Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên hệ tín chỉ đối với các dịch vụ công nghệ thông tin trường đại học kinh tế Huế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nền giáo dục đại học đang ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển. Bên cạnh việc xây dựng nên các chương tŕnh đào tạo thì việc tạo ra các dịch vụ cho sinh viên có điều kiện học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cũng rất được chú trọng. Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều có các dịch vụ công nghệ thông tin dành riêng cho sinh viên. Tuy nhiên, chất lượng các dịch vụ đó có phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, sinh hoạt của sinh viên hay không? Cơ sở vật chất, cách thức hoạt động có đảm bảo đủ điều kiện cho sinh viên học tập hay không? Đó là những vấn đề đang cần được quan tâm. Từ những lý do đo, tôi quyết định chọn đề tài " ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN HỆ TÍN CHỈ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ" làm đề tài tốt nghiệp để biết được mức độ hài lòng của sinh viên về các dịch vụ đó, nhận ra những vấn đề tồn tại ở các dịch vụ cần phải cải thiện để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sinh viên, giúp cho sinh viên có điều kiện phát huy tối đa khả năng học tập. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Thông qua việc đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng các dịch vụ công nghệ thông tin của Trường đại học kinh tế Huế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của sinh viên đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Trường đại học kinh tế Huế so với các trường khác trên địa bàn TP Huế. Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng các dịch vụ công nghệ thông tin Trường Đại học kinh tế Huế. + Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ của các dịch vụ công nghệ thông tin Trường Đại học kinh tế Huế thông qua các chỉ tiêu. + Tạo cho sinh viên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình về các dịch vụ công nghệ thông tin. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ công nghệ thông tin Trường Đại học kinh tế Huế 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu: - Chất lượng dịch vụ của các dịch vụ công nghệ thông tin Trường đại học kinh tế Huế - Những sinh viên hệ tín chỉ đã từng sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin tại Trường đại học kinh tế Huế 2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trường đại học kinh tế Huế - Thời gian nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng tại thời điểm nhóm tiến hành nghiên cứu (điều tra phỏng vấn ). Số liệu thứ cấp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: thu thập một số tài liệu cũng như thông tin chung về các dịch vụ công nghệ thông tin Trường đại học kinh tế Huế trên website, diễn đàn, báo cáo liên quan về: lịch sử hình thành và phát triển, tổng mức đầu tư, cơ sở hạ tầng, quy mô . + Dữ liệu sơ cấp:điều tra phỏng vấn cá nhân trực tiếp thông qua các nhân tố như: * Tính đa dạng của dịch vụ * Tốc độ của dịch vụ * Cơ sở hạ tầng dịch vụ * Tính an toàn, bảo mật của dịch vụ Trong các nhân tố sẽ có các biến cụ thể để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng. Các thông tin về đối tượng điều tra: Giới tính, tuổi, khóa học . * Kích cỡ mẫu: Kích cỡ mẫu được chọn dựa trên cơ sở lựa chọn độ tin cậy là 95%, sai số mẫu cho phép được chọn là 10%. Áp dụng công thức xác định kích cỡ mẫu theo tỉ lệ, ta có mẫu nghiên cứu N: Trong đó: - N: Kích cỡ mẫu - Z2: tương ứng giá trị miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Ứng với trường hợp nghiên cứu này, độ tin cậy được chọn là 95% => Z=1,96 - P: tỉ lệ nữ sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin Trường đại học kinh tế Huế - 1-P: tỉ lệ nam sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin Trường đại học kinh tế Huế Trong trường hợp nghiên cứu này, rất khó xác định được tỉ lệ giữa nam và nữ sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin, nên P được chọn với giá trị 0,5 ứng với trường hợp mẫu lớn nhất. N = [(1,96)2.(0,5.0,5)]:(0,05)2=96 (Mẫu nghiên cứu) Để tăng thêm tính đại diện và độ tin cậy cho mẫu nghiên cứu, tôi đã chọn kích cỡ mẫu đến 120 mẫu. * Phương pháp chọn mẫu: Để đảm bảo thu được đủ số mẫu cần thiết, tôi sẽ phát ra 120 mẫu. Số mẫu sau khi thu thập được nếu lớn hơn 120 mẫu thì sẽ chọn ngẫu nhiên lấy 120 mẫu bằng công cụ Random sample of cases. Trong phạm vi nghiên cứu địa bàn Trường đại học kinh tế Huế là điều kiện để tôi sử dụng kết hợp phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. cụ thể như sau: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: sinh viên tín chỉ Trường đại học kinh tế Huế được phân ra thành các khóa. Sau đó sử dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng bảng Random Number để chọn ra 3 khóa. - Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: tại mỗi khóa học, sẽ có một trật tự danh sách số lớp. Phỏng vấn viên sẽ sử dụng bảng Random Number để chọn ngẫu nhiên sinh viên bất kỳ và phỏng vấn ngẫu nhiên một người trong số đó, sau đó cứ cách k đơn vị lại tiếp tục phỏng vấn lớp tiếp theo (k chọn ngẫu nhiên). Cứ như thế cho đến khi điều tra đủ số mẫu cần thiết. - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: phương pháp xử lí dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows. 5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin hữu ích giúp nhà trường biết được mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ công nghệ thông tin của Trường, sinh viên hài lòng và không hài lòng ở yếu tổ nào để từ đó hoàn thiện và dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ công nghệ thông tin Luận văn chia làm 3 chương, dài 55 trang

doc56 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên hệ tín chỉ đối với các dịch vụ công nghệ thông tin trường đại học kinh tế Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng. Sự phản hổi đáp ứng (Responsiveness): là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ một cách kịp thời. Sự đảm bảo (Assurance): là kiến thức, tác phong cũng như khả năng truyền tải sự tin tưởng và tự tin của nhân viên đối với khách hàng. Sự cảm thông: (Empathy): là sự quan tâm, ân cần của từng nhân viên đối với khách hàng. - Sự hữu hình (Tangible): là thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, dụng cụ, con người, tài liệu, công cụ thông tin,… Khách hàng sử dụng năm khía cạnh trên để đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên sự so sánh giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ nhận được. 3.3 Đo lường chất lượng dịch vụ 3.3.1 Khoảng cách trong sựcảm nhận chất lượng dịch vụ - Chất lượng cảm nhận của khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự so sánh giữa các mong đợi và mức độ khách hàng đã nhận được.. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman được các nhà nghiên cứu trên thế giới chấp nhận và sử dụng nhiều nhất. Mô hình được trình bày như sau Hình 2. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman et al (1988, dẫn theo James A. Fitzsimmons & Mona J. Fitzsimmons. Service management.et al, 2001) 4. Thang đoSERVQUAL Dựa vào mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thangđo SERVQUAL gồm 10 thành phần: Sự hữu hình (Tangibles); Sự tin tưởng (Reliability); Sự phản hồi (Responsiveness); Khả năng phục vụ(Competence);  Sự cảm thông (Empathy); Sự ân cần, lịch sự(Courtesy); Thông tin đến khách hàng (Communication); Khả năng khách hàng tiếp cận dịch vụ(Access); Sự an toàn (Security); Sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng (Understanding/Knowing the Customer) Thang đo này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy cósự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với 22 biến quan sát, cụthể các thành phần nhưsau: Sự hữu hình (Tangibles) Sự tin tưởng ( Reliability) Sự phản hồi (Responsiveness) Sự đảm bảo (Assurance) Sự cảm thông (Empathy) Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn: - Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳvọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm. Sai biệt (cảm nhận từ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo lường này được gọi làphi khẳng định (disconfirmation model) - Phân đoạn thứ ba yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng , SERVQUAL được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. II. Mô hình nghiên cứu - Sự hữu hình: cơ sở vật chất, trang thiết bị của các dịch vụ công nghệ thông tin có đáp ứng đầy đủ cho sinh viên. - Sự tin tưởng: khả năng thực hiện đúng những cam kết với sinh viên, không đểxảy ra những sự cố, sai xót, bảo đảm an toàn cho sinh viên khi sửdụng cách dịch vụ công nghệ thông tin. - Sự phản hồi: sẵn sàng giúp đỡ sinh viên, kịp thời và nhanh chóng khắc phục những sự cố xảy ra trong các dịch vụ công nghệ thông tin - Sự đảm bảo: kiến thức truyền tải niềm tin cho sinh viên, khả năng giải quyết thõa đáng những vấn đề liên quan đến các dịch vụ công nghệ thông tin; tác phong lịch sự, kỹ năng giao tiếp của BQL dịch vụ với sinh viên. - Sự cảm thông: sự quan tâm giúp đỡ của BQL dịch vụ đối với sinh viên. Thân thiện, nổ lực tìm hiểu những nhu cầu của sinh viên. Cảm thông, chia sẽ với những khó khăn của sinh viên. PHẦN III. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC DỊCH VỤ CNTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Sinh viên cần phải không ngừng học tập và rèn luyện. Song, môi trường học tập và rèn luyện trong mô hình đào tạo tín chỉ khiến không ít bạn gặp nhiều khó khăn. Biết được điều đó, nhiều trường trên thế giới luôn tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên nhất là các sinh viên nước ngoài, và có cả nhiều hình thức hoạt động nhằm giúp đỡ, hay tư vấn sinh viên một cách thiết thực nhất Trường đại học kinh tế Huế là 1 trường với gần 5000 sinh viên chính quy, hơn 5000 sinh viên tại chức, gần 500 học viên sau đại học và gần 1500 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, văn bằng hai ...). Do đó để hỗ trợ một cách tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện, Trường đại học kinh tế Huế đã cho ra đời nhiều dịch vụ công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được nhu cẩu của các bạn sinh viên. I. Website chính hce.edu.vn Website được thành lập vào năm 2004, đây là nơi để các bạn sinh viên theo dõi các thông báo, hình ảnh hoạt động về các sự kiện, hoạt động của nhà trường, đoàn hội.. Nhưng có một thực tế đó là website hiện tại sử dụng mã nguồn PHP quá lạc hậu và lỗi thời, nên giao diện website không được đẹp, các chức năng không đầy đủ. Một vấn đề cũng cần nói đó là thông tin không được cập nhập thường xuyên nên nhiều lúc sinh viên vào website cũng không có thông tin để đọc. Mong rằng, trong thời gian tới website của trường sẽ được đầu tư nhiều hơn về cả công nghệ lẫn bài viết. 2. Trang sinh viên: Sinh viên cần phải không ngừng học tập và rèn luyện. Song, môi trường học tập và rèn luyện trong mô hình đào tạo tín chỉ khiến không ít bạn gặp nhiều khó khăn, và kịp thời đá ứng thực tế đó, vào năm 2008 Trường đại học kinh tế Huế đã cho chính thức cho hoạt động Trang sinh viên, đây là nơi để các bạn sinh viên nắm bắt các thông báo học tập, đăng ký môn học, xem kết quả điểm thi... Trong thời gian đầu mới ra mắt, trang sinh viên đã gặp rất nhiều khó khăn khi server luôn quá tải khi mỗi lần đăng ký môn học, mã nguồn website lạc hậu dẫn đến xuất hiện nhiều lỗi trong quá trình đăng ký. Ngoài ra đó là giao diện khó sử dụng, thông tin không được uptate kịp thời để sinh viên có thể nắm bắt. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây Trang sinh viên đã được đầu tư mạnh cả về cơ sở hạ tầng công nghệ lẫn con người để điều hành nó, do đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của sinh viên. 3. Diễn đàn sinh viên: Với mục đích cập nhật thông tin về Trường, Đoàn, Hội, các CLB, các lớp, và các tin tức giáo dục, kinh tế…ngoài ra là tạo ra một sân chơi, giao lưu giải trí của dành cho các bạn sinh viên. Diễn đàn sinh viên Trường ĐH Kinh Tế đã chính thức ra đời vào ngày 08/03/20009. Là cầu nối thông tin để sinh viên ĐHKT Huế nói riêng và các sinh viên nói chung ở khắp mọi miền đất nước có cơ hội tận dụng sức mạnh truyền thông của mạng Internet để liên lạc với nhau, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong đời sống, học tập và nghề nghiệp, phát huy được sức mạnh trí tuệ của tập thể. Sau hơn hai năm hoạt động, diễn đàn sinh viên đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, thu hút được sự tham gia đông đảo của cộng đồng sinh viên trong trường và toàn quốc. Hơn 82.000 thành viên, đã trở thành diễn đàn sinh viên đông vui nhất Việt Nam Hơn 1.300.000 page view, 350.000 lượt truy cập hàng tháng Thành viên truy cập từ nhiều nơi trên thế giới 4. Thư viện trực tuyến: Năm 2010, thư viện trực tuyến được thành lập với mục đích là để sinh viên tra khảo tài liệu trước khi lên phòng đọc mượn sách. Do mới thành lập nên cơ sở dữ liệu còn thiếu nhiều, chưa bổ sung đầy đủ các tài liệu hiện có ở thư viện. Một vấn đề cũng được nói đến đó là tính phổ biến của thư viện trực tuyến khi không có bất cứ hoạt động marketing hay quảng bá nào cho website. Hầu như không có sinh viên nào biết đến sự tồn tại của thư viện trực tuyến chứ chưa nói đến việc sử dụng nó cho mục đích tìm kiếm. 5. Phòng Internet Phòng máy internet được đưa vào sử dụng vào năm 2010 sau khi Trường đại học kinh tế Huế xây dựng xong khu giảng đường B, đây là nơi để các bạn sinh viên sử dụng để truy cập internet cũng như sử dụng máy