản tin của Infoterra Việt Nam. Số 6 năm 2005. Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường, ĐH Bách khoa (1998). Đề xuất giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp của tỉnh Nghệ An. Hà Nội. UBND tỉnh Nghệ An (2002). Điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 - 2010. Vinh. Viện Địa lý (2002). Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hà Nội. Committee composed of Canada and the Netherlands to the OECD/DAC Working party on Development Assistance and Environment, March 1997: Strategic Environment Assessment (SEA) in Development Cooperation: State-of-the-Art review, Draft final Report. Sadler (2005), “Strategic Envinronmental Assessment at the Policy level: Recent progress, Current Status, and Future Prospects”, Earthscan Publication Ltd, London. Carle W. Montgomery (1989). Environmental Geology. Wn. C. Brown Publishers, USA. IUCN (2000). Red List of Threatened Animal. IUCN, Gland, Switzerland. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phụ lục 1a. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại một số KCN, CSSX năm 2005 TT Vị trí SO2 CO NO2 Bụi 1 KCN Nam Cấm 0,31 4,34 0,30 2 KCN Bắc Vinh 0,19 2,98 0,21 3 KCN Cửa Lò 0,30 4,4 0,26 4 KCN Hoàng Mai, cạnh QL 1 0,02 13,3 0,03 0,01 5 NM sản xuất gỗ Đài Loan 0,02 4,4 0,02 0,04 6 Lò thiếc xã Châu Hồng, Quỳ Hợp 0,03 37,5 0,02 TCCP 0,5 40 0,4 0,3 Nguồn: Viện Địa lý 2005 Phụ lục 1b: Cường độ tiếng ồn tại một số khu vực công nghiệp và tuyến đường giao thông năm 2005 TT Vị trí Cường độ tiếng ồn (dB) TB Max TCCP 1 Phố Quang Trung, TP Vinh 69,8 92,4 75 2 Đường Nguyễn Trãi, QL 1A, TP Vinh 75,2 101 75 3 Ngã tư chợ Vinh (*) 76 75 3 Ngã tư Quỳnh Lưu, TT Cầu Giát 68,7 81 75 4 Ngã tư Diễn Châu, cạnh QL 1 72,1 94 75 5 Khu CN Hoàng Mai, cạnh QL1 64,1 108 75 6 Lò SX gạch xã Hưng Lộc, TP Vinh 50,2 55,6 75 7 NM XS gỗ Đài Loan, phường Đông Vinh, TP Vinh 56,4 65,7 75 Nguồn: Viện Địa lý 2005 và KQ quan trắc và phân tích môi trường đợt 2 năm 2005 các tỉnh phía Bắc VN (Bộ TN&MT) ; (*) SL Năm 2006 của TT Quan trắc và KTMT TP Vinh Phụ lục 1c: Chất lượng nước sông suối tỉnh Nghệ An TT Điểm lấy mẫu Độ khoáng hoá mg/l Các ion chính (mg/l) Cặn sấy mg/l Độ cứng mE/l Ca+2 Mg+2 Na+ + K+ HCO3- SO4-2 Cl- 1 Lv 77.5 9.6 2.2 13.6 30.2 7.6 14.2 100.04 34 2 LQn 10869 168.3 430.7 3150.3 88.7 890.0 6141.0 11080 2185 3 NA1 31.7 4.0 0.5 5.2 12.2 1.2 8.5 52 12 4 Qcu 49.0 8.8 0.5 4.9 27.1 2.0 5.7 72.4 24 5 CCg 121.3 25.7 2.4 4.1 80.2 3.2 5.7 122.41 74 6 CCR 145.5 28.1 3.4 4.8 100.9 4.0 4.3 147.5 84 7 NM 107.6 24.1 2.0 2.8 72.3 0.8 5.7 110.62 68 8 NCS 134.8 28.1 5.4 1.9 92.4 1.1 5.9 146 92 9 QPg 86.4 1.6 1.0 4.4 73.0 0.8 5.7 25.17 8 10 LTP 10347 134.3 372.1 3073.5 74.1 800.0 5893.0 10700.5 1860 11 THNĐ 116.1 24.1 2.0 5.8 76.8 2.4 5.1 138.8 68 12 QHP 168.0 38.5 1.5 7.1 109.8 5.6 5.6 171 102 13 QCNA 82.9 19.2 2.9 8.6 43.6 2.9 5.6 122 60 14 ĐLSC 142.0 31.3 2.4 4.3 96.1 2.2 5.7 143.42 88 Phụ lục 1d: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2005 Tăng trưởng bình quân năm (%) 1996-2005 1. Diện tích tự nhiên km2 16.487,3 16.487,3 16.488,2 2. Dân số trung bình ng.người 2.175 2.902 3.031 1,11 3. Lao động việc làm trong các ngành KTQD ng.người 1.063,0 1.198,0 1.382,4 2,66 4. GDP (giá HH) - Công nghiệp + xây dựng tỷ đồng 724,1 1.477,8 5.148,0 - Nông - Lâm - Ngư tỷ đồng 2.497,2 3.513.2 5.784,7 - Dịch vụ tỷ đồng 1.866,3 2.944,7 5.986,6 5. Cơ cấu GDP theo ngành % 100 100 100 - Công nghiệp + xây dựng % 14,2 18,6 30,4 - Nông - Lâm - Ngư % 49,1 44,3 34,2 - Dịch vụ % 36,7 37,1 35,4 6. GDP/người (giá HH) tr.đ/người 1,9 2,7 5,6 7. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỷ đồng 371,2 420,9 1.719,0 8. Tổng chi ngân sách tỷ đồng 686,3 1.381,1 3.155,9 9. Kim ngạch XNK ng. USD 52.271 65.265 214.100 15,14 - Xuất khẩu ng. USD 21.090 32.965 120.000 18,99 - Nhập khẩu ng. USD 31.181 32.300 94.100 11,68 Nguồn: Tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Nghệ An đến năm 2020 Phụ lục 2 Danh sách các loài cây có tên trong sách đỏ Việt Nam tỉnh Nghệ An TT Tên khoa học Tên Viêt Nam Tình trạng 1 Acanthopanax gracilistylus W.W.Smith Ngũ gia bì hương K 2 Adina cordifolia (Roxb.) Hook fex Brandis Gáo R 3 Annamocarya sinensis (Dode) Leroy. Chò đãi R 4 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Trầm E 5 Bursera tonkinensis Guilaumin Trám K 6 Burrettiodendron tonkinensis (A.Chev.) Kosterm Nghiến V 7 Churkrasia tabularis A. Juss Lát hoa K 8 Cibotium barometz (L.) J.J. Sm Lông cu li K 9 Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meissn Re hương R 10 Condonapsis javanica (Bleme) Hook.f Đẳng sâm V 11 Dacrydium elatum Wall. ex Hook. Hoàng đàn giả K 12 Dialium cochinchinenses Pierre. Xoay K 13 Fibraurea reciasa Pierre Hồng đằng K 14 Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas Pơ mu K 15 Fraxinus chinensis Roxb. Bạch lập R 16 Hopea hainanensis Merr. Et Chun Sao hải nam K 17 Madhuca pasquieri (Dub.) H.J. Lam Sến mật K 18 Meliantha suavis Pierre. Rau sắng K 19 Morinda officinalis F. C. How Nhàu K 20 Shorea chinensis (Wang Hsien) H. Zhu. Chò chỉ K 21 Psilotum nudum (L.) Beauv Quyết lá thông K 22 Scaphium macropodium (Miq.) Beumee Ươi K 23 Amentotaxus agrotaenia (Hance) Pilg Sam bông sọc trắng hẹp R 24 Anoectochilus setaceus Blume Lan gấm trung bộ R 25 Argusia argentea (L.f.) H. Heine Phong ba R 26 Bennettiodendron cordatum Merr. Sơn quế hoa R 27 Cinnamomum balansae Lecomte Vù hương R 28 Machilus grandifolia S.K. Lee et F.N Wei R Kháo lá to R 29 Fachylarnax praccalva Dandy Mỡ vạng V 30 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương quả to K 31 Tetrameles nudiflora R.Br.Thung Tung K 32 Cleistanthus petelotii Merr. Ex Croizat Cọc rào R 33 Calamus platyacanthus Warb. Song mật V 34 Cunninghamia konishii Hayata. Sa mu dầu R 35 Endiandra hainanensis Merr. & Metc. Vừ R 36 Enicosanthellum plagioneurum (Diels.) Nhọc trái khớp R 37 Endkianthus quinqueflorus Lour. Trợ hoa R 38 Fagus longipetiolata Seem. Sồi cánh R 39 Illicium parviflorum Merr. Hồi hoa nhỏ R 40 Illicium ternstroemioides A.C. Smith Hồi hậu bì R 41 Leptomischus primuloides Drake. Báo xuân xuyến R 42 Liparis petelotii Gagnep. Lan nhẫn diệp pê-tơ-lô R 43 Pistacia cucphuongensis Dai. Khải cúc phơng R 44 Pothos kerrii Buch. Cơm lệch nhỏ R 45 Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehder & Wils. Huyết đằng R 46 Smilax elegantissima Gagnep. Kim cang R 47 Striychnos nitida G.Don Mã tiền lá bóng R 48 Taxus chinensis (Pilg.) Rehder. Thông đỏ R 49 Amesiodendron chinense (Merr.) Hu. Trường sâng T 50 Ardisia miniata Pit. Trọng đủa chói T 51 Caesalpinia sappan L. Tô mộc T 52 Callicarpa bracteata Roxb. Tu hú mộc T 53 Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Sm. Cốt toái bổ T 54 Euonymus chinensis Benth. Đỗ trọng nam T 55 Hopea pierrei Hance. Táu mật T 56 Paviesia annamensis Pierre. Trường mật trung bộ T 57 Rauvolfia cambodiana Pirre ex Pit. Ba gạc cam-pu-chia T 58 Smilax aff. petelotii Koy Cẩm cang pê-tơ-lô T 59 Smilax poilanei Gagnep. Kim cang poa-lan T 60 Strophanthus divaricarus (Lour.) Hook. et Arn. Sừng dê T 61 Strychnos ignatii Bergius. Củ chi T 62 Tournefortia montana Lour. Bò cạp núi T 63 Acmena acuminatissimum(Blume.) Merr et Perr. Thoa V 64 Ardisia silvestris Pit. Lá khôi tím V 65 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng V 66 Cycas pectinata Buch.- Ham. Tuế lược V 67 Dalbergia aff. cochinchinensis Pierre. Trắc cam-pu-chia V 68 Dalbvergia tonkinensis Prain. Trắc thối V 69 Disporopsis longiforlia Craib. Trúc căn thất V 70 Lindera myrrha (Lour.) Merr. Ô dược V 71 Manglietia fordiana Oliv. Vàng tâm V 72 Markhamia stipulata (Wall.) Some ex Schum. Đinh V 73 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao V 74 Nageia wallichiana (C. Presl.) Kuntze Thông mủ V 75 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc V 76 Rhodoleia championnii Hook.f Hồng quang pơ linh 77 Sindora tonkinensis A.Chev ex K et S.S. Larsen. Gõ đỏ V 78 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh V 79 Xylopia pierrei Hance Giền trắng V 80 Zenia insignis Chun. Muồng trắng V 81 Carya tonkinensis Lecote Mạy châu K Ghi chú: Sách đỏ Việt Nam: - Đang nguy cấp (E) - Bị đe dọa (T) - Sẽ nguy cấp (V) - Biết không chính xác (K) Phụ lục 3: Danh sách các loài động vật quý hiếm tỉnh Nghệ An STT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng Sách đỏ VN Sách đỏ TG (IUCN) NĐ 48/CP Mammalia Lớp thú I. Chiroptera Bộ Dơi 1. Rhinolophidae Họ Dơi lá mũi 1 Rhinolophus thomasi DơI lá tôma LR 2. Vespertilionidae Họ Dơi muỗi 2 Miniopterus schreibersii DơI cánh dài LR II. Pholidota Bộ Tê tê 3. Manidae Họ Tê tê 3 Manis pentadactyla Tê tê vàng V 4 Manis javanica Tê tê giava IIB III. Dermoptera Bộ cánh da 4. Cynocephalidea Họ Chồn dơi 5 Cynocrphalus variegatus Chồn dơi R IB IV. Primates Bộ Linh trưởng 5. Loridae Họ Cu li 6 Nycticebus coucang Cu li lớn V VU 7 N. pymaeus Cu li nhỏ V GT-VU IB 6. Cercopithecidae Họ Khỉ 8 Macaca nemestrina Khỉ đuôi lợn V GT-VU 9 M. arctoides Khỉ mặt đỏ V VU IIB 10 M. assanemsis Khỉ mốc V GT-VU IIB 11 M. mulatta Khỉ vàng GNT 12 M. fascicularis Khỉ đuôi dài GNT 13 M. artoides Khỉ cộc V GT-VU 14 Semnopithecus phayrei Voọc xám V DD 15 S. francoisi Voọc đen má trắng GT-VU 16 Pygathrix nemaeus Voọc vá E GT-EN 7. Hylobatidae Họ Vượn 17 Hylobati leocogenys/gabriellae Vượn đen má trắng E DD IB V. Carnivora Bộ ăn thịt 8. Canidae Họ Chó 18 Cuon alpinus Sói đỏ E GT-VU 9. Ursidae Họ Gấu 19 Ursus thibetanus Gờu ngựa E GT-VU IIB 20 U. malayanus Gờu chó E DD IB 10. Mustelidae Họ Chồn 21 Mustela kathiah Chồn bụng vàng R 22 M. trigidorsa R GT-VU 23 M. flavigula Chồn vàng IB 24 Lutra lutra Rái cá thường T IIB 25 Lutrogala perspicillata Rái cá lông mượt V GT-VU 26 Anonyx cinerea Rái cá nhỏ V GNT 11. Viverridae Họ Cầy 27 Arctictis binturong Cỗy mực V IB 28 V. megaspila Cỗy giông đốm lớn E 29 Prionodo pardicolor Cỗy gấm IB 30 Arctogalidia trivirgata Cỗy tai trắng E 31 Chrotogale owstoni Cỗy vằn R GT-VU IB 12. Felidae Họ Mèo 32 Felis chaus Mỡo ri E 33 Felis bengalensis Mỡo rừng IIB 34 F. viverrinus Mỡo cá R GNT 35 Catopuna temincki Mỡo lửa V GNT 36 Pardofelis marmorata Mỡo gấm V DD 37 Pardofelis nebulosa Báo gấm V GT-VU 38 Panthera pardus Báo hoa mai E GT-VU IB 39 Panthera tigris Hổ E GT-CR IB VI. Proboscidae Bộ có vòi 13. Elephantidae Họ voi 40 Elephas maximus Voi V GT-EN IB VII.Perissodactyla Bộ móng guốc ngón lẻ 14. Rhinoceroidae Họ Tê giác 41 Rhinoceros sondaicus Tê giác một sừng E GT-CR VIII. Artiodactyla Bộ guốc chẵn 15. Suidae Họ Lợn 42 Sus bucculentus EX 16. Tragulidae Họ Cheo cheo 43 Tragulus javanicus Cheo cheo V 17. Cervidae Họ Hươu