Kết quả khảo sát cho thấy: 148 chủng C.
albicans phân lập được nhạy cảm với clotrimazol,
chỉ có một chủng được phân lập từ âm đạo của
một phụ nữ 28 tuổi nhạy cảm trung bình với
clotrimazol nhưng vẫn còn nhạy với fluconazol,
trong khi nhiều nghiên cứu đã được ghi nhận,
khi C. albicans đề kháng với clotrimazol có thể
kháng chéo với fluconazol(3,7).
Trong số các chủng C. non albicans phân lập
được, có một chủng C. glabrata nhạy cảm trung
bình với clotrimazol chiếm 6,7% và chiếm 20%
trong tổng số C. glabrata phân lập được. Tuy
nhiên theo Paul L. Fidel và cộng sự (1999),
clotrimazol cho tác động gần như hoàn toàn trên
các chủng C. glabrata, kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Sandra S. Richter và cộng sự
(1998-2001). Sự khác biệt này có thể do thời gian
các nghiên cứu của các tác giả trên đã quá xa so
với khảo sát của chúng tôi, và hiện nay có thể đã
xuất hiện chủng kém nhạy với clotrimazol trong
số các chủng C. glabrata gây bệnh.
Các kết quả khảo sát trên đây cho thấy C.
albicans gây viêm âm đạo vẫn còn nhạy với
fluconazol và clotrimazol ở mức cao. Tỉ lệ C. non
albicans gây bệnh tuy thấp nhưng thường là
những chủng kém nhạy và kháng thuốc, trong
khi việc phân biệt C. albicans và C. non albicans
bằng thử nghiệm huyết thanh lại rất đơn giản, ít
tốn kém và không mất thời gian; ngoài ra có thể
dùng môi trường CHROMagar Candida để xác
định những chủng thường kháng thuốc như C.
krusei, C. glabrata và C. tropicalis.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ nhạy cảm của Candida SPP phân lập từ bệnh phẩm âm đạo với Clotrimazol và Fluconazol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 230
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CANDIDA SPP.
PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ÂM ĐẠO VỚI CLOTRIMAZOL VÀ FLUCONAZOL
Lương Thị Trang*, Huỳnh Mỹ Hạnh**, Nguyễn Tuấn Dũng*, Nguyễn Đinh Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo do Candida là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. Loài
nấm thường gặp là Candida albicans, nhưng gần đây tỉ lệ nhiễm Candida non albicans với các loài kháng thuốc có
xu hướng gia tăng.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ các loài Candida gây nhiễm ở bệnh viêm âm đạo và đánh giá mức nhạy cảm của các
chủng phân lập được với clotrimazol và fluconazol.
Phương pháp nghiên cứu: Lấy mẫu và phân lập Candida từ bệnh nhân viêm âm đạo do nấm tại các khoa
sản - Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và phòng khám đa khoa MK (PK
MK), quận 3, TpHCM. Định danh C. albicans, C. krusei, C. glabrata, C. tropicalis và C. non albicans khác dựa
vào đặc điểm sinh ống mầm, sự tạo sợi nấm giả-bào tử bao dày và màu sắc khóm nấm trên môi trường
CHROMagar Candida. Xác định mức độ nhạy của Candida phân lập từ bệnh phẩm với fluconazol và clotrimazol
theo hướng dẫn của CLSI M44-A.
Kết quả và bàn luận: Trong 164 chủng Candida phân lập, C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 90,85%, kế đến
là C. glabrata 3,05%, còn lại là C. krusei, C. tropicalis và C. non albicans khác. Đa số các loài C. albicans vẫn còn
nhạy với fluconazol (147/149 chủng), chỉ một trường hợp kém nhạy và một trường hợp đề kháng không hoàn
toàn; trong khi đó các trường hợp đề kháng fluconazol rơi vào C. krusei (50%) và C. glabrata (20%). Tỉ lệ C.
albicans và C. non albicans nhạy với clotrimazol vẫn còn ở mức rất cao (trên 99% và trên 93%). Tỉ lệ C. non
albicans gây bệnh tuy thấp nhưng lại kháng fluconazol ở tỉ lệ cao, vì vậy cần phân biệt C. albicans và C. non
albicans để chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Từ khóa: viêm âm đạo do Candida, Candida albicans; Candida non albicans; clotrimazol; fluconazol.