tính cho vấn đề học tập. Hiện tại có hai phòng máy với hơn 70 máy vi tính được kết nối mạng, một phòng sử dụng hệ điều hành XP, một phòng sử dụng hệ điều hành Vista. Phòng máy được bố trí ở tầng 5 của khu giảng đường B, đây cũng là một điều bất tiện khi sinh viên sẽ mất rất nhiều thời gian để lên phòng máy, vì không được đi thang máy. 6. Mạng Wifi Mạng wifi được kết nối từ khi sau xây dựng xong khu giảng đường A. Đây là một dịch vụ giúp cho sinh viên có thể truy cập được internet từ laptop của mình từ mọi nơi trong khuôn viên của trường. PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ 4.1. Phân tích sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ CNTT tại trường Đại học Kinh Tế Huế 4.1.1. Mô hình dịch vụ CNTT Để hỗ trợ một cách tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện, Trường đại học kinh tế Huế đã cho ra đời nhiều dịch vụ công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được nhu cẩu của các bạn sinh viên. Website Trang sinh viên Diễn đàn sinh viên Thư viện trực tuyến Phòng Internet Sự hài lòng về dịch vụ CNTT Wifi Sơ đồ 1: Các giả thuyết nghiên cứu 4.1.2. Quá trình thu thập dữ liệu 4.1.2.1. Số mẫu thu thập được: Quá trình điều tra đã thu thập được 73 mẫu hợp lệ để đưa vào phân tích. 4.1.2.2. Mô tả mẫu Đối tượng điều tra chủ yếu của đề tài này là sinh viên đang nghiên cứu và học tập tài trường Đại học Kinh Tế Huế. Cụ thể về cơ cấu mẫu như sau: - Cơ cấu mẫu theo giới tính thì sinh viên nam có 42 người chiếm 57.5%, sinh viên nữ có 31 người chiếm 42.5%. - Cơ cấu mẫu theo khoá học thì sinh viên thuộc khoá K42 có 31 người chiếm 42.5%, khoá K43 có 25 người chiếm 34.2%, khoá K44 có 17 người chiếm 23.3%. (Nguồn:Xử lý số liệu bằng SPSS - Trích Phụ lục …) 4.1.3: Phân tích dữ liệu 4.1.3.1 Kiểm định thang đo Hệ số Cronbach’s alpha Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha STT Thang đo Cronbach’s alpha Hệ số tương quan Biến- tổng Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Website 0.855 0.429 0.741 2 Trang sinh viên 0.881 0.499 0.780 3 Diễn đàn 0.905 0.595 0.803 4 Phòng Internet 0.818 0.457 0.761 5 Mạng Wifi 0.871 0.574 0.767 6 Thư viện trực tuyến 0.930 0.683 0.854 7 Sự hài lòng chung 0.724 0.325 0.554 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS-Trích Phụ lục A-mục 2 ) 4.1.3.2 Phân tích nhân tố 4.1.3.2.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập Kiểm định KMO Bảng 2: Kiểm định KMO biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.745 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2.302E3 df 703 Sig. 0.000 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO đạt 0.745 > 0.5 và các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (Sig< 0.05). 3.1.2.1.2. Phân tích nhân tố Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Phân tích nhân tố lấn thứ nhất Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 8 9 c19_3 cap nhat tai lieu .870 c19_2 cong nghe tien tien .850 c19_4 tim kiem thong tin .817 c19_6 toc do truy cap web .790 c19_1 giao dien web .772 .323 c19_5 ho tro truc tuyen .608 c10_3 giao dien va chuc nang .811 c10_7 tim kiem .808 c10_4 than thien, de tuong tac .785 -360 c10_6 ho tro truc tuyen .746 .337 c10_8 truy cap di dong .679 .385 c10_1toc do truy cap .646 .302 c10_2 cap nhat thong tin .623 .371 c7_4 than thien, de tuong tac .766 c7_3 giao dien va cong nghe web .756 .309 c4_7 toc do web .721 c7_1 toc do truy cap web .703 c7_2 muc do cap nhat thong tin .701 c7_5 an toan thong tin .315 .610 c7_7 dap ung nhu cau kip thoi .314 .476 .349 .435 c4_4 tim kiem thong tin .763 c4_2 cong nghe .424 .730 c4_1 giao dien web .343 .652 c4_3 cap nhat thong tin .309 .307 .617 c13_3 an toan .835 c13_4 so luong dam bao .775 c13_2 may cau hinh manh .394 .721 c13_1 toc do truy cap .349 .464 .519 c16_2 pham vi phu song manh .824 c16_1 toc do va on dinh .396 .769 c16_3 mang mo hang ngay .766 c16_5 co bo phan ho tro .368 .543 c4_6 truy cap di dong .742 c7_6 ho tro truy cap truc tuyen .347 .662 c4_5 ho tro truc tuyen .425 .427 c13_5 cb ho tro tan tinh .355 .313 .596 c10_5 an toan thong tin .531 .327 .538 c16_4 an toan, bao mat .309 .337 .372 .445 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Hệ số tải nhân tố (factor loading) của tất cả các biến đưa vào phân tích nhân tố đều phải lớn hơn 0.5 và khoảng cách giữa các nhân tố phải > 0.3. Tuy nhiên, tại biến c10_8, c10_2, c7_5, c7_7, c4_3, c13_1, c16_5, c4_5, c13_5, c10_5, c16_4 hệ số tải nhân tố không thực sự khác biệt giữa 3 nhóm yếu tố, chênh lệch của hệ số tải giữa các nhân tố chưa đạt 0.3 nên các biến này bị loại. Chạy lại phân tích nhân tố sau khi loại biến này ta được: Bảng 4: Phân tích nhân tố lần thứ hai Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 c19_3 cap nhat tai lieu .870 c19_2 cong nghe tien tien .862 c19_4 tim kiem thong tin .846 c19_6 toc do truy cap web .817 c19_1 giao dien web .756 c19_5 ho tro truc tuyen .632 c4_7 toc do web .768 c7_2 muc do cap nhat thong tin .745 c7_3 giao dien va cong nghe web .737 c7_1 toc do truy cap web .722 c7_4 than thien, de tuong tac .714 c7_6 ho tro truy cap truc tuyen .598 c4_6 truy cap di dong .590 c10_6 ho tro truc tuyen .826 c10_4 than thien, de tuong tac .822 c10_7 tim kiem .818 c10_3 giao dien va chuc nang .818 c10_1toc do truy cap .589 c4_2 cong nghe .757 c4_4 tim kiem thong tin .736 c4_1 giao dien web .723 c16_2 pham vi phu song manh .868 c16_1 toc do va on dinh .793 c16_3 mang mo hang ngay .721 c13_3 an toan .862 c13_4 so luong dam bao .845 c13_2 may cau hinh manh .650 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) 4.1.2.1.3. Đặt tên và giải thích nhân tố - Nhân tố 1: gồm các biến c19_1, c19_2, c19_3, c19_4, c19_5, c19_6 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về thư viện điện tử. - Nhân tố 2: gồm các biến c4_7, c7_1, c7_2, c7_3, c7_4, c7_6, c4_6 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về trang sinh viên. - Nhân tố 3: gồm các biến c10_1, c10_3, c10_4, c10_6, c10_7 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về diễn đàn sinh viên. - Nhân tố 4: gồm các biến c4_1, c4_2, c4_4 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về trang web của trường. - Nhân tố 5: gồm các biến c16_1, c16_2, c16_3 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về mạng wifi. - Nhân tố 6: gồm các biến c13_2, c13_3, c13_4 Nhân tố này được đặt tên là: Đánh giá về phòng Internet. 4.1.2.1.4. Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố 6 nhân tố được xây dựng từ phương pháp phân tích nhân tố cần được kiểm định độ tin cậy để có thể khẳng định rằng kết quả thu thập được là đảm bảo ý nghĩa. Bảng 5 Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS-Trích Phụ lục A-mục 4) Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .778 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted thu vien dien tu 14.6600 7.051 .616 .732 trang sinh vien 14.5886 6.731 .591 .730 dien dan sinh vien 14.1217 6.584 .472 .761 trang web truong 14.4203 6.351 .606 .724 mang wifi 15.0002 6.544 .459 .766 phong internet 14.9956 6.946 .470 .758 Thang đo các nhân tố có hệ số Cronbach's Alpha là khá cao 0.778 và hệ số tương quan biến – tổng đều đạt trên 0.3 . Như vậy có thể kết luận rằng tất cả các nhân tố này là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 4.1.3.2.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc Kiểm định KMO Kết quả kiểm định KMO cho thấy hệ số KMO đạt 0.842 thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố. Bảng 6 Kiểm định KMO biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.759 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 74.808 Df 15 Sig. 0.000 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS ) Phân tích nhân tố Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho thấy có một nhân tố được rút ra. Kết quả này cho thấy các biến trong thang đo Sự đánh giá chung giải thích tốt cho đại lượng đo lường. Bảng 7 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc Component Matrixa Component 1 c20 danh gia thu vien truc tuyen .744 c17 danh gia wifi .714 c8 danh gia ve trang sinh vien .676 c11 danh gia dien dan .623 c5 danh gia ve web .619 c14 danh gia phong internet .592 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS ) 4.1.4 Phân tích hồi quy 4.1.4.1 Mô hình hồi quy 4.1.4.1.1 Nội dung Mô hình hồi quy được đưa ra với biến phụ thuộc “Sự đánh giá chung” và 6 biến độc lập lần lượt là: Đánh giá về website, Đánh giá về trang sinh viên, Đánh giá về phòng Internet, Đánh giá về diễn đàn, Đánh giá về mạng wifi, Đánh giá về thư viện điện tử. Đánh giá về website Đánh giá về trang sinh viên Đánh giá về phòng Internet Đánh giá về diễn đàn Đánh giá về mạng wifi Đánh giá chung Đánh giá về thư viện điện tử Sơ đồ 2.2: Mô hình hồi quy 4.1.4.1.2 Giả thiết H1: Đánh giá về website cao hay thấp tương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. H2: Đánh giá về trang sinh viên cao hay thấp tương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. H3: Đánh giá về phòng Internet cao hay thấp thương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. H4: Đánh giá về diễn đàn cao hay thấp tương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. H5: Đánh giá về mạng wifi cao hay thấp tương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. H6: Đánh giá về thư viện điện tử cao hay thấp tương quan cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ CNTT tại trường. 4.1.4.2 Hệ số tương quan Pearson Theo ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là khá cao, thấp nhất là 0.520. Sơ bộ có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến “Sự đánh giá chung”, hay nói cách khác là các nhân tố nói trên có ảnh hưởng đến sự đánh giá chung về chất lượng dịch vụ CNTT tại trường Kinh Tế Huế. Bảng 8 Hệ số tương quan Pearson Correlations c28 danh gia chung c5 danh gia ve web c8 danh gia ve trang sinh vien c11 danh gia dien dan c14 danh gia phong internet c17 danh gia wifi c20 danh gia thu vien truc tuyen Pearson Correlation c28 danh gia chung 1.000 .527 .521 .635 .445 .635 .692 c5 danh gia ve web .527 1.000 .325 .215 .207 .393 .288 c8 danh gia ve trang sinh vien .521 .325 1.000 .280 .189 .450 .334 c11 danh gia dien dan .635 .215 .280 1.000 .154 .269 .492 c14 danh gia phong internet .445 .207 .189 .154 1.000 .214 .338 c17 danh gia wifi .635 .393 .450 .269 .214 1.000 .372 c20 danh gia thu vien truc tuyen .692 .288 .334 .492 .338 .372 1.000 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS ) 4.1.4.3 Phân tích hồi quy đa biến Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn cửa hàng mua máy tính đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Stepwise. Một biến phụ thuộc thông thường chịu tác động của nhiều biến độc lập khác nhau. Tuy nhiên, không phải phương trình càng nhiều biến thì phương trình càng phù hợp vì khó giải thích và đánh giá tác động của từng biến độc lập. Thủ tục chọn biến theo phương pháp Stepwise cho phép chọn ra số biến độc lập phù hợp và giải thích tốt nhất cho biến phụ thuộc. Theo kết quả phân tích, tất cả 6 biến độc lập trong mô hình điều chỉnh đều được sử dụng vào phân tích hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá chung về chất lượng dịch vụ CNTT tại trường Kinh Tế Huế. Bảng 9 Thủ tục chọn biến Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 c5 danh gia ve web . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 2 c8 danh gia ve trang sinh vien . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 3 c11 danh gia dien dan . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 4 c14 danh gia phong internet . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 5 c17 danh gia wifi . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 6 c20 danh gia thu vien truc tuyen . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). a. Dependent Variable: Quyết định chọn cửa hàng (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau: Y = β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3 +β4X4 +β5X5 + β6X6 Trong đó: Y: Đánh giá chung X1: Đánh giá về web X2: Đánh giá về trang sinh viên X3: Đánh giá về diễn đàn X4: Đánh giá về phòng Internet X5: Đánh giá về mạng wifi X6: Đánh giá về thư viện điện tử βi: Hệ số hồi quy tương ứng với các biến độc lập Xi 4.1.4.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình Bảng 10 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy Model Summaryg Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin-Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .527a .278 .267 .478 .278 27.274 1 71 .000 2 .644b .415 .398 .433 .137 16.396 1 70 .000 3 .793c .628 .612 .348 .213 39.602 1 69 .000 4 .834d .695 .677 .317 .067 14.854 1 68 .000 5 .876e .768 .751 .279 .073 21.124 1 67 .000 6 .903f .815 .798 .251 .047 16.874 1 66 .000 2.052 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng giá trị R2 điều chỉnh. Giá trị R2 = 0.798 cho thấy độ phù hợp của mô hình là 79.8%, nghĩa là sự thay đổi của quyết định lựa chọn cửa hàng được giải thích bởi 6 biến độc lập kể trên, còn lại là các yếu tố khác ngoài mô hình. 4.1.4.5 Kiểm định độ phù hợp Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Bảng 11 Kiểm định ANOVA về độ phù hợp của mô hình hồi quy ANOVAg Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6 Regression 18.291 6 3.049 48.519 .000f Residual 4.147 66 .063 Total 22.438 72 g. Dependent Variable: c28 danh gia chung (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Kết quả phân tích Anova cho thấy Sig = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, cũng có nghĩa là các biến trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Bảng 12 Kiểm định các hệ số tương quan của mô hình hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 6 (Constant) -.032 .246 -.129 .898 c5 danh gia ve web .130 .040 .193 3.258 .002 .795 1.257 c8 danh gia ve trang sinh vien .094 .050 .117 1.900 .002 .738 1.354 c11 danh gia dien dan .275 .052 .323 5.250 .000 .738 1.355 c14 danh gia phong internet .159 .050 .181 3.190 .002 .866 1.154 c17 danh gia wifi .183 .042 .279 4.382 .000 .691 1.446 c20 danh gia thu vien truc tuyen .184 .045 .273 4.108 .000 .633 1.580 a. Dependent Variable: c28 danh gia chung (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Kiểm định t với mức ý nghĩa 95% cho thấy tất cả 6 biến độc lập đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Mức giá trị Sig của 6 nhân tố <0.05 chứng tỏ 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến và tự tương quan. Kết quả phân tích ở Bảng 2.16 cho thấy hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF) khá thấp, giá trị cao nhất là 1.5. Hệ số VIF nhỏ hơn 10 thì ta có thể bác bỏ giả thiết có hiện tượng đa cộng tuyến, hay nói cách khác, các biến độc lập có sự giả thích rõ ràng đối với biến phụ thuộc. Như vậy, phương trình hồi quy xây dựng được là phù hợp, đảm bảo ý nghĩa thống kê, các biến độc lập giải thích tốt cho các biến phụ thuộc. Phương trình này được viết lại như sau: Y = -0.032+ 0.130 X1+ 0. 094 X2 + 0. 275X3 + 0. 159X4 + 0. 183X5 + 0. 184X6 Sự đánh giá chung = -0.032+ 0.130 Đánh giá về website + 0. 094 Đánh giá về trang sinh viên + 0. 275 Đánh giá về diễn đàn + 0. 159 Đánh giá về phòng Internet + 0. 183 Đánh giá về mạng wifi + 0. 184 Đánh giá về thư viện điện tử 4.1.4.6 Kiểm định giả thiết Diễn đàn sinh viên có ảnh hưởng lớn nhất đến sự đánh giá chung về các loại hình dịch vụ CNTT của trường ĐH Kinh Tế Huế. Kết quả hồi quy cho thấy, nếu như sinh viên thấy hài lòng khi sử dụng diễn đàn tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung về dịch vụ CNTT sẽ tăng 0.275 đơn vị Tương tự, khi các nhân tố Đánh giá về website, Đánh giá về trang sinh viên, Đánh giá về phòng Internet, Đánh giá về mạng wifi, Đánh giá về thư viện điện tử tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên tương ứng là 0.130, 0.094, 0. 159, 0. 183, 0.184 đơn vị. 4.1.5 Phân tích giá trị trung bình đánh giá của khách hàng theo đặc điểm cá nhân 4.1.5.1 Theo giới tính Để xác định có sự khác biệt nào không trong đánh giá giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ của trường Kinh Tế, đề tài này sử dụng phương pháp Independent samples T-Test và phương pháp phi tham số Mann-Whitney Test. Hai phương pháp này cho ra kết luận giống nhau. Phương pháp Independent samples T-Test Bảng 13 Kiểm định Independent samples T-Test theo giới tính Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) thu vien dien tu Equal variances assumed 3.553 .064 -.977 71 .332 trang sinh vien Equal variances not assumed 8.031 .006 -1.481 65.020 .144 dien dan sinh vien Equal variances assumed .652 .422 -.719 71 .475 trang web truong Equal variances assumed 3.869 .053 -2.630 71 .010 mang wifi Equal variances assumed .508 .479 -.203 71 .839 phong internet Equal variances assumed .034 .854 -.412 71 .682 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS ) Với mức ý nghĩa 95%, kết quả kiểm định Levene ở nhân tố “Trang sinh viên“ cho ra giá trị Sig 0.05) ta chấp nhận giả thiết phương sai 2 mẫu không bằng nhau, vì vậy ta sử dụng kết quả kiểm định t-Test ở dòng “Equal variances not assumed”. Còn các nhân tố còn lại có kết quả kiểm định Levene cho ra giá trị Sig > 0.05 nên ta chấp nhận giả thiết phương sai 2 mẫu bằng nhau, vì vậy ta dùng kết quả kiểm định t-Test ở dòng “Equal variances assumed” Kiểm định t-Test cho kết quả Sig ở biến “Trang web trường” > 0.05 chứng tỏ có sự khác biệt rõ ràng trong sự đánh giá yếu tố này giữa nam và nữ. Cụ thể là: khi đánh giá về yếu tố này, thì các bạn sinh viên nam có sự đánh giá khắt khe hơn các bạn sinh viên nữ, với mean lần lượt là 2.94 và 3.39, qua đó có thể thấy các bạn sinh viên nam có sự đòi hỏi cao hơn về yêu cầu của trang web trường, các bạn nữ thì lại mhấy khá hài lòng về chất lượng của trang web. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì các bạn nam thường có sở thích về công nghệ là cao hơn các bạn nữ do vậy đòi hỏi của bộ phận này cũng là cao hơn. Ở các nhân tố còn lại kiểm định t-Test đều cho kết quả Sig đều > 0.05 chứng tỏ đã không có sự khác biệt về kết quả đánh giá đối với các yếu tố này khi đánh giá về chất lượng dịch vụ CNTT của trường Kinh Tế giữa khách hàng nam và nữ. Bảng 14 Giá trị trung bình đánh giá các nhân tố theo giới tính Nhân tố Mean Nam Nữ Trang web trường 2.94 3.39 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS-Trích Phụ lục A-mục 5a ) Phương pháp Mann-Whitney Test Để khẳng định lại kết luận trên, kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test được tiến hành. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau: Bảng 15 Kiểm định Mann-Whitney Test theo giới tính Test Statisticsa thu vien dien tu trang sinh vien dien dan sinh vien trang web truong mang wifi phong internet Mann-Whitney U 648.500 597.500 635.000 469.000 632.500 582.000 Wilcoxon W 1144.500 1500.500 1538.000 1372.000 1128.500 1485.000 Z -.033 -.599 -.180 -2.065 -.211 -.827 Asymp. Sig. (2-tailed) .973 .549 .857 .039 .833 .408 a. Grouping Variable: gioi tinh (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) 4.1.5.2 Theo khoá học Để kiểm định sự khác nhau về sự đánh giá theo từng nhóm sinh viên các khóa học khác nhau, có 2 phương pháp được sử dụng là phân tích ANOVA và Kruskall – Wallis. Kiểm định ANOVA: Bảng 16 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances theo độ tuổi Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. thu vien dien tu 5.350 3 69 .002 trang sinh vien 3.276 3 69 .026 dien dan sinh vien 1.760 3 69 .163 trang web truong 4.358 3 69 .007 mang wifi .417 3 69 .741 phong internet 1.337 3 69 .270 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Bảng 17 Phân tích ANOVA theo độ tuổi ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. thu vien dien tu Between Groups 1.417 3 .472 1.485 .226 Within Groups 21.951 69 .318 Total 23.368 72 trang sinh vien Between Groups 4.510 3 1.503 3.712 .015 Within Groups 27.949 69 .405 Total 32.459 72 dien dan sinh vien Between Groups 11.084 3 3.695 6.842 .000 Within Groups 37.263 69 .540 Total 48.347 72 trang web truong Between Groups 6.038 3 2.013 3.938 .012 Within Groups 35.259 69 .511 Total 41.297 72 mang wifi Between Groups 2.065 3 .688 .964 .415 Within Groups 49.281 69 .714 Total 51.346 72 phong internet Between Groups 2.162 3 .721 1.424 .243 Within Groups 34.922 69 .506 Total 37.084 72 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Kiểm