nai 44 Muntiacus muntjak Hoẵng V 45 Muntiacus truongsonensis Mang đen trường sơn V DD 46 Megamuntiacus vuquangensis Mang lớn DD 18. Bovidae Họ Trâu bò 47 Bos gaurus Bò tót E GT-VU IB 48 Bos javanicus Bò rừng V GT-EN 49 Naemorhedus sunmatraensis Sơn dương V GT-VU 50 Pseudoryx nghetinhensis Sao la E GT-EN IX. Rodentia Bộ Gậm nhấm 19. Sciuridae Họ Sóc cây 51 Ratufa bicolor Sóc đen R 52 Callosciurus inornatus Sóc bụng xám GT-VU 20. Pteromyidae Họ Sóc bay 53 Hylopetes alboniger Sóc bay đen trắng R GT-EN X. Insectivora Bộ Ăn sâu bọ 21. Soricidae Họ chuột chù 54 Suncus murinus Chuột chù Aves Lớp chim I. Galliformes Bộ gà 1. Phasianidae Họ Trĩ 55 Arborophila charltonii Gà So Ngực Gụ VU 56 Lophura nycthemera Gà Lôi Trắng T 57 Rheinadia ocellata Trĩ Sao R VU IB II. Piciformes Bộ Gõ kiến 2. Picidae Họ Gõ kiến 58 Picus rabieri Gõ Kiến Xanh Cổ Đỏ T VU III. Coraciiformes Bộ Sả 3. Bucerotidae Họ Hồng hoàng 59 Buceros biconris Hồng Hoàng T IIB 60 Anorrhinus tickelli Niệc Nâu T 61 Aceros nipalensis Niệc Cổ Hung E VU 4. Alcedinidae Họ Bói cá 62 Alcedo hercules Bồng Chanh Rừng T 63 Mecgaceryle lugubris Bói Cá Lớn T IV. Cuculiformes Bộ Cu cu 5. Cuculidae Họ Cu cu 64 Carpococcyx renauldi Phướn đất T V. Columbiformes Bộ bồ câu 6. Columbidae Họ Bồ câu 65 Trenron seimundi Cu xanh R VI. Falconiformes Bộ Cắt 7. Falconidae Họ Cắt 66 Microhierax melanoleucos Cắt bụng nhỏ trắng LR VII. Passeriformes Bộ sẻ 8. Pittidae Họ Đuôi cụt 67 Pitta soror Đuôi cụt đầu xám NT 68 P. cyanea Đuôi cụt đầu đỏ R 69 P. elliotii Đuôi cụt bụng vằn T NT 9. Eurylaimidae Họ Mỏ rộng 70 Psarisiomus dalhousiae Mỏ rộng xanh T 10. Corvidae Họ Quạ 71 Urocissa whiteheadi Giẻ cùi vàng LR 72 Temnurus temnurus Chim khách đuôi cờ T 11. Timalidae Họ Khướu 73 Garrulax maesi Khướu xám LR 74 Jabouilleia danjouri Khướu mỏ dài T VU 75 Alcippe rufogularis Lách tách đầu hung LR Amphibia Lớp ếch nhái I. Anura Bộ không đuôi 1. Bufonidae Họ Cóc 76 Bufo galeatus Cóc rừng R 2. Ranidae Họ ếch nhái 77 Rana andersoni Chàng ếch đéc sơn T 78 R. microlineta ếch vạch T Reptilia Lớp Bò sát I. Testudinata Bộ Rùa 1. Platysternidae Họ Rùa đầu to 79 Platysternon megacephalum Rùa đầu to R EN 2. Testudinidae Họ Rùa núi 80 Manouria impressa Rùa núi viền V 81 Indotestudo elongata Rùa núi vàng V II. Squamata Bộ Có Vảy 3. Gekkonidae Họ Tắc kè 82 Gekko gecko Tắc kè T 4. Agamidae Họ Nhông 83 Acanthosaura lepidogaster Ô rô vảy T 84 Physignathus cocincinus Rồng đất V 5. Varanidae Họ Kỳ đà 85 [Varanus bengalensis] V 86 [Varanus salvator] Kỳ đà hoa V IIB 6. Pythonidae Họ Trăn 87 [Python reticulatus] Trăn gấm V 88 Python molurus bivittatus Trăn đất V LR IIB 7. Colubridae Họ Rắn nước 89 Elaphe radiata Rắn sọc dưa IB 90 Pytas korros Rắn ráo thường T IIB 91 Pytas mucosus Rắn ráo trâu V IB 8. Elapidae Họ Rắn hổ 92 Ophiophagus hannah Rắn hổ chúa E IB 93 Naja naja Rắn hổ mang T IIB 94 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong T IIB 95 Bungarus multicintus Rắn cạp nia bắc IIB Ghi chú: Sách đỏ Việt Nam: - E (nguy hiểm) - R (hiếm) - V (nguy cơ bị nguy hiểm) - T (đe doạ) Sách đỏ thế giới (IUCN): - Mức GT-CR (đe doạ toàn cầu - nguy hiểm nghiêm trọng) - Mức GT-EN (đe doạ toàn cầu - nguy hiểm) - Mức GT-VU (đe doạ toàn cầu - nguy cơ bị nguy hiểm) - Mức GNT (nguy cơ bị đe doạ toàn cầu) - Mức DD: (thiếu dữ liệu) - Mức EX (tuyệt chủng) - Mức LR (Số loài ít nguy cấp) Nghị định 48/CP-NĐ: - IB (nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng) ; - IIB (nhóm hạn chế khai thác sử dụng) Phụ lục 4 Tiềm năng du lịch tỉnh Nghệ An Danh mục chính Địa điểm I. Tiềm năng du lịch tự nhiên - Công viên, hồ Công viên Nguyễn Tất Thành, CV trung tâm, CV hồ Cửa Nam TP. Vinh Vườn hoa Cửa Nam, Cửa Bắc TP. Vinh Suối nước nóng Giang Sơn H. Đô Lương Thác Khe Kèm, Sao Va Con Cuông, Quế Phong - Vườn quốc gia (phục vụ du lịch) Vườn quốc gia Pù Mát H. Con Cuông Rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt Quế Phong - Quỳ Châu Lỡn đá mặt trắng H. Đô Lương 2. Tiềm năng du lịch nhân văn - Các lễ hội Lễ hội Đền Cờn Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu Lễ hội Đền Cuông Diễn An - Diễn Châu Lễ hội Đền Quả H. Đô Lương Lễ hội Hang Bua H. Quỳ Châu Lễ hội Thẩm Voi H. Quỳ Châu Liên hoan tiếng hát Làng Sen TP. Vinh Lễ hội Vua Mai Vân Diên - Nam Đàn Lễ hội 27/7 nghĩa trang Việt – Lào H. Anh Sơn Lễ hội ngày dỗ Ông Hoàng Mười Hưng Phúc - Hưng Nguyên Lễ hội sông nước Cửa Lò Cửa Lò Lễ hội Làng Vạc Nghĩa Đàn - Các di tích lịch sử – văn hoá Khu di tích Hoàng Trù, Làng Sen quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh Kim Liên - Nam Đàn Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế, khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ Nam Đàn Phượng hoàng Trung Đô và Lâm viên Dũng Quyết, thành cổ Vinh, Cồn mô Bến Thuỷ, ngã ba Bến Thuỷ TP. Vinh Di tích Mỵ Châu - An Dương Vương Diễn Trung - Diễn Châu Đình Hoàng Sơn, Đền Hồng Long Nam Đàn Đền Nguyễn Sư Hồi - Nguyễn Xí Nghi Lộc Đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, chùa Diệc P. Hồng Sơn, P. Cửa Nam, P. Đội Cung, TP. Vinh Đền Đức Hoàng Mười, Đền Trìa, Đền Trung, Đền Trần Trùng Quang TP. Vinh Đền Cờn Quỳnh Lưu Đền Quả Sơn Đô Lương Nhà thờ họ Hoàng, cây Sanh chùa Nia, dăm Mụ Nuôi TP. Vinh Nhà triển lãm quân khu IV, Bảo tàng Xô Viết – Nghệ Tĩnh P. Trung Đô, P. Đội Cung, TP. Vinh