ABSTRACT
EVALUATING THE SENSIBILITY OF CANDIDA SPECIES ISOLATED FROM VAGINAL SAMPLES TO
CLOTRIMAZOLE AND FLUCONAZOLE
Luong Thi Trang, Huynh My Hanh, Nguyen Tuan Dung, Nguyen Dinh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 230 - 234
Background: Vaginal candidiasis is one of the most common vaginal infections in women, especially ones in
the fertile period.
Objective: Surveying the prevalence of species of Candida, and evaluating the sensitivity of isolated Candida
to fluconazole and clotrimazole.
Material and methods: After isolated Candida from vaginal samples of patients who were diagnosed
vaginal candidiasis, pathogenic agents were identified by determining morphology and culturing in differential
media. The antifungal activity against 164 trains of Candida spp. of fluconazole and clotrimazole were determined
by the Disk diffusion method according to the guidline of CLSI M44-A.
Outcome: Candida albicans was in hight ratio of isolates (90.85%) and highly susceptible to fluconazole and
+ Khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ∗ Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Huỳnh Mỹ Hạnh ĐT: 0909948938 Email: myhanhhuynh5@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 231
clotrimazole. The other species were in low ratio including C. glabrata (3.05%), C. krusei (2.44%), C. tropicalis
(1.22%) and other non albicans species but several of these agents were less sensible or resistant to fluconazole.
Therefore, the differentiate between C. albicans and C. non albicans is necessary to propose a reasonable antifungal
agent in treatment.
Key words: vaginal candidiasis; Candida albicans; C. non albicans; clotrimazole, fluconazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo do nấm là bệnh khá phổ biến ở
phụ nữ, chiếm 20-25% các trường hợp viêm do
nhiễm trùng, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ(10). Thống kê cho thấy, có khoảng 75%
phụ nữ từng bị Candida âm đạo ít nhất một lần
trong đời, và 50% trong số này bị viêm tái
phát(14). Theo Geiger AM và cộng sự, bệnh xuất
hiện trên khoảng 50% phụ nữ ở tuổi 25(4). Các dữ
liệu dịch tễ học về bệnh hiện nay không đầy đủ
do tỷ lệ nhiễm ghi nhận được chủ yếu dựa trên
các chẩn đoán lâm sàng. Theo thống kê có hơn
50% phụ nữ được chẩn đoán bệnh do nguyên
nhân này nhưng thực tế lại do một nguyên nhân
khác do thiếu các chẩn đoán cận lâm sàng(10).
Bệnh viêm âm đạo do Candida, chủ yếu là C.
albicans (chiếm đến 80-92%) có thể được điều trị
hiệu quả với các thuốc kháng nấm nhóm azol.
Tuy nhiên, gần đây tỉ lệ nhiễm C. non albicans
đang dần tăng cao và đã có sự xuất hiện những
chủng kháng thuốc(12). Điều này có thể do việc
lạm dụng thuốc kháng nấm nhóm azol đặc biệt
là fluconazol; do sự chọn lọc những chủng đề
kháng tự nhiên với fluconazol như C. krusei và C.
glabrata(6); hoặc do bệnh nhân tự chẩn đoán và
điều trị theo kinh nghiệm đã dẫn đến viêm âm
đạo tái phát.
Vì vậy cần xác định tác nhân gây bệnh, đánh
giá mức độ nhạy cảm của tác nhân với các thuốc
kháng nấm, xem xét các yếu tố nguy cơ để đưa
ra chế độ điều trị hợp lý. Xuất phát từ nhu cầu
đó, mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát tỷ lệ
nhiễm, xác định loài và đánh giá mức độ nhạy
cảm của các chủng Candida gây viêm âm đạo
phân lập từ bệnh phẩm với hai thuốc kháng nấm
đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh
viêm âm đạo do nấm là fluconazol và
clotrimazol.