định Kruskal – Wallis: Bảng 18 Kiểm định Kruskall – Wallis theo độ tuổi Test Statisticsa,b thu vien dien tu trang sinh vien dien dan sinh vien trang web truong mang wifi phong internet Chi-Square 1.372 6.543 14.193 11.711 1.723 5.204 df 3 3 3 3 3 3 Asymp. Sig. .712 .088 .003 .008 .632 .157 a. Kruskal Wallis Test b. Grouping Variable: khoa hoc (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances ở 3 nhân tố “Diễn đàn sinh viên”, “Mạng wifi”, “Phòng Internet” có Sig > 0.05 cho ta biết phương sai giữa các nhóm bằng nhau do đó kết quả thu được ở kiểm định Anova sử dụng tốt. Ở các nhân tố còn lại có kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances cho hệ số Sig < 0.05 chứng tỏ phương sai giữa các nhóm không bằng nhau, ta sử dụng kết quả phân tích của phép kiểm định Kruskal – Wallis. Khi tiến hành kiểm định Anova và Kruskal – Wallis cho kết quả Sig > 0 của hầu hết các nhân tố chứng tỏ không có sự khác biệt đáng kể nào trong sự đánh giá của các nhóm sinh viên khi phân theo khoá học. Duy nhất chỉ có nhân tố “Diễn đàn sinh viên” có hệ số sig = 0.000 < 0.05 chứng tỏ đã có sự khác biệt trong đánh giá về chất lượng dịch vụ CNTT giữa các nhóm sinh viên khi phân theo khoá học. Bằng một phép kiểm tra sâu Post-Hoc với công cụ LSD (đối với phương sai các nhóm bằng nhau) để xác định sự khác nhau giữa các nhóm cho ta biết được đã có sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm sinh thuộc các khoá K42, K43, K44 thì cho rằng Diễn đàn sinh viên là một sân chơi bổ ích và họ khá hài lòng về yếu tố này khi đánh giá với mức điểm trung bình là khá cao, lần lượt là 3.6, 3.68, 3.5. Đây cũng là một đièu hợp lý, bởi lẽ các sinh viên khoá 42, 43, 44 chỉ là những sinh viên năm 1 năm 2 và năm 3 do vậy họ có thời gian tìm hiểu và được tiếp xúc thường xuyên với sân chơi này nhiều hơn các nhóm sinh viên khác vì đa phần những người này là những sinh viên năm cuối nên họ không có thời gian để tham gia vào cộng đồng mạng như trên diễn đàn. Nhân tố Mean Khoá khác K42 K43 K44 Diễn đàn sinh viên 2.64 3.6 3.68 3.5 4.2 Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ CNTT của trường Đại học Kinh Tế Huế: 4.2.1. Thực trạng sử dụng các dịch vụ CNTT của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh Tế Huế Qua điều tra nghiên cứu, đề tài đã tìm hiểu được thực trạng sử dụng các dịch vụ CNTT hiện có của các bạn sinh viên tại trường Kinh Tế, và số liệu được hiển thị ở bảng sau: ĐVT: Số người Các dịch vụ CNTT Người sử dụng Mức độ sử dụng Có Không Chưa sử dụng Rất hiếm Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Website 66 7 9 3 18 31 12 Trang sinh viên 62 11 9 1 15 35 13 Thư viện trực tuyến 24 49 7 2 18 20 26 Diễn đàn sinh viên 63 10 1 3 12 12 45 Phòng Internet 55 18 29 13 29 2 0 Mạng wifi 56 17 20 26 15 9 3 Biểu đồ 2: Thống kê tình hình sử dụng CNTT của sinh viên trường Kinh Tế Huế Nhìn vào số liệu khảo sát ta có thể thấy nhìn chung các bạn sinh viên hiện nay đã biết tận dụng lợi thế của CNTT để phục vụ cho công việc học tập của mình, đa phần các bạn đã và đang sử dụng hầu hết các dịch vụ CNTT hiện có tại trường. Chiếm tỷ lệ lớn là trang web của trường được các bạn khá quan tâm với hơn 90% các bạn được hỏi đã sử dụng nó. Đây chính là nơi cung cấp hầu hết nhưng thông tin quan trọng trong quá trình học tập và kế hoạch tại trường, do vậy số lượng các bạn đã từng sử dụng trang web trường là rất lớn. Tiếp đến là diễn đàn sinh viên nơi chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm học tập cũng như là nơi để các bạn sinh viên giao lưu, giải trí sau những tiết học căng thẳng ở giảng đường với tỷ lệ hơn 86%. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn một số dịch vụ CNTT vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên như thư viện điện tử với đa số là các bạn khi được hỏi đều trả lời là chưa bao giờ sử dụng dịch vụ này. Đây có thể là vấn đề cân được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm và tìm hướng giải quyết. 4.2.2 Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ CNTT tại trường Đại học Kinh Tế Huế 4.2.2.1. Đánh giá về Website Khi được hỏi về sự hài lòng của các bạn sinh viên khi đánh giá về trang web của trường thì nhìn chung các bạn cảm thấy hài lòng về yếu tố này nhưng ở mức độ vừa phải với điểm đánh giá trung bình là 3.42. Nguyên nhân có thể xuất phát từ khả năng hổ trợ trực tuyến của website trong việc giải đáp các thắc mắc của các bạn sinh viên bởi vì khi đánh giá về yếu tố này thì có khá nhiều bạn cảm thấy không hài lòng và rất không hài lòng ( chiếm 15.1% trong tổng số các bạn được hỏi). Bên cạnh đó, do thời kỳ CNTT bùng nỗ, việc truy cập các ứng dụng website đòi hỏi ngày càng phải linh động hơn, website chưa thể truy cập từ di động, đây là một điểm yếu cần phải được khắc phục trong thời gian tới khi mạng 3G, GPRS ngày càng phát triển và được phổ biến khắp mọi nơi. Ngoài ra giao diện website hay khả năng tìm kiếm thông tin trong website cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của một website, tuy nhiên dường như vấn đề này vẫn chưa được ban quản trị website quan tâm do đó khi được hỏi về sự đánh giá các yếu tố này phần lớn các bạn đều cảm thấy không hài lòng. Có thể nói website là một kênh liên lạc thông tin quan trọng của nhà trường đến với sinh viên, và nó đã làm được điều này chính vì nhờ khả năng luôn cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác, bên cạnh đó là việc truy cập vào website với tốc độ đã được các bạn sinh viên đánh giá cao và khá hài lòng. Biểu đồ 3: Đánh giá của sinh viên đối với trang web của trường 2. Đánh giá về Trang sinh viên Biểu đồ 4: Đánh giá của sinh viên đối với trang sinh viên của trường Với số điểm trung bình cao nhất trong tất cả các dịch vụ CNTT của trường ( với mean = 3.82) thì trang sinh viên đã được các bạn sinh viên đánh giá cao và thấy hài lòng. Đạt được điều này là do Trang sinh viên trong thời gian gần đây đã có sự đầu tư lớn vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, tốc độ website đã được cải thiện đáng kể cũng như tính tương tác cao giữa nhà trường và sinh viên. Hai yếu tố khiến các bạn thấy hài lòng nhất về trang sinh viên chính là khả năng đảm bảo thông tin và mức độ cập nhật thông tin (với tỷ lệ lần lượt là 41.1% và 37%), đây chính là 2 yếu tố quan trọng đối với các bạn học tín chỉ. Bên cạnh đó thì tính thân thiện dễ tương tác của trang và tốc độ truy cập vào trang cũng được các bạn đánh giá khá hài lòng. Đây chính là thành công của trang sinh viên khi đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đăng ký học tập và tra cứu thông tin dành cho các khoá học tín chỉ hiện nay. Tuy nhiên cũng có điều cần phải đề cập đến khi đánh giá về trang sinh viên này chính là khả năng hỗ trợ trực tuyến được các bạn đánh giá là không hài lòng (chiếm 21.9%), đây là một hạn chế lớn của trang sinh viên và cần được sớm khắc phục trong thời gian tới. 3. Đánh giá về diễn đàn Diễn đàn là một sân chơi lành mạnh, nơi tập trung giao lưu học tập và giải trí dành cho các bạn sinh viên của trường nên nó được sự quan tâm đông đảo của các thành viên. Và khi đánh giá về sự hài lòng thì Diễn đàn được các bạn đánh giá khá cao với mức điểm trung bình là 3.66. Với những bạn đã từng tham gia vào diễn đàn và đang là thành viên của diễn đàn thì các yếu tố như tốc độ truy cập, khả năng cập nhật thông tin, giao diện và tính thân thiện dễ dàng tương tác là những yếu tố được các bạn đánh giá là hài lòng ( trên 50% người được hỏi đã trả lời là thấy hài lòng), đây chính là thế mạnh của diễn đàn cần được phát huy hơn nữa. Ngoài ra một yếu tố cũng được các bạn sinh viên đánh giá cao ở dịch vụ Diễn đàn sinh viên đó là hỗ trợ trực tuyến, khi có hơn 44% sinh viên hài lòng, đây cũng là điều dễ hiểu khi bộ phận quản trị của diễn đàn là những bạn sinh viên năng nổ, nhiệt tình và có thời gian Online thường xuyên. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của diễn đàn chính là khả năng hỗ trợ di động vì có đến 27% các bạn thấy không hài lòng về yếu tố này. Thiết nghĩ trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì việc truy cập vào bất kỳ ứng dụng CNTT nào bằng các thiết bị di động đang là một xu hướng phát triển mới và đòi hỏi các nhà quản trị diễn đàn cần lưu ý đến vấn đề này để sớm đưa ra cách khắc phục kịp thời. Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên đối với diễn đàn của trường 4. Đánh giá về Phòng Internet Phòng Internet là một trong những dịch vụ CNTT được các bạn đánh giá là thấp nhất trong số tất cả các dịch vụ CNTT còn lại. Đáng kể đến chính là về chất lượng của cơ sở vật chất hiện có tại phòng máy như chất lượng máy không đảm bảo không an toan và có nhiều virut, cấu hình thấp và số lượng thì có hạn nên đã không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các bạn, vì cả hai phòng máy có hơn 70 máy nhưng số máy không đùng được là rất lớn, lúc thì hư windows, lúc thì lỗi phần mềm…( có hơn 20% các bạn đều thấy không hài lòng và rất không hài lòng). Ngoài ra theo quan sát và tìm hiểu thì hầu hết các bạn sinh viên sử dụng phòng internet chỉ để xem điểm thi, lướt web chứ chưa có nhiều sinh viên sử dụng cho mục đích học tập, hoặc là vào phòng internet để nghỉ ngơi trong thời gian trống ở trường, vì phòng internet có máy lạnh, không gian mát mẻ hơn. Ở đây cũng phải nói thêm một vấn đề đó là máy tính có quá nhiều virus khiến cho các bạn sinh viên cũng không dám sử dụng USB nên cũng hạn vấn đề học tập. Với những hạn chế trên thì phòng máy đã không thu hút được số lượng lớn các bạn đến sử dụng gây lãng phí lớn, đòi hỏi các nhà quản lý cần đưa ra hướng giải quyết kịp thời để nâng cấp đầu tư trang thiết vị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí của sinh viên trong trường, ngoài ra là hướng cho sinh viên sử dụng phòng máy vào phục vụ cho mục đích học tập. Biểu đồ 6: Đánh giá của sinh viên đối với phòng internet của trường 5. Đánh giá về mạng Wifi Cùng với chất lượng phòng máy không được đảm bảo thì chất lượng của mạng wifi trong nhà trường cũng rất kém gây cản trở không nhỏ đến công tác học tập nghiên cứu tại trường của các bạn sinh viên. Tốc độ truy cập mạng, phạm vi phủ sóng là 2 hạn chế lớn nhất của mạng wifi trong trường do vậy các bạn sinh viên khi đánh giá về sự hài lòng ở chất lượng mạng wifi là không hài lòng và rất không hài lòng ( chiếm gần 50%). Vì hiện nay các sản phẩm công nghệ thông tin không còn đắt đỏ như trước đây, nhiều sinh viên có thể mua cho mình một chiếc laptop, đi đâu cũng thấy laptop do đó mạng wifi lại càng trở nên cần thiết nhằm phục vụ cho công việc học tập nghiên cứu thì đòi hỏi nhà trường cần có biện pháp để nâng cấp chất lượng mạng, nâng cao chất lượng sóng và phạm vi phủ sóng rộng hơn nữa. Một vấn đề cũng được quan ở dịch vụ này đó là nhiều nơi trong phòng học không thể nhận được sóng wifi, nên trong giờ học không thể kết nối internet để tìm kiếm thông tin, sử dụng các tiện ích để phục vụ học tập. Biểu đồ 7: Đánh giá của sinh viên đối với mạng wifi của trường 6. Đánh giá về Thư viện điện tử Thư viện điện tử là một trong các dịch vụ CNTT được ít bạn sinh viên biết đến và sử dụng. Do vậy khi được hỏi về đánh giá sự hài lòng của các bạn ở yếu tố này thì đa phần các bạn đều không có ý kiến hoặc đánh giá là bình thường ( hơn 70% ). Biểu đồ 8: Đánh giá của sinh viên đối với thư viện điện tử của trường PHẦN V: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ MỚI 5.1. Website Đoàn Hội: Trong mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ thì công tác đoàn hội cũng gặp những khó khăn nhất định, và một trong những khó khăn lớn nhất đó là việc truyền tải thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới, các hoạt động của đoàn hội thường được gửi đến sinh viên rất là chậm, khi các hoạt động, sự kiện đã chuẩn bị diễn ra dẫn đến tình trạng sinh viên không có sự chuẩn bị, nắm bắt được thông tin để tham gia. Đứng trước tình hình đó, Đoàn trường đã ra quyết định thành lập website Đoàn hội để đăng tải các thông tin về các hoạt động, sự kiện của Đoàn hội, câu lạc bộ đội nhóm tổ chức. Và theo kết quả khảo sát sau, càng thấy rõ mức độ cần thiết của website. Biểu đồ câu 9: Website Đoàn hội nên có thông tin gì? Nhìn vào kết quả thống kê có thể thấy có hơn 70% sinh viên cần nắm bắt các thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau từ các sự kiện, hình ảnh hoạt dộng hay các thông tin của câu lạc bộ đội nhóm, kết nạp Đảng… Hiện tại website đã được ra mắt và đang trong quá trình hoàn thiện, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất đến cho sinh viên, hi vọng rằng với website mới này sẽ làm cho sinh viên có được cái nhìn lạc quan hơn về các dịch vụ công nghệ thông tin mà Trường kinh tế huế cung cấp. 2. Trung tâm hỗ trợ & tư vấn sinh viên: Sinh viên cần phải không ngừng học tập và rèn luyện. Song, môi trường học tập và rèn luyện trong mô hình đào tạo tín chỉ khiến không ít bạn gặp nhiều khó khăn. Biết được điều đó, nhiều trường trên thế giới luôn tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên nhất là các sinh viên nước ngoài, và có cả nhiều hình thức hoạt động nhằm giúp đỡ, hay tư vấn sinh viên một cách thiết thực nhất. Trong khi đó ở Việt Nam, các trường Đại học cũng có những hình thức hoạt động nhằm hỗ trợ sinh viên, và đặc biệt có không ít trường thành lập các trung tâm với hình thức tư vấn hay tọa đàm về kỹ năng sống như Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp TP.HCM, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Quốc Gia ... Trường đại học kinh tế Huế là 1 trường với gần 5000 sinh viên chính quy, hơn 5000 sinh viên tại chức, gần 500 học viên sau đại học và gần 1500 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, văn bằng hai ...). Số lượng sinh viên đông mà nhu cầu sinh hoạt và học tập của mỗi người không ít những khó khăn. Giá cả ngày càng cao ở Huế đã khiến nhiều bạn không thể trang trải được sinh hoạt cho mình nếu không có được một công việc làm thêm. Hiện nay trên địa bàn Huế xuất hiện nhiều trung tâm việc làm lừa đảo đã khiến không ít bạn sinh viên lâm vào cảnh tiền mất tật mang, ngoài ra đó là các hình thức kinh doanh đa cấp ngày càng phổ biến và có nhiều phương thức hoạt động lừa đảo tinh vi khiến cho nhiều sinh viên đã bị lừa trong đó có cả sinh viên kinh tế Huế. Hiện nay Trường đại học kinh tế Huế cũng có những đơn vị phụ trách hỗ trợ sinh viên như phòng Công tác sinh viên, Đoàn thanh niên hay Hội Sinh viên của trường, nhưng nhìn chung các tổ chức này đảm bảo tốt tư vấn hỗ trợ về mặt hồ sơ, sổ sách, qui chế qui định của nhà trường hay tổ chức các hoạt động mang tính chất tập thể, tạo môi trường vui chơi cho các bạn sinh viên “muốn tìm đến phong trào”, chúng ta vẫn thiếu các hình thức như tư vấn việc làm đến các cá nhân có nhu cầu làm thêm, tìm chổ trọ, trao đổi mua bán giữa sinh viên. Ngoài ra sinh viên nói chung và sinh viên học viện nói riêng đều rất cần kỹ năng sống. Thiếu đi kỹ năng sống, các bạn sinh viên không khác gì chú gà công nghiệp chỉ biết ăn học, ăn học. Do đó tạo một môi trường năng động để các bạn sinh viên học tập, rèn luyện và phát triển bản thân là điều vô cùng quan trọng vì thế hệ trẻ chính là những người chủ tương lai của đất nước. Hiện nay các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm đang rất phát triển trên địa bàn Huế (Tâm Việt, Nasa, EMT…). Tuy nhiên học phí của các trung tâm không phải ít, hơn nữa để trưởng thành và thấm nhuần các bài học chúng ta không thể chỉ học lý thuyết suông được mà cần một môi trường thực sự để thử sức cũng như rèn luyện bản thân. Trường kinh tế Huế chúng ta vẫn có những buổi tọa đàm hay hội thảo về lĩnh vực này do Đoàn thanh niên hay câu lạc bộ kỹ năng mềm C4S2 tổ chức nhưng tổ chức không thường xuyên và chỉ phục vụ cho một lượng nhỏ sinh viên hay chỉ rất ít chương trình trong năm tổ chức ở qui mô lớn mà thu hút nhiều bạn sinh viên. Trong khi đó những biến động kinh tế xã hội ngày càng lớn do quá trình hiện đại hóa đem lại cho chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, quá nhiều thử thách. Nếu trong suốt quá trình học hỏi, thử nghiệm và khám phá, các bạn trẻ có thể đi tìm nét riêng của chính mình, áp dụng những giá trị đã được lĩnh hội từ nhỏ và phát triển thêm kỹ năng mới để trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm và biết quan tâm đến người khác. Khi được định hướng, giúp đỡ và động viên, chắc chắn các bạn sẽ phát triển tích cực và trở thành những thành viên có năng lực với nhiều đóng góp cho gia đình và cộng đồng. Với sự sáng tạo, lòng nhiệt tình, xung kích của mình, chúng ta có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực, đem lại một thế giới tốt đẹp hơn cho chính mình và cho mọi người. Đó chính là kỹ năng sống. Chúng ta phải tạo điều kiện cho các bạn khả năng chuyển đổi cái chúng ta biết (kiến thức), điều chúng ta nói (thái độ) thành hành động với phương châm: “Sinh viên HCE giàu kiến thức vững kỹ năng”. Tóm lại, các hình thức hoạt động hỗ trợ sinh viên trong Trường đại học kinh tế Huế vẫn đang hoạt động tốt nhưng vẫn còn nhiều bạn sinh viên chưa biết đến những sự hỗ trợ đó. Và nhìn vào bảng số liệu sau đây, ta thấy được có đến hơn 70% sinh viên được khảo sát cho rằng rất cần thiết về một trung tâm tư vấn và hỗ trợ sinh viên Biểu đồ 10: Trường kinh tế Huế có nên có một phòng tư vấn hỗ trợ về việc làm, nhà trọ, mua bán trao đổi, học tập cho sinh viên....? Ngoài ra, theo kết quả điều tra thì có hơn 35% sinh viên được khảo sát cho rằng trung tâm nên làm theo hướng website (như vatgia.com), 35% làm theo hướng (5giay.vn) và 30% mở một văn phòng tư vấn tại trường. Có thể thấy rằng sinh viên có xu hướng sử dụng các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ internet hơn khi có đến 70% sinh viên cho rằng như thế sẽ tốt hơn. PHẦN VI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6.1. Giải pháp để phát triển website Khi được hỏi website của trường hiện nay cần khắc phục theo hướng nào thì đa phần các bạn đều muốn website tăng cường cung cấp thông tin và cập nhật thông tin thường xuyên với số điểm trung bình đạt cao nhất là 3.81 dành cho tiêu chí “Mức độ cập nhật thông tin”. 6.2. Giải pháp để phát triển trang sinh viên Đối với Trang sinh viên thì các bạn có mong muốn là nên cải thiện tốc độ truy cập website cũng như là mức độ cập nhật thông tin với mức điểm đánh giá trung bình lần lượt là 3.71 và 3.7 . 6.3. Diễn đàn DIỄN ĐÀN Đối với diễn đàn thì mong muốn của các bạn sinh viên hiện nay chính là việc cải thiện khả năng tìm kiếm trong diễn đàn và thông tin vẫn là một trong những yêu cầu hàng đầu của các bạn khi tham gia vào diễn đàn với số điểm trung bình lần lượt là 3.79 và 3.63. 4. Phòng Internet PHÒNG INTERNET Yêu cầu của các bạn về phong Internet là cần phải đảm bảo máy tính hoạt động an toàn và không có virut, bên cạnh đó là máy phải có cấu hình mạnh và tốc độ truy cập vào mạng cao. 5. Mạng wifi MẠNG WIFI Tốc độ và tính ổn định cao là yêu cầu hàng đàu của các bạn sinh viên về mạng wif trong trường với điểm trung bình là 4.07. Ngoài ra thì phạm vi phủ sóng và mạng luôn được mở cũng là một trong những yêu cầu hàng đầu của các bạn khi sử dụng mạng wifi của trường. 6. Thư viện điện tử Đối với thư viện điện tử thì Mức độ cập nhật tài liệu là vấn đề được các bạn sinh viên quan tâm cao nhất với mức điểm đánh giá là 3.64. 7. Các dịch vụ mới: KẾT LUẬN Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả cần phải xác định rõ mục tiêu, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra công tác lập kế hoạch là việc hết sức cần thiết đối với 1 tổ chức. Nó quyết định đến sự thành công của tổ chức đó Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra. Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các dịch vụ công nghệ thông tin tại trường em cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo mục tiêu nhà trường. Các biện pháp được đề cập là: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu của sinh viên kinh tế Huế, , đẩy mạnh PR – Marketing các dịch vụ công nghệ thông tin tới sinh viên trường, hoàn thiện nguồn nhân lực điều hành cho các dịch vụ đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do phạm vi của đề tài rộng, khả năng và kiến thức của em còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các cán bộ giảng viên để tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctotnghiep.doc
Tài liệu liên quan