Đền Cuông, Đền Cờn, bãi biển Quỳnh Phương... Tuyến Vinh - Phủ Diễn - Quỳnh Lưu Khu du lịch, nghỉ mát biển Cửa Lò, Hòn Ngư, Cửa Hiền, di tích Mỵ Châu, An Dương Vương Tuyến Cửa Lò - Hòn Ngư; Cửa Hiền - Nghi Thiết Hang Bua, bảo tàng dân tộc, thác Sao Va Tuyến Vinh - Quỳ Châu – Quế Phong Nguồn: Tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Nghệ An đến năm 2020 Phụ lục 5 Phương hướng chung gắn kết các vấn đề môi trường vào quá trình triển khai thực hiện từng nội dung của dự án Những nội dung chính của dự án trong quá trình triển khai thực hiện có liên quan nhiều đến môi trường là: Xây dựng các đô thị, phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp cơ khí, hoá dầu, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Xây dựng toàn diện cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hệ thống thuỷ lợi và các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản mặn-lợ, phát triển chăn nuôi quy mô tập trung. Phát triển du lịch. Khi triển khai thực hiện các nội dung này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là sự gia tăng mức độ và phạm vi ô nhiễm đối với nhiều thành phần môi trường. Việc gắn kết các vấn đề môi trường nảy sinh với quá trình thực hiện từng nội dung của dự án để xác định phương hướng xử lý là rất quan trọng nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Dưới đây là những phương hướng chung được đề xuất: 1. Gắn kết với môi trường không khí Phương hướng bảo vệ môi trường không khí lấy nguyên tắc chủ đạo là phòng ngừa. Cần thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các doanh nghiệp ngay từ khi lập dự án. Kiểm soát được các nguồn thải gây ô nhiễm. Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. 2. Gắn kết với môi trường nước mặt Tác động qua lại giữa sử dụng nguồn nước nhằm phát triển KT–XH và các tai biến liên quan đến tài nguyên nước là một vấn đề cấp bách cần giải quyết trong quy hoạch phát triển KT–XH của tỉnh Nghệ An. Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất. Nâng cao hiệu quả, giảm nhu cầu dùng nước của tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến. Trong nông nghiệp cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước; giảm tổn thất nước bằng kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối và nâng cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các hoá chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật. Trong công nghiệp và thủ công nghiệp theo kiểu làng nghề, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước; tái sử dụng nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc luật pháp, các quy định về quản lý nước thải. Trong các đô thị và các hoạt động du lịch, dịch vụ cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất; giảm nhu cầu dùng nước; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước. 3. Gắn kết với môi trường nước dưới đất Tiến hành đánh giá đầy đủ chất và lượng nước dưới đất và xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về tài nguyên môi trường nước dưới đất cho toàn tỉnh. Phải tiến hành qui hoạch khai thác sử dụng nước dưới đất một cách hợp lý. Khoanh định các khu vực nước dưới đất có giá trị kinh tế cao. Trên đó cấm xây dựng các công trình có khả năng làm suy thoái nguồn nước dưới đất Khu vực nước dưới đất có chất lượng tốt nên ưu tiên giành việc sử dụng nước dưới đất cho sản xuất và sinh hoạt và các ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khai thác nước dưới đất cần phải tập trung vào các đối tượng có khả năng cấp nước lớn đó là các thành tạo bở rời và các đá cứng nứt nẻ mạnh chứa nước. Đa dạng hoá các phương thức khai thác nước dưới đất phục vụ kinh tế dân sinh và cấp nước cho nông thôn. Qui mô khai thác phải rất linh hoạt từ cung cấp lớn đến vừa và nhỏ. Việc khai thác nước dưới đất cần phải hợp lý tránh gây cạn kiệt nguồn nước. Tại những nơi nhu cầu cần nước lớn cần phải kết hợp với việc sử dụng nước mặt. Các khu đô thị, các khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm cần phải có hệ thống xử lý chất thải triệt để. Trong nông nghiệp hạn chế việc sử dụng HCBVTV. Những nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần phải có các biện pháp hữu hiệu phòng tránh hiện tượng xâm nhập mặn. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở trong vùng. 4. Gắn kết với môi trường đất Sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu “quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ, thoả mãn nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và cả mai sau”. Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất hợp lý, trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An không chỉ đứng trên khía cạnh kinh tế - xã hội mà còn cả về khía cạnh môi trường. Sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, mở rộng đất ở theo khả năng thích nghi và điều kiện tự nhiên có thể đáp ứng được, bảo đảm và phục hồi cân bằng sinh thái, không gây ra tình trạng suy giảm chất lượng đất, ô nhiễm và thoái hoá tài nguyên đất, cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác. Khai thác tối đa và hợp lý quỹ tài nguyên đất, đặc biệt sử dụng hợp lý đất dốc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá đồng thời không quên nâng cao và ổn định lâu dài độ phì nhiêu thực tế của đất. Hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường và khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (APM), sử dụng các giống cây trồng có khả năng đề kháng, chống chịu tốt với sâu bệnh. Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp với quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ trên toàn vùng. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, gắn sản xuất với chế biến nông sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. Giao đất theo năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới đồng thời đất đã giao khi hết hạn sử dụng xong phải thu hồi kịp thời. 5. Gắn kết với chất thải rắn Đối với chất thải rắn, phương hướng chung cần đặt ra đối với tỉnh Nghệ An là: Thực hiện việc thu gom quản lý tốt lượng chất thải rắn nói chung và xử lý toàn bộ chất thải rắn nguy hại. Xã hội hoá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn. PHỤ LỤC 6 Định hướng về đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là sự phát hiện, dự báo và đánh giá những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên, KT-XH, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được. ĐTM liên quan đến việc ra quyết định cấp dự án và thường là các quyết định trước khi bắt đầu thi công dự án. Các quyết định này thường là các quyết định chi tiết chủ yếu về vị trí và nội dung thiết kết một dự án và về các biện pháp giảm thiểu hơn là ngăn ngừa các tác động môi trường. Trong QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020, một loạt các hoạt động phát triển (các dự án) sẽ được thực hiện. Theo luật Bảo vệ môi trường tất cả các dự án này đều phải lập báo cáo ĐTM trước khi thực hiện. Mặt khác, các dự án lại có những phạm vi và mức độ gây tác động đến môi trường khác nhau như: gây tác động đến cả một vùng, một khu vực hoặc chỉ có một phạm vi lãnh thổ hẹp với mức độ tác động có thể rất lớn, trung bình hoặc thấp đối với một hoặc nhiều yếu tố môi trường. Vì vậy, cần phải xác định được các hoạt động phát triển (hoặc các lĩnh vực hoạt động) chính nào sẽ gây tác động ở phạm vi rộng và mức độ gây tác động lớn đến các yếu tố môi trường, từ đó khi triển khai thực hiện các hoạt động phát triển này cần phải lập báo cáo ĐTM. Trên cơ sở phân tích động lực biến đổi của các thành phần tự nhiên kết hợp với nhận dạng khả năng và mức độ gây tác động đến môi trường của các hoạt động phát triển trong QHPTKTXH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có thể xác định các vùng, các khu vực lớn sẽ bị tác động khi triển khai các hoạt động phát triển như sau: - Các vùng xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu kinh tế. - Các khu vực xây dựng các đô thị, các thị xã. - Các tuyến hành lang phát triển kinh tế. - Các khu vực xây dựng hệ thống giao thông: cần được đánh giá mức độ tác động của dự án đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái để đưa ra các giải pháp hợp lý. Các trục đường nói chung thường cắt qua vùng có năng lượng địa hình lớn, với nguy cơ kính hoạt các hoạt động sạt lở, trượt đất, lũ quét, lũ bùn đá. - Các vùng xây dựng hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi: Đặc biệt quan tâm đến những hồ thuỷ điện lớn gây ảnh hưởng tới 1 khu vực rộng lớn từ khu vực xây dựng công trình tới hạ du công trình (vùng được hưởng lợi) và khu vực ven biển, cửa sông do tác động làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông. - Các khu vực khai thác nước ngầm quy mô lớn: cần đánh giá khả năng làm thông tầng, gây nhiễm bẩn các thực thể địa chất, các tầng chứa nước. Thận trọng trong khai thác nước ngầm vùng kartơ nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới vùng khác (sụt lún, khô hạn cục bộ). - Các khu vực khai thác nước mặt: cân bằng nước giữa các vùng không được duy trì đúng mức và khai thác lạm dụng cho một số đối tượng phát triển có thể dẫn đến gia tăng sạt lở, sói lở, xâm nhập mặn, bồi lắng, đổi dòng chảy. - Các vùng, khu vực ở sâu trong nội tỉnh có các làng nghề tương đối tập trung nhất là các loại hình làng nghề tái chế kim loại, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm phát thải nhiều chất thải độc hại hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường có khả năng lan truyền thành diện rộng. - Ở vùng ven biển nơi có các làng nghề hoặc các làng có nghề chế biến thủy hải sản (nước mắm, hải sản đông lạnh...) tập trung sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, ô nhiễm đất, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và môi trường du lịch của vùng ven biển. - Vùng du lịch biển Quỳnh Lưu-Diễn Châu-Nghi Lộc bị xung đột với các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển và các hoạt động dịch vụ biển. - Các lĩnh vực hoạt động cần được quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường Nâng cấp và xây dựng các đô thị mới: thành phố Vinh, các đô thị vệ tinh của thành phố Vinh, các thị xã: Hoàng Mai, Diễn Châu, Đô Lương, Con Cuông, Nghĩa Đàn v..v Xây dựng các khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, khu công nghiệp tập trung: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Hưng Tây, Nghi Hoa, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương và các cụm công nghiệp ở các huyện. Xây dựng các tuyến đường giao thông cấp tỉnh, liên huyện, liên xã. Một số dự án xây dựng các nhà máy có quy mô lớn và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như: nhà máy sản xuất sô đa công suất 200.000 tấn/năm ở Diễn Châu, nhà máy chế biến bột giấy và giấy có công suất 130.000 tấn/năm ở KCN Nam Cấm, nhà máy nhiệt điện than có công suất 1.800 MW ở Quỳnh Lưu, nhà máy bia có công suất 150 triệu l/năm ở Rú Mượu (Hưng Nguyên) và nhà máy bia Nam Cấm với công suất 100 triệu l/năm ở KCN Nam Cấm... Hoạt động khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng: Khai thác thiếc Quỳ Hợp, khai thác đá phục vụ sản xuất cho các nhà máy sản xuất xi măng, khai thác đá trắng; cát, sỏi xây dựng. Hoạt động khai thác nước dưới đất với quy mô lớn: Thị xã Cửa Lò, một số đô thị và khu công nghiệp. Xây dựng các khu, tuyến du lịch sinh thái ở vùng núi và các bãi tắm ở các vùng ven biển nhạy cảm như khu du lịch Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập ở huyện Quỳnh Lưu, khu du lịch Nghi Thiết. Các dự án phát triển các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung quy mô lớn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, như trồng và chế biến cà phê, cao su ở Phủ Quỳ, dứa ở Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,... Các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp với tổng quy mô 2.500 ha ở các huyện ven biển như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, TP. Vinh. Phụ lục 7 Các giải pháp kỹ thuật cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai từng nội dung dự án 1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do khí thải - Ô nhiễm do sinh hoạt đô thị: Vận động phát triển đun nấu gia đình bằng khí tự nhiên (gas) hay dùng điện... thay cho than tổ ong và dầu hoả; Giữ gìn đường phố sạch sẽ là một biện pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm bụi. - Ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở công nghiệp: Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp là biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu, cụm công nghiệp cần phải đặt ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư; xung quanh khu, cụm công nghiệp cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cư hoặc đô thị. áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch với lượng thải ít. Cụ thể: Các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lưu, nhà máy sản xuất phôi thép Hoàng Mai chọn công nghệ than sạch là bắt buộc (công nghệ nhiệt điện than phun PC, áp dụng công nghệ giảm ô nhiễm bụi: khử bụi tĩnh điện ESP, khử lưu huỳnh FGD bằng phun vôi và thạch cao. Các nhà máy sản xuất xi măng, gạch ngói lớn như nhà máy xi măng Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Hoàng Mai và các nhà máy gạch tại Nghĩa Đàn, Đô Lương, Anh Sơn…có công suất lớn cần phải lắp đặt các bộ khử bụi tĩnh điện ESP. Đối với các cơ sở sản xuất gạch ngói tư nhân cần cho vay vốn để tuy nen hóa các lò gạch nhằm nâng cao hiệu quả của việc đốt than nhiên liệu. - Ô nhiễm do hoạt động giao thông: Cải tiến động cơ và ống xả để giảm mức thải khí độc hại của ô tô, xe máy. Sử dụng các nguồn năng lượng ít độc hại hơn. Cải tạo và nâng cao chất lượng của hệ thống đường giao thông vận tải. - Ô nhiễm do tiếng ồn: Biện pháp hiệu quả nhất là hạn chế tiếng ồn từ nguồn phát sinh bằng cách: cải tạo hệ thống đường giao thông, thiết kế giảm rung cho thiết bị, lắp thêm vỏ cách âm... 2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho từng cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn B trước khi thải ra môi trường. Đối với một số nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước lớn như nhà máy chế biến bột giấy và giấy ở KCN Nam Cấm, nhà máy sản xuất sô đa ở Diễn Châu; các nhà máy chế biến hải sản ở KCN Nam Cấm, Hoàng Mai; các nhà máy sản xuất bia có công suất lớn ở KCN Nam Cấm, Rú Mượu-Hưng Nguyên,…phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng và phải kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường. Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đô thị bằng các hồ sinh học. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống dẫn nước thải ở các khu đô thị. Môi trường nước trên các sông thượng nguồn sông Cả (huyện Con Cuông, Mường Xén, Quỳ Châu...) chịu tác động rõ rệt của các hoạt động khai thác khoáng sản, làm biến động rất lớn chất lượng nước. Đối với những khu vực khai khoáng này cần có các biện pháp giảm thiểu lượng cát bùn đưa xuống thung lũng và lòng sông; cần đào hào xung quanh mỏ để cô lập nước mưa trong phạm vi khai thác. Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các bãi rác, nghĩa trang vv…) phải xây dựng lại lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm có hệ số thấm 10-6 - 10-7 cm/s, dày 50 - 60 cm. Có các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường nước dưới đất tại các khu vực tập trung dân cư, đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, các khu vực nuôi trồng thủy sản. Khắc phục được tình trạng khai thác nước dưới đất bừa bãi, giám sát chặt chẽ việc khoan khảo sát phục vụ thi công các công trình xây dựng. Cần xây dựng các trạm cấp nước tập trung theo thôn hoặc xã, tiến tới lập các công ty quản lý khai thác nước dưới đất ở từng huyện. 3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thực tế trong vùng: các mô hình canh tác trên đất dốc, xây dựng các mô hình sinh thái - kinh tế cho đất mới khai hoang nhằm cải tạo đất và nâng cao độ phì cho đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất. Nhân rộng các mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực. Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ với các công thức bón phân cân đối phù hợp với từng loại cây trồng và từng loại đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trường. Đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu. Phát triển tập đoàn cây đa mục đích, cây cố định đạm trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Đồng thời tăng cường hợp tác trong ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ giữa 4 nhà “Nhà quản lý - nhà khoa học - nhà nông - nhà kinh doanh, chế biến” trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng các loại chất giữ ẩm (AMS), chất chống xói mòn theo rãnh trong canh tác, đặc biệt cho các khu vực bị khô hạn, thiếu nước và địa hình đất dốc. 4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi đưa vào các bãi chứa rác để xử lý, kể cả rác thải sinh hoạt ở các đô thị, CTR y tế ở các bệnh viện và các trung tâm y tế cấp huyện, cấp xã và CTR công nghiệp. Lựa chọn công nghệ xử lý và đổ thải chất thải rắn hợp lý đối với từng loại chất thải rắn có thể lựa chọn một trong các công nghệ thường dùng: chôn lấp, làm phân compost và thiêu đốt. Cần phải đầu tư các lò đốt, các quy trình công nghệ thích hợp để xử lý triệt để đối với loại rác thải nguy hại. Quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác tại các đô thị, thị trấn, thị tứ. Đầu tư trang thiết bị thu gom rác đầy đủ, phù hợp với hình thức thu gom tại các đô thị, thị trấn, thị tứ hợp vệ sinh. Phụ lục 8. Các giải pháp cụ thể về quản lý để giải quyết các vấn đề môi trường trong từng nội dung của dự án. Trong ĐMC, việc đề xuất các giải pháp về quản lý để giải quyết những vấn đề môi trường trong từng hoạt động phát triển của QHTTPTKTXH chỉ có thể thực hiện bằng cách đề xuất các giải pháp quản lý chung các nguồn thải và lượng chất thải từ các hoạt động phát triển nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến một số thành phần môi trường chính như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. 1. Giải pháp quản lý môi trường không khí Đối với các cơ sở công nghiệp, cần kiểm soát được các nguồn thải tĩnh. Thống kê các nguồn thải tĩnh, thu phí và cấp giấy phép thải cho mỗi nguồn, định kỳ kiểm tra, có thể xử phạt hoặc thu hồi giấy phép nếu chủ các nguồn thải không thực hiện đúng giấy phép. Khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 – tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường - đây là một phương cách quản lý môi trường có tính toàn diện và hiện đại. Đối với các nguồn ô nhiễm di động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông): Đặt ra tiêu chuẩn xả khí với các nguồn di động (các loại ô tô, xe máy). Cơ quan quản lý phải tiến hành cưỡng chế với tiêu chuẩn này bằng cách tiến hành các chương trình kiểm tra và cấp chứng nhận cho các loại xe đủ tiêu chuẩn môi trường đối với xe mới cũng như xe đang lưu hành trên đường phố. + Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông ví dụ như quy định dùng xăng không pha chì, quy định hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diezen phải rất nhỏ, khuyến khích các loại xe chạy bằng năng lượng sạch... + Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con, cá nhân. + Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ô tô con hoạt động. + Cải thiện hệ thống quản lý và điều hành giao thông bằng các kỹ thuật công nghệ truyền tin và thông tin hiện đại. 2. Giải pháp quản lý môi trường nước Tích hợp các nhu cầu sử dụng nước vào 1 tổ chức: Lập kế hoạch phối hợp nhu cầu về nước giữa các đối tượng cần nước, nhằm quản lý phân phối nước một cách đầy đủ trong phạm vi nguồn lực cho phép. Khi dự đoán được tình hình hạn hán, nhà chức trách sẽ phối hợp tất cả những đối tượng sử dụng nước để cùng đối phó với tình trạng thiếu nước bằng cách điều chỉnh lại các nhu cầu sử dụng nước. Cần thành lập Ban quản lý lưu vực sông Cả (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) để khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, đồng thời kiểm soát lũ trên sông.Tổ chức quản lý nước lưu vực sông Cả sẽ là một cơ quan độc lập đối với các đối tượng sử dụng nước nhằm quản lý chặt chẽ và phân phối nguồn nước một cách phù hợp trong từng khu vực và trong từng thời điểm khác nhau để tránh sự tiêu dùng nước lãng phí. Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực sông theo hướng bền vững. Đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Tổ chức, phân cấp giám sát định kỳ chất lượng nước thải theo các tiêu chuẩn Nhà nước tại các điểm đổ thải. Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn Nhà nước về nước thải khi đổ ra môi trường. Kiểm tra định kỳ để theo dõi chất lượng nước trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước dưới đất. Cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có tác động trực tiếp đến nước dưới đất, nhất là các đô thị (nơi có các công trình ngầm, khoan đào vv…). + Khai thác nước dưới đất phục vụ cho đô thị và công nghiệp: Đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường khi thi công các công trình khai thác cũng như trong quá trình khai thác nước dưới đất. Xây dựng các quy định về đới bảo vệ vệ sinh các công trình khai thác nước dưới đất. Quản lý chặt về việc cấp phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất nhằm đảm bảo kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đưa ra các quy chế về bố trí các công trình dễ gây ô nhiễm cho nước dưới đất: như các công trình nước thải, các bãi rác thải, nghĩa trang vv… Xử phạt nghiêm khắc đôi với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất. + Khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi Nâng cao nhận thức về nhu cầu sử dụng nước sạch cho cộng đồng, tạo ra các nhu cầu giải quyết vấn đề cấp nước sạch ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Xây dựng mô hình cấp nước theo từng thôn, cụm dân cư với quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả thiết thực. Thành lập các cơ sở dịch vụ tư vấn do Nhà nước đảm nhiệm để triển khai các mô hình cấp nước thử nghiệm. Trợ cấp vốn để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án cấp nước nông thôn. Xây dựng chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân hành nghề khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi. Xây dựng các quy định về việc bố trí các cơ sở công nghiệp nông thôn (các làng nghề, chế biến lương thực, thực phẩm...) nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. 3. Giải pháp quản lý môi trường đất Tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân, cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Triển khai, rà soát điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất nhằm: + Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, + Công khai các phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. + Cơ quan địa chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện. + Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, gồm việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất theo đúng quy hoạch và trình tự quy định; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định. 4. Giải pháp quản lý chất thải rắn Quy hoạch các bãi chứa rác và xử lý rác tập trung ở các huyện, thị, đặc biệt là tại các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Đối với khu vực nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình tự xử lý chất thải rắn. Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý. Lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn phục vụ quản lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn. Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Phụ lục 9: Danh sách các chuyên gia đã trao đổi ý kiến PGS. TS. Nguyễn Đình Hoè TS. Mai Trọng Thông. Viện Địa lý PGS.TS. Nguyễn Xuân Nguyên. Trung tâm CTC Thạc sỹ Võ Văn Hồng – Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Thạc sỹ Bạch Xuân Cự – Trung tâm Phân tích và quan trắc môi trường Nghệ An. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CN Công nghiệp CTR Chất thải rắn CV Công viên ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GIS Hệ thống thông tin địa lý HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật HĐ Hội đồng HĐND Hội đồng Nhân dân KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế-xã hội NQ Nghị quyết QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TN&MT Tài nguyên và môi trường TP Thành phố TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban Nhân dân XH Xã hội DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa Đánh giá tác động môi trường - ĐTM và Đánh giá môi trường chiến lược – ĐMC 9 Bảng 1.2: Các sông chính ở Nghệ An 14 Bảng 1.3: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An năm 2006 17 Bảng 1.4: Lượng phân bón hoá học được sử dụng ở tỉnh Nghệ An 22 Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn phát sinh tỉnh Nghệ An năm 2005 25 Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020 33 Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm khí thải trung bình từ các khu công nghiệp 34 Bảng 3.3: Dự báo tải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN Nghệ An (tấn/năm) 35 Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và lượng nước thải ra môi trường năm 2020 của tỉnh Nghệ An. 35 Bảng 3.5: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vào môi trường 36 Bảng 3.6: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2020 (tấn/năm) 36 Bảng 3.7: Ước tính nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải các KCN ở Việt Nam. 37 Bảng 3.8: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải khu, cụm công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2020 38 Bảng 3.9: Ước tính tổng lượng chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 41 Bảng 3.10: Ước tính tổng lượng chất thải rắn tỉnh Nghệ An năm 2020 41 Bảng 3.11: Các hoạt động có tiềm năng gây tác động xấu 54 Bảng 3.12: Tầm quan trọng của hoạt động phát triển (hđpt) 57 Bảng 3.13: Các yếu tố môi trường có khả năng bị tác động 60 Bảng 3.14: Cấp độ tích dồn tác động xấu của các yếu tố môi trường 62 Bảng 3.15: Lược duyệt xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường 67 Bảng 3.16: Đánh giá tổng hợp mức độ và quy mô xu hướng biến đổi xấu của các yếu tố môi trường 71 Bảng 3.17: Phân cấp xu hướng biến đổi tổng hợp của các yếu tố môi trường 73 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Hiện trạng chất lượng môi trường Bản đồ 2: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (52).doc
Tài liệu liên quan