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những phụ nữ đến khám phụ khoa, từ
tháng 4 đến tháng 7 năm 2012, tại các khoa Sản -
Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM (BV ĐHYD),
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (BVTĐ) và
phòng khám đa khoa MK (PK MK), quận 3,
TpHCM, được chẩn đoán bị nhiễm nấm âm đạo;
chấp nhận cho can thiệp lâm sàng bằng phương
pháp quét mẫu huyết trắng âm đạo và trả lời các
câu hỏi liên quan đến bệnh và tiền sử bệnh.
Phương pháp lấy mẫu
Mẫu âm đạo được lấy bằng tăm bông vô
trùng, sau đó được lưu giữ trong dung dịch
pepton 0,1% vô trùng, và vận chuyển ngay về
phòng thí nghiệm Vi-Ký sinh, khoa Dược, Đại
học Y Dược TpHCM.
Phân lập Candida từ bệnh phẩm
Bệnh phẩm được phân lập trên môi trường
Sabouraud (SGA), chọn những mẫu có các tế bào
nấm men chiếm ưu thế để tiếp tục nghiên cứu.
Định danh Candida
C. albicans được định danh dựa vào sự tạo
ống mầm ở thử nghiệm huyết thanh; sự tạo sợi
nấm giả và bào tử bao dày trên môi trường thạch
bắp-tween 80.
Phân biệt C. albicans, C. glabrata, C. krusei, C.
tropicalis dựa vào màu sắc khóm nấm trên môi
trường CHROMagar Candida (CHROMagar
Microbiology, Pháp).
Các loài còn lại của chi Candida không định
danh được bằng các phương pháp trên sẽ được
liệt kê vào cùng một nhóm C. non albicans.
Phương pháp xác định tính nhạy cảm của các
chủng Candida phân lập với fluconazol (đĩa giấy
fluconazol 25 μg, Liofilchem® s.r.l. (Italie) và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 232
clotrimazol (Merck, tẩm lên đĩa giấy Whatman 6
mm ở nồng độ 50 μg/đĩa), và biện luận kết quả
theo hướng dẫn của NCCLS M44-A.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân bố theo độ tuổi ở các bệnh nhân được
xác định viêm âm đạo do Candida cận lâm
sàng.
Từ 195 bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán
lâm sàng là viêm âm đạo do nấm, có 164 trường
hợp được xác định ở phòng thí nghiệm do
nhiễm Candida. 164 bệnh nhân này có độ tuổi từ
18 - 51 tuổi, độ tuổi trung bình là 29,09, con số
này gần như không thay đổi trên cả 3 khu vực
khảo sát (PK MK là 29,1, BV ĐHYD là 29,2 và
BVTĐ là 28,7).
Bảng 1. Phân bố theo độ tuổi của bệnh nhân nhiễm
Candida âm đạo
Tuổi Số ca nhiễm Candida âm đạo
18 – 19 1 (0,61%)
20 – 30 107 (65,24%)
31 – 35 34 (20,73%)
36 – 51 22 (13,41%)
Tổng số ca nhiễm 164
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, bệnh nhân bị
viêm âm đạo do Candida chủ yếu đang trong độ
tuổi sinh sản (từ 20 - 30 tuổi), bệnh giảm dần ở
độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh (sau 40 tuổi),
điều này phù hợp với dịch tễ của bệnh Candida
âm đạo đã được dẫn trong nhiều y văn(9,5).
Phân bố các loài Candida ở bệnh nhân viêm
âm đạo
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm C. albicans và C. non-albicans ở
các bệnh nhân
Nơi lấy Số chủng phân
lập được
Số chủng
C. albicans
Số chủng
C. non albicans
PK MK 52 (100%) 44 (84,62%) 8 (15,38%)
BV ĐHYD 85 (100%) 83 (97,65%) 2 (2,35%)
BVTĐ 27 (100%) 22 (81,48%) 5 (18,52%)
Tổng 164 (100%) 149 (90,85%) 15 (9,15%)
Trong 164 chủng Candida đã phân lập, C.
albicans chiếm tỉ lệ cao nhất (90,85%), kế đến là
C. glabrata, C. krusei, C. tropicalis và C. non
albicans (hình 1). Kết quả này tương tự các báo
cáo trước đây(6,1,11).
Qua phỏng vấn 46/164 bệnh nhân được
chọn vào nghiên cứu về tần số mắc bệnh trong
năm cho thấy: có 20 bệnh nhân (43,5%) thường
tái nhiễm (từ 2 lần trong vòng 1 năm), kết quả
này không khác với báo cáo của Trần Thị Lợi
(45%)(13). Trong số này, có 15% (3/20 bệnh
nhân) được xác định là nhiễm các loài non-
albicans, tỷ lệ này trong nhiều tài liệu được ghi
nhận là từ 10-20%(12).
Hình 1: Sự phân bố của các loài Candida ở bệnh nhân viêm âm đạo
Mức độ nhạy cảm của Candida gây viêm
âm đạo với fluconazol
Nhìn chung các chủng C. albicans phân lập
được trong khảo sát này vẫn còn nhạy với
fluconazol, chỉ có một chủng nhạy tùy thuộc liều
với d = 16 mm và một chủng đề kháng không
hoàn toàn với fluconazol, (trường hợp này mặc
dù vòng kháng nấm không trong hoàn toàn, bên
trong vòng kháng nấm có các khóm nấm dày
đặc, kích thước từ 1-2 mm, nên theo hướng dẫn
của NCCLS M44-A, cũng được xếp vào nhóm đề
kháng, kết quả được minh họa ở hình 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 233
Bảng 3. Mức độ nhạy cảm của Candida spp. gây
viêm âm đạo với fluconazol
Nơi lấy
Số chủng Candida
C. albicans C. non albicans
S SDD R S SDD R
PK MK 43 0 0 5 0 3
BV TĐ 22 0 0 4 1 0
BV ĐHYD 83 1 0 2 0 0
Tỉ lệ chung
147/149
(98,66%
)
1/149
(0,67%)
1*/149
(0,67%
)
11/15
(73%)
1/15
(7%)
3/15
(20%)
(S: nhạy; SDD: nhạy tùy thuộc liều; R: đề kháng, *:
kháng không hoàn toàn)
Trong 15 chủng C. non albicans phân lập
được, có 3/15 chủng đề kháng với fluconazol
(chiếm 20%), gồm C. krusei (2 chủng) và C.
glabrata (1 chủng). Kết quả này phù hợp với
nhiều nghiên cứu đã xác định đây là hai loài này
có tỷ lệ đề kháng cao với fluconazol(8,2).
Hình 2. C. albicans kém nhạy (A) và đề kháng không hoàn toàn với fluconazol (B)
Mức độ nhạy cảm của Candida gây viêm
âm đạo với clotrimazol
Bảng 4. Tỉ lệ Candida spp. gây viêm âm đạo nhạy với
clotrimazol
Chủng Candida S (%) SDD (%) R (%)
C. albicans 99,33 0,67 0
C. non albicans 94,59 2,7 2,7
Kết quả khảo sát cho thấy: 148 chủng C.
albicans phân lập được nhạy cảm với clotrimazol,
chỉ có một chủng được phân lập từ âm đạo của
một phụ nữ 28 tuổi nhạy cảm trung bình với
clotrimazol nhưng vẫn còn nhạy với fluconazol,
trong khi nhiều nghiên cứu đã được ghi nhận,
khi C. albicans đề kháng với clotrimazol có thể
kháng chéo với fluconazol(3,7).
Trong số các chủng C. non albicans phân lập
được, có một chủng C. glabrata nhạy cảm trung
bình với clotrimazol chiếm 6,7% và chiếm 20%
trong tổng số C. glabrata phân lập được. Tuy
nhiên theo Paul L. Fidel và cộng sự (1999),
clotrimazol cho tác động gần như hoàn toàn trên
các chủng C. glabrata, kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Sandra S. Richter và cộng sự
(1998-2001). Sự khác biệt này có thể do thời gian
các nghiên cứu của các tác giả trên đã quá xa so
với khảo sát của chúng tôi, và hiện nay có thể đã
xuất hiện chủng kém nhạy với clotrimazol trong
số các chủng C. glabrata gây bệnh.
Các kết quả khảo sát trên đây cho thấy C.
albicans gây viêm âm đạo vẫn còn nhạy với
fluconazol và clotrimazol ở mức cao. Tỉ lệ C. non
albicans gây bệnh tuy thấp nhưng thường là
những chủng kém nhạy và kháng thuốc, trong
khi việc phân biệt C. albicans và C. non albicans
bằng thử nghiệm huyết thanh lại rất đơn giản, ít
tốn kém và không mất thời gian; ngoài ra có thể
dùng môi trường CHROMagar Candida để xác
định những chủng thường kháng thuốc như C.
krusei, C. glabrata và C. tropicalis.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B A
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 234
1. Babic M, Hukic M (2010), “Candida albicans and non-albicans
species as etiological agent of vaginitis in pregnant and non-
pregnant women”, Bosnian Journal of basic medical sciences, 10
(1): 89-97
2. Buitrón-García-Figueroa R et al. (2009). “Candida glabrata: an
emergent opportunist in vulvovaginitis”, Cir Ciruj. 77: 423-
427.
3. Cross EW, Park S, Perlin DS. (2000) “Cross-resistance of
clinical isolates of Candida albicans and Candida glabrata to
over-the-counter azols used in the treatment of vaginitis”.
Microb Drug Resist; 6:155–61.
4. Geiger AM, Foxman B, Gillespie BW. (1995), “The
epidemiology of vulvovaginal candidiasis among university
students”, Am J Public Health, 85: 1146-8.
5. Hurley R, De Louvois J. (1979), “Candida vaginitis”. Postgrad
Med J, 55: 645-647.
6. Mathema B, Cross E, Dun E, Park S, Bedell J, Slade B,
Williams M, Riley L, Chaturvedi V, and Perlin D S (2001),
“Prevalence of Vaginal Colonization by Drug-Resistant
Candida Species in College-Age Women with Previous
Exposure to Over-the-Counter Azol Antifungals”, Brief reports,
33: 23-27.
7. Pelletier R et al. (2000), “Emergence of Resistance of Candida
albicans to Clotrimazol in Human Immunodeficiency Virus-
Infected Children: In Vitro and Clinical Correlations”, Journal
of Clinical microbiology, 38(4): 1563–1568.
8. Pfaller MA et al. (2008), Candida krusei, a Multidrug-Resistant
Opportunistic Fungal Pathogen: Geographic and Temporal
Trends from the ARTEMIS DISK Antifungal Surveillance
Program, 2001 to 2005”. J. of Clinical microbiology, 46:515–521.
9. Sheary B and Dayan L (2005), “Recurrent vulvovaginal
candidiasis”, Australian Family Physician 34 (3):147-150.
10. Sobel JD (1997), “Vaginitis”, New England Journal Medecine,
337: 1896–903.
11. Sobel JD (1999), “Limitations of antifungal agents in the
treatment of Candida vaginitis: future challenges”. Harcourt
Publishers Ltd. Drug Resistance Updates 2:148–152.
12. Sobel JD, Faro S, Force RW et al. (1998), “Vulvovaginal
candidiasis: epidemiologic, diagnostic, and therapeutic
considerations”, Am J Obstet Gynecol, 178: 203–211.
13. Trần Thị Lợi (2005), ”Viêm âm đạo”, Hội thảo về viêm âm
đạo TP HCM, 1-18.
14. Weissenbacher T, Witkin SS, Ledger WJ, Tolbert V,
Gingelmaier A, Scholz C, Weissenbacher ER, Friese K,
Mylonas I.(2009), “Relationship between clinical diagnosis of
recurrent vulvovaginal candidiasis and detection of Candida
species by culture and polymerase chain reaction”, Arch
Gynecol Obstet., 279(2):125-129.
Ngày nhận bài báo: 13.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_muc_do_nhay_cam_cua_candida_spp_phan_lap_tu_benh_ph